Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.?. Giải nghĩa từ chân- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.. - Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, có
Trang 1Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo!
Trang 2* Kiểm tra bài cũ:
? Nghĩa của từ là gì?
? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
? Giải thích nghĩa của từ
Thuận Thiên khắc trên thanh gươm mà đức Long Quân trao cho Lê Lợi?
Cho biết em đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?
Trang 3Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa
của từ
Trang 4I Từ nhiều nghĩa
Bài thơ Những cái chân
Cái gậy có một chân Biết giúp bà khỏi ngã Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng chân quay Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xòe trong lửa Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân Riêng cái võng Trường Sơn Không chân đi khắp nước
Nhà thơ Vũ Quần Phương
Trang 52 Giải nghĩa từ chân
- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để
đi, đứng.
VD: Què chân.
- Bộ phận dưới cùng của một số
sự vật, có tác dụng nâng đỡ VD: Chân bàn.
- Bộ phận dưới cùng của một số
sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào nền móng.
VD: Chân răng, chân tường…
- Chỉ con người, phận sự, cương vị.
VD: Có chân trong hội đồng.
…
=> Từ chân: Từ nhiều nghĩa.
Trang 63 Từ nhiều nghĩa khác
VD: Mũi:
+ Lỗ mũi, sống mũi
+ Mũi dao
+ Mũi đất, mũi Cà Mau
……
4 Từ một nghĩa.
VD: xe đạp, xe máy, com-pa, ngữ văn, hoa lan…
Trang 7Ghi nhớ (sgk)
Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa
Trang 8II Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Chân: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi hoặc đứng.
1.Nghĩa gốc: Nghĩa đầu tiên, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
2.Nghĩa chuyển: hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
Trang 9Từ xuân trong câu sau có mấy
nghĩa?
Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày
càng xuân
- Xuân 1: Chỉ mùa xuân.
- Xuân 2: Chỉ sự tươi đẹp, phát triển.
⇒Xuân 1: Nghĩa gốc.
Xuân 2: Nghĩa chuyển.
=> Trong một câu, từ có thể hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển
Trang 10Ghi nhớ (sgk)
-Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ => Từ
nhiều nghĩa.
- Trong đó:
+ Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện đầu tiên, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc
- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời
Trang 11Giải thích nghĩa của các từ lợi trong câu sau:
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
- Lợi 1: cái có ích mà con người thu được hơn
những gì mình bỏ ra
- Lợi 2,3: Phần thịt bao quanh chân răng
? Đây có phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ không? Vì sao?
Trang 12Lưu ý:
nào với nhau hay những nghĩa sau
gốc.
Trang 13III Luyện tập.
- Đầu: đầu tàu, đầu làng…
- Mắt: mắt na, mắt lưới…
- Tay: Tay ghế, tay súng…
- Lá: lá phổi, lá gan…
- Thân: Thân người…
- Quả: Quả tim…
Trang 14Cảm ơn các thầy cô giáo
và các em!