1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1

116 3,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 692,5 KB

Nội dung

THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1 THỰC HÀNH dược KHOA 2 phan 1

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

Giảng viên biên soạn:

KHƯU KIỀU DIỄM THI

LÊ THANH DIỄM

VÕ PHƯỚC HẢI

Đơn vị:

Khoa Dược

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

BÀI GIẢNG MƠN HỌC

Tên mơn học: THỰC HÀNH DƯỢC KHOA 2-p1

(Tên tiếng Anh: ……….)

Trình độ: Đại học

Số đơn vị học trình: 1Giờ lý thuyết:

Giờ thực hành: 30 tiết

Thơng tin Giảng viên:

 Tên Giảng viên: Võ Phước Hải

 Đơn vị: Khoa Dược

 Điện thoại:

 E-mail: vphai@vttu.edu.vn

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1 Điều kiện tiên quyết

2 Mục tiêu mơn học

Cung cấp các kiến thức cho sinh viên để nhận diện được các tá dược thường sử dụng

trong điều chế các dạng chế phẩm trên thị trường Cụ thể như sau:

- Tên tá dược

- Phân loại theo chức năng

- Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm

- Độ ổn định, điều kiện bảo quản

3 Phương pháp giảng dạy

- SV đọc bài và nghiên cứu trước khi vào học thực hành

- GV giảng đầu giờ và đặt ra một số câu hỏi, tình huống liên quan đến bài học

- SV tiến hành thực tập và thảo luận nhĩm Viết bài báo cáo theo mẫu bộ mơn cung cấp

- Kết thúc buổi thực tập GV giải đáp các thắc mắc của SV và tổng kết bài học

4 Đánh giá mơn học

Trang 3

4.1 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

- Thái độ, chuyên cần trong học tập

- Kiến thức

4.2 Thang điểm đánh giá

- Chuyên cần: dự lớp, thảo luận: 1 đ

- Kiểm tra giữa kỳ (buổi thứ 3): 2 điểm

- Thi cuối kỳ: 7 điểm

5 Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Ngọc Hùng, Vũ Chu Hùng (2006), Tá dược & chất phụ gia dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm, NXB Y Học.

[2] Raymond C Rowe, Paul J Sheskey and Marian E Quinn, ed., 2009, Handbook

of Pharmaceutical Excipients, 6th edition

Trang 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÁ DƯỢC TRONG

Dược chất (hay hoạt chất) là một chất có hoạt tính (có tác dụng dược lí, có tác dụngđiều trị) được nhà sản xuất sử dụng để sản xuất ra các chế phẩm thuốc

Tá dược là chất không có hoạt tính ở lượng sử dụng, được nhà bào chế cho thêm vàomột cách có chủ định để xây dựng công thức (formulation) chế phẩm thuốc

Như vậy, dược chất và tá dược đều giữ vai trò là nguyên liệu, là thành phần tạo nênchế phẩm thuốc

Nguyên liệu (raw material) là các chất có hoạt tính hoặc không có hoạt tính, không bịbiến đổi hoặc bị biến đổi, được sử dụng vào quá trình bào chế và không phải tất cả cácchất này nhất thiết phải còn lại trong sản phẩm

2 Phân loại tá dược

Trong các sách bào chế chưa có cách phân loại thống nhất Có thể phân loại tá dượctheo nhiều cách khác nhau

2.1 Phân loại tá dược theo dạng thuốc

− Tá dược viên nén

− Tá dược viên nang cứng

− Tá dược viên nang mềm

− Tá dược thuốc tiêm

− Tá dược thuốc mỡ

− Tá dược thuốc nhỏ mắt

− Tá dược thuốc đặt

− Tá dược thuốc bột

Trang 5

− Tá dược thuốc cốm và pellet

− Tá dược nhũ tương và hỗn dịch thuốc

− Tá dược dung dịch thuốc uống

− Tá dược dung dịch thuốc dùng ngoài

− Tá dược thuốc phun mù

Trong từng dạng thuốc, có thể phân loại tá dược theo nhiều cách

− Tá dược bao viên, …

− Nếu dựa theo dạng dùng đặc biệt của viên nén, có các loại:

− Tá dược viên nén nhai

Nếu dựa theo cấu trúc có các loại:

− Tá dược thân dầu

− Tá dược thân nước

− Tá dược hấp phụ (tá dược khan, tá dược hút, tá dược nhũ hóa)

Trang 6

− Các tá dược thân nước hòa tan trong niêm dịch để giải phóng dược chất.

− Các tá dược nhũ hóa vừa có khả năng chảy lỏng vừa có khả năng nhũ hóa đểgiải phóng dược chất

Tá dược thuốc tiêm:

Nếu dựa theo công dụng của tá dược, có các loại:

− Dung môi hay chất dẫn

− Các chất làm tăng độ tan dược chất

− Các chất điều chỉnh pH và hệ đệm

− Các chất chống oxy hóa dược chất

− Các chất sát khuẩn

− Các chất dùng để đẳng trương dung dịch

− Các chất gây thấm và gây phân tán

2.2 Phân loại theo chức năng, tác dụng

Có thể chia tá dược thành các nhóm chính như sau:

2.2.1.Các chất làm nền

Là chất tạo nên “cốt” của dạng thuốc, làm “nền” chứa đựng dược chất

Các tá dược thuộc nhóm này gồm:

− Các tá dược tạo nên cốt viên nén

− Các tá dược tạo nên cốt thuốc mỡ

− Các dung môi trong dung dịch thuốc

2.2.2 Các chất nhũ hóa, chất gây thấm, chất gây phân tán, chất trung gian hòa tan.

Các chất nhũ hóa thiên nhiên:

Trang 7

− Các chất nhũ hóa ổn định: các polyethylenglycol, các alcol polyvinylic.

