1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam

90 1,7K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 3,96 MB

Nội dung

LÊ MỘNG LINHCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Trang 1

LÊ MỘNG LINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - Năm 2016

Trang 2

LÊ MỘNG LINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THANH PHONG

TP Hồ Chí Minh - Năm 2016

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khảnăng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứucủa riêng tôi Tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng các kiến thức

đã học và trao đổi với người hướng dẫn khoa học, bạn bè…

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng đượcthu thập từ nhiều nguồn khác nhau và có ghi trong phần tài liệu tham khảo

TP.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2016

Tác giả

Lê Mộng Linh

Trang 4

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 4

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 4

1.6 Kết cấu đề tài 5

1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

2.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 7

2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 7

2.1.2 Đặc thù kinh doanh ngân hàng 7

2.1.3 Các hoạt động kinh doanh ngân hàng 8

Trang 5

2.1.3.3 Hoạt động thanh toán 9

2.1.3.4 Hoạt động đầu tư 9

2.1.3.5 Hoạt động kinh doanh khác 9

2.1.4 Kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 10

2.1.4.1 Các khoản thu nhập của ngân hàng thương mại 10

2.1.4.2 Các khoản chi phí của ngân hàng thương mại 11

2.1.4.3 Lợi nhuận của ngân hàng 11

2.2 Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 12

2.2.1 Khái niệm khả năng sinh lời 12

2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 12

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 14

2.3.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng thương mại 14

2.3.1.1 Quy mô ngân hàng 14

2.3.1.2 Vốn chủ sở hữu 14

2.3.1.3 Khả năng thanh khoản 15

2.3.1.4 Quy mô cấp tín dụng 16

2.3.1.5 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 16

2.3.1.6 Chi phí hoạt động 17

2.3.1.7 Năng lực quản lý 17

2.3.2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô 17

2.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế 17

2.3.2.2 Lạm phát 18

2.3.2.3 Lãi suất 18

2.3.2.4 Tỷ giá hối đoái 18

2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 19

2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài 19

Trang 6

Chương 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 24

3.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 24

3.1.1 Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam 24

3.1.2 Ngân hàng thương mại Việt Nam 26

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam 27

3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 27

3.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng 28

3.2 Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2007 – 2014 29

3.3 Tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam 32

3.3.1 Quy mô vốn chủ sở hữu 32

3.3.2 Khả năng thanh khoản 33

3.3.3 Quy mô cấp tín dụng 35

3.3.4 Dự phòng rủi ro tín dụng 36

3.3.5 Chi phí hoạt động 37

3.3.6 Tăng trưởng GDP 38

3.3.7 Lạm phát 39

Tóm tắt chương 40

Chương 4: KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 42

4.1 Để xuất mô hình nghiên cứu 42

4.2 Mô tả biến 42

4.2.1 Biến phụ thuộc 42

4.2.2 Biến độc lập 43

4.2.3 Biến kiểm soát 43

4.3 Phương pháp kiểm định mô hình 45

Trang 7

4.4.2 Kết quả phân tích tương quan 48

4.4.3 Kết quả hồi quy và các kiểm định các giả thuyết hồi quy 49

4.4.3.1 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình 49

4.4.3.2 Kiểm định các vi phạm giả thuyết mô hình 50

Tóm tắt chương 54

Chương 5: GIẢI PHÁP CHO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 55

5.1 Định hướng phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 55

5.2 Giải pháp cho các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam 57

5.2.1 Tăng quy mô vốn chủ sở hữu 57

5.2.2 Nâng cao khả năng thanh khoản 58

5.2.3 Tăng trưởng tín dụng 59

5.2.4 Ngăn ngừa rủi ro tín dụng 60

5.2.5 Quản lý chi phí 63

5.3 Kiến nghị đối với Chính phủ, ngân hàng Nhà nước và cơ quan chức năng 64

5.3.1 Đối với ngân hàng Nhà nước 64

5.3.2 Đối với Chính phủ 65

5.4 Giới hạn của đề tài và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo 66

5.4.1 Giới hạn của đề tài 66

5.4.2 Hướng nghiên cứu mới của đề tài 66

KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

BCTC Báo cáo tài chính

DATC Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt NamMDB Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê KôngNamABank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương TínSaiGonBank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thươngSHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt NamWTO Tổ chức Thương mại Thế giới

VAMC Công ty Quản lý Tài sản

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamVietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Trang 9

Số hiệu

1.1 Các NHTM Việt Nam trong phạm vi bài nghiên cứu đề tài 32.1 Mô tả tóm tắt kết quả các nghiên cứu thực nghiệm 213.1 Số lượng các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014 264.1 Diễn giải và kỳ vọng của các biến trong mô hình 44

4.3 Kết quả phân tích tương quan của các biến 484.4 Kết quả hồi quy và các kiểm định các giả thuyết hồi quy 494.5 Kiểm định phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan 504.6 So sánh kết quả phân tích thực tế và kỳ vọng 51

Trang 10

Số hiệu

3.1 Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2007 – 2014 273.2 Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2007 – 2014 28

3.4 Quy mô vốn chủ sở hữu giai đoạn 2007 – 2014 323.5 Tỷ lệ thanh khoản giai đoạn 2007 – 2014 343.6 Tỷ lệ dư nợ cho vay giai đoạn 2007 – 2014 353.7 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2007 - 2014 363.8 Tỷ lệ chi phí hoạt động giai đoạn 2007 – 2014 37

Trang 11

Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một định chế tài chính trung gian quan trọngcủa nền kinh tế, nó đóng vai trò là cầu nối giữa bên thừa vốn và bên có nhu cầu vềvốn Một hệ thống ngân hàng kinh doanh hiệu quả sẽ mang lại sự ổn định đồng thờigiúp hệ thống tài chính giảm thiểu tác động của những cú sốc bên ngoài Một trongnhững chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là lợi nhuận Lợinhuận không những cho thấy năng lực, khả năng cạnh tranh của ngân hàng mà nócòn là yếu tố sống còn và cần thiết cho sự phát triền ổn định của ngân hàng Ngànhngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng rất ấn tượng trong quá khứ Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây sự tăng trưởng đã giảm đáng kể Lợi nhuận ngành ngân hàng

