1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ở Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang

23 518 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 303,91 KB

Nội dung

BÁO CÁO CÁ NHÂN Đề tài : “ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ Ở TRUNG TÂM VĂN HOÁ VÀ TRIỂN LÃM TỈNH TUYÊN QUANG”... Theo kế hoạch thực tập năm thứ thứ ba ngành Quản lý vă

Trang 1

BÁO CÁO CÁ NHÂN

Đề tài : “ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ Ở TRUNG TÂM VĂN HOÁ VÀ TRIỂN LÃM

TỈNH TUYÊN QUANG”

Trang 2

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang là một trong những trung tâm hoạt động văn hóa hiệu quả của tỉnh Tuyên Quang, hoạt động của trung tâm đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, tạo dựng dựa trên cơ sở những nét đẹp truyền thống tạo sân chơi lành mạnh, thoải mái Các hoạt động của trung tâm

đã góp phần phổ cập kiến thức nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa nghệ thuật, nuôi dưỡng mầm non nghệ thuật tương lai cho tỉnh Tuyên Quang Nhiều năm qua trung tâm văn hóa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà chính quyền giao cho, đạt được nhiều thành tích cao trong hoạt động, xứng đáng là một lá cờ đầu trong hoạt động văn hóa cấp tỉnh, trung ương, là điển hình văn hóa toàn quốc Xây dựng kế hoạch hoạt động của Trung tâm văn hóa là một công việc quan trọng hàng đầu, nó quyết định tới thành công của hoạt động, giúp cho người làm hoạt động chủ động, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức các hoạt động văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà nhu cầu hưởng thụ về văn hóa không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng của xã hội

Theo kế hoạch thực tập năm thứ thứ ba ngành Quản lý văn hóa nghệ thuật, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, sinh viên đến thực tập tại các tổ chức quản lý văn hóa nghệ thuật, tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật… Người viết chọn Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang là cơ sở kiến tập của mình để vận dụng những kiến thức đã học tại trường để quan sát, tham gia, phân tích, đánh giá cũng như bước đầu đề xuất những giải pháp về một số hoạt động văn hóa nghệ thuật hoặc quản lý văn hóa nghệ thuật của trung tâm

Trang 3

Trên nền tảng những kiến thức đã được học và nghiên cứu tại nhà trường, cùng với thời gian thực tập tại Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang, được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của giảng viên T.s Phạm Thị Bích Huyền và Ban lãnh đạo, các cán bộ tại Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang

Tôi lựa chọn nội dung báo cáo kiến tập năm thứ ba của mình là “Xây dựng kế

hoạch tổ chức các hoạt động ở Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang”, với mong muốn đóng góp những ý kiến của bản thân nhằm đề ra những

giải pháp hiệu quả nhất trong việc quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật của trung tâm

2 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu : Hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa và Triển lãm

tỉnh Tuyên Quang

- Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

- Thời gian: Từ năm 2013 đến nay

3 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu, phân tích và đánh giá về thực trạng tổ chức hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang Qua đó đưa ra giải pháp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa tại Trung tâm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

Trang 4

4 Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh những cơ sở lý luận chung làm nền tảng, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp nghiên cứu tư liệu, phân tích, tổng hợp nguồn tư liệu

- Phương pháp khảo sát thực tế

5 Đóng góp của đề tài

Đề tài đóng góp thêm tư liệu nghiên cứu về thực trạng tổ chức hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang

Đóng góp ý kiến về việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tại Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang

Trang 5

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM VĂN HOÁ VÀ TRIỂN LÃM

TỈNH TUYÊN QUANG

1.1 Khái quát thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Thành phố Tuyên Quang nằm hai bên bờ sông Lô, được che chắn bởi các dãy núi cao và xen kẽ nhiều đồi núi thấp Độ cao trung bình dưới 500m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 25° Từ Hà Nội đi lên phía Bắc khoảng 165 km theo quốc lộ 2 có thể tới thành phố Tuyên Quang Thành phố Tuyên Quang được xác định phía đông, phía bắc, phía tây giáp huyện Yên Sơn; phía nam giáp huyện Sơn Dương Như vậy, đô thị trong tương lai sẽ có 3 khu chính: khu nội thị, 2 khu đô thị vệ tinh gồm khu du lịch sinh thái nằm ở phía Tây Nam và khu công nghiệp nằm ở phía Nam thành phố Thành phố Tuyên Quang có diện tích 11.917,45 ha đất tự nhiên Trong quá trình lịch sử, thành phố Tuyên Quang luôn là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng

"An biên" che chắn cho kinh đô Thăng Long về phía bắc Sau năm 1954, thị xã Tuyên Quang có 3 phường: Minh Xuân, Phan Thiết, Tân Quang Ngày 26 tháng

7 năm 1968, chuyển 4 xã: Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà thuộc huyện Yên Sơn về thị xã Tuyên Quang quản lý.Sau năm 1975, thị xã Tuyên Quang

có 3 phường: Minh Xuân, Phan Thiết, Tân Quang và 4 xã: Hưng Thành, Nông Tiến, Tràng Đà, Ỷ La Những năm 1975-1991, thị xã Tuyên Quang giữ vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tuyên (do hợp nhất 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang) Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Tuyên Quang được tái lập, thị xã Tuyên Quang trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Quang Ngày 3 tháng 9 năm 2008, chuyển 5 xã: An Tường,

Trang 6

Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Đội Cấn thuộc huyện Yên Sơn về thị xã Tuyên Quang quản lý; chia xã Ỷ La thành 2 phường: Ỷ La và Tân Hà; chuyển 2 xã Hưng Thành và Nông Tiến thành 2 phường có tên tương ứng Ngày 25 tháng

6 năm 2009, thị xã Tuyên Quang được công nhận là đô thị loại 3 Ngày 2 tháng

7 năm 2010, thị xã Tuyên Quang chính thức trở thành thành phố Tuyên Quang

1.2 Khái quát về Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang

1.2.1 Đặc điểm chức năng

Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang là đơn vị sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể thao trực thuộc UBND tỉnh Tuyên Quang; có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật Trung tâm văn hóa có trụ sở và các thiết chế văn hóa đặt tại trung tâm thành phố Tuyên Quang

Tuyên truyền cổ động nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội theo đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin ở cơ sở Tổ chức các dịch vụ công về văn hóa

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

Căn cứ chương trình phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội của địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn, dài hạn và tổ chức thực hiện sau khi được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương Tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin lưu động, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, câu lạc bộ, nhóm sở thích, lớp năng khiếu về nghệ thuật, thể thao, kỹ năng nghề và các loại hình hoạt động khác phù hợp với nhiệm vụ được giao Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần

Trang 7

chúng, lễ hội truyền thống, thi đấu thể thao Tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ phương pháp công tác cho những người làm công tác văn hoá, thông tin, theo kế hoạch của Sở Văn Hoá tỉnh Tuyên Quang Tổ chức các hoạt động thư viện, bảo tàng, giáo dục truyền thống, triển lãm, hoạt động nhà văn hóa Biên soạn, xuất bản và phát hành theo quy định của pháp luật các tài liệu chuyên môn phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ Tổ chức các dịch vụ văn hóa, thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; hợp tác, giao lưu, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động văn hoá, thông tin, cơ sở với các

tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất

về hoạt động của Trung tâm với UBND tỉnh với Sở Văn Hoá và những cơ quan quản lý văn hoá, thông tin theo quy định Quản lý tổ chức, cán bộ, viên chức, tài chính và tài sản của Trung tâm theo quy định của cấp có thẩm quyền; được ký kết

hợp đồng lao động và quản lý lao động theo quy định của Pháp luật

1.2.3 Cơ cấu tổ chức

* Ban giám đốc

Ban giám đốc gồm có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc

- Giám đốc: Đ/c Trần Hải Quang – là người phụ trách chung Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về hoạt động sự nghiệp Văn hóa Đi sâu công tác tổ chức, tài chính, các hoạt động văn hoá Đền Liệt sỹ và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao

- 2 Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc, văn hoá nghiệp vụ, cảnh quan môi trường các khu vực do trung tâm quản lý; hoạt động khai thác các loại hình dịch

vụ của trung tâm

Trang 9

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ CỦA TRUNG TÂM VĂN HOÁ VÀ TRIỂN LÃM TỈNH TUYÊN QUANG

2.1 Phong trào văn hóa – văn nghệ trên địa bàn huyện Hải Hậu

Tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật được ứng dụng và phát triển , đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao Từ đó, nhu cầu hưởng thụ văn hóa cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn Thực trạng hưởng thụ văn hóa của người dân hiện nay không còn như trước nữa, do nhu cầu cuộc sống và sự phát triển của thông tin, truyền hình , nhu cầu vui chơi giải trí của người dân ngày càng đa dạng, phong phú, nâng cao hơn Để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, hàng loạt các loại hình nghệ thuật, câu lạc bộ, trung tâm chiếu phim, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các loại hình vui chơi, giải trí… đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân thành phố Tuyên Quang

Ở thành phố Tuyên Quang các hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh

cở các hệ thống nhà văn hóa trên địa bàn huyện Từ ngày hòa bình lặp lại năm

1954, các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng có sự chỉ đạo về hệ thống tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ về nội dung, được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghệ thuật, tiếp tục phát triển đa dạng về nội dung và hình thức rộng khắp các thôn xóm, nhà văn hóa, chất lượng được nâng lên Nhờ có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, sự chỉ đạo sát xao từ huyện xuống cơ sở để tổ chức và xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở để từ đó phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển và đạt

Trang 10

được những thành quả nhất định Hàng năm, Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang luôn có những kế hoạch cụ thể để phổ biến xuống các xã để triển khai từ rất sớm để chuẩn bị cho hội diễn, chính vì thế mà chất lượng các chương trình và các tiết mục tham gia hội diễn đều có chất lượng và được đánh giá rất cao Như vậy, vui chơi giải trí là mục tiêu, động lực của sự phát triển Mục tiêu đó phải nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong sự kết hợp hài hòa giữa điều kiện vật chất và tinh thần, giữa mức sống và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững không chỉ cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau

2.2 Thực trạng hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang

Thực trạng hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang được thể hiện ở các hoạt động chính : hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động, triển lãm, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật, công tác thư viện, hoạt động các CLB, đội nghệ thuật và các hoạt động tại chỗ (mở các lớp học năng khiếu)

2.2.1 Công tác thông tin tuyên truyền, cổ động, triển lãm

Với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, công tác tuyên truyền đã truyền tải nhanh chóng, kịp thời các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương đến với nhân dân, các cán bộ nhân viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Duy trì tốt việc phát thanh ngày 2 buổi trên hệ thống đài truyền thanh theo từng chuyên đề và định kỳ hoạt động của đài phát thanh – truyền hình thành phố và đài phát thanh huyện Do đó, đảm bảo tính thời sự, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị

Tiến hành kẻ vẽ, in trên 600 khẩu hiệu treo đường : 1800 cờ nheo, 70 bức chướng trang trí in trên 1000m2, pano, tranh, chữ Tổ chức các đợt triển lãm tranh

Trang 11

ảnh kỉ niệm những năm chẵn thành lập huyện với nhiều chủ đề khác nhau miêu tả chân thực đất và người Tuyên Quang qua các thời kì từ thời khai cơ cho đến thời kì phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới…

