Hơn nữa, do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây, nhiều quốc gia công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển đã trải qua cả việc gia tăng của tập trung hệ thống ng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN TIỂU MY
ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP TRUNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG LÊN THẤT NGHIỆP Ở CÁC
NƯỚC THÀNH VIÊN KHỐI APEC
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VÕ XUÂN VINH
Trang 2liệu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Nguyễn Tiểu My
Trang 3Mục lục
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Vấn đề nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Ý nghĩa của đề tài 3
1.7 Bố cục của Luận văn 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP TRUNG NGÂN HÀNG LÊN THẤT NGHIỆP 7
2.1 Cơ sở lý thuyết về ngân hàng: 7
2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 7
2.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 8
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 8
2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 8
2.1.2.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ 9
Trang 42.2 Tổng quan về tập trung ngân hàng: 10
2.2.1 Thuyết Pro-Concentration 10
2.2.2 Thuyết Pro-Deconcentration (PD) 12
2.2.3 Các chỉ số để tính mức độ tập trung ngân hàng 15
2.3 Tổng quan về thất nghiệp 17
2.3.1 Định nghĩa thất nghiệp 17
2.3.2 Các nguyên nhân đến thất nghiệp 17
2.3.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp đến kinh tế xã hội 22
2.4 Cơ sở lý thuyết về việc tập trung ngân hàng ảnh hưởng lên thất nghiệp 23
2.4.1 Mô hình cơ cấu - hành vi - hiệu quả (Structure-Conduct-Performance paradigm) 23
2.4.2 Thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficient Structure Hypothesis) 25
2.5 Kết quả các nghiên cứu lý thuyết: 26
2.6 Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm: 27
2.6.1.Tác động của tập trung ngân hàng lên chi phí của các trung gian tài chính (lãi biên, khả năng sinh lởi) 27
2.6.2.Tác động của tập trung ngân hàng sự thành lập và tăng trưởng doanh nghiệp 31
2.6.3.Tác động của tập trung ngân hàng lên sự thành lập và tăng trưởng doanh nghiệp 33
2.6.4 Tác động của tập trung ngân hàng lên thất bại ngân hàng và khủng hoảng ngân hàng hệ thống 35
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TẬP TRUNG NGÂN HÀNG VÀ THẤT NGHIỆP Ở CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN APEC 38
3.1 Tổng quan về APEC 38
Trang 53.2 Mối quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên khối APEC 39
3.3 Thực trạng tập trung ngân hàng ở các nước thành viên khối APEC 41
3.4 Thực trạng thất nghiệp ở các nước thành viên khối APEC 51
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
4.1 Mô hình thực nghiệm 53
4.1.1 Giới thiệu các biến độc lập và phụ thuộc được sử dụng trong mô hình 53
4.1.2 Mô hình thực nghiệm 58
4.2 Ưu điểm phương pháp nghiên cứu 59
4.3 Dữ liệu và mẫu quan sát 61
4.3.1 Thu thập và xử lý dữ liệu 61
4.3.2 Sự phù hợp của kích thước mẫu 62
4.4 Kết quả thực nghiệm 63
4.4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình: 63
4.4.2 Kết quả hồi quy mô hình 64
4.4.2.1 Ma trận tương quan giữa các biến 64
4.4.2.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 65
4.4.2.3 Kết quả hồi quy 66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 75
5.1 Kết luận: 75
5.2 Hạn chế của đề tài.: 77
5.3 Gợi ý một số giải pháp nâng cao hiệu quả tích cực của tập trung ngân hàng: 78 5.3.1 Gợi ý một số giải pháp chung cho các quốc gia thành viên khối APEC 78
5.3.2 Gợi ý một số giải pháp nâng cao hiệu quả tập trung ngân hàng đối với Việt Nam 82
Trang 65.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo: ………88
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Trang Bảng 2.1: Tóm tắt các mô hình lý thuyết có thể giúp xác định tác động của tập trung ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp 26
Bảng 2.5: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm tác động của tập trung ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp 37
Bảng 3.1: biểu đồ thể hiện thực trạng bình quân tập trung ngân hàng của các nước APEC 42
Bảng 3.2: Các thương vụ M&A của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2015…47 Bảng 3.3: Thực trạng tình hình thất nghiệp ở các quốc gia thành viên APEC 51
Bảng 4.1: Tổng hợp các nghiên cứu về các biến kiểm soát ảnh hưởng tỷ lệ thất nghiệp dùng trong mô hình thực nghiệm 57
Bảng 4.2: Nguồn dữ liệu 61
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến ….63
Bảng 4.4: Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến 64
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai VIF 65
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi phần dư - Greene (2000) 66
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra kiểm tra hiện tượng tự tương quan phần dư Wooldridge (2002) và Drukker (2003) 67
Trang 8Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình hồi quy GMM sử dụng biến công cụ 68
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
EH (Efficient Structure
Hypothesis)
Thuyết cấu trúc hiệu quả
EFW (Economic Freedom of the
Phương pháp moment tổng quát
PD (Pro-Deconcentration) Thuyết không ủng hộ tập trung ngân hàng SCP (Structure-Conduct-
Performance)
Thuyết cơ cấu – hành vi – hiệu quả
2SLS (Two Stage Least
Square)
Phương pháp bình phương bé nhất 2 giai đoạn
M&A Sáp nhập và mua lại
NHTM Ngân hàng Thương Mại
Maritime Bank Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam
HDBank Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Sài Gòn, SCB Ngân hàng Sài Gòn
SHB Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội
Sacombank Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
ROA Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Trang 10ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ficombank Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
TinNghiaBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa
WesternBank Ngân hàng TMCP Phương Tây
MHB
Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
MDB Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kong
Habubank Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
Đại Á bank Ngân hàng Đại Á
UR tỷ lệ thất nghiệp
BC Tập trung ngân hàng
BCre Biến Tín dụng ngân hàng
CMR Quy tắc thị trường tín dụng
CCB Thương lượng tập trung
FDIin, FDIout Dòng vốn FDI vào và ra
GDPCa GDP bình quân đầu người
Itax Tỷ lệ thuế thu nhập biên
INF Tỷ lệ lạm phát
Ogap Chênh lệch sản lượng
RIR Lãi suất thực tế
SMA Hoạt động thị trường chứng khoán
ET Căng thẳng sắc tộc
Trang 11
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là vấn đề mang tính toàn cầu,
nó không loại trừ một quốc gia nào, cho dù quốc gia đó là nước đang phát triển hay nước có nền công nghiệp phát triển Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các mặt kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia Những hậu quả mà nó gây ra không dễ
gì khắc phục được trong một thời gian ngắn
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) mới đây đã công bố những vấn đề thu hút mối quan tâm nhiều nhất của các nhà lãnh đạo quốc tế trong vòng 12-18 tháng tới và thất nghiệp đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách các vấn đề "nóng" toàn cầu là tình trạng thiếu việc làm Dù kinh tế thế giới đang bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng nhưng số người thất nghiệp trên thế giới không ngừng tăng Rõ ràng, tổ chức này đang không thể lạc quan với vấn nạn này Đây là lần đầu tiên trong vòng 10 năm trở lại đây, "thất nghiêp" trở lại trong bản báo cáo thường niên
Không riêng đối với Việt Nam, xuất phát từ một nước nghèo, có nền kinh tế kém phát triển, dân số tăng nhanh trong nhiều thập kỷ qua, thất nghiệp (đặc biệt là thất nghiệp ở khu vực thành thị) là một vấn đề gây sức ép rất lớn đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như sự lo lắng đối với từng người lao động
Do vậy, tìm ra nguyên nhân để có giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm việc làm, ổn định đời sống cho người lao động trở thành mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia Ngoài những nguyên nhân đã được đề cập thường xuyên như: chất lượng lao động thấp, cung cầu lao động mất cân đối, suy giảm tăng trưởng kinh tế…tác giả muốn nhắc tới một yếu tố chưa từng được nhắc đến nhưng có tác động đáng kể đến tình trạng thất nghiệp đó là sự tập trung của hệ thống ngân hàng Trong khi hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế Nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hệ thống tài chính và ngân hàng bị căng thẳng, để lộ nhiều điểm yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền
Trang 12kinh tế Chủ đề tập trung ngân hàng cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cuộc tranh luận trong những năm gần đây (điển hình là Việt Nam) vì nhiều lý do (như sự toàn cầu hóa trong vĩnh vực ngân hàng) Nhiều thị trường ngân hàng quốc gia đã hợp nhất đáng kể, làm ảnh hưởng, thay đổi các quy định và công nghệ Hiện đã có các hoạt động sáp nhập đáng kể giữa các nhóm ngân hàng lớn (bao gồm cả việc mở rộng qua biên giới), làm tăng vấn đề về tác động của việc gia tăng tập trung cả ở mức độ toàn cầu và quốc gia Trong đó ảnh hưởng của tập trung ngân hàng đến các kênh mà thông qua đó nó tác động đến tỷ lệ thất nghiệp là không hề nhỏ Hơn nữa, do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây, nhiều quốc gia công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển đã trải qua cả việc gia tăng của tập trung hệ thống ngân hàng và suy giảm trong hoạt động thị trường lao động Như vậy, việc hiểu và
đo lường hiện trạng thất nghiệp do xu hướng này gây ra rất có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách của mỗi quốc gia, nhất là sau giai đoạn khủng hoảng tài chính như hiện nay
Để làm rõ hơn về vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng
của tập trung hệ thống ngân hàng lên thất nghiệp ở các nước thành viên APEC”
để làm luận văn thạc sĩ của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm định tập trung ngân hàng có thực ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp của các quốc gia khối APEC không? Nếu có ảnh hưởng thì ảnh hưởng ra sao, mức độ tác động của việc tập trung ngân hàng đó như thế nào?
