1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Khảo sát và tính toán kiểm tra hệ thống truyền lực trên xe nâng hàng FG50-7

90 819 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 4,1 MB

Nội dung

Khảo sát và tính toán kiểm tra hệ thống truyền lực trên xe nâng hàng FG50-7

Trang 1

mỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 3

1 TỔNG QUAN 4

1.1 MỤC ÐÍCH, Ý NGHĨA ÐỀ TÀI 4 1.2 GIỚI THIỆU TỔNG THỂ VỀ XE NÂNG HÀNG NISSAN FG50-7 5 1.2.1 Sơ đồ tổng thể xe nâng hạ NISSAN FG50-7 5

1.2.2 Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe 6

2 KHẢO SÁT CÁC HỆ THỐNG TRÊN XE NÂNG NISSAN FG50-7 9

2.1 HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC XE (ĐỘNG CƠ NISSAN) 9 2.1.1 Hệ thống bôi trơn 10

2.1.2 Hệ thống làm mát 10

2.1.3 Hệ thống nhiên liệu 11

2.1.4 Hệ thống đánh lửa 11

2.2 HỆ THỐNG PHANH 11 2.2.1 Sơ đồ dẫn động hệ thống phanh chính 12

2.2.2 Cơ cấu phanh chính 13

2.2.3 Sơ đồ dẫn động hệ thống phanh dừng 15

2.2.4 Kết cấu cơ cấu phanh dừng 15

2.3 HỆ THỐNG LÁI XE FG50-7 16 2.3.1 Sơ đồ hệ thống lái: 17

2.3.2 Kết cấu van phân phối lái: 18

2.3.3 Kết cấu xilanh lái 19

2.4 HỆ THỐNG THỦY LỰC TRÊN XE NÂNG FG50-7 19 2.5 HỆ THỐNG THỦY LỰC ĐIỀU KHIỂN BỘ PHẬN CÔNG TÁC 21 2.6 BỘ PHẬN CÔNG TÁC 22 2.6.1 Trụ nâng và lưỡi nâng 22

2.6.2 Kết cấu xilanh điều chỉnh độ nghiêng 23

2.6.3 Kết cấu xilanh nâng hạ bộ phận công tác 24

3 KHẢO SÁT HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 26

3.1 HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 26 3.2 BIẾN MÔ THỦY LỰC 27 3.3 HỘP SỐ 30 3.3.1 Sơ đồ động của hộp số 30

3.3.2 Kết cấu của hộp số 30

Trang 2

3.3.3 Trục sơ cấp 32

3.3.4 Trục trung gian 34

3.3.5 Trục thứ cấp 35

3.3.6 Nguyên lý hoạt động của hộp số 35

3.3.7 Sơ đồ mạch thủy lực điều khiển hộp số 44

3.4 TRỤC CÁC ĐĂNG 45 3.5 TRUYỀN LỰC CHÍNH 45 4 TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỘP SỐ XE NÂNG FG50-7 47

4.1 CÔNG DỤNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI 47 4.1.1 Công dụng 47

4.1.2 Yêu cầu 47

4.1.3 Phân loại 47

4.2 TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CÁC CHI TIẾT CỦA HỘP SỐ 47 4.2.1 Xác định tỉ số truyền 48

4.2.2 Tính toán kiểm nghiệm các thông số cơ bản của hộp số 52

4.2.3 Tính toán kiểm nghiệm đường kính các trục của hộp số 54

4.2.4 Tính toán kiểm nghiệm các thông số chính của các bánh răng 56

4.2.5 Tính bền các bánh răng của hộp số xe nâng FG50-7 58

5 CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE NÂNG HÀNG FG50-7 78

5.1 CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA BIẾN MÔ, HỘP SỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 78 5.2 CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA TRỤC CÁC ĐĂNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 85 5.3 CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA TRUYỀN LỰC CHÍNH, VI SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 85 6 KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Sau quá trình học tập và trang bị những kiến thức về chuyên ngành động lực,sinh viên được giao nhiệm vụ thiết kế đồ án tốt nghiệp, nhằm giúp cho sinh viêntổng hợp và khái quát lại những kiến thức đã học, từ kiến thức cơ sở đến kiến thứcchuyên ngành Qua quá trình thực hiện đồ án sinh viên tự rút ra nhận xét và kinhnghiệm cho bản thân trước khi bước vào công việc thực tế

Em được nhận đề tài tốt nghiệp: “KHẢO SÁT VÀ TÍNH TOÁN KIỂM TRA

HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE NÂNG HÀNG FG50-7 ”

