1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của thanh niên Sóc Sơn trong phong trào xây dựng nông thôn mới

32 479 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,7 MB

Nội dung

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đưa ra mụctiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệptheo hướng hiện đại Muốn thực hiện được mục tiêu này, phải hướng sự pháttriển về vùng nông thôn, nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tàinguyên tạo nên sự phát triển cân đối hài hòa, thu hẹp khoảng cách giữa thànhthị và nông thôn.

Hiên nay, ở nước ta, dân số trong độ tuổi thanh niên (từ 16-30 tuổi)khoảng trên 22 triệu người, trong đó huyện Sóc Sơn có khoảng 15200 thanhniên Đây là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp vàxây dựng nông thôn mới Điểm nổi bật của đa số thanh niên nông thôn là cósức khỏe, dám nghĩ dám làm, mạnh dạn tham gia chuyển đổi, chuyển dịch cơcấu kinh tế, vươn lên thoát nghèo; là lực lượng xung kích, đi đầu ủng hộ vàthực hiện có hiệu quả những chủ trương và đường lối của Đảng, chính sáchpháp luật của nhà nước ở khu vực nông thôn Nhiều thanh niên nông thôn đãbứt ra khỏi lối tư duy cũ kỹ, tư tưởng bao cấp, ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước,mạnh dạn đầu tư vốn sức lực, chất xám để sản xuất, kinh doanh; tích cực tiếpthu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông, lâm , ngưnghiệp và phát triển các nghề truyền thống, ngành nghề dịch vụ; tự học hỏi,trang bị kiến thức góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn Đã xuất hiện nhiều thanh niên nông thôn trở thành nôngdân giỏi, thành đạt trong lao động sản xuất, trong kinh doanh, trở thành tiệuphú, tỷ phú trẻ Tuy nhiên, nhìn chung trình độ học vấn, trình độ chuyên mônkỹ thuật của thanh niên nông thôn còn thấp thiếu vốn đầu tư vào phát triển sảnxuất, kinh doanh Tỷ lệ đoàn viên, thanh niên đi làm ăn xa ngày càng lớn.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng đề tài “Thực trạng và giải phápphát huy vai trò của thanh niên Sóc Sơn trong phong trào xây dựng nông

Trang 2

thôn mới” là hết sức quan trọng góp phần thay đổi nhận thức cũng như hành

động của thanh niên nông thôn Sóc Sơn nói riêng và thanh niên nông thôn nóichung.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Mục đích nghiên cứu: thực trạng công tác xây dựng nông thôn mới,

giải pháp phát huy vai trò của Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thônmới.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: nghiên cứu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn,

thực trạng hoạt động của Đoàn trên địa bàn nông thôn thời gian qua: nhữngkết quả đã đạt được, những hạn chế, giải pháp cụ thể phát huy vai trò củaĐoàn thanh niên huyện Sóc Sơn tham gia xây dựng nông thôn mới.

3 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.

Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài xây dựng nôngthôn mới như:

“Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ThanhChương tỉnh Nghệ An” của Phan Đình Hà.

“Vai trò lãnh đạo của Đảng về Xây dựng nông thôn mới trong giai đoạnhiện nay” của Bùi Thị Quyên.

Những nghiên cứu này đã cho chúng ta thấy được một kía cạnh nào đótrong công tác xây dựng nông thôn mới.

Ngoài những bài viết trên mạng tôi đã được quan sát và nghe kể lại vềnhững hoạt động, những tấm gương trong phong trào xây dựng nông thônmới của tuổi trẻ Sóc Sơn.

Để có được nguồn tư liệu này trong quá trình thu thập thông tin tôi đã sửdụng các phương pháp chủ yếu sau.

Phương pháp điền dã.

Phương pháp quan sát tham dự.

Trang 3

Ngoài các phương pháp kể trên, trong quá trình viết tôi đã sử dụng mộtsố phương pháp như:

Phương pháp mô tả.Phương pháp thống kê.

Phương pháp phân tích tổng hợp.

4 Những đóng góp mới của đề tài

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động của tổ chức Đoàn Sóc Sơn trong thời

gian qua.

- Góp phần thay đổi nhận thức của thanh niên về nông thôn Việt Nam.- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đoàn thanh niên

tham gia xây dựng nông thôn mới.

