1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên

81 563 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Mục đích Khảo sát được tình hình kháng thuốc kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện tại Bệnh viên đa khoa Trung ương Thái Nguyên... - Đánh giá được tình hình kháng khá

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

QUÀNG THỊ CHÍNH

TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN

GÂY NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: : Chính quy

Chuyên ngành : Công nghệ sinh học

Khoa : CNSH&CNTP

Khóa học : 2012 - 2016

Thái Nguyên, 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

QUÀNG THỊ CHÍNH

TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN

GÂY NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành/Ngành : Công nghệ sinh học

Lớp : K44 – CNSH

Khoa : CNSH&CNTP

Khóa học : 2012 - 2016

Giảng viên hướng dẫn : BS.Nguyễn Thị Huyền

TS.Nguyễn Văn Duy

Thái Nguyên, 2016

Trang 3

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới BS.Nguyễn Thị Huyền phó khoa vi sinh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và TS.Nguyễn Văn Duy giảng viên khoa CNSH-CNTP đã hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô, anh, chị đang làm việc tại Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể các Thầy, Cô giáo và cán bộ của khoa CNSH-CNTP, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên đã cung cấp các kiến thức tiền đề để tôi hoàn thành khóa luận này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ

tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Quàng Thị Chính

Trang 4

Bảng 4.4: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của E coli tại Bệnh viện Đa khoa Trung

ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016 34

Bảng 4.5: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của S aureus tại Bệnh viện Đa khoa Trung

ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016 37

Bảng 4.6: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của S pneumoniae tại Bệnh viện Đa khoa

Trung ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016 40

Bảng 4.7: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa tại Bệnh viện

Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016 42

Bảng 4.8: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của Klebsiella pneumoniae tại Bệnh viện

Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016 44

Bảng 4.9: Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của Acinetobacter baumannii tại Bệnh viện

Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016 46

Trang 5

iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Môi trường KIA 17 Hình 3.1: Chai chứa môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy vi sinh vật nhiễm trùng trong máu của hãng BacT/ALERT, Đức 24 Hình 4.1: Phân bố tình trạng nhiễm khuẩn theo tuổi 31

Hình 4.2: Kháng sinh đồ của vi khuẩn E coli chủng 1.22 phân lập được trên bệnh

nhân Trần Văn T ngày 23/03/2016 36

Hình 4.3: Kháng sinh đồ của vi khuẩn S aureus chủng 10.14 phân lập được trên

bệnh nhân Nguyễn Hồng P ngày 14/03/2016 39

Hình 4.4: Kháng sinh đồ của vi khuẩn S pneumoniae chủng 5.17 phân lập được trên

bệnh nhân Đặng Văn Đ ngày 18/02/216 41

Hình 4.5: Kháng sinh đồ của vi khuẩn P aeruginosa chủng 4.18 phân lập được trên

bệnh nhân Nghiêm Tuấn A ngày 19/04/2016 43

Hình 4.6: Kháng sinh đồ của vi khuẩn K.pneumoniae chủng 1.24 phân lập được

trên bệnh nhân Nguyễn Văn G ngày 25/02/2016 45

Hình 4.7: Kháng sinh đồ của vi khuẩn Acinetobacter baumannii chủng 2.27 phân

lập được trên bệnh nhân Lê Văn H ngày 28/04/2016 47

Trang 6

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên thuật ngữ viết

ESBL Extender Spectrum β-lactamase (enzyme β - lactamase

phổ rộng)

MRSA Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (tụ cầu

Trang 7

v

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 1

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 2

1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tổng quan về nhiễm trùng bệnh viện 3

2.1.1 Khái niệm về nhiễm trùng bệnh viện 3

2.1.2 Hậu quả và đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng bệnh viện 3

2.1.3 Vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng bệnh viện 4

2.1.4 Tình hình nghiên cứu nhiễm trùng bệnh viên ở Việt Nam và trên Thế Giới 4

2.2 Tổng quan về đề kháng kháng sinh 6

2.2.1 Định nghĩa của kháng sinh và cơ chế tác động của kháng sinh 6

2.2.2 Cơ chế tác động của kháng sinh 6

1.4.4 Các biện pháp hạn chế sự gia tăng kháng kháng sinh 11

2.2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 12

2.3 Các phương pháp phát hiện vi khuẩn kháng thuốc 14

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Đối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu 23

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 23

3.3 Dụng cụ, hóa chất và thiết bị sử dụng 23

3.4 Nội dung nghiên cứu 23

Trang 8

vi

3.5 Phương pháp nghiên cứu 24

3.5.1 Phương pháp 1: Phân lập, xác định vi khuẩn và lưu giữ chủng 24

3.5.2 Phương pháp 2: Kháng sinh đồ 27

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 Kết quả nghiên cứu tỷ lệ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng trên các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 29

4.2 Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số loại vi khuẩn phân lập tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 34

4.2.1 Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli 34

4.2.2 Tỷ lệ kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus 37

4.2.3 Tỷ lệ kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae 39

4.2.4 Tỷ lệ kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa 42

4.2.5 Tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella pneumonae 44

4.2.6 Tỷ lệ kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii 46

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

5.1 Kết luận 48

5.2 Kiến nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của thuốc kháng sinh thì việc sử dụng tự phát

và lạm dụng thuốc quá mức dẫn đến một thực trạng là vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng Nhất là ở những nơi sử dụng thuốc kháng sinh nhiều và tập trung nhiều bệnh nhân như bệnh viện (Lê Hồng Minh, 2009) [17] Thực sự, các vi sinh vật kháng kháng sinh đang là mối đe dọa chung của toàn cầu

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là một trong số bệnh viện lớn trong khu vực Phía Đông Bắc Việt Nam, tập trung nhiều bệnh nhân nặng và là tuyến cuối của các bệnh viện cở sở trong khu vực nên là nơi nghi ngờ sẽ có khả năng kháng thuốc cao NTBV không chỉ làm tăng thêm số ngày nằm viện, chi phí điều trị của bệnh nhân mà còn tăng nguy cơ đa kháng thuốc, nhất là kháng sinh tăng

tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên”

1.2 Mục đích

Khảo sát được tình hình kháng thuốc kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện tại Bệnh viên đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Trang 10

2

1.3 Yêu cầu

- Đánh giá được tỷ lệ vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện

- Đánh giá được tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện phân lập được

1.4 Ý nghĩa của đề tài

- Kết quả khảo sát là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu thuộc cùng lĩnh vực liên quan

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Xây dựng kháng sinh đồ cho từng bệnh nhân cụ thể giúp góp phần xây dựng chế độ hóa trị liệu liên quan cho bệnh nhân, góp phần hạn chế sự lây lan của các chủng vi khuẩn kháng thuốc ngoài cộng đồng

Trang 11

3

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về nhiễm trùng bệnh viện

2.1.1 Khái niệm về nhiễm trùng bệnh viện

Nhiễm trùng là hiện tượng vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào mô (tế bào) của

cơ thể vật chủ trong những hoàn cảnh nhất định (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

Theo định nghĩa của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh Hoa Kỳ (Center for

Control and Prevention - CDC) thì: “Nhiễm trùng bệnh viện là một loại nhiễm trùng tại chỗ hay toàn thân do phản ứng có mặt của tác nhân gậy bênh (hoặc độc tố của nó) mà

nó chưa có mặt hoặc chưa được ủ bệnh lúc nhập viện” (Robert A W., 1998) [46]

Những nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện nhưng biểu hiện lâm sàng sau khi người bệnh rời bệnh viện cùng là nhiễm trùng bệnh viện (Đoàn Thị Nguyện, 2009) [21]

2.1.2 Hậu quả và đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng bệnh viện

Nhiễm trùng bệnh viện gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân bệnh nhân cũng như cộng đồng vì nhiễm trùng bệnh viện không chỉ làm tăng số ngày nằm viện, chi phí điều trị mà còn tăng nguy cơ phát triển của các vi khuẩn đa kháng thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân

Có nhiều đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng bệnh viện nhưng riêng với bệnh nhân suy giảm miễn dịch vì các lý do sau: Bệnh nhân bị các bệnh của cơ quan miễn dịch, dùng các thuốc giảm miễn dịch như các thuốc điều trị ung thư, sau phẫu thuật, hoặc sau mắc một bệnh nặng, hoặc đang mắc một bệnh mạn tính, hoặc người có tuổi nằm điều trị ở bệnh viện lâu ngày, hoặc trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, bị bệnh ỉa chảy kéo dài, những nhân viên bệnh viện thường xuyên tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh Trong khi cơ thể có sức đề kháng kém, tình trạng vệ sinh và bảo hộ lao động chưa được cải thiện (Đoàn Thị Nguyện, 2009) [21]