2012, 2013 sụt giảm khá mạnh, thậm chí nhiều đơn vị không đạt chỉ tiêu đặt ra.Trên thế giới, nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đếnkhả năng sinh lời của ngân hàng, có thể kể đến một số tác giả như: Usman Dawood(2014) ở Pakistan, Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) tại Malaysia, Bashir(2000) ở khu vực Trung Đông, Munther Al Nimer & các cộng sự (2013) ở Jordan,Muhammad Sajid Saeed (2014) ở Anh… Tại Việt Nam, bên cạnh phương phápphân tích định tính thì phương pháp nghiên cứu định lượng cũng được một số tácgiả tiếp cận như: Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (2013), Thạc sĩ Trần ViệtDũng (2014), Tiến sĩ Trịnh Quốc Trung và cộng sự (2013)

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại không chỉcạnh tranh lẫn nhau mà còn chịu sức ép của các ngân hàng thương mại nước ngoài.Mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại hiện nay là khả năng sinhlời, từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu cấp thiết ở Việt Nam việcnghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngânhàng thương mại Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho các ngân hàngthương mại Việt Nam có thể kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng từ đó nâng cao khảnăng sinh lời là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa

Trang 12

Xuất phát từ lý do đó, nên tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài này là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và mức độảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm gia tăng khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam

Đề xuất giải pháp cho các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời nhằm gópphần nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nội dung đề tài sẽ trả lời các câuhỏi nghiên cứu sau:

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Namtrong giai đoạn 2007 - 2014?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các NHTMViệt Nam trong giai đoạn 2007 - 2014?

- Giải pháp nào góp phần nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM ViệtNam?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTMViệt Nam Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả chỉ phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) ROA là chỉ tiêu

Trang 13

quan trọng để đo lường lợi nhuận của ngân hàng, là đại diện tiêu biểu cho thấy chấtlượng của công tác quản lý tài sản Có, ROA đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận củangân hàng từ tài sản không phân biệt tài sản được hình thành từ nợ hay vốn chủ sởhữu.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năngsinh lời (ROA) của NHTM Việt Nam Tuy nhiên, do hạn chế về thu thập dữ liệunghiên cứu nên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả chỉ phân tích trênphạm vi 19 ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể trình bày trong bảng 1.1

Bảng 1.1: Các NHTM Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu đề tài

3 NH TMCP Hàng Hải Việt Nam 13 NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex

4 NHTMCP Kỹ Thương ViệtNam 14 NHTMCP Xuất Nhập Khẩu ViệtNam

5 Ngân hàng TMCP Kiên Long 15 NHTMCP Ngoại thương ViệtNam

7 NHTMCP Quốc dân 17 NHTMCP Công Thương ViệtNam

8 NHTMCP Việt Nam ThịnhVượng 18 NHTMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam

10 NHTMCP Quốc tế

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu sử dụng để thực hiện luận văn được thu thập từbáo cáo tài chính của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả từ năm 2007 - 2014

Trang 14

Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng số liệu thu thập từ World Bank, báo cáo thường niênNHNN.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương phápnghiên cứu định lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời củacác NHTM Việt Nam

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp diễn dịch, phương pháp qui nạp, tổng hợp dữ liệu thống kê, phântích thống kê mô tả, so sánh dữ liệu

Phương pháp diễn dịch: Trình bày lý thuyết cơ bản về kết quả kinh doanh, các

chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, các yếu tố nội sinh và ngoại biên ảnh hưởng đếnkhả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

Phương pháp phân tích qui nạp: Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến

khả năng sinh lời

Tổng hợp dữ liệu: Dữ liệu vi mô sử dụng trong các phân tích dựa trên cơ sở dữ

liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Namtrong giai đoạn 2007 - 2014; dữ liệu vĩ mô được thu thập từ website của ngân hàngNhà nước và World Bank

So sánh: So sánh khả năng sinh lời của các NHTM qua các thời kỳ, so sánh với

dữ liệu ngành để thấy sự tăng giảm, dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai

Phân tích thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc

tính cơ bản của dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng quát nhất về mẫu nghiêncứu Thông qua thống kê mô tả ta có thể thấy được giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất,giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các biến nghiên cứu bao gồm các biến độc lập

và biến phụ thuộc của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Thực hiện phân tích tương quan để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệtuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc Giữa biến độc lập và biến phụthuộc phải có tương quan thì các biến đó mới được đem vào để phân tích hồi quy

Trang 15

Sử dụng dữ liệu bảng thông qua hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa ảnhhưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong các mô hình Trước tiên nghiêncứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hìnhthông qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF), nếu hệ số lớn hơn hoặc bằng

10 thì hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là nghiêm trọng (Gujrati, 2003).Tiếp theo đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiệntượng phương sai của sai số thay đổi Nếu không có hiện tượng tương quan vàphương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp thôngthường trên dữ liệu bảng: Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS),

mô hình hồi quy tác động ngẫu nghiên (REM), mô hình hồi quy tác động cố định(FEM)… Tuy nhiên nếu có hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thayđổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi(Feasible – FGLS) Wooldridge (2002) cho rằng phương pháp này rất hữu hiệu khikiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi

1.6 Kết cấu đề tài

Đề tài được bố cục thành 5 chương

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của cácNHTM

Chương 3: Thực trạng khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam

Chương 4: Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTMViệt Nam

Chương 5: Giải pháp cho các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của cácNHTM Việt Nam

1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài thực nghiệm tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cácNHTM Việt Nam Bên cạnh đó, đây cũng là một nghiên cứu với mục tiêu kiểmnghiệm lại những kết quả nghiên cứu trước đây cũng như mở ra những hướngnghiên cứu mới cho những nghiên cứu sau này mà đề tài còn hạn chế Chính vì vậy,

Trang 16

kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặtphương pháp luận trong đánh giá khả năng sinh lời và đề xuất các giải pháp khả thi.

Trang 17

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG

SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Theo ngân hàng Thế giới: Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếudưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiềngửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm) Dưới tiêu đề “các ngân hàng” gồm có: NHTM chỉtham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi; cho vay ngắn hạn, trung dài hạn

Theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ngày 16 tháng 06 năm2010: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật cácTCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận

Như vậy, NHTM là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, kinhdoanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi để cấp tíndụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế vì mụctiêu lợi nhuận

2.1.2 Đặc thù kinh doanh ngân hàng

NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt Nét đặc thù của doanh nghiệp ngân hàngđược thể hiện qua các nội dung sau:

Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.Đây là một lĩnh vực đặc biệt vì trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành,liên quan mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Mặt khác lĩnh vực tiền tệ ngân hàng

là lĩnh vực rất nhạy cảm, nó đòi hỏi một sự thận trọng trong điều hành hoạt độngngân hàng để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế - xã hội Chất liệu kinh doanhcủa ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ

mô nền kinh tế, nó quyết định đến sự phát triển hoặc suy thoái của cả một nền kinh

tế, do đó chất liệu này được Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ

Trang 18

- Là một doanh nghiệp nhưng nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng sử dụngtrong kinh doanh là vốn huy động từ bên ngoài, trong khi đó vốn riêng của ngânhàng lại chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh.

