1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh

122 396 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

1.5 Kết cấu luận văn Bài luận văn được chia làm 5 chương Chương I:Giới thiệu Chương II: Lý luận chung về vấn đề rửa tiền và công tác phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hà

Trang 1

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN

THÔNG QUA HỆ THỐNG NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN THÔNG QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG

Trang 3

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trương Thị Hồng

Tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Quê quán: Xã Yên Hòa huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình

Là học viên khóa K23 trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Mã học viên: 7701230552

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi nghiên cứu

và soạn thảo Tôi không sao chép bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc Nếu có bất kỳ sai phạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2016

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỔ, BIỂU ĐỔ, HÌNH ẢNH

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Kết cấu luận văn 3

1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 3

CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ RỬA TIỀN VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN THÔNG QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 4

2.1 Lý luận chung về vấn đề rửa tiền 4

2.1.1 Khái niệm 4

2.1.2 Ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đến đời sống xã hội, kinh tế, chính trị 6

2.1.2.1 Rửa tiền gây ra sự mất ổn định về kinh tế 7

2.1.2.2 Rửa tiền làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân 8

2.1.2.3 Rửa tiền làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính 8

2.1.2.4 Rửa tiền làm cản trở việc hội nhập quốc tế 9

2.1.2.5 Những ảnh hưởng khác 10

2.2 Tổng quan về rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng 10

2.2.1 Một số dấu hiệu đáng ngờ ở các giao dịch mà bọn tội phạm lợi dụng để rửa tiền 11

2.2.1.1 Thông tin về khách hàng 11

2.2.1.2 Các tài khoản giao dịch đang bị điều tra hoặc bị khởi kiện 11

2.2.1.3 Tính chất, đặc điểm của giao dịch 12

2.2.1.4 Các khoản vay có hoặc không có thế chấp 13

2.2.2 Một số phương thức rửa tiền phổ biến 13

2.2.2.1 Rửa tiền thông qua đầu tư nước ngoài 14

Trang 5

2.2.2.6 Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 16

2.2.3 Điều kiện phát sinh rửa tiền qua hệ thống ngân hàng 16

2.2.3.1 Hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền chưa đầy đủ 16

2.2.3.2 Bộ máy tổ chức về phòng, chống rửa tiền còn hạn chế 17

2.2.3.3 Một số quy định về thanh toán tạo thuận lợi cho hoạt động rửa tiền 17

2.3 Hệ thống ngân hàng và phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng 20

2.3.1 Cơ sở pháp lý phòng chống rửa tiền trên thế giới 20

2.3.1.1 FATF 21

2.3.1.2 Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng 21

2.3.2 Phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng 27

2.3.2.1 Ban hành Luật và các quy định liên quan đến phòng, chống rửa tiền 28

2.3.2.2 Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền 28

2.3.2.3 Thiết lập quy trình phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mạ 29 2.4 Phòng chống rửa tiền trên thế giới 30

2.4.1 Phòng chống rửa tiền tại Mỹ 30

2.4.2 Phòng chống rửa tiền tại Singapore 32

2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 34

2.5 Tổng quan học thuật 35

2.5.1 Nghiên cứu nước ngoài 35

2.5.2 Các nghiên cứu trong nước 37

2.6 Đóng góp mới của đề tài 38

2.7 Kết luận chương 2 38

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN THÔNG QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 39

3.1 Tình hình hoạt động rửa tiền tại thành phố Hồ Chí Minh 39

Trang 6

3.1.1.3 Kiều hối 42

3.1.1.4 Hoạt động đầu tư 44

3.1.1.5 An ninh trật tự xã hội 44

3.1.2 Hoạt động rửa tiền thời gian qua 44

3.2 Thực trạng hoạt động rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 46

3.2.1 Hoạt động rửa tiền tại thành phố Hồ Chí Minh 46

3.2.1.1 Rửa tiền thông qua các giao dịch tiền mặt 48

3.2.1.2 Rửa tiền thông qua kiều hối 48

3.2.1.3 Rửa tiền thông qua hoạt động đầu tư 48

3.2.2 Những phương thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh 50

3.3 Thực trạng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh 51

3.3.1 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh 51

3.3.1.1 Xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền 51

3.3.1.2 Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền 53

3.3.1.3 Tăng cường phối hợp phòng, chống rửa tiền giữa các cơ quan có liên quan 56

3.3.1.4 Nâng cao nhận thức của ngân hàng thương mại trong phòng, chống rửa tiền 56

3.3.1.5 Hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền 57

3.3.2 Thực trạng phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 57

3.3.2.1 Nhận thức về rủi ro do hoạt động rửa tiền 59

3.3.2.2 Công tác đào tạo 60

3.3.2.3 Kiểm soát, quản lý công tác phòng chống rửa tiền 61

Trang 7

3.4.2 Những tồn tại 63

3.4.2.1 Vấn đề nhận thức về công tác phòng, chống rửa tiền 63

3.4.2.2 Các ngân hàng thương mại chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền 64

3.4.2.3 Cơ sở vật chất của các ngân hàng thương mại, Cục Phòng, chống rửa tiền chưa thể đáp ứng được yêu cầu phòng, chống rửa tiền 64

3.4.2.4 Đội ngũ cán bộ của Cục phòng, chống rửa tiền vừa thiếu, vừa yếu 65

3.4.2.5 Đội ngũ nhân viên làm công tác phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại chưa được quan tâm đúng mức 65

3.4.2.6 Các yếu tố nội tại của hệ thống ngân hàng tạo cơ hội cho tội phạm rửa tiền 65

3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 66

3.4.3.1 Chưa có sự tuyên truyền cho công chúng về mục tiêu, biện pháp thực hiện phòng, chống rửa tiền 66

3.4.3.2 Các quy phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền còn yếu 66

3.4.3.3 Chi phí đầu tư phầm mềm chống rửa tiền khá lớn so với quy mô của các ngân hàng thương mại 66

3.5 Kết luận chương III: 67

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 68

4.1 Đối tượng nghiên cứu 68

4.2 Phương pháp nghiên cứu 69

4.3 Những nhân tố liên quan tới vấn đề nghiên cứu 70

4.4 Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu 7 0 4.5 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 71

4.6 Tổng hợp kết quả điều tra nghiên cứu 72

4.7 Hạn chế của nghiên cứu 73

4.8 Kết luận 73

Trang 8

5.1.1 Về luật pháp 75

5.1.2 Về chính sách 75

5.1.2.1 Hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán 75

5.1.2.2 Tăng cường công tác phòng, chống các loại tội phạm nguồn, đặc biệt là tội phạm tham nhũng 76

5.1.2.3 Thành lập trung tâm thông tin tài sản quốc gia 76

5.1.3 Tổ chức thực hiện 77

5.2 Nhóm giải pháp thuộc về ngân hàng nhà nước 78

5.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rửa tiền 78

5.2.2 Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin về phòng, chống rửa tiền cho Cục phòng, chống rửa tiền 79

5.2.3 Ban hành quy chế giám sát việc tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa tiền 79

5.2.4 Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về phòng, chống rửa tiền với các ngân hàng thương mại 80

5.2.5 Tăng cường hợp tác quốc tế 80

5.3 Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại 80

5.3.1 Đánh giá rủi ro 81

5.3.2 Xây dựng chương trình phòng chống rửa tiền thông qua quản lý khách hàng 82 5.3.2.1 Nhận dạng khách hàng 82

5.3.2.2 Chấp nhận khách hàng 83

5.3.2.3 Quản lý thường xuyên các tài khoản và các giao dịch 84

5.3.2.4 Quản lý rủi ro 84

5.3.2.5 Lưu trữ hồ sơ 84

5.3.3 Đào tạo 85

5.3.4 Hiện đại hóa công nghệ trong công tác phòng chống rửa tiền 85

Trang 9

5.4 Kết luận chương V 87 KẾT LUẬN CHUNG 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu khoa học……… 39

Hình 4.1 Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán……… 44 Hình 4.2 Kiều hối Việt Nam giai đoạn 1994-2014……….……… 46

Trang 10

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

Chương này trình bày về sự cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận văn

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những thập kỷ gần đây, toàn cầu hóa đã kèm theo các hoạt động xuyên biên giới và các nền kinh tế ngầm phát triển thúc đẩy bởi các doanh nghiệp bất hợp pháp Các hoạt động tội phạm như buôn bán ma túy, buôn bán người, di cư buôn lậu, buôn bán bộ phận cơ thể và vũ khí, cũng như mại dâm và tống tiền tạo ra lợi nhuận khổng lồ thúc đẩy nhu cầu cho hoạt động rửa tiền Vì vậy vấn nạn rửa tiền ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, cản trở sự phát triển xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa của xã hội trên toàn thế giới

Rửa tiền không chỉ có thể làm suy yếu đến bản thân ngân hàng mà còn là một mối đe dọa cho khu vực tài chính tổng thể của một quốc gia Đặc biệt khi các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đặt ra nhiều thách thức đối với tất cả các nước, sự cần thiết trong việc tăng cường minh bạch và liêm chính trong hệ thống tài chính quốc gia ngày càng trở nên quan trọng Do đó đòi hỏi phải có cơ chế giám sát hoạt động rửa tiền không chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống tài chính, mà còn để đảm bảo rằng công quỹ huy động để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính sẽ không bị lạm dụng hoặc chiếm dụng Phòng chống rửa tiền là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy một ngành tài chính mạnh mẽ và bền vững

Khi các trung tâm tiền tệ hàng đầu thế giới nỗ lực chống lại các hoạt động rửa tiền thì những tội phạm rửa tiền lại có thêm động cơ để chuyển hoạt động rửa tiền sang các quốc gia mới nổi, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên công tác phòng chống rửa tiền của nước ta vẫn chưa thực sự được chú trọng Công tác phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại Việt Nam mới được chú ý trong vài năm gần đây và vẫn thiếu các công cụ, hệ thống cũng như nguồn lực cần thiết Chính vì vậy tác lựa chọn đề tài: “Phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam” làm đề tài luận văn

Trang 11

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kiến thức nên tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố trẻ, năng động và phát triển nhanh chóng nhất cả nước

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất: Khái quát chung về vấn đề rửa tiền, ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đến đời sống kinh tế xã hội cũng như hoạt động ngân hàng

Thứ hai: Đánh giá công tác phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Thứ ba: Đề xuất giải pháp thực hiện công tác phòng chống rửa tiền thông qua

hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phòng chống rửa tiền

Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

1.4 Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp diễn dịch: trình bày các lý thuyết căn bản về rửa tiền và phòng

chống rửa tiền

- Phương pháp mô tả nhằm tổng quan về tình hình rửa tiền tại các nước trên

thế giới và Việt Nam

- Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng rửa

tiền

- Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ để

tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp

- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn 100 nhân viên thuộc

các ngân hàng khác nhau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tại bộ phận dịch vụ khách hàng gồm nhân viên ngân quỹ, thủ quỹ, giao dịch viên, kiểm soát giao dịch, tín dụng, nhân viên phát triển kinh doanh, từ đó tổng kết, đánh giá, phân tích và đưa

ra kết quả

Nguồn dữ liệu của luận văn được lấy chủ yếu thông qua các nguồn:

Trang 12

- Nhóm châu Á Thái Bình Dương về phống rửa tiền (APG)

- Tổng cục thống kê

- Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

1.5 Kết cấu luận văn

Bài luận văn được chia làm 5 chương

Chương I:Giới thiệu

Chương II: Lý luận chung về vấn đề rửa tiền và công tác phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng

Chương III: Phương pháp, đối tượng nghiên cứu

Chương IV: Thực trạng công tác phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

Chương V: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Bài luận văn này thực hiện không chỉ thực hiện dựa trên phân tích số liệu vĩ

mô, mà tác giả còn thực hiện tham gia nghiên cứu khảo sát để nắm được tình hình thực tiễn đang diễn ra tại các ngân hàng để có thể đánh giá một cách sát sao hơn công tác phòng chống rửa tiền trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ đó khái quát tình hình thực hiện của nước ta Đây là một điểm mới so với các bài nghiên cứu trước đó

về hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ RỬA TIỀN VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN THÔNG

QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Chương này gồm các phần chính sau đây:

- Khái quát chung về hoạt động rửa tiền: ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đối với đời sống kinh tế xã hội, quy trình, phương thức hoạt động rửa tiền

- Tổng quan về hoạt động rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng

- Hoạt động phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng

- Trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng

2.1 Lý luận chung về vấn đề rửa tiền

2.1.1 Khái niệm

Vào những năm 70 của thế kỷ thứ XX, thuật ngữ rửa tiền lần đầu tiên được đề cập tới ở Mỹ trong bản cáo trạng đối với công ty Laundromats, một công ty kinh doanh chuyên nhận tiền mặt do tội phạm Al Capon mua lại và sử dụng để hòa trộn tiền bẩn với tiền sạch, và bị xử về tội trốn thuế Theo đó rửa tiền là hoạt động đưa tiền bẩn hay tiền bất hợp pháp vào một vòng các giao dịch nhằm rửa sạch nó để biến thành tiền hợp pháp, làm lu mờ đi nguồn gốc các khoản tiền kiếm được một cách bất hợp pháp thông qua một chuỗi sự chuyển đổi hoặc giao dịch sao cho các khoản tiền

đó có vẻ là những khoản thu nhập hợp pháp

Đến những năm 80 của thế kỷ XX, cộng đồng quốc tế bắt đầu quan tâm nhiều hơn và lần đầu tiên khái niệm rửa tiền được đưa ra trong một văn bản mang tính chất pháp lý quốc tế, Công ước Viên năm 1988 Theo đó rửa tiền là “hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó có được từ buôn bán ma tuý hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội, với mục đích che dấu nguồn gốc tài sản hoặc giúp người nào đó liên quan đến tội phạm hoặc hành vi phạm tội để né tránh trách

Trang 14

nhiên, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc các quyền liên quan đến tài sản mà biết rõ là tài sản do phạm tội buôn bán ma tuý mà có; hành vi mua, tang trữ hoặc sử dụng tài sản khi biết rõ tài sản do phạm tội buôn bán ma túy mà có”.(1)

Tháng 12/2000 Công ước Parlemo đã nêu ra một cách đầy đủ và cụ thể hơn về tội phạm rửa tiền:

“(i) Chuyển đổi hay chuyển nhượng tài sản, cho dù biết đó là tài sản do phạm tội mà có, nhằm che dấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản đó hoặc nhằm giúp đỡ bất kỳ ai có liên quan đến việc thực hiện tội phạm gốc để lẩn tránh trách nhiệm pháp lý do hành vi của người này mang lại;

(ii) Che dấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm sự chuyển nhượng, sự vận chuyển hoặc sở hữu hoặc các quyền liên quan đến tài sản, dù biết tài sản đó do phạm tội mà có;

(iii) Nhận, sở hữu hoặc sử dụng tài sản, mà tại thời điểm nhận đã biết rằng tài sản đó do phạm tội mà có;

(iv) Tham gia, phối hợp hoặc có âm mưu thực hiện hành vi, cố gắng thực hiện hành vi hay giúp sức, xúi giục, tạo điều kiện thuận lợi và lập kế hoạch để thực hiện bất kỳ một tội phạm nào tương ứng với quy định tại điều này khi biết rõ là tài sản do phạm tội buôn bán ma tuý mà có”.(2)

Lực lượng đặc nhiệm tài chính về phòng chống rửa tiền FATF ( Financial Action Task Force), một tổ chức hoạt động với mục đích bảo vệ sự trong sạch và lành mạnh của hệ thống tài chính thế giới thông qua việc ban hành và đảm bảo việc thực thi các chuẩn mực quốc tế về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố cũng nêu khái quát trên trang thông tin điện tử như sau: Rửa tiền là quá trình xử lý những khoản thu

do phạm tội mà có để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của chúng Quá trình này rất

(1)UN (1988), Convention Against Illicit Traffic In Narcotic Drugs And Psychotropic Substances, p.p 3 (2) UN (2000), Convention Against Transnational Organized Crime, Palermo

Trang 15

quan trọng vì nó tạo điều kiện cho tội phạm thụ hưởng được những khoản lợi nhuận

mà không lo ngại tới nguồn gốc của nó

Dựa trên những văn bản pháp lý chung trên thế giới mỗi quốc ra lại đưa ra một khái niệm về rửa tiền riêng Tại Việt Nam thuật ngữ rửa tiền lần đầu tiên được chính thức đưa vào văn bản pháp lý khoản 1 điều 3 nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 06/5/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa như sau:

“ Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hoá tiền, tài sản

do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;

b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển,

sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;

c) Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có.”

Đến năm 2012 nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, Quốc hội đã thông qua luật phòng chống rửa tiền Theo khoản 1 điều 4 có nêu:

“Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;

b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản”

Nhìn chung có rất nhiều khái niệm về phòng chống rửa tiền được đưa ra và có thể khái quát chung như sau: Rửa tiền là hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức thông qua quá trình xử lý nhằm che dấu đi nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản thu

Trang 16

2.1.2 Ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đến đời sống xã hội, kinh tế, chính trị

Rửa tiền có ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, những quốc gia có hệ thống tài chính yếu kém Rửa tiền là “chất xúc tác” cho hoạt động của bọn tội phạm tăng cao như buôn bán ma túy, khủng bố, buôn bán người, mại dâm, tham ô tham nhũng,…và hàng loạt các loại tội phạm khác

2.1.2.1 Rửa tiền gây ra sự mất ổn định về kinh tế

Bọn tội phạm rửa tiền không quan tâm đến lợi ích kinh tế của việc đầu tư từ nguồn lợi nhuận bất hợp pháp họ kiếm được Chính vì vậy chúng cũng không quan tâm tới lợi ích quốc gia mà chúng đầu tư cũng như hậu quả của việc đầu tư đó Mục đích của hoạt động đầu tư chỉ nhằm hợp thức hóa các khoản tiền bất hợp pháp Chính

vì vậy nó gây ra sự mất ổn định về kinh tế, ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn lực giữa các khu vực dẫn đến hiệu quả kinh tế kém tại các khu vực trọng yếu, sai lệch về danh mục đầu tư, tạo ra sự phát triển không cân xứng giữa ngành nghề và quy mô cũng như nhu cầu của nền kinh tế

Rửa tiền còn làm bóp méo hoạt động ngoại thương bởi nó có liên hệ mật thiết tới việc làm biến tướng các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia Trong lĩnh vực này, bọn tội phạm thường sử dụng các khoản tiền bất hợp pháp đã được tẩy rửa

để nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, không hề sinh lợi cho nền kinh tế hay tạo ra công

ăn việc làm cho người dân thậm chí trong một số trường hợp còn tạo ra một số cơn sụt giá giả tạo, điều đó dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất trong nước

bị giảm sút

Hoạt động rửa tiền thường đi kèm với hành vi trốn thuế làm thất thu ngân sách nhà nước, đồng thời chính phủ phải bỏ ra 1 khoản chi phí không nhỏ để khắc phục hậu quả từ những hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy, mại dâm,… gây ra ( chi phí thực thi pháp luật, chi phí về y tế, sức khỏe cộng đồng,…) Chính vì vậy rửa tiền gây tổn hại rất lớn tới ngân sách quốc gia, làm giảm khả năng thực thi các chính sách kinh tế vì không đủ nguồn lực

Trang 17

Bên cạnh đó nếu nguồn tiền bất hợp pháp trong nền kinh tế nhiều gây nhũng nhiễu nền kinh tế, làm mất quyền kiểm soát của chính phủ

2.1.2.2 Rửa tiền làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân

Nguồn tiền bất hợp pháp được bọn tội phạm trộn lẫn với nguồn tiền hợp pháp bởi những công ty ngụy trang để hỗ trợ giá làm cho giá thành phẩm và dịch vụ thấp hơn nhiều so với giá thị trường, gây khó khăn cho các công ty nhỏ, làm cho các công

ty kinh doanh hợp pháp khó cạnh tranh lại, suy yếu dần và có nhiều khả năng dẫn tới phá sản

Bằng việc sử dụng các công ty bình phong và những khoản đầu tư khác vào các công ty hợp pháp, những khoản thu được từ rửa tiền có thể được dùng để kiểm soát toàn bộ các ngành hoặc các khu vực của nền kinh tế ở những nước nhất định Điều này làm tăng sự bất ổn định tiềm tàng về khía cạnh tiền tệ và kinh tế do sự phân

bổ sai lệch các nguồn lực bắt nguồn từ tình trạng méo mó giả tạo của giá tài sản và hàng hóa Nó cũng tạo ra một cơ chế cho trốn thuế, từ đó làm cạn kiệt nguồn thu của đất nước

2.1.2.3 Rửa tiền làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính

Đầu tiên hoạt động rửa tiền có ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản:Hoạt động rửa tiền có lúc mang lại cho các tổ chức tài chính một nguồn vốn huy động rất lớn nhưng đồng thời các tổ chức này lại phải đối mặt với sự mất tích đột ngột của của chính nguồn vốn đó

Rửa tiền và tài trợ cho khủng bố có thể gây nguy hại theo nhiều cách cho sự lành mạnh của khu vực tài chính của một đất nước cũng như cho sự ổn định của từng

tổ chức tài chính Những hậu quả tai hại đó được coi là rủi ro đối với uy tín, nghiệp

vụ, pháp lý và rủi ro tập trung đều có mối quan hệ qua lại với nhau Mỗi rủi ro đều gây ra những chi phí cụ thể:

• Mất đi hoạt động kinh doanh sinh lợi,

• Những vấn đề về tính thanh khoản do việc rút tiền gây ra,

• Cắt đứt các cơ sở ngân hàng đại lý,

Trang 18

• Thu giữ tài sản,

• Tổn thất cho vay,

• Giảm giá trị cổ phiếu của các tổ chức tài chính

Rửa tiền còn làm giảm uy tín của các tổ chức, định chế tài chính trong khi các

tổ chức này hoạt động chủ yếu dựa trên uy tín Khi bị phát hiện có liên quan tới hoạt động rửa tiền, lượng khách hàng sẽ giảm sút 1 cách đáng kể, cũng như khó có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư

Ví dụ: Ngân hàng Riggs ở Washington,DC đã từng bị phạt hơn $ 40.000.000

vì thiếu xót trong chương trình phòng chống rữa tiền Riggs đã mở nhiều tài khoản riêng cho nhà độc tài Chile Augusto Pinochet, nhận hàng triệu đô la tiền gửi của nhiều tập đoàn nhưng lại mang danh tài khoản cá nhân, không quan tâm đến hoạt động của các giao dịch đáng ngờ của các tài khoản này Kết quả là nhiều khách hàng chấm dứt mối quan hệ kinh doanh với ngân hàng, thu hút khách hàng mới trở nên khó khăn Mặc dù không bị đóng cửa nhưng do lợi nhuận giảm sút trầm trọng, Riggs đã sớm bị mua lại

2.1.2.4 Rửa tiền làm cản trở việc hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, các quốc gia đều mong muốn một sự ổn định, phát triển biền vững theo kịp với sự phát triển chung của toàn thế giới Tuy nhiên rửa tiền không chỉ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến toàn

bộ thị trường tài chính, hơn thế nữa còn làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của chính quốc gia đó bởi lẽ hoạt động rửa tiền thường đi kèm với hàng loạt các loại tội phạm khác như: tham ô, tham nhũng, ma túy, mại dâm,… Không một quốc gia nào muốn hợp tác với một quốc gia mà hoạt động tội phạm phát triển để tránh “lây lan” cho quốc gia mình, tránh bị tội phạm tấn công

Quốc tế đã có những quy định chung về phòng chống rửa tiền:

- Được công nhận và tham gia ký kết các công ước quốc tế về phòng, chống rửa tiền;

- Có hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền được xây dựng trên cơ sở 40+9 khuyến nghị của FATF;

Trang 19

- Có tổ chức chuyên trách về đấu tranh phòng, chống rửa tiền và tổ chức tốt cuộc đấu tranh này Một quốc gia không đáp ứng được các yêu cầu đó cũng là chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn hội nhập, không thể tham gia thị trường tài chính thế giới một cách toàn diện

2.1.2.5 Những ảnh hưởng khác

Rửa tiền còn gây ra sự tha hóa đạo đức: Rửa tiền giúp cho nguồn thu nhập bất hợp pháp trở thành nguồn thu nhập hợp pháp có thể được sử dụng hòa nhập vào luồng vốn chung của nền kinh tế Để nhận biết dấu hiệu rửa tiền không phải vấn đề đơn giản nhưng nếu được đào tạo, trang bị kiến thức đầy đủ các tổ chức vẫn có thể nhận biết được các giao dịch đáng ngờ Tuy nhiên lực lượng cán bộ, nhân viên của các tổ chức này có thể bị bọn tội phạm lôi kéo vào hoạt động rửa tiền gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức

Rửa tiền khuyến khích các hoạt động tội phạm gia tăng bởi hoạt động này giúp bọn tội phạm có thể che dấu được nguồn gốc thu nhập bất hợp pháp tạo vỏ bọc an toàn cho chúng

Nguy hiểm hơn khi ngân hàng bị kiểm soát bởi bọn tội phạm giúp chúng tham gia tích cực vào các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố , chúng sẽ phá vỡ các quy định ngân hàng được thiết kế để ngăn chặn những hành vi rửa tiền

Ví dụ :Ngân hàng Tín dụng và Thương mại Quốc tế (BCCI)

BCCI được sáng lập bởi Agha Hasan Abedi và trợ lý của ông, Swaleh Naqvi phục vụ cho mục đích trốn tránh quy định được đưa ra bởi chính phủ Không giống như bất kỳ ngân hàng thông thường, BCCI là từ những ngày đầu của nó được tạo thành bởi các cá nhân tổ chức có liên quan đến nhau mật thiết với nhau gồm hàng loạt các công ty mẹ, chi nhánh, công ty con, các ngân hàng liên kết, giao dịch nội gián và các mối quan hệ Cấu trúc doanh nghiệp, lưu trữ hồ sơ được xem xét điều chỉnh, và kiểm toán, các BCCI đã tạo ra mối liên hệ phúc tạp giữa các thực thể được tạo ra bởi Abedi đã có thể tránh được những hạn chế pháp lý thông thường về sự chuyển động của vốn và hàng hóa diễn ra hàng ngày và thường xuyên Bằng việc tạo

Trang 20

chế tạo điều kiện lý tưởng cho hoạt động bất hợp pháp của người khác, kể cả hoạt động như các quan chức của nhiều chính phủ Nhờ BCCI hàng tỷ đô la đã được tẩy rửa ở châu Âu, châu Phi, châu Á, và các Châu Mỹ; BCCI đã hối lộ các quan chức ở hầu hết các địa điểm; hỗ trợ khủng bố, buôn bán vũ khí, và việc bán công nghệ hạt nhân; quản lý mại dâm; hoa hồng và tạo thuận lợi cho việc trốn thuế, buôn lậu, và nhập cư bất hợp pháp; mua bán bất hợp pháp của các ngân hàng và địa ốc;

Việc kiểm soát các ngân hàng cho phép tội phạm dễ dàng tẩy rửa số tiền thu bất chính Nó đơn giản hoá đáng kể các hoạt động phạm pháp (ví dụ, tống tiền hay bắt cóc để đòi tiền chuộc) đối với khách hàng của ngân hàng Nó cũng tạo điều kiện cho bọn tội phạm xâm nhập vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế, vì nó đơn giản hoá tài chính phục vụ hoạt động vi phạm pháp luật Đối với hoạt động rửa tiền, các kiểm soát cung cấp một lợi thế lâu dài và bảo vệ đáng kể trong trường hợp quy định ngân hàng đang áp dụng Khi bản thân các tổ chức tội phạm sở hữu và điều hành một ngân hàng, ngay cả những quy định nghiêm ngặt nhất sẽ có tác dụng nhiều trong việc hạn chế hoạt động rửa tiền Chúng không cần phải lo lắng về việc bị báo cáo các giao dịch đáng ngờ

2.2 Tổng quan về rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng

2.2.1 Nhận diện hoạt động rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng

2.2.1.1 Thông tin về khách hàng

Khách hàng có thái độ miễn cưỡng khi cung cấp các thông tin, chứng từ thông thường theo quy định của ngân hàng trong quan hệ giao dịch với khách hàng Đặc biệt

là những khách hàng cung cấp ít thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật, hoặc khi nộp đơn xin mở tài khoản tại ngân hàng, những khách hàng này thường cung cấp những thông tin mà nếu muốn xác minh được những thông tin đó thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn hoặc phải trả chi phí rất cao

2.2.1.2 Các tài khoản giao dịch đang bị điều tra hoặc bị khởi kiện

Nhân viên ngân hàng thường chú ý đến các chủ tài khoản đang bị điều tra, khởi kiện hoặc liên quan đến các vụ án đang được xét xử tại tòa án, hoặc nằm trong danh sách cảnh báo rửa tiền

Trang 21

2.2.1.3 Tính chất, đặc điểm của giao dịch

Các giao dịch không mang lợi ích về mặt kinh tế

Các giao dịch này có đặc điểm không phù hợp với các hoạt động thông thường của khách hàng Ví dụ như việc sử dụng thư tín dụng và một số biện pháp tài chính thương mại để chuyển tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác Tuy nhiên, việc chuyển tiền này lại không phù hợp với các hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng Một trường hợp điển hình khác là các giao dịch qua các tài khoản mà trước đó hầu như không có giao dịch nào, nhưng hiện tại lại có rất nhiều giao dịch một cách bất thường mà chủ tài khoản này không đưa ra được sự giải thích hợp lý cho việc liên tục

sử dụng tài khoản ở mức độ cao

Các giao dịch gồm nhiều khoản tiền mặt giá trị lớn như:

- Mua hoặc bán ngoại tệ bằng tiền mặt với số lượng lớn cho dù khách hàng có tài khoản trong ngân hàng

- Thường rút tiền mặt từ tài khoản với số lượng lớn, số tiền này dường như không phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Rút tiền mặt với số lượng lớn từ tài khoản vừa mới bất ngờ nhận được một khoản chuyển tiền vô cùng lớn từ nước ngoài

- Gửi tiền mặt với số lượng lớn vào tài khoản bằng cách chia nhỏ số tiền mặt muốn gửi thành nhiều khoản khác nhau Tuy nhiên, nếu tính tổng số tất cả các khoản tiền gửi đã chia nhỏ thì giá trị rất lớn

- Các khách hàng thường xuyên gửi tiền mặt với số lượng lớn vào ngân hàng, nhưng tiền rút ra khỏi tài khoản thường bằng séc chi trả cho các cá nhân, hay công ty không có quan hệ kinh doanh với khách hàng

Các giao dịch liên quan đến các tài khoản trong ngân hàng có một số đặc điểm bất thường Sau đây là hai trường hợp tiêu biểu:

Một là, tài khoản có tốc độ chu chuyển tiền trong ngày rất cao Điều này thể hiện ở việc thay đổi đột biến doanh số giao dịch trên tài khoản Doanh số giao dịch lớn trong một thời gian ngắn nhưng số dư tài khoản nhỏ

Trang 22

Hai là, các giao dịch chuyển tiền có giá trị nhỏ từ nhiều tài khoản khác nhau về một tài khoản thành một khoản tiền lớn và ngược lại Trong một thời gian rất ngắn, tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản khác nhau

Các giao dịch liên quan đến các cuộc chuyển tiền ra nước ngoài

Trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, các giao dịch liên quan đến chuyển tiền ra nước ngoài rất phổ biến Tuy nhiên trong số các giao dịch đó, cũng có những giao dịch với mục đích bất thường Nhân viên ngân hàng có thể nhận biết được qua mục đích, tính chất của việc chuyển tiền Sau đây là một số dấu hiệu điển hình mà ngân hàng cần quan tâm, lưu ý:

Việc một khách hàng vãng lai chuyển tiền ra nước ngoài mà không đưa ra lý

do hợp pháp

Một khách hàng chuyển tiền tới chi nhánh nước ngoài, công ty con, hoặc ngân hàng có trụ sở tại một quốc gia nơi mà buôn lậu, tham nhũng, sản xuất và buôn bán

ma túy thường xuyên diễn ra

Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư

Một là, hoạt động mua bán chứng khoán không phù hợp với vị thế hiện tại của khách hàng, hoặc khách hàng đầu tư chứng khoán bằng tiền mặt một cách khác thường với số lượng lớn

Hai là, vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có nguồn gốc

từ các nước có tỷ lệ tội phạm cao như: Ý, Nga, Macao … hay từ các nước có hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền còn yếu kém như các nước Châu Phi

2.2.1.4 Các khoản vay có hoặc không có thế chấp

Các khoản vay được trả bằng tiền mặt, ngoại tệ hoặc các công cụ thanh toán khác mà người cho vay không được tiết lộ

Các khoản cho vay được đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba mà không có mối liên hệ minh bạch với khách hàng

2.2.2 Một số phương thức rửa tiền phổ biến

Trang 23

2.2.2.1 Rửa tiền thông qua đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, pháp luật đầu tư các nước được xây dựng và

bổ sung, sửa đổi theo hướng ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư Thậm chí độ thông thoáng đến mức người ta không cần quan tâm đến nguồn gốc vốn đầu tư

có nguồn gốc hợp pháp hay không Đây là mảnh đất màu mỡ để rửa tiền Bọn tội phạm lại không quan tâm nhiều hiệu quả đầu tư và chúng cũng không quan tâm tới kết quả đầu tư mà chỉ xem đây như là một công cụ rửa tiền Chúng đưa tiền vào các nước đang phát triển để mua bất động sản, mua lại nhà máy, công ty phá sản, thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới … lợi nhuận sau đầu tư được chuyển đến các địa chỉ mong muốn đã có bề ngoài hợp pháp

Với thủ đoạn rửa tiền thông qua đầu tư nước ngoài, các tổ chức tội phạm đã hoàn tất 3 công đoạn của quá trình rửa tiền Duy trì các kết quả đầu tư càng lâu dài thì nguồn gốc bất hợp pháp càng trở nên mờ nhạt

2.2.2.2 Rửa tiền thông qua các công ty bảo hiểm

Bọn tội phạm dùng tiền có nguồn gốc bất hợp pháp mua bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm Khoản tiền này được nằm trong tài khoản của công ty bảo hiểm một thời gian nhất định Tiền có nguồn gốc bất hợp pháp không được sử dụng trong thời gian dài cũng đã tạo ra cho nó một điều kiện an toàn nhất định Sau đó bọn tội phạm sẽ viện một lý do nào đó để yêu cầu rút tiền trước thời hạn hoặc dùng giá trị của hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo chi trả cho một nhu cầu giao dịch nào đó như mua bất động sản

Trên thực tế bọn tội phạm còn biến hóa để nó trở nên rối rắm hơn nhiều Trong trường hợp khi yêu cầu công ty bảo hiểm rút tiền, chúng không rút tiền cho chính bản thân mình mà sẽ chỉ định một người khác là người thụ hưởng như con, cháu, đồng bọn, luật sư

2.2.2.3 Rửa tiền bằng cách sử dụng hóa đơn, chứng từ giả

Theo quy định pháp luật của nhiều nước, việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp hầu như không chịu sự kiểm soát nào từ phía nhà nước Muốn thành lập

Trang 24

kiện thành lập doanh nghiệp quá đơn giản Ngay sau khi thành lập, doanh nghiệp có thể mua hóa đơn từ chi cục thuế để hoạt động Những công ty “bình phong” có thể được lập ra, bằng cách thuê người khác đứng tên để được thành lập, thuê địa chỉ làm trụ sở hoặc khai gian địa chỉ rồi biến mất, những doanh nghiệp này Hoạt động của chúng không chỉ gắn với rửa tiền mà còn có thể lừa đảo, trốn thuế, buôn lậu, tham nhũng …Và theo đó, bọn tội phạm sử dụng tư cách pháp nhân của doanh nghiệp này

để ký kết các hợp đồng thương mại không có thực, cung cấp các dịch vụ khống và xuất hóa đơn, chứng từ theo các yêu cầu rửa tiền hay mục đích phạm tội Ở hình thức khác, do có nhiều công ty ở nhiều nước nên chúng chuyển tiền bất hợp pháp vào công

ty ở nước này, rồi từ công ty đó mua tài sản hoặc dịch vụ của công ty đặt ở nước khác (bề ngoài có thể khác chủ, nhưng thực tế cùng chủ), với giá rất cao so với giá trị thực của tài sản Kỹ thuật này giúp chúng lý giải được nguồn gốc của số lãi giả tạo

2.2.2.4 Rửa tiền thông qua các sòng bạc

Tại các sòng bạc hầu như không có bất cứ hành động nào nhằm kiểm soát nguồn gốc tiền của khách mang đến chơi bạc Do vậy, sòng bạc được xem là thiên đường để bọn tội phạm thực hiện tẩy rửa tiền bằng cách bỏ tiền có nguồn gốc bất hợp pháp để mua vé, mua thẻ chơi bạc Nếu thắng, chúng sẽ được trả bằng séc để đưa tiền thắng bạc vào tài khoản của mình Như vậy, bọn tội phạm sẽ có séc của sòng bạc để hợp pháp hóa những đồng tiền bất hợp pháp Ở khía cạnh khác, nhiều khi việc đánh bạc chỉ là hình thức bên ngoài, thực chất bọn tội phạm đang thỏa thuận với chủ sòng bạc

để có được xác nhận các khoản tiền thắng bạc với một tỷ lệ chi phí nhất định

2.2.2.5 Rửa tiền thông qua xổ số và cá cược hợp pháp

Việc hợp thức hóa tiền có nguồn gốc phạm tội đôi khi được thực hiện thông qua mua lại những giải thưởng xổ số với giá lớn hơn giá trị thực mà người trúng thưởng

có thể được hưởng Khoản chi phí lớn hơn đó là khoản chi phí đảm bảo cho tính hợp pháp của đồng tiền bất hợp pháp Sau khi sở hữu vé xổ số trúng thưởng, bọn tội phạm vào Công ty phát hành xổ số là có thể nhận tiền hợp pháp

Trang 25

Trong điều kiện của cơ chế thị trường, nhiều trò chơi cá cược được thừa nhận

là nhu cầu giải trí như: đua ngựa, đua chó, trọi gà, trọi trâu , hoạt động cá cược này

sử dụng tiền mặt với số lượng lớn Đây cũng là mảnh đất tốt cho việc rửa tiền

Rửa tiền thông qua đầu tư chứng khoán

Thị trường chứng khoán cũng là nơi bọn tội phạm chú ý lợi dụng để rửa tiền, nhất là thị trường chứng khoán ở những nước chưa có quy định chặt chẽ về kiểm soát nguồn gốc tài chính và pháp luật về rửa tiền Bọn tội phạm sử dụng các khoản tiền bất hợp pháp để đầu tư cổ phiếu được niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán Sau một thời gian đầu tư, các cổ phiếu trên sẽ được bán ra với giá có thể thấp hơn giá đầu tư ban đầu, nhưng dấu vết tội phạm của đồng tiền bất hợp pháp đã dần phai mờ

Do những đồng tiền này được nhận qua hệ thống tài chính, nên nó có được bề ngoài hợp pháp

2.2.2.6 Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng đã và đang trở thành một trong những mô hình rửa tiền mà bọn tội phạm ưa thích sử dụng Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng là việc lợi dụng những kẻ hở trong các quy định giao dịch, cho vay của ngân hàng để thực hiện tẩy rửa tiền Một trong những ưu điểm nổi bật của phương thức này là nếu thực hiện trót lọt, dấu vết của đồng tiền bẩn gần như được xóa bỏ hoàn toàn Đồng tiền đội lốt hợp pháp được bổ sung vào dòng chảy vốn của nền kinh tế một cách tự nhiên Hơn nữa, trên thế giới hầu như nước nào cũng có hệ thống ngân hàng Càng ở những nước có quy định về phòng, chống rửa tiền sơ khai, việc lợi dụng hệ thống ngân hàng

để rửa tiền càng thuận lợi hơn

2.2.3 Điều kiện phát sinh rửa tiền qua hệ thống ngân hàng

2.2.3.1 Hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền chưa đầy đủ

Rửa tiền là một vấn đề mang tính toàn cầu Bọn tội phạm thường lợi dụng những

sơ hở trong các quy định về giám sát của ngân hàng để thực hiện hành vi rửa tiền Do

đó, điều đầu tiên phải kể đến đó là hệ thống tài chính tiền tệ đang trong giai đoạn phát triển với những quy định lỏng lẻo trong cơ chế giám sát từ phía các tổ chức tài chính

Trang 26

2.2.3.2 Bộ máy tổ chức về phòng, chống rửa tiền còn hạn chế

Về công tác quản lý: ngân hàng trung ương thiếu một cơ quan đầu mối về phòng, chống rửa tiền Cơ quan này có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin về các giao dịch đáng ngờ từ các ngân hàng thương mại trong nước, cũng như tập hợp danh sách các giao dịch đáng ngờ từ các nước trên thế giới

Về phía các ngân hàng thương mại: thiếu cán bộ, hệ thống công nghệ thông tin còn tương đối lạc hậu và chưa có quy trình về phòng, chống rửa tiền

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng thường phải đối mặt với nhiều rủi ro Do đó, các ngân hàng phải xây dựng các quy trình giám sát, kiểm toán nội bộ thực sự chặt chẽ Tuy nhiên, trong hầu hết các ngân hàng, việc xây dựng các quy trình giám sát về phòng, chống rửa tiền còn thiếu hoặc chưa được quan tâm đúng mức Các ngân hàng không áp dụng các quy định trong việc nhận dạng và thực hiện nguyên tắc hiểu biết khách hàng

2.2.3.3 Một số quy định về thanh toán tạo thuận lợi cho hoạt động rửa tiền

Tín dụng chứng từ (LC) là một trong những công cụ được bọn tội phạm rửa tiền

ưa thích sử dụng nhất, là vì các giao dịch “ma” thanh toán bằng phương thức này ít bị nghi ngờ và có thể qua mặt ngân hàng và cơ quan pháp luật Một trong những yếu tố hấp dẫn của LC là “các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác có liên quan đến chứng từ”(3), tức là ngân hàng phát hành LC sẽ thanh toán khi nhận được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của LC chứ không phải chờ khi hàng đến rồi mới thanh toán Đối với những LC thanh toán bằng vốn tín dụng, ngân hàng có thể tham gia can thiệp vào một số điều kiện, điều khoản của LC nhằm tránh rủi ro cho khách hàng và gián tiếp là tránh rủi ro cho ngân hàng tài trợ Ngoài ra, sau khi cho vay thanh toán LC, ngân hàng còn theo dõi, kiểm tra hàng hóa Tuy nhiên, đối với LC thanh toán bằng vốn tự có và ký qũy đủ 100% thì các ngân hàng thường chỉ tư vấn chứ không can thiệp vào nội dung LC và cũng không phải kiểm tra, theo dõi hàng hoá đã được nhận hay chưa Thêm vào đó ngân hàng không yêu cầu nhà nhập khẩu bổ sung tờ khai hải quan

(3) International Chamber Commerce (2007), the Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, Art 5

Trang 27

sau khi hoàn tất thủ tục nhận hàng Điều này tạo điều kiện tội phạm mở LC không có thực với yêu cầu về chứng từ đơn giản để người thụ hưởng là đồng bọn của chúng có thể dễ dàng xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán Theo điều 15 của UCP 600: “khi ngân hàng phát hành xác định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh toán”, khi

đó ngân hàng phát hành thực hiện ghi nợ tài khoản thanh toán của nhà nhập khẩu Đến thời điểm này ngân hàng đóng hồ sơ LC mà không có tờ khai hải quan, nhà nhập khẩu nhận bộ chứng từ nhưng không đi nhận hàng vì thực tế đó chỉ là giao dịch không có thực, tiền được chuyển ra nước ngoài không gặp trở ngại nào

Phương thức nhờ thu chứng từ cũng được bọn tội phạm lợi dụng để rửa tiền

Thủ thuật có thể được thực hiện như sau: nhà xuất khẩu là đồng bọn của nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng chuyển giao chứng từ và chỉ thị nhờ thu Theo đó, bộ chứng

từ được gửi đến ngân hàng xuất trình để nhờ thu, ngân hàng này xuất trình bộ chứng

từ cho nhà nhập khẩu và yêu cầu thanh toán Biết rằng bộ chứng từ là giả mạo nhưng nhà nhập khẩu vẫn đồng ý thanh toán cho nhà xuất khẩu, và tất nhiên nhà nhập khẩu cũng sẽ không đi nhận hàng Những giao dịch không có thật này, thường được bọn tội phạm thanh toán bằng vốn tự có để tránh việc ngân hàng kiểm tra hàng hóa như trong trường hợp giao dịch nhập khẩu được ngân hàng tài trợ bằng vốn tín dụng

Ứng trước một phần tiền hàng là một trong những điều kiện mua bán bình

thường trong hợp đồng thương mại quốc tế Để nhà xuất khẩu có thể ứng trước một phần tiền hàng từ nhà nhập khẩu, thì giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu phải có hợp đồng mua bán hàng hóa với điều khoản thanh toán trước cho nhà xuất khẩu một số tiền nhất định, để làm cơ sở cho việc ngân hàng chuyển tiền thanh toán Như vậy tại thời điểm thanh toán ngân hàng chưa có đầy đủ chứng từ thanh toán Nếu đây là những giao dịch thật thì không có vấn đề gì phải bàn, nhưng nếu đó là thủ thuật của bọn tội phạm lợi dụng để rửa tiền thì là chuyện khác Ngân hàng có thể bị cáo buộc là đã tiếp tay cho bọn tội phạm rửa tiền Có ngân hàng cẩn thận hơn yêu cầu khách hàng bổ sung

tờ khai hải quan và các chứng từ khác khi hoàn tất việc nhận hàng Nhưng giao dịch

“ma” nhằm mục đích rửa tiền thì làm gì có hàng để nhận Do vậy nhà nhập khẩu sẽ

Trang 28

không thể bổ sung các chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng Ngân hàng chỉ còn biết rút kinh nghiệm lần sau sẽ không chấp nhận chuyển tiền cho nhà nhập khẩu này nữa

Lợi dụng bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Nhà xuất khẩu A (trong nước) ký hợp

đồng xuất khẩu “ma” với nhà nhập khẩu B (nước ngoài), trong đó quy định nhà xuất khẩu A phải cung cấp cho nhà nhập khẩu B một bảo lãnh ngân hàng trị giá 10% giá trị hợp đồng để đảm bảo cho việc giao hàng Nhà xuất khẩu A ký qũy 100% để ngân hàng phát hành bảo lãnh Khi đến hạn giao hàng nhà xuất khẩu A cố tình không giao hàng

và để cho ngân hàng phải thanh toán cho nhà nhập khẩu B tiền phạt không thực hiện hợp đồng Như vậy, tiền được chuyển ra nước ngoài, với bề ngoài có vẻ hợp pháp Trong trường hợp ngân hàng quan tâm đến tổn thất của khách hàng thì được nhà xuất khẩu A trả lời rằng: “mặc dù phải thanh toán tiền phạt không thực hiện hợp đồng nhưng trong thương vụ này công ty vẫn có lãi vì đã ký hợp đồng với nhà nhập khẩu khác với giá cao hơn nhiều” Lý giải này có vẻ xóa tan nghi ngờ của ngân hàng

Lợi dụng bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: nhà nhập khẩu B (trong nước) ký

hợp đồng nhập khẩu “ma” với nhà xuất khẩu A (nước ngoài), trong đó quy định nhà nhập khẩu B phải trả trước 20% trị giá hợp đồng khi nhận được bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước do ngân hàng của nhà xuất khẩu A phát hành Khi nhận được bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, nhà nhập khẩu B xuất trình thư bảo lãnh và đề nghị ngân hàng của mình thực hiện chuyển tiền cho nhà xuất khẩu A bằng vốn tự có của mình Tất nhiên nhà nhập khẩu B chẳng bao giờ yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước mặc dù nhà xuất khẩu A không thực hiện các cam kết theo hợp đồng

Bên cạnh rửa tiền thông qua các giao dịch “ma”, bọn tội phạm còn thực hiện

rửa tiền thông qua những giao dịch có thật, nhưng thủ thuật tinh vi hơn, đó là hạ giá

hoặc nâng giá hàng hóa Khoản chênh lệch giữa giá thực tế và giá nhập khẩu chính là

khoản tiền phi pháp mà bọn tội phạm muốn tẩy rửa

Theo cuốn sách “ The German Connection: The Laundering of Nazi Money In Argentina” của Gaby Weber đã đưa ra một minh chứng cho hành động rửa tiền của người Đức Theo nghiên cứu của ông chiến dịch này được thực hiện bằng việc trả tiền quá cao cho hàng hóa được xuất từ Đức sang Argentina và thanh toán cho các hợp

Trang 29

đồng làm ăn khống Những hợp đồng này thường được ký kết giữa một bên là đối tác Argentia và một bên là các công ty của Đức như các hãng xe hơi, các công ty cung cấp thiết bị điện, đường sắt,…Chiến dịch này còn được sự hỗ trợ bởi ngân hàng Trung ương argentina thông qua việc cung cấp tỷ giá hối đoái có lợi cho Đức Bằng phương thức này số tiền được tẩy rửa của Đức tại Argentina lên tới hàng tỷ USD

2.3 Hệ thống ngân hàng và phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng

2.3.1 Cơ sở pháp lý phòng chống rửa tiền trên thế giới

Chương trình toàn cầu về chống rửa tiền

Chương trình toàn cầu về chống rửa tiền (GPML) của Liên Hợp Quốc nằm trong Văn phòng Ma túy và Tội phạm (ODC) của Liên hợp quốc GPML là một dự án nghiên cứu và hỗ trợ với mục tiêu là tăng cường hiệu quả của các hành động quốc tế chống rửa tiền bằng cách cung cấp kiến thức giám định chuyên môn, đào tạo và tư vấn cho các nước thành viên theo yêu cầu

Chương trình tập trung nỗ lực vào những lĩnh vực sau:

• Tăng cường nhận thức của những nhân vật chủ chốt trong các nước thành viên UN;

• Giúp tạo ra các khung pháp luật cho cả các nước theo luật án lệ và các nước theo luật châu Âu lục địa với sự hỗ trợ của luật mẫu;

• Tăng cường năng lực thể chế, đặc biệt là việc thiết lập các đơn vị tình báo tài chính;

• Cung cấp đào tạo cho các nhà lập pháp, tư pháp, các cơ quan quản lý, thi hành pháp luật và khu vực tài chính tư nhân;

• Thúc đẩy cách tiếp cận vùng để giải quyết các vấn đề; xây dựng và duy trì các mối quan hệ chiến lược với các tổ chức khác; và

• Duy trì một cơ sở dữ liệu các thông tin và tiến hành phân tích những thông tin thích hợp

Vì vậy, GPML là một nguồn thông tin, kiến thức chuyên môn và hỗ trợ kỹ thuật

Trang 30

2.3.1.1 FATF

FATF là cơ quan hoạch định chính sách, trong đó tập hợp các chuyên gia lập pháp, tài chính và thi hành pháp luật để đạt được các cuộc cải cách của quốc gia về lập pháp và quản lý công tác AML và CFT Hiện nay, thành viên của tổ chức này gồm 31 nước và vùng lãnh thổ và hai tổ chức vùng Ngoài ra, FAFT còn phối hợp với một số cơ quan quốc tế và các tổ chức quốc tế khác Các cơ quan, tổ chức này là quan sát viên của FATF; các cơ quan, tổ chức này địa vị này tuy không có quyền bỏ phiếu nhưng được phép tham gia đầy đủ vào các phiên họp toàn thể và vào các nhóm công tác

Ba chức năng chủ yếu của FATF liên quan đến rửa tiền là:

1 theo dõi tiến độ thực hiện các biện pháp chống rửa tiền của các thành viên;

2 tổng kết và báo cáo về xu hướng, thủ đoạn rửa tiền và các biện pháp chống rửa tiền; và

3 thúc đẩy việc chấp thuận và thực hiện các tiêu chuẩn của FATF về chống rửa tiền trên toàn cầu

FATF đã thông qua một bộ gồm 40 khuyến nghị, Bốn mươi khuyến nghị về rửa

tiền (Bốn mươi khuyến nghị), từ đó thiết lập một khuôn khổ toàn diện về AML và bộ

khuyến nghị này được thiết kế để áp dụng phổ biến ở các nước trên toàn thế giới Bốn

mươi khuyến nghị đưa ra các nguyên tắc cho hành động; chúng cho phép một nước

linh hoạt theo hoàn cảnh cụ thể và các yêu cầu của hiến pháp của riêng nước đó để thực hiện các nguyên tắc này Mặc dù không có hiệu lực bắt buộc như luật đối với

một nước, nhưng Bốn mươi khuyến nghị đã được cộng đồng quốc tế và các tổ chức

liên quan thông qua một cách rộng rãi như một tiêu chuẩn cho cho công tác chống rửa tiền

Bốn mươi khuyến nghị thực sự là các nhiệm vụ đòi hỏi mỗi nước phải hành động

nếu nước đó muốn được cộng đồng thế giới coi là đang tuân theo các tiêu chuẩn quốc

tế Từng khuyến nghị riêng lẻ cũng sẽ được trình bày chi tiết hơn trong cuốn Hướng dẫn tham khảo này, cụ thể là tại các chương V, VI, VII, và VIII

Trang 31

Bốn mươi khuyến nghị được ban hành lần đầu tiên vào năm 1990 và đã được

sửa đổi vào năm 1996 và năm 2003 cho phù hợp với những diễn biến mới trong lĩnh vực rửa tiền và để phản ánh sự phát triển của những thực tiễn chống rửa tiền tốt nhất trên quốc tế

♣ Theo dõi tiến độ thực hiện của các nước thành viên

Tạo thuận lợi cho việc theo dõi tiến độ thực hiện các yêu cầu của bản Bốn mươi

khuyến nghị của các thành viên là một quy trình gồm hai giai đoạn: tự đánh giá và

đánh giá chéo Trong giai đoạn tự đánh giá, mỗi nước thành viên sẽ điền vào bảng

hỏi chuẩn trên cơ sở hàng năm về thực hiện Bốn mươi khuyến nghị Trong giai đoạn

đánh giá chéo, mỗi nước thành viên sẽ được các chuyên gia của các nước thành viên khác khảo sát và đánh giá

Trong trường hợp một nước thành viên không tự nguyện thực hiện các bước

thích hợp để hoàn tất việc tuân thủ Bốn mươi khuyến nghị đó thì FATF sẽ đề nghị tất

cả các tổ chức tài chính phải quan tâm đặc biệt tới các mối quan hệ kinh doanh và các giao dịch với những người, kể cả các công ty và các tổ chức tài chính, từ các nước không tuân thủ đó và nếu thích hợp thì báo cáo các giao dịch đáng ngờ - những giao dịch không có mục đích kinh tế rõ ràng hoặc mục đích hợp pháp rõ rệt – lên các cơ quan có thẩm quyền Cuối cùng, nếu một nước thành viên không có các giải pháp để tuân thủ thì tư cách thành viên trong tổ chức này sẽ bị tạm thời đình chỉ Tuy nhiên,

sẽ có một quy trình gây áp lực trước khi thi hành các chế tài

♣ Báo cáo các xu hướng và thủ đoạn rửa tiền

Một trong các chức năng của FATF là xem xét và báo cáo về xu hướng, kỹ thuật

và phương pháp (còn được gọi là các thủ đoạn) rửa tiền Để thực hiện được phần nhiệm vụ này, FATF ban hành các báo cáo thường niên về những diễn biến của việc rửa tiền thông qua Báo cáo về thủ đoạn rửa tiền (Typologies Report) Những báo cáo này rất hữu ích cho tất cả các nước, không chỉ các nước thành viên, để cập nhật các thủ đoạn hoặc xu hướng rửa tiền mới và các diễn biến khác trong lĩnh vực này

♣ Danh sách NCCT

Trang 32

Một trong các mục tiêu của FATF là thúc đẩy tất cả các nước áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về AML/CFT Vì vậy, nhiệm vụ này của FATF đã vượt ra ngoài tư cách thành viên của nó mặc dù FATF chỉ có thể trừng phạt các nước và vùng lãnh thổ thành viên của mình Vì vậy, để khuyến khích tất cả các nước áp dụng các biện pháp

phòng ngừa, phát hiện và truy tố những kẻ rửa tiền, nghĩa là thực hiện Bốn mươi

khuyến nghị, FATF đã thông qua một quy trình để nhận diện những nước và vùng

lãnh thổ bị coi là gây trở ngại cho sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này Quy trình

này gồm 5 tiêu chí phù hợp với Bốn mươi khuyến nghị để xác định những nước và

vùng lãnh thổ bất hợp tác (NCCT’s) và xếp họ vào danh sách để công bố công khai FATF khuyến khích nước NCCT đẩy nhanh tiến độ sửa chữa những khiếm khuyết của mình Trong trường hợp một nước NCCT không có những tiến bộ thỏa đáng thì có thể bị áp đặt các biện pháp đối kháng Các biện pháp đối kháng gồm các hành động cụ thể do các nước thành viên tiến hành đối với các nước trong danh sách NCCT

Ngoài việc yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn chú ý đặc biệt tới các mối quan hệ kinh doanh và giao dịch từ những nước như vậy, FATF còn có thể áp đặt thêm các biện pháp đối kháng; những biện pháp này phải được áp dụng từ từ, tương xứng và linh hoạt; đó là:

• Các yêu cầu nghiêm ngặt về nhận dạng khách hàng và tăng cường các cố vấn, bao gồm các cố vấn tài chính đối với các nước và vùng lãnh thổ cụ thể, cho các tổ chức tài chính để xác định chủ sở hữu hưởng lợi trước khi thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân và các công ty từ các nước này;

• Tăng cường các cơ chế báo cáo thích hợp hoặc tăng cường việc báo cáo một cách hệ thống các giao dịch tài chính mà cơ sở cho việc làm này là các giao dịch tài chính với những nước như vậy có thể bị nghi vấn nhiều hơn;

• Khi xem xét các yêu cầu phê duyệt việc thành lập các công ty con, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng ở các nước thành viên FATF, FATF có tính đến ngân hàng liên quan đó có phải là ngân hàng là từ một NCCT hay không;

Trang 33

• Cảnh báo các doanh nghiệp trong khu vực phi tài chính rằng những giao dịch với các thực thể bên trong NCCTs có thể dẫn tới các rủi ro về rửa tiền Cuối cùng, các biện pháp đối kháng có thể bao gồm việc chấm dứt các giao dịch của các nước thành viên FATF với các tổ chức tài chính từ một nước như vậy

Hầu hết các nước đều có những nỗ lực có phối hợp để được đưa ra khỏi danh sách NCCT bởi vì việc nằm trong danh sách thường gây ra nhiều vấn đề đáng kể cho các tổ chức và doanh nghiệp của nước đó về khía cạnh các giao dịch quốc tế cũng như uy tín của họ trên trường quốc tế

2.3.1.2 Ủy ban Basle về giám sát ngân hàng

Ủy ban Basle về giám sát ngân hàng (Ủy ban Basle) được thành lập vào năm

1974 bởi Thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm 10 nước Đại diện cho mỗi nước là Ngân hàng trung ương của nước đó hoặc một cơ quan thích hợp có nhiệm vụ chính thức về giám sát sự thận trọng của ngành ngân hàng nếu nó không phải là Ngân hàng trung ương Ủy ban này không có quyền giám sát quốc tế chính thức hoặc thẩm quyền theo pháp luật Ủy ban này chỉ xây dựng các tiêu chuẩn giám sát, các hướng dẫn chung và khuyến nghị các bản tuyên bố về những phương pháp giám sát ngân hàng tốt nhất Những tiêu chuẩn và hướng dẫn như vậy được thông qua với hy vọng các cơ quan thích hợp trong mỗi nước sẽ tiến hành mọi bước cần thiết cho việc thực hiện các tiêu chuẩn đó thông qua các biện pháp cụ thể, cả lập pháp, quản lý hoặc các biện pháp khác, phù hợp nhất với các hệ thống quốc gia của nước mình Ba trong số các tiêu chuẩn và hướng dẫn của Ủy ban Basle liên quan đến các vấn đề về rửa tiền

♣ Bản tuyên bố các nguyên tắc về rửa tiền

Trong năm 1988, Ủy ban Basle đã ban hành Bản tuyên bố về ngăn ngừa tội phạm sử dụng hệ thống ngân hàng cho mục đích rửa tiền (Bản tuyên bố về ngăn ngừa)

Bản tuyên bố về ngăn ngừa đưa ra các chính sách và thủ tục cơ bản mà các ban

giám đốc ngân hàng cần bảo đảm có sẵn trong các tổ chức của mình để hỗ trợ cho việc chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng, ở cả trong nước và trên phạm vi

Trang 34

quốc tế Theo Bản tuyên bố này, các ngân hàng có thể bị coi là phạm tội sử dụng “một cách vô ý” với tư cách là tổ chức trung gian

Vì vậy, Uỷ ban này coi hàng rào phòng chống rửa tiền đầu tiên và quan trọng nhất là “tính liêm chính của chính các ban quản lý ngân hàng và sự quyết tâm thận trọng để ngăn không cho các tổ chức của mình dính líu vào tội phạm hoặc bị sử dụng như một kênh rửa tiền.”

Về cơ bản, có bốn nguyên tắc được đưa ra trong Bản tuyên bố này, đó là:

• Nhận dạng khách hàng đúng cách;

• Tiêu chuẩn đạo đức cao và tuân thủ luật pháp;

• Hợp tác với các cơ quan thi hành pháp luật; và

• Các chính sách và thủ tục để bảo đảm tuân thủ Bản tuyên bố này

Trước hết, các ngân hàng cần có những nỗ lực thỏa đáng để xác định nhân dạng thật của tất cả mọi khách hàng yêu cầu dịch vụ của tổ chức mình

Ngân hàng cần có một chính sách rõ ràng là không tiến hành những giao dịch

có giá trị đáng kể với những khách hàng không có khả năng cung cấp đủ các bằng chứng chứng minh nhân dạng của họ

Thứ hai, các ngân hàng cần bảo đảm rằng hoạt động kinh doanh của mình được thực hiện theo những tiêu chuẩn đạo đức cao và ngân hàng cần tuân thủ các luật, quy định liên quan đến giao dịch tài chính Về vấn đề này, ngân hàng không được cung cấp dịch vụ hoặc chủ động hỗ trợ cho các giao dịch mà ngân hàng có lý do xác đáng

để tin rằng các giao dịch đó có liên quan đến rửa tiền

Thứ ba, ngân hàng cần hợp tác đầy đủ với các cơ quan thi hành pháp luật trong phạm vi cho phép theo luật hoặc quy định trong nước liên quan đến bí mật khách hàng Không ủng hộ hoặc hỗ trợ cho những khách hàng đang tìm cách lừa dối các cơ quan thi hành pháp luật thông qua những thông tin đã bị sửa đổi, thiếu đầy đủ hoặc sai sự thật Khi một ngân hàng có những suy đoán hợp lý rằng các khoản tiền được gửi là từ hoạt động phạm tội hoặc các giao dịch đưa vào ngân hàng là nhằm mục đích phạm tội thì ngân hàng đó cần có biện pháp thích hợp, bao gồm việc từ chối hỗ trợ, cắt đứt quan hệ khách hàng và đóng hoặc phong tỏa tài khoản đó

Trang 35

Thứ tư, các ngân hàng cần thông qua các chính sách chính thức nhất quán với

Bản tuyên bố về ngăn ngừa Ngoài ra, các ngân hàng cần bảo đảm rằng tất cả cán bộ,

nhân viên đều nhận thức được các chính sách này của ngân hàng và được tập huấn cẩn thận về những vấn đề được đề cập đến trong các chính sách này của ngân hàng Bên cạnh đó, nhằm thực hiện các chính sách của mình, các ngân hàng cần thông qua

và thực hiện các thủ tục rõ ràng về nhận dạng khách hàng Cuối cùng, trong chức năng kiểm toán nội bộ bên trong ngân hàng, cần xây dựng và thực hiện các biện pháp

để kiểm định sự tuân thủ

♣ Các nguyên tắc cốt lõi dành cho ngành ngân hàng

Trong năm 1997, Ủy ban Basle đã ban hành Các nguyên tắc cốt lõi để giám sát

ngân hàng hiệu quả (Các nguyên tắc cốt lõi); đây là một bản thiết kế toàn diện cho

một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả và đề cập đến nhiều chủ đề Trong toàn bộ

25 Nguyên tắc cốt lõi, một trong số đó – Nguyên tắc cốt lõi 15 – xử lý vấn đề rửa tiền; nguyên tắc này quy định:

Các giám sát viên ngành ngân hàng phải bảo đảm rằng các ngân hàng có sẵn những chính sách, phương pháp và thủ tục thích hợp, bao gồm các quy tắc nghiêm ngặt về “hiểu biết khách hàng của mình”, nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp cao trong khu vực tài chính và ngăn ngừa việc ngân hàng bị các phần tử phạm tội lợi dụng, một cách cố ý hay vô ý

Những chính sách và thủ tục về “hiểu biết khách hàng của mình” hay “KYC” này là phần quyết định của một khuôn khổ thể chế AML/CFT hiệu quả đối với mỗi nước

Bên cạnh Các nguyên tắc cốt lõi, Ủy ban Basle còn ban hành “Phương pháp cho

các nguyên tắc cốt lõi” trong năm 1999, trong đó bao gồm 11 tiêu chí cụ thể và 5 tiêu chí bổ sung để hỗ trợ cho việc đánh giá tính phù hợp của các chính sách và thủ tục

KYC Những tiêu chí bổ sung này bao gồm tài liệu tham khảo về tuân thủ Bốn mươi

khuyến nghị

♣ Chú ý xác đáng tới khách hàng

Trang 36

Vào tháng 10-2001, Ủy ban Basle đã phát hành một tài liệu có phạm vi rộng về

các nguyên tắc KYC với tựa đề: Sự chú ý xác đáng tới khách hàng của các ngân

hàng Tài liệu này được phát hành nhằm đối phó với những khiếm khuyết rõ rệt về

các thủ tục KYC trên toàn cầu Những tiêu chuẩn KYC này dựa trên và cung cấp thông tin chi tiết hơn về Bản tuyên bố về ngăn ngừa và Nguyên tắc cốt lõi 15 Các yếu tố chủ yếu của các tiêu chuẩn KYC được trình bày một cách chi tiết trong tài liệu này

Một điểm đáng lưu ý là những tiêu chuẩn KYC được đưa ra trong Chú ý xác

đáng tới khách hàng này dự kiến đem lại cho các ngân hàng nhiều lợi ích hơn so với

việc chống rửa tiền bởi nó bảo vệ sự an toàn và lành mạnh của các ngân hàng và bảo

vệ tính liêm chính của các hệ thống ngân hàng

Hơn nữa, Ủy ban Basle ủng hộ mạnh mẽ việc “chấp thuận và thực hiện các khuyến nghị của FATF, đặc biệt là những khuyến nghị liên quan đến ngân hàng”, và

chủ trương rằng các tiêu chuẩn của Chú ý xác đáng tới khách hàng “phải nhất quán

với các khuyến nghị của FATF”

2.3.2 Phòng chống rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng

Với những tác hại to lớn của việc lợi dụng hệ thống ngân hàng để tiến hành rửa tiền Nhìn chung, các quốc gia phát triển đều đã thực hiện phương thức phòng, chống rửa tiền như sau:

2.3.2.1 Ban hành Luật và các quy định liên quan đến phòng, chống rửa tiền

Hiện nay, tại hầu hết các nước phát triển đã ban hành Luật phòng, chống rửa tiền Thời gian ban hành Luật ở mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, mức

độ tác hại của rửa tiền đối với quốc gia đó Tuy nhiên, Luật phòng, chống rửa tiền ở các nước có một số đặc điểm chung:

- Luôn hướng đến việc tuân thủ các khuyến nghị của FATF;

- Liệt kê tất cả các tội danh liên quan đến rửa tiền;

- Yêu cầu các tổ chức tín dụng phải thực hiện quy tắc nhận biết khách hàng;

- Quy định mức giao dịch phải báo cáo;

Trang 37

- Các dấu hiệu của giao dịch đáng ngờ;

- Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền

2.3.2.2 Thành lập cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền

Hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình một cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền Nhiệm vụ của cơ quan này là giám sát việc thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền Có hai mô hình hoạt động cơ bản:

Mô hình thứ nhất, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị trực thuộc bộ máy Chính phủ, thường là trực thuộc ngân hàng trung ương, trợ giúp chính phủ thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền Bên cạnh việc thực hiện chức năng giám sát thi hành Luật phòng, chống rửa tiền, cơ quan này còn thực hiện chức năng thu thập các thông tin từ các tổ chức tín dụng, xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ và đề xuất các biện pháp liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền

Mô hình thứ hai, cơ quan phòng, chống rửa tiền là đơn vị hoàn toàn độc lập với

bộ máy Chính phủ, không chịu sự chi phối của bất kỳ đơn vị nào trong bộ máy chính phủ Nó có quyền hạn, chức năng, phạm vi hoạt động rộng rãi hơn Ở các nước xem

cơ quan này là cơ quan tình báo tài chính Ưu điểm nổi bật của mô hình này là đảm bảo sự độc lập, khách quan trong điều tra rửa tiền

2.3.2.3 Thiết lập quy trình phòng, chống rửa tiền tại các ngân hàng thương mại

Đánh giá khách hàng, phân loại rủi ro

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại coi việc đánh giá và phân loại khách hàng là việc làm hàng đầu Việc đánh giá và phân loại khách hàng có ý nghĩa quan trọng quyết định, vì thông qua đây, ngân hàng thương mại sẽ có các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp Thông thường các ngân hàng thương mại trên thế giới thường phân khách hàng thành 3 loại : khách hàng có rủi ro cao, khách hàng có rủi ro trung bình và chách hàng có rủi ro thấp