Nhiễm trùng bệnh viện được chia ra thành nhiễm trùng nội sinh và nhiễm trùng ngoại sinh Nhiễm trùng nội sinh là loại nhiễm trùng do các vi sinh vật đã ký sinh sẵn ở người bệnh gây ra Chúng là những vi sinh vật gây bệnh cơ hội Nhiễm

Trang 12

4

trùng ngoại sinh là loại nhiễm trùng do các vi sinh vật xâm nhập vào bệnh nhân từ môi trường bên ngoài (Đoàn Thị Nguyện, 2009) [21]

2.1.3 Vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng bệnh viện

Mọi loài vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng bệnh viện với tỷ lệ khác nhau nhưng đứng đầu là các vi khuẩn Gram Âm vì chúng có lớp màng ngoài được bọc bởi một nang, mà nang này che các kháng nguyên làm cơ thể phát hiện ra tác nhân xâm nhập khó khăn hơn Ngoài ra màng vi khuẩn có chứa lipopolysaccharide đóng vai trò là nội độc tố và làm tăng phản ứng viêm có thể gây sốc nhiễm khuẩn nên vi khuẩn Gram Âm gây bệnh nguy hiểm hơn Còn vi khuẩn Gram Dương chúng cũng gây nguy hiểm nhưng mức độ ít hơn do cơ thể người không có peptidoglycan và có khả năng sản xuất enzyme lysozyme tấn công lớp Peptidoglycan của chúng

Các vi khuẩn Gram Âm có thể gây ra nhiễm trùng ở nhiều cơ quan như hệ tiết niệu, hệ tuần hoàn hoặc ở các vết phẫu thuật Trong số các vi khuẩn Gram Âm gây nhiễm trùng bệnh viện, phổ biến nhất là Escherichia coli, Klebsiella, Enterobacter, Hemophilus…

Các vi khuẩn Gram Dương thường gặp nhất là: Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumoniae, Enterococcus… (Đoàn Thị Nguyện, 2009) [21]

2.1.4 Tình hình nghiên cứu nhiễm trùng bệnh viên ở Việt Nam và trên Thế Giới

2.1.4.1 Tình hình nghiên cứu nhiễm trùng bệnh viện ở Việt Nam

Trong tình hình cả thế giới đều đang lo ngại và hướng đến các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện kháng thuốc làm tăng nguy cơ tử vong, kéo theo nhiều hậu quả khác, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam, vấn đề đó luôn được quan tâm hàng đầu Đã có rất nhiều bệnh viện tiến hành khảo sát về tỷ lệ vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện trên cả nước gồm các bệnh viện lớn như: Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Thống Nhất… và các bệnh viện cơ sở khác (Nguyễn Văn Kính và cs, 2009) [12] Theo một báo cáo về tình hình kháng thuốc tại một số đơn vị điều trị tích cực trong cả nước, tỷ lệ vi khuẩn phân lập được lần

lượt là: Acinetobacter (24%), Klebsiella (20%) Theo nghiên cứu khác tại 37 bệnh

viện các tỉnh phía Bắc trong năm 2006 - 2007, gồm 2 bệnh viện Trung ương, 17

Trang 13

5

bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện tuyến huyện cho thấy có 553/7571 (7,3%) bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng bệnh viện có 3 loại chính là viêm phổi 41,9%, nhiễm trùng vết mổ 27,5%, nhiễm trùng tiêu hóa 13,1%, trong đó căn nguyên chính là

enzyme β-lactamase mà vi khuẩn tiết ra gây phá hủy vòng β-lactam làm mất tác dụng của các thuốc kháng sinh nhóm β-lactam (Nguyễn Sử Minh Tuyết và cs, 2009) [27] Cũng theo khảo sát khác tại Bệnh viện Nhi Quảng Nam vào năm 2015

của Nguyễn Minh Thái [29], tỷ lệ các vi khuẩn phân lập được lần lượt là S aureus (25,5%), E coli (19,9%), K pneumonae (10,3%), S pneumoniae (6,5%), H influenzea (2,7%)… (Nguyễn Minh Thái, 2015) [29] Như vậy, tỷ lệ các vi khuẩn

có thể khác nhau nhưng dẫn đầu gây nhiễm trùng bệnh viện vẫn là vi khuẩn E coli, S aureus, Acinetobacter, P aeruginosa…

2.1.4.2 Tình hình nghiên cứu nhiễm trùng bệnh viện trên thế giới

Theo nghiên cứu của Mayon - white R T và cộng sự năm 1988 [45] về tỷ

lệ nhiễm trùng bệnh viện trên 47 bệnh viện, 14 quốc gia, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi có

tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện là 13,5% và thường mắc bệnh về đường da, đường hô hấp… Tỷ lệ người lớn trên 64 tuổi nhiễm trùng là 12,0% và dễ mắc các bệnh nhiễm

trùng tiết niệu… Trong các vi khuẩn phân lập được từ bệnh viện, E coli và S aureus là 2 trong 6 tác nhân chính gây nhiễm trùng bệnh viện Theo báo cáo khác

về tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện ở châu Âu năm 1995, tỷ lệ các vi khuẩn phân lập

được lần lượt là: Enterobacteriaceae (34,4%), S aureus (30,1% ), P aeruginosa (28,7%), Staphylococcus âm tính enzyme coagulase (19,1%)… (Louisvincent J.,

1995) [44] Theo nghiên cứu của Anton Y P năm 2002, trong số 1,7 triệu người bị nhiễm trùng bệnh viện, gần như 99,000 người tử vong do nhiễm trùng bệnh viện

Trang 14

6

hoặc liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện đưa NTBV đứng hàng thứ 6 trong nguyên nhân gây tử vong ở Hoa Kỳ, dữ liệu tương tự đã được báo cáo ở Châu Âu (Anton Y P., 2002) [40] Theo bài báo cáo của CDC năm 2011 trên 183 bệnh viện

ở Hoa Kỳ, vi khuẩn thường gặp nhất trong nhiễm trùng bệnh viện là S aureus bao gồm cả MRSA (11%), sau đó lần lượt là: Klebsiella (10%), E coli (9%), Enterococcus (9%), Pseudomonas (7%) (CDC, 2010) [41] Theo nghiên cứu ở Ả

rập của Hanan H B và cộng sự thì trong số 89 tác nhân phân lập gây bệnh thường

gặp nhất là P aeruginosa (21,3%) và Enterococcus (10,9%) (Hanan H B., và cs,

2006) [42] Theo nghiên cứu của Khan H.A năm 2015 được tiến hành ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới chỉ ra rằng ở Bắc Mỹ và Châu Âu có tỷ lệ bệnh nhân nhập viện là 5% - 10% trong khi ở Châu Á, Mỹ Latin và Châu Phi cận Sahara có tới 40% bệnh nhân phải nhập viện do nhiễm trùng bệnh viện (Khan H A., 2015) [43]

2.2 Tổng quan về đề kháng kháng sinh

2.2.1 Định nghĩa của kháng sinh và cơ chế tác động của kháng sinh

Định nghĩa kháng sinh đầu tiên ra đời: “Kháng sinh (antibiotic) là những chất

kháng khuẩn được tạo ra từ các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, antinomycetes), co tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác” (Bộ Y Tế, 2015) [5]

Định nghĩa khác về kháng sinh là: “Kháng sinh (antibiotic) là những hợp chất ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế, hoặc tiêu diệt vi khuẩn một các đặc hiệu, bằng cách gây rối loạn phản ứng sinh học ở tầm phân tử (nồng độ thấp: nồng độ điều trị nhỏ hơn nhiều lần so với liều độc với cơ thể; đặc hiệu: mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên một loại vi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn)” (Lê Hồng

Minh, 2009) [17]

2.2.2 Cơ chế tác động của kháng sinh

Kháng sinh có tác động vào nhiều quá trình như ngăn cản quá trình vận chuyển thành phần tạo màng, ức chế các enzyme tổng hợp các yếu tố của màng vi khuẩn Chúng làm rối loạn quá trình nhân lên của vi khuẩn làm chúng nhân lên nhưng không có vách hoặc vách không hoàn chỉnh dễ bị tiêu diệt bởi điều kiện môi trường xung quanh Ví dụ: Kháng sinh nhóm β-lactam, Vancomycin…

Trang 15

7

2.1.2.1 Ức chế tổng hợp thành tế bào

Petidoglycan là một bộ khung quan trọng của thành tế bào vi khuẩn, nó quyết định hình dạng và đảm bảo sự toàn vẹn của tế bào vi khuẩn Trong quá trình tổng hợp Petidoglycan các kháng sinh β-lactam tác động lên enzyme transpeptidase ngăn cản sự hình thành Petidoglycan khiến cho thành tế bào vi khuẩn không được tổng hợp Các kháng sinh β-lactam còn hoạt hóa enzyme tự ly giải thành tế bào Sự tác động của 2 cơ chế này làm cho tế bào vi khuẩn vỡ do áp lực thẩm thấu bên trong tế bào cao hơn so với môi trường ngoại bào (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