- Trong tổng tài sản của ngân hàng, tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng rất thấp,

mà chủ yếu là tài sản vô hình Nó tồn tại dưới hình thức các tài sản tài chính, chẳnghạn như các loại kỳ phiếu, trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu, hợp đồng tín dụng,khế ước nhận nợ và các loại giấy tờ có giá trị khác

- Hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự chi phối rất lớn của chính sáchtiền tệ của ngân hàng Nhà nước Một NHTM không thể mở rộng kinh doanh khiNHNN đang áp dụng chính sách đóng băng tiền tệ, hạn chế lạm phát và ngược lại.NHTM là một trung gian tín dụng, đóng vai trò một tổ chức trung gian đứng ratập trung huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiềngửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, tiền gửi của các đơn vị tổ chức kinh tế, v.v ),biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh vàvốn đầu tư cho các ngành kinh tế, nhu cầu vốn tiêu dùng của toàn xã hội

2.1.3 Các hoạt động kinh doanh ngân hàng

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức

và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt độngcủa ngân hàng

Các hình thức huy động vốn của NHTM:

- Hình thức huy động bằng nhận tiền gửi Đây là hoạt động huy động vốnthường xuyên và chủ yếu nhất hình thành nên nguồn vốn của NHTM gồm: Tiền gửikhông kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm

- Huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá

- Huy động vốn bằng hình thức vay từ các tổ chức tín dụng khác và NHNN

2.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng

Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động sử dụng nguồn vốn của NHTM Trong đó,NHTM sẽ phân phối nguồn vốn huy động cho các chủ thể trong nền kinh tế

Trang 19

Tín dụng được thực hiện thông qua việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ: Chovay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngânhàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Trong đó, cho vay là sản phẩm chủ yếunhất và thu về lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng.

2.1.3.3 Hoạt động thanh toán

Đây là hoạt động mang tính dịch vụ đơn thuần mà không cần sử dụng đến nguồnvốn của ngân hàng, thêm vào đó nó còn tạo ra một nguồn vốn tương đối lớn chongân hàng thông qua quá trình thanh toán

Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiệnthanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủynhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; và các dịch vụthanh toán khác sau khi được ngân hàng Nhà nước chấp thuận Thông qua các dịch

vụ thanh toán, NHTM không những thu được các khoản phí mà còn tăng sức cạnhtranh của mình đối với các đối thủ

2.1.3.4 Hoạt động đầu tư

Bên cạnh hoạt động tín dụng – công cụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng thươngmại thì hoạt động đầu tư tài chính cũng là hoạt động sinh lời và phân tán rủi ro choNHTM

Đầu tư tài chính là việc sử dụng vốn của ngân hàng, đầu tư vào các tài sản tàichính như: Giấy tờ có giá của Nhà nước, chứng khoán của công ty, các công cụ pháisinh

Thực hiện hoạt động này, các NHTM chủ yếu nhằm mục đích sinh lời, kế đến là

để đa dạng hóa các khoản mục bên tài sản Có nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khảnăng thanh khoản và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.1.3.5 Hoạt động kinh doanh khác

Mặc dù mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của ngân hàng là lợi nhuận nhưngNHTM vẫn cần có sự an toàn, tránh được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh củamình Do vậy, ngoài các hoạt động chính là tín dụng, thanh toán, đầu tư tài chính,các NHTM hiện đại ngày nay ngày càng quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ

Trang 20

mới, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng qua đó ngân hàng tìm kiếm lợi nhuậnvới mức rủi ro thấp nhất Các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp vô cùng phongphú, gồm có: Dịch vụ bảo hiểm, hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanhvàng trên thị trường trong nước và thị trường Quốc tế khi NHNN cho phép, dịch vụ

ủy thác, dịch vụ tư vấn Ngoài các dịch vụ trên, ngân hàng thương mại còn cungcấp các sản phẩm dịch vụ khác như: Quản lý ngân quỹ, cho thuê két…

Nói tóm lại, các NHTM hiện nay, ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ truyềnthống còn thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ khác bằng cách đầu tư vào các thiết

bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung ứng các sản phẩm dịch vụcho khách hàng sao cho có thể trở thành ngân hàng đa năng hiện đại, đáp ứng tối đanhu cầu của khách hàng để từ đó thu về các khoản lợi nhuận

2.1.4 Kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.1.4.1 Các khoản thu nhập của ngân hàng thương mại

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại với mục đích là lợi nhuận.Muốn thu được lợi nhuận cao thì vấn đề then chốt là quản lý tốt các khoản mục sửdụng nguồn vốn, nhất là khoản mục cho vay và đầu tư, cùng các hoạt động trunggian khác Các khoản thu nhập của ngân hàng bao gồm hai khoản chính:

- Thu nhập lãi như: Thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tàichính, phí bảo lãnh… Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ lệ lớntrong tổng thu nhập ngân hàng Ở Việt Nam, thu từ nghiệp vụ này thường chiếm tỷtrọng trên 70% tổng thu nhập ngân hàng

- Thu nhập ngoài lãi (thu nhập hoạt động): Về dịch vụ thanh toán và ngânquỹ như thu lãi tiền gửi, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ… Mục đích của cáckhoản tiền này không phải là hưởng lãi mà là để tham gia các hoạt động thanh toán,

dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng Nhà nước và bảo toàn vốn Đây làkhoản thu lớn thứ hai và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của NHTM

- Thu nhập khác: Từ nghiệp vụ đầu tư liên doanh liên kết, kinh doanh chứngkhoán, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, thu về nghiệp vụ ủy thác, đại lý, thu dịch vụ

tư vấn, thu kinh doanh bảo hiểm Ngoài các khoản thu trên, NHTM còn có các

Trang 21

khoản thu phát sinh trong quá trình kinh doanh như: Thu phạt quá số dư, thu lãiphạt nợ quá hạn, thu bất thường.