Trong phạm vi đồ án này, em chỉ giới hạn tìm hiểu một cách tổng thể về xenâng, các cơ cấu trên xe, đồng thời đi sâu tìm hiểu về hệ thống truyền lực, trong đó

đi sâu vào tính toán kiểm tra hộp số tự động trên loại xe nâng hàng này

Do kiến thức còn hạn chế, tài liệu tham khảo còn ít và điều kiện thời giankhông cho phép nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, kínhmong các thầy cô trong bộ môn chỉ bảo để đồ án em được hoàn thiện hơn Cuốicùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Đông, cùng các thầy giáotrong bộ môn Ô tô và Máy Công trình, các thầy cô giáo trong khoa và các bạn tronglớp đã giúp đỡ em để em hoàn thành đồ án này

Trang 4

có các hệ thống đảm bảo sự đồng bộ và tối ưu, an toàn.

Cùng với sự phát triển của đất nước, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa

ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, đặt ra cho nghành bốc xếphàng hóa những nhu cầu lớn, đòi hỏi chúng ta phải có những phương tiện bốc rỡbằng cơ giới cần thiết nhằm thay thế sức lao động của con người, đẩy mạnh tốc độluân chuyển hàng hóa Một loại phương tiện bốc rỡ hàng hóa không thể thiếu là các

xe nâng hàng

Trong những nhà máy, xí nghiệp, các bến cảng…bên cạnh các phương tiện bốc

rỡ hàng hóa cỡ lớn (như cần trục chẳng hạn), thì người ta trang bị thêm các phươngtiện bốc rỡ cỡ vừa và nhỏ như các xe nâng hàng, nhằm mục đích nâng cao năng suấtlao động, linh động trong quá trình vận chuyển hàng hóa Một trong những phươngtiện đó là xe nâng hàng FG50-7 Loại xe này có công suất tương đối lớn, tính tựđộng hoá và hiện đại hoá rất cao Việc sử dụng nó trong các nhà máy xí nghiệp sẽlàm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế và giảm sức lao động cho conngười

Vì những lý do trên, nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp là: “KHẢO SÁT VÀTÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE NÂNG HÀNGFG50-7” để tìm hiểu kỹ hơn, nắm được nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lựctrên xe nâng hàng và cũng như biết được những tính năng riêng biệt và hiện đại củaloại xe nâng hàng này

Trang 5

1.2 GIỚI THIỆU TỔNG THỂ VỀ XE NÂNG HÀNG NISSAN FG50-7

1.2.1 Sơ đồ tổng thể xe nâng hạ NISSAN FG50-7

7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22

Hình 1.1 Sơ đồ tổng thể xe NISSAN FG50-7

1 Bản gắn các đồng hồ hiển thị; 2 Vô lăng; 3 Trần xe; 4 Ghế; 5 Két làm mát nước; 6 Đối trọng của xe; 7 Xilanh dẫn động lái; 8 Bánh xe sau; 9 Dầm cầu trục sau; 10 Động cơ; 11 Động cơ khởi động; 12 Bơm thủy lực; 13 Ly hợp biến mô thủy lực; 14 Hộp số; 15 Khớp nối chữ thập; 16 Cơ cấu phanh dừng; 17 Cầu trục trước; 18 Bánh xe trước; 19 Lưỡi nâng; 20 Xilanh điều chỉnh góc nghiêng trụ

nâng; 21 Xilanh nâng hạ; 22 Trụ nâng.

Xe NISSAN FG50-7 là loại xe chuyên dụng dùng để nâng hạ các loại hànghóa, được Hãng KOMATSU FORKLIFT thiết kế chế tạo Xe được trang bị hệ độnglực là loại động cơ xăng có công suất lớn và hiệu suất cao do hãng NISSAN cungcấp Hệ thống truyền lực là loại thủy cơ, được trang bị biến mô thủy lực, hộp số tựđộng, trục các đăng nạng chữ thập và truyền lực chính, vi sai nên có được sự êm dịutrong truyền động, và thay đổi tốc độ xe một cách có cấp Hệ thống lái là loại có trợlực bằng thủy lực, nên giảm được sự mệt nhọc cho người lái trong việc chuyểnhướng chuyển động của xe, bánh dẫn hướng là hai bánh xe sau Do nhiệm vụ đặc

Trang 6

nằm ở phía sau Xe có thể hoạt động trong phạm vi nhỏ hẹp, ở trong công xưởng,bến cảng…Xe được trang bị hệ thống phanh có trợ lực chân không, cơ cấu phanh làloại trống guốc, và xe có phanh dừng được bố trí riêng trên trục truyền lực Trên xe

bố trí thiết bị nâng được điều khiển bằng thủy lực Ngoài ra, xe còn được trang bịđèn, còi và các phụ kiện khác