− Các chất nhủ hóa rắn ở dạng hạt nhỏ Ví dụ: Bentonit, magnesium aluminiumsilicate

2.2.3 Các chất tăng cường hấp thu

Ví dụ:

− Dimethyl sulfocid (DMSO)

− Dimethyl formamid (DMFA)

− Dimethyl acetamid (DMA)

Trang 8

− Các hệ đệm: boric – borat, citric – citrat, phosphat, …

2.2.9.Các chất làm tăng độ tan của dược chất

Ví dụ:

− Natri benzoat làm tăng độ tan của cafein

− Antipyrin hoặc uretan làm tăng độ tan của quinin

2.2.10 Các chất màu

Ví dụ:

− Erythrosin (Red 3)

− Ponceau 4R (Brillian scarlet)

− Carmin (Natural red 4)

Các chất đẩy dùng trong dạng thuốc khí dung (thuốc phun mù, Aerosol): floroucarbon,hydrocarbon

Các chất làm giảm đau khi tiêm thuốc: alcol benzylic

3 Vai trò, tác dụng và tầm quan trọng của tá dược

Trang 9

Tá dược có vai trò, tác dụng và tầm quan trọng rất lớn trong bào chế thuốc Dưới đâytrình bày khái quát 3 vấn đề quan trọng nhất dựa trên quan điểm của sinh dược học.

− Tá dược ảnh hưởng tới sinh khả dụng và hiệu lực điều trị của thuốc

− Tá dược ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc

− Độc tính của các tá dược

3.1 Tá dược ảnh hưởng đến sinh khả dụng – hiệu lực điều trị của thuốc.

Trước khi sinh dược học ra đời và phát triển, người ta thường quan niệm tá dược làchất trơ về hóa học và dược lý, không ảnh hưởng đến sinh khả dụng (bioavailability)

và hiệu lực điều trị (therapeutic effect) của thuốc Do vậy, người ta lựa chọn, thay thếtùy tiện và tác hau đã xảy ra mà không thể giải thích được Ví dụ: năm 1968, ngườiđốc công phân xưởng viên nén của một xí nghiệp dược phẩm ở Úc đã thay thể calcisulfat bằng lactose trong công thức viên nén diphenyl hydantoin Điều đó dẫn tới vụngộ độc cho 57 bệnh nhân động kinh ở bệnh viện tâm thần Brixban (Úc) mặc dù cácbác sĩ vẫn sử dụng viên nén diphenyl hydantoin của xí nghiệp dược phẩm này với liềulượng theo đúng phác đồ điều trị đã qui định

Trước đây người ta coi thuốc là một thứ hàng hóa đơn thuần và cũng chỉ đề ra nhữngtiêu chí cho thành phẩm thuốc dựa trên tính chất lý hóa như: độ chảy, độ nhớt, độtrong, màu sắc, mùi vị, thời gian rã, thời gian biến dạng, … và quan trọng nhất chỉ làhàm lượng dược chất ở trong chế phẩm Vì vậy, khi chọn tá dược để lập công thức bàochế, người ta chỉ chú ý sao cho bào chế được thuốc thành phẩm đạt các tiêu chuẩn lýhóa mà thôi Quan niệm hàng hóa đó đã dẫn tới những kết luận sai lầm cho rằng tácdụng của thuốc là chỉ do dược chất quyết định Người ta không thấy được thuốc là một

hệ thống lý hóa phức tạp, trong đó có sự liên quan chặt chẽ và có sự tác động tương hỗgiữa nhiều thành phần (dược chất với dược chất, tá dược với tá dược, dược chất với tádược), chịu tác động của nhiều yếu tố ( kỹ thuật bào chế, bao bì, điều kiện bảo quản).Người ta cũng ít quan tâm đến quan hệ hữu cơ giữa thuốc (một hệ thống lý hóa phứctạp) và người bệnh (một hệ thống sinh học vô cùng phức tạp)

Trang 10

dược và kỹ thuật bào chế đối với tác dụng của thuốc Ngay từ năm 1971, cơ quan quản

lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Mỹ đã công bố kết quả của nghiên cứu trên 3000chế phẩm của nhiều dược chất dưới các tên biệt dược khác nhau, trong đó có 12 dượcchất với các biệt dược khác nhau được nhiên cứu đầy đủ trên lâm sàng Kết quả là có10/12 dược chất với 83% biệt dược của các là sản xuất khác nhau là không tươngđương về điều trị Rõ ràng các biệt dược của một hoạt chất được sản xuất bởi nhữngnhà sản xuất khác nhau có cùng hàm lượng dược chất nhưng công thức thành phần tádược khác nhau và kỹ thuật bào chế khác nhau, … dẫn tới hiệu lực điều trị cũng khácnhau

Các nghiên cứu sinh dược học đã chứng minh rằng:

− Hai chế phẩm tương đương bào chế (pharmaceutical equivalence) chưa chắc đãtương đương sinh học (bioequivalence)

− Hai chế phẩm tương đương sinh học trong một số trường hợp chưa chắc đãtương đương điều trị (therapeutic equivalence)

Do vậy việc lựa chọn biệt dược nào để tương đương điều trị và áp dụng vào các trườnghợp bệnh nhân cụ thể tùy thuộc nhiều vào yếu tố thuộc về người bệnh (yếu tố sinh lí,yếu tố bệnh lí, yếu tố di truyền, …) mà người thầy thuốc cần phải nắm vững và vậndụng đúng đắn Đó chính là nội dung, đối tượng nghiên cứu của sinh dược học lâmsàng

Ngày nay, từ khi sinh dược học hình thành và phát triển, coi thuốc là một hệ thống cácthành phần, các yếu tố tương tác với nhau trong dạng thuốc (một hệ thống lý hóa phứctạp) và sau đó sự tương tác với cơ thể (một hệ thống sinh học vô cùng phức tạp) thìsinh dược học là cơ sở lí thuyết và thực hành để giúp chúng ta hiểu được vị trí, vai tròcủa tá dược và kỹ thuật bào chế, giải quyết đúng đắn các vấn đề liên quan đến nghiêncứu thiết kế công thức chế phẩm, xây dựng qui trình sản xuất và triển khai sản xuất.Với quan niệm sinh dược học, việc nghiên cứu tác dụng dược lý của bất kì dược chấtnào sẽ không có ý nghĩa nếu không có các tá dược tham gia thành phần công thức đểtạo nên một dạng thuốc cụ thể của dược chất được nghiên cứu Trong một dạng thuốc,khái niệm dược chất, tá dược và chất phụ là không còn chính xác nữa Mà tất cả đều lànguyên liệu, thành phần của dạng thuốc và mỗi chất có vai trò cụ thể tác động tương

hỗ với nhau tạo nên dạng thuốc – một hệ thống lý hóa phức tạp Nói cách khác, tádược cần phải được nghiên cứu, sử dụng một cách cụ thể đối với từng dược chất ở một

Trang 11

chế phẩm thuốc cụ thể Bởi vì tá dược ảnh hưởng đến khả năng giải phóng và hấp thudược chất và hiệu lực điều trị của thuốc, nghĩa là không thể có tá dược chung cho mọidược chất, mọi dạng thuốc Việc sử dụng các tá dược thiếu cơ sở khoa học có thể dẫntới việc làm giảm, đảo ngược hay mất hoàn toàn tác dụng điều trị của dược chất Điềunày xảy ra chủ yếu là vì có sự tương tác giữa các dược chất, giữa dược chất với tádược và giữa tá dược và tá dược khi bào chế thuốc và cả trong quá trình bảo quản Cơ

sở của tương tác như vậy là lợi thế của việc tạo phức và hấp phụ có khả năng là thayđổi tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ dạng thuốc vào cơ thể

Sinh dược học bào chế là cơ sở lý thuyết và thực hành của bào chế học hiện đại Đốitượng nghiên cứu của sinh dược học bào chế là các yếu tố thuộc về dạng thuốc tức cácyếu tố dược học, nói chính xác hơn là các yếu tố dược phẩm Các yếu tố dược phẩmgồm 4 nhóm sau:

− Trạng thái và tính chất lí hóa của dược chất

3.2 Tá dược ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc

Khi bào chế thuốc, yêu cầu cần đạt được là thuốc phải đảm bảo an toàn và hiệu lực chongười dùng, nghĩa là thuốc phải đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình bảo quản từkhi xuất xưởng tới khi hết hạn dùng Xét về kỹ thuật bào chế, thuốc phải ổn định khitất cả các tiêu chí chất lượng về vật lý, hóa lý, hóa học, vi sinh, độc tính, sinh dược học

và đặc biệt là hiệu lực điều trị không thay đổi hoặc thay đổi trong giới hạn cho phép

Độ ổn định của thuốc chịu tác động của nhiều loại yếu tố Các yếu tố cụ thể khác nhautùy từng dạng thuốc, nhưng khái quát có 3 yếu tố chính sau:

Trang 12

kỹ thuật bào chế; ảnh hưởng tương tác giữa dạng thuốc và bao bì cũng như khả năngbảo vệ của bao bì khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, ánhsáng, … trong điều kiện bảo quản, thuốc sẽ mất ổn định (hỏng) và sự mất ổn địnhđược biểu hiện dưới dạng biến đổi khác nhau như:

− Biến đổi vật lý

− Biến đổi hóa học

− Biến đổi về độ nhiễm khuẩn

− Biến đổi về độc tính

− Biến đổi về sinh khả dụng, …

Do vậy, khi nghiên cứu xây dựng công thức và kỹ thuật bào chế việc lựa chọn các tádược, kỹ thuật bào chế và bao bì phù hợp với từng dược chất và dạng thuốc trong mộtdạng thuốc cụ thể để tạo ra chế phẩm có độ ổn định cao là hết sức quan trọng Ở đâyvai trò, tác dụng của tá dược là vô cùng lớn Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đãchứng minh rõ điều đó

3.3 Vấn đề độc tính của tá dược

Như đã biết, sử dụng tá dược không chỉ tính đến yêu cầu kỹ thuật bào chế, các tiêu chí

lý hóa của các dạng thuốc mà phải tính đến độc tính của tá dược Độc tính của tá dượcđược xem xét trên 2 phương diện:

− Về mặt hiệu lực điều trị: làm thay đổi hoạt tính của dược chất và sinh khả dụngcủa thuốc, dẫn tới hiệu lực điều trị

− Về mặt sinh lý: có độc tính, khả năng gây đột biến gen và ung thư, …

Ví dụ: Trong các tài liệu tham khảo đã ghi nhận nhiều chất màu đã bị cấm sử dụng vìkhả năng gây ung thư như Sudan II, có nhiều nghi ngờ về độc tính của các chất màutổng hợp như tartrazin Một số nhà khoa học Nhật và Mỹ đã xác định tác dụng gây ungthư và đột biến gen của cyclamat trên chuột cống Cơ quan quản lí thuốc và thực phẩmcủa Mỹ (FDA) đã cấm dùng cyclamat từ cuối năm 1969 Anh đã cấm dùng cyclamat

từ 1970 Thụy Điển, Phần Lan, Canada cũng quyết định đình chỉ sản xuất cyclamat.Nhiều nước, trong đó có Đức, cũng đã gửi tới WHO nhiều thông tin về tá dụng phụ vànhững ảnh hưởng có hại của cylamat Tuy nhiên Đức vẫn sản xuất cyclamat, cộngđồng Châu Âu vẫn chấp nhận cho dùng cyclamat làm chất tạo vị ngọt trong thựcphẩm, … và vấn đề cyclamat vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu và tranh luận Từ vấn

Trang 13

đề độc tính của cyclamat, cần khẳng định sự cần thiết phải nghiên cứu nghiêm túc,toàn diện việc sử dụng tá dược tổng hợp trong dược phẩm.

Đặc biệt cần thận trọng khi sử dụng các chất bảo quản chống vi khuẩn, nấm mốc, …Cần phải nhắc một số nguyên tắc trong bào chế thuốc (đặc biệt là thuốc cho trẻ em) làkhông được cho thêm bất kì một tá dược nào nếu chưa được nghiên cứu kĩ mà trướchết là các chất bảo quản có ảnh hưởng tới sự sống của tế bào nấm mốc, vi khuẩn, …Bởi vì ảnh hưởng đến hệ men , sự phát triển của tế bào, tính thấm của tế bào nấm mốc,

vi khuẩn thì cũng sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến sự sống của tế bào người dùng thuốc, đặcbiệt là trẻ em Cần phải lưu ý rằng không có một chất bảo quản chống vi khuẩn, nấmmốc nào ở nồng độ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc mà lại ít có ảnhhưởng đến cơ thể người dùng thuốc, trước hết là trẻ em Các nghiên cứu khoa họcnghiêm túc đã chỉ ra rằng cần phải sử dụng các chất bảo quản một cách thận trọng và

có cơ sở khoa học Người ta coi một chất bảo quản là không độc khi dùng 10 năm màkhông gây đột biến gen và ung thư Ngày nay, số lượng các chất bảo quản dùng trongthuốc và thực phẩm tăng lên hằng năm Trong tài liệu khoa học có rất nhiều thông tin

Ví dụ:

− Các alcol, phenol, muối kim loại nặng, … có ảnh hưởng gây đột biến gen

− Theo khuyến cáo của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thếgiới (WHO) thì acid benzoic và natri bisulfit có một số tác dụng không mongmuốn và có khả năng gây ung thư

− Acid boric, borat (vẫn được coi là một hệ đệm kinh điển), hexamethylentetramin cũng không đạt yêu cầu hiện đại dùng trong dược phẩm và thực phẩm

vì kích ứng ruột, gây tổn thương thận

− Các chất hoạt động bề mặt làm thay đổi tính thấm của màng tế bào nên làmtăng hoạt tính của các tác nhân gây ung thư

Hiện nay thuốc sản xuất trong nước đã có những bước tiến vượt bậc: chất lượng đãđược nâng cao, đã chiếm được khoảng 40% thị phần dược phẩm Việt Nam Nhưng

Trang 14

Nếu xét trong nghĩa rộng, chất lượng thuốc phụ thuộc 3 yếu tố:

− Chất lượng nội tại của thuốc

− Bao bì thuốc

− Thông tin về thuốc

Xét trên cả 3 yếu tố trên, thuốc Việt Nam kém xa thuốc nước ngoài Nếu xét trên nghĩahẹp, chất lượng thuốc được thể hiện bằng:

Do vậy, việc nắm vững tính chất lý hóa học, tương kỵ, tính an toàn, phạm vi ứng dụng,

ưu nhược điểm của từng loại tá dược, … để vận dụng sáng tạo trong bào chế và sảnxuất thuốc nhằm lựa chọn được thành phần tá dược tối ưu cho công thức chế phẩmthuốc đạt chất lượng trên cả hai mặt: sinh khả dụng và tuổi thọ, là vấn đề vô cùng quantrọng, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và cấp bách hiện nay đối vớicác nhà nghiên cứu phát triển và sản xuất thuốc Việt Nam

Trang 15

3 Công thức tổng quát và khối lượng phân tử

Acacia là một phức hợp, tập hợp không cố định đường và hemicellulose với khốilượng phân tử vào khoảng 240.000-580.000 Tập hợp gồm chủ yếu nhân gôm arabic,được liên kết với calci, magnesi, và kali, cùng với các đường arabinose, galactose,rhamnose

4 Phân loại theo chức năng

Tá dược dính cho thuốc viên; tác nhân ổn định; tác nhân tạo dịch treo; chất làm tăng

Trang 16

7 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Dụng dịch nước phải được đun sôi ban đầu để tránh tác động của vi khuẩn và men Cóthể dùng lò vi sóng Cũng có thể cho chất bảo quản kháng khuẩn như acid benzoic0,1% w/v, natribezoat 0,1% w/v hay hỗn hợp methylparaben 0,17% w/v vàpropylparaben 0,03% w/v

Bột acacia phải được bảo quản trong thùng kín, tại chỗ khô và mát

Trang 17

Acid Alginic

1 Tên theo một số dược điển

BP: Alginic acid

PhEur: Acidum alginicum.