1.3 Vấn đề nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là, đúc kết và tổng hợp các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tập
trung ngân hàng ảnh hưởng đến những yếu tố mà đồng thời có ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp
Trang 13Hai là, dùng mô hình thực nghiệm để kiểm định tập trung ngân hàng ảnh
hưởng như thế nào đến tỷ lệ thất nghiệp, mức độ tác động của nó ra sao?
Ba là, dựa trên các kết quả nghiên cứu để đưa ra các gợi ý về mặt chính sách
nhằm gia tăng những tác động có lợi của tập trung ngân hàng cũng như giảm thiểu mặt hạn chế nhằm cải thiện tình hình thất nghiệp
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu dùng dữ liệu được thu thập từ năm 1996 đến năm 2014 để tạo
ra bộ dữ liệu bảng (Panel data) theo dạng bảng động (Dynamic data) Dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ IMF và World Bank
Bài nghiên cứu áp dụng mô hình tác động cố định (Fixed effect model) và ước lượng bình phương tối thiểu (OLS) với hai phương pháp bình phương bé nhất hai giai đoạn (Two - Stage Least Squares - 2SLS) và phương pháp ước lượng Moment tổng quát (Generalized Method of Moments - GMM) để tiến hành kiểm định các mô hình trong bài nghiên cứu và các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu sẽ được mô tả
rõ hơn trong chương 3
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 11 để thực hiện định lượng phục vụ cho việc kiểm định
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tập trung của các ngân hàng và tỷ lệ thất nghiệp của các nước thành viên khối APEC
Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động tập trung của các ngân hàng và tỷ lệ thất nghiệp của các nước thành viên khối APEC giai đoạn 1996-2014
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm phân tích ảnh hưởng của tập trung hệ thống ngân hàng lên trung gian tài chính và tăng trưởng kinh tế Có nhiều bằng chứng thực nghiệm phong phú cho thấy tập trung ngân hàng thực sự có ảnh hưởng đến hiệu suất của cả trung gian tài chính và ngành công nghiệp phi tài chính
Trang 14Tuy nhiên, kết quả từ những nghiên cứu này là không thuyết phục, không rõ ràng khi cho rằng tập trung cao hơn có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ thất nghiệp thông qua các kênh này Trong thực tế, các kết quả từ các nghiên cứu trước đây là không thể kết luận không chỉ với kênh này mà còn cho tất cả các kênh khác Đối với mỗi kênh nó là không rõ ràng khi nghĩ rằng tập trung ngân hàng cao hơn tác động tiêu cực hoặc tích cực lên tình trạng thất nghiệp Vì vậy, các vấn đề về tập trung ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp cần phải được giải quyết theo thực nghiệm Và cũng chưa có nghiên cứu nào trước đó nghiên cứu tập trung hệ thống ngân hàng có thể ảnh hưởng thị trường lao động Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học về tập trung ngân hàng cung cấp hướng dẫn rất hạn chế đối với các nhà hoạch định chính sách ở các nước, nơi một số ít các ngân hàng chiếm ưu thế trong lĩnh vực tài chính
Đề tài này quan trọng bởi vì, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều nước công nghiệp và những nước đang phát triển đã trải nghiệm sự gia tăng của tập trung ngân hàng và sự suy giảm trên hoạt động của thị trường lao động Vì vậy, tác giả nghiên cứu sự ảnh hưởng của tập trung hệ thống ngân hàng trên thị trường lao động, cụ thể là tỷ lệ thất nghiệp thực hiện ở các nước thành viên khối APEC Đề tài đưa ra bằng chứng khách quan khoa học góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận rõ hơn ảnh hưởng của việc tập trung ngân hàng ành hưởng đến tỷ lệ thất nghiêp nhất là đối với những nước đang phát triển có mức độ tập trung ngân hàng
và thất nghiệp cao Từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có sự điều chỉnh trong chính sách thích hợp nhất tùy theo từng quốc gia, theo mức độ, đặc điểm cụ thể và nguồn gốc lịch sử của tập trung ngân hàng, cũng như theo cường độ và các đặc điểm khác của sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng quốc gia tương ứng, qua đó góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, gia tăng hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng
1.7 Bố cục của Luận văn
Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày cụ thể theo trình tự sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Trang 15Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khi thực hiện đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận khoa học và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về ảnh hưởng tập trung ngân hàng lên tỷ thất nghiệp
Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý luận khoa học, những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tập trung ngân hàng tác động chi phí của các trung gian tài chính, khả tín dụng, sự hình thành và tăng trưởng của doanh nghiệp, thất bại ngân hàng và khủng hoảng hệ thống ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, mô tả các đặc điểm của
mô hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tập trung ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp, mức độ ảnh hưởng ra sao, tác động như thế nào; đồng thời thảo luận các kết quả thực nghiệm nhận được
Chương 5: Kết luận
Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả thực nghiệm từ mô hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng mở rộng đề tài Đồng thời nêu một số gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách để có quyết định phù hợp giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định kinh tế xã hội, tăng niềm tin của dân chúng vào các nhà lãnh đạo
Trang 17CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP TRUNG NGÂN
HÀNG LÊN THẤT NGHIỆP 2.1 Cở sở lý thuyết về ngân hàng
2.1.1 Tổng quan về ngân hang thương mại
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính đóng vai trò chu chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế trong xã hội Ngân hàng thương mại giao dịch trực tiếp với các tổ chức kinh tế và cá nhân để thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi và sử dụng
số vốn này thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và cung cấp đa dạng các phương tiện thanh toán, dịch vụ ngân hàng
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt Chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, là công cụ để nhà nước sử dụng trong quản lý kinh tế
vĩ mô nên được kiểm soát rất chặt chẽ Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan trực tiếp mọi ngành nghề và mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, do đó, cần phải có
sự thận trọng trong điều hành để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế
Chức năng của NHTM
- Trung gian tín dụng: Là trung gian chu chuyển vốn từ thành phần kinh tế
thừa vốn đến các thành phần kinh tế thiếu vốn, NHTM sẽ huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng, từ đó đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu
dùng của xã hội
- Trung gian thanh toán: NHTM đứng ra làm trung gian thanh toán, thay mặt
khách hàng thực hiện thanh toán cho các giao dịch thương mại thông qua việc phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử,…
- Cung ứng dịch vụ ngân hàng: NHTM cung cấp các dịch vụ ngân hàng để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, dịch