2.2.2 Công tác văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật

Tổ chức trên 50 buổi biểu diễn văn nghệ ngoài trời phục vụ nhân dân vào các dịp lễ tết, kỷ niệm ngày lễ hội và chào đón các sự kiện chính trị diễn ra trong năm như Mừng Đảng, Mừng Xuân, 30/4 – 1/5, 19/8, 2/9 , 1000 năm Thăng long Hà Nội, Đại hội Đảng các cấp, Đại hội thi đua các cấp.Công tác văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật được coi là thế mạnh của trung tâm, đạt nhiều thành tích trong những năm qua Để đạt hiệu quả cao trong công tác tổ chức, ban lãnh đạo phải xây dựng kế hoạch trước khi chương trình biểu diễn nghệ thuật được diễn ra Các chương trình văn nghệ đáp ứng mục tiêu về mặt chính trị, văn hóa, kinh tế của trung tâm Với mỗi chương trình, Trung tâm Văn hoá và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang đều có kế hoạch xác định mục tiêu, xây dựng đề tài, xác định nội dung, chủ đề, kêu gọi các

cơ quan đơn vị tham gia, đăng ký các tiết mục, chuẩn bị đầy đủ về mặt kinh phí, nguồn lực cho chương trình, xây dựng kế hoạch thời gian luyện tập, thời gian duyệt

cơ sở, thời gian tổng duyệt, kế hoạch hội diễn (thời gian hội diễn, ban tổ chức, ban giám khảo, trang trí sân khấu dàn nhạc, giải thưởng ), kế hoạch hậu cần, lường trước những rủi ro, có biện pháp ứng phó kịp thời Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về kinh phí, nguồn nhân lực, kế hoạch tổ chức Các chương trình nghệ thuật thường phải mời cộng tác viên đến dàn dựng chương trình, thuê trang phục biểu diễn, hội trường tại Trung tâm còn nhỏ, để dàn dựng những chương trình quy mô lớn phải thuê địa điểm, gây mất thời gian và công sức Trung tâm văn hóa cần được

sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất, có hội trường biểu diễn khang trang, cung cấp đầy đủ trang phục biểu diễn Quan trọng hơn, trung tâm nên quan

Trang 12

tâm nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, để có những chuyên viên có khả năng dàn dựng, đạo diễn chương trình, đồng thời thu hút thêm các cộng tác viên ký hợp đồng lâu dài với trung tâm để tạo ra các chương trình nghệ thuật xuất sắc và chuyên nghiệp hơn nữa

2.2.3 Các hoạt động tại chỗ

Duy trì thường xuyên các hoạt động tại chỗ thu hút đông đảo thanh thiếu niên và nhân dân đến học tập, sinh hoạt, luyện tập như các loại hình nghệ thuật như: lưu giữ nghệ thuật hát then – đàn tính, Trung tâm Văn Hoá xác định những hoạt động tại chỗ nào trở thành điểm mạnh, thu hút lớn người tham dự, hoạt động nào chưa hiệu quả để có những kế hoạch điều chỉnh trong năm tới Kế hoạch bao gồm: xác định nhu cầu của các đối tượng, lên chương trình hoạt động, làm việc với các cộng tác viên liên quan, xác định nguồn nhân lực, kinh phí cần thiết, giới thiệu chương trình học tập đến toàn địa bàn thành phố, tổ chức tuyển sinh, sắp xếp lớp học và tổ chức quản lý hoạt động diễn ra trong quá trình hoạt động Qua việc tìm hiểu thực trạng hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa và Triển lãm tỉnh Tuyên Quang đã cho thấy sự trưởng thành và phát triển không ngừng của trung tâm Bên cạnh những thành công nhất định, trung tâm vẫn còn những tồn tại, khó khăn cần

sự cố gắng nỗ lực của cán bộ và sự quan tâm hơn nữa của chính quyền, nhân dân trên địa bàn quận, đặc biệt trong công tác xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động Trung tâm văn hóa nên có chiến lược xây dựng kế hoạch cho tất cả các hoạt động văn hóa, các kế hoạch sẽ là nền tảng quyết định thành công của công việc giúp trung tâm chủ động, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức các hoạt động văn hóa

2.3 Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động văn hoá của Trung tâm Văn hoá

Ngày đăng: 14/03/2017, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w