2.1.4.2 Các khoản chi phí của ngân hàng thương mại

Chi phí của NHTM là số phải chi trong kỳ cho hoạt động kinh doanh và hoạtđộng khác Nội dung các khoản chi phí trong kinh doanh ngân hàng rất đa dạng vàphong phú Việc quản lý chặt chẽ các khoản chi phí trong kinh doanh, tiết kiệm cáckhoản chi không cần thiết có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện tăng thu nhập choNHTM

- Chi phí lãi: Là các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh tiền

tệ của ngân hàng Nội dung các khoản chi phí này bao gồm: Chi trả lãi tiền gửi, chitrả lãi tiền vay, chi về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và đối ngoại

- Chi phí hoạt động: Ngoài ra cũng có các khoản chi cho hoạt động bìnhthường của ngân hàng như: Chi phí quản lý và công vụ: Chi phí tiền lương và cáckhoản phụ cấp có tính chất lương Chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phícông đoàn tính trên cơ sở quỹ lương của NHTM theo quy định của Nhà nước

- Các khoản chi phí khác: Chi nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của phápluật Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch đốingoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác

2.1.4.3 Lợi nhuận của ngân hàng

Peter S.Rose (2002) trình bày khái niệm về lợi nhuận ngân hàng rằng các ngânhàng về cơ bản đạt được lợi nhuận từ hoạt động cho vay thông qua sự khác biệtgiữa lãi suất trả cho người gửi tiền và lãi suất nhận được từ khách hàng vay Thêmvào đó thu từ các khoản đầu tư chứng khoán, tiền gửi hưởng lãi tại các ngân hàngkhác và các tài sản có sinh lời khác Những khoản chi phí phát sinh trong quá trìnhtạo ra nguồn thu trên bao gồm tiền lãi trả cho những khoản vay, chi phí vốn tự có,tiền lương và phúc lợi trả cho nhân viên, chi phí hoạt động liên quan đến tài sản vậtchất của ngân hàng, phân bổ dự phòng tín dụng, thuế và những chi phí khác Chênhlệch giữa các khoản thu và chi phí trên là lợi nhuận của ngân hàng

Trang 22

Vậy, lợi nhuận của ngân hàng thương mại là khoản chênh lệch được xác địnhgiữa tổng thu nhập và tổng chi phí phải trả hợp lệ, hợp lý Lợi nhuận thực hiện trongnăm là kết quả kinh doanh của NHTM, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ vàlợi nhuận từ các hoạt động khác.

Lợi nhuận gộp = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngânhàng thương mại Tuy nhiên, mỗi ngân hàng lại có quy mô tài sản khác nhau nênviệc đánh giá qua lợi nhuận của các ngân hàng thương mại không có ý nghĩa vì vậykhả năng sinh lời được xem xét đến

2.2 Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

2.2.1 Khái niệm khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tàisản tài chính, tức là vốn kinh tế mà ngân hàng nắm giữ để tạo ra lợi nhuận, được thểhiện qua các chỉ tiêu tài chính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận trêntổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu

Khả năng sinh lời phản ánh kết quả hoạt động, đánh giá hiệu quả kinh doanh vàmức độ phát triển của một NHTM Đứng trên gốc độ từ NHTM, thì một NHTM cókhả năng sinh lời cao sẽ có khả năng tích lũy cao, có điều kiện đầu tư trang bị côngnghệ từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách hàng; mặc khác đứng trêngóc độ nhà đầu tư, người gửi tiền sẽ quyết định giao dịch khi nhìn thấy NHTM đó

an toàn, có thể bù đắp rủi ro.

2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

Khả năng sinh lời của ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu: Tỷ suất sinh lờitrên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhậplãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) Ngoài ra còn có cácchỉ tiêu khác như tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, chênh lệch lãi suất bình quân,

tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM), tỷ lệ hiệu quả

sử dụng tài sản (AU)

Trang 23

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA - Return on Asset)

ROA cho biết một đồng tài sản Có (tổng tài sản) tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có Tài sản Cósinh lời càng lớn thì hệ số này càng lớn ROA thường được các nhà quản lý ngânhàng tham khảo

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return on Equity)

ROE thường được các nhà đầu tư tham khảo, tỷ số này đo lường khả năng sinhlời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường Chỉ số này là thước đo chính xác đểđánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời Hệ số nàythường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trênthị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của ngân hàng nào Tỷ lệROE càng cao càng chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, cónghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay đểkhai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy

mô Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM - Net Interest Margin)

NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí từ lãi mà ngân hàng có

ROA = Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản

ROE = Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu

NIM = Thu nhập lãi – Chi phí lãi

Tổng tài sản Có sinh lời

Trang 24

thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản Có sinh lời và theođuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM - Net Non Interest Margin)

NNIM đo lường mức chênh lệch giữa thu ngoài lãi và chi phí ngoài lãi mà ngânhàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản Có sinh lời vàtheo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

2.3.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng thương mại

2.3.1.1 Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng thể hiện qua quy mô tài sản của ngân hàng, có ảnh hưởngđến các hoạt động khác nhau bao gồm cả cơ hội đầu tư, đa dạng hóa danh mục đầu

tư, danh tiếng và tiếp cận với vốn chủ sở hữu (Zhang, Jun, & Quỳnh-fang, 2008).Các ngân hàng lớn có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường vốn, do đó một ngân hànglớn sẽ có tỷ lệ vốn cao hơn so với các ngân hàng nhỏ (Aggarwal & Jacques, 2001).Ngoài ra, khi các ngân hàng lớn có thể thực hiện một lượng lớn các hoạt động khácnhau; do đó, họ có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ và rủi ro tín dụng sẽgiảm (Roy, 2008)

2.3.1.2 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của NHTM là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ ngânhàng, của các thành viên trong đối tác liên doanh hoặc các cổ đông trong ngân hàng,kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên…

- Vốn chủ sở hữu bao gồm hai bộ phận: Vốn của chủ sở hữu ban đầu và vốncủa chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động

- Vốn chủ sở hữu ban đầu đối với các NHTM chính là vốn do ngân sáchNhà nước cấp khi thành lập (đối với các NHTM Nhà nước), do cổ đông góp khi

NNIM = Thu nhập ngoài lãi – Chi ngoài phí lãi

Tổng tài sản Có sinh lời

Trang 25

việc mua cổ phần hoặc cổ phiếu (đối với các NHTMCP) bao gồm cổ phần thường

và các cổ phần ưu đãi Mức vốn này phải đảm bảo bằng mức vốn pháp định

- Vốn của chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động (Vốn chủ sở hữu

bổ sung) do cổ phần phát hành thêm hoặc do ngân sách Nhà nước cấp bổ sungtrong quá trình hoạt động, do chuyển một phần lợi nhuận tích lũy, các quỹ dự trữ,quỹ đầu tư, bổ sung vốn điều lệ, phát hành giấy nợ dài hạn…

Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh củaNHTM, nó thực hiện một số chức năng không thể thay thế đó là: Cung cấp nguồnlực ban đầu để ngân hàng có thể duy trì hoạt động khi ngân hàng mới thành lập, là

cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, phòng ngừa rủi rokinh doanh cho ngân hàng Nó cho thấy khả năng hấp thụ thiệt hại bất ngờ của mộtngân hàng (Javaid et.al, 2011:66) Ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao sẽ làm giảmchi phí vốn (Molyneux, 1993) Vốn chủ sở hữu cao cho thấy khả năng sinh lời cao

và tỷ lệ thấp gây ảnh hưởng giảm lợi nhuận Một số nghiên cứu thực nghiệm tìmthấy mối liên hệ giữa vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời như Usman Dawood(2014), Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013), Muhammad Sajid Saeed (2014)

2.3.1.3 Khả năng thanh khoản

Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với chi phí hợp lý đểphục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng

Đây là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn trong quá trìnhhoạt động của một ngân hàng Thanh khoản dồi dào giúp ngân hàng đáp ứng cácnhu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản vay trong hạn hoặc thanh

lý các khoản đầu tư có kỳ hạn; đáp ứng các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ

về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự Đồng thời thanh khoản cũng ảnhhưởng đến lòng tin của người gửi tiền và cho vay Vì vậy, một mặt thanh khoảnảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng Bourke (1989) tìm thấy một ý nghĩatích cực Tuy nhiên, trong thời điểm các ngân hàng không ổn định có thể lựa chọntăng tiền mặt nắm giữ để giảm thiểu rủi ro Khả năng thanh khoản cao cũng chothấy rằng các ngân hàng có quá nhiều tài sản lưu động, trong khi những tài sản này

Trang 26

có tỷ suất sinh lời thấp, ngân hàng có thể mất các hoạt động đầu tư sinh lời và cóthể dẫn đến giảm lợi nhuận Không giống như Bourke (1989), Molyneux vàThorton (1992) đi đến kết luận rằng có một mối tương quan nghịch giữa tính thanhkhoản và khả năng sinh lời.

2.3.1.4 Quy mô cấp tín dụng

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là tiếp nhận các khoản tiền nhànrỗi trong nền kinh tế với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay,thực hiện các nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán và cung cấp cácdịch vụ cho doanh nghiệp, tư nhân, hộ gia đình, các nhà xuất nhập khẩu Lãi thuđược từ hoạt động tín dụng, ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho nguồn vốn đãhuy động và đi vay, thanh toán những chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợinhuận của ngân hàng Quy mô cấp tín dụng càng lớn lợi nhuận ngân hàng cũng caohơn Aper & Anbar (2011) tìm thấy một mối tương quan nghịch giữa các khoản vaykhách hàng và khả năng sinh lời trong khi Gur, Irshad và Zaman (2011), Sufian(2011) và Sasrosuwito danSuzuki (2011) đã tìm thấy mối tương quan thuận giữacho vay và khả năng sinh lời

2.3.1.5 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

Không một loại hình doanh nghiệp nào mà không phải đối đầu với nguy cơ rủi

ro trong quá trình hoạt động kinh doanh Nhưng với các đặc điểm, đặc thù của ngânhàng thương mại có thể kết luận hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ -tíndụng của ngân hàng gặp phải nguy cơ rủi ro cao hơn cả Có thể khái quát các loạirủi ro của một ngân hàng thương mại như sau: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi rothanh toán, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro nguồn vốn, rủi ro thuần túy Trong đó, hoạtđộng tín dụng mang lại lợi nhuận lớn nhất nhưng đồng thời mang lại rủi ro nặng nềnhất cho ngân hàng thương mại

Rủi ro trong tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu

do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ các hoạt động của ngân hàng trong việc mở rộngtín dụng và hoạt động kinh doanh, thị trường vốn (Alexiou và Sofoklis, 2009)

Trang 27

Sufian (2011), Alexio & Sofoklis (2009) và Alper và Ambar (2011) đã tìm thấy mộtmối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lời Việc mở rộng tín dụng trongcác lĩnh vực ngân hàng được coi là có nguy cơ cao làm tăng rủi ro tín dụng và cóthể làm giảm lợi nhuận.

2.3.1.6 Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động của ngân hàng chủ yếu là chi phí quản lý và công vụ, là mộtyếu tố không thể thiếu được đối với hoạt động của ngân hàng Chi phí hoạt độngcàng cao lợi nhuận ngân hàng càng giảm vì đây là khoản trừ đi khỏi doanh thu củangân hàng Điều này được dự kiến sẽ có một mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ chi phítrên thu nhập và lợi nhuận Trujilo-Ponce (2010), Zeitun (2012) và Aleksiou &Sofoklis (2009) đã tìm thấy một mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ chi phí trên thunhập và khả năng sinh lời Tuy nhiên, đây là phần mà ngân hàng có thể điều chỉnh

để giảm chi phí, tăng thu nhập

2.3.1.7 Năng lực quản lý

Yếu tố con người và vấn đề quản trị luôn là yếu tố quan trọng nhất trong quátrình tổ chức hoạt động kinh doanh ngân hàng Nếu trình độ quản trị điều hànhkhông đáp ứng yêu cầu; không xây dựng được quy trình quản trị toàn diện các mặtliên quan trong hoạt động của ngân hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả, hợp lýnguồn vốn của ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, làmgiảm lợi nhuận

2.3.2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô

2.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh sự gia tăng hoạt động kinh tế

và thu nhập cả nước Tăng trưởng kinh tế cao cũng phản ánh triển vọng kinh doanhtốt trong đó có cả ngành ngân hàng Do đó, mức tăng trưởng kinh tế dự kiến cao, lợinhuận ngân hàng cũng sẽ cao Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013), MuhammadSajid Saeed (2014), Zeitun (2012) tìm thấy một mối tương quan thuận giữa tăngtrưởng kinh tế và khả năng sinh lời

Trang 28

2.3.2.2 Lạm phát

Lạm phát được cho là sự gia tăng liên tục của mức giá chung hay giảm giá trịcủa tiền trong một thời gian Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại vàngân hàng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến sức mua và chế độ tỷ giá ngân hàng, chi phí

cơ hội của việc nắm giữ tiền tệ trong tương lai, làm trầm trọng thêm các khoản vay,làm gián đoạn kế hoạch kinh doanh Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rấtnhiều Về phía hệ thống ngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên khôngđáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quánhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện có lượngtiền mặt nhàn rỗi trong tay Về phía người đi vay, họ là những người có lời lớn nhờ

sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng Do vậy, hoạt động của hệ thống ngânhàng bị trì trệ, giảm lợi nhuận ngân hàng