1.2.2 Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe

s

 

h4 h1 h2 m1 m2

b1 b3 b10 e

b11

h5

L L1

x y

Ra

Hình 1.2 Các thông số kích thước xe NISSAN FG50-7

Bảng 1.1 Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe nâng hạ NISSAN FG50-7

Trang 7

(1) (2) (3) (4) (5)

Trọng lượng

- Trọng lượng xe khi không tải + Phân bố cầu trước + Phân bố cầu sau

G0

Got

Gos

720053492337081

- Chiều cao trụ nâng khi bàn nâng ở vị trí cao nhất

- Chiều dài xe (tính từ đầu của

- Chiều dài xe (tính từ mép trụ

- Khoảng cách giữa hai lưỡinâng

+ Khoảng cách lớn nhất + Khoảng cách nhỏ nhất

b3max

b3min

1700300

mmmm

Trang 8

- Dung tích thùng dầu thủy lực V2 70 lítCác thông số

Trang 9

5

6 1

2 3

Hình 2.1 Động cơ NISSAN (TB42)

1 Động cơ khởi động; 2 Bầu lọc dầu bôi trơn; 3 Buji; 4 Máy phát điện;

5 Cánh quạt làm mát két nước; 6 Puly dẫn động cánh quạt.

Động cơ NISSAN TB42 là động cơ xăng 4 kỳ, được lắp trên xe nâng hàngFG50-7 do hãng NISSAN Co L.mtd nghiên cứu và chế tạo Đây là dòng động cơkiểu hiện đại, phù hợp với nhiều loại phương tiện khác nhau

Động cơ NISSAN TB42 trên xe nâng hàng FG50-7 có những đặc điểm kết cấu

và những thông số kỹ thuật như sau:

Kiểu động cơ: NISSAN/ TB42, với 6 xylanh thẳng hàng

Động cơ xăng 4 kỳ, buồng cháy thống nhất

Dung tich xylanh: 4169 [mm3]

Công suất cực đại: Nemax = 66 (kW) ở số vòng quay 2300 (v/p).Momen cực đại: Memax = 275 (Nm) ở số vòng quay 1900(v/p).Lượng dầu bôi trơn ở cácte: 8,5 (lít)

Góc đánh lửa sớm: 7o ở số vòng quay 700 (v/p)

Thứ tự làm việc của động cơ: 1 -5 - 3 - 6 - 2 - 4

Khe hở giữa hai cực buji: 0,7 – 0,8 (mm)

Khe hở nhiệt xupáp: 0,38 (mm)

Động cơ làm mát bằng nước, dùng bơm ly tâm để lưu thông nước

Trang 10

Quạt gió có 6 cánh, dẫn động qua curoa từ động cơ.

Lượng nước làm mát: 15 (lít)

Dung tích thùng nhiên liệu : 140 (lít)

Một vài hệ thống trên động cơ NISSAN TB42 sẽ được khảo sát dưới đây

Bơm dầu được dùng là loại bơm bánh răng, được dẫn động từ bộ trích côngsuất PTO trong biến mô thủy lực Bầu lọc được dùng là loại bầu lọc li tâm

Dầu sau khi bôi trơn sẽ được cho qua bộ tản nhiệt để làm mát trước khi đượcbơm vận chuyển đi bôi trơn ở chu kỳ kế tiếp

Dung tích dầu bôi trơn: 8,5 [lít]

2.1.2 Hệ thống làm mát

Hệ thống làm mát sử dụng trên động cơ NISSAN TB42 là hệ thống làm mátbằng nước kiểu kín, tuần hoàn cưỡng bức, bao gồm áo nước, xilanh và nắp máy, kétnước, bơm nước, van hằng nhiệt, quạt gió, và các đường ống dẫn nước

Dùng chất lỏng là nước để làm mát động cơ Người ta sử dụng phương pháplàm mát tuần hoàn cưỡng bức một vòng kín Nước từ két nước được bơm nước hútvào động cơ để làm mát Nước sau khi đi làm mát động cơ được đưa đến két nước

để làm mát nước rồi sau đó trở về bơm để tuần hoàn vòng làm mát tiếp theo

Bơm nước kiểu li tâm truyền động từ trục khuỷu qua dây curoa hình thangQuạt gió có 6 cánh được đặt sau két nước làm mát, để làm tăng lượng gió quakét làm mát nước

