1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương NCNCBCCN mác lênin

21 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 506,26 KB

Nội dung

 Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất là vấn đề cơ bản của triết học bởi vì:  Đây là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới.. Trả lời:  Định nghĩa vật chất của

Trang 1

Đề cương ôn tập cuối kỳ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin I

Câu 1: Trình bày những điều kiện tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác-Lênin?

Trả lời:

 Điều kiện kinh tế xã hội:

 Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng cơng nghiệp

 Sự xuất hiện của giai cấp vơ sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị xã hội độc lập

 Thực tiễn cách mạng của giai cấp vơ sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời của triết học Mác

 Nguồn gốc lý luận:

 Triết học cổ điển Đức (Hêghen và Phoiơbắc): Mác đã kế thừa phép biện chứng trong triết học của Hêghen trên cơ sở lọc bỏ những yếu tố duy tâm thần bí Và kế thừa tính duy vật trong triết học của Phoiơbắc để xây dựng nên chủ nghĩa duy vật

 Kinh tế chính trị học Anh: Nhờ việc nghiên cứu tư tưởng kinh tế của A.Xmith và Đ.Ricácđơ, đặc biệt là học thuyết giá trị, C.Mác đã nhận ra rằng, kinh tế là yếu tố quy định quy luật vận động của lịch sử, từ đĩ hồn thiện quan niệm duy vật lịch sử, đồng thời xây dựng nên các học thuyết kinh tế của mình

 Chủ nghĩa xã hội khơng tưởng Pháp: Biến chủ nghĩa xã hội từ khơng tưởng trở thành khoa học

 Tiền đề khoa học tự nhiên:

 Định luật bảo tồn và chuyển hĩa năng lượng (1845): Thơng qua định luật, cho thấy mọi vận động của vật chất đều cĩ mối liên hệ với nhau, khơng tách rời nhau và trong điều kiện nhất định cĩ thể chuyển hĩa cho nhau

 Học thuyết tế bào (1830): Thơng qua học thuyết cho thấy cĩ sự thống nhất giữa giới động vật và thực vật vể mặt nguồn gốc và hình thái

 Học thuyết tiến hĩa của Đacuyn (1859): Học thuyết cho thấy tất cả các lồi được sinh ra từ các lồi trước đĩ bằng con đường chọn lọc tự nhiên hoặc chọn lọc nhân tạo do

đĩ cĩ sự thống nhất và liên hệ giữa các cá thể tự nhiên

Trang 2

Câu 2: Tại sao mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản triết học?

Trả lời:

 Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học: Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt

là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay chính là vấn đề quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên hoặc giữa ý thức và vật chất

 Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất là vấn đề cơ bản của triết học bởi vì:

 Đây là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới

 Đây là vấn đề nền tảng và xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề còn lại của triết học

 Là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của triết gia và học thuyết của

họ

 Các học thuyết triết học đều trực tiếp hay gián tiếp phải giải quyết vấn đề này

Câu 3: Nêu các cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học? (Cách hỏi khác: Cơ sở để

phân chia trường phái Triết học? TL: Cách giải quyết mặt thứ nhất VĐCB của Triết học)

Trả lời:

 Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học: Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt

là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay chính là vấn đề quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên hoặc giữa ý thức và vật chất

Từ đó, ta thấy vấn đề cơ bản của Triết học có 2 mặt

 Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học:

 Mặt 1: Trả lời cho câu hỏi giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

 Cách 1: Nhất nguyện luận duy vật cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau và vật chất quyết định ý thức (nhà triết học duy vật - CNDV)

 Cách 2: Nhất nguyện luận duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau và ý thức quyết định vật chất (nhà triết học duy tâm - CNDT)

 Cách 3: Nhị nguyên luận cho rằng vật chất và ý thức cùng tồn tại và không nằm trong quan hệ quyết định nhau (nhà triết học nhị nguyên)

 Mặt 2: Trả lời câu hỏi con người chúng ta có thể nhận thức được thế giới này hay không?

