1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các công ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh nam định

149 415 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này là công trình nghiên cứu

khoa học của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS TRẦN THỊHỒNG MAI.

Mọi số liệu được trình bầy trong luận văn đều được thu thập tin cậy và đượctrích nguồn đầy đủ.

Tôi xin cam đoan các kết luận, phát hiện qua nghiên cứu trong luận văn là dobản thân tự tìm hiểu và phát hiện không sao chép trùng lặp với các kết luận, các đềtài nghiên cứu khác.

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2016

Tác giả luận văn

Mai Thị Thuyên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này là sự cố gắng rất nhiều của bản thân tôi Tuynhiên luận văn sẽ không thể hoàn thành được nếu thiếu đi sự hướng dẫn nhiệt tìnhcủa Giảng viên hướng dẫn, của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và sự giúp đỡcủa gia đình tôi.

Trước tiên tôi xin cảm ơn Cô giáo PGS.TS Trần Thị Hồng Mai người trực tiếphướng dẫn, định hướng cho tôi viết luận văn này, thầy là người đã giúp tôi có nhữnghướng đi mới và chỉ dẫn nhiệt tình cho tôi cách thu thập, xử lý dữ liệu cũng như vậndụng các khung lý thuyết để có những giải pháp giải quyết những vấn đề còn vướngmắc còn tồn tại trong doanh nghiệp.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn trong nhóm, ban lãnhđạo các công ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định cùng toànthể các anh chị em phòng kế toán, phòng quản lý sản xuất, phòng hành chính nhânsự… đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình của tôi những người đãluôn động viên, ủng hộ tôi trong mội hoàn cảnh để hoàn thành tốt luận văn này

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2016

Tác giả luận văn

Mai Thị Thuyên

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài1

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu31.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài5

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 5

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 51.6 Phương pháp nghiên cứu6

1.7 Kết cấu luận văn7

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀKẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 8

1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanhtrong doanh nghiệp8

1.1.1 Doanh thu 8

1.1.2 Chi phí 13

1.1.3 Kết quả kinh doanh 18

1.1.4 Yêu cầu quản lý doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanhnghiệp20

1.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp vừa

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ21

1.2.2.Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các doanhnghiệp vừa và nhỏ 23

Trang 4

1.3 Kinh nghiệm kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt

2.1 Tổng quan về các công ty thủ công Mỹ Nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnhNam Định43

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của các công ty thủ công mỹ nghệ vừavà nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định43

2.1.2 Đặc điểm của các công ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnhNam Định44

2.1.3 Minh hoạ 3 công ty điển hình49

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại cáccông ty50

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh của các công ty56

2.2 Thực trạng kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại các côngty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định58

2.2.1 Thực trạng kế toán doanh thu tại các công ty582.2.2 Thực trạng kế toán chi phí tại các công ty64

2.2.3 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại các công ty 72

2.3 Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tạicác công ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên đại bàn tỉnh Nam Định 73

Trang 5

3.1 Định hướng phát triển các doanh nghiệp và quan điểm hoàn thiện kế toándoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thủ công mỹnghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định 80

3.1.1 Định hướng phát triển. 80

3.1.2 Quan điểm hoàn thiện. 81

3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tạicác công ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên đại bàn tỉnh Nam Định 83

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy kế toán 83

3.2.2 Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh 84

3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp92

3.3.1 Về phía Nhà nước 92

3.3.2 Về phía các doanh nghiệp 93

3.4 Các hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai93

3.4.1 Những hạn chế trong nghiên cứu đề tài 93

3.4.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 94KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 95

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 BH&CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụ2 BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp

3 BHXH : Bảo hiểm xã hội4 BHYT : Bảo hiểm y tế5 BCTC : Báo cáo tài chính6 CCDC : Công cụ dụng cụ

15 KQHDKD : Kết quả hoạt động kinh doanh16 KTQT : Kế toán quản trị

17 KTTC : Kế toán tài chính

18 NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp19 NSNN : Ngân sách nhà nước20 QLDN : Quản Lý Doanh Nghiệp

22 SXKD : Sản xuất kinh doanh23 TCMN : Thủ công mỹ nghệ24 TNDN : Thu nhập doanh nghiệp25 TNHH : Trách nhiệm hữu hạn26 TSCĐ : Tài sản cố định

DANH MỤC SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần thủ công

Trang 7

1 Bảng 1.1 Tổng hợp nội dung các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Trang 8

2 Bảng 2.1 Kết quả điều tra trình độ học vấn nhân viên kế toán của cáccông ty được khảo sát

3 Bảng 2.2 Kết quả điều tra hình thức ghi sổ, phần mềm kế toán áp dụng vàphương pháp tính giá xuất kho của các công ty được khảo sát4 Bảng 2.3 Quá trình tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng tại các công ty5 Bảng 3.1 Mẫu Báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng theo hàng6 Bảng 3.2 Mẫu Báo cáo doanh thu theo khách hàng

7 Bảng 3.3 Bảng mã hoá chi tiết tài khoản 511 – Doanh thu BH&CCDV8 Bảng 3.4 Bảng mã hoá chi tiết tài khoản 642 – Chi phí QLDN

9 Bảng 3.5 Bảng mã hoá chi tiết tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán10 Bảng 3.6 Mẫu báo cáo KQKD theo đơn đặt hàng

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hơn hai mươi năm hội nhập và phát triển, nhất là khi nước ta gia nhập tổ chứcthương mại thế giới WTO đã tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triểnmột cách vượt bậc Tuy nhiên trong cơ chế mới, với sự hoạt động của nhiều thànhphần kinh tế, tính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn Mỗidoanh nghiệp phải năng động, sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trướckết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn làkinh doanh có lãi Để đạt được mục tiêu này thì người quản lý phải nhận thức đượcvai trò quan trọng của việc tổ chức hạch toán kế toán của doanh nghiệp, đặc biệt làcông tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Thông tin của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh sẽgiúp nhà quản lý biết được sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ như thế nào?Chi phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra sao? Lượng tiêu thụ nhưvậy có đủ bù đắp chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không? Quyếtđịnh xem có nên tiếp tục sản xuất mặt hàng đó nữa hay không? Có nên thay đổichính sách tiêu thụ không? Đó là những vấn đề luôn được các nhà quản lý quantâm và đặt lên hàng đầu.

Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu lớn về đồ mỹ thuật và thủ côngmỹ nghệ ở Châu Á Đồ thủ công Việt Nam được xuất khẩu sang 163 quốc gia vàvùng lãnh thổ Châu Âu, ASEAN, Châu Mỹ , Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,Đức và Ukraine là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu chođồ thủ công Việt Nam như mũ, mây tre đan , gốm, sứ,sản phẩm đồ gỗ…

Thủ công mỹ nghệ đã mang lại nguồn thu đáng kể cho đất nước và tiếp tục ghitên vào nhóm ngành hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD Ngành thủ công mỹ nghệcủa nước ta có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển như: Nguồn nhân lực trẻ,dồi dào, thị trường tiêu thụ trong nước lớn, ngoài ra còn có thị trường tiêu thụ tiềmnăng tương đối lớn ở nước ngoài Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì ngành thủ

Trang 10

công mỹ nghệ Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn do thị trường xuấtkhẩu truyền thống EU bị ảnh hưởng mạnh bởi suy thoái kinh tế nên lượng đơn hàngvà giá bán giảm mạnh, tiêu thụ trong nước cũng giảm do sức mua yếu, nguyên vậtliệu đầu vào cao khiến giá thành sản phẩm tăng khó cạnh tranh với sản phẩm cùngloại của nước khác, đầu tư cho thiết kế chưa cao.