Két làm mát nước được đặt phía sau của xe nâng hàng nhằm làm giảm chiềudài cho xe

Trang 11

2.1.3 Hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu là loại dùng bộ chế hòa khí để tạo hỗn hợp cháy, các cổgóp nạp được bố trí gần cổ góp xả để tận dụng nhiệt ống xả để sấy hỗn hợp nhiênliệu không khí trước khi nạp vào xilanh động cơ

Bơm chuyển nhiên liệu là loại bơm màng dẫn động từ trục cam Có nhiệm vụvận chuyển xăng từ thùng chứa đến bình xăng con của bộ chế hòa khí Dung tíchthùng chứa nhiên liệu là 140 (lít)

2.1.4 Hệ thống đánh lửa

Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện ở hai đầu cực buji để đốtcháy hỗn hợp ở đúng thời điểm và theo đúng thứ tự làm việc của các xilanh độngcơ

Hệ thống đánh lửa được dùng là loại có bộ chia, trục bộ chia được dẫn độngqua trục cam Ắcqui dùng trong hệ thống là loại 12V, 48A Thứ tự đánh lửa của hệthống là: 1 -5 - 3 - 6 - 2 - 4 Khe hở giữa hai cực buji: 0,7 – 0,8 (mm)

2.2 HỆ THỐNG PHANH

Trên xe nâng hàng FG50-7 có hai hệ thống phanh với chức năng khác nhau

Hệ thống phanh chính đặt ở các bánh xe dùng để phanh các bánh xe, hệ thống phanhdừng đặt giữa trục các đăng và bộ vi sai

Dưới đây là sơ đồ các hệ thống phanh được trang bị trên xe nâng hàng FG50-7

Trang 12

Hình 2.3 Sơ đồ dẫn động hệ thống phanh chính xe nâng FG50-7

1 Bình chân không; 2 Bàn đạp phanh; 3 Bộ trợ lực chân không; 4 Xilanh phanh chính; 5 Đường ống dẫn dầu đến các xilanh phanh con; 6 Cơ cấu phanh; 7 Động cơ; 8 Bơm chân không; 9 Công tắc; 10 Cầu chì; 11 Công tắc chân không; 12.

Đèn báo; 13 Van chân không.

Hệ thống phanh chính trên loại xe nâng hàng FG50-7 là hệ thống phanh bánh

xe, dùng phần tử ma sát là guốc phanh, dẫn động bằng thủy lực, có trợ lực bằngchân không

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh chính như sau:

Bầu trợ lực chân không (3) có hai khoang được phân cách màng ngăn cách(trong bầu trợ lực) Một khoang của bầu trợ lực luôn nối thông với bình chân không

* Khi chưa phanh: Bộ trợ lực phanh không làm việc, van không khí bộ trợ lựcđóng kín không khí ngoài trời không thông với khoang A của trợ lực Và van chânkhông mở cho thông giữa khoang A và khoang B lúc này áp suất ở cả hai khoangđều là áp suất chân không Do đó không có sự chênh lệch áp suất nên bộ trợ lực

Trang 13

không làm việc Áp suất dầu trong xilanh phanh chính và xilanh con không tăng nên

má phanh không ép vào trống phanh do vậy ma sát chưa tạo ra trong cơ cấu phanh

* Khi tiến hành phanh: Người lái tác dụng một lực vào bàn đạp phanh thôngqua các cần sẽ làm cho piston trong xilanh phanh chính dịch chuyển, áp suất dầutrong xilanh chính tăng lên và áp suất dầu trong đường ống, trong xilanh con cũngtăng lên Khi áp suất dầu trong xilanh bánh xe tăng lên sẽ làm cho các piston dịchchuyển đẩy các má phanh ép vào trống phanh tạo ra mômen ma sát trong cơ cấuphanh để tiến hành quá trình phanh xe Khi người lái đạp một lực đạp đủ lớn thìpiston bộ trợ lực chân không dịch chuyển, đồng thời lúc đó nó sẽ đóng van chânkhông ngăn cách giữa hai khoang A và B, và mở van không khí cho thông khoang

A với khí trời Như vậy giữa hai khoang A và B có sự chênh lệch áp suất bởi thế bộtrợ lực làm việc, sẽ tăng cường lực tác dụng lên cần piston, và làm tăng mức độ dịchchuyển của piston do đó áp suất dầu trong xilanh chính tăng lên sẽ tăng cường lựcphanh Nếu người lái giữ bàn đạp phanh ở một vị trí bất kỳ thì piston trợ lực tiếp tụcdịch chuyển và sẽ đóng kín van không khí ngăn cách khoang A với khí trời đồngthời mở van chân không cho thông giữa hai khoang A và B Từ đó bộ trợ lực kếtthúc làm việc