Kiểm soát các giao dịch đáng ngờ

Giao dịch đáng ngờ là giao dịch có dấu hiệu bất thường liên quan đến rửa tiền

Trang 38

hết các quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Anh … đều xem xét dấu hiệu bất thường dựa trên mức (ngưỡng) giá trị của các giao dịch quy định (thông thường các giao dịch

có giá trị vượt mức 10.000 USD hoặc tương đương sẽ nằm trong danh sách các giao dịch cần phải lưu ý, báo cáo) Tuy nhiên ở một số ít các quốc gia khác lại lưu ý đến những giao dịch có dấu hiệu không bình thường thông qua tính chất, đặc điểm giao dịch, các thông tin về khách hàng … mà không quá quan tâm đến giá trị giao dịch, tiêu biểu cho trường hợp này là Malaysia

Khi phát hiện về các giao dịch đáng ngờ, nhân viên ngân hàng phụ trách sẽ tiến hành xử lý, báo cáo cấp trên xem xét Sau khi kiểm tra tính xác thực thông tin về khách hàng, ngân hàng sẽ quyết định việc chuyển các thông tin này cho Cơ quan phòng, chống rửa tiền Để việc này được tiến hành tốt, các ngân hàng phải được hướng dẫn xây dựng quy trình báo cáo thông tin về giao dịch này, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng

Lưu giữ hồ sơ về khách hàng

Các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm chỉnh việc lưu giữ hồ sơ, thông tin về khách hàng Các thông tin về nhận dạng khách hàng và thông tin giao dịch được lưu giữ trong thời gian tối thiểu là 5 năm hoặc dài hơn theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các hồ sơ có liên quan đến công tác điều tra khởi tố Theo Luật phòng, chống rửa tiền của Malaysia, thời gian lưu giữ hồ sơ khách hàng là 6 năm nếu không có dính líu gì đến các vụ việc khác

Tuân thủ các khuyến nghị của FATF và thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền

Ngày nay, hành vi rửa tiền không chỉ thực hiện trong phạm vi một quốc gia mà còn có thể thực hiện xuyên suốt từ quốc gia này đến quốc gia khác Do vậy, công tác phòng, chống rửa tiền rất cần sự hợp tác của các quốc gia trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm

2.4 Phòng chống rửa tiền trên thế giới

Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ sở cho chúng hưởng thụ và sử dụng những

Trang 39

đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác Tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố đang là vấn đề mang tính toàn cầu, mỗi năm tội phạm tiến hành rửa từ 1.000-1.500 tỷ USD trên toàn thế giới, gây ra những tác hại khôn lường đối với kinh tế, xã hội và an ninh toàn cầu

2.4.1 Phòng chống rửa tiền tại Mỹ

Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân theo

Ở Mỹ, trong vô số các luật liên quan, có thể kể tới Luật Bảo mật Ngân hàng (1970) nhằm loại bỏ giao dịch ngân hàng ẩn danh Theo đó, Bộ Tài chính có quyền buộc các ngân hàng lưu giữ hồ sơ để dễ truy vết hoạt động rửa tiền, các ngân hàng phải báo cáo tất cả giao dịch 1 lần trên 10.000 USD hoặc nhiều lần có tổng giá trị trên 10.000 USD nhận vào hoặc chuyển đi từ 1 tài khoản trong cùng 1 ngày

Năm 1986, Luật Kiểm soát rửa tiền của Mỹ ra đời đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến chống nạn rửa tiền, từ đó rửa tiền đã bị xem là hành vi tội phạm, thay vì chỉ là yếu tố trong toàn bộ một tội ác

Tiếp đó, Luật Ngăn chặn rửa tiền năm 1994 yêu cầu các ngân hàng phải thành lập lực lượng đặc nhiệm để loại trừ các hoạt động đáng ngờ trong các tổ chức của họ Luật Ái quốc năm 2001 thiết lập kiểm tra danh tính bắt buộc đối với khách hàng của các ngân hàng Mỹ, cung cấp các nguồn theo dõi những giao dịch trong hệ thống ngân hàng ngầm thường được bọn khủng bố sử dụng Bên cạnh đó, lực lượng thực thi pháp luật cũng tăng cường hành động

Với mục tiêu tìm cách chống lại nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố trên tất cả các mặt trận, bao gồm cả tích cực theo đuổi điều tra tài chính Nhìn chung, chiến lược phòng, chống rửa tiền của Mỹ tập trung vào ba mục tiêu chính:

- Để hiệu quả hơn, tiến hành cắt đứt sự tiếp cận hệ thống tài chính tài quốc

tế của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố;

- Tăng cường khả năng của chính quyền liên bang hướng đến các tổ chức

Trang 40

- Tăng cường và cải tiến biện pháp phòng, chống rửa tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để cải thiện hiệu quả những nỗ lực tuân thủ và thực thi pháp luật để ngăn ngừa và ngăn chặn lạm dụng

Để cụ thể hóa chiến lược trên, Mỹ kiểm tra các tổ chức tài chính trong việc tuân thủ các quy định của hệ thống, và thực thi những yêu cầu thông qua hành vi dân sự và hình sự Bên cạnh đó, Mỹ đánh giá các lĩnh vực khác nhau để xác định lỗ hổng chống rửa tiền, nhằm áp đặt các biện pháp kiểm soát thích hợp Tính minh bạch và trách nhiệm được khuyến khích trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, cũng như trong các lĩnh vực phi tài chính có liên quan Và Mỹ cũng xem xét khu vực tư nhân là một thành phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phòng, chống rửa tiền Trong thời gian qua, Chính phủ Mỹ đã có những nỗ lực trong các khu vực then chốt sau đây:

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan;

- Đảm bảo rằng các cơ quan thực thi pháp luật và Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính sử dụng và chia sẻ cơ sở dữ liệu tài chính và các công cụ phân tích;

- Tập trung nhân viên thực thi pháp luật và các nguồn lực khác vào các mục tiêu và các hệ thống tài chính có mức độ ảnh hưởng cao nhất;

- Cải cách các cơ quan lập pháp và hành pháp;

- Gia tăng các hoạt động hợp tác quốc tế;

- Nâng cao sự hỗ trợ lẫn nhau giữa chính phủ Mỹ với cộng đồng tài chính;

- Giúp chính quyền địa phương điều tra và truy tố tội phạm tài chính và rửa tiền

Quy định về phòng chống rửa tiền của Mỹ rất nghiêm ngặt, ngay cả ngân hàng Thụy Sĩ vốn nổi danh kín tiếng cũng phải nhượng bộ khi chấp nhận cung cấp cho nhà chức trách Hoa Kỳ danh sách hơn 4.000 tài khoản bị nghi ngờ trốn thuế trong đại gia ngân hàng UBS, đồng thời cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với các nước trong việc phòng chống trốn thuế và rửa tiền Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách tạo ra vẻ bên ngoài hợp pháp cho các khoản tiền hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội Rửa tiền đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang tính quốc tế, được cộng đồng thế giới rất quan tâm, vì nó gây ra hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm

Ngày đăng: 13/03/2017, 21:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đoàn Hồng Lê, 2009; Kinh nghiệm của Hồng Kông vào việc chống tội phạm “rửa tiền” ở nước ta hiện nay. Đà Nẵng: Tạp chí sinh hoạt lý luận số 4/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm của Hồng Kông vào việc chống tội phạm “rửa tiền” ở nước ta hiện nay
4. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung Ương, 2014; Đặc san tuyên truyền pháp luật số 01/2014. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc san tuyên truyền pháp luật số 01/2014
11. Ngô Hướng, 2014; Kiểm soát thuế thu nhập cá nhân để phòng chống rửa tiền . Tạp chí công nghệ ngân hàng số 104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát thuế thu nhập cá nhân để phòng chống rửa tiền
14. Paul Allan Schott, 2007; Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố. Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa thông tin
15. Quốc hội, 2012; Luật phòng chống rửa tiền số 07/2012/QH13. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật phòng chống rửa tiền số 07/2012/QH13
16. Trần Ngọc Thơ, 2005. Chống rửa tiền nhưng chống ai?. TP Hồ Chí Minh: Tạp chí kinh tế phát triển số 186 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống rửa tiền nhưng chống ai
17. Ủy ban thường vụ Quốc hội, viện nghiên cứu lập pháp, tháng 4/2012; Nội dung cơ bản trong luật phòng chống rửa tiền của một số nước. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung cơ bản trong luật phòng chống rửa tiền của một số nước
18. Văn Tạo, Kim Anh ,2010; Phòng, chống rửa tiền kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam. Hà Nội: Tạp chí ngân hàng số 1.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng, chống rửa tiền kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam
21. Eskander Miah, Mr. Rafiqul Islam, Mr. Kamal Hossain, Mr. Md. Iqbal Hossain , Mr. Md. Ferdous Zaman Sardar, 2012; Guidance notes on prevention of money laundering and terrorist financing. Bangladesh Financial ntelligence Unit Bangladesh Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidance notes on prevention of money laundering and terrorist financing
22. Jack A. Blum, Esq;Prof. Michael Levi; Prof. R. Thomas Naylor; Prof. Phil Williams; Financal havens, banking secrecy and money laundering. United Nations office for drug control and Crime prevention global Programme against money laundering Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financal havens, banking secrecy and money laundering
24. World Bank, 2009, Combating Money Laundering and the Financing of Terrorism: A Comprehensive Training Guide. Washington DC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Combating Money Laundering and the Financing of Terrorism: A Comprehensive Training Guide
27. UN (2000), Convention Against Transnational Organized Crime, Palermo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Convention Against Transnational Organized Crime
Tác giả: UN
Năm: 2000
1. Chính phủ, 2009; Quyết định số 470/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền Khác
2. Chính phủ, 2013; Nghị định số 122/2013/ND-CP ngày 11/10/2013 quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tam giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khỏng bố;xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố Khác
5. Ngân hàng Nhà nước, 2011; Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA- BQP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30 tháng 11 năm 2011 hường dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ( Điều 250) và tội rửa tiền ( Điều 251) Khác
6. Ngân hàng Nhà nước, 2012; Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA- BQP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 05 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội khủng bố ( điều 230a) và tội tài trợ khủng bố ( điều 230b) Khác
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,2013; Thông tư 35/2013/TT-NHNN về việc công bố và cung cấp thông tin của ngân hàng Nhà nước Khác
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013;Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2013 quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Khác
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012; Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền Khác
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2014; Thông tư 31/2014/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w