2.1.2.2 Gây rối loạn chức năng màng bào tương

Màng bào tương của tế bào là một màng thẩm thấu chọn lọc, có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất giữa trong và ngoài tế bào vi khuẩn Các kháng sinh Polymyxin gắn với các phân tử phospholipid trong cấu trúc màng tương vi khuẩn, làm tăng tính thấm chọn lọc của màng Sự vận chuyển của các chất qua màng không kiểm soát được, những chất cần thiết cho tế bào thoát ra ngoài khiến cho tế bào vi khuẩn bị chết (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

2.1.2.3 Ức chế tổng hợp axit nucleotic

- Ức chế tổng hợp DNA: Kháng sinh nhóm Quinolone ngăn cản quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn bằng cách ức chế enzyme DNA gyrase (Topoisomerase II) khiến cho 2 sợi DNA không được tháo xoắn trong quá trình sao chép nên quá trình sao chép DNA không diễn ra

- Ức chế tổng hợp RNA: Kháng sinh Rifampicin ức chế quá trình tổng hợp RNA của vi khuẩn bằng cách tác động lên tiểu phần β của enzyme RNA polymerase, ngăn cản quá trình tổng hợp RNA của vi khuẩn (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

Trang 16

8

Tiểu phần 30S của ribosom vi khuẩn chứa vị trí gắn của mRNA và vị trí cho

sự nhận biết đặc hiệu phức hợp aminoacyl- tRNA Có nhiều cơ chế làm ức chế tổng hợp protein tại tiểu phần 30S của ribosom Ví dụ: Nhóm Aminoglycoside chúng tác động trực tiếp lên tiểu phần 30S ngăn cản quá trình bám gắn của mRNA vào ribosom, hoặc gây ra dịch sai mã di truyền, tạo các protein bất thường không có tác dụng thậm chí có tính độc với tế bào vi khuẩn (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

b, Kháng sinh tác động vào tiểu phần 50S của ribosom

Kháng sinh Cloramphenicol ức chế enzyme peptidyl transferase, ngăn cản sự hình thành liên kết peptide mới giữa chuỗi peptide được hình thành trước đó với phân tử axit amin trong phức hệ aminoacyl-tRNA làm cho chuỗi polypeptide không được phép kéo dài thêm (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

2.1.2.5 Ức chế quá trình trao đổi chất

Axit folic có chức năng như một co-enzyme trong quá trình tổng hợp pyrimidine, purine, và một số axit amin ở vi khuẩn, ở vi khuẩn quá trình tổng hợp axit folic là một chuỗi phản ứng với sự xúc tác của một số chất quan trọng Để tổng hợp ra axit folic vi khuẩn phải sử dụng axit para-aminobenzoic (PAPA) có trong môi trường trong khi sulfonamide lại có cấu trúc giống PAPA nên cạnh tranh thay thế vào vị trí của PAPA và ngăn cản quá trình phát triển của vi khuẩn (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

2.2.2 Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

2.2.2.1 Định nghĩa và phân loại đề kháng kháng sinh

Kháng sinh có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn nhưng trong môi trường

có kháng sinh mà vi khuẩn vẫn phát triển thì được coi là sự đề kháng kháng sinh (Lê Huy Chính, 2007) [8]

Kháng thuốc thật gồm kháng thuốc tự nhiên và kháng thuốc thu được

Kháng thuốc tự nhiên: Là sự kháng thuốc của những vi khuẩn không nằm trong phổ tác dụng của một kháng sinh nào đó kháng thuốc tự nhiên là do đặc thù

cấu trúc và sinh lý của tế bào vi khuẩn, nó tự nhiên và bền vững Ví dụ: E coli

Trang 17

Samonella kháng Cloramphenicol (Đoàn Thị Nguyên, 2009) [21]

2.2.2.2 Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn

Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn là do đột biến gen hoặc nhận được gen kháng thuốc Đột biến gen xảy ra trước hoặc sau khi vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh có thể đó là đột biến một bước hoặc đột biến nhiều bước Đột biến một bước mức độ đề kháng kháng sinh không phụ thuộc vào nồng độ thuốc kháng sinh được tiếp xúc chỉ sau một lần tiếp xúc mà tính đề kháng đã cao như Streptomycin, Lincomycin… Đột biến nhiều bước (mức độ đề kháng phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh chúng trải qua nhiều lần đột biến mới đề kháng mạnh như Penicillin, Cloramphenicol, Aminoglycoside… Tần suất xuất hiện đột biến rất nhỏ khoảng từ

10-6 đến 10-11 (Đoàn Thị Nguyên, 2009) [21]

Nhận gen kháng thuốc

Trong tế bào vi khuẩn có tồn tại những phân tử DNA xoắn kép dạng vòng khép kín nằm ngoài nhiễm sắc thể của vi khuẩn có khả năng tự sao chép là các plasmid Có 1 loại plasmid kháng thuốc (plasmid R) là plasmid mang một hoặc nhiều gen mã hóa cho sự kháng với một hoặc nhiều loại kháng sinh khác nhau Chúng không chỉ có khả năng di truyền dọc từ thế hệ này qua thế hệ khác mà còn có khả năng di truyền ngang giữa các vi khuẩn qua quá trình tiếp hợp Ngoài ra, vi khuẩn còn có các Transposon hay là các “gen nhảy” chứa 1 hoặc nhiều đoạn gen, chúng có khả năng nhảy từ plasmid vào nhiễm sắc thể hoặc từ plasmid này sang plasmid khác trong lúc vô tình là phương tiện chuyển các gen kháng thuốc (Đoàn Thị Nguyên, 2009) [21] Trong vi sinh y học có những Transposon mang các gen

đề kháng như Tn3 mang gen kháng Ampicillin, Tn5 mang gen kháng Kanamycin, Tn10 chứa gen kháng Tetraclin, Tn4 chứa gen kháng 3 kháng sinh Ampicillin, Streptomycin, Sulfamid… (Lê Huy Chính, 2007) [8]

Trang 18

10

Cơ chế lan truyền đề kháng

Vi khuẩn mang gen đề kháng kháng sinh sẽ được di truyền dọc truyền từ thế hệ ngày qua thế hệ khác hoặc có thể truyền ngang từ vi khuẩn này qua vi khuẩn khác

Cơ chế lan truyền trong tế bào truyền từ phân tử DNA này sang phân tử DNA khác trong tế bào, giữa các tế bào thông qua các hình thức như tiếp hợp (là sự vận chuyển vật liệu di truyền từ vi khuẩn đực sang cái qua tiếp xúc nhau), biến nạp (là sự vận chuyển của 1 đoạn DNA từ vi khuẩn cho nạp vào vi khuẩn nhận), tải nạp (là sự vận chuyển vật liệu di truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận qua phage)

để chuyển gen đề kháng từ tế bào này sang tế bào khác trong cùng một loài hoặc khác loài

Trong quần thể vi sinh vật có thể chọn lọc dưới tác dụng của kháng sinh các

vi khuẩn đề kháng phát triển và thay thế những vi khuẩn nhạy cảm, trong quần thể đại sinh vật những vi khuẩn đề kháng sẽ lây lan từ người này sang người khác qua con đường trực tiếp hoặc gián tiếp (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

Các cơ chế kháng kháng sinh khác của vi khuẩn

a, Giảm sự tích lũy bên trong tế bào vi khuẩn

Vi khuẩn có thể làm giảm nồng độ thuốc kháng sinh bên trong tế bào bằng một trong những cơ chế sau:

+ Nhờ hệ thống bơm chủ động: Nồng độ kháng sinh trong tế bào sẽ giảm dần

do kháng thuốc được vận chuyển tích cực ra khỏi tế bào vi khuẩn (sự đề kháng của

vi khuẩn với Tetracycline, Macroline, Quinolone)

+ Làm giảm tính thấm của màng tế bào vi khuẩn như vi khuẩn làm thay đổi các kênh porin trên màng tế bào làm giảm tính thấm của màng tế bào với các kháng sinh nhóm β-lactam

+ Làm mất hệ thống vận chuyển qua màng do đó kháng sinh không lọt vào được trong tế bào vi khuẩn, sự đề kháng của vi khuẩn với nhóm Aminoglycoside (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

b, Vi khuẩn tạo ra một số enzyme làm biến đổi hoặc phá hủy cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh:

Trang 19

11

Một số vi khuẩn có khả năng đề kháng với một số kháng sinh β-lactam nhờ enzyme β-lactamase vì enzyme có khả năng thủy phân vòng β-lactam của thuốc kháng sinh