5 Kết cấu của bài tiểu luận

Chương 1: Tổng quan về Huyện Đoàn Sóc Sơn

Chương 2: Phong trào xây dựng nông thôn mới của tuổi trẻ Sóc Sơn.Chương 3: Giải pháp pháy huyvai trò của thanh niên Sóc Sơn trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về Huyện Đoàn Sóc Sơn1.1.Vị trí địa lý, cơ cấu tổ chức

+ Nguyễn Như Quyết (cán bộ).+ Nguyễn Văn Tuấn (cán bộ).+ Nguyễn Thị Thảo (cán bộ).+ Trần Thị Thu Hằng (cán bộ).+ Nguyễn Thị Trang (cộng tác viên).+ Nguyễn Thị Thà (cộng tác viên).

Trang 5

+ Nguyễn Thị Thùy Vân (cộng tác viên).

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

+) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy, là đội quân xung kíchcách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn bổ sung lực lượng ưu tú choĐảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội.

+) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học XHCN của thanh niên; làmôi trường lành mạnh để tập hợp đoàn kết, giáo dục, rèn luyện và phát triểnnhân cách toàn diện, định hướng lý tưởng cao đẹp của con người mới xã hộichủ nghĩa, tạo cơ hội, điều kiện cho thanh niên cống hiến trưởng thành.

+) Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chínhđáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốtchính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên ViệtNam.

Vị trí, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thốngchính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trong hệ thống chính trị Đảng Cộng sảnViệt Nam là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.

+ Đối với Đảng: Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, làđội dự bị tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụchính trị của Đảng.

+ Đối với Nhà nước: Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trongcông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chứcxã hội chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.

Trang 6

+ Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên,Đoàn giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạtđộng của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam vàcác thành viên khác của Hội.

+ Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Đoàn giữ vai trò làngười phụ trách xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộlàm công tác thiếu nhi; tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạtđộng của Đội

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Huyện Đoàn Sóc Sơn.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đoàn,các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, BanThường vụ huyện Đoàn của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội từ tỉnh, huyện tới cơsở.

- Tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của Đoàn và phongtrào thanh thiếu nhi; chuẩn bị các báo cáo về công tác Đoàn và phong tràothanh thiếu nhi, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo,điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn.

- Tập hợp, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn đểkiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành có liên quan về chủtrương, chế độ chính sách đối với thanh thiếu nhi và tổ chức Đoàn, Hội, Đội.Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn phối hợp với các cơ quan

Trang 7

hữu quan tổ chức thực hiện các chủ trương công tác, chế độ, tài chính, chínhsách của Đảng, Nhà nước đối với thanh, thiếu nhi và công tác thanh, thiếu nhicủa huyện.

- Xây dựng, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo điều kiện hoạtđộng của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện Đoàn: quản lý tổ chức, biênchế ngân sách, tài sản và công tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo quyđịnh chung của các cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan và của Tỉnh Đoàn,Trung ương Đoàn.

Chương 2: Phong trào xây dựng nông thôn mới của tuổi trẻ Sóc Sơn.2.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.Khái niệm nông nghiệp.

Nông nghiệp là ngành sản xuất ra vật chất cơ bản của xã hội, sử

dụng đất đai để trồng trọtvà chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tưliệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thựcthực phẩmvà mộtsố nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, baogồm nhiều chuyên ngành: trồng trot, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩarộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế củanhiều nước đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa pháttriển.

Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nôngnghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:

+Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sảnxuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho

Trang 8

chính gia đình của mỗi người nông dân Không có sự cơ giới hóa trong nôngnghiệp sinh nhai.

+Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đượcchuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sửdụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sảnphẩm nông nghiệp Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạogiống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao Sản phẩm đầu rachủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thịtrường hay xuất khẩu Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyênsâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũcốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi

2.1.2.Khái niệm nông dân.

Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản

xuất nông nghiệp Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến cácngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai Tùy từng quốc gia, từng thờikì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất.Họ hìnhthành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.

Theo số liệu của Hội Nông dân Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng13 triệu hộ nông dân.

2.1.3.Khái niệm nông thôn.

Theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là

phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn,được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.

Nông thôn Việt Nam hiện có khoảng 70% dân sinh sống.

2.1.3.Khái niệm về nông thôn mới.

- Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người

Trang 9

dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn vàthành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bảnlĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầngđược xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lýgiữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàubản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệthống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xãhội.