Bên cạnh những thuận lợi trên các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của ViệtNam nói chung và các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnhNam Định nói riêng cũng đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn đòi hỏi cácdoanh nghiệp này phải có sự nỗ lực, chủ động đầu tư máy móc thiết bị và công nghệmới để nâng cao quy mô sản xuất Đồng thời các cơ sở sản xuất ở những làng nghềthủ công cũng đẩy mạnh hợp tác với những nhóm sản xuất lớn hơn để nâng caonăng lực cạnh tranh, giải quyết những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệtlà trong thị trường tiêu thụ Trong những năm gần đây các doanh nghiệp thủ côngmỹ nghệ đã chủ động được nguồn cung đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng các hợp đồngkinh tế nhờ vào việc thay đổi kiểu dáng, tăng năng suất lao động mở rộng quy mô,tăng năng lực cạnh tranh Nếu như trước kia việc xuất khẩu dựa vào các doanhnghiệp kinh doanh thương mại lớn thì giờ đây nhiều cơ sở kinh doanh đã thực hiệnxuất khẩu trực tiếp như Công ty TNHH sản xuất mỹ nghệ xuất khẩu Cát Đằng,Công ty cổ phần sản xuất hàng TCMN Thăng Long… Điều này đòi hỏi hệ thốngkế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí, KQKD nói riêng phải cung cấpthông tin kịp thời giúp nhà quản trị có phương án kinh doanh phù hợp

Tuy nhiên, công tác doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại các công ty thủcông mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập, nhấtlà các công ty vừa và nhỏ Công tác kế toán chưa thực sự phát huy hết khả năng củamình, các nhà quản lý cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng cho mìnhmột hệ thống kế toán quản trị doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh để phục vụ choviệc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc ra quyết định chiến lượccho việc kinh doanh cho đơn vị.

Trang 11

Nhận thức được tầm quan trọng và những bất cập trong kế toán doanh thu, chiphí, kết quả kinh doanh của các công ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn

tỉnh Nam Định tác giả đã chọn đề tài: “ Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh tại các công ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định”

làm luận văn thạc sĩ của mình.

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Khi nói về đề tài kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong cáccông ty thì đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu Các tác giả đã tiến hành phân tích vềkế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp theo cácngành nghề Các đề tài trước đây đều đã đi vào phân tích và làm rõ được lý luậnchung nhất về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, cũng như đã làm rõđược những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kếtoán doanh thu, chi phí và kết quả nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanhnghiệp đang nghiên cứu trong những năm tiếp theo

Tác giả Đoàn Thị Hồng Anh (2014), với nghiên cứu “Kế toán doanh thu, chiphí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty may trên địa bàn tỉnh HảiDương” Trong luận văn đã cơ bản trình bày được các quy trình xử lý các nghiệp vụ

kinh tế liên quan đến doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các công ty maytrên địa bàn tỉnh Hải Dương Tuy nhiên, luận văn chưa đi chi tiết vào từng loại hìnhdoanh nghiệp, đặc điểm của hình thức đầu tư tác động đến đề tài nghiên cứu

Ngoài ra, còn có Th.S Nguyễn Thị Mỹ An (2014), với nghiên cứu “Kế toándoanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng –phát triển nhà và thương mại” Luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ

bản về kế toán chi phí, doanh thu và KQKD, đánh giá được thực trạng công tác kếtoán doanh thu, chi phí và KQKD tại đơn vị khảo sát Từ đó, tìm ra nguyên nhân vàhạn chế còn tồn tại để đưa ra những đề xuất và giải pháp hoàn thiện.

Bên cạnh các luận văn thạc sỹ, vấn đề doanh thu chi phí cũng được đề cập

trong các bài báo như: Bài viết: “ Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh tại các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam hiện nay” của tác giả

Trang 12

Nguyễn Thị Thanh Giang, năm 2012, Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán số 7.Trong bài viết tác giả khẳng định một trong những biện pháp để nâng cao năng lựccạnh tranh là tổ chức tốt công tác kế toán, đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh Tác giả đã nêu ra yêu cầu của công tác kế toán tại các doanhnghiệp thương mại trong tình hình hiện nay, đồng thời đưa ra hướng hoàn thiện vàcác giải pháp đối với công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh Tuynhiên, do đề tài quá rộng nên các giải pháp còn chưa cụ thể và chưa nêu ra đượcđiều kiện thực hiện của những giải pháp đó.

Bài viết của Đặng Thị Huế (2013), “Kinh nghiệm tổ chức kế toán chi phí,doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất của một số nước trênthế giới”, đăng trên “Tạp chí kế toán và kiểm toán số 1 năm 2013 trang 26 -28”.

Trong bài viết này tác giả đã đưa ra kinh nghiệm tổ chức kế toán chi phí, doanh thuvà xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất ở một số nước trên thếgiới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các DN sản xuất ở Việt Nam

Hay trong bài viết: “Vận dụng nguyên tắc thực hiện đối với ghi nhận doanhthu trong kế toán” của TS Lê Văn Liên và Ths Nguyễn Thị Hồng Vân đăng trênthông tin điện tử www.tạp chí kế toán.com, các tác giả cho rằng ghi nhận doanh thukế toán là một trong những vấn đề quan trọng của quá trình xác định kết quả hoạtđộng kinh doanh Với nguyên tắc ghi nhận doanh thu khác nhau sẽ dẫn đến kết quảhoạt động kinh doanh khác nhau Hiện nay, nguyên tắc thực hiện đang được ápdụng phổ biến và rộng rãi nhất trong các đơn vị kế toán Tuy nhiên, cơ sở khoa họcvà việc vận dụng nguyên tắc này trong thực tế còn ít được đề cập đến.

Nhìn chung, những luận văn và bài báo trên đã phần nào cho chúng ta thấyđược những tồn tại, khó khăn liên quan đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh cũng như những ý kiến, giải pháp của các tác giả đối với những vấn đềđó Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào đề cập đến việc nghiên cứu, phân tích,đánh giá và hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại cácdoanh nghiệp thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Trang 13

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

+ Về lý luận: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phívà kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ.

+ Về thực tiễn: Khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh tại các công ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định Tìmra ưu điểm và những bất cập trong kế toán danh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh tại các đơn vị khảo sát, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các công ty thủcông mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định” nhằm giải quyết những câu

hỏi mang tính lý luận và thực tiễn sau:

- Lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong cáccông ty vừa và nhỏ như thế nào?

- Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các côngty thủ công mỹ nghệ và và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định?

- Cần có giải pháp gì để hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinhdoanh trong các công ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu kế toán doanh thu, chiphí và kết quả kinh doanh trong các công ty vừa và nhỏ.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh của các công ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địabàn tỉnh Nam Định trong năm 2015.

+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại các công ty thủ công mỹ nghệ vừa vànhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định Trong đó sử dụng số liệu minh hoạ của 3 công tylà: Công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Việt Hà, Công ty CP TVXD – TCMN quangThắng, Công ty cổ phần sản xuất hàng TCMN Thăng Long.

Trang 14

+ Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc tuân thủ nhữngqui định của chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành về kế toán doanhthu, chi phí để phục vụ cho xác định KQKD trên góc độ kế toán tài chính mà khôngnghiên cứu sâu về chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu

tài liệu để nghiên cứu lý luận về vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu từ cácnguồn sau:

+ Luật kế toán Việt Nam 2003.

+ Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

+ Chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực chung”, Chuẩn mực kế toán 14“Doanh thu và thu nhập khác”, Chuẩn mực số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”…

+ Các thông tư, Nghị định và Quyết định kế toán được ban hành.

+ Tài liệu do phòng kế toán của Công ty CP TVXD-TCMN Quang Thắng,Công ty CP sản xuất hàng TCMN Thăng Long và Công ty cổ phần thủ công mỹnghệ Việt Hà cung cấp: Báo cáo tài chính 2015; Sổ cái các tài khoản 511, 521, 515,632, 642, 635,711,811,911, và các sổ chi tiết….