Tuy nhiên, nếu ngân hàng dự đoán được lạm phát trong tương lai, ngân hàng cóthể điều chỉnh mức lãi suất cho vay tạo ra doanh thu cao hơn chi phí dẫn đến lợinhuận cao hơn Sufian (2011), Trujilo-Ponce (2012) tìm thấy một mối tương quanthuận giữa lạm phát và lợi nhuận trong khi Zeitun (2012) tìm thấy một mối tươngquan nghịch giữa lạm phát và khả năng sinh lời

2.3.2.3 Lãi suất

Lãi suất ảnh hưởng đến chi phí vốn của ngân hàng cũng như thay đổi thu nhậptrên các sản phẩm tín dụng cung ứng bởi ngân hàng, cả hai đều có ảnh hưởng đếnlợi nhuận Ngoài ra, thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến giá của các tài sản như cổ phiếu

và trái phiếu mà các tổ chức tài chính sở hữu có thể dẫn đến lợi nhuận hoặc thua lỗ.Nếu biên độ giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất tín dụng của ngân hàng càng lớnthì lợi nhuận của ngân hàng sẽ càng tăng Khi lãi suất tăng sẽ có ảnh hưởng tích cựcđến lợi nhuận ngân hàng vì nó làm tăng khoản thu nhập của ngân hàng Một vàinghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực của lãi suất đến khả năng sinh lời như:Bourke (1989), Molyneux and Thornton (1992)

2.3.2.4 Tỷ giá hối đoái

Biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng khi các ngân hàng giao dịch ngoại tệ hoặc

Trang 29

nắm giữ tài sản (hoặc nợ phải trả) với các dòng tiền ròng bằng ngoại tệ Trong ngắnhạn, việc phá giá đồng nội tệ sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận các ngân hàng, dolàm tăng thu nhập từ tài sản Có của ngân hàng Shuaib Ndagi Sayedi (2014) tìmthấy ảnh hưởng tích cực của tỷ giá hối đoái đến khả năng sinh lời, Abreu & Mendes(2001) tìm thấy kết quả ngược lại khi nghiên cứu các ngân hàng EU.

2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài

Usman Dawood (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lờicủa 23 ngân hàng thương mại tại Pakistan trong giai đoạn 2009 – 2012 Biến phụthuộc được sử dụng là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Kết quả chothấy rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có ảnh hưởng cùngchiều trong khi tỷ lệ thanh khoản (tổng tài sản có tính thanh khoản trên tổng tàisản), tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động có ảnh hưởng ngượcchiều đến khả năng sinh lời ngân hàng

Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đếnkhả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Malaysia trong giai đoạn 2003 -

2009 Tác giả sử dụng tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) là biến phụthuộc trong bài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu (vốnchủ sở hữu trên tổng tài sản) và tỷ lệ thanh khoản (tổng tài sản thanh khoản trêntổng tài sản) có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng; ngượclại, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổngthu nhập hoạt động có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lời (ROA) củangân hàng

Bashir (2000) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ngânhàng (ROA, ROE, NIM) tại tám quốc gia ở khu vực Trung Đông trong giai đoạn

1993 - 1998 Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu trên tổng tàisản) và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản đều ảnh hưởng cùng chiều và có ýnghĩa thống kê đến khả năng sinh lời

Trang 30

Munther Al Nimer & các cộng sự (2013) đã tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩathống kê của tỷ lệ thanh khoản (tổng tài sản thanh khoản trên tổng tài sản) lên khảnăng sinh lời tại 15 ngân hàng của Jordan trong giai đoạn 2005 - 2011 Trong đó tỷ

lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) được chọn làm biến phụ thuộc trong bàinghiên cứu

Muhammad Sajid Saeed (2014) đã nghiên cứu dữ liệu của 73 ngân hàng thươngmại tại Anh trong giai đoạn 2006 - 2012 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấyrằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng cùng chiều và tỷ lệ tăng trưởng GDP ảnhhưởng ngược chiều, tất cả đều có ý nghĩa thống kê đến khả năng sinh lời (ROA)

2.4.2 Nghiên cứu trong nước

Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự (khoa Tài chính - Ngân hàng trườngĐại học Công Nghiệp Tp.HCM) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suấtsinh lời (ROA) của 22 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 -

2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, các khoản vayvới tổng tỷ lệ tài sản, tỷ lệ thanh khoản, và tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởngđến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thạc sĩ Trần Việt Dũng đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinhlời (ROA, ROE, NIM) của 22 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn

2006 - 2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức sở hữu ngân hàng, rủi ro tíndụng, lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản; vốnchủ sỡ hữu và tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến ROA của cácngân hàng thương mại Việt Nam

Tiến sĩ Trịnh Quốc Trung và cộng sự (khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đạihọc Ngân hàng Tp.HCM) sau khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động ngân hảng thương mại Việt Nam (ROA, ROE) giai đoạn 2005 – 2012 đãtìm thấy tỷ lệ tổng chi phí trên doanh thu, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến

tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, trong khi vốn chủ sở hữu và quy mô cấp tíndụng (tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản) có tác động tích cực đến ROA của các ngânhàng thương mại Việt Nam

Trang 31

Bảng 2.1: Mô tả tóm tắt kết quả các nghiên cứu thực nghiệm

cứu Các yếu tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu nước ngoài

Vốn chủ sở hữu, khảnăng thanh khoản, chiphí hoạt động trên thunhập hoạt động, tiềngửi, quy mô ngân hàng

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu(+), tỷ lệ thanh khoản(-) và có ý nghĩ thốngkê

Vốn chủ sở hữu, dựphòng rủi ro tín dụng,chi phí hoạt động trêntổng thu nhập hoạtđộng, khả năng thanhkhoản, tăng trưởngGDP, lạm phát

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu(+), tỷ lệ dự phòng rủi

ro tín dụng trên tổng

dư nợ (-), tỷ lệ chi phíhoạt động trên tổng thunhập hoạt động (-), tỷ

Khả năng thanh khoản Tỷ lệ thanh khoản (-)

Vốn chủ sở hữu, GDP,quy mô ngân hàng, dư

nợ cho vay, quy môtiền gửi, thanh khoản,GDP, lạm phát

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu(+), tăng trưởng GDP(-)