vụ ủy thác và đại lý, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán,…
Trang 182.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Dựa trên các chức năng của ngân hàng, các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM gồm có hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng
- Phát hành chứng khoán: NHTM có thể huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua nghiệp vụ phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá để da dạng hóa hình thức huy động vốn và đáp ứng các nhu cầu nắm giữa tài sản đa dạng của khách hàng
- Vay vốn từ các NHTM khác: Khi thiếu hụt thanh khoản tạm thời, NHTM có thể vay vốn tại các NHTM khác trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay ngắn hạn tại ngân hàng trung ương để bổ sung cho thiếu hụt tạm thời về vốn
- Cho vay trực tiếp: bao gồm cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay có bảo đảm, cho vay tín chấp, cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng
Trang 19- Chiết khấu giấy tờ có giá: ngân hàng sẽ chiết khấu cho người vay một số tiền nhỏ hơn mệnh giá của giấy tờ có giá chưa đến hạn, thay vào đó, người vay sẽ tạm thời chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ có giá cho ngân hàng
- Bao thanh toán: ngân hàng đứng ra mua nợ trên cơ sở hóa đơn, chứng từ của người bán hàng và người mua phải thanh toán toàn bộ số tiền cho ngân hàng khi đến hạn
- Cho thuê tài chính: ngân hàng mua máy móc, thiết bị và cho thuê máy móc, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê
- Bảo lãnh: là hình thức tín dụng bằng chữ ký, nhờ chứng thư bảo lãnh của ngân hàng mà người được bảo lãnh có thể ký kết và thực hiện cách hợp đồng kinh tế một cách thuận lợi
Hoạt động đầu tư
NHTM thực hiện các hoạt động đầu tư để đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm thiểu rủi ro, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
- Đầu tư gián tiếp: NHTM sẽ tham gia mua bán các chứng khoán do chính phủ và các công ty phát hành trên thị trường chứng khoán
- Đầu tư trực tiếp: NHTM trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp, công ty
Trang 202.2 Tổng quan về tập trung ngân hàng
Theo nghiên cứu của Sathye (2002), của Athanasoglou và các cộng sự (2005): Tập trung đề cập đến mức độ kiểm soát hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp lớn Tăng mức độ tập trung có thể là do sự bành trướng đáng kể của các công ty chi phối hoặc giảm kích thước đáng kể của công ty không chi phối Ngược lại, giảm mức độ tập trung có thể là do giảm đáng kể kích thước của các công ty chi phối hoặc mở rộng kích thước đáng kể của công ty không chi phối
Có rất nhiều phương pháp để đo tập trung ngân hàng Theo Rose (1999: 687):
"mức độ tập trung trong một thị trường được đo bằng tỷ lệ tài sản hoặc các khoản tiền gửi được kiểm soát bởi các ngân hàng lớn nhất phục vụ thị trường" Còn theo Demirguc-Kunt và Levine (2000): biện pháp đo tập trung ngân hàng thông qua phần vốn vay ngân hàng kiểm soát bởi ba ngân hàng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng
Mức độ mà cơ cấu thị trường ngân hàng liên quan các vấn đề về cạnh tranh và hiệu suất là một chủ đề nóng luôn được tranh luận sôi nổi Các kết quả của nhiều nghiên cứu đã dẫn đến sự tồn tại của nhiều lý thuyết tập trung ngân hàng Chủ yếu các lý thuyết này có thể được phân loại thành hai loại: các lý thuyết ủng hộ tập trung (pro-concentration) và thuyết không ủng hộ tập trung (pro-deconcentration)
2.2.1 Thuyết Pro-Concentration:
Những người ủng hộ tập trung ngân hàng cho rằng nền kinh tế của quy mô sáp nhập và mua lại ngân hàng (tức mức độ tập trung tăng) đi liền với những cải tiến hiệu quả (Demirguc-Kunt và Levine, 2000: 1) Để củng cố quan điểm này, Boyd và Runkle (1993) đã khảo sát 122 ngân hàng Mỹ và tìm thấy một mối quan hệ nghịch giữa kích thước và sự biến động của lãi tài sản Tuy nhiên, những kết quả này được dựa trên các tình huống hợp nhất là tự nguyện
Một số lập luận lý thuyết và so sánh các quốc gia cho rằng ngân hàng ít tập trung hơn khi có nhiều ngân hàng nhỏ dễ bị khủng hoảng tài chính hơn là một lĩnh vực ngân hàng tập trung với một vài ngân hàng lớn (Allen và Gale, 2000; và Beck,
Trang 21cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ năm 2003 thấy rằng có một sự tương quan ngược chiều đáng kể giữa kích thước ngân hàng và thất bại ngân hàng, khi kích thước của các ngân hàng tăng lên, số lượng thất bại ngân hàng giảm, tập trung cao dẫn đến sự ổn định hơn trong ngành ngân hàng Họ phát hiện ra rằng một mức độ tập trung 72% hoặc cao hơn có tương quan trực tiếp đến ít lần xuất hiện của thất bại ngân hàng trong phạm vi quốc gia đó Điều này là do:
- Thứ nhất, giảm tập trung trong thị trường ngân hàng làm gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng và ngược lại, do đó các ngân hàng tập trung hơn không cần phải chấp nhận rủi ro để tạo ra lợi nhuận, khả năng sụp đổ ngân hàng giảm đi Bên cạnh đó, cạnh tranh quá mức có thể tạo ra môi trường không ổn định trong lĩnh vực ngân hàng dẫn đến hoạt động không hiệu quả
- Thứ hai, những người ủng hộ quan điểm "tập trung - ổn định" này cho rằng các ngân hàng lớn có thể đa dạng hóa tốt hơn Điều này cho phép họ điều chỉnh trong các lĩnh vực khác khi một lĩnh vực trở nên tồi tệ hơn trong thị trường Một ngân hàng nhỏ hơn, tập trung vào một hoặc hai lĩnh vực là rất dễ bị biến động trong trường hợp này Do đó hệ thống ngân hàng được đặc trưng bởi một số ngân hàng lớn sẽ có
xu hướng ít vỡ hơn hệ thống với nhiều ngân hàng nhỏ (Allen và Gale, 2003)
- Thứ ba, hệ thống ngân hàng tập trung cũng có thể tăng cường sức mạnh thị trường để tăng cường lợi nhuận Lợi nhuận cao cung cấp một "vùng đệm" chống lại những cú sốc bất lợi và làm tăng điều lệ hoặc giá trị chuyển nhượng thương mại làm tăng giá trị thương hiệu của ngân hàng Ngoài ra, với giá trị thương hiệu cao hơn các ngân hàng sẽ có ít động lực để chấp nhận rủi ro tài chính trong việc theo đuổi lợi nhuận (Hellmann và cộng sự, 2000; Besanko và Thakor, 1993; Boot và Greenbaum,
1993, Matutes và Vives, 2000) và đỗ vỡ ngân hàng do đó cũng thấp hơn
- Thứ tư, giám sát một vài ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng tập trung sẽ dễ dàng hơn đáng kể so với theo dõi rất nhiều ngân hàng nhỏ trong hệ thống ngân hàng lan tỏa Vì hệ thống với các ngân hàng lớn sẽ tương tự giống nhau hơn thay vì phải tìm hiểu hệ thống của nhiều ngân hàng nhỏ Do đó kiểm soát doanh
Trang 22nghiệp của các ngân hàng sẽ có hiệu quả hơn và nguy cơ lây lan ít hơn trong một hệ thống ngân hàng tập trung (Beck, Demirguc-Kunt và Levine, 2003: 1)
- Thứ năm, huy động vốn là đầu vào để ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế Nguồn vốn ổn định giúp các ngân hàng có lợi thế trong cạnh tranh hơn Ngân hàng không phải sử dụng nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng để cấp tín dụng cho khách hàng, do vậy sẽ giảm thiểu rủi ro thanh khoản khi nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng không ổn định
và kỳ hạn thấp Mất khả năng thanh khoản có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng việc mở rộng thị phần huy động vốn luôn là bài toán của các ngân hàng thương mại