USP: Alginic acid

4 Công thức tổng quát và khối lượng phân tử

Acid alginic là một polyme glycuronan mạch thẳng, là một hỗn hợp của acid β-(1 4)-D-mannosyluronic và cặn acid α-(1  4)-L-glucosyluronic, với công thức chung(C6H8O)n Khối lượng phân tử đặc hiệu là 20.000-240.000

5 Phân loại theo chức năng

Tác nhân tạo dịch treo, tác nhân ổn định, tác nhân làm tăng độ nhớt, tá dược dính và rãtrong viên nén

độ 1-5% Trong thuốc bột nhão, kem và gel, acid alginic được dùng làm tác nhân tạo

độ đông cứng và tạo dịch treo cũng như tác nhân ổn định cho nhũ dịch dầu/nước

Về điều trị, acid alginic được dùng làm chất kháng acid Phối hợp cùng thuốc đối vậnthụ thể H2 Chất này còn được dùng để chữa trào ngược thực quản

Trang 18

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Acid alginic thủy phân chậm ở nhiệt độ ấm, tạo nên sản phẩm có khối lượng phân tử

và độ nhớt thấp hơn

Dịch phân tán của acid alginic có thể bị vi khuẩn xâm nhập, làm cho giảm mứcpolyme hóa và độ nhớt nên cần cho chất bảo quản như 1-2% natribenzoat, acid sorbichay paraben

Dịch phân tán acid alginic có thể được tiệt trùng bằng nồi hấp hay lọc qua màng0,22Ÿm Hấp có thể làm giảm độ nhớt và còn tùy thuộc sự hiện diện của các chất khác.Acid alginic cần bảo quản trong bình kín ở nơi khô và mát

Trang 19

Acid ascorbic

1.Tên theo một số dược điển

BP: Ascorbic acid.

JP: Ascorbic acid.

PhEur: Acidum ascorbicum.

USP: Ascorbic acid.

5 Phân loại theo chức năng

Chất chống oxy hóa; vitamin trị liệu

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Dưới dạng bột, acid ascorbic tương đối ổn định trong không khí và nếu không có oxy

và chất oxy hóa khác thì cũng ổn định với nhiệt Acid ascorbic không ổn định trongdung dịch, đặc biệt là dung dịch kiềm, dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí Quátrình oxy hóa nhanh hơn khi có ánh sáng và nhiệt; bị xúc tác bởi vết đồng và sắt Dung

Trang 20

Acid benzoic

1 Tên theo một số dược điển

BP: Benzoic acid.

JP: Benzoic acid.

PhEur: Acidum benzoicum.

USP: Benzoic acid.

5 Phân loại theo chức năng

Tác nhân trị liệu hay bảo quản kháng khuẩn

Chế phẩm dùng cho âm đạo 0,1-0,2

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Trang 21

Dung dịch nước 0,1% w/v của acid benzoic đựng trong chai PVC ổn định trong 8 tuần

ở nhiệt độ bình thường Dung dịch acid benzoic có thể được tiệt trùng bằng hấp haylọc

Khi cho acid benzoic vào một hỗn dịch, anion benzoat hấp phụ vào hạt tiểu phân treo,ảnh hưởng đến điện tích bề mặt và làm mất ổn định hỗn dịch

Acid benzoic phải được bảo quản trong bình kín, để nơi khô, mát

Trang 22

Acid citric monohydrat

1 Tên theo một số dược điển

BP: Citric acid monohydrate.

JP: Citric acid.

PhEur: Acidum citricum monohydricum.

USP: Citric acid.

2 Tên khác

Acid 2-hydroxypropan-1,2,3-tricarboxylic monohydrat

3 Tên hóa học

Acid 2-hydroxy-1,2,3-propantricarboxylic monohydrat

4 Công thức tổng quát và khối lượng phân tử

C6H8O7.H2O = 210,14

5 Phân loại theo chức năng

Tác nhân acid hóa, chống oxy hóa, đệm pH, chelat hóa; chất làm tăng hương

Acid citric được dùng trong dung dịch chống đông máu, thuốc làm tan sỏi thận

Làm tăng hương trong thuốc nước 0,3-2,0

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Acid citric monohydrat mất nước kết tinh trong không khí khô hay khi sấy ở 40oC.Dung dịch acid citric loãng có thể bị lên men khi bảo quản

Nguyên liệu phải để trong thùng kín, ở nơi khô, mát

Trang 23

Acid lactic

1 Tên theo một số dược điển

BP: Lactic acid.

PhEur: Acidum lacticum.

USP: Lactic acid.

5 Phân loại theo chức năng

Chất chống oxy hóa; vitamin trị liệu

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Dưới dạng bột, acid ascorbic tương đối ổn định trong không khí và nếu không có oxy

Trang 24

Acid oleic

1 Tên theo một số dược điển

BP: Oleic acid.

PhEur: Acidum oleicum.

USP: Oleic acid.

5 Phân loại theo chức năng

Tác nhân nhũ hóa; chất dẫn qua da

6 Mô tả

Acid oleic là một chất lỏng giống như dầu, màu nâu nhạt, mùi giống mỡ lợn

Acid oleic có thành phần chính là acid (Z)-9-octadecenoic cùng thành phần không cốđịnh acid no và không no, cũng có thể có một ít chất chống oxy hóa

7 Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm

Acid oleic được dùng làm tác nhân nhũ hóa trong công thức thuốc dùng tại chỗ vàtrong thực phẩm, đồng thời cũng được dùng làm chất dẫn qua da, tăng sinh khả dụngcủa những thuốc kém hòa tan trong nước, một phần chất dẫn trong viên nang mềm.Acid oleic iod hóa được dùng trong chẩn đoán hình ảnh

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Acid oleic tiếp xúc với không khí sẽ hấp thụ oxy, trở nên sẫm màu và mùi nặng hơn.Acid này bị phân hủy khi đun nóng lên 80-100oC ở áp suất khí quyển

Acid oleic phải bảo quản trong bình kín, tránh ánh sáng, để nơi mát và khô

Trang 25

4 Công thức tổng quát và khối lượng phân tử

C18H36O2 = 284,47 (nguyên liệu tinh khiết)

BP và USP mô tả acid stearic là hỗn hợp của acid stearic (không dưới 40%) vàpalmitic Tổng lượng của 2 acid không dưới 90%

5 Phân loại theo chức năng

Tác nhân nhũ hóa, chất làm tăng độ tan, tá dược trơn cho viên nén và viên nang cứng

Trong công thức thuốc dùng tại chỗ, acid stearic được dùng làm chất nhũ hóa hay tăng

độ tan Khi được trung hòa một phần, nó được dùng trong kem bôi ngoài khi trộn với5-15 lần khối lượng dung dịch nước Hình thái hay thể chất của kem được quyết địnhbởi tỷ lệ kiềm được dùng Acid stearic cũng được dùng để làm cứng viên đặt glycerin

Trang 26

Alcol cetostearic

1 Tên theo một số dược điển

BP: Cetostearyl alcohol.

PhEur: Alcohol cethylicus et stearylicus.

USP: Cetearyl alcohol.

2 Tên khác

Alcol cetostearyl

3 Tên hóa học

Alcol cetostearyl

4 Công thức tổng quát và khối lượng phân tử

Alcol cetostearyl là một hỗn hợp alcol mạch thẳng thể rắn, chủ yếu có alcol stearyl(C16H34O) Tỷ lệ thường là 50-70% alcol stearyl và 20-35% alcol cethyl Hai loại nàychiếm ít nhất 90% nguyên liệu Ngoài ra, ít nhất là 7% chất diện hoạt natri cetostearylsulfat (loại A) hay natri lauryl sulfat (loại B)

5 Phân loại theo chức năng

Alcol cetostearyl được dùng trong mỹ phẩm và thuốc dùng tại chỗ, làm tăng độ nhớt,

ổn định nhũ dịch như một chất đồng nhũ hóa, cho phép giảm nhu cầu chất diện hoạt.Chất này cũng đã dùng để làm chậm hòa tan thuốc tan trong nước Khi phối hợp vớichất diện hoạt, alcol cetostearyl tạo nên nhũ dịch rất phức tạp

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Alcol cetostearyl ổn định trong những điều kiện bình thường và phải giữ trong thùngkín, để nơi khô, mát

Trang 27

Alcol stearyl

1 Tên theo một số dược điển

BP: Stearyl alcohol.

JP: Stearyl alcohol.

PhEur: Alcohol stearylicus.

USP: Stearyl alcohol.

2 Tên khác

Crodacol S95; n-octadecanol; alcol octadecyl; stenol.

3 Tên hóa học

1-octadecanol

4 Công thức tổng quát và khối lượng phân tử

C18H38O = 270,48 (nguyên liệu tinh khiết)

5 Phân loại theo chức năng

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Alcol stearyl ổn định với acid và kiềm, thường không bị khét Cần bảo quản trongthùng kín, để nơi khô, mát

Trang 28

5 Phân loại theo chức năng

Tác nhân trị liệu; chất chống oxy hóa

0,001-8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Các tocopherol bị oxy hóa chậm trong không khí và tốc độ này tăng nhanh khi cómuối bạc và sắt Tocopherol ester ít bị oxy hóa hơn nhưng chống oxy hóa kém hơn.Tocopherol phải bảo quản trong bình kín, dưới lớp khí trơ và để nơi khô, mát, tránhánh sáng

Trang 29

3-amino-N-(α-3 Tên hóa học

N-α-1-Aspartyl-L-phenylamin 1-methyl ester

4 Công thức tổng quát và khối lượng phân tử

Không giống như các chất làm ngọt mạnh khác, aspartam được chuyển hóa trong cơthể, 1g cung cấp khoảng 17kJ (4kcal) là một năng lượng tối thiểu cho cơ thể

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Aspartam ổn định khi khô và bị thủy phân khi độ ẩm cao