* Khi nhả phanh: Khi người lái nhả bàn đạp phanh nhờ các lò xo hồi vị sẽ kéo

má phanh tách ra khỏi trống phanh kết thúc quá trình phanh Nhờ có áp suất và lò xohồi vị thì piston trở lại vị trí ban đầu

Ngoài ra, trong hệ thống phanh trên còn trang bị một số thiết bị khác như bơm

để tạo chân không (8) cung cấp cho bình chân không Van chân không (13) cónhiệm vụ mở ra khi áp suất chân không trong bình (1) bị giảm Công tắc chân không(11) có nhiệm vụ trích một phần áp suất chân không để điều khiển còi báo động (12)phát tiếng kêu cảnh báo khi hệ thống tạo áp suất chân không bị hỏng để người lái xekịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành của xe

2.2.2 Cơ cấu phanh chính

Trên xe nâng hạ FG50-7 hệ thống phanh dùng cơ cấu phanh loại trống guốc.Đây là loại cơ cấu phanh được sử dụng rộng rãi nhất Cấu tạo gồm:

Trống phanh: Là một trống quay hình trụ gắn với moay ơ bánh xe

Các guốc phanh: Trên bề mặt gắn các tấm ma sát (còn gọi là má phanh)

Trang 14

Cơ cấu ép: Khi phanh, cơ cấu ép do người lái điều khiển thông qua dẫn động,

sẽ ép các bề mặt ma sát của guốc phanh tỳ chặt vào mặt trong của trống phanh, tạo

ra lực ma sát phanh bánh xe lại

120°

15

18 17

16

14

10

13 12 11 9 8 7 6 4 3 1

Hình 2.4 Cơ cấu phanh chính xe FG50-7

1 Êcu xả khí; 2 Trống phanh; 3 Chắn bụi xilanh bánh xe; 4 Piston; 5 Phớt làm kín; 6 Vòng tự động điều chỉnh khe hở; 7 Xilanh bánh xe; 8 Má phanh; 9.Lò xo;

10 Nắp chắn bụi cơ cấu phanh; 11 Cơ cấu chống lật má phanh; 12 Bộ tự điều chỉnh khe hở má phanh cơ khí; 13 Lẫy chặn; 14 Chốt điều chỉnh khe hở má phanh; 15 Lò xo hồi vị; 16 Chốt tỳ; 17 Mâm phanh; 18 Đầu nối ống dầu với

Trang 15

Sơ đồ dẫn động của phanh dừng được trình bày dưới đây:

5 4

3

2

1

Hình 2.5 Sơ đồ dẫn động phanh dừng xe FG50-7

1 Truyền lực chính; 2 Sác xi; 3 Tay phanh; 4 Dây cáp; 5 Cơ cấu phanh

Khi xe đã dừng hẳn, để tránh hiện tượng xe tự chuyển động khi dừng ở mặtđường nghiêng hoặc khi chịu tải trọng không đều giữa phần đầu và đuôi xe Khi xedừng, người lái đẩy tay phanh (3) tới phía trước theo hướng chuyển động tới của xe,thông qua dây cáp (4) sẽ tác dụng vào cơ cấu ép của cơ cấu phanh (5), ép các máphanh vào trống phanh tạo ra mômen phanh giữ cho xe không bị tự chuyển động.Trong một số trường hợp phanh chính bị hỏng hoặc kém tác dụng cũng có thể kéophanh dừng để hổ trợ việc phanh xe

2.2.4 Kết cấu cơ cấu phanh dừng

Cơ cấu phanh dừng là loại trống guốc, và là loại phanh truyền lực Dùng dẫn

động cơ khí nên độ tin cậy cao, kết cấu đơn giản, cơ cấu ép là cam ép

Trang 16

10 11

5 4

6 7 8 9

Hình 2.6 Cơ cấu phanh dừng xe FG50-7

1 Lò xo hồi vị; 2 Cơ cấu chống lật má phanh; 3 Đòn mở cam ép; 4 Cam ép; 5 Vỏ truyền lực chính; 6 Trống phanh; 7 Bulông bắt mâm phanh; 8 Mâm phanh; 9 Má

phanh; 10 Lò xo hồi vị; 11 Chốt điều chỉnh khe hở má phanh.

2.3 HỆ THỐNG LÁI XE FG50-7

Hệ thống lái xe nâng hạ FG50-7 có hai bánh xe dẫn hướng là hai bánh xