LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học,độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và cónguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN VŨ VƯƠNG ANH
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮTTT Viết tắt Nội dung đầy đủ
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 So sánh các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của công ty giaiđoạn 2012-2014
năm 2012-2014
2.8 Một số chỉ tiêu về cơ cấu vay vốn của công ty năm 2014
năm 2012-2014
592.10 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công
632.11 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của công
672.12 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của Công
ty năm 2013 và 2014
71
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ
1.2 Bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty cổ phần Sông ĐàHTC
29
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốntrong công ty, cụ thể là:
Nghiên cứu về cơ cấu vốn có các đề tài: “Cơ cấu vốn tối ưu cho công tyTNHH chế biến bột mỳ Mê Kông” của tác giả Nguyễn Khả Phong(2008); hay“Xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam” của tácgiả Lê Hoàng Vinh(2008) Những đề tài này đề cập tới cơ cấu vốn và cáchxây dựng mô hình cơ cấu vốn một cách tối ưu nhưng chưa nghiên cứu mộtcách đầy đủ và toàn diện vấn đề về lý luận lẫn thực tiễn
Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có các đề tài:“Nângcao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH NISHU Việt Nam” của tác giảĐỗ Việt Anh(2008); hay“Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạiChi nhánh Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Ðiện 4 – Xí nghiệp Xây lắpsố 6” của tác giả Nguyên Ngọc Anh(2008) và “Phân tích tình hình và hiệuquả sử dụng vốn tại công ty TNHH Vận Tải Biển Trường Giang” của tác giả
Đào Trọng Thịnh(2008).
Những đề tài trên đã nêu lên tương đối sát thực tế về những tồn tại hiệnnay về hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp nhưng nó trên phạm vi rộng.Trên cơ sở đó học viên tiếp tục nghiên cứu theo hướng chuyên sâu, cụ thể vàkhông trùng lắp với những kết quả, công trình đã công bố trước đó.
Những điểm mới của luận văn:
1 Thông qua kết quả nghiên cứu tổng quan về vốn kinh doanh Luận vănchỉ ra khoảng trống khoa học cả về lý luận cũng như trong thực tiễn về vốnkinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, cần được tiếptục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện.
Trang 72 Từ kết quả nghiên cứu luận văn đã đưa ra những đánh giá khách quankhoa học về thực trạng sử dụng vốn của các Công ty cổ phần Sông Đà HTCtrong giai đoạn 2012-2014.
Từ đó luận văn đưa ra nhận xét Công ty cổ phần Sông Đà HTC đã kinhdoanh chưa có hiệu quả và gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng có hiệu quảvốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu tăng bình quân luôn thấp.
Đồng thời luận văn đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của công ty trong cơ chế hiện nay.
3 Trên cơ sở nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh của công ty, kết hợp với kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng có hiệu quả Áp dụngvào điều kiện cụ thể của Công ty cổ phần Sông Đà HTC, luận văn đã đề xuấtvà tính toán giải pháp và nhóm giải pháp cụ thể
2 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hiện nay, những biến động của thị trường và điều kiệnkinh tế chính trị trong nước và quốc tế luôn mang lại những cơ hội, nhưngcũng không ít rủi ro cho doanh nghiệp Để tiến hành quá trình sản xuất kinhdoanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một lượng vốn tiền tệ nhất địnhvà trong quá trình phát triển luôn đòi hỏi sự bổ sung đáp ứng sự gia tăng củaquy mô vốn sản xuất Như vậy, vốn là tiền đề có tính chất quyết định tới sựthành công của một doanh nghiệp.
Thực hiện nguyên tắc tự chủ, hạch toán kinh tế với nguyên tắc cơ bản làlấy thu bù chi và có doanh lợi, các doanh nghiệp phải chủ động, linh hoạttrong việc tạo lập, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh Trong điều kiện cạnhtranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, việc huy động vốn đầy đủ kịpthời và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lại càng trở nên cấp thiết hơn,quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Trang 8Thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong việc huy độngvốn, sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không bảo toàn và pháttriển được vốn Do vậy, đây là vấn đề bức xúc đặt ra đối với các nhà quản trịtài chính doanh nghiệp.
Xây dựng cơ bản nói chung, ngành xây dựng nói riêng giữ một vai tròquan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong những lĩnh vực sản xuấtvật chất lớn của nền kinh tế quốc dân, cùng các ngành sản xuất khác, trướchết là ngành công nghiệp chế tạo và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng,nhiệm vụ của ngành xây dựng là trực tiếp thực hiện và hoàn thành khâu cuốicùng của quá trình hình thành tài sản cố định cho toàn bộ các lĩnh vực sảnxuất của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất khác.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh, với mong muốn được đóng góp một phần vào công tác nâng caohiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Sông Đà HTC cũng nhưtại các doanh nghiệp xây dựng trong nước, tôi đã lựa chọn nghiên cứu vàhoàn thành đề tài:
“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà HTC”.
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như phương pháp thốngkê, phân tích kinh tế, tổng hợp, so sánh; kế thừa một số nghiên cứu đã có.
Trang 9Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp: những thông tin, số liệu củaluận văn được thu thập từ phòng tài chính-kế toán của công ty gồm báo cáotài chính của Công ty cổ phần Sông Đà HTC những năm 2012, 2013, 2014 vàđã được xử lý thành các bảng biểu trong luận văn.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý thuyết và thực tế về hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà HTC.- Về không gian: Vấn đề được nghiên cứu trên góc độ Công ty CP SôngĐà HTC.
- Về thời gian: Từ năm 2012 trở đi.