- Phương pháp điều tra: Hình thức điều tra là phát các phiếu khảo sát tới các nhà

quản lý và những người trực tiếp thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp Mụcđích của phương pháp khảo sát là tìm hiểu về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, xácđịnh kết quả kinh doanh tại các công ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnhNam Định qua sự nhận xét của nhân viên phòng kế toán và quản lý công ty Hình thứccủa các phiếu khảo sát là đặt ra các câu hỏi trắc nghiệm để người được khảo sát trả lờitheo tình hình thực tế của doanh nghiệp mình Nội dung các câu hỏi liên quan trực tiếpđến vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu Tác giả đã phát ra 20 phiếu điều tra tới 20 côngty và nhận được câu trả lời của 15 công ty đạt 75% Danh sách các DN được điều tra,

Trang 15

danh sách các công ty trả lời mẫu, mẫu phiếu điều tra và bảng tổng hợp từ phiếu điều

tra được đính kèm tại phụ lục 01, 02, 03, 04.

- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được tác giả thực hiện thông qua

phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại một số nhà quản lý cũng nhưnhững người trực tiếp thực hiện công tác kế toán tại các DN và một số các bộ phậnliên quan Từ đó, tác giả có thể có thông tin một cách đầy đủ hơn để phục vụ cho

việc nghiên cứu đề tài Các câu hỏi phỏng vấn được đính kèm tại phụ lục 05.

- Phương pháp quan sát thực tế: Tác giả trực tiếp xuống đơn vị để quan sát

các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, quan sát tình hình sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm.

1.6.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý dữ liệu

- Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Tác giả dựa trên các số liệu thu

thập được bằng các phương pháp kể trên để tiến hành tổng hợp phân tích doanh thu,chi phí, kết quả kinh doanh theo từng nhóm hàng, ngành hàng, từng loại sản phẩmnhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan tình hìnhsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong

phân tích thống kê để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phântích Vận dụng phương pháp này ta có thể so sánh doanh thu, chi phí, kết quả kinhdoanh ở từng thời kỳ, ở thực tế so vớ kế hoạch, ở năm này so với năm trước

1.7 Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận,nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quảkinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại cáccông ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại cáccông ty thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Trang 16

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU,CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh trong doanh nghiệp

1.1.1 Doanh thu

1.1.1.1 Khái niệm và bản chất doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 14, ban hành theo quyết định số149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính quy định: Doanh thu là tổnggiá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳkế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Khi nói đến doanh thu có rất nhiều quan điểm khác nhau Theo Giáo trình Kếtoán doanh nghiệp của Học viện Tài chính (2009) thì Doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các hoạt động, từ cácgiao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấpdịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giábán (nếu có)

Ngoài ra, theo Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ tài chính banhành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014: Doanh thu thuần vềBH&CCDV là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ(chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp theo phương pháp trực tiếp)trong kỳ kế toán, là căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo quan điểm của cá nhân tác giả doanh thu là những khoản gia tăng dòngvốn vận động, doanh thu có thể là lợi tức, hay các luồng tiền vào, cũng có thể là tiếtkiệm luồng tiền ra hoặc những lợi ích tương lai dưới hình thức gia tăng giá trị tàisản hoặc nguồn vốn.

Trang 17

Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiệp vụ làm tăng tiền hoặc tài sản đều liênquan đến doanh thu Mỗi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo ranhững doanh thu tương ứng Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng giúp xác định kếtquả hoạt động của doanh nghiệp

Các khoản giảm trừ doanh thu: Là cơ sở để tính doanh thu thuần và xác

định kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán Các khoản giảm trừ doanh thu phải đượcphản ánh, theo dõi chi tiết, riêng biệt trên các tài khoản kế toán phù hợp nhằm cungcấp các thông tin kế toán để lập báo cáo tài chính (báo cáo kết quả kinh doanh,thuyết minh báo cáo tài chính) Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam các khoản giảmtrừ doanh thu bao gồm:

Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêmyết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã muasản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấuthương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho kháchhàng mua hàng với khối lượng lớn

Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêuthụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đãcam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành, như: hàng kémphẩm chất, sai quy cách, chủng loại.

Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bênmua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, khôngđúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn, sai quy cách hoặc lạc hậu … đã ghi tronghợp đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ

tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.Như vậy, doanh thu là sự gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp và đượctính trong một thời kì nhất định Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiệp vụ làmtăng tiền và các khoản phải thu hoặc các tài sản khác đều liên quan đến doanh thu

Trang 18

và cũng không chỉ có doanh thu làm thay đổi vốn chủ sở hữu Bản chất của doanhthu chỉ bao gồm giá trị các lợi ích kinh tế đã nhận được và có thể nhận được củariêng doanh nghiệp phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường,các khoản thu ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu gọi là thu nhập khác, các khoảnthu hộ bên thứ ba không phải nguồn lợi kinh tế của doanh nghiệp và không làm tăngvốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì không được coi là doanh thu.

1.1.1.2 Phân loại doanh thu

Doanh thu trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng quyết định sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và lĩnh vực hoạt độngcó thể phân loại doanh thu theo những tiêu thức khác nhau, phù hợp với trình độ,năng lực quản lý và đặc điểm ngành hàng kinh doanh, quy mô hoạt động của doanhnghiệp Thông thường người ta chia doanh thu theo các tiêu thức sau:

Phân loại doanh thu theo loại hình kinh doanh:

- Doanh thu bán hàng: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng hóa đã được

xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.

- Doanh thu bán thành phẩm: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng sản phẩm

(thành phẩm, nửa thành phẩm) đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán củadoanh nghiệp.

- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng dịch vụ đã

hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kếtoán của doanh nghiệp.

Cách phân loại này giúp cho việc xác định doanh thu theo từng loại hình hoạtđộng của doanh nghiệp, từ đó xác định được tỷ trọng doanh thu của từng loại hoạtđộng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt được trong kỳ.

Phân loại doanh thu theo phương thức bán hàng:

Theo cách phân loại này doanh thu của doanh nghiệp được chia thành:Doanh thu bán buôn, doanh thu bán lẻ.

- Doanh thu bán buôn:Bao gồm doanh thu phát sinh từ phương thức bán buôn

hàng hóa qua kho và bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng.

Trang 19

- Doanh thu bán lẻ: Giúp doanh nghiệp là doanh thu bán hàng hóa trực tiếp

cho người tiêu dùng.

- Doanh thu gửi bán đại lý: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng gửi

bán đại lý theo hợp đồng ký kết.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp vớitừng phương thức bán hàng Từ đó xây dựng được mức dự trữ hàng hóa cần thiết đểtiêu thụ trong kỳ.

Phân loại doanh thu theo lĩnh vực tạo ra doanh thu :

Theo cách phân loại này, toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp được chiathành: doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động khác, trong đódoanh thu hoạt động kinh doanh được chia thành doanh thu hoạt động bán hàng vàcung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính.

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được từ

các giao dịch như bán hàng hóa bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêmngoài giá bán (nếu có) Doanh thu còn bao gồm khoản trợ giá, phụ thu theo quyđịnh của nhà nước đối với một số hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ được nhànước cho phép và có giá trị của các sản phẩm hàng hóa đem biếu, tặng hoặc tiêudùng trong nội bộ doanh nghiệp.

- Doanh thu hoạt động tài chính: Là các khoản thu tiền lãi cho vay, lãi tiền

gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu thu nhập từ cho thuê tàisản, cho người khác sử dụng tài sản thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia , thu nhậpvề hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, thu về chuyển nhượng, cho thuê cơ sởhạ tầng, thu nhập về các hoạt động đầu tư khác, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ,chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn.