Sử dụng linh hoạt công cụ giá (lãi suất) hay các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng không thể tạo ra sự tăng trưởng đột biến và các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn khó có thể phân bổ lại thị phần huy động vốn một sớm một chiều Giải pháp tối
ưu có lợi từ yếu tố cộng sinh để gia tăng thị phần huy động vốn chính là thực hiện chiến lược M&A với ngân hàng khác Nguyên tắc này thể hiện thị phần huy động vốn của 2 ngân hàng sau sáp nhập sẽ lớn hơn tổng thị phần huy động riêng lẻ của mỗi ngân hàng
2.2.2 Thuyết Pro-Deconcentration (PD):
Kết quả từ một nghiên cứu được thực hiện bởi Chong (1991) chỉ ra rằng sự hợp nhất ngân hàng có xu hướng làm tăng rủi ro danh mục đầu tư của ngân hàng Những người ủng hộ PD cũng cho rằng tập trung sẽ tăng cường sức mạnh thị trường
và ảnh hưởng chính trị của các tập đoàn tài chính, cản trở cạnh tranh và tiếp cận các dịch vụ tài chính Điều này làm giảm hiệu quả và mất ổn định hệ thống tài chính như khi ngân hàng trở nên quá lớn để kỷ luật hay sử dụng ảnh hưởng của mình để hình thành những quy định và chính sách ngân hàng (Demirguc-Kunt và Levine, 2000; Beck, Demirgüç-Kunt và Levine, 2004; và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, 2001)
Trong hệ thống ngân hàng tập trung, các ngân hàng lớn hơn, có quan hệ chính trị có thể sẽ dễ dàng chấp nhận rủi ro cao hơn vì họ có thể dựa vào các nhà hoạch định chính sách giúp đỡ khi có cú sốc bất lợi làm tổn thương khả năng thanh toán
Trang 23hoặc lợi nhuận của họ Tương tự, các ngân hàng như vậy có thể hình thành các chính sách và các quy định ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng theo cách giúp đỡ các ngân hàng, nhưng không nhất thiết là giúp nền kinh tế tổng thể Ví dụ, các ngân hàng tập trung mạnh có thể chống lại việc cấp bảo hiểm tiền gửi hào phóng Các ngân hàng nhỏ hơn không được hưởng chính sách “quá lớn để sụp đổ” của hầu hết các chính phủ trong nền kinh tế có mức độ tập trung cao Các ngân hàng tập trung cũng
có thể tìm cách cản trở sự phát triển của thị trường chứng khoán bằng cách đẩy các loại thuế cao hơn đánh vào lợi nhuận vốn và bằng cách không khuyến khích các quy định bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ hay thúc đẩy minh bạch kế toán Để tăng lợi nhuận của các khách hàng lớn, các ngân hàng mạnh cũng có thể kiểm soát thị trường bằng cách làm suy yếu luật chống độc quyền và các chính sách thúc đẩy
cạnh tranh Hơn nữa, nếu các ngân hàng mạnh tập trung ảnh hưởng quá mức đến sự
hình thành các chính sách và quy định, điều này có thể cản trở sự toàn vẹn chính trị
và giảm tuân thủ thuế (Demirguc-Kunt và Levine, 2000: 3)
Cũng có bằng chứng cho thấy tập trung ngân hàng làm giảm nguồn cung tín dụng: Tại Mỹ, Berger và cộng sự (1995) tìm thấy bằng chứng cho thấy sự gia tăng trong tỷ lệ tài sản ngành ngân hàng được kiểm soát bởi các tổ chức ngân hàng lớn nhất trong những năm 1990, do chính sách tự do hóa địa lý các ngân hàng ở Mỹ, đã chịu trách nhiệm một phần về cuộc khủng hoảng tín dụng giai đoạn 1989-1992 Ngày càng nhiều bằng chứng thấy sự liên kết giữa tập trung cao trong thị trường ngân hàng
và giảm cho vay đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ Peek và Rosengren (1996), kết hợp dữ liệu chéo về cho vay các doanh nghiệp ở các bang New England năm 1994 với một số thông tin về sáp nhập, tác giả thấy rằng sau khi các tổ chức ngân hàng sáp nhập với các tổ chức nhỏ hơn, các tổ chức hợp nhất thường giảm cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ (doanh nghiệp đã được cho vay trước đó từ tổ chức mua) Berger và Udell (1996) thấy rằng các ngân hàng lớn không chỉ có xu hướng giảm tỷ
lệ các khoản vay với khách hàng nhỏ, mà còn có xu hướng tính giá trung bình cao hơn so với các ngân hàng khác với khách hàng vay nhỏ, tức các ngân hàng lớn chỉ phát hành các khoản tín dụng có chất lượng cao hơn (Cañonero, 1997: 5)
Trang 24Boyd và De Nicolo (2005) nhấn mạnh rằng tập trung cao hơn trong thị trường ngân hàng địa phương, giá các dịch vụ tài chính cao hơn, và do đó lợi nhuận ngân hàng cũng cao hơn Điều này là do môi trường ít cạnh tranh hơn, mức lãi suất các ngân hàng tập trung tính cho các doanh nghiệp sẽ cao hơn, điều này đặc biệt không tốt cho các nhà đầu tư vì nó làm cho đầu tư nhiều rủi ro hơn Nếu tập trung quan hệ cùng chiều với các ngân hàng có sức mạnh thị trường, thì tập trung sẽ làm tăng cả tỷ
lệ lợi nhuận trên tài sản dự kiến của ngân hàng và độ lệch chuẩn của lợi nhuận (Beck, Demirgüç-Kunt và Levine, 2004: 2) Nghĩa là tập trung thị trường cao hơn có liên quan đến phúc lợi kinh tế xã hội thấp hơn nên tập trung cao hơn là điều không được mong muốn Do đó, một quốc gia như Anh (Monopolies và Mergers Commission, 1996) đã cảnh giác với một tỷ lệ tập trung là 25% hoặc hơn của thị trường ngân hàng
về tổng tài sản hoặc tiền gửi (Holden và El-Bannany, 2006)
Cuối cùng, các ngân hàng lớn thường xuyên nhận được các khoản trợ cấp thông qua chính sách ngầm "quá lớn để sụp đổ" (khoản này các ngân hàng nhỏ không được nhận), bảo vệ này làm tăng thêm ưu đãi mạo hiểm cho các ngân hàng lớn Trợ cấp nhiều hơn cho các ngân hàng lớn có thể tăng cường, khuyến khích ngân hàng chấp nhận rủi ro hơn, do đó làm tăng sự mong manh của hệ thống ngân hàng tập trung (Boyd và Runkle 1993; Mishkin 1999; O'Hara và Shaw 1990) Từ quan điểm này, tập trung hệ thống ngân hàng với một vài ngân hàng lớn sẽ có xu hướng mong manh hơn hệ thống ngân hàng lan tỏa với nhiều ngân hàng nhỏ Một số mô hình dự đoán
"tập trung – dễ vỡ", tức tăng tập trung tăng tính mong manh dễ vỡ ngân hàng Điều này xảy ra khi nhà quản lý lo sợ hậu quả kinh tế vĩ mô của tiềm năng đổ vỡ các ngân hàng lớn Những người ủng hộ quan điểm “tập trung – dễ vỡ” không đồng ý với các
đề xuất rằng một số ngân hàng lớn là dễ dàng hơn để theo dõi hơn nhiều ngân hàng nhỏ Nếu kích thước tương quan thuận với độ phức tạp, thì các ngân hàng lớn còn khó quan sát hơn so với các ngân hàng nhỏ, và do đó theo dõi khó khăn hơn Điều này sẽ có xu hướng tạo ra một mối quan hệ tích cực giữa tập trung và mong manh Theo Allen và Gale (2000), Mỹ với số lượng lớn các ngân hàng đã có một lịch sử bất
ổn tài chính lớn hơn nhiều so với Anh hay Canada, nơi mà ngành ngân hàng đang
Trang 25chiếm ưu thế bởi ít các ngân hàng lớn
2.2.3 Các chỉ số để tính mức độ tập trung ngân hàng:
Các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường bao gồm: mức
độ tập trung (chỉ số CR – Concentration Ratio) và chỉ số Herfindahl - Hirschmann Index (HHI)
Cách đơn giản nhất và do đó thường được sử dụng nhất là tỷ lệ tập trung ngân hàng k Chỉ số tập trung đánh giá mức độ tập trung thị phần liệu có rơi vào một nhóm các ngân hàng không Chỉ số mức độ tập trung thị phần nhóm (CR) là tổng thị phần của một nhóm ngân hàng có thị phần lớn nhất Nếu chỉ số CR có giá trị lớn hơn 80% thì số lượng các định chế tài chính được lựa chọn sẽ chiếm thị phần lớn của thị trường Thông thường thì chỉ số CR được tính dựa trên số lượng định chế tài chính từ 3 tổ chức trở lên tùy thuộc vào quy mô thị trường và số lượng ngân hàng hoạt động Cách thức xác định chỉ số này như sau:
Một cách khác được sử dụng rộng rãi để đo tập trung là Herfindahl-Hirschman Index (HHI) Chỉ số HHI giúp nhận biết được mức độ cạnh tranh hoàn hảo hay độc quyền cao của hệ thống ngân hàng Chỉ số HHI được Bộ Tư pháp Mỹ sử dụng