Một số vi khuẩn kháng Cloramphenicol nhờ tiết enzyme Cloramphenicol acetyltransferase, enzyme này gây hiện tượng acetyl hóa phân tử Cloramphenicol khiến chúng không còn khả năng bám vào tiểu phần 50S ribosom của vi khuẩn (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

c, Làm thay đổi đích tác động nên kháng sinh không gắn được vào đích:

- Sự đề kháng của vi khuẩn do đột biến xảy ra ở tiểu phần β của enzyme RNA-polymerase kháng Rifampicin

- Vi khuẩn phế cầu kháng Penicillin G và tụ cầu kháng Methicillin nhờ biến đổi các phân tử protein gắn Penicillin

- Vi khuẩn đề kháng nhóm Quinolone do sự đột biến gen mã hóa cho enzyme DNA gyrase trên nhiễm sắc thể vi khuẩn (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

d, Vi khuẩn tăng tổng hợp enzyme chuyển hóa để bù năng lượng enzyme đã bị kháng sinh tác động:

Ví dụ: Vi khuẩn đề kháng với Trimethoprim nhờ tăng tổng hợp enzyme dihydrofolate reductsse (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

e, Vi khuẩn thay đổi đường chuyển hóa làm cho thuốc kháng sinh không tác động được vào quá trình chuyển hóa của vi khuẩn

Vi khuẩn đề kháng với Sulfonamide một số vi khuẩn không cần sử dụng PAPA tự tổng hợp nữa mà chúng sử dụng PAPA sẵn có trong môi trường (Vũ Văn Long và cs, 2010) [15]

1.4.4 Các biện pháp hạn chế sự gia tăng kháng kháng sinh

Các biện pháp hạn chế sự gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh gồm:

- Chỉ dùng kháng sinh để điều trị những bệnh nhiễm khuẩn (những kháng sinh kháng khuẩn không có tác dụng với virus)

- Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ: Nên ưu tiên kháng sinh có phổ hẹp, tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn gây bệnh và khuếch tán tốt nhất đến ổ vi khuẩn

Trang 20

12

- Dùng kháng sinh đủ liều lượng và thời gian (cho một đợt điều trị)

- Đề cao các biện pháp khử trùng và tiệt trùng, ngăn ngừa sự lan truyền vi khuẩn đề kháng

- Liên tục giám sát sự kháng kháng sinh của vi khuẩn để có chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý

2.2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.3.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về kháng thuốc Theo báo cáo vào năm 2000-2001 của Song J H và cộng sự năm 2004 [38], tỷ lệ kháng Penicillin chiếm

71,4% và Erythromycine 92,1% của Streptococcus pneumoniae (nguyên nhân

thường gặp và gây nhiễm khuẩn hô hấp tại Việt Nam) được ghi nhận là cao nhất trong số 11 nước trong mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng thuốc Châu Á (ANSORD) (Nguyễn Văn Kính và cs, 2010) [13] Theo báo cáo khác phân tích về thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam năm 2015 chỉ ra rằng tỷ lệ đề kháng kháng sinh được ghi nhận là tăng đột biến theo thời gian, vào

năm 1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có 8% các chủng S pneumoniae

kháng với Penicillin, đến năm 1990 - 2000, tỷ lệ này tăng 56% xu hướng tương tự tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam (Nguyễn Văn Kính và cs, 2010) [13] Một nghiên cứu khác vào năm 2000 - 2001, chỉ ra rằng có tới 25% số vi khuẩn phân lập được tại bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh đề kháng với kháng sinh Cephalosporin hàng 3 Theo tổng kết của Bộ Y tế năm 2004, phần lớn những kháng sinh sử dụng thường xuyên hiện nay đã bị kháng như Ceftriaxone 70%, Ceftazidime 64%, Cipfloxacine 55% (Trần Văn Ngọc, 2008) [20] Cũng theo kết quả nghiên cứu thực trạng kháng kháng sinh tại 4 bệnh viện lớn ở Hà Nội (Việt Đức, Saint Paul, Bệnh viện 108, Bệnh viện Quân Y 103) của Bùi Khắc Hậu và cộng sự từ năm 2005-2008 [10] cho

thấy P aeruginosa đề kháng có với kháng sinh Tetracyne (92,1%), Ceftriaxone

(58,5%) và Gentamycine (54%) Trong báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008 - 2009 thì tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam ở mức độ cao (Nguyễn Văn Kính và cs, 2010) [13] Theo nghiên cứu sự

Trang 21

13

kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất của Cao Minh Nga

năm 2008 [19] P aeruginosa kháng cao với các kháng sinh thường dùng nhóm

Aminoglycid trong đó, Gentamicin (chiếm 62,9%), Amikacin (chiếm 49,0%), Imipenem (36,1%) Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng có tới 75% các chủng

Pneumococci kháng với 3 loại kháng sinh trở lên (Biogaert D., et.al., 2002) [31]

Theo kết quả nghiên cứu công bố năm 2009 của Le T M [33] cho thấy 42% chủng Enterobacteriaceae kháng với Ceftazidime, 60% kháng với Gentamycine và 70% kháng với Nalidixic axit, tỷ lệ kháng cao này được ghi nhận ở người khỏe mạnh trong cộng đồng Cũng theo báo cáo năm 2011 của Lý Ngọc Kính và cộng sự [14]

về tình hình kháng thuốc tại một số đơn vị điều trị tích cực thì tỷ lệ vi khuẩn kháng Gentamycine, Tobramycine và kháng cao trên 50% với nhóm Quinolon, nhạy cảm với Vancomycine, Colistin, Carbapenem Theo một báo cáo của Trần Thị Lan

Phương và cs năm 2008 S pneumoniae và Acinetobacter là 2 vi khuẩn thường gây

nhiễm trùng bệnh viện và kháng với hầu hết kháng sinh thông thường (Trần Thị Lan Phương và cs, 2008) [22]

2.2.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Nhiễm trùng bệnh viện đang là mối lo ngại trên thế giới Hàng năm các thống kê về các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện và khả năng kháng thuốc ở trên thế giới được cập nhập và quan tâm Theo nghiên cứu của Pitt T L và cộng sự năm

2003 ở Anh có tới 50% chủng P aeruginosa kháng Gentamycine, 39% kháng

Ceftazidime, 32% kháng Piperacine và 30% kháng Ciprofloxaxin (2003) [36] Theo nghiên cứu của Pereira L.P năm 2004 đề kháng Ciprofloracine thậm chí được ghi nhận ở trẻ em và người trưởng thành trước đó chưa từng sử dụng kháng sinh Quinolon Theo Báo cáo của Pereira L.P năm 2004 tại Barbodas, Jamaica và Trinidad, họ Enterobacteriaceae kháng Cephalosporin hàng 3 (Pereira L P., et al,

2004) [34] Theo báo cáo của WHO năm 2008 sự đề kháng của Acinetobacter với

các kháng sinh khác lần lượt là Aminoglucoside khoảng 20%, Ciprofloracine (30%), Ceftazidime (70%), Piperacine/ Tazobactam (50%), Cefotaxime (89%) ở châu Âu, tỷ lệ kháng cao nhất được báo cáo ở vùng Địa Trung Hải bao gồm Hi Lạp,

Trang 22

14

Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Nhật Bản (WHO, 2010) [39] Theo báo cáo của Adjei M A năm

2010 tại Úc (1992) và Philippin (2001) Ciprofloracine đã được báo cáo thất bại trong điều trị nhiễm khuẩn do lậu cầu khuẩn [30]

Các kháng sinh nhóm Carbapenem là kháng sinh được lựa chọn cuối cùng trong điều trị nhiễm khuẩn nhưng theo báo cáo của WHO vào năm 2010 ở Anh đã

có sự xuất hiện chủng kháng kháng sinh Carbapenem xảy ra từ năm 2000 với vi

khuẩn Acinetobacter Giữa năm 2004 và năm 2008 tỷ lệ đề kháng với Meropenem

đã tăng từ 13 đến 29% (WHO, 2010) [39] Theo báo cáo của CDC năm 2011

Klebsiella và E coli đang dần kháng với Carbapenems (CDC, 2011) [41] Điều này

càng làm tăng mối lo ngại về tình hình kháng kháng sinh trên thế giới

2.3 Các phương pháp phát hiện vi khuẩn kháng thuốc

Để phát hiện vi khuẩn kháng thuốc có nhiều phương pháp khác nhau Trong

đó phổ biến là phương pháp sinh học phân tử và kháng sinh đồ Phương pháp sinh học phân tử thường dùng là PCR, multiplex PCR