6 Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần SôngĐà HTC
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty CP
Sông Đà HTC
Trang 10CHƯƠNG 1
VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANHCỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn kinh doanh của doanh nghiệp
a Khái niệm
Phạm trù vốn kinh doanh (VKD) luôn gắn liền với khái niệm doanhnghiệp (DN) Theo luật DN 2005, “DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tàisản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định củapháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Khái niệm trên cho thấy, hoạt động kinh doanh là hoạt động nền tảng củaDN, nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Để tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh( SXKD), các DN cần phải có các yếu tố cơ bản: Sức lao động, đốitượng lao động và tư liệu lao động Có được các yếu tố này đòi hỏi DN phảiứng ra một lượng tiền tệ nhất định Lượng vốn tiền tệ đó được gọi là VKDcủa DN.
“ VKD của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huyđộng, sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm mục đích sinh lời.”
b Đặc điểm vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Những đặc trưng cơ bản của VKD:
Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định Nghĩa là
vốn được thể hiện bằng giá trị những tài sản có thực cho dù đó là tài sản hữuhình hay tài sản vô hình Cần phải chú ý rằng chỉ những tài sản có giá trị vàgiá trị sử dụng phục vụ cho hoạt động SXKD của DN mới được coi là vốn.
Thứ hai: Vốn phải được vận động sinh lời Vốn được biểu hiện bằng
tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Tiền chỉ được coi là vốn khichúng đưa vào SXKD và sinh lời Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể
Trang 11thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng củavòng tuần hoàn là phải là hình thái tiền tệ với giá trị lớn hơn, tức là kinhdoanh có lãi Điều này đòi hỏi trong quá trình kinh doanh, DN không được đểvốn bị ứ đọng.
Thứ ba: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có
thể phát huy được tác dụng trong hoạt động kinh doanh Đặc trưng này đòi hỏiDN cần lập kế hoạch để huy động đủ lượng vốn cần thiết và trong quá trìnhkinh doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để mở rộng quy mô, nâng cao năng lựccạnh tranh.
Thứ tư: Vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định Mỗi đồng vốn
phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định Bởi lẽ ở đâu còn có những đồngvốn vô chủ thì ở đó có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.
Thứ năm: Vốn có giá trị về mặt thời gian Trong nền kinh tế thị trường
(KTTT) như hiện nay thì đặc trưng này thể hiện rất rõ Do ảnh hưởng củanhiều yếu tố như lạm phát, biến động của giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật…nên giá trị của vốn ở mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau.
1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ vào tính chất luân chuyển khi tham gia vào quá trình SXKD,VKD được chia thành hai loại: Vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ).
1.1.2.1 Vốn cố định
* Khái niệm VCĐ:
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trướcvề TSDH mà nó có đặc điểm là những tài sản của doanh nghiệp có thời giansử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trên một năm hoặc qua nhiều chu kỳkinh doanh của doanh nghiệp.
* Đặc điểm luân chuyển của VCĐ:
Trang 12+ VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòngchu chuyển Điều này do đặc điểm của TSDH được sử dụng lâu dài trongnhiều chu kỳ SXKD quyết định.
+ VCĐ luân chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong cácchu kỳ SXKD Khi tham gia vào quá trình sản xuất, bộ phận VCĐ đầu tưTSCĐ được tách thành hai phần: một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuấtsản (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn củaTSCĐ, phần còn lại của VCĐ được “cố định” trong TSCĐ
+ Sau nhiều chu kỳ kinh doanh VCĐ mới hoàn thành một vòng luânchuyển Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phần vốn luân chuyển vào giá trị sảnphẩm dần dần tăng lên thì phần vốn “cố định” lại dần dần giảm đi tương ứngvới mức giảm dần giá trị sử dụng TSCĐ Đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng,giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm thì VCĐ mới hoànthành một vòng luân chuyển.
Những đặc điểm luân chuyển của VCĐ đòi hỏi việc quản lý VCĐ phải kếthợp giữa quản lý theo giá trị và quản lý hình thái hiện vật của nó.
1.1.2.2 Vốn lưu động
* Khái niệm:
VLĐ là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản ngắn hạn (TSNH) nhằmđảm bảo cho quá trình kinh doanh của DN thực hiện được thường xuyên, liêntục VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toànbộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.
* Đặc điểm của VLĐ:
Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinhdoanh Trong quá trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vàogiá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình kinh doanh, giá trị hàng hóa được thựchiện và vốn lưu động được thu hồi.
Trang 13Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hìnhthái khác nhau qua từng giai đoạn Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luônđan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ Vì vậy trong quá trình kinhdoanh, quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng Việc quản lý vốn lưuđộng đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thờikhắc phục những ách tắc kinh doanh, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liêntục và nhịp nhàng.
Vòng quay của vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao vàcàng tiết kiệm được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăngthu nhập của doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộngkinh doanh, không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức củadoanh nghiệp.
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp thìdoanh nghiệp phải nắm vững nguồn hình thành VKD từ đó có phương án huyđộng và biện pháp quản lý, sử dụng thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các nguồn tài chínhmà doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng trong một thời kỳ nhất định đểđáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuỳ từng tiêu thứcnhất định nguồn vốn kinh doanh (NVKD) được chia thành các loại khác nhau.
a/ Căn cứ vào tính chất thời hạn tài trợ:
Nguồn vốn của DN được chia thành hai loại:Nguồn vốn thường xuyênvà nguồn vốn tạm thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn
mà doanh nghiệp có thể sử dụng Bởi vậy, nguồn vốn này dành cho việc đầutư, xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu thườngxuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trang 14Nguồn vốn thường xuyên được xác định như sau:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn hoặc = Tổng giá trị tài sản - Nợ ngắn hạn
- Nguồn vốn tạm thời: đây là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (thườngdưới 01 năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tínhchất tạm thời, bất thường của doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm cáckhoản vay ngắn hạn (vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốnchiếm dụng… ) và các khoản nợ ngắn hạn khác,…
Phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp xem xét, huy động các nguồnvốn phù hợp với thời gian sử dụng và có cơ sở để lập các kế hoạch tài chính.Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là sẽ huy động bao nhiêu và từ nguồn nàođáp ứng cho nhu cầu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh để tiết kiệm tối đa chiphí sử dụng vốn, đồng thời có biện pháp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
b/ Căn cứ vào tính chất sở hữu:
Nguồn vốn của DN được chia thành hai loại:Nợ phải trả và vốn chủ sởhữu.
- Nguồn vốn chủ sở hữu : là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanhnghiệp, bao gồm vốn điều lệ (do các chủ sở hữu đầu tư), vốn tự bổ sung từ lợinhuận để lại và các quỹ, nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn do Nhà nước tàitrợ (nếu có).
- Nợ phải trả: là các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh màdoanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn, baogồm:
+ Toàn bộ số nợ phải trả nhà cung cấp, số phải nộp Ngân sách nhưngchưa đến hạn nộp, số phải trả công nhân viên nhưng chưa tới hạn trả Nguồnvốn mà doanh nghiệp được quyền sử dụng hợp pháp trong một khoảng thờigian nhất định nhưng không bắt buộc phải trả lãi suất tiền vay Vì vậy, doanh
Trang 15nghiệp nên chủ động tận dụng nguồn vốn này để phục vụ cho quá trình sảnxuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo uy tín và kỉ luật thanh toán.
+ Các khoản nợ vay: bao gồm nợ vay ngân hàng, nợ tín phiếu, tráiphiếu…Đây là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc bổ sung vốn đápứng nhu cầu ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp, tuy nhiên, khi sử dụngnguồn vốn này doanh nghiệp phải trả lãi và nếu tỷ trọng nợ vay trong tổngnguồn vốn của doanh nghiệp cao thì mức độ rủi ro tài chính đối với doanhnghiệp càng lớn.
Sự kết hợp hai Nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả tạo nên cơ cấunguồn vốn trong doanh nghiệp Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tàichính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi lẽ:
- Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết địnhđến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.
- Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu haythu nhập trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay Côngty cổ phần.
Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọngđến mối quan hệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanhnghiệp Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua chỉ tiêu chủyếu sau:
Vốn vayHệ số vốn vay =
Tổng nguồn vốn ( hoặc tổng tài sản )
Doanh nghiệp có hệ số vốn vay cao thể hiện doanh nghiệp vay nhiều,điều này thể hiện một mặt doanh nghiệp sử dụng vốn vay nhằm bù đắp sựthiếu hụt vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác hy vọng gia tăngđược tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Bởi lẽ, khi sử dụng vốn vay, doanh
Trang 16nghiệp phải trả lãi tiền vay – đây là khoản chi phí cố định tài chính, nếudoanh nghiệp tạo ra được khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế từ vốn vaylớn thì sau khi trả lãi tiền vay và nộp thuế thu nhập, phần lợi nhuận còn lại dôira thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp Tuy nhiên, mặt khác nó có thể gây ratác động tiêu cực đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng không cóhiệu quả vốn vay, nếu số lợi nhuận trước lãi vay và thuế được tạo ra từ sửdụng vốn vay nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp bịthua lỗ sẽ càng bị thua lỗ nặng nề hơn
Do vậy, một doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp biết lựa chọn cơcấu nguồn vốn phù hợp với đặc điểm kinh doanh, tình hình phát triển chungcủa nền kinh tế cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp.
c/ Căn cứ vào phạm vi,nguồn VKD được chia thành hai loại:nguồn vốnbên trong và nguồn vốn bên ngoài.
- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy động từbản thân doanh nghiệp gồm vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế, thu thanhlý, nhượng bán TSCĐ, quỹ khấu hao TSCĐ Nguồn vốn bên trong có ý nghĩaquan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp vì một mặt nó phát huyđược tính chủ động trong việc sử dụng vốn, mặt khác làm gia tăng mức độđộc lập về tài chính của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn doanh nghiệp huyđộng từ bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: vốn vay các tổ chức tín dụng, tổchức kinh tế khác, vốn liên doanh, liên kết, vốn huy động từ phát hành tráiphiếu, nợ người cung cấp Huy động nguồn vốn từ bên ngoài tạo cho doanhnghiệp một cơ cấu tài chính linh hoạt hơn, mặt khác có thể làm tăng tỷ suấtlợi nhuận VCSH nếu mức lợi nhuận đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn.Song nếu doanh nghiệp sử dụng vốn bên ngoài kém hiệu quả thì nợ vay lại trởthành gánh nặng và nguy cơ rủi ro là rất lớn
Trang 171.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tồn tại và hoạt động doanh nghiệp cần phải có vốn Nhưng có trongtay một lượng vốn lớn chưa đủ để doanh nghiệp đạt được mục đích kinhdoanh, điều quan trọng là phải biết tổ chức, quản lý và sử dụng số vốn đó nhưthế nào để vừa có hiệu quả, vừa bảo toàn và phát triển vốn, đồng thời đem lạikết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao nhất Hiệu quả sử dụng VKD cóảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Từcác góc độ nhìn nhận khác nhau, quan điểm về hiệu quả sử dụng VKD cũngcó những cách hiểu khác nhau.
Hiệu quả sử dụng VKD là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác,sử dụng và quản lý vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nhằm mục tiêu chủ yếu là làm cho đồng vốn sinh lời tối đa.
Nói chung, việc sử dụng vốn có hiệu quả là phải đạt được kết quả caonhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp đứng từ góc độ kinh tế là tốiđa hoá lợi nhuận Như vậy có thể hiểu là với một lượng vốn nhất định bỏ vàohoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồngvốn không ngừng sinh sôi, tức là hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở hai mặt: bảotoàn được vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đóđặc biệt chú ý là kết quả về mức độ sinh lời của đồng vốn.