- Thu nhập khác: Là các khoản thu từ các hoạt đang xảy ra không thường

xuyên như: Các khoản phải trả nhưng không cần trả, các khoản thu từ việc chuyểnnhượng thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được, hoàn nhập dự phònggiảm giá hàng tồn kho

Trang 20

Cách phân loại này cung cấp các thông tin cần thiết để lập báo cáo tài chínhtheo lĩnh vực hoạt động và xác định trọng tâm quản lý.

Phân loại doanh thu theo phương thức thanh toán tiền hàng:

Doanh thu được chia thành doanh thu bán hàng thu tiền ngay và doanh thu bánhàng thu tiền sau:

- Doanh thu đã thu tiền ngay: Có nghĩa là sau khi ký hợp đồng cung cấp dịch

vụ với khách hàng, DN sẽ tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ Khi hoạt độngcung cấp dịch vụ hoàn thành hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng và khách hàng sẽthanh toán tiền cho công ty Cung cấp dịch vụ thu tiền ngay thường được áp dụngtrong trường hợp khách hàng vãng lai, hoặc khách hàng chưa có uy tín với công ty.

- Doanh thu thu tiền sau: Trường hợp nếu là khách hàng thường xuyên và có

khả năng tài chính trong tương lai công ty có thể để khách hàng thanh toán sautrong một khoảng thời gian nhất định tùy theo hợp đồng hay thỏa thuận đã ký kết.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp lập dự toán số tiền thu được trong kỳ,là cơ sở để xây dựng dự toán về thanh toán các khoản nợ và chi phí trong kỳ Ngoàira, cách phân loại này giúp cho việc phân tích, đánh giá khả năng thanh toán củakhách hàng để xác định mức dự phòng phải thu khó đòi.

Phân loại doanh thu theo khu vực địa lý:

Theo tiêu thức này doanh thu của doanh nghiệp chia thành 2 loại:

- Doanh thu nội địa: Là các khoản thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

trong nước.

- Doanh thu quốc tế: Là các khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ phát

sinh tại nước ngoài

Việc phân loại tiêu thức này giúp nhà quản trị xác định dược mức độ hoạtđộng theo khu vực địa lý, là căn cứ để đánh giá mức sinh lợi cũng như rủi ro trongkinh doanh của từng khu vực Trên cơ sở đó các nhà quản trị có những giải pháp vànhững phương án kinh doanh hợp lý Phân loại theo tiêu thức này cũng sẽ cung cấpđược số liệu phục vụ cho việc lập BCTC bộ phận của từng doanh nghiệp.

Trang 21

Phân loại doanh thu theo mối quan hệ với điểm hòa vốn

Theo cách phân loại này, doanh thu được chia thành hai loại:

- Doanh thu hòa vốn: Là doanh thu của khối lượng bán ở điểm hòa vốn hay

là doanh thu mà tại đó lợi nhuận của các sản phẩm dịch vụ bằng không hay doanhthu bằng chi phí.

- Doanh thu an toàn: Là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện được với

doanh thu hòa vốn hay nói cách khác là mức doanh thu mà doanh nghiệp có đượckhi đã bù đắp được các khoản chi phí.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xác định được điểm hòa vốn hay điểman toàn cho từng phương án kinh doanh, trên cơ sở đó doanh nghiệp đưa ra lựa chọnchính xác phương án kinh doanh tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.

Phân loại doanh thu theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanhcủa doanh nghiệp

Theo cách phân loại này, doanh thu được chia thành doanh thu từ bên ngoàivà doanh thu nội bộ, trong đó:

- Doanh thu từ bên ngoài: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng hóa,

dịch vụ bán ra thực tế của doanh nghiệp cho khách hàng hay doanh thu từ tất cảhoạt động đầu tư tài chính thu được ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của DN.

- Doanh thu nội bộ: Là doanh thu của khối lượng hàng bán trong nội bộ hay

doanh thu từ các hoạt động tài chính thu được từ hệ thống tổ chức kinh doanh củadoanh nghiệp như giao dịch giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổngcông ty …

Cách phân loại này vừa giúp cho việc xác định chính xác kết quả kinh doanhthực tế của DN trong kỳ, vừa phục vụ cho việc lập báo cáo KQKD hợp nhất.

1.1.2 Chi phí

1.1.2.1 Khái niệm và bản chất chi phí

Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp.Chi phí được hiểu chung nhất là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà

Trang 22

doanh nghiệp đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ nhấtđịnh (tháng, quý, năm) thực chất chi phí bằng sự chuyển dịch vốn, giá trị của cácyếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá như (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS 01): Chi phí hoạt động kinhdoanh tại các doanh nghiệp bao gồm các chi phí SXKD phát sinh trong quá tìnhhoạt động kinh doanh thông thường của DN và các chi phí khác: Chi phí SXKDphát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thừơng của doanh nghiệp như:Giá vốn hàng bán, chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC, chi phí bán hàng,chi phí QLDN, CP lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho cácbên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền Những chi phí này phátsinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máymóc, thiết bị; chi phí khác bao gồm các khoản chi phí ngoài các CPSXKD phát sinhtrong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như: chi phívề thanh lý, nhượng bán TSCĐ, các khoản tiền bị khách phạt do vi phạm hợp đồng.

Các DNSX muốn tiến hành SXKD đòi hỏi phải có sự kết hợp của 3 yếu tố:Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Hao phí của tư liệu lao động,đối tượng lao động là hao phí lao động vật hóa, hao phí về sức lao động là hao phívề lao động sống Việc dùng thước đo tiền tệ để phản ánh các hao phí trong quátrình SXKD của DNSX được gọi là chi phí SX.

Như vậy, chi phí được nhìn nhận như những phí tổn đã phát sinh gắn liền vớicác hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạtđộng thông thường của doanh nghiệp Xét về bản chất thì chi phí là sự chuyển dịchvốn của doanh nghiệp vào quá trình SXKD nên nó bao gồm các chi phí liên quantrực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm, chi phí thời kỳ, chi phí tài chính Còn cácchi phí khác là các khoản chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụbất thường mà doanh nghiệp không thể dự kiến trước được như: Chi phí thanh lý,nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, truy thu thuế

Tóm lại, chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí được nhìn nhận theo nhiều góc

Trang 23

độ khác nhau Bản chất của chi phí có thể được hiểu là biểu hiện bằng tiền củanhững hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạtđộng SXKD được tính cho một thời ỳ nhất định; hoặc chi phí là những phí tổn vềnguồn lực, tài sản cụ thể và dịch vụ hoạt động sử dụng trong hoạt động SXKD.

1.1.2.2 Phân loại chi phí

Phân loại chi phí theo các khoản mục chi phí trên báo cáo KQKD

Dưới góc độ của kế toán tài chính thì chi phí được nhìn nhận như những khoảnphí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các chi phíphát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanhnghiệp và các chi phí khác Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và cáckhoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị, được kế toánghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chứng minh việc phát sinh củachúng Ví dụ, khi xuất kho vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh, tạo ra chi phí,gây ra sự giảm đi của giá trị hàng tồn kho, gắn liền với sản xuất, kinh doanh vàđược chứng minh bằng các chứng từ là phiếu xuất kho vật tư Theo cách phân loạinày, chi phí của doanh nghiệp bao gồm:

- Giá vốn hàng bán: Là chỉ tiêu phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa,

dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành của các sản phẩm xây lắp (đối với doanhnghiệp xây lắp) bán trong kỳ.

- Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh

trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ Chi phí bán hàng gồm:chi phí nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu bao bì; chi phí về dụng cụ đồ dùng; chiphí khấu hao TSCĐ; chi phí bảo hành sản phẩm; chi phí dịch vụ mua ngoài và chiphí bằng tiền khác.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi

phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và mộtsố khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp Chi phí bán hàng gồm: chi phínhân viên quản lý; chi phí vật liệu quản lý; chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu

Trang 24

hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí; chi phí dự phòng và chi phí dịch vụ mua ngoài, chiphí bằng tiền khác.

- Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí HĐTC là những chi phí hoặc khoản lỗ

liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phígóp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giaodịch chứng khoán, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thấtđầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái …

- Chi phí khác: Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài

hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp Đây là nhữngkhoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp Theo chế độ kế toán, chi phí khác bao gồm: Chiphí thanh lý, nhượng bán TSCĐ Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý,nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Giá trị cònlại của TSCĐ bị phá dỡ, thanh lý, nhượng bán; chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư,hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên kết, đầu tư dài hạnkhác; các khoản bị phạt chậm nộp thuế, truy nộp thuế; các khoản chi phí khác.

- Chi phí thuế TNDN: Chi phí thuế TNDN bao gồm chi phí thuế TNDN hiện

hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại

+ Chi phí thuế TNDN hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp tính trên thunhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

+ Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phảinộp trong tương lai phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trongnăm; hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ năm trước.

Phân loại chi phí theo các khoản mục trên báo cáo KQKD giúp cho doanhnghiệp có thể xác định rõ vai trò, chức năng của từng khoản mục chi phí trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp vào quá trình sản xuất

ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm: NVL, tiền lương côngnhân sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm.

Trang 25

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến việc sản xuất ra nhiều đối

tượng tập hợp, chi phí này thường phát sinh ở bộ phận quản lý Do vậy kế toán phảitiến hành phân bổ chi phí này cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phù hợp

Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với các DN trong việc xác địnhphương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan một cáchchính xác và hợp lý tùy theo đặc điểm cụ thể tại mỗi DN.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động

- Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương

quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như:Chi phí NVL trực tiếp, CPNCTT, chi phí năng lượng, hoa hồng bán hàng

- Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi

có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuât trong mức độ nhất định như chi phíkhấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng

- Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí có cả thành phần biến phí và định phí.

Một phần của chi phí thay đổi theo khối lượng hoạt động.

Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phântích điểm hòa vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giáthành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.

Phân loại CP dựa trên khả năng kiểm soát chi phí của các nhà quản lý

Theo cách phân loại này, chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp đượcchia làm 2 loại: Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.

- Chi phí kiểm soát được: Là những chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó, nhà

quản trị xác định được chính xác mức phát sinh của nó trong kỳ, đồng thời nhà quảntrị cũng có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh của nó Ví dụ như CP hội họp,chi phí tiếp khách là chi phí kiểm soát được đối với trưởng phòng hành chính.

- Chi phí không kiểm soát được: Là những chi phí mà nhà quản trị không thể

dự đoán được chính xác mức phát sinh của nó trong kỳ hoặc không có đủ thẩmquyền để ra quyết định về loại chi phí này.

Trang 26

Nhìn chung, nhà quản trị ở cấp bậc càng cao thì phạm vi kiểm soát chi phícàng rộng và ngược lại Xác định được chi phí nào là chi phí kiểm soát được, chiphí không kiểm soát được là một vấn đề quan trọng đối với nhà quản trị, giúp nhàquản trị hoạch định được chi phí ngân sách chính xác, tạo điều kiện hạn chế tìnhtrạng bị động về vốn và trách nhiệm quản lý

Có rất nhiều cách để phân loại chi phí, mỗi cách có ưu điểm và nhược điểmkhác nhau Bởi vậy, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình cách phân loại chiphí phù hợp với yêu cầu quản lý của mình để có thể có những thông tin chính xác,đầy đủ và đáp ứng kịp thời về thực tế quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu đầu vàođến khi xuất xưởng tiêu thụ Từ đó đưa ra những chiến lược điều chỉnh phù hợpnhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.

1.1.3 Kết quả kinh doanh

1.1.3.1 Khái niệm

Trong các doanh nghiệp thì mục tiêu lâu dài là kinh doanh có hiệu quả và tốiđa hóa lợi nhuận Môi trường kinh doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệpphải có chiến lược kinh doanh thích hợp vì vậy các nhà quản trị phải nắm bắt đượcnhững thông tin về doanh thu, chi phí, và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểuhiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạtđộng kinh tế đã được thực hiện Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếudoanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí).

Có thể nói, kết quả kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với doanh thu và chiphí Doanh thu thể hiện số tiền bán hàng ( tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ…)thu được Còn kết quả kinh doanh thể hiện phần mà doanh nghiệp đã thu được saukhi trừ đi các chi phí đã bỏ ra

Trang 27

1.1.3.2 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Kết quả kinh doanh từ hoạt độngbán hàng và cung cấp dịch vụ, kết quả kinh doanh từ hoạt động tài chính và kết quảkinh doanh từ hoạt động khác

Kết quả kinh doanh được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động Tronghạch toán kết quả kinh doanh có thể hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từngngành hàng hay từng loại dịch vụ.

*/ Phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu thể hiện kết quả nhận được từ hoạt động bánhàng và cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính, sau khi trừ đi chi phí bán hàng vàchi phí quản lý doanh nghiệp:

Lợi nhuậnthuần từhoạt động

Lợi nhuậngộp về bán

hàng vàcung cấp

dịch vụ

Doanh thuhoạt độngtài chính

-Chi phíhoạt động

tài chính

-Chi phíbán hàng+

Chi phí quảnlý doanh

Lợi nhuận từ hoạt động khác=Thu nhập khác-Chi phí khác

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thựchiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, trước khi trừ chi phí thuế TNDN phát sinhtrong kỳ và được xác định như sau:

Tổng lợi nhuận kếtoán trước thuế=

Lợi nhuận thuần từhoạt động kinh doanh+

Lợi nhuận thuần từhoạt động khác

Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế ( lãi hoặc lỗ) được xác định như sau:

Lãi ( lỗ)=Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế-Chi phí thuế TNDN

Trang 28

*/ Nội dung kế toán kết quả kinh doanh

Trong doanh nghiệp, để xác định kết quả kinh doanh, kế toán thường căn cứvào sổ cái các tài khoản doanh thu và chi phí như: TK 632, TK 642, TK 635, TK511, TK 512, TK 515 để xác định kết quả kinh doanh ( Lợi nhuận thuần từ hoạtđộng kih doanh) trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

Để theo dõi và phản ánh kết quả kinh doanh trong kỳ, các doanh nghiệp sửdụng "TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh"

Trên " Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" – Mẫu B02 – DNN, lợi nhuậnthuần từ hoạt động kinh doanh được trình bày tại chỉ tiêu số 9 ( Mã số 30).

1.1.4 Yêu cầu quản lý doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trongdoanh nghiệp

Mục tiêu chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là lợinhuận ngoại trừ một số doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh vì mục tiêu phi lợi nhuận,phúc lợi xã hội vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải hoạtđộng theo quy tắc “ lấy thu bù chi và có lãi” Lãi là chỉ tiêu chất lượng tổng hợpquan trọng, nó thể hiện kết quả kinh doanh và chất lượng hoạt động của doanhnghiệp Kết quả kinh doanh là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề trong doanhnghiệp Vì vậy nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tổ chức công tác quản lý kết quảkinh doanh sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Đế quản lý tốtkết quả kinh doanh đòi hỏi kế toán phải tham gia tổ chức quản lý công tác kế toánmột cách chặt chẽ, khoa học Muốn công tác quản lý kết quả kinh doanh đạt kết quảcao, trước hết ta phải quản lý tốt doanh thu và chi phí.

Quản lý có hiệu quả doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác đòi hỏikế toán phải thường xuyên theo dõi và phản ánh đúng và kịp thời các nghiệp vụkinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu, bằng cách tổ chức theo dõi hạch toán trênsổ sách một cách hợp lý và khoa học từ đó giúp các nhà quản lý có thể nắm bắtđược bản chất của từng nghiệp vụ kinh tế.

Quản lý chi phí kinh doanh phát sinh trong doanh nghiệp cũng là một yêu cầucần thiết Hiện nay các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc làm thế nào để hạ thấp

Trang 29

tỷ suất chi phí, tăng kết quả kinh doanh Tỷ suất chi phí là một chỉ tiêu chất lượngquan trọng phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp trong đó kế toán là mộtcông cụ quan trọng Vai trò của kế toán không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thôngtin mà còn phải giúp doanh nghiệp trong việc quản lý, tiết kiệm chi phí, đặc biệt làchi phí quản lý doanh nghiệp Kế toán cần phải phát hiện và ngăn chặn những chiphí phát sinh bất hợp lý, những chi phí không cần thiết gây ra tình trạng lãng phí.Các chi phí cần phải được phản ánh đúng, đủ, kịp thời vào chứng từ, sổ sách kếtoán, tránh tình trạng thâm hụt, chỉ tiêu hạch toán không có cơ sở.

Xác định KQKD là việc so sánh giữa chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra vàdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã thu về trong kỳ, kết quả của việc sosánh này là lãi nếu doanh thu lớn hơn chi phí, là lỗ nếu chi phí lớn hơn doanh thu.Xác định KQKD thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh Xác định kết quảkinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp Kế toán cùng với bộ phậnquản lý phải lập phương án quản lý tốt chi phí và thu nhập của từng bộ phận; hàngtháng, quý lập kế hoạch, chỉ tiêu cho các khoản chi phí, giám sát thực hiện doanhthu Tập chung nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán, sổchi tiết chi phí, thu nhập theo từng bộ phận từ đó cho ta một kết quả kinh doanhđáng tin cậy.

1.2 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanhnghiệp vừa và nhỏ

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tại các quốc gia khác nhau, khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ được xácđịnh theo những tiêu chuẩn khác nhau Tại Việt nam, theo Nghị định số

90/2001/NĐ-CP đưa ra định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: "Doanh

nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanhtheo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao độngtrung bình hàng năm không quá 300 người” Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy

định là có từ 1 đến 9 nhân công, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coilà doanh nghiệp nhỏ.

Trang 30

Đặc điểm chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng sử dụng thông tinkế toán tương đối hẹp, chủ yếu là chủ doanh nghiệp, chủ nợ, nhà cung cấp, kháchhàng mà không tập trung tới nhóm những nhà đầu tư tài chính tiềm năng Ngoài ra,các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có các đặc điểm riêng ảnh hưởng đến doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn nhỏ, không tiếp cậnđược với nguồn vốn tín dụng chính thức của ngân hàng Hiện nay, các thủ tục vayvốn tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn nhiều phức tạp, dẫn đếnchi phí giao dịch cao làm cho những khoản tín dụng này trở nên quá đắt đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một tất yếu trongcơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt Nó góp phần nâng cao khả năng hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, tăng nhanhtốc độ hoạt động của doanh nghiệp nhằm đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận và lợinhuận ngày càng cao.

Trình độ thiết bị, công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lạc hậu,năng lực công nghệ và kỹ thuật hạn chế Trong khi đó, chu kỳ sống của nhiều sảnphẩm công nghệ rất ngắn Công nghệ khoa học không cao dẫn đến chất lượng vàhình thức sản phẩm khó cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm không cao nhưnhững doanh nghiệp lớn Với tốc độ máy móc thiết bị như trên thị trường, cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ không tránh khỏi những tụt hậu, dẫn đến năng suất thấp,giá thành cao, kèm theo đó là sự biến động của tỷ giá đối với các doanh nghiệp cóhoạt động xuất khẩu

Đội ngũ chủ doanh nghiệp và cán bộ doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạnchế về kỹ năng và trình độ quản lý Lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏchủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng chuyên môn Do laođộng không nhiều, đội ngũ cán bộ kỹ thuật ít, khó tuyển dụng các cán bộ kỹ thuậtcó trình độ cao do đó các hoạt động và quản lý chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, thiếutầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, pháttriển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh, sử dụng công nghệ thông tin

Trang 31

1.2.2.Nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.2.1 Kế toán doanh thu trong doanh nghiệp

Theo chuẩn mực kế toán VAS 01, khi ghi nhận doanh thu, doanh nghiệp cầnphải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệpliên quan đến doanh thu phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, khôngcăn cứ vào thời điểm thực tế thu tiền hoặc tương đương tiền

Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp vớinhau Khi ghi nhận doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liênquan đến việc tạo ra doanh thu đó.

Nguyên tắc thận trọng: Trong hoạt động kinh doanh có nhiều trường hợpkhông thể lường trước được từ đó đòi hỏi kế toán phải thận trọng Nguyên tắc thậntrọng đòi hỏi doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn

về khả năng thu được lợi ích kinh tế Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong

nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định mộtcách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong báo cáo KQKD trên cơsở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ

Không hạch toán vào doanh thu bán hàng các trường hợp: Số tiền thu được vềnhượng bán; thanh lý TSCĐ; Trị giá hàng hóa gửi đi bán, dịch vụ hoàn thành đãcung cấp cho khách hàng nhưng chưa được người mua chấp nhận thanh toán; Trịgiá hàng gửi đi bán theo phương thức ký gửi, gửi đại lý chưa được xác định là tiêuthụ; không thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu; các khoản thu nhập kháckhông được coi là doanh thu BH & CCDV.

Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trong DN, khi phát sinh doanh thu BH&CCDV, kế toán căn cứ vào các chứngtừ: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn thuế GTGT, giấy báo có, hợp đồng kinh tế, phiếuthu, biên bản thanh lý hợp đồng, phiếu xuất kho, để ghi nhận và hạch toán.

Trang 32

Để theo dõi và hạch toán doanh thu BH&CCDV, doanh nghiệp sử dụng tàikhoản "TK511 – Doanh thu BH&CCDV" để phản ánh tổng số doanh thuBH&CCDV đã thực hiện trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu, từ đó kế toántính ra được doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ kế toán Cuối kỳ các khoản doanhthu này sẽ được kết chuyển sang tài khoản xác định KQKD để doanh nghiệp xác

định KQKD trong kỳ (Phụ lục 1.1 – Sơ đồ nghiệp vụ kế toán doanh thu

Ngoài ra, kế toán doanh thu còn sử dụng các tài khoản liên quan như tài khoản"TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu" và chi tiết ra thành các tài khoản"TK5211 – Chiết khấu thương mại"; " TK 5212 – Hàng bán bị trả lại"; " TK 5213 –Giảm giá hàng bán"

Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu bán hàng kếtoán căn cứ vào các Hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán liên quan để phảnánh vào bên Có của Tài khoản 511 - Doanh thu BH&CCDV.

Đối với những nghiệp vụ bán hàng có thuế xuất khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặcbiệt thì căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ khác như tờ khai hải quan kế toánngoài ghi tăng doanh thu vào bên Có của tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ thì còn phải phản ánh vào bên Nợ của tài khoản doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ phần thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa đó.

Một số trường hợp hàng bán nhưng về lý do chất lượng, quy cách kỹ thuật người mua từ chối thanh toán yêu cầu giảm giá hoặc trả lại hàng nếu doanh nghiệpchấp nhận kế toán phải căn cứ vào Hóa đơn GTGT và các chứng từ liên quan đểhạch toán vào các tài khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán Hay một sốtrường hợp do khách hàng mua với số lượng lớn hoặc mua nhiều lần thì doanhnghiệp có thể đồng ý chiết khấu cho khách hàng Kế toán căn cứ vào chứng từ liênquan để hạch toán vào tài khoản chiết khấu thương mại.

Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang bênNợ của tài khoản doanh thu bán hàng Sau đó kết chuyển sang bên Có tài khoản xácđịnh kết quả kinh doanh để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.

Trang 33

Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán mở sổ chi tiết bán hàng, sổ chitiết tài khoản 511, sổ cái các tài khoản 511, 5211, 5212, 5213, để theo dõi và quảnlý doanh thu bán hàng.

Trên " Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" – mẫu B02-DNN, doanh thuBH&CCDV được trình bày tại: Chỉ tiêu số 01 – Doanh thu BH&CCDV ( mã số01), chỉ tiêu số 02 – Các khoản giảm trừ doanh thu ( mã số 02), chỉ tiêu số 3 –Doanh thu thuần về BH&CCDV ( mã số 10)

Trên "Bản thuyết minh BCTC" – Mẫu B09-DNN, doanh thu BH&CCDVđược phản ánh tại mục IV – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trongBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Kế toán doanh thu hoạt động tài chính.

Trong doanh nghiệp, khi phát sinh doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ, kếtoán căn cứ vào các chứng từ: Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn GTGT, phiếu thu, phiếuchi, giấy báo Nợ, giấy báo Có, hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, đểghi nhận và hạch toán.

Để phản ánh doanh thu hoạt động tài chính, kế toán sử dụng Tài khoản Doanh thu hoạt động tài chính và các tài khoản liên quan khác để phản ánh các nghiệp

515-vụ kinh tế phát sinh (Phụ lục 1.2 – Sơ đồ nghiệp 515-vụ kế toán doanh thu tài chính)

Khi có các nghiệp vụ liên quan đến các khoản thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổtức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác thì kế toán căn cứvào các chứng từ thanh toán hoặc các thông báo về lợi nhuận, cổ tức được chia phảnánh vào bên Có của tài khoản doanh thu hoạt động tài chính và các tài khoản liênquan như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc các khoản phải thu khác.

Khi có các nghiệp vụ liên quan đến chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, kế toán căn cứvào các chứng từ liên quan để phản ánh vào bên Có hoặc bên Nợ của tài khoảndoanh thu hoạt động tài chính và các tài khoản liên quan như tiền mặt, tiền gửi ngânhàng, vay và nợ thuê tài chính, phải thu khách hàng hoặc tài khoản phải trả chongười bán.

Trang 34

Trường hợp nhượng bán cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu có chênh lệch giữa giábán lớn hơn giá gốc thì kế toán cũng sẽ phản ánh vào bên Có của tài khoản doanhthu hoạt động tài chính.

Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trướcthời hạn được người bán chấp thuận thì phản ánh vào bên Có của tài khoản doanhthu hoạt động tài chính đồng thời phản ánh vào bên Nợ của tài khoản phải trả chongười bán.

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính bằng cách ghi Nợtài khoản doanh thu hoạt động tài chính đồng thời ghi bên Có của tài khoản xácđịnh kết quả kinh doanh để xác định kết quả kinh doanh.

Để theo dõi và quản lý doanh thu hoạt động tài chính doanh nghiệp sử dụngSổ chi tiết tài khoản 515, Sổ cái tài khoản 515,

Trên " Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" – Mẫu B02 – DNN, doanh thuhoạt động tài chính được trình bày tại chỉ tiêu 6 ( mã số 21).

Trên "Bản thuyết minh BCTC" – Mẫu B09-DNN, doanh thu hoạt động tàichính được phản ánh tại mục IV – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bàytrong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Kế toán thu nhập khác.

Trong doanh nghiệp, khi phát sinh thu nhập khác trong kỳ, kế toán căn cứ vàocác chứng từ: Hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng kê thanh toán, phiếuthu, giấy báo nợ, để ghi nhận và hạch toán.

Để phản ánh thu nhập khác, kế toán sử dụng Tài khoản 711- Thu nhập khác và

các tài khoản liên quan khác để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Phụ lục1.3 – Sơ đồ nghiệp vụ kế toán doanh thu nhập khác)

Khi có các nghiệp vụ liên quan đến nhượng bán, thanh lý tài sản cố định kếtoán sẽ căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán để hạch toán vào bênCó tài khoản thu nhập khác đồng thời phản ánh vào các tài khoản liên quan như tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng hoặc thuế GTGT đầu ra phải nộp

Trang 35

Khi đem tài sản đi góp vốn mà giá trị góp vốn được đánh giá lớn hơn giá trịcủa tài sản thì kế toán sẽ ghi vào bên Có của tài khoản thu nhập khác.

Khi thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng hoặc các khoản nợ phảithu khó đòi đã xóa sổ nay thu được Kế toán căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồngvà chứng từ thanh toán để hạch toán vào bên Có tài khoản thu nhập khác và các tàikhoản liên quan.

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển thu nhập khác bằng cách ghi Nợ tài khoản thunhập khác đồng thời ghi bên Có của tài khoản xác định kết quả kinh doanh để xácđịnh kết quả kinh doanh

Để theo dõi và quản lý thu nhập khác doanh nghiệp sử dụng Sổ chi tiết tàikhoản 711, Sổ cái tài khoản 711,

Trên " Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" – Mẫu B02 – DNN, thu nhậpkhác được trình bày tại chỉ tiêu 10 ( mã số 31).

Trên "Bản thuyết minh BCTC" – Mẫu B09-DNN, thu nhập khác được phảnánh tại mục IV – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh.

1.2.2.2 Kế toán chi phí trong doanh nghiệp

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 01 (VAS 01) để xác định đúng, chính xáccác khoản mục chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cácdoanh nghiệp cần phải tôn trọng các nguyên tắc sau:

Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc mua nguyên vật liệu,CCDC, thì giá trị của chúng được xác định theo giá gốc chứ không phải theo giáthị trường , tính tại thời điểm mua và cộng với các chi phí liên quan để đưa vào sửdụng ( không bao gồm thuế GTGT)

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến chi phí phảiđược ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế chitiền hoặc tương đương tiền

Trang 36

Các chi phí phát sinh trong kỳ phải tôn trọng nguyên tắc thận trọng: Khôngđánh giá thấp hơn giá trị các khoản chi phí Chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằngchứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

Các chi phí được ghi nhận trong BCTC phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp vớidoanh thu và chi phí

Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào BCKQHĐKD trong kỳ khi chi phíđó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.

*/ Kế toán chi phí giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư, hàng hoá , dịch vụ đãđược tiêu thụ Đối với sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ, giá vốn hàng bán là giá thành sảnxuất thực tế hay chi phí sản xuất thực tế Với vật tư, hàng hoá, giá vốn hàng bán làthực tế giá gốc ghi sổ.

Để tập hợp và hạch toán giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ, kế toán căn cứvào các chứng từ: Hoá đơn GTGT; bảng kê phiếu mua hàng; phiếu xuất kho; phiếunhập kho; biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá; phiếu thu; phiếu chi;tờ khai hải quan,

Doanh nghiệp sử dụng Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán để tổng hợp và theo

dõi các chi phí này (Phụ lục 1.4 – Sơ đồ nghiệp vụ kế toán giá vốn hàng bán)

Khi có các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng hóa, thành phẩm kế toán căn cứvào phiếu xuất kho để phản ánh vào bên Nợ của tài khoản giá vốn hàng bán và bênCó của tài khoản hàng hóa, thành phẩm.

Đối với nghiệp vụ hàng bán trả lại kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho để phảnánh giảm giá vốn hàng bán vào bên Có của tài khoản giá vốn hàng bán và phản ánhvào bên Nợ của tài khoản hàng hóa, thành phẩm.

Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển giá vốn hàng bán sang bên Nợ của tàikhoản xác định kết quả kinh doanh

Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán mở sổ chi tiết giá vốn hàng bán, sổcái tài khoản 632, để theo dõi chi phí này.

Trang 37

Trên " Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" – mẫu B02-DNN, giá vốn hàngbán được trình bày tại chỉ tiêu số 4 ( mã số 11).

*/ Kế toán chi phí tài chính

Để tập hợp chi phí tài chính, kế toán căn cứ vào các chứng từ: Thông báo củangân hàng về các khoản lãi phải nộp theo các khế ước vay tiền, các chứng từ muabán ngoại tệ, mua bán chứng khoán, biên bản góp vốn, giấy báo có, bảng tính lãivay, để ghi nhận và hạch toán.

Kế toán sử dụng Tài khoản 635 – Chi phí tài chính để tổng hợp và theo dõi.Cuối kỳ, những chi phí tài chính sẽ được kết chuyển sang tài khoản xác định KQKD

để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh trong kỳ (Phụ lục 1.5 – Sơ đồ nghiệp

vụ kế toán chi phí tài chính)

Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán haycác khoản lỗ liên quan đến góp vốn liên doanh hay các khoản bán chứng khoán bị lỗkế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan để phản ánh vào chi phí hoạt động tàichính trong kỳ.

Trường hợp chênh lệch lỗ tỷ giá ngoại tệ đối với các trường hợp mua bán,thanh toán ngoại tệ Kế toán căn cứ vào phiếu kế toán và các chứng từ thanh toán đểhạch toán vào tài khoản chi phí hoạt động tài chính.

Cuối kỳ căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư của các loại chứng khoán kếtoán trích lập dự phòng vào bên Nợ tài khoản chi phí tài chính và bên Có tài khoảndự phòng giảm giá đầu tư

Cuối kỳ kết chuyển sang bên Nợ tài khoản xác định kết quả kinh doanh để xácđịnh kết quả kinh doanh.

Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán mở Sổ chi tiết chi phí tài chính, Sổcái tài khoản 635, để theo dõi.

Trên " Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" – Mẫu B02 – DNN, chi phí tàichính được trình bày tại chỉ tiêu số 7 ( mã số 22).

Trang 38

Trên "Bản thuyết minh BCTC" – Mẫu B09-DNN, chi phí tài chính được phảnánh tại mục IV – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh.

*/ Kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bánhàng của các doanh nghiệp gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, baobì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm,chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

Chi phí QLDN là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý SXKD,quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệpgồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng,chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ muangoài và chi phí bằng tiền khác.

Khi phát sinh chi phí BH&QLDN, kế toán căn cứ vào các chứng từ: Bảngchấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng,phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng tính và phân bổ khấu hao, bảng kê nộp thuế,biên lai thu thuế, để ghi nhận và hạch toán.

Để theo dõi và hạch toán chi phí BH&QLDN, kế toán sử dụng Tài khoản 642– Chi phí BH&QLDN Chi phí bán hàng được mở chi tiết theo từng nội dung chiphí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, chiphí khác bằng tiền và được theo dõi cho từng bộ phận Cuối kỳ, những khoản chiphí này sẽ được kết chuyển sang tài khoản xác định KQKD để doanh nghiệp xác

định KQKD trong kỳ (Phụ lục 1.6 – Sơ đồ nghiệp vụ kế toán chi phí BH&QLDN)

Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương, tiền bảo hiểm của nhânviên, hay các nghiệp vụ liên quan đến xuất kho nguyên vật liệu, các dịch vụ muangoài dùng cho bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, tiếpthị Kế toán căn cứ vào các chứng từ như bảng thanh toán tiền lương, bảng phânbổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT để phản ánh vàobên Nợ TK 642.

Trang 39

Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển sang bên Có tài khoản 911 để làm cơ sởxác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, doanh nghiệp sử dụng sổ chi tiết chi phíBH&QLDN, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua ( người bán),sổ chi tiết tiền lương, sổ theo dõi tạm ứng, sổ theo dõi phải thu, phải trả, sổ cái TK642, để theo dõi.

Trên " Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" – Mẫu B02 – DNN, chi phíBH&QLDN được trình bày tại chỉ tiêu số 8 ( mã số 24).

*/ Kế toán chi phí khác

Khi phát sinh các chi phí khác, kế toán căn cứ vào các chứng từ: Biên bản,quyết định thanh lý TSCĐ, các thông báo phạt do vi phạm hợp đồng, các quyết địnhxử phạt vi phạm hành chính và các chứng từ có liên quan khác, để ghi nhận vàhạch toán.

Để theo dõi và hạch toán chi phí khác, kế toán sử dụng Tài khoản 811 – Chiphí khác Cuối kỳ, những khoản chi phí này sẽ được kết chuyển sang tài khoản xác

định KQKD để doanh nghiệp xác định KQKD trong kỳ (Phụ lục 1.7 – Sơ đồ

nghiệp vụ kế toán chi phí khác)

Khi có các nghiệp vụ liên quan đến nhượng bán, thanh lý tài sản cố định kếtoán sẽ căn cứ vào biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ để hạch toán vào tài khoảnchi phí khác phần giá trị còn lại của TSCĐ khác đồng thời phản ánh vào các tàikhoản liên quan như hao mòn tài sản cố định và TSCĐ.

Khi đem tài sản đi góp vốn mà giá trị góp vốn được đánh giá nhỏ hơn giá trịcủa tài sản thì kế toán sẽ ghi vào bên Nợ của tài khoản chi khác.

Khi nộp được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, tiền phạt chậm nộp thuếhoặc Kế toán căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng và chứng từ thanh toán để hạchtoán vào bên Nợ tài khoản chi phí khác và các tài khoản liên quan

Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, doanh nghiệp sử dụng sổ chi tiết chi phíkhác, sổ cái TK 811, để theo dõi.

Trên " Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh" – Mẫu B02 – DNN, chi phíkhác được trình bày tại chỉ tiêu số 11 ( mã số 32).

Trang 40

*/ Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tínhtrên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.

Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế TNDN để ghi nhận số thuế TNDNtạm phải nộp vào chi phí thuế TNDN hiện hành Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờkhai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong nămnhỏ hơn số phải nộp trong năm, kế toán ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế TNDN hiện hành Nếu số thuế TNDN tạmphải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán ghi giảm chi phí thuếTNDN hiện hành Khi lập BCTC, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế TNDN hiệnhành phát sinh vào Tài khoản 911 – " Xác định kết quả kinh doanh" để xác định lợinhuận sau thuế trong kỳ kế toán.

Để theo dõi và hạch toán chi phí thuế TNDN, kế toán sử dụng tài khoản " TK

821 – Chi phí thuế TNDN" (Phụ lục 1.8 – Sơ đồ nghiệp vụ kế toán chi phí thuế

1.2.2.3 Kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Kết quả hoạt động kinh doanh được phản ánh chi tiết theo từng loại hoạt động,từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại hoạt động dịch vụ.

Cuối kỳ các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển sang TK 911 đểxác định KQKD là doanh thu thuần và thu nhập thuần trong kỳ.

Trong doanh nghiệp, để xác định KQKD, kế toán thường căn cứ vào các sổ cáicác tài khoản doanh thu, chi phí: TK 632, TK 642, TK 635, TK 511, TK 521, TK515, để xác định KQKD trong kỳ của doanh nghiệp

Để theo dõi, phản ánh kết quả HĐKD, các doanh nghiệp sử dụng Tài khoản

911 – Xác định KQKD (Phụ lục 1.9 – Sơ đồ nghiệp vụ kế toán xác định KQKD)

Ngày đăng: 19/03/2017, 08:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w