Trang 30

5 Phân loại theo chức năng

Chất hấp phụ, tác nhân ổn định, chất tạo dịch treo, chất tăng độ nhớt

6 Mô tả

Bentonit là chất vô cơ giống như đất sét, kết tinh hay bột mịn, không mùi, màu kem tớixám nhạt, không lẫn cát, sỏi Các tiểu phân có kích thước 50-150Ÿm cùng nhiều tiểuphân nhỏ cỡ 1-2Ÿm Soi kính hiển vi các mẫu nhuộm bằng dung dịch xanh methylentrong alcol phát hiện những tiểu phân nhuốm màu xanh đậm

7 Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm

Bentonit là nhôm silicat ngậm nước tự nhiên được dùng đầu tiên trong công thức hỗndịch, gel cho thuốc bôi tại chỗ Chất này cũng được dùng trong bột tạo dịch treo, đểlàm gel có chứa tác nhân tạo nhũ dầu trong nước

Bentonit cũng có thể dùng trong thuốc uống, mỹ phẩm và thực phẩm Trong thuốc uống, nóđược dùng để hấp phụ hoạt chất cation và làm chậm quá trình giải phóng; cũng còn đượcdùng để che vị khó chịu của một số thuốc

Trang 31

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Bentonit hút ẩm và phải tránh hút ẩm của không khí

Hỗn dịch betonit trong nước có thể hấp tiệt trùng Nguyên liệu khô có thể tiệt trùngkhô ở 170oC sau khi đã sấy 100oC trong 1 giờ

Nguyên liệu phải bảo quản trong thùng kín, để nơi khô và mát

Trang 32

Benzalkonium clorid

1 Tên theo một số dược điển

BP: Benzalkonium chloride.

JP: Benzalkonium chloride.

PhEur: Benzalkonii chloridum.

USP: Benzalkonium chloride.

2 Tên khác

Alkylbenzyldimethylamoniclorid; alkyl dimethylbenzyl amoni clorid; BKC; CatigenDC100; Exameen 3.580; Hyamin 3.500; Pentonium; Roccal; Zephiran

3 Tên hóa học

Alkyldimethyl (phenyldimethyl) amoni clorid

4 Công thức tổng quát và khối lượng phân tử

USP mô tả benzallonium clorid là một hỗn hợp của alkyl benzyldimethylamoni cloridtheo công thức chung [C6H5CH2(CH3)R] Cl, trong đó R biểu hiện cho một hỗn hợp

alkyl mà tất cả hay một số nhóm bắt đầu với n-C8H17

Khối lượng phân tử trung bình của benzalkonium clorid là 360

5 Phân loại theo chức năng

Chất bảo quản kháng khuẩn; chất sát trùng, tẩy trùng; tác nhân hòa tan; tác nhân làmẩm

Trong công thức thuốc nhỏ mũi và tai, nồng độ được dùng là 0,002-0,02%, đôi khiphối hợp với 0,002-0,005% w/v thimerosal

Trang 33

Trong thuốc tiêm thể tích nhỏ, benzalkonium clorid cũng được dùng ở nồng độ 0,01%w/v.

Benzalkonium clorid cũng được dùng trong mỹ phẩm

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Benzalkonium clorid là một chất thân nước và có thể bị tác động bởi ánh sáng, khôngkhí và kim loại

Dung dịch trong nước ổn định trong phạm vi pH và nhiệt độ rộng, có thể tiệt trùngbằng hấp mà không mất tác dụng khi bảo quản ở nhiệt độ phòng Dung dịch loãng đểtrong bình bằng PVC hay polyuretan có thể mất tác dụng kháng khuẩn

Nguyên liệu phải bảo quản trong thùng kín, tránh ánh sáng, tránh tiếp xúc với kim loại

và để nơi khô, mát

Trang 34

3 Tên hóa học

Butyl-4-hydroxybenzoat

4 Công thức tổng quát và khối lượng phân tử

C11H14O3 = 194,23

5 Phân loại theo chức năng

Chất bảo quản kháng khuẩn

Trong các công thức thường dùng muối natri do dễ hòa tan nhưng cũng dễ làm tăng

pH chế phẩm

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Dung dịch nước của butylparaben có thể hấp tiệt trùng; ổn định tới 4 năm ở pH 3-6(phân hủy dưới 10%) tại nhiệt độ môi trường trong khi bị phân hủy nhanh (60 ngày) ở

pH 8,0

Nguyên liệu phải bảo quản trong thùng kín, để nơi khô và mát

Trang 35

Calci stearat

1 Tên theo một số dược điển

BP: Calcium stearate.

JP: Calcium stearate.

PhEur: Calcii stearas.

USP: Calcium stearate.