2.2 Chính sách của nhà nước

Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự đồng lòng,chung sức của toàn Đảng, toàn dân và quyết tâm cao của hệ thống chính trị Đểthực hiên Nghị quyết Đại hội Đai biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đặc biệtlà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) vềnông nghiệp, nông dân và nông thôn, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngànhtập trung triển khai nhiều chương trình, dự án và các giải pháptiếp tục pháttriển nông nghiệp, nông thôn toàn diện; tăng cường nỗ lực xóa đói, giảmnghèo; tiếp tục cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần dâncư nông thôn, tham gia góp phần xây dựng nông thôn mới Ngày 28 tháng 10năm 2008, Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ đã ban hành Chươngtrình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Banchấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Trong đóchính phủ giao cho bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợpvới các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới Chương trình được đư ra nhầm đẩy mạnh xây dựng vàphát triển nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần củangười dân được nâng cao, hạ tầng kinh tế xã hội hiện đạimôi trường sinh tháixanh - sạch - đẹp; bản sắc văn hóa được giữ gìn và phát huy; hệ thống chính trị

Trang 10

được củng cố góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu cơ bản đưa nước tathành nước công nghiệp và hiện đại vào năm 2020.

Sau gần 2 năm nghiên cứu và xây dựng, ngày 4 tháng 6 năm 2010,Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ-TTg

Theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Nhà nướcsẽ hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương cho công tác quy hoạch, đường giaothông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn;xây dựng trạm y tế xã, nhà văn hóa cũng như kinh phí cho công tác đào tạokiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộhợp tác xã Ngoài ra , hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ương cho xây dựngcông trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư đường giao thôngthôn, xóm, giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng…

2.3 Đặc trưng của nông thôn mới

Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản

Lao động 2010), đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn2010-2020, bao gổm:

- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thônđược nâng cao;

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hộihiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;- An ninh tốt, quản lý dân chủ.

- Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao

2.4 Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

 Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch

Trang 11

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nôngnghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩnmới

Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn đượcbản sắc văn hoá tốt đẹp

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học,THCS có cơ sởvật chất đạt chuẩn quốc gia

 Cơ sở vậtchất văn hoá

Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL

Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của BộVH-TT-DL

 Chợ nông thôn

Trang 12

Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng Bưu điện

Có điểm phục vụ bưu chính viễn thôngCó Internet đến thôn

 Nhà ở dân cưKhông có nhà tạm, dột nát Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung củatỉnh

 Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo chung thấp hơn 6% Cơ cấu lao động

Tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Tỉ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao độngChỉ tiêu chung và từng vùng đạt từ 90% trở lên

Trang 13

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ VH-TT-DL

 Môi trường

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia đạt chung là 85%

Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường

Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp

Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnhCán bộ xã đạt chuẩn

Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên An ninh, trật tự xã hội

An ninh, trật tự xã hội được giữ vững

2.5 Phong trào “Tuổi trẻ Sóc Sơn chung tay xây dựng nông thôn mới” của Huyện Đoàn Sóc Sơn giai đoạn 2013- 2020.

2.5.1 Mục tiêu.

- Mục tiêu chung là: nâng cao nhận thức cho thanh thiếu nhi về chủ trương xây dựng nông thôn mới; phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong tham gia thực hiện các tiêu chí tại cơ sở góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.

Thông qua hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới, tiếp tục tạo sựchuyển biến về chất lượng tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Trang 14

trên địa bàn nông thôn; tăng tỷ lệ tập hợp và đa dạng hóa các hình thức hỗ trợthanh niên nông thôn phát triển kinh tế, chăm lo cải thiện đời sống vật chất vàtinh thần cho thanh thiếu niên ở nông thôn.

- Mục tiêu cụ thể là: Mục tiêu đến năm 2015:

 100% tổ chức Đoàn các cấp thực hiện hiệu quả công tác tuyêntruyền về xây dựng nông thôn mới.

 100% thanh niên nông thôn được tuyên truyền, tư vấn về họcnghề và việc làm.

 100% cơ sở Đoàn có hoạt động, hoặc công trình, phần việc xâydựng nông thôn mới hằng năm.

 100% Đoàn xã tổ chức lực lượng đống góp ngày công tham giaxóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

 Mỗi năm, tổ chức Đoàn hỗ trợ, xây dựng được tối thiểu 01 môhình phát triển kinh tế của thanh niên có doanh thu từ 100 triệu đồng trởlên/năm/xã.

 100% Đoàn xã có đội thanh niên xung kích, thanh niên tìnhnguyện bảo vệ môi trường nông thôn 100% chi đoàn ở nông thôn đăng ký vàđảm nhận “Đoạn đường thanh niên tự quản”.

 Hằng năm, 100% Đoàn xã đạt từ khá trở lên Mục tiêu đến năm 2020:

 Đến năm 2020, không có hộ đói do thanh niên làm chủ hộ vàgiúp 300 hộ thanh niên thoát nghèo bền vững.