 Cách 1: Khả tri luận cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới (nhà triết học khả tri)

Trang 3

 Cách 2: Bất khả tri luận cho rằng con người không có khả năng nhận thức được thế giới (nhà triết học bất khả tri)

Câu 4: Phân tích định nghĩa vật chất của Lê nin?

Trả lời:

 Định nghĩa vật chất của Lê nin: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

 Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất

 Ý nghĩa của định nghĩa:

 Giải quyết triệt để hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

 Khắc phục hạn chế, sai lầm của CNDV trước Mác về phạm trù vật chất, bác bỏ, phủ nhận quan điểm của CNDT và tôn giáo về vấn đề này

 Tạo cơ sở cho các nhà triết học duy vật biện chứng xây dựng quan điểm vật chất trong lĩnh vực đời sống xã hội đồng thời định hướng cho các nhà khoa học tìm các dạng tồn tại khác nhau của vật chất

Câu 5: Hãy phân biệt vật chất và các dạng cụ thể của vật chất?

Trả lời:

 Khái niệm vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

 Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận và trong thế giới vật chất có rất nhiều các sự vật hiện tượng tồn tại ở các dạng khác nhau (trái đất, sao hỏa, nguyên tử ) Các sự vật hiện tượng đó được gọi là các dạng cụ thể của vật chất

 Các dạng cụ thể của vật chất không tồn tại vĩnh viễn mà mất đi hoặc chuyển từ dạng này sang dạng khác còn vật chất thì tồn tại vĩnh viễn

Trang 4

Câu 6: Trình bày cơ sở của quan điểm toàn diện?

Trả lời:

 Khái niệm của mối liên hệ phổ biến: Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới

 Tính chất của mối liên hệ phổ biến:

 Khách quan: các mối liên hệ tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người

 Phổ biến: mối liên hệ xảy ra trong mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy

 Đa dạng, phong phú: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, tất nhiên, ngẫu nhiên

 Cơ sở của quan điểm toàn diện chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Câu 7: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, để nắm bắt được bản chất của

sự vật chúng ta phải xuất phát từ cái chung hay cái riêng? Vì sao?

Trả lời:

 Khái niệm:

 Cái chung: là một phạm trù Triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều

sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác

 Cái riêng: là một phạm trù Triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định

 Để nắm bắt được bản chất sự vật phải bắt nguồn từ cái riêng bởi vì: Cái chung gắn liền với bản chất sự vật và nó sâu sắc hơn cái riêng Cái chung quy định sự vận động, phát triển của sự vật nhưng không có cái chung thuần túy tồn tại nằm ngoài cái riêng mà cái chung nằm trong cái riêng thông qua cái riêng thể hiện sự tồn tại của mình

Câu 8: Tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan?

Trả lời:

Trang 5

 Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ não con người Thế giới vật chất là cái được phản ánh, ý thức là cái phản ánh nhưng ý thức không phản ánh y nguyên thế giới vật chất vào trong bộ óc con người mà được cải tiến đi trong bộ óc con người Hình ảnh về thế giới của ý thức phụ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi cá nhân, phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích của mỗi cá nhân tức là hình ảnh của ý thức về thế giới mang dấu ấn chủ quan nên ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

Câu 9: Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, điều kiện? Theo quan điểm của chủ nghĩa

duy vật biện chứng, quan hệ hàm số có phải quan hệ nhân quả không? Vì sao?

Trả lời:

 Khái niệm:

 Nguyên nhân: là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó

 Nguyên cớ: là những phạm trù triết học xuất hiện đồng thời với nguyên nhân, nhưng

nó chỉ là quan hệ bên ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả

 Điều kiện: là những sự vật hiện tượng gắn liền với nguyên nhân, tác động vào nguyên nhân, làm cho nguyên nhân phát huy tác dụng, nhưng điều kiện không trực tiếp sinh ra kết quả

 Kết quả: là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra

 Quan hệ nhân quả mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Quan hệ nhân quả là quan hệ sản sinh trong đó một nguyên nhân có thể tạo ra nhiều kết quả hoặc nhiều nguyên nhân tạo ra một kết quả

 Quan hệ hàm số y=f(x) là một quy tắc trong đó với mỗi giá trị của x cho ta một giá trị duy nhất của y tương ứng cho nên quan hệ hàm số mang dấu ấn chủ quan và không phải quan hệ sản sinh

Do đó quan hệ hàm số không phải quan hệ nhân quả

Câu 10: Phân biệt chất và thuộc tính?

