Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
252,5 KB
Nội dung
Trường THPT Trị An Tổ TD – GDQP-AN BÀI MỘT ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ I. MỤC TIÊU: 1. Về Kiến thức: - Giúp cho học sinh hiểu và làm được các động tác đội ngũ từng người không có súng và thứ tự động tác tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội ,trung đội làm cơ sở để vận dụng trong học tập và các họat động của nhà trường. - Tự giác rèn luyện thành động tác, học đến đâu vận dụng thực hiện đến đó. 2. Về kỷ năng: - Nắm được nội dung bài, sau đó phải tự làm được và vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống. 3. Về thái độ: - Học sinh chú ý tập trung nghe giảng giải và phân tích từng động tác , chú ý quan sát giáo viên làm mẫu thị phạm động tác, II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của học sinh : - Trang phục đúng qui định (đi giầy) 2. Chuẩn bị của giáo viên : - Giáo án,thực hành động tác chuẩn, tài liệu. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 1. Tổ chức trước khi giảng dạy : - Ổn định lơp, kiểm tra sỉ số, đồng phục. - Kiểm tra bài cũ 2. Tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp: Giới thiệu bài mới: - Hôm nay Tôi sẽ lên lớp với các em bài : ĐỘNG TÁC ĐỘI NGŨ KHÔNG CÓ SÚNG. Gồm 3 vấn đề huấn luyện ( VĐHL) 1 – Đội hình : Tiểu đội . 2 – Đội hình : Trung đội . 3 – Đổi hướng đội hình . Mục đích là giới thiệu cho các em hiểu và làm được các động tác như trong quân đội , làm cơ sở để vận dụng trong các họat động của nhà trường ,xã hội. I. ĐỘI HÌNH TIỂU ĐỘI Hoạt động 1: Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giáo viên giới thiệu: Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang ( gồm 4 bước ). * Tập hợp - Khẩu lệnh: ‘Tiểu đội x thành 1 hàng ngang……….tập hợp”. * Điểm số: Khẩu lệnh: “Điểm số”. * Chỉnh đốn hàng ngũ: - Tiểu đội trưởng: Hô “Nghiêm” - Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải ( trái ) ……….thẳng. - Khi tiểu đội gióng hàng xong, tiểu đội trửơng hô “ thôi”. * Giải tán - Khẩu lệnh: “ giải tán”. + Giáo viên triển khai tập luyện + Đánh giá kết quả + GV kết luận + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + Tập theo hướng dẫn + Thực hiện theo đội hình tiểu đội + Nghe kết luận từ giáo viên Hoạt động 2: Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Lê Thị Thúy Nga Trang 1 Trường THPT Trị An Tổ TD – GDQP-AN + Giáo viên giới thiệu: Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang ( gồm 3 bước ). - Các bước thực hiện giống như đội hình 1 hàng ngang chỉ khác: *Khẩu lệnh: “Tiểu đội x thành 2 hàng ngang…… tập hợp”. * Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang không có điểm số. + Giáo viên triển khai tập luyện + Đánh giá kết quả + GV kết luận + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + Tập theo hướng dẫn + Thực hiện theo đội hình tiểu đội + Nghe kết luận từ giáo viên Hoạt động 3: Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giáo viên giới thiệu: Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc ( gồm 4 bước ). * Tập hợp: Khẩu lệnh: “Tiểu đội x thành 1 hàng dọc .… tập hợp”. * Điểm số: Khẩu lệnh: “Điểm số”. * Chỉnh đốn hàng ngũ: Khẩu lệnh: “Nhìn trước… thẳng” * Giải tán - Khẩu lệnh: “ giải tán”.- Khi tiểu đội gióng hàng xong, tiểu đội trửơng hô “ thôi”. + Giáo viên triển khai tập luyện + Đánh giá kết quả + GV kết luận + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + Tập theo hướng dẫn + Thực hiện theo đội hình tiểu đội + Nghe kết luận từ giáo viên Hoạt động 4: Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giáo viên giới thiệu: Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc ( gồm 3 bước ). * Tập hợp: Khẩu lệnh: “Tiểu đội x thành 2 hàng dọc tập hợp” * Chỉnh đốn hàng ngũ - khẩu lệnh: “ Nhìn trước …… thẳng”. ( vị trí đứng trong đội hình: các số lẻ đứng ở hàng dọc phía bên phải, các số chẵn đứng ở hàng dọc bên trái). * Giải tán - Khẩu lệnh: “ Giải tán”. + Giáo viên triển khai tập luyện + Đánh giá kết quả + GV kết luận + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + Tập theo hướng dẫn + Thực hiện theo đội hình tiểu đội + Nghe kết luận từ giáo viên Hoạt động 5: Động tác: tiến, lùi, qua phải, qua trái. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giáo viên giới thiệu: Động tác: tiến, lùi, qua phải, qua trái. a. Động tác: Tiến. - Khẩu lệnh : “Tiến x bước ……bước”. Có dự lệnh và động lệnh. - Động tác bắt đầu bằng chân trái, thân trên vẩn giữ nghiêm, khi tiến đủ số bước quy định thì dừng lại, trở thành tư thế đứng nghiêm. b. Động tác: Lùi. - Khẩu lệnh : “Lùi x bước ……………bước”.Có dự lệnh và động lệnh. - Động tác bắt đầu bằng chân trái, thân trên vẫn giữ nghiêm, khi lùi đủ số bước quy định thì dừng lại, trở thành tư thế đứng nghiêm. c. Động tác: Qua phải. - Khẩu lệnh: “ Qua phải x bước…………bước”. - Động tác: chân phải bước sang phải rộng bằng vai, kéo chân trái về tư thế đứng nghiêm. Sau đó chân phải mới bước tiếp bước khác, bước đủ số bứơc quy định thì dừng lại. d. Động tác: Qua trái. + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài Lê Thị Thúy Nga Trang 2 Trường THPT Trị An Tổ TD – GDQP-AN - Khẩu lệnh: “ Qua traí x bước…………bước”. - Động tác: chân trái bước sang trái rộng bằng vai, kéo chân phải về tư thế đứng nghiêm. Sau đó chân trái mới bước tiếp bước khác, bước đủ số bứơc quy định thì dừng lại. * Chú ý: Khi thực hiện các động tác lùi, qua phải, qua trái nhiều hơn 5 bước thì phải quay đằng sau, quay qua phải, quay qua trái tiến đủ số bước quy định rồi dừng lại và sau đó phải quay về hướng ban đầu. + Giáo viên triển khai tập luyện + Đánh giá kết quả + GV kết luận + Tập theo hướng dẫn + Theo đội hình tiểu đội + Nghe kết luận từ GV II ĐỘI HÌNH TRUNG ĐỘI Hoạt động 6: Đội hình trung đội 1 hàng ngang, 2 hàng ngang,3 hàng ngang Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giáo viên giới thiệu: Đội hình hình trung đội 1 hàng ngang ( gồm 4 bước ). * Tập hợp - Khẩu lệnh: “ Trung đội thành 1 hàng ngang ………… tập hợp”. * Điểm số: Có 2 cách - Điểm số theo từng tiểu đội - Khẩu lệnh: “ Từng tiểu đội điểm số”. - Điểm số toàn trung đội để nắm quân số. Khẩu lệnh: “Điểm số”. * Chỉnh đốn hàng ngũ: Cơ bản giống như đội hình tiểu đội 1 hàng ngang. * Giải tán - Khẩu lệnh: “ giải tán”. + Giáo viên triển khai tập luyện + Đánh giá kết quả + GV kết luận Đội hình trung đội 2 hàng ngang (gồm 3 bước ). Đội hình trung đội 3 hàng ngang (gồm 4 bước ). + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + Tập theo hướng dẫn + Theo đội hình tiểu đội + Nghe kết luận từ GV Hoạt động 7: Đội hình trung đội 1 hàng dọc, 2 hàng dọc, 3 hàng dọc Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giáo viên giới thiệu: Đội hình hình trung đội 1 hàng dọc ( gồm 4 bước ). * Tập hợp - Khẩu lệnh: “ Trung đội thành 1 hàng dọc ………… tập hợp”. * Điểm số: Có 2 cách - Điểm số theo từng tiểu đội - Khẩu lệnh: “ Từng tiểu đội điểm số”. - Điểm số toàn trung đội để nắm quân số. Khẩu lệnh: “Điểm số”. * Chỉnh đốn hàng ngũ: Cơ bản giống như đội hình tiểu đội 1 hàng dọc. * Giải tán - Khẩu lệnh: “ giải tán”. + Giáo viên triển khai tập luyện + Đánh giá kết quả + GV kết luận Đội hình trung đội 2 hàng dọc (gồm 3 bước ). Đội hình trung đội 3 hàng dọc (gồm 4 bước ). + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + Tập theo hướng dẫn + Theo đội hình tiểu đội + Nghe kết luận từ GV Tổng kết đánh giá: Sau khi kết thúc toàn bài, giáo viên tập trung lớp, kiểm tra lại tình hình mọi mặt sau đó hệ thống, nhấn mạnh nội dung trọng tâm của bài đồng thời giải đáp những thắc mắc của học sinh có liên quan đến nội dung của bài học. Hướng dẫn nội dung luyện tập, nhận xét đánh giá và kết thúc buổi học. Lê Thị Thúy Nga Trang 3 Trường THPT Trị An Tổ TD – GDQP-AN BÀI HAI LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH I. MỤC TIÊU: 1. Về Kiến thức: - Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được những nội dung cơ bản của luật NVQS. Giúp HS có cơ sở tìm hiểu và chấp hành luật NVQS. 2. Về kỷ năng: - Nắm được nội dung bài, sau đó phải vận dụng được các kiến thức đã học vào cuộc sống. 3. Về thái độ: - Học sinh chú ý tập trung nghe giảng giải. Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng các nội dung, có trách nhiệm tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan. II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của học sinh : Trang phục đúng qui định (đi giầy) 2. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, sổ điểm danh, GDQP 11, luật NVQS, que chỉ sơ đồ. Thục luyện kỹ giáo án, sắp xếp thứ tự các tài liệu, sơ đồ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Tổ chức trước khi giảng dạy : - Ổn định lơp, kiểm tra sỉ số, đồng phục. - Kiểm tra bài cũ 2. Tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp: Giới thiệu bài mới: - Hôm nay Tôi sẽ cung cấp cho các em kiến thức về luật NVQS và trách hiệm của HS. Mục đích : Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được những nội dung cơ bản của Luật NVQS. Giúp họ có cơ sỏ tìm hiểu và chấp hành NVQS I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ Hoạt động 1: Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giáo viên giới thiệu: - Dân tộc ta có truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm và có lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc. - QĐNDVN: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân hết lòng ủng hộ đùm bọc – “ quân với dân như cá với nước”. - Trong quá trình xây dựng QĐNDVN thực hiện theo 2 chế độ tình nguyện và nghĩa vụ quân sự. ( miền bắc NVQS: 1960, miền nam NVQS: 1976 ) + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + Lắng nghe và ghi chép nội dung Hoạt động 2: Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ rổ quốc. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giáo viên giới thiệu: - Hiến pháp nước CHXHCNVN khẳng định: “BVTQ là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý cuả công dân. Công dân có bổn phận làm NVQS và tham gia xây dựng QPTD. - Việc hiến pháp khẳng định nghĩa vụ và quyền bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân là thiêng liêng và cao quý. điều đó nói lên ý nghĩa vị trí nghĩa vụ và quyền đó. Cho nên mỗi công dân có bổn phận phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đó. - Trách nhiệm của cơ quan nhà nước , tổ chức xã hội, nhà trường gia đình phải tạo điều kiện cho công dân hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + Lắng nghe và ghi chép nội dung Lê Thị Thúy Nga Trang 4 Trường THPT Trị An Tổ TD – GDQP-AN Hoạt động 3: Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh CNH-HĐH Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS + Giáo viên giới thiệu: - Một trong những chức năng nhiệm vụ của QĐND ta là: Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu thắng lợi BVTQ và tham gia xây dựng đất nước. - Hiện nay QĐ được tổ chức thành các quân chủng, binh chủng, có hệ thống học viện nhà trường, viện nghiên cứu,….và từng bước được trang bị hiện đại. - Luật NVQS quy định việc tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ trong thời bình để xây dựng tích luỹ lực lượng ngày càng hùng hậu để sẵn sàng trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu xây dựng QĐ hiện nay. + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + Lắng nghe và ghi chép nội dung II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ Hoạt động 4: Giới thiệu khái quát về luật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS + Giáo viên giới thiệu: Luật NVQS gồm: Lời nói đầu, 11 chương, 71 điều. Bố cục: Chương 1: Gồm 11 điều: Những quy định chung. Chương 2: Gồm 5 điều: Việc phục vụ tại ngũ của sĩ quan và binh sĩ. Chương 3: Gồm 4 điều: Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. Chương 4: Gồm 16 điều: Việc nhập ngũ và xuất ngũ. Chương 5: Gồm 8 điều: Việc phục vụ của sĩ quan binh sĩ dự bị. Chưong 6: Gồm 4 điều: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp. Chương 7: Gồm 9 điều: nghiũa vụ và quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị. Chương 8: Gồm 5 điều: Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự Chương 9: Gồm 6 điều: Vịệc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên. Chưong 10: Gồm 1 điều: Xử lý vi phạm. Chương 11: Gồm 2 điều: Điều khoản cuối cùng. + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + Lắng nghe và ghi chép nội dung Hoạt động 5: Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự năm 2005: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS + Giáo viên giới thiệu: a. Những quy định chung về luật NVQS. * Một số khái niệm: - NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong QĐNDVN. - Công dân phục vụ tại ngũ gọi là QNTN. - Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là QNDB. => Như vậy, công dân làm nghĩa vụ quân sự ( tại ngũ và dự bị ) tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi. * Nghĩa vụ của