để đánh giá mức độ tập trung và xu hướng mua bán - sáp nhập (M&A) giữa các ngân hàng, được sử dụng rộng rãi như là một thiết bị sàng lọc cho vụ sáp nhập, đồng thời
là cơ sở để đánh giá mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm của một số ngân hàng Theo Motta (2004) khả năng sáp nhập các doanh nghiệp để trích xuất sức mạnh thị trường phụ thuộc vào mức độ tập trung trong thị trường Vì vậy không chỉ có mức độ của HHI là quan trọng mà những biến đổi của nó do sáp nhập cũng là quan trọng HHI được định nghĩa là tổng bình phương của thị phần của tất cả các ngân hàng; công
Trang 26Sự khác biệt chính giữa chỉ số tỷ lệ tập trung và chỉ số HHI là HHI tính thị phần của tất cả các ngân hàng chứ không phải là thị phần tùy chọn của k ngân hàng lớn nhất Bên cạnh đó, theo Marfels (1971), thị phần của các ngân hàng được sử dụng như là tỷ trọng của nó Điều này ngụ ý rằng một tỷ trọng lớn hơn được gắn vào các ngân hàng với một thị phần lớn hơn Ưu điểm chủ yếu của chỉ số HHI so với các cách
đo khác (chẳng hạn như tỷ lệ tập trung - CR) là đã tính tỷ trọng lớn hơn đối với các doanh nghiệp lớn
2.3 Tổng quan về thất nghiệp
2.3.1 Định nghĩa thất nghiệp
Vấn đề thất nghiệp đã được nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học bàn luận Người đầu tiên nghiên cứu về thất nghiệp là William Petty Do ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương nên William Petty cho rằng để giảm bớt tình trạng thất nghiệp thì phải đẩy mạnh xuất khẩu ra bên ngoài để thu hút lực lượng dân cư thừa trong xã hội (đây cũng là một trong những nguyên nhân để các nước tư bản mở rộng thuộc địa)
Trang 27Tuy nhiên Adam Smith mới là người nghiên cứu một cách có hệ thống về việc làm và thất nghiệp, những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp Cùng với Ricardo, Adam Smith khẳng định rằng nạn nhân khẩu thừa (tức thất nghiệp) là không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường Adam Smith cho rằng do việc sử dụng máy móc, sự tích
tụ tư bản trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự can thiệp quá mức của nhà nước, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm, tăng thêm tình trạng thất nghiệp
Nhà kinh tế học Keynes đã nghiên cứu rất sâu về thất nghiệp trên cơ sở phân tích cung - cầu về lao động trong thị trường và các mối quan hệ kinh tế, xã hội khác Keynes thừa nhận vấn đề thất nghiệp không phải là những hiện tượng độc lập của đời sống kinh tế mà là kết quả của những tính quy luật nhất định trong việc đạt được cân bằng của hệ thống kinh tế Theo ông, nạn thất nghiệp sẽ tồn tại dưới dạng “bắt buộc”,
là một trạng thái mà trong đó “tổng cung về lao động của những người lao động muốn làm việc, thì tại mức tiền lương danh nghĩa đó đều lớn hơn khối lượng việc làm hiện có” Do thiếu cầu có khả năng thanh toán nên có nhiều người không có việc làm Ông định nghĩa thất nghiệp như sau: “Những người được coi là thất nghiệp bắt buộc, nếu mỗi khi giá cả hàng hoá mua bằng tiền công tăng lên đôi chút so với tiền lương danh nghĩa, thì tổng cung của những người lao động muốn làm việc, thì tại mức tiền công danh nghĩa đó và tổng cầu về lao động tại mức tiền lương danh nghĩa đó đều lớn hơn việc làm hiện có” Từ đó ông cho rằng để giảm thất nghiệp thì cần phải tạo ra nhiều chỗ làm việc trên cơ sở tăng đầu tư cho sản xuất Lý thuyết của Keynes mặc dù còn những phiến diện và hạn chế của lịch sử nhưng những luận điểm mà ông nêu ra vẫn còn có ý nghĩa đến ngày nay
Khi nền kinh tế thị trường phát triển ở mức cao, các lý thuyết về việc làm và thất nghiệp của Keynes và các nhà kinh tế học trước đó đã tỏ ra bất lực trước tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng mà các biện pháp nêu trong các lý thuyết của họ
đã không khắc phục được Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra những lý thuyết mới về thất nghiệp, phân tích các nguyên nhân và các tác động kinh tế và tác động xã hội của thất nghiệp Một trong số các nhà kinh tế đưa ra lý thuyết mới về thất nghiệp đó là
Trang 28Samuelson- nhà kinh tế học người Mỹ Samuelson đã phân tích cung-cầu về lao động
để thấy rõ bản chất của thất nghiệp Từ đó ông đã phân ra một số dạng thất nghiệp như:
nhưng lại không muốn làm việc với mức lương thịnh hành trên thị trường lúc đó
muốn làm việc với mức lương đang thịnh hành nhưng không thể tìm được việc làm
do cầu về lao động thấp
- Sau khi phân tích những biến động của thị trường lao động và các biến động của nền kinh tế, Samuelson còn phân ra 3 loại thất nghiệp, đó là:
không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống Ông cho rằng trong một nền kinh tế có đầy đủ việc làm, nhưng vẫn có thể luôn có một bộ phận người lao động di chuyển từ nơi này sang nơi khác
do nhu cầu của cuộc sống và chưa thể có việc làm ngay
cân đối giữa cung và cầu lao động Trong một nền kinh tế biến động, cầu về một loại lao động nào đó tăng lên, trong khi mức cầu về một loại lao động khác lại giảm đi, nhưng mức cung lao động lại không được điều chỉnh đồng thời nên xảy ra tình trạng thất nghiệp cơ cấu
lao động thấp Khi tổng mức chi và sản lượng giảm, thất nghiệp sẽ tăng lên ở khắp mọi nơi trong toàn bộ nền kinh tế Khác với thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ phản ánh sự rệu rã, suy thoái của một nền kinh tế
Trên thực tế cũng còn nhiều ý kiến khác nhau nhất là về thất nghiệp:
- Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương thịnh hành”
Trang 29- Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ tám năm 1954 tại Giơnevơ đưa ra định
nghĩa: Thất nghiệp là người đã qua một độ tuổi xác định mà trong một ngành hoặc một tuần xác định, thuộc những loại sau đây:
Người lao động có thể đi làm nhưng hết hạn hợp đồng hoặc bị tạm ngừng hợp đồng, đang không có việc làm và đang tìm việc làm
Người lao động có thể đi làm trong một thời gian xác định và đang tìm việc làm có lương mà trước đó chưa hề có việc làm, hoặc vị trí hành nghề cuối cùng trước đó không phải là người làm công ăn lương (ví dụ người sử dụng lao động chẳng hạn ) hoặc đã thôi việc
Người lao động không có việc làm và có thể đi làm ngay và đã
có sự chuẩn bị cuối cùng để làm một công việc mới vào một ngày nhất định sau một thời kỳ đã được xác định
Người phải nghỉ việc tạm thời hoặc không thời hạn mà không có lương
Các định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi, thời gian mất việc) nhưng đều thống nhất người thất nghiệp ít nhất phải có 3 đặc trưng: Có khả năng lao động; Đang không có việc làm; Đang đi tìm việc làm
- Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam : “Thất nghiệp là những người trong
độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm”
- Theo ông Tite Habiyakare, chuyên gia về thống kê lao động, Tổ chức Lao động Quốc tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khái niệm quốc tế về thất nghiệp hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới ngày nay xuất phát từ Nghị quyết của Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế (ICLS) lần thứ 13 năm 1982 Khái niệm này được sử dụng phần lớn các nước trên thế giới, cả ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển Theo tiêu chuẩn quốc tế, “người thất nghiệp” bao gồm những người ở độ tuổi nhất định (chẳng hạn từ 15 tuổi trở lên) mà trong thời gian khảo sát
Trang 30(thường là trong tuần trước đó hoặc 7 ngày trước đó) đáp ứng tất cả 3 điều kiện:
“không có việc làm” (không làm việc dù chỉ là 1 giờ, không làm việc làm công ăn lương lương hoặc việc tự làm), “sẵn sàng làm việc” và “đang tìm việc”
Như vậy, “thất nghiệp” là một thái cực trên một dải lực lượng lao động bao gồm cả những người “thiếu việc làm” và “có việc làm”
2.3.2 Các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
Hiện tượng thất nghiệp xảy ra như là quy luật của nền kinh tế nhưng việc nhận thức và tìm hiểu những nguyên nhân là một vấn đề hết sức quan trọng trong giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp nói riêng cũng như tạo tiền đề phát triển kinh tế nói chung Có thể thấy hai nguyên nhân chủ yếu của thất nghiệp mà Việt Nam cũng gặp phải như ở các nước khác:
Thất nghiệp do có sự không tương hợp (Thất nghiệp do kết cấu): diễn
ra khi có sự không tương hợp giữa kỹ năng và địa điểm mà những việc đang khuyết người làm đòi hỏi kỹ năng và chỗ ở hiện tại của những cá nhân thất nghiệp
- Do tính không linh hoạt của các tiền lương tương đối Mức tiền lương tối thiểu có khi lại giảm sút so với mức tiền lương trung bình Mức tiền lương cứng nhắc không tạo được điều kiện giải quyết việc làm thường đi đôi với hiện tượng các doanh nghiệp sử dụng quỹ lương hạn chế nên xảy ra hiện tượng dư thừa lao động là tất yếu Đáng chú ý nhất là thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường hay còn gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng
- Do thiếu đào tạo nghiệp vụ Những việc thiếu người làm thường là những việc có những đòi hỏi về các kỹ năng đặc thù; thể hiện là sự thiếu thông tin trong việc nhận thức đòi hỏi của thị trường lao động (cung lao động không phù hợp do có sự mất cân đối của đào tạo với yêu cầu của công việc) Bên cạnh đó các hãng lại không muốn đào tạo và đào tạo lại công nhân của mình vì sợ công nhân sẽ rời bỏ hãng
- Sự phân bố không hợp lý của lực lượng lao động giữa vùng lãnh thổ cũng như giữa các ngành, các lĩnh vực Những lao động có kỹ năng nhất định phân phối
Trang 31ở nơi khác
- Sự phân biệt đối xử đối với lực lượng lao động Một số chủ doanh nghiệp lại không muốn thuê mướn phụ nữ, người thiểu số hay vị thành niên, đẩy số lao động này vào tình trạng thất nghiệp trong thời gian dài
Thất nghiệp do cọ sát (do luân chuyển) và việc đi tìm công ăn việc làm:
là hiện tượng thất nghiệp xảy ra khi có sự luân chuyển lao động Bởi lực lượng lao động không ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn di chuyển theo lãnh thổ cũng như giữa các ngành các lĩnh vực
- Kinh tế học về sự khước từ công việc làm Một người khi gia nhập vào lực lượng lao động không đơn giản là tìm ngay được một công việc thích hợp hay chấp nhận một công việc mà lần đầu tìm thấy cho nên anh ta sẽ di chuyển để tìm cho mình một công việc thích hợp và mức lương tương xứng
- Sự điều chỉnh của Chính phủ đối với lực lượng lao động bằng hàng loạt các chính sách về tiền lương hay đào tạo hoặc phân vùng đôi khi không phù hợp thường gây ra thất nghiệp ngoài mong muốn
Ngoài ra, các chính sách khác của Chính phủ như: Chính sách tài khoá,
sự điều chỉnh lạm phát tác động ngược chiều với sự giảm của tỷ lệ thất nghiệp hay việc đầu tư mất cân đối cũng gây ra sự dư thừa lao động trong nền kinh tế
2.3.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp đến kinh tế xã hội
Thất nghiệp được coi là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường Thất nghiệp
và lạm phát là hai vấn đề nan giải nhất của các quốc gia trong nền kinh tế thị trường,
có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của từng nước Vì vậy, chính phủ các nước thường xuyên có các đối sách để giải quyết hai vấn đề này tuỳ thuộc vào điều kiện của mình trong từng giai đoạn Vì vậy, cần phân tích rõ tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế - xã hội đối với thất nghiệp và ngược lại, ảnh hưởng của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội; hạn chế những tác động đến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp
Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Trang 32Về mặt kinh tế, thất nghiệp dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về sản lượng Theo định luật Okun, những thời kỳ mức thất nghiệp cao là những thời kỳ GDP thực
tế thấp hơn tiềm năng của nó Theo Okun, cứ 1% vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì GDP bị giảm đi 2,5% (giả dụ, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3%, nếu tỷ lệ thất nghiệp thực tế là 6,7% thì sự giảm GDP sẽ là 3,7% x 2,5% = 16,75%) Hay nói cách khác, mức thất nghiệp cao đi liền với mức cao của sản lượng bị bỏ đi hoặc không sản xuất
Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động
Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập Do
đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn, gây ra những tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe cho người lao động, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an toàn xã hội
Đối với quốc gia, thất nghiệp là sự phí phạm nguồn nhân lực, không thúc đẩy
sự phát triển kinh tế, đồng thời dễ dẫn đến những xáo trộn về xã hội, bãi công, biểu tình chống chính phủ, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm…Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị
2.4 Cơ sở lý thuyết về việc tập trung ngân hàng ảnh hưởng lên thất nghiệp
Từ một quan điểm lý thuyết, tập trung hệ thống ngân hàng cao hơn có thể có một trong hai tác động bất lợi hay thuận lợi lên trung gian tài chính và thất nghiệp
Có hai mô hình lý thuyết có thể giúp xác định ảnh hưởng của tập trung ngân hàng đến tỷ lệ thất nghiệp:
2.4.1 Mô hình cơ cấu - hành vi - hiệu quả Performance paradigm)
Trang 33(Structure-Conduct-Mô hình cạnh tranh trong kinh tế học, gọi tắt là IO (industrial organization), được tổng quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành (structure of industry), vận hành hay chiến lược (conduct/straytery) của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh (performnce) của ngành, còn gọi là mô hình SCP (Structure-Conduct-Performance) hay mô hình Bain-Masson Nền tảng lý thuyết của mô hình này thường được biết đến
là giả thuyết thông đồng và các tác phẩm tiên phong của Bain (1950, 1951) được áp dụng cho các lĩnh vực sản xuất Mô hình này sau đó đã được Schweiger và McGee (1961) đưa vào các ngành công nghiệp ngân hàng và đã phục vụ rất tốt cho các bài kiểm tra thực nghiệm về tác động của thị trường tập trung vào lợi nhuận ngân hàng
Điểm then chốt của mô hình SCP là kết quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào
cơ cấu của ngành mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau Cơ cấu của ngành quyết định hành vi (chiến lược kinh doanh) của doanh nghiệp và điều này sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh ngành Mô hình này cũng giúp chúng ta phân tích kết quả kinh doanh của ngành (các doanh nghiệp trong ngành) và nhận dạng tiềm năng của từng ngành kinh doanh (các ngành khác nhau có hiệu quả kinh doanh khác nhau)