Trả lời:

 Khái niệm:

 Chất: là phạm trù triết học để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật này là nó chứ không phải sự vật khác

 Thuộc tính: là những đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng

Trang 6

 Phân biệt: Chất là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính và mỗi thuộc tính thể hiện chất ở các góc độ, khía cạnh khác nhau Một sự vật có nhiều thuộc tính nên có nhiều tính chất Khi thuộc tính cơ bản mất đi thì sự vật cũng mất đi do đó một sự vật có nhiều chất

Câu 11: Tại sao nói mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển?

Trang 7

ra xung lực nội tạng dẫn đến sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới Đó là nguồn gốc động lực của sự phát triển

Câu 12: Trình bày vai trò của hoạt động thực tiễn đối với quá trình nhận thức? (Cách hỏi

khác: Lê nin viết: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức” Hãy phân tích quan điểm trên?)

Trả lời:

 Khái niệm thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội

 Ba hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:

 Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định sự tồn tại phát triển của xã hội loài người

 Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động đấu tranh giai cấp, dân tộc, vai trò thúc đẩy

sụ phát triển văn minh của xã hội và nhân loại

 Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm bằng các phương tiện vật chất của khoa học, thúc đẩy quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan, góp phần nâng cao đời sống của con người

 Tính chất của hoạt động thực tiễn:

 Là hoạt động có tính cộng đồng xã hội, không tồn tại ở một cá nhân

 Là hoạt động có tính lịch sử cụ thể

 Là hoạt động có mục đích cải tạo tự nhiên, hoàn thiện con người

 Khái niệm nhận thức: Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn

 Ba vai trò của hoạt động thực tiễn đối với quá trình nhận thức:

 Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức: Con người phản ánh thế giới khách quan thông qua lao động, nhận thức được cái bản chất Thực tiễn có vai trò quyết định để khẳng định chỉ có con người mới có khả năng nhận thức.Thực tiễn là cơ sở trực tiếp hình thành nên quá trình nhận thức Hiện thực khách quan luôn vận động, để nhận thức kịp với tiến trình hiện thực, không còn cách nào khác là phải thông qua thực tiễn

 Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức đầy đủ hiện thực khách quan là để

áp dụng vào hiện thực, cải tạo hiện thực Sự áp dụng đó phải thông qua thực tiễn, đó là sự vật chất hóa những quy luật, tính tất yếu đã nhận thức được

Trang 8

 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý: Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, hình thành nên quá trình nhận thức, cho nên việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức phải dựa vào thực tiễn, không phải theo lối lập luận chủ quan Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý

Câu 13: Trình bày các giai đoạn của quá trình nhận thức? (Con đường biện chứng của sự

nhận thức chân lý?)

Trả lời:

 Khái niệm nhận thức: Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn

 Quá trình nhận thức có hai giai đoạn:

 Giai đoạn nhận thức cảm tính (nhận thức trực tiếp bằng trực quan sinh động) : gồm

ba cấp độ

 Cảm giác: là hình thức đầu tiên trong nhận thức của con người, là hình ảnh một vài thuộc tính riêng lẻ tác động vào giác quan của con người (cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan)

 Tri giác: là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật, là sự tổng hợp cảm giác nhưng

có hệ thống, đầy đủ hơn, phong phú hơn

 Biểu tượng: là hình thức phản ánh cao nhất, là bước nhảy vọt trong nhận thức cảm tính, có tính gián tiếp, là hình ảnh được tái tạo, lưu giữ khi đối tượng khánh thể không còn tác động trực tiếp vào giác quan chủ thể

Khả năng tác động trực tiếp của con người vào đối tượng nhận thức có hạn vì thế con người cần giai đoạn nhận thức thứ hai

 Giai đoạn nhận thức lý tính (nhận thức gián tiếp bằng tư duy trừu tượng): gồm ba cấp độ

 Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật

 Phán đoán: là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng

 Suy luận: là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri thức mới Đây là hình thức cao nhất trong quá trình nhận thức của con người

 Mối quan hệ của hai giai đoạn: Giai đoạn nhận thức cảm tính là cơ sở cung cấp những thông tin, tri thức cho quá trình nhận thức lý tính làm tiền đề còn giai đoạn nhận thức lý tính làm phong phú, sâu sắc thêm cho giai đoạn nhận thức cảm tính

Trang 9

 Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” Và đó chính là vòng khâu của quá trình nhận thức

Câu 14: Tại sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý?

 Ba hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:

 Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định sự tồn tại phát triển của xã hội loài người

 Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động đấu tranh giai cấp, dân tộc, vai trò thúc đẩy

sụ phát triển văn minh của xã hội và nhân loại

 Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm bằng các phương tiện vật chất của khoa học, thúc đẩy quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan, góp phần nâng cao đời sống của con người

 Tính chất của hoạt động thực tiễn:

 Là hoạt động có tính cộng đồng xã hội, không tồn tại ở một cá nhân

 Là hoạt động có tính lịch sử cụ thể

 Là hoạt động có mục đích cải tạo tự nhiên, hoàn thiện con người

 Giải thích: Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, hình thành nên quá trình nhận thức, cho nên việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức phải dựa vào thực tiễn, không phải theo lối lập luận chủ quan Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý

Câu 15: Trình bày các cấp độ của quá trình nhận thức?

Trang 10

 Nhận thức kinh nghiệm: được hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng, từ đó rút ra được tri thức kinh nghiệm có vai trò lớn trong hoạt động của con người

 Nhận thức lý luận: là nhận thức gián tiếp, trừu tương va khái quát về bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng, được hình thành trên cơ sở nhận thức kinh nghiệm, có tính

hệ thống, sâu sắc hơn nhận thức kinh nghiệm

 Dựa vào mức tính tự giác hoặc tự phát trong quá trình nhận thức người ta chia ra thành nhận thức thông thường và nhận thức khoa học

 Nhận thức thông thường: được hình thành một cách từ phát, trực tiếp trong hoạt động hằng ngày của con người, phản ánh sự vật hiện tượng với tất cả sự phong phú sinh động, chu phối thường xuyên hoạt động của con người

 Nhận thức khoa học: được hình thành một cách tự giác, gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu, là sự phản ánh dạng trừu tượng bằng các khái niệm, logic, quy luật hóa học, tao nên phương pháp công cụ cho con người về hiện thực khách quan

Câu 16: Tại sao quá trình nhận thức lại phải quay trở lại thực tiễn?

 Ba vai trò của hoạt động thực tiễn đối với quá trình nhận thức:

 Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức: Con người phản ánh thế giới khách quan thông qua lao động, nhận thức được cái bản chất Thực tiễn có vai trò quyết định để khẳng định chỉ có con người mới có khả năng nhận thức.Thực tiễn là cơ sở trực tiếp hình thành nên quá trình nhận thức Hiện thực khách quan luôn vận động, để nhận thức kịp với tiến trình hiện thực, không còn cách nào khác là phải thông qua thực tiễn

 Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức đầy đủ hiện thực khách quan là để

áp dụng vào hiện thực, cải tạo hiện thực Sự áp dụng đó phải thông qua thực tiễn, đó là sự vật chất hóa những quy luật, tính tất yếu đã nhận thức được

 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý: Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, hình thành nên quá trình nhận thức, cho nên việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức phải dựa vào thực tiễn, không phải theo lối lập luận chủ quan Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý

Ngày đăng: 12/03/2017, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w