PCR (Polymerase Chain Reaction) hay còn gọi là phản ứng chuỗi trùng hợp được Kary Mullis phát minh năm 1980 là quá trình nhân một đoạn DNA lặp đi lặp lại nhiều lần Nếu ta có mồi phát hiện gene kháng thuốc phù hợp với đoạn DNA kháng thuốc trong vi khuẩn đó qua phản ứng PCR sẽ nhanh chóng phát hiện vi khuẩn kháng thuốc hay không Phương pháp này thực hiện nhanh chóng trong một ngày sẽ có kết quả Multiplex PCR là hình thức cải biên của PCR sử dụng nhiều mồi để phát hiện cùng lúc với nhiều mẫu Tuy nhiên, việc chạy phản ứng PCR rất tốn kém và không thể chọn ra được kháng sinh phù hợp nhất với từng bệnh nhân cụ thể mà trong khi phương pháp kháng sinh đồ có thể làm được điều đó

Kháng sinh đồ là phương pháp phổ biến được dùng ở các bệnh viện, để chọn được kháng sinh, nồng độ kháng sinh phù hợp với từng bệnh nhân đang điều trị Tuy nhiên phương pháp này tốn thời gian Để thực hiện kháng sinh đồ cần phân lập được vi khuẩn có trong bệnh phẩm Phân lập là quá trình tách riêng một loại vi khuẩn gây bệnh trong số nhiều vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm Để phân lập được vi khuẩn cần trải qua các bước sau:

Trang 23

15

2.1.4.1 Lấy bệnh phẩm

Bệnh phẩm là những chất có chứa vi khuẩn gây bệnh lấy từ người bệnh Bệnh phẩm có thể là phân (trong nhiễm khuẩn đường ruột), có thể là máu (trong nhiễm trùng máu), các chất dịch (dịch não tủy, dịch khớp gối, dịch màng bụng, dịch màng phổi), hoặc các chất dịch ở các hốc tự nhiên (dịch họng, dịch âm đạo) Để lấy bệnh phẩm đúng kỹ thuật, phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Đúng vị trí: lấy ở nơi đang có biểu hiện bệnh lý, trong các viêm nhiễm thì nên lấy ở ranh giới giữa nơi lành và nơi tổn thương

- Đúng thời gian: lấy đúng lúc bệnh phẩm có nhiều vi khuẩn hoặc chưa dùng kháng sinh

- Phải vô khuẩn: không để vi khuẩn nhiễm từ bên ngoài nhiễm vào bệnh phẩm làm cho sai kết quả và không gây nhiễm khuẩn thêm cho bệnh nhân

Bệnh phẩm lấy xong phải ghi đầy đủ họ tên người bệnh, khoa, tuổi, phòng điều trị… và đóng gói đúng quy cách gửi về phòng xét nghiệm Bệnh phẩm cần được chuyển và làm xét nghiệm ngay, nếu chưa có điều kiện phải giữ chúng trong môi trường có dung dịch bảo quản và ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo giữ vi khuẩn còn sống

2.1.4.2 Nhuộm soi

Đây là phương pháp sơ bộ và đánh giá sự có mặt của vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm, biết được hình thái và tính chất bắt màu của vi khuẩn có thể định hướng cho nuôi cấy, phương pháp này vừa nhanh, vừa đơn giản, ít tốn kém

Phổ biến hơn cả là phương pháp nhuộm gram được phát minh do nhà khoa học người Đan Mạch Hans Christian Gram (1853 - 1938) nhằm phân biệt thành vi khuẩn Gram Âm và Gram Dương dựa trên cấu trúc thành tế bào

Nguyên lý: Vi khuẩn Gram Dương có thành tế bào dày do nó có nhiều lớp Peptidoglucan chất này có khả năng giữ phức hệ tím tinh thể-iot và bắt màu tím khi nhuộm trong khi đó vi khuẩn Gram Âm lại có lớp Peptidoglucan mỏng hơn sẽ giữ màu hồng của fuchsin

Trang 24

16

Sau khi nhuộm với tím Gentian, các tinh thể màu tím bám vào trong lớp Peptidoglucan và được cố định bởi logul phức hợp tím tinh thể - iot sẽ bám chặt vào thành Peptidoglycan sau khi dùng cồn tẩy nếu là vi khuẩn Gram Dương thì sẽ có màu tím vì hỗn hợp khử màu làm mất nước làm giảm khoảng trống giữa các phân

tử nên các tím tinh thể vẫn bám vào lớp Peptidoglucan nên khi nhuộm với màu của fuchsin sẽ không có vị trí để fuchsin bám vào lớp Peptidoglucan Ngược lại, vi khuẩn Gram Âm khi tẩy cồn do chúng có lớp Peptidoglucan rất mỏng dù tím tinh thể bám vào thì dưới tác dụng của cồn sẽ bị tẩy dưới tác dụng của cồn tạo nên các khoảng trống để fuchsin bám vào

2.1.4.3 Nuôi cấy

Vi khuẩn phát triển khác nhau trong một số môi trường khác nhau Nếu nuôi

vi khuẩn trong môi trường lỏng thì vi khuẩn nào phát triển sẽ làm đục môi trường, còn nuôi chúng trong môi trường đặc thì sẽ mọc các khuẩn lạc Khuẩn lạc là tập hợp của 1 quần thể vi khuẩn duy nhất phát triển từ một vi khuẩn ban đầu Quan sát hình thái khuẩn lạc về màu sắc, kích thước… có thể nhận biết sơ bộ về vi khuẩn Có 3 loại khuẩn chính: khuẩn lạc R, S và M Để nuôi cấy bệnh phẩm, thường nuôi cấy trên môi trường phân lập môi trường này ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết còn có một số chất khác có tác dụng ức chế hoặc kích thích chọn lọc các vi khuẩn khác nhau phát triển

Ví dụ: Bệnh phẩm là phân thì nuôi cấy trên môi trường DCL (Dezoxicolat Xitrat Lactoza) đây là môi trường ức chế cầu khuẩn phát triển vì môi trường có thành phần Xitrat Sau khi cấy phân và cất tủ ấm 370C, 24h thì E coli có khuẩn lạc màu hồng, samolella, shigella có khuẩn lạc màu trắng

Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường thạch máu thì quan sát có vòng tan huyết không vì có các vi khuẩn có khả năng gây tan huyết Tan huyết là khả năng có thể sản xuất enzyme phá hủy hồng cầu gây tan máu Có 3 dạng tan huyết là tan huyết α (Vòng tan huyết không hoàn toàn), β (Tan huyết hoàn toàn) và γ (Xung quanh khuẩn lạc không tìm thấy vòng tan máu, hồng cầu trong thạch vẫn giữ

Trang 25

- Chuyển hóa glucid

+ Chuyển hóa đường

Môi trường KIA (Kligler Iron Agar) là môi trường tổng hợp gồm có hai loại đường là lactose và glucose, trong đó tỷ lệ giữa lactose và glucose là 10/1 và chất chỉ thị pH phenol đỏ Nuôi cấy vi khuẩn và môi trường để ở nhiệt độ 370C trong 24h nếu vi khuẩn có màu đỏ sang màu vàng ở phần chân ống thạch (môi trường KIA đổ thạch nghiêng) thì môi trường có khả năng lên men đường glucose mà không lên men đường lactose Nếu vi khuẩn có khả năng lên men đường lactose thì toàn bộ môi trường chuyển sang màu vàng (Lê Hồng Minh, 2009) [17]

Hình 2.1: Môi trường KIA

Ghi chú: 1 Đối chứng âm; 2: môi trường KIA dương tính

Trang 26

+ Các tính chất khác trong quá trình len men đường

Phản ứng Red Methyl (RM): Một số loài vi khuẩn có khả năng sản sinh

ra các axit (Lactic, acetic, formic…) từ glucose qua con đường lên men nhất là các vi khuẩn đường ruột Chúng sản sinh đủ một lượng axit để môi trường nuôi cấy luôn giữ ở pH ≤ 4,4 Sử dụng các môi trường lỏng như Clark–lubs để nuôi cấy vi khuẩn để 24 - 48h và nhỏ 2 - 3 giọt RM là ta có thể phát hiện ra chúng (Lê Hồng Minh, 2009) [17]

Phản ứng Voges-Proskauer (VP): một số vi khuẩn trong quá trình lên men đường có khả năng tạo ra chất trung gian là acethyl-methyl-carbinol (Acetone) Có thể phát hiện chất này dựa trên sự biến đổi của Acetoin thành diacetyl qua tác dụng của KOH và O2 trong không khí Sau đó diacetyl bị biến đổi thành một phức chất màu đỏ dưới sự xúc tác của α-naphthol và creatin Để phát hiện khả năng này ta nuôi vi khuẩn trong môi trường Clack-lubs để 24 - 48h nhỏ dung dịch thử VP nếu phản ứng dương thì môi trường chuyển từ màu vàng nhạt sang màu đỏ (Lê Hồng Minh, 2009) [17]