Trang 32

3 Bashir

(2001)

Các yếu tố ảnhhưởng đến khảnăng sinh lời ngânhàng (ROA, ROE,NIM) tại 8 quốc giakhu vực TrungĐông (1993 - 1998)

Vốn chủ sở hữu, dư nợcho vay, thu nhậpngoài lãi, tiền gửi, tổngtài sản, hình thức sởhữu, tăng trưởng GDP,lạm phát, thuế

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu(+), và tỷ lệ dư nợ chovay trên tổng tài sản(+)

Nghiên cứu trong nước

Vốn chủ sở hữu trêntổng tài sản, các khoảnvay trên tổng tài sản, tỷ

lệ thanh khoản, và tốc

độ tăng trưởng kinh tế

Vốn chủ sở hữu trêntổng tài sản (+), cáckhoản vay trên tổng tàisản, tỷ lệ thanh khoản(+), và tốc độ tăngtrưởng kinh tế

22 NHTM ViệtNam (2006 - 2012)

Hình thức sở hữu ngânhàng, vốn chủ sở hữu,quy mô tài sản, rủi rotín dụng, tăng trưởngGDP và lạm phát

Sở hữu nhà nước (-),

nợ quá hạn trên tổng

dư nợ (-), vốn chủ sởhữu trên tổng tài sản(+), tốc độ tăng trưởngkinh tế (+), lạm phát (-)

Loại hình ngân hàng,

tỷ lệ chi phí, tiền gửitrên cho vay, vốn chủ

sỡ hữu, thị phần ngânhàng, quy mô cấp tíndụng , rủi ro tín dụng

tỷ lệ chi phí trên doanhthu (-), nợ quá hạn trêntổng dư nợ (-),vốn chủ

sở hữu trên tổng tài sản(+), dư nợ cho vay trêntổng tài sản (+)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trang 33

Tóm tắt chương

Chương 2 tập trung vào cơ sở lý thuyết, kết quả thực nghiệm trong nghiên cứutrước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thươngmại Về mặt lý thuyết, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ngân hàng đượcchia làm hai nhóm là các biến đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng (thể hiện

ở các tỷ số tài chính của ngân hàng) và các biến đại diện cho yếu tố ngành và kinh

tế vĩ mô Các đặc điểm nội tại của ngân hàng là các yếu tố nội bộ chịu ảnhhưởng bởi các chính sách của nhà quản lý, như: Quy mô ngân hàng, vốn chủ sởhữu, khả năng thanh khoản, quy mô cấp tín dụng, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,chi phí hoạt động, năng lực quản lý Các yếu tố ngành và kinh tế vĩ mô là nhữngyếu tố khách quan, không chịu sự ảnh hưởng của các quyết định quản lý của ngânhàng, như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm, tỷ giá hối đoái,lãi suất, lạm phát

Trang 34

Chương 3 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI VIỆT NAM 3.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

3.1.1 Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự ra đờicủa ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào ngày 06/05/1951 Tuy nhiên, xét

về hình thức quản lý kinh tế, quá trình này có thể chia làm 2 giai đoạn đoạn chínhtrước và sau tháng 05 năm 1990

- Giai đoạn trước tháng 05 năm 1990: Hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệthống một cấp Không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và kinh doanh Ngânhàng Nhà nước vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương, vừa là ngân hàng thươngmại

- Giai đoạn sau tháng 05 năm 1990: Cơ chế đổi mới ngân hàng được hoànthiện thông qua việc công bố hai pháp lệnh Ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhànước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính)

đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ mộtcấp sang hai cấp – Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt độngcủa mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:

+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt độngkinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụcủa một ngân hàng Trung ương – là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; làngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổchức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiềnlàm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với

hệ thống các ngân hàng cấp hai

+ Cấp ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanhtoán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Địnhchế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện

Trang 35

+ Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng làquá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp hai với các loại hình

sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, ngân hàngliên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, hợp tác

xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính Trong thời gian này, bốnngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: ngân hàng Nôngnghiệp Việt Nam; ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam; ngân hàng Côngthương Việt Nam; ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Thời kỳ 1991 đến nay là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam có rấtnhiều chuyển biến dần theo hướng một hệ thống ngân hàng hai cấp hiện đại qua cáccột mốc chính sau:

+ Từ năm 1991, ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) được phép đivào hoạt động và các ngân hàng nước ngoài được tham gia vào thị trường Việt Namthông qua việc mở các chi nhánh hoặc liên doanh với ngân hàng trong nước

+ Năm 1993, Việt Nam bình thường hóa quan hệ tín dụng với các tổ chứcquốc tế (Quỹ tiền tệ Quốc tế, ngân hàng Thế giới, ngân hàng Phát triển châu Á),quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và cộng đồng tài chính quốc tế được tái lập và khơithông

+ Ngày 02/12/1997, Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước ViệtNam và Luật các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản hơn cho hệ thốngngân hàng tiếp tục đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hộinhập quốc tế

+ Công nghệ ngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ; Hệ thống thanh toánđiện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 5/2002, các dịch

vụ ngân hàng điện tử xuất hiện (E-Banking, Internet banking, )

+ Năm 2003: Thành lập ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở ngân hàngphục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thươngmại theo cơ chế thị trường; tiến hành sửa bước 1 Luật Ngân hàng Nhà nước ViệtNam

Trang 36

+ Năm 2004: Sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam.

+ Tháng 6 năm 2010, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luậtngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng mới, tạo nền tảng pháp

lý cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tếngày càng sâu rộng

3.1.2 Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong suốt hai thập kỷ kể từ lần cải cách đầu tiên, ngành ngân hàng đã phát triểnmạnh mẽ, ít nhất là ở số lượng các ngân hàng Từ hệ thống một ngân hàng 1 cấp –ngân hàng Nhà nước đồng thời thực hiện chức năng của ngân hàng thương mại vàngân hàng Trung ương, hệ thống ngân hàng đã tăng lên con số 150 ngân hàng vàhơn 1.100 tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ trong vòng 24 năm Sự phát triển tậptrung vào hai giai đoạn và hai nhóm ngân hàng Thập niên 90’ là thời đại của cácNHTMCP và giai đoạn đầu những năm 2000 đánh dấu thời điểm tham gia của cácngân hàng nước ngoài

Bảng 3.1: Số lượng các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014

(*) Bao gồm cả các NHTMCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

Nguồn: Tổng hợp từ BCTN NHNN Việt Nam

Số lượng các NHTM Nhà nước vẫn ổn định, từ bốn NHTM Nhà nước đượcthành lập ban đầu, chỉ có một ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 37

được thành lập thêm vào năm 1997 Trong khi đó, số lượng các NHTMCP tăngmạnh trong thập kỷ 90’, lên đỉnh điểm với 51 ngân hàng trong năm 1996, nhưngđến năm 2014 đã giảm dần từ đó xuống còn 33 ngân hàng do các quy định liên quantới vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, dẫn đến việc sáp nhập và hợpnhất của một loạt các ngân hàng nhỏ và yếu kém Có thể nói rằng việc hợp nhất ởngành ngân hàng chắc chắn sẽ còn tiếp tục.

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam

Nhìn chung trong giai đoạn 2007 - 2014, tăng trưởng huy động và tăng trưởngtín dụng có xu hướng giảm Sau sự gia tăng đột biến cả về tăng trưởng huy động vàtín dụng trong hai năm 2009 - 2010 (tăng trưởng tổng huy động đạt 36,2% và tăngtrưởng tín dụng đạt 37,5%), thì ở 2 năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng của huy độnglẫn tín dụng rất hạn chế; năm 2012 tăng trưởng tín dụng ở mức 8,8%, đây là nămđầu tiên từ năm 1992 tăng trưởng tín dụng ở mức 1 chữ số Nguyên nhân là do sựkhó khăn chung của nền kinh tế, chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ và donhững yếu tố nội tại trong hệ thống ngân hàng Năm 2013, nền kinh tế bắt đầu hồiphục, trước những tín hiệu khả quan chung của nền kinh tế, tăng trưởng huy động

và tín dụng được cải thiện và dần đi vào ổn định trong năm 2014

3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn : Báo cáo thường niên NHNN 2007 - 2014

Hình 3.1: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2007 - 2014

Trang 38

Tăng trưởng về huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2008 đến

2014 không ổn định theo thời gian Tiếp sau sự tăng trưởng nóng vốn huy động vàonăm 2007_47,8%, hai năm 2008, 2009 tốc độ tăng trưởng huy động suy giảm, năm

2010 tăng trưởng huy động vốn khả quan đạt 36,2% Từ năm 2011, huy động hệthống ngân hàng tăng trưởng chậm lại Mức tăng trưởng huy động năm 2011 so vớicùng kỳ năm 2010 liên tục giảm trong điều kiện NHNN điều hành chặt chẽ chínhsách tiền tệ theo chủ trương chung của Chính phủ, đồng thời thực hiện quyết liệt cácbiện pháp giảm đô la hóa Tính đến cuối tháng 12 năm 2011, tổng huy động vốn từnền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 12,4% so với cuối năm trước, thấp hơnmức 36,2% của năm 2010 và mức tăng bình quân 29,5% của giai đoạn 10 năm qua

Từ năm 2012 đến 2014 tăng trưởng vốn huy động ổn định xoay quanh mức 17%cho thấy kênh đầu tư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng vẫn hấp dẫn

3.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2007 - 2014

Hình 3.2: Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2007 - 2014

Trang 39

Sau sự suy giảm tăng trưởng tín dụng vào năm 2008, năm 2009 tín dụng tiếp tụctăng trưởng, tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng năm

2009 tăng 37,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng của năm 2008 chủ yếu do ảnhhưởng của các chính sách kích thích kinh tế Trong 2 năm tiếp theo 2010, 2011 ngânhàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo hướng tăng trưởng với sự kiểmsoát khá chặt chẽ Nhưng tín dụng thật sự gặp khó khăn trong năm 2012 do sức cầucủa nền kinh tế chậm lại đáng kể, tình trạng tồn kho tăng mạnh Đồng thời, rủi ro nợxấu gia tăng do tình hình tài chính của doanh nghiệp suy giảm đã gây ra nhiềukhó khăn cho hoạt động ngân hàng Năm 2012, cho vay đối với nền kinh tế tăng8,8%, thấp nhất trong giai đoạn 2007 - 2014 Bắt đầu từ 2013, phù hợp với xuhướng hồi phục nhẹ của nền kinh tế, dư nợ tín dụng tăng so với năm 2012; phản ánh

sự nổ lực và hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng của NHNN trong công tác điều hànhchính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, định hướng các TCTD nhằm tạo điềukiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn ngân hàngphục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống Năm 2013, dư nợ tín dụng chonền kinh tế tăng 12,7%; năm 2014 dư nợ tín dụng tăng 13,8% phù hợp nhu cầu vàkhả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, không gây áp lực lên lạm phát

3.2 Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2007 – 2014

Các NHTM Việt Nam chủ yếu hoạt động theo mô hình truyền thống với hainghiệp vụ chủ chốt là huy động vốn và cho vay, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàngvẫn còn chưa phong phú, đa dạng Thu nhập lãi thuần chiếm tới 70% tổng thu nhập

từ hoạt động kinh doanh ngân hàng

Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Mỹ và lan ra toàn cầu Nềnkinh tế Việt Nam không thoát khỏi bị ảnh hưởng, đặc biệt là ngành ngân hàng Lợinhuận sau thuế của khối NHTM là 13.274 tỷ đồng

Trang 40

Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của19 NHTM

Hình 3.3: ROA bình quân giai đoạn 2007 - 2014

Lợi nhuận các ngân hàng thương mại Việt Nam có xu hướng giảm dần tronggiai đoạn 2009 - 2014 Việc đánh giá khả năng sinh lời được thực hiện thông quachỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Năm 2009, ROA đạt 1,32% cao nhấttrong khoản thời gian 8 năm nghiên cứu, tuy nhiên đến năm 2012 thì ROA sụt giảmmạnh và đến năm 2014 chỉ còn khoảng một nửa 0,78%

Tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014 được thểhiện cụ thể thông qua chỉ số ROA như sau:

Năm 2009: So với năm 2008 nền kinh tế 2009 chuyển biến theo chiều hướngtích cực, chính sách tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng thương mại trong năm

2009 đã có sự ổn định tương đối, lợi nhuận các ngân hàng năm 2009 được cải thiện

và ổn định Tổng lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản khối NHTM lần lượt là 20.337

tỷ đồng, tăng gần 53,19% và tổng tài sản là 1.543.839 tỷ đồng tăng 35,67% so vớinăm 2008 Chỉ số ROA cũng được cải thiện ở mức 1,32% Ba ngân hàng thươngmại lớn là Vietcombank, Vietinbank và Eximbank đã chính thức niêm yết trên sàn

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w