Mô hình SCP chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa ba yếu tố cấu trúc thị trường, sự vận hành và kết quả thực hiện Cấu trúc thị trường và sự vận hành thị trường ảnh hưởng đến kết quả thực hiện thị trường Ngược lại, kết quả thị trường sẽ tác động trở lại đến cấu trúc và sự vận hành thị trường trong dài hạn Kết quả thị trường phụ thuộc vào sự vận hành thị trường của những người bán và người mua thông qua các chính sách định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất Sự vận hành thị trường ảnh hưởng chi phối ngược lại cấu trúc thị trường bao gồm ảnh hưởng đến số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh của những người bán và người mua, các kênh marketing, mức độ khác biệt hóa sản phẩm, sự tồn tại hay không của các rào cản gia nhập và xuất ngành
Như vậy, mô hình SCP liên kết cấu trúc và hoạt động của các ngành công nghiệp, cơ cấu tính mức độ tập trung trên thị trường Những hành vi của các doanh nghiệp trong việc thiết lập giá cả, làm nghiên cứu và phát triển kết quả đề cập đến
Trang 34hiệu quả của các doanh nghiệp, được xác định bởi các sức mạnh thị trường, với sức mạnh thị trường lớn hơn ngụ ý hiệu quả thấp hơn Mô hình này dựa trên giả thuyết rằng cấu trúc ảnh hưởng đến hành vi (tập trung thấp hơn dẫn đến hành vi cạnh tranh hơn của doanh nghiệp); hành vi ảnh hưởng kết quả (hành vi cạnh tranh hơn dẫn đến
ít sực mạnh thị trường, sau đó hiệu quả lớn hơn) và cấu trúc do đó ảnh hưởng kết quả (tập trung thấp hơn dẫn tới sức mạnh thị trường thấp hơn và sau đó hiệu quả hơn) Kết quả là, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này có thể được đo bằng mức độ tập trung Một trong những phương pháp phổ biến nhất là sử dụng chỉ số Herfindahl – Hirschman
Các lý thuyết kinh tế xung quanh giả thuyết là các cấu trúc thị trường nhất định
có lợi cho hành vi độc quyền, và yếu tố này phổ biến ở các thị trường tập trung cao
độ, cho phép các doanh nghiệp tăng giá trên chi phí, do đó làm cho lợi nhuận bất thường Ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng độc quyền này là giảm cạnh tranh Cách tiếp cận SCP xem xét liệu một thị trường tập trung cao độ có gây ra hành vi cấu kết giữa các ngân hàng lớn và liệu nó cải thiện hiệu suất của thị trường Theo thuyết Structure-Conduct-Performance, nói về cấu trúc ngân hàng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cho thấy rằng mức độ tập trung cao hơn của ngành ngân hàng dẫn đến lãi suất cho vay, lợi nhuận lãi biên cao hơn, giảm phúc lợi xã hội và nguồn cung cho vay hạn chế hơn vì sự cạnh tranh giảm đi và chi phí thông đồng thấp hơn Điều này
có thể làm giảm đầu tư, giảm tăng trưởng kinh tế và việc làm, dẫn đến làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là khi mức lương cứng giảm (Guzman, 2000 và Smith, 1998 )
2.4.2 Thuyết cấu trúc hiệu quả (Efficient Structure Hypothesis)
Tuy nhiên, một vài cách hiểu khác không ủng hộ giả thuyết SCP sau một thực
tế rằng các nghiên cứu hiện tại không cung cấp kết luận hoặc kết quả thực nghiệm duy nhất Thuyết thị trường hiệu quả hoặc cấu trúc hiệu quả trái ngược với thuyết SCP Theo Demsetz (1973) và Peltzman (1977) cho rằng, tập trung thị trường không phải là sự kiện ngẫu nhiên mà là kết quả của các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vượt trội với thị phần lớn Các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả do tăng kích
Trang 35thước và do đó, với thị phần của mình họ có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, dẫn đến sự tập trung thị trường cao hơn, điều này sẽ cho thấy tập trung dẫn đến lợi nhuận cao hơn, trong khi trên thực tế cả hai đều gây ra bởi hiệu quả cao hơn Các tác giả đã
cố gắng để chứng minh rằng không có mối quan hệ tồn tại giữa tập trung và khả năng sinh lời, mà là giữa thị phần và lợi nhuận ngân hàng; không có mối quan hệ trực tiếp giữa tập trung thị trường và cạnh tranh, và các ngành tập trung cao độ là kết quả hợp
lý của các lực lượng thị trường
Giả thuyết EH thường được thảo luận trong hai hình thức, thuyết hiệu quả-X
và thuyết quy mô hiệu quả Trong giả thuyết hiệu quả -X, ngân hàng hiệu quả hơn có chi phí thấp hơn, lợi nhuận cao hơn và thị phần lớn hơn, vì họ có thể giảm thiểu chi phí để sản xuất bất kỳ sản phẩm nào Trong thuyết quy mô hiệu quả, một số ngân hàng đạt được quy mô hoạt động tốt hơn và do dó giảm thiểu chi phí, lợi nhuận cao hơn do thực tế các công ty quy mô hiệu quả hơn sản xuất gần hơn với chi phí bình quân tối thiểu
Như vậy, các phương pháp tiếp cận cấu trúc hiệu quả (EH) đánh giá liệu hành
vi hiệu quả của các ngân hàng lớn dẫn đến việc cải thiện hiệu suất thị trường Theo giả thuyết EH, một ngành công nghiệp ngân hàng tập trung hơn có thể là kết quả của các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn giành được thị phần lớn hơn
Theo giả thuyết này, các trung gian tài chính hoạt động hiệu quả hơn có tác động thuận lợi với lãi suất cho vay và khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp Cũng tương tự vậy, Petersen và Rajan (1995) cho rằng, nếu thị trường tín dụng được tập trung hơn, có thể có lợi cho sự phát triển kinh tế vì các ngân hàng với sức mạnh độc quyền có động cơ lớn hơn để giả mạo và duy trì mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ tiếp cận tín dụng Vì họ có thể có được thặng dư trong tương lai từ những doanh nghiệp này, họ ban đầu tính lãi vay khiêm tốn, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp được thành lập và được tài trợ Điều này lần lượt có thể tạo ra việc làm, đầu tư và tăng trưởng kinh tế Do đó, ngân hàng tập trung hơn có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn
Trang 36Bảng 2.1: Tóm tắt các mô hình lý thuyết có thể giúp xác định tác động của tập trung ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp
Structure- Conduct-Performance Đồng biến
Efficient Structure Hypothesis Nghịch biến
Nguồn: tổng hợp từ tác giả
2.5 Kết quả các nghiên cứu lý thuyết
Một số kết quả nghiên cứu lý thuyết ủng hộ thuyết EH cho rằng một ngành công nghiệp ngân hàng tập trung hơn có thể có lợi cho sự phát triển kinh tế vì các ngân hàng với sức mạnh độc quyền có một động lực lớn hơn để giả mạo và duy trì mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ tiếp cận tín dụng (ví
dụ Mayer, 1988 và 1990) Điều này lại có thể thúc đẩy đầu tư dài hạn và phát triển kinh tế (theo Dewatripont và Maskin, 1995) Thật vậy, một số nghiên cứu trước đó cho rằng một ngành công nghiệp ngân hàng tập trung có tác động tích cực vào phát triển kinh tế ở một số nước như Italia (Cohen, 1967), Nhật Bản (Mayer, 1990), Pháp
và Đức (Gerschenkron, 1962)
Ngược lại, một số nghiên cứu ủng hộ thuyết SCP lập luận rằng ngành ngân hàng tập trung cao làm giảm cạnh tranh, giảm hiệu quả và gây hại cho các công ty trong quá trình tiếp cận tín dụng, làm giảm sự phát triển kinh tế (Pagano, 1993 hay Guzman, 2000) cho thấy mức độ tập trung cao hơn dẫn đến lãi suất cho vay, lợi nhuận lãi biên cao hơn và nguồn cung cho vay hạn chế vì sự cạnh tranh giảm đi và chi phí thông đồng thấp hơn, làm giảm đầu tư, giảm tăng trưởng kinh tế và việc làm, điều
này làm tăng tỷ lệ thất nghiệp
Với những nghiên cứu lý thuyết trước đây, các tác động của một ngân hàng tập trung nhiều hơn lên thị trường lao động có thể là có lợi hay có hại Như các nghiên
Trang 37cứu trước đó và những lưu ý chung của tác giả cho thấy, các hiệu ứng hệ thống ngân hàng tập trung trên hiệu suất thị trường lao động là không rõ ràng từ một quan điểm
lý thuyết Như vậy chúng ta sẽ xem xét hướng và độ lớn tác động của nó theo các kết quả thực nghiệm
2.6 Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tác động của tập trung ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của trung gian tài chính và của ngành công nghiệp phi tài chính
2.6.1 Tác động của tập trung ngân hàng lên chi phí của các trung gian tài chính (lãi biên, khả năng sinh lời của ngân hàng)
Bằng cách tăng chi phí của các trung gian tài chính, tâp trung ngân hàng có thể làm giảm đầu tư, sản lượng cân bằng, và do đó nhu cầu lao động cũng giảm Điều này dĩ nhiên giảm việc làm và nâng cao thất nghiệp, đặc biệt là sự có mặt của việc
tiền lương cứng giảm
Các nước công nghiệp
Kết quả của các nghiên cứu sau đều ủng hộ thuyết SCP: Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng một hệ thống ngân hàng tập trung nhiều hơn làm tăng chi phí trung gian và làm suy giảm tăng trưởng Ví dụ:
Theo Corvoisier và Gropp (2002), tác giả sử dụng dữ liệu cấp quốc gia trên 10 quốc gia châu Âu trong khoảng thời gian 1993-1999, cho rằng tập trung tăng có thể dẫn đến thông đồng và lợi suất biên cao hơn cho cả các khoản vay và nhu cầu tiền gửi Tác giả De Jonghe & Vennet (2008) sử dụng dữ liệu của 183 ngân hàng từ 15 nước châu Âu giai đoạn 1997-2004 đã thấy rằng các ngân hàng có thị phần lớn trên thị trường tập trung có thể tạo ra giá thuê không cạnh tranh
Tương tự Molyneux và Thomton (1992) nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu suất ngân hàng trên 18 quốc gia châu Âu năm 1986-1989 Họ đã sử dụng một loạt các biện pháp bao gồm cả lợi nhuận trước và sau thuế trên tổng tài sản và lợi nhuận
Trang 38trên vốn chủ sở hữu Nói chung, họ nhận thấy rằng tập trung thị trường có tác động tích cực đến lợi nhuận, ngoài ra tập trung trong thị trường ngân hàng châu Âu làm giảm chi phí thông đồng giữa các doanh nghiệp và kết quả lợi nhuận cao hơn cho tất
cả những người tham gia thị trường
Jeon & Miller (2005), sử dụng cấp dữ liệu nhà nước ở Mỹ cho giai đoạn
1976-2000, tác giả cho rằng tăng tập trung ngân hàng dẫn đến tăng lợi nhuận ngân hàng Một nghiên cứu khác trên nước Mỹ của Tregenna (2009), tác giả sử dụng dữ liệu hàng quý cấp ngân hàng trên 644 ngân hàng giai đoạn 1994-2005, tác giả cũng tìm thấy một mối quan hệ tích cực và rất có ý nghĩa giữa tập trung và khả năng sinh lời
Theo Hanley, Ennew & Binks (2006), tác giả sử dụng dữ liệu của Anh trong giai đoạn 1996-2002 cho rằng người cho vay với thị phần lớn nhất trong ngành tài tính phí lãi suất cao hơn đáng kể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này cho thấy tác dụng của sức mạnh thị trường
Tác giả Kim và cộng sự (2012) sử dụng một mẫu lớn những công ty nhỏ ở Na
Uy giai đoạn 2000-2001 cho thấy một tác động tích cực đáng kể của tập trung ngân hàng lên các công ty lâu năm chứ không phải cho các doanh nghiệp trẻ
Các nước đang phát triển
Hầu hết các nghiên cứu về các nước đang phát triển cũng cho thấy rằng tập trung ngân hàng cao hơn làm tăng chi phí của các trung gian tài chính Ví dụ:
Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Sufian (2011), tác giả sử dụng dữ liệu cấp ngân hàng và kết quả cho thấy rằng tập trung làm tăng đáng kể lợi nhuận ngân hàng ở Hàn Quốc trong giai đoạn 1992-2003 Hay theo Aboagye và cộng sự (2008),
sử dụng dữ liệu hàng quý giai đoạn 2001-2006 tác giả cho rằng tăng tập trung ngân hàng làm tăng đáng kể lợi nhuận lãi ròng ở Ghana
Tovar và cộng sự (2011) sử dụng dữ liệu hàng tháng cho hệ thống ngân hàng Columbia giai đoạn 1997-2006, tác giả thấy rằng thị trường tập trung cao hơn làm tăng lãi suất khi hệ thống bị căng thẳng
Trang 39Tương tự, Martinez Peria & Mody (2004) dựa trên dữ liệu hàng quý cấp ngân hàng từ 5 quốc gia Mỹ Latin giai đoạn 1995-2001, tác giả thấy rằng tập trung ngân hàng làm tăng lên các chi phí hành chính
=> Như vậy các nghiên cứu trên ủng hộ giả thuyết SCP, hai xu hướng sau ủng
hộ giả thuyết EH:
Đầu tiên, Koutsomanoli-Filippaki, Margaritis & Staikouras (2009) sử dụng dữ liệu của 186 ngân hàng từ 10 nước ở Trung và Đông Âu giai đoạn 1998-2003, tác giả cho rằng các ngân hàng tại các thị trường tập trung nhiều thì hiệu quả hơn, cung cấp mức độ cạnh tranh đủ cao
Thứ hai, Ben Naceur & Omran (2011) sử dụng dữ liệu cấp ngân hàng từ 10 nước Trung Đông và Bắc Phi, tác giả cho rằng tập trung ngân hàng cao hơn làm giảm
cả lợi nhuận lãi thuần và lợi nhuận trên tài sản trong giai đoạn 1989-2005
Còn theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thảo và Chris Stewart, tác giả kiểm tra 48 ngân hàng thương mại Việt qua các mẫu đầy đủ (1999-2009) và bốn phụ mẫu (1999-2003; 2004-2009; năm NH thương mại nhà nước và 43 ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh) Kết quả thực nghiệm của các tác giả cho thấy ngành ngân hàng Việt Nam ít tập trung đáng kể; Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại lớn vẫn thống trị toàn bộ hệ thống ngân hàng Hơn nữa, kết quả của họ không hỗ trợ thuyết SCP hay thuyết ES
Các nước công nghiệp và nước đang phát triển
Trong bài nghiên cứu của Demirgüc-Kunt & Huizinga (1999), sử dụng dữ liệu cấp ngân hàng cho 80 quốc gia trong những năm 1988-1995, tác giả nhận thấy rằng tập trung làm tăng lợi nhuận ngân hàng
Demirgüc-Kunt, Laeven, & Levine (2004), sử dụng dữ liệu của hơn 1.400 ngân hàng trên toàn 72 quốc gia kỳ 1995-1999, tác giả nhận thấy rằng tập trung có quan hệ tích cực với lãi suất biên, mối quan hệ này bị phá vỡ khi kiểm soát lạm phát
và các qui định làm cản trở cạnh tranh
Trang 40Evanoff và Fortier (1988) sử dụng dữ liệu của hơn 6.300 ngân hàng Mỹ trong
30 tiểu bang vào năm 1984 Họ đã kiểm tra tác động của quy định về hoạt động ngân hàng bằng cách chia thị trường thành phần có rào cản gia nhập cao và những phần có rào cản gia nhập thấp Trong thị trường với thị phần rào cản gia nhập cao có tác động mạnh đến lợi nhuận Tuy nhiên, trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng thị trường rào cản gia nhập thấp có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể về lợi nhuận ngân hàng Nhìn chung, kết quả của họ hỗ trợ thuyết ES
Còn theo Barth và cộng sự (2004) sử dụng tiền gửi của 5 ngân hàng để tính tỷ
lệ tập trung Ông chỉ ra rằng một mức độ tập trung cao hơn của sở hữu nhà nước có
xu hướng gắn với hiệu quả thấp hơn của ngân hàng, ít tiết kiệm và vay vốn hơn, năng suất thấp và tăng trưởng chậm Thị phần các khoản tiền gửi trong 5 ngân hàng lớn nhất được tổ chức bởi các ngân hàng quốc doanh là 80% trước năm 2001 (khi họ chỉ chiếm 10% tổng số ngân hàng tại thời điểm đó)
=>Như vậy , một mặt, ngành công nghiệp ngân hàng tập trung hơn nuôi dưỡng mối quan hệ
lâu dài với các doanh nghiệp và do đó đầu tư lâu dài và phát triển kinh tế có thể làm tăng việc làm, giảm thất nghiệp Mặt khác, tập trung ngân hàng có thể có hiệu ứng bất lợi trên thị trường lao động khi tác dụng phụ đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây chiếm ưu thế.Tuy các kết quả có phần hỗn hợp, hầu hết các nghiên cứu cho thấy tập trung ngân hàng làm tăng chi phí của các trung gian tài chính và như đã nói trước đây, hiệu ứng này có thể dẫn đến tăng thất nghiệp bằng cách giảm đầu tư