+ Khả năng sử dụng citrat

Môi trường Xitrat Simmons là môi trường thạch nghiêng có màu xanh lá cây Môi trường có chứa Natri citrate là một muối của axit citric, là phân tử chứa một anion cũng là một nguồn carbon duy nhất và môi trường còn có (NH4)H2PO4 chứa nguồn nitro duy nhất Nếu vi khuẩn có khả năng sử dụng citrat thì sẽ khử được nitro

từ muối amoni với sản phẩm tạo thành amnion hydroid (NH4OH) làm kiềm hóa môi trường, do đó sẽ làm chất chỉ thị xanh bromthymol trong môi trường chuyển thành màu xanh nước biển (Lê Hồng Minh, 2009) [17]

+ Khả năng sinh H2S

Trang 27

19

Một số loài vi khuẩn có khả năng giải phóng sulfua từ các axit amin hoặc hợp chất khác chứa lưu huỳnh ở dạng H2S Nếu có H2S sinh ra thì môi trường sẽ xuất hiện màu đen do tạo thành các muối sulfua (FeS hoặc PbS) (Lê Hồng Minh, 2009) [17]

+ Khả năng di động

Có những vi khuẩn có lông, chúng có thể phát hiện bằng cách nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường thạch mềm (thạch bằng có màu trắng) Nếu vi khuẩn có khả năng di động thì chúng mọc lan xung quanh đường cấy và có thể lan cả bề mặt môi trường (Lê Hồng Minh, 2009) [17]

+ Xác định enzyme catalase

Ngoại trừ tụ cầu phần lớn vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện có chứa enzyme catalase Đây là một enzyme thủy phân hydro peroxyd (H2O2) Để phát hiện khả năng này có thể thực hiện trên phiến kính hoặc trong ống nghiệm bằng cách nhỏ một giọt H2O2 nghiền vi khuẩn lên nếu có hiện tượng sủi bọt thì phản ứng dương tính (Lê Hồng Minh, 2009) [17]

+ Oxydase

Các vi khuẩn hiếu khí luôn có oxidase để phát hiện tính chất này ta nhỏ một giọt dung dịch dimetylparaphenylendiamin lên một miếng giấy lọc rồi lấy một khuẩn lạc của vi khuẩn để lên miếng giấy ẩm nếu phản ứng dương tính thì miếng giấy có màu hồng tím (Lê Hồng Minh, 2009) [17]

+ Ngưng kết với kháng thể đặc hiệu

Là sự kết hợp giữa kháng nguyên hữu hình và kháng thể tạo thành phức kháng nguyên kháng thể dưới dạng những hạt có thể quan sát bằng mắt thường hay kính lúp gồm có ngưng kết chủ động và ngưng kết thụ động Phản ứng ngưng kết chủ động phổ biến hơn kháng nguyên nằm ngay trên bề mặt tế bào vi khuẩn trộn vi khuẩn với kháng thể tương ứng trên phiến kính và quan sát Phương pháp này đơn giản và hay thực hiện nhiều ở các phòng thí nghiệm vi sinh Ví dụ: phản ứng Weil-

Felix chuẩn đoán Rickettsia giám định Salmonella bằng huyết thanh miễn dịch đặc

hiệu kháng O và kháng H (Đoàn Thị Nguyện, 2009) [21]

Trang 28

Kỹ thuật phương pháp khoanh giấy kháng sinh khuếch tán trên thạch Mueller-Hinton thực hiện theo kỹ thuật của Kibry-Barer Mỗi khoanh giấy thấm một loại kháng sinh với một hàm lượng nhất định

Nguyên lý: Kháng sinh được thấm vào những khoanh giấy tròn với nồng độ nhất định và được đặt tại một điểm trên mặt đĩa thạch Từ khoanh giấy, kháng sinh khuếch tán dần ra xung quanh, càng xa nơi đặt khoanh giấy nồng độ kháng sinh càng thấp và ngược lại nơi càng gần khoanh kháng sinh nồng độ kháng sinh càng cao

Nơi có kháng sinh, vi khuẩn không phát triển được gọi là vùng ức chế Đường kính vùng ức chế lớn, thì chứng tỏ vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh đó Ngược lại, đường kính vùng nhỏ hoặc không có vùng ức chế chứng tỏ vi khuẩn đề kháng kháng sinh này Sau khi có đường kính vùng ức chế ta đánh giá độ nhạy cảm với kháng sinh theo mức độ (S), (I) và (R) theo tiêu chuẩn CLSI (Clinnical and Laboratory standards Institude) Mỗi năm CLSI sẽ cập nhập bảng đường kính mới nhất để đánh giá chính xác độ nhạy cảm với kháng sinh

Trang 29

21

Bảng 2.1: Đường kính khoanh kháng sinh theo tiêu chuẩn của CLSI 2015 - 2016

ĐƯỜNG KÍNH GIỚI HẠN CỦA KHOANH KHÁNG SINH

SIR: Sensitivity - Interdiata - Resance Nhóm kháng

Trang 30

22

Nguyên tắc chọn kháng sinh điều trị bệnh nhân trên kết quả kháng sinh đồ: chọn kháng sinh có phổ tác dụng hẹp cho kết quả S để điều trị, có tác dụng đặc hiệu lên vi khuẩn gây bệnh đã thử, dễ sử dụng, ít có phản ứng không mong muốn và rẻ tiền để điều trị cho bệnh nhân Không nên dùng kháng sinh đời mới, có hoạt phổ rộng cho nhiều loại vi khuẩn khác nhau một cách rộng rãi, để ngăn ngừa sự gia tăng

vi khuẩn kháng thuốc (Lưu Thị Kim Thanh, 2015) [24]

2.1.4.6 Phương pháp giữ chủng vi sinh vật

Có nhiều phương pháp bảo quản chủng vi sinh vật như: bảo quản trong môi trường thạch bằng, định kỳ kiểm tra cấy truyền, giữ giống trong cát hoặc trong đất sét vô trùng, bảo quản bằng phương pháp lạnh đông, giữ giống bằng phương pháp đông khô Trong đó, ở hầu hết các bệnh viện đều chọn bảo quản bằng phương pháp lạnh đông trong tủ âm sâu vì quy trình đơn giản, nhanh, bảo quản được lâu

Nguyên lý: Ở nhiệt độ lạnh sâu -1960C đến -800C nước cần cho hoạt động sống của vi sinh vật bị bất hoạt, tế bào vi sinh vật bị ức chế không tăng sinh Tuy nhiên tế bào có thể bị vỡ trong quá trình làm lạnh và làm tan mẫu do tích lũy chất điện giải trong quá trình bảo quản hình thành nước trong tế bào bổ sung chất dung dịch bảo vệ như glycerol 15%, DMSO…

Trang 31

23

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Một số vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện phân

lập trên mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu: Trên các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa

Trung ương Thái Nguyên

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

- Địa điểm: Phòng vi sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 14/11/2015 đến ngày 10/05/2016

3.3 Dụng cụ, hóa chất và thiết bị sử dụng

- Dụng cụ: Đĩa peptri, kính hiển vi, lam kính, phiến kính, đèn cồn, ống nghiệm,

que cấy, tăm bông…

- Hóa chất:

+ Thuốc nhuộm gram (tím tinh thể, cồn tuyệt đối nước rửa, thuốc Fuchsin (hoặc Safranin) +Các loại kháng sinh

+ Nước muối sinh lý

+Chỉ thị màu như phenol đỏ, xanh metylen…

+ Các hóa chất làm môi trường như: agar, đường đa lượng, vi lượng, khoanh giấy kháng sinh…

- Thiết bị: Tủ ấm, tủ sấy, cân phân tích, máy hấp vô trùng, máy cấy máu, tủ lạnh… 3.4 Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: Nghiên cứu tỷ lệ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng trên các bệnh

nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016

- Nội dung 2: Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số loại vi khuẩn phân lập

tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 14/11/2015 đến 10/5/2016

Trang 32

24

3.5 Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Phương pháp 1: Phân lập, xác định vi khuẩn và lưu giữ chủng

3.5.1.1 Kỹ thuật lấy bệnh phẩm

Bệnh phẩm có thể do các khoa phòng nội trú mang đến và đạt yêu cầu vô trùng về dụng cụ lấy mẫu hoặc lấy bệnh phẩm tại khoa vi sinh Bệnh phẩm phải đảm bảo lấy đúng vị trí, đúng thời gian và vô khuẩn

Đối với bệnh phẩm là phân, nước tiểu, đờm phải lấy bằng ống có tăm bông

vô khuẩn, nước tiểu đảm bảo thể tích > 0,5ml… Đối với bệnh phẩm là mủ do các khoa phòng mang đến thường là sau mổ nên lấy bằng bơm tiêm vô trùng mang nhanh nhất đến khoa để cấy Đối với bệnh phẩm là máu thì có các chai cấy máu có chứa môi trường dinh dưỡng để vi khuẩn trong máu sống, lấy 3 – 5 ml máu bệnh nhân bơm vào trong chai