2 Tên khác

Distearat calci; Hyqual; muối calci của acid stearic

3 Tên hóa học

Muối calci của acid octadecanoic

4 Công thức tổng quát và khối lượng phân tử

C36H70CaO4 = 607,03 (nguyên liệu tinh khiết)

USP mô tả calci stearat là hợp chất calci với hỗn hợp acid hữu cơ rắn, thu được từ mỡ

và gồm chủ yếu calci stearat và calci palmitat với tỷ lệ thay đổi (C32H62CaO4) Nó cóchứa calci oxyd tương đương 9,0-10,5%

5 Phân loại theo chức năng

Tá dược trơn cho thuốc viên

Calci stearat cũng được dùng làm chất nhũ hóa, chất ổn định, cũng dược dùng trong

mỹ phẩm và thực phẩm

Trang 36

Acritamer; polymer của acid acrylic; Carbopol; Polymer carboxyvinyl; carboxy

polymethylen; acid polyacrylic

3 Tên hóa học

Nhựa carbomer 910, 934, 934 B, 940, 941, 971 P và 974 P

4 Công thức tổng quát và khối lượng phân tử

Carbomer là một polymer tổng hợp có khối lượng phân tử cao của acid acrylic, liên kếtchéo giữa các đường mạch thẳng hay allyl ester của pentaerythriol Theo tính trên chấtkhô, chúng có chứa 56-68% nhóm acid carboxylic (-COOH)

Theo USP, có nhiều cấp carbomer khác nhau về độ nhớt trong nước và giành cho cácdạng thuốc khác nhau

Khối lượng phân tử của nhựa carbomer về lý thuyết là 700.000 tới 4 tỷ Carbopol 941

có khối lượng phân tử 237.600g/mol và Carbopol 940 là 104.400g/mol.

5 Phân loại theo chức năng

Chất kết dính sinh học; chất nhũ hóa; tá dược kéo dài giải phóng hoạt chất; tác nhântạo hỗn dịch; tá dược dính trong viên nén; tác nhân tăng độ nhớt, chất tạo gel

Trang 37

ethyl acetat thấp có thể dùng trong thuốc uống (dịch treo, viên nén hay công thức giảiphóng kéo dài) Trong công thức thuốc viên, carbomer thường được dùng làm chất kếtdính khô hay ẩm Khi tạo hạt ướt, dịch tạo hạt được pha bằng nước hay alcol/nước.Nhựa carbomer cũng đã được dùng trong thuốc giải phóng kéo dài, ức chế menprotease của ruột trong thuốc có peptid; làm chất kết dính sinh học trong băng dính ởnão; vi cầu nhỏ mũi; hạt nhiễm từ cho thuốc giải phóng tại đích Carbomer cũng đượcdùng làm chất nhũ hóa tạo nhũ tương dầu/nước cho nhũ dịch dùng ngoài, được trunghòa một phần bằng natri hydroxyd và amin chuỗi dài như stearylamin Carbomer 951được dùng để tăng độ nhớt trong đa nhũ dịch vi tiểu cầu Carbomer cũng được dùngtrong thực phẩm.

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Carbomer là vật liệu hút ẩm nhưng ổn định, có thể sấy tới 104oC tới 2 giờ mà không bịảnh hưởng, sấy tới 260oC thì bị phân hủy hoàn toàn Dạng bột khô không tạo thuận lợicho men và nấm phát triển Dạng phân tán trong nước cần có thêm chất bảo quảnkháng khuẩn (methyl paraben 0,18%; clorocresol 0,1% hay thimerosal 0,1%; ) Khithêm một số chất kháng khuẩn như benzalkonium clorid, natri benzoat với nồng độcao (0,1% w/v), dịch phân tán có thể bị vẩn đục và giảm độ nhớt

Gel nước có thể hấp tiệt trùng với ảnh hưởng tối thiểu về độ nhớt hay pH, ổn định lâudài ở nhiệt độ môi trường Cần tránh ánh sáng do bị oxy hóa nhưng bị hạn chế bởi chấthấp thu UV như benzophenon-2

Công thức thuốc đựng trong ống nhôm cần có pH thấp hơn 6,5

Trang 38

Cellulose bột

1 Tên theo một số dược điển

BP: Powdered cellulose.

JP: Powdered cellulose.

PhEur: Cellulosi pulvis.

USP: Powdered cellulose.

4 Phân loại theo chức năng

Tác nhân tạo dịch treo; chất hút; tá dược trơn; tá dược độn; tá dược rã; tá dược dính

7 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Cellulose bột là chất ổn định, hút nước nhẹ

Nguyên liệu phải bảo quản trong thùng kín, để nơi khô và mát

Trang 39

Cellulose vi tinh thể

1 Tên theo một số dược điển

BP: Microcristalline cellulose.

JP: Microcristalline cellulose.

PhEur: Cellulosum microcristallinum.

USP: Microcristalline cellulose.

5 Phân loại theo chức năng

Chất hấp phụ; tác nhân tạo dịch treo; tá dược độn, dính và rã trong thuốc viên nén,viên nang

6 Mô tả

Cellulose vi tinh thể là bột kết tinh trắng, không màu, không vị, không mùi, gồmnhững hạt xốp Chất này có nhiều loại trên thị trường, khác nhau về cỡ hạt và độ ẩmnên có tính chất và áp dụng khác nhau

7 Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm

Cellulose vi tinh thể được dùng rộng rãi trong công thức thuốc viên nén, viên nang làm

tá dược dính và độn, được dùng cả trong quá trình tạo hạt ướt và dập thẳng Chất nàycùng có phần làm trơn khi dập và rã cho viên, hữu ích trong dập viên

Trang 40

5 Phân loại theo chức năng

Chất tạo nhũ trong mỹ phẩm và thuốc bôi tại chỗ với nồng độ 0,3-5,0% w/w

8 Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Cholesterol là một chất ổn định và phải tồn trữ trong thùng kín, tránh ánh sáng

Ngày đăng: 16/03/2017, 08:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w