Bên cạnh đó, phải chú ý cả mặt tối thiểu hoá lượng vốn và thời gian sửdụng vốn của doanh nghiệp Kết quả sử dụng vốn phải thoả mãn được lợi íchcủa doanh nghiệp và các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thờinâng cao được lợi ích xã hội.
Nếu xét trên góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp thì ngoài mục tiêulợi nhuận, sử dụng VKD có hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn và lành mạnh
Trang 18về mặt tài chính, góp phần tăng cường sức mạnh tài chính và khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp trước mắt và lâu dài.
Dù đứng trên quan điểm nào, thì về bản chất hiệu quả sử dụng vốn làchỉ tiêu biểu hiện một mặt của hiệu quả kinh doanh, là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của doanhnghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh với chi phíbỏ ra thấp nhất.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp
Việc đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn là một nội dung quan trọngtrong hoạt động tài chính của doanh nghiệp Thông qua đó mà doanh nghiệpcó những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điềuchỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, biện pháp khai thác và tạo lập nguồnvốn, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp, người ta thườngsử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:
1.2.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VCĐ
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ cần xác định đúng đắn hệ thống chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ trong doanh nghiệp.Thôngthường bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu phân tích.
Trang 19- Hàm lượng VCĐ
Là số nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một dồng doanhthu thuần trong kỳ Hàm lượng vốn cố định càng thấp, hiệu quả sử dụng vốncố định càng cao.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh một đồng NG tài sản cố định trong kỳ tham giatạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phépđánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Hệ số trang bị TSCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất.Công thức tính:
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuấtChỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuấtcho một công nhân trực tiếp sản xuất cao hay thấp.
Công thức tính:
Hệ số hao mòn tài sản cố định thể hiện mức độ hao mòn của tài sản cốđịnh tại thời điểm đánh giá so với thời điểm đầu tư ban đầu.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Trang 20Tốc độ luân chuyển VLĐ: có thể đo bằng 02 chỉ tiêu:
- Số lần luân chuyển VLĐ: phản ánh số vòng quay VLĐ thực hiện trong
một kỳ ( thường là 01 năm ).
L = MVLĐ
Trong đó: L : Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ M : Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ VLĐ : VLĐ bình quân trong kỳ.
- Kỳ luân chuyển VLĐ bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay VLĐ.
Số vòng quay VLĐ (L)
- Hàm lượng VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu
thuần cần phải có bao nhiêu đồng VLĐ.
Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳDoanh thu thuần trong kỳ
- Số vòng quay hàng tồn kho:phản ánh số lần mà hàng hóa lưu kho luânchuyển trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức:
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
- Kỳ thu tiền trung bình: phản ánh số ngày cần thiết để thu được các
khoản phải thu, đồng thời phản ánh hiệu quả việc quản lý các khoản phải thuvà chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng Chỉ tiêu nàycàng nhỏ, số vòng quay càng lớn, tốc độ luân chuyển vốn tăng, doanh nghiệpbị chiếm dụng vốn thấp, hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại Kỳ thu tiềnbình quân được xác định theo công thức:
Kỳ thu tiền bình
quân = Số dư bình quân các khoản phải thu × 365Doanh thu thuần trong kỳ
Trang 21Cả hai chỉ tiêu bộ phận (Vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền trungbình) phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hóa và chính sách thanh toán củadoanh nghiệp, phản ánh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và tốc độ thu hồi tiền mặtcủa doanh nghiệp.
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD
- Vòng quay toàn bộ vốn: phản ánh vốn của doanh nghiệp trong mộtthời kỳ quay được bao nhiêu vòng Qua chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá đượckhả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thể hiện qua doanh thu thuầnđược sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư Điều này cho biết: Mộtđồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay toàn bộ vốn =
Doanh thu thuần bán hàng trongkỳ
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): là chỉ tiêu phản ánh khi thực
hiện được một đồng doanh thu trong kỳ có thể thu được bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
BEP = Lợi nhuận trước lãi vay và thuếVKD bình quân sử dụng trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh ( hay tỉsuất sinh lời của tài sản) (BEP).
Hệ số này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinhdoanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồngốc của vốn kinh doanh
Trang 22- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA): là chỉ tiêu phản ánh
mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồnglợi nhuận sau thuế.
ROA = Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệpVKD bình quân sử dụng trong kỳ
Ngoài ra chỉ tiêu này còn chịu ảnh hưởng của hai yếu tố, đó là: Tỷ suất lợi nhuận sau thếtrên doanh thu và vòng quay vốn kinh doanh hay tài sản Điều này được cụ thể hóa qua công thứcthể hiện mối quan hệ tương tác giữa các chỉ tiêu này bằng phương pháp phân tích Dupont:
- Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE): phản ánh một đồng VCSH bình quân
trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu Đây là chỉtiêu phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ sởhữu doanh nghiệp.
ROE = Lợi nhuận sau thuế x 100%VCSH bình quân
Trang 23ROE có thể được phân tích qua phương pháp phân tích Dupont:
Tổng số vốnkinh doanh
Vốn chủsở hữu
Hay :
Tỷ suất lợi nhuận
Hệ sốlãi ròng x
Vòng quay
Mức độ sử dụngđòn bẩy tài chính
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.2.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài
Là những nhân tố bên ngoài nhưng cũng đóng vai trò quan trọng đối vớihiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Thường bao gồm các nhân tố nhưsau:
Hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày càng mở rộng, đã có những tác động mạnh mẽ đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước Sau khi ra nhập tổ chứcthương mại quốc tế, nước ta đã thể hiện được vị thế và mở rộng quan hệ ngoạigiao, hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới Các tổchức kinh tế quốc tế đã đầu tư nhiều vào Việt Nam Điều này đã tạo điều kiệncho thị trường vốn và thị trường sản phẩm phát triển Thông qua việc hợp táckinh doanh với các quốc gia phát triển, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giớigiúp cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao được trình độ về tổ chứcquản lý, chuyển giao khoa học và công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao độnggiúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hệ thống chính trị và pháp luật
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán trong chủ trương, đường lối vàchính sách của nhà nước luôn là yếu tố tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn
Trang 24cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước hết sức quan trọng.Nhà nước tạo lập, thúc đẩy, điều chỉnh và duy trì tốc độ phát triển kinh tế Sựcan thiệp hợp lý của nhà nước vào hoạt động kinh doanh là cần thiết nhằm:duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế, và xây dựng cơsở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Hệ thống pháp luật quy định rõ doanh nghiệp được tiến hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ nào, có các quyền và nghĩa vụ gì,những hoạt động nào được nhà nước bảo vệ, những hoạt động nào bị nhànước ngăn cấm … Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch, nhất quánvà có hiệu lực cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạch định kếhoạch sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Các chính sách kinh tế của Nhà nước
Có tác động đặc biệt quan trọng đến hoạt động sản suất kinh doanh củacác doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lạm phát cao, thì hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền và Nhà nước có xuhướng thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư cho sản xuất kinh doanh Chính sách lãisuất, tỷ giá của ngân hàng thì ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn của doanhnghiệp Chính sách thuế của chính phủ lại có tác động tới các quyết định đầutư của doanh nghiệp…
Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trìnhđộ sản xuất của nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng Việcứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệptạo ra năng lực sản xuất cao hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu kỹ thuật sản phẩmngày càng cao từ khách hàng và đặc biệt có điều kiện để giảm chi phí sảnxuất, rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trang 25Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên
Bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên như khí hậuthời tiết, địa hình, địa chất … tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp Nguồn tài nguyên thiên là một yếu tố làm giảm chi phí vậtliệu, góp phần tăng lợi nhuận Các điều kiện khí hậu thời tiết, địa hình bất lợisẽ làm tăng chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp giảm.
Các nhân tố văn hoá - xã hội
Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường văn hoá - xã hộinhất định Xã hội cung cấp nguồn lực mà doanh nghiệp cần và tiêu thụ sảnphẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Các giá trị chung của xã hội, các tập tụctruyền thống, lối sống, tư tưởng tôn giáo của nhân dân đều có ảnh hưởng đếnnhiều mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nhận thức rõ và chủ động nghiên cứu về các nhân tố khách quan ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (cả về tích cực và tiêu cực)giúp cho các nhà quản lý có những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu nhữngảnh hưởng tiêu cực, khai thác những cơ hội thuận lợi để không ngừng nâng caohiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.
1.2.3.2 Nhóm nhân tố bên trong
Ngoài những nhân tố bên ngoài đã đề cập, còn có nhiều nhân tố bêntrong đóng vai trò quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Vìvậy, việc xác định, đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố là rất cần thiết.Thông thường có thể xem xét các nhân tố bên trong sau đây:
Việc xác định cơ cấu nguồn vốn bất hợp lý:
Cơ cấu nguồn vốn thể hiện thành phần và tỷ trọng của từng nguồn vốntrong tổng nguồn vốn kinh doanh mà doanh nghiệp huy động và sử dụng tạimột thời điểm nhất định Nếu doanh nghiệp huy động vốn từ nguồn vốn vay
Trang 26quá nhiều trong khi không sử dụng triệt để nguồn vốn chủ sở hữu thì khôngnhững không phát huy tác dụng của vốn mà còn tăng chi phí sử dụng vốn vàlàm rủi ro tài chính gia tăng.
Việc xác định nhu cầu vốn:
Nhu cầu vốn của doanh nghiệp được xác định đúng đắn và hợp lý là cơsở để tổ chức các nguồn tài trợ và đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục.Nếuxác định thiếu chính xác nhu cầu, cơ cấu tài trợ vốn bất hợp lý sẽ gây ra tìnhtrạng nhiều vốn giả tạo, khâu thì thiếuvốn làm ngừng sản xuất, khâu lại thừavốn làm ứ đọng và giảm tốc độ luân chuyển, gián đoạn hoạt động sản xuấtkinh doanh và giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Công tác tổ chức sử dụng vốn:
Tổ chức sử dụng vốn yếu kém, đầu tư mua sắm máy mốc thiệt bị, vật tưkhông phù hợp với qui trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn chất lượngkhiến cho việc sử dụng gặp nhiều khó khăn Vốn lưu động dùng cho vệc muasắm tài sản cố định, dự trữ nhiều lãng phí, không tận dụng hết các loại phếphẩm, nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh Điều này sẽlàm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doan của doanh không cao và ngược lại
Công tác quản lý vốn:
Nếu doanh nghiệp biết quản lý vốn một cách chặt chễ, theo dõi từng loạivốn cũng như sự vận động của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh mộtcách cụ thể thì sẽ hạn chế được tình trạng mất, hỏng các loại tài sản dẫn đếnhao hụt vốn và ngược lại.
Việc lựa chọn phương án đầu tư vào kế hoạch kinh doanh:
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn Trong nếnkinh tế thị trường cạnh tranh tự do doanh nghiệp sản xuất theo nhu cầu thịtrường và xuất phát từ lợi ích của chính mình Nếu doanh nghiệp biết lựa
Trang 27chọn phương án sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mãđẹp, giá thành hạ, được thị trường chấp nhận thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao.Ngược lại sự thất bại của phương án kinh doanh sẽ khiến sản phẩm sản xuấtra không tiêu thụ được, cũng có nghĩa là vốn ứ đọng, làm giảm hiệu quả sửdụng vốn.
Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp:
Quản lý và tổ chức yếu kém sẽ không phối hợp được các khâu sản xuất
kinh doanh, dẫn đến tăng chi phí thất thoát vốn, thậm chí có thể bị thua lỗ kéodài làm mất vốn Ngược lại đội ngũ quản lý có trình độ cao, nhạy bén kịp thờinắm bắt các cơ hội kinh doanh, biết tổ cức một khoa học, hợp lý sẽ không chỉtổ chức cho hoạt động kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, tiết kiệm thời gian, chiphí, gia tăng năng suất cao mà còn đảm bảo quản lý tốt khâu thanh toán, hạnchế tình trạng vốn ứ đọng, bị chiếm dụng, tránh nguy cơ mất vốn Qua đó vừabảo toàn được vốn, vừa nâng cao được hiệu sử dụng vốn.
Với những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp, mỗi nhân tố đều có những tác động tích cực và tiêu cực nhấtđịnh Do đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tuỳ tìnhhình thực tế của mình để nắm bắt và phân tích mức độ, chiều hướng tác động,trên cơ sở đó để ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tận dụng ảnh hưởng tích cựccũng như hạn chế tác động tiêu cực của từng nhân tố để bảo toàn, phát triểnvốn và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trên đây là những nhận thức về vốn, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh cũng như đặc điểm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệpxây dựng
Trang 28CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ HTC
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Sông Đà HTC
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà HTC là Công ty Cổ phần được thành lập ngày09/07/2009 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH có 2thành viên trở lên, số 0103038997 Nhằm mở rộng hơn nữa quy mô hoạt độngcủa Công ty và để hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Công ty Cổ phầnSông Đà HTC sửa đổi lần thứ 5 ngày 21/12/2011.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ HTC
Trụ sở chính : số 36C Lý Nam Đế - phường Cửa Đông – quận Hoàn
Kiếm - Hà Nội
Vốn điều lệ: 50,000,000,000 VNĐ (Năm mươi tỷ đồng Việt Nam)
Công ty cổ phần Sông Đà HTC là một doanh nghiệp xây dựng chuyênthi công các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, đường bộ trênkhắp lãnh thổ Việt Nam Công ty hội tụ bởi những kỹ sư hàng đầu trong lĩnhvực xây dựng, những đội ngũ xây dựng dày dạn kinh nghiệm về thi công cọckhoan nhồi, cọc barret, tường vây đã được trưởng thành trong các doanhnghiệp xây dựng nền móng có uy tín của Việt Nam Bên cạnh đó, công ty cóđội ngũ thợ lái máy và công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp, được đào tạo bàibản, đã tham gia thi công rất nhiều những công trình trọng điểm trong nướcnhư: Trung tâm văn hóa Quận Long Biên, Khu nhà ở chiến sỹ Bộ Công An,Chi Cục Thuế Gia Lâm, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bệnh viện cho ngườikhuyết tật đường Nguyễn Đức Quý-Thanh Xuân-Hà Nội, Nhà máy xi măngHoàng Thạch dây chuyền 3, Cải tạo mương thoát nước lưu vực sông KimNgưu…
Trang 29Công ty cổ phần Sông Đà HTC sở hữu một dàn máy móc, thiết bị đadạng, hiện đại, tính năng kỹ thuật cao của các hãng nổi tiếng trên thế giới:Nippont Sarryo, Hitachi, Liebherr, Soilmec Với năng lực hiện có về conngười, máy móc, thiết bị, năng lực tài chính, công ty đảm nhận thi công đạtchất lượng cao các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, cósử dụng gia công nền móng bằng cọc nhồi, cọc barret, tường vây.
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
a) Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty luôn tập trung vào lĩnh vực mũinhọn là thi công các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông trên khắplãnh thổ Việt Nam Và hiện nay công ty đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinhdoanh chính như sau:
-Xây dựng nhà các loại
-Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ-Xây dựng công trình công ích
-Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
-Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựngkhác ; Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng
-Tư vấn , đấu giá bất động sản
-Bán buôn máy móc, thiết bị điện(máy phát điện , động cơ điện, dâyđiện…); Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng
-Bán buôn vật liệu , thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
-Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét ; tư vấn , đấu giá bất động sảnVận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác ( trừ ô tô chuyên dụng )
b) Đặc điểm quy trình công nghệ
Quy trình sản xuất thi công của Công ty tuân theo trình tự sau:+ Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp.
Trang 30+ Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình (Bên A)
+ Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, Côngty tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra sản phẩm (công trình hoặchạng mục công trình)
+ Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư côngtrình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.
+ Bàn giao công trình hoàn thành và thanh quyết toán hợp đồng xâydựng với chủ đầu tư.
Quy trình sản xuất và kinh doanh của Công ty được thể hiện qua sơ đồ :
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất và kinh doanh
2.1.3 Đặc điểm của bộ máy tổ chức của Công ty
Hiện nay Công ty cổ phần Sông Đà HTC có cơ cấu tổ chức theo mô hìnhtrực tuyến phù hợp với yêu cầu quản lý
Mua vật tư, tổ chức nhân sự công
Lập kế hoạch thi công
Tổ chức thi côngNhận thầu
Sản phẩm Công trình
Trang 31Sơ đồ 2.2:Bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty cổ phần Sông Đà HTC
- Đứng đầu công ty là chủ tịch hội đồng quản trị người người trực tiếp
quản lý và ra quết định
+ Chức năng và nhiệm vụ :
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty do Đại hội cổ đôngCông ty bầu ra, số thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đôngCông ty quyết định.
- Quyết định phương án đầu tư.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ,thông qua hợp đồng mua bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặclớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quantrọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộquản lý.
Trang 32- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, Quyếtđịnh thành lập công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn,mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.
- Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông.- Duyệt chương trình nội dung tài liệu, phục vụ họp đại hội đồng cổđông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông quaquyết định.
- Giám đốc điều hành, người nhận lệnh trực tiếp từ chủ tịch hội đồng
quản trị và quản lý các phòng ban bên dưới.
- Phòng tài chính tổng hợp đây là phòng quản lý về tất cả các vấn đề
lien quản đến tài chính cũng như vốn của công ty
+ Chức năng:
- Tham mưu với Giám đốc công ty trong quản lý và điều hành quá
trình sử dụng vốn của công ty.
- Theo dõi và báo cáo giám đốc công ty tình hình sử dụng vốn công ty.- Cung cấp kịp thời, chính xác mọi thông tin về tình hình hoạt độngSXKD, tham mưu với giám đốc kịp thời ứng biến trong quá trình điều hànhsản xuất kinh doanh.
Trang 33- Đề xuất với Giám đốc công ty quy chế tính lương, thưởng, trợ cấp…của cán bộ công nhân viên.
- Theo dõi, tính lương và thanh toán lương cho cán bộ công nhân viêntheo quy chế hiện hành của công ty đã được phê duyệt.
- Kết hợp với các bộ phận chức năng khác lập kế hoạch sản xuất kinhdoanh của công ty.
- Các nhiệm vụ bất thương khác do ban giám đốc giao.
- Phòng kinh doanh: Đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh, đây là
phòng đảm nhiệm khâu tìm dự án cũng như đảm nhiệm khâu mua bán củacông ty.
- Chức năng:
- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn.- Khai thác tìm kiếm nguồn hàng.
- Quảng bá thương hiệu.
- Phân tích thị trường, xây dựng các chiến lược kinh doanh.- Xây dựng thúc đẩy doanh số.
- Phòng kỹ thuật: Đứng đầu là trưởng phòng kỹ thuật, đây là phòng
chuyên tạo ra sơ đồ bố trí đặt các thiết bị vật tư phòng máy.
- Đội thi công: Đây là đội chuyên trách về vấn đề thi công, nhận bản vẽ
từ phòng kỹ thuật, để lắp đặt hoàn thiện phòng máy đi vào nghiệm thu và hoạtđộng.
Trang 342.1.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong một sốnăm gần đây
Qua bảng 2.1 có thể đánh giá khái quát những kết quả hoạt động kinhdoanh mà Công ty đã đạt được trong những năm gần đây.
Trong 3 năm trở lại đây kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Côngty không ổn định và có xu thế giảm xuống Năm 2012 doanh thu còn khá cao,đạt 122.364 triệu đồng Có thể nói năm 2012 là năm làm ăn có doanh thu caocủa Công ty, thể hiện qua việc doanh thu tăng cao và quy mô vốn kinh doanhtăng lên Kết quả này là do Công ty đã chủ yếu đầu tư tăng vốn lưu động,thêm vào đó đầu tư các tài sản cố định mới như: máy khoan cọc nhồi LiebherrLB28-XL, Bauer BG28-XL của Đức và máy đào tường vây và cọc BarretteLiebherr HS855-HD Đến giai đoạn 2013-2014, doanh thu của Công ty có xuhướng giảm Năm 2013 doanh thu đạt 63.254 triệu đồng, giảm 59.111 triệuđồng Vì thế, quy mô vốn kinh doanh bình quân vẫn tiếp tục giảm xuống còn227,602 triệu đồng, điều này là do trong năm Công ty ít nhận được các dự ánthi công mới Năm 2014, doanh thu chỉ đạt 32.602 triệu đồng Vốn bình quânđưa vào kinh doanh là 225,107 triệu đồng, giảm 1.1% so với năm 2013, chothấy trong năm qua quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã bịthu hẹp.
Về lợi nhuận, từ năm 2012-2014 lợi nhuận của công ty luôn bị sụt giảmnăm sau so với năm trước Năm 2013 so với năm 2012 lợi nhuận sau thuếgiảm 411 triệu đồng với tốc độ giảm là 48,15%, điều này phù hợp với quy môvốn, sự sụt giảm của doanh thu Có thể thấy, tốc độ giảm doanh thu là 48,31%là mức giảm khá lớn cho thấy tình trạng làm ăn không tốt của công ty
Do quy mô thị trường bất động sản và xây dựng phát triển những nămgần đây suy yếu làm quy mô đầu tư của công ty cũng giảm theo, bên cạnh đócông tác quản lý chi phí của Công ty còn hạn chế, trong quá trình sản xuất
Trang 35kinh doanh chưa tận dụng được hết các loại phế phẩm, nguyên nhiên vậtliệu.Trong năm để đáp ứng được tiến độ thi công các Công ty đã chú trọngđầu tư thêm các máy móc thiết bị hiện đại.
Năm 2013 và 2014, vốn kinh doanh, doanh thu đều giảm kéo theo lợinhuận giảm mạnh, đặc biệt là năm 2014 Cụ thể, lợi nhuận năm 2013 là 443triệu đồng, năm 2014 giảm đến 54,58% còn 201 triệu đồng Tỷ lệ giảm củalợi nhuận sau thuế cao hơn tỷ lệ giảm doanh thu, cho thấy bên cạnh sự khókhăn chung của nền kinh tế, công tác quản lý chi phí của Công ty vẫn cònchưa tốt Qua số liệu phân tích trên có thể thấy công ty đang làm ăn thua lỗ,điều này một phần do tác động của thị trường nhưng một phần cũng do côngty hoạt động chưa thực sự có hiệu quả Để có thể khắc phục những yếu kémđó, ta sẽ đi đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
Trang 36Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012- 2014
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà HTC các năm 2012, 2013, 2014)
Trang 372.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổphần Sông Đà HTC
2.2.1 Thực trạng vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ cung cấpmột cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quanhay không khả quan Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chấtcủa quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng pháttriển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp Trên cơ sở đó có nhữnggiải pháp hữu hiệu để quản lý.
a) Thực trạng tài sản và quản lý tài sản
Cơ cấu TS của Công ty cổ phần Sông Đà có thể khái quát qua bảng 2.2.Qua sổ sách kế toán cho thấy tổng số tài sản đầu tư vào hoạt động sảnxuất kinh doanh vào năm 2012 là cao nhất trong 3 năm 2012-2014 đạt240.861 triệu đồng, nhưng đến năm 2013 lại giảm 13.260 triệu đồng, tươngứng với tỷ lệ giảm 5,51% Để đánh giá kết cấu phân bổ từng loại tài sản cóhợp lý hay không đi phân tích cụ thể như sau:
Về TSNH, năm 2012 đạt 188.087 triệu đồng tỷ trọng 78,09% là thấp nhất
trong 3 năm Đến năm 2013 TSNH đạt 186.008 triệu đồng, chiếm tỷ trọng81,73%, và năm 2014 TSNH tăng lên 18.760 triệu đồng đạt 204.767 triệuđồng, chiếm tỷ trọng là 85,99% Đến năm 2014 cơ cấu tài sản của Công tydiễn biến theo xu hướng tăng tỷ trọng TSNH giảm tỷ trọng TSDH.
Về TSDH, qua bảng 2.2 cho thấy Toàn bộ TSDH của công ty là TSCĐhữu hình và các khoản đầu tư dài hạn TSDH năm 2014 là 33.359 triệu đồng,chiếm tỷ trọng 14,01%, thấp nhất trong 3 năm Năm 2013 so với năm 2012cũng giảm 11.181 triệu đồng Như vậy trong các năm 2012-2014 TSDH củaCông ty có sự sụt giảm đáng kể
Trang 38Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của công ty năm 2012-2014
Chỉ tiêu
Số tiền(trđ)
Số tiền(trđ)
Số tiền(trđ)
Tỷtrọng
Số tiền(trđ)
Tỷ lệ (%)
Số tiền(trđ)
Tỷ lệ(%)TÀI SẢN
A.Tài sản ngắn
hạn 188.087 78,09 186.008 81,73 204.767 85,99 -2.079 -1,11 18.760 10,09B.Tài sản dài hạn 52.77521,9141.59418,2733.35914,01-11.181-21,19-8.235-19,80
Tổng tài sản240.861100,00227.602100,00238.126100,0
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà HTC năm 2012, 2013, 2014)
Trang 39Về cơ cấu VCĐ của Công ty
Chi tiết kết cấu VCĐ được thể hiện qua bảng 2.3.Tổng VCĐ của Công tygiảm dần ở các năm 2012-2014 Cụ thể là năm 2014 VCĐ đạt 33.360 triệuđồng, so với năm 2013 VCĐ giảm 8.234 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảmlà 19,8% Năm 2013 lại giảm mạnh so với năm 2012, giảm 11.181 triệu đồngtương ứng tỷ lệ giảm là 9.58%
Để đánh giá tình hình sử dụng VCĐ của công ty, cần xét các yếu tố:- TSCĐ của công ty giảm dần trong 3 năm 2012-2014 Năm 2013 đạt19.959 triệu đồng giảm 5.056 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệgiảm 20,21% Đến năm 2014 TSCĐ đạt 14.996 triệu đồng, với tỷ trọng28,42% thấp nhất trong 3 năm Trong cơ cấu TSCĐ của Công ty thì trong cảba năm 2012 – 2014 chỉ gồm có TSCĐ hữu hình, hầu hết các tài sản này đềuđang sử dụng Nói cách khác, thời gian qua Công ty đã huy động tối đa, khaithác triệt để các TSCĐ hiện có để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,mọi TSCĐ trong Công ty đều được phát huy tác dụng Đây là biện pháp làmgiảm đáng kể chi phí bảo quản TSCĐ đồng thời tránh được hao mòn vô hìnhcủa loại TSCĐ.
- Về đầu tư tài chính dài hạn, có thể thấy công ty cũng đang giảm dầnđầu tư vào các công ty con do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, công tykhó có thể đầu tư vốn một cách dàn trải mà phải tập trung tất cả các nguồnvốn vào một chỗ để có thể quản lý và sử dụng nguồn vốn một các hiệu quảnhất Điều này được thể hiện qua việc Đầu tư tài chính dài hạn của công tygiảm dần trong 3 năm 2012-2014 Năm 2012 số tiền đầu tư TCDH đạt 26.425triệu đồng, song đến năm 2013 chỉ đạt 20.000 triệu đồng, giảm 6.425 triệuđồng tương ứng tỷ lệ giảm 24,31% Năm 2014 số tiền này thấp nhất trong 3năm, đạt 17.600 triệu đồng Tỷ trọng của đầu tư tài chính dài hạn luôn caonhất trong tổng vốn cố định nên sự sụt giảm của nó kéo tổng VCĐ giảm theo.
Trang 40Bảng 2.3: Cơ cấu vốn cố định của công ty năm 2012-2014
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiềntăng,
Tỷ lệtăng,giảm(+-%)
Số tiềntăng,
Tỷ lệtăng,giảm(+-%)I TSCĐ 25.015 47,40 19.959 37,82 14.996 28,42 -5.056 -20,21 -4.963 -24,87
II Đầu tư tài chính dài hạn 26.425 50,07 20.000 37,90 17.600 33,35 -6.425 -24,31 -2.400 -12,00
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà HTC năm 2012-2014)