Hình 3.1: Chai chứa môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy vi sinh vật nhiễm

trùng trong máu của hãng BacT/ALERT, Đức

3.5.1.2 Quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi Theo Antony van Leeuwenhoek, 1676

Quan sát bằng kính hiển vi cho phép nhìn hình dạng, khả năng bắt màu của

vi khuẩn Có thể là làm tiêu bản soi tươi để phát hiện khả năng di động của vi khuẩn, sự có mặt của nấm, trùng roi gây bệnh hoặc chúng ta nhuộm tiêu bản để xem hình thái của vi khuẩn

- Soi tươi: Để phát hiện khả năng di động của vi khuẩn

Trang 33

25

+ Tiêu bản giọt ép: Dùng que cấy hoặc ống hút lấy bệnh phẩm lỏng hoặc canh khuẩn, rồi nhỏ một giọt lên lam kính còn các bệnh phẩm đặc thì nhỏ 1 giọt NaCl 0.9% vô khuẩn lên lam kính và hòa đều vào giọt NaCl 0,9%

+ Đặt lá kính lên giọt canh khuẩn thật nhẹ nhàng tránh tạo bọt khí

+ Soi kính hiển vi với vật kính X10, vật kính X40

- Nhuộm:

+ Làm tiêu bản bằng cách dùng que cấy bệnh phẩm (hoặc canh khuẩn) dàn mỏng lên phiến kính theo đường xoắn ốc đường kính 1cm để khô tự nhiên hoặc cho vào tủ ấm 370C sau đó cố định tiêu bản bằng nhiệt, hóa chất, hoặc phối hợp

+ Kỹ thuật nhuộm Gram Theo Hans Christian Joachim Gram,1884 là phương pháp phổ biến dùng ở các trường học, bệnh viện,… để phân loại vi khuẩn thành vi khuẩn Gram Âm và vi khuẩn Gram Dương

Cách tiến hành:

 Nhỏ dung dịch tím Gentian lên tiêu bản cố định để 1 phút, rửa nước

 Nhỏ dung dịch Lugol lên tiêu bản, để 30s, rửa nước

 Tẩy màu bằng nhỏ cồn tuyệt đối lên tiêu bản quan sát phiến kính khi nào thấy màu tím trên đồ phiến vừa phai hết, rửa nước ngay

 Nhỏ dung dịch Fuchsin (hoặc Safranin) lên tiêu bản để 1 phút rửa nước kỹ

 Để khô tiêu bản, soi kính hiển vi với vật kính dầu X100

 Quan sát nếu các vi khuẩn bắt màu tìm thì đó là vi khuẩn Gram (+), các vi khuẩn bắt màu đỏ là Gram (-) (Lưu Thị Kim Thanh và cs, 2015) [24]

3.5.1.3 Nuôi cấy theo Robert Koch, 1881

Phương pháp phổ biến và quan trọng để phân lập vi khuẩn bằng phương pháp vi sinh

- Các loại vi khuẩn khác nhau sống trên các môi trường khác nhau Có thể là môi trường lỏng hoặc đặc hoặc bán rắn hay môi trường bình thường là môi trường nước thịt, thạch thường hoặc môi trường đặc biệt (môi trường gelatin, môi trường thạch máu, môi trường óc yếm khí, môi trường khoai tây…)

- Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường lỏng: Môi trường thông dụng nhất là canh thang dùng que cấy hoặc pipet Pasteur cho bệnh phẩm vào canh thang Đem ủ

Trang 34

bộ về vi khuẩn đó Pha môi trường có bổ sung 8 – 12 % agar đổ ra ống thạch nghiêng hoặc đĩa peptri hút dịch vi khuẩn lên bề mặt thạch cấy trải đều Để vào tủ

ấm 370

C quan sát sự mọc của khuẩn lạc (Lưu Thị Kim Thanh và cs, 2015) [24]

3.5.1.4 Xác định vi khuẩn

- Khảo sát những tính chất sinh hóa

+ Giám định vi khuẩn bằng môi trường đường: Các loại đường như glucose, lactose, mantose… Chia vào ống nghiệm, khử trùng, cấy vi khuẩn lên và quan sát tùy tùng loại vi khuẩn có khả năng mọc thành màu khác nhau ở môi trường có đường và chỉ thị khác nhau Có các môi trường như KIA chứa đường lactose, glucose, môi trường manit chứa đường mantose… Cấy vi khuẩn vào môi trường để

tủ ấm 37oC qua đêm, quan sát màu sắc của thạch

+ Giám định vi khuẩn bằng phản ứng VP (Voges-Proskauer): cấy vi khuẩn vào môi trường lỏng như Clack-lubs để tủ ấm 370C từ 2 - 4 ngày sau đó nhỏ dung dịch thử vào nếu màu đỏ hồng là dương tính (Lưu Thị Kim Thanh và cs, 2015) [24]

3.5.1.5 Ngưng kết với kháng nguyên đặc hiệu

- Ngưng kết chủ động: kháng nguyên nằm trên bề mặt tế bào vi khuẩn, trong

vi khuẩn với kháng thể tương ứng sẽ có hiện tượng ngưng kết

- Ngưng kết thụ động: Kháng nguyên hòa tan hoặc kháng thể được gắn trên nền mượn (hồng cầu, hạt chất dẻo hoặc tế bào vi khuẩn) khi gặp kháng thể hoặc kháng nguyên tương ứng thì sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết

Ngưng kết kháng nguyên là phương pháp ít sử dụng với các vi khuẩn khác nhau thì có phương pháp khác nhau để xác định đối với các trường hợp mà nuôi cấy, chạy đường mà không cho kết quả mong muốn, còn nghi ngờ thì sẽ ngưng kết

Trang 35

27

Ví dụ: Vi khuẩn đường ruột để kiểm tra có phải là Samonella thì sử dụng ngưng kết

kháng nguyên

3.5.1.6 Phương pháp bảo quản mẫu

Sau khi phân lập, xác định vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tìm được một chủng thuần nhất thường sẽ giữ chủng để kiểm tra lại hoặc phục vụ cho nghiên cứu sau đó Ở bệnh viện thường sử dụng phương pháp lạnh đông bảo quản trong tủ âm sâu ở -80oC

- Toàn bộ mẫu để ở nhiệt độ phòng trong 30 phút để cho cân bằng áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào Trong trường hợp có nitơ lỏng thì mẫu được chuyển sang bình nitơ lỏng

- Mẫu đưa vào lạnh sâu cũng cần theo tốc độ nhất định Thông thường tốc

độ lạnh dao động 1-30C/phút để đạt tới nhiệt độ -300C ban đầu Sau đó mẫu được làm lạnh tiếp với tốc độ cao hơn 10-150C/phút để đạt tới nhiệt độ lạnh cần thiết (-

1000C đến -800

C)

- Hoạt hoá mẫu: Mẫu trong lạnh (lạnh sâu hay nitơ lỏng) được hoạt hoá bằng cách làm tan nhanh tới mức có thể (thông thường đưa ngay vào tủ ấm 370C trong 40-60 giây) Như vậy, theo cách trên có thể đạt được khả năng sống 95% tế bào sau

10 năm bảo quản (Lê Hồng Minh, 2009) [17]

3.5.2 Phương pháp 2: Kháng sinh đồ

Phương pháp định tính kháng sinh đồ khoanh giấy khuếch tán trên bề mặt thạch của Kibry-Barer

Trang 36

+ Đặt khoanh giấy cấy kháng sinh: có thể dùng kim tiêm hoặc pank đầu nhọn

vô trùng đặt các khoanh giấy kháng sinh lên mặt thạch cho mép các khoanh giấy áp sát mặt thạch (mỗi khoanh giấy cách thành đĩa >1cm và khoang giấy cách nhau > 2 cm), để ở nhiệt độ phòng 20 phút

+ Ủ đĩa kháng sinh đồ ở 370C qua đêm (18- 20 giờ)

+ Đánh giá độ nhạy của kháng sinh theo mức độ (S), (I) và (R) theo tiêu chuẩn CLSI đo đường kính vùng ức chế từ sau mặt đĩa thạch bằng thước đo tính bằng mm So sánh đường kính vùng ức chế đo được với bảng “Giới hạn đường kính vùng ức chế” cho từng loại kháng sinh để phân loại mức độ nhạy cảm của vi khuẩn thành: S (Suceptible = nhạy cảm), I (Intermediate = trung gian), R (Resistant = đề kháng) (Lưu Thị Kim Thanh và cs, 2015) [24]

Trang 37

29

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả nghiên cứu tỷ lệ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng trên các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên

Qua khảo sát 863 mẫu bệnh phẩm được lấy trực tiếp từ 863 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong thời gian 14/11/2015 - 10/05/2016 đã phân lập được 338 chủng vi khuẩn Kết quả được thể hiện trong bảng 4.1, 4.2 và 4.3