QNTN và QNDB. - Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và nhà nước CHXHCNVN. Nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ vững chắc TQVNXHCN và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. - Tôn trọng quyền làm chũ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. - Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nứơc, điều lệnh điều lệ của QĐ. - Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu. * Việc xác định nghĩa vụ quân nhân có ý nghĩa lớn. - Những nghĩa vụ quân nhân nói lên bản chất cách mạng của quân đội, của mỗi quân nhân và + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + GV và HS cùng xây dựng nội dung bài học từ những kiến thức của học sinh. Lê Thị Thúy Nga Trang 5 Trường THPT Trị An Tổ TD – GDQP-AN yêu cầu họ phải luôn trao dồi bản chất cách mạng đó. - Mọi quân nhân ( tại ngũ và dự bị ) trong thời gian tập trung làm nhiệm vụ có quyền và nghĩa vụ của công dân. - Mọi công dân nam: không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hoá hay nơi cư trú…có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong QĐND VN. - Do phụ nữ có đặc điểm về thể chất và sinh hoạt, khó hoạt động trong quân đội nên luật quy định: “Công dân nữ có chuyên môn cần cho QĐ, trong thời bình phải đăng ký NVQS và được gọi huấn luỵện. Nếu tự nguyện có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến: Theo quy định của chính phủ, công dân nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp”. b. Chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. - Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng. - Huấn luyện quân sự phổ thông ( GDQP ). - Đào tạo cán bộ nhân viên có chuyên môn kỹ thuật cho QĐ. - Đăng ký NVQS và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam giới đủ 17 tuổi - nhằm nắm chắc lực lượng để gọi thanh niên nhập ngũ năm sau. c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình. - Lứa tuổi gọi nhập ngũ là nam công dân từ đủ 18 tuổi -> hết 25 tuổi ( tuổi nhập ngũ tính theo ngày tháng năm sinh). * Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình: + Hạ sĩ quan binh sĩ là 18 tháng. + Đối với hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do QĐ đào tạo, hạ sĩ quan binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng. * Những người sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: + Người có anh, chị em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ. + Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi do chính phủ quy định. + Người đang học ở các trường phổ thông dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, công an, đại học do chính phủ quy định. + Người đi xây dựng ở vùng kinh tế mới trong 3 năm đầu. * Những người sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình: + Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1. Con của bệnh binh hạng 1 + Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ. + Một con trai của thương binh hạng 2. + Thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, cán bộ các tổ chức chính trị xã hội đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu. * Chế độ chính sách đối vớ hạ sĩ quan binh sĩ phục vụ tại ngũ: + Được đảm bảo cung cấp kịp thời, đủ định lượng đúng chất lượng về lương thực thực phẩm,quân trang thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, được đảm bảo chỗ ở, phụ cấp hàng tháng và nhu cầu về văn hoá tinh thần phù hợp với tính chất, nhiệm vụ trong QĐ. + Từ 2 năm trở đi, mổi năm được phép nghỉ 1 lần/10 ngày không kể thời gian đi và về. + Từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 100% phụ cấp hàng tháng. + Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác. + Được tính nhân khẩu ở gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở hoặc đất canh tác. + Đựơc hưởng chế độ ưu tiên mua vé đi lại bằng các phương tiện giao thông. + Được ưu đãi về bưu phí. d. Xử lý các vi phạm luật NVQS. - Xử lý các vi phạm luật NVQS nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và triệt để của pháp luật. - Người nào vi phạm các quy định về đăng ký NVQS, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, lợi dụng chức quyền, quyền hạn để làm trái hoặc cản trở việc thực hiện các quy định trên đây hoặc vi phạm các quy định khác của luật NVQS thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bị xử lí ký luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. + GV bổ trợ cho những phần học sinh còn vướng mắc. + Lắng nghe và ghi chép nội dung Hoạt động 6: Trách nhiệm của học sinh: Lê Thị Thúy Nga Trang 6 Trường THPT Trị An Tổ TD – GDQP-AN Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS + Giáo viên giới thiệu: a. Học tập QS, chính trị, rèn luyện thể lực do nhà trường tổ chức. - Điều 17 luật NVQS quy định: “ Việc huấn luyện QS phổ thông cho HS – SV ở các trường thuộc chương trình chính khoá, hiệu trưởng các trường có trách nhiệm tổ chức, huấn luyện QS phổ thông cho thanh niên ở các cơ sở mình”. - Nội dung huấn luyện QS phổ thông do bộ trưởng bộ quốc phòng quy định. * Trách nhiệm của HS đang học ở các trường: + Phải học tập xong chương trình GDQP theo quy định. + Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện, phấn đấu đạt kết quả cao. + Kết hợp học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng nếp sống văn minh chấp hành đầy đủ các quy định trong luật NVQS. b. Chấp hành những quy định về đăng ký NVQS. - Tuổi đăng ký NVQS: Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trong năm. Vào tháng 4 hàng năm theo lệnh gọi của chỉ huy quân sự quận, huyện. - Ý nghĩa của việc đăng ký NVQS : + Đăng ký NVQS để nắm tình hình bản thân, gia đình học sinh. Giúp cho việc tuyển chọn, gọi nhập ngũ chính xác. + Đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện luật NVQS. + Học sinh phải đăng ký kê khai đầy đủ chính xác đúng thời gian quy định. c. Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ: - Trách nhiệm của cơ quan: - Trách nhiệm của HS: + Đi kiểm tra và khám sức khoẻ theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự huyện. + Đi đúng thời gian, địa điểm theo quy định trong giấy gọi. + Khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ, phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám. d. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ. - Trách nhiệm của cơ quan. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày. - Trách nhiệm của công dân được gọi nhập ngũ: + Phải có mặt đúng thời gian địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ. + Công dân nào kkhông thể đúng thời gian phải có giấy chứng nhận của UBND. + Công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lý theo điều 69 của luật NVQS vẫn nằm trong diện gọi nhập ngũ cho đến hết 35 tuổi. + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + GV và HS cùng xây dựng nội dung bài học từ những kiến thức của học sinh. + GV bổ trợ cho những phần học sinh còn vướng mắc. + Lắng nghe và ghi chép nội dung Tổng kết 1. Hệ thống nội dung đã dạy trong bài. - Mục đích của luật NVQS. - Nội dung cơ bản của luật NVQS. - Trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành NVQS. 2. Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu: Tập trung 2 vấn đề : - Những nội dung cơ bản luật NVQS học sinh cần nắm. - Trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành NVQS. 3. Nhận xét, đánh gía buổi học: - Sĩ số, thái độ học tập, chấp hành quy chế , kiểm tra vật chất trang bị…. Lê Thị Thúy Nga Trang 7 Trường THPT Trị An Tổ TD – GDQP-AN BÀI BA BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA I. MỤC TIÊU: 1. Về Kiến thức: - Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được những nội dung cơ bản của luật BGQG. Hiểu về truyền thống dựng nước và đấu tranh giữ vững chủ quyền lãnh thổ BGQG của dân tộc ta. 2. Về kỷ năng: - Nắm được nội dung bài, sau đó phải vận dụng được các kiến thức đã học vào trong công cuộc bảo vệ TQ. 3. Về thái độ: - Học sinh chú ý tập trung nghe giảng giải. Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng các nội dung, có trách nhiệm xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của học sinh : Trang phục đúng qui định (đi giầy) 2. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, sổ điểm danh, GDQP 11, que chỉ sơ đồ. Thục luyện kỹ giáo án, sắp xếp thứ tự các tài liệu, sơ đồ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức trước khi giảng dạy : - Ổn định lơp, kiểm tra sỉ số, đồng phục. - Kiểm tra bài cũ 2. Tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp: Giới thiệu bài mới: - Hôm nay Tôi sẽ cung cấp cho các em kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và trách hiệm của học sinh. Mục đích : Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được những nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Giúp họ có ý thức bảo vệ Tổ Quốc I. LÃNH THỔ QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA Hoạt động 1: Lãnh thổ quốc gia. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS + Giáo viên giới thiệu: a. Khái niệm lãnh thổ quốc gia: Là một phần của trái đất. Bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước, cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của một quốc gia nhất định. * Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia. - Vùng đất: Bất cứ 1 quốc gia nào cũng có thành phần lãnh thổ này. - Vùng nước: Vùng nước quốc gia là toàn bộ các phần nước nằm trong đường BGQG. - Vùng lòng đất. là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia. - Vùng trời: là khoảng không bao trùm lên vùng đất vá vùng nước của quốc gia. + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + Lắng nghe và ghi chép nội dung Hoạt động 2: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS + Giáo viên giới thiệu: a. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia. - Khái niệm: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. b. Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia. - Quốc gia có quyền tự lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xh. - QG có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đnước, cải cách kinh tế, xh phù hợp - Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đvới từng vùng lãnh thổ. - Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn tài nguyên thiên nhiên trên lt của mình. - Quốc gia thực hiện quyền tài phán(xét xử) đvới những người thuộc phạm vi lãnh thổ của mình - Qg có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp đối với những cty đầu tư trên lt mình - Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo LTQG theo ngtắc chung quốc tế + GV và HS cùng xây dựng nội dung bài học từ những kiến thức của học sinh. + Lắng nghe và ghi chép nội dung Lê Thị Thúy Nga Trang 8 Trường THPT Trị An Tổ TD – GDQP-AN II. BIÊN GIỚI QUỐC GIA Hoạt động 3: Sự hình thành biên giới QGVN. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hs + Giáo viên giới thiệu: - Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần cũng hoàn thiện. - Tuyến biên giới đất liền gồm Biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Biên giới Việt Nam - Lào; Biên giới Việt Nam – Campuchia, Việt Nam đã thoả thuận tiến hành phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn thành vào năm 2012. - Tuyến biển đảo Việt Nam đã xác định được 12 điểm để xác định đường cơ sở, Đã đàm phán với Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ, Đồng thời đã ký các hiệp định phân định biển với Thái Lan; Indonêsia. Như vậy, Việt Nam còn phải giải quyết phân định biển với Trung Quốc trên biển Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; với Campuchia về biên giới trên biển; với Malaixia về chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; với Philipin về tranh chấp trên quần đảo Trường Sa. + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + GV và HS cùng xây dựng nội dung bài học từ những kiến thức của học sinh. + GV bổ trợ cho những phần học sinh còn vướng mắc. Hoạt động 4: Khái niệm biên giới quốc gia Hoạt động của giáo viên Hoạt động hs + Giáo viên giới thiệu: a. Khái niệm BGQG : Là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển. BGQG nước CHXHCNVN: Là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo các đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo ( Hoàng Sa và Trường Sa ) vùng biển, lòng đất, vùng trời nước CHXHCNVN. b. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia: 4 bộ phận cấu thành biên giới là: biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới lòng đất và biên giới trên không. - Biên giới quốc gia trên đất liền: BGQGtrên đất liền là BG phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của 1 QG với QG khác. - Biên giới quốc gia trên biển: có thể có hai phần: + 1phần là đg phân định nội thuỷ, lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau. + Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với các v/biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của QG ven biển - Biên giới lòng đất của quốc gia: BG lòng đất của QG là biên giới được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường BGQG trên đất liền, trên biển xuống lòng đất, độ sâu tới tâm trái đất. - Biên giới trên không: Là biên giới vùng trời của quốc gia, gồm hai phần: + Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường BGQG trên đất liền và trên biển của quốc gia lên không trung. + Phần thứ hai, là phần BG trên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của QG và khoảng không gian vũ trụ phía trên. + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài + GV và HS cùng xây dựng nội dung bài học từ những kiến thức của học sinh. + GV bổ trợ cho những phần học sinh còn vướng mắc. + Lắng nghe và ghi chép nội dung Hoạt động 5: Xác định biên giới quốc gia Việt Nam Hoạt động của giáo viên Hoạt động hs + Giáo viên giới thiệu: a. Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia: - Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều tiến hành xác định biên giới bằng hai cách cơ bản sau: + Thứ nhất, các nước có chung biên giới và ranh giới trên biển (nếu có) thương lượng để giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc gia. + Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài Lê Thị Thúy Nga Trang 9 Trường THPT Trị An Tổ TD – GDQP-AN + Thứ hai, đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, Nhà nước tự quy định biên giới trên biển phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. - Ở Việt Nam, mọi ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về biên giới của Chính phủ phải được Quốc hội phê chuẩn thì điều ước quốc tế ấy mới có hiệu lực đối với Việt Nam. b. Cách xác định biên giới quốc gia: Mỗi loại biên giới quốc gia được xác định theo các cách khác nhau: * Xác định biên giới quốc gia trên đất liền: - Nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền bao gồm: + Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm (toạ độ, điểm cao), đường (đường thẳng, đường sống núi, đường cái, đường mòn), vật chuẩn (cù lao, bãi bồi). + Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định: Trên sông mà tàu thuyền đi lại được, biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông. Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới theo giữa sông, suối đó. Trường hợp sông, suối đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên. Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối được xác định chính giữa cầu không kể biên giới dưới sông, suối như thế nào. - Phương pháp để cố định đường biên giới quốc gia: Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới Đặt mốc quốc giới: Dùng đường phát quang ( Ở Việt Nam hiện nay mới dùng hai phương pháp đầu) - Như vậy, việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền thực hiện theo ba giai đoạn là: Hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế; phân giới trên thực địa (xác định đường biên giới); cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới. * Xác định biên giới quốc gia trên biển: Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Nam được xác định bằng pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia hữu quan. * Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất: Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Mặt thẳng đứng từ ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước giữa Việt Nam và quốc gia hữu quan. * Xác định biên giới quốc gia trên không: Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời Biên giới quốc gia trên không xác định chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ, do quốc gia tự xác định và các nước mặc nhiên thừa nhận. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vùng trời Việt Nam ngày 5/6/1984 xác định: "Vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không gian ở trên đất liền, nội thuỷ, lãnh hải và các đảo của Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". + M ột số điểm cần chú ý trong quá trình giảng. Khi giảng phần này giáo viên dùng phương pháp diễn giảng kết hợp với ví dụ minh hoạ. + GV bổ trợ cho những phần học sinh còn vướng mắc. + Lắng nghe và ghi chép nội dung III- BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HÒA Lê Thị Thúy Nga Trang 10