 Mỗi năm, các cơ sở Đoàn tham gia sửa chữa, bảo dưỡng tối thiểu3km đường giao thông nông thôn: 2km thủy lợi nội đồng.

 Xây dựng và duy trì các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên.

2.5.2 Kinh phí thực hiện

Trang 15

Kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí thuộc Chương trình mục tiêuquốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn kinh phí của Trung ương Đoàn,nguồn lồng ghép các chương trình, dự án, ngân sách địa phương, huy động xãhội hóa.

2.5.3 Kết quả đã đạt được.

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Do đó, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó đoàn viên, thanh niên là lực lượng xung kích đi đầu.

Xác định tầm quan trọng và trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong côngtác này, Huyện Đoàn Sóc Sơn phát động trong toàn Đoàn cuộc vậnđộng “Tuổi trẻ Sóc Sơn chung tay xây dựng nông thôn mới” Cuộc vận độngđã được các cấp bộ Đoàn trong huyện nhiệt liệt hưởng ứng, vận dụng triểnkhai sâu rộng đến đông đảo các đối tượng thanh niên, tập trung vào nhữngcông việc cụ thể, thiết thực như: Tuyên truyền các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng mục tiêu,nội dung, ý nghĩa và 19 tiêu chí đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới cho đoànviên thanh niên; phát động chiến dịch tình nguyện hè 2015 với chủ đề “Tuổitrẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” gắn với các hoạt động tình nguyệnlàm vệ sinh môi trường,phối hợp với các ngành liên quan tổ chức hướng dẫn,chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho nhân dân; vậnđộng đoàn viên thanh niên tích cực tham gia thực hiện phong trào xây dựngnếp sống văn hóa ở khu dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp củadân tộc, tham gia phong trào bảo vệ ANTQ; khuyến khích và hỗ trợ thanhniên xây dựng các mô hình làm kinh tế giỏicho thu nhập trên 80 triệuđồng/năm, thực hiện mô hình điểm “Làng xã xanh - sạch - đẹp”, … thông qua

Trang 16

các hoạt động nêu trên có tác động tích cực đến nhận thức của đoàn viênthanh niên và nhân dân về chương trình mục tiêu quốcgia về xây dựng nôngthôn mới.

 Các cấp bộ Đoàn trong huyện đã tổ chức 270 buổi tuyên truyềnvề chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới,trong đó chú trọng mục tiêu, nội dung, ý nghĩa và 19 tiêu chí đạt tiêu chuẩn xãnông thôn mớiđến ĐVTN vànhân dân thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn,chi hội, lồng ghép trong các hoạt động của Đoàn, Hội và các sự kiện chính trịquan trọng của địa phương, các hội thi, hội diễn văn nghệ thu hút trên 6.250lượt đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân tham gia Ngoài ra, các cơ sởĐoàn còn tổ chức treo 120 băng zôn, khẩu hiệu, phát 1.600 tờ rơi tuyên truyềnvề thôn nông mới.

 Các cấp bộ Đoàn trong huyện đã hỗ trợ xây 03 nhà nhân ái tạicác xã: Minh Phú, Xuân Giang, Kim Lũ, trị giá 85 triệu đồng; sửa chữa, làmmới đường giao thông nông thôn, tham gia đổ bê tông, cứng hóa đường giaothôn nông thôn, nội đồng, đường trục chính nội đồng được 11 km với 1.700ngày công trị giá bằng tiền trên 135 triệu đồng; phối hợp xây dựng 93 nhà tiêuhợp vệ sinh cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; vận động nhân dân vàthanh niên triển khai mô hình hố rác gia đình, tổ chức các hoạt động tìnhnguyện đào 65 hố rác tại trung tâm các khu dân cư, khu chợ

 Phát huy tinh thần xung kích của ĐVTN trong tham gia pháttriển kinh tế - xã hội, Huyện đoàn Sóc Sơn đã đẩy mạnh phối hợp với Phònggiao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thực hiện công tác uỷ thác chovay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hiện nay đoàn thanh niênhuyện quản lý 36 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn với dư nợ trên 31 tỷ đồng Từnguồn vốn tín dụng ưu đãi, ĐVTN đã sử dụng để phát triển sản xuất, kinhdoanh, xây dựng các mô hình liên kết phát triển kinh tế nông- lâm- ngưnghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương, hiện nay toàn huyện có 15 mô

Ngày đăng: 14/03/2017, 21:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w