Bảng 4.1: Tỷ lệ các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng trên các bệnh nhân điều trị

tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên

STT Loài vi khuẩn Giới tính số bệnh

Trang 38

30

tỷ lệ nhiễm E coli là cao nhất (chiếm 25,48%), sau đó là S aureus (chiếm 19,00%), S pneumonia (chiếm 08,88%), P aeruginosa (chiếm 07,99%), Hemophilus spp (chiếm 6,80%), Citrobacter spp (chiếm 5,33%), Enterobacter spp (chiếm 3.25%) Các loài vi khuẩn có tỷ lệ gây nhiễm khuẩn thấp nhất là K pneumonia, Enterococcus spp., A baumanii chiếm 2,66% mỗi loài, còn lại là các

cứu khác của Bùi Nghĩa Thịnh năm 2009 [25] tại Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương

cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện lần lượt là A baumannii (32,3%), S aureus (15,4%), Klebsiella spp (13,8%), E coli (9,7%), P aeruginosa (7,7%) So sánh 2

kết quả trên với kết quả thu được ở khảo sát này cho thấy 5 vi khuẩn dẫn đầu gây

nhiễm trùng bệnh viện đều tương tự nhau là: A baumannii, S aureus, Klebsiella spp., E coli, P aeruginosa Kết quả có sự tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn

Sử Minh Tuyết là E coli chiếm tỷ lệ cao nhất, có sự khác biệt với nghiên cứu của Bùi Thịnh Nghĩa là A baumannii chiếm tỷ lệ cao nhất Như vậy, tỷ lệ vi khuẩn ở

các bệnh viện khác nhau là không giống nhau Sự khác biệt này là do đặc điểm riêng của mỗi bệnh viện nên việc xác định tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh tại từng bệnh viện là cần thiết và góp phần đưa ra chiến lược chống nhiễm trùng bệnh viện, chiến lược sử dụng kháng sinh phù hợp cho từng bệnh viện

Trong số 338 bệnh nhân nhiễm trùng vi khuẩn có 194 bệnh nhân nam chiếm 57,39% số bệnh nhân nữ là 144 (42,60%) Theo khảo sát của Bùi Nghĩa Thịnh năm

2009 [25] tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương có 94 bệnh nhân nam (51,08%), 90 bệnh nhân nữ (48,91%) tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn so với bệnh nhân nữ, kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra điều tương tự

là tỷ lệ nam cao hơn nữ Như vậy, tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện cũng liên quan đến giới tính, trong đó tỷ lệ nam giới nhiễm trùng vi khuẩn cao hơn so với nữ giới

Trang 40

32

Kết quả bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm khuẩn của bệnh nhân theo lứa tuổi là không giống nhau tỷ lệ cao nhất là trẻ em < 10 tuổi chiếm 34,32%, tiếp đến là nhóm tuổi 50 – 70 tuổi (chiếm 22,78%), thấp nhất là người già >70 tuổi, chiếm tỷ lệ 12,13%

Bệnh nhân >50 tuổi mắc bệnh nhiễm trùng chủ yếu do các vi khuẩn E coli,

P aeruginosa, Acinetobacter baumannii gây ra Trẻ em dưới 10 tuổi chủ yếu mắc nhiễm trùng do 3 vi khuẩn là S aureus, S pneumoniae, Hemophilus spp gây nên

Theo nghiên cứu của Mayon - white R T và cộng sự năm 1988 [45] về tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện trên 47 bệnh viện, 14 quốc gia, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi có tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện là 13,5% và thường mắc bệnh về đường hô hấp Tỷ lệ người già trên 64 tuổi mắc nhiễm trùng là 12,0% và dễ mắc các bệnh nhiễmtrùng tiết niệu

So với kết quả khảo sát này có sự tương đồng về trẻ em thường mắc bệnh hô hấp do

3 tác nhân chính gây nhiễm khuẩn hô hấp đó là S aureus, S pneumoniae, Hemophilus gây nên

Theo nghiên cứu của Hoàng Doãn Cảnh và cộng sự năm 2014 [6] tại Viện

Pauster, Thành Phố Hồ Chí Minh về tình trạng vi khuẩn P aeruginosa gây nhiễm khuẩn theo lứa tuổi cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân nhiễm P aeruginosa cao nhất là 30

– 49 tuổi chiếm 39,20%, thấp nhất là <10 tuổi với 3,80% còn kết quả khảo sát này chỉ ra tỷ lệ cao nhất là 50 - 70 tuổi chiếm 37,03%, thấp nhất cũng là <10 tuổi chiếm 11,11% so sánh 2 kết quả trên thấy điểm tương đồng là trẻ em dưới 10 mắc nhiễm

khuẩn do P aeruginosa thấp nhất cũng có điểm khác biệt là tỷ lệ mắc cao nhất

Ngày đăng: 11/03/2017, 10:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
32. Fatima, A., Nagvi S., Jabeen S. (2012), Antimicrobial Sasceptibility patter of clinical isolates of Pneudomonas aeruginosa isolate from patients of lower respiratory tract infections, Sprigerplus, 2012, 1(1):10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antimicrobial Sasceptibility patter of clinical isolates of Pneudomonas aeruginosa isolate from patients of lower respiratory tract infections
Tác giả: Fatima, A., Nagvi S., Jabeen S
Năm: 2012
35. Pfaller M. A., Jones R. N. (1997), “A review of the in vitro activity of Meropenem and comparative antimicrobial agents tested against 30,254 aeribic and anaeronic pathogens isolates world wide” Doiagen Microbiol infect Dis, 28(4), pp: 157 - 63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A review of the in vitro activity of Meropenem and comparative antimicrobial agents tested against 30,254 aeribic and anaeronic pathogens isolates world wide
Tác giả: Pfaller M. A., Jones R. N
Năm: 1997
36. Pitt T. L., Sparrow M., Warner M., Stefanidoce M. (2003), Survey resistance of Pseudomonas aeruginosa from patient with cystic fibrosic to six commonily prescribed antimicrobial agents, Thorax 2003; (58) pp.794:796 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pseudomonas aeruginosa
Tác giả: Pitt T. L., Sparrow M., Warner M., Stefanidoce M
Năm: 2003
37. Ren H. P., Hawkey P. M. (2007), “Consensus statement on antimicrobial therapy of therapy of intra - abidomial infection in Asia”, International journal of antimicrobial Agents, 30, pp: 129 – 133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consensus statement on antimicrobial therapy of therapy of intra - abidomial infection in Asia
Tác giả: Ren H. P., Hawkey P. M
Năm: 2007
40. Anton Y. P. M. B. B. S. M. D. H and David C. Hooper M. D (2001), Hospital - acquired infection Due to Gram - Negative Bacterria, jun 3http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3107499 Link
41. CDC (2011), Despite progress, ongoing Effortss needed to combat infectinons impacting hospital patiens, March 26, 2014http://www.cdc.gov/media/releases/2014/p0326- hospital patients Link
42. Hanan H. B., Cunningham G., Chew F. K., Francis C., Nakhli D. J. A., (2006), Hospital and community - acquired infections: A paint prevalence and risk factors survey in a tertiary care center in Saudi Arabid, International jourmal of Infectionus Diseases, july 2006 volume 10, page 326-333 http://www.ijidonline.com/article/s1201-9712(06)00016-6 Link
43. Khan H. A., Ahmad A., Mehboob R. (2015), Nosocomial infection and their control strategies, Asian pacific journal of tropical biomedicine, http://dx.doi.org/10.1016/j.apjtb.2015.05.001 Link
44. Louisvincent J. (1995), The prevalence of nosocomial infection in intensive care unit in Europe, August 23, 1995http://www.jima.jamanetwork.com/article.aspx Link
45. Mayon - White R. T., Ducel G., Kereselidze T., Tikomirov E (1988), An international survey of the prevanlence of hospital – acquired infection, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2896744 Link
46. Robert A. W. (1998), Nosocomial infection update, volume 3, number 3, September 1998, http://www.cdc.gov/eiv/article/4/3/9 Link
31. Biogaert D. (2002) Molecular epidemiology of pseumococcal careiage among children with upper respircitory tract infections in Ha Noi, Viet Nam jclin Microbiol, 2002, 40(11). pp. 2302-8 Khác
38. Song J. H., Jung S. I., Ko K. S., Kim N. Y., Son J. S., Chang H. H., Ki H. K., Oh W. S., Suh J. Y., Peck K. R., Lee N. Y., Yang Y., Lu Q., Chongthaleong A., Chiu C. H., Lalitha M. K.,Perera J., Yee T. T., Kumarasinghe G., Jamal F., Kamarulzaman A., Parasakthi N., Van P. H., Carlos C., So T, Ng T.K., Shibl A. (2004) Hing prevalence of antimicrobial resiatance among clinical Khác
39. WHO (2010), Guidelines for control and Mul-drug Resistant Organisms (MDRO) excluding MRSA in the heal thcare setting.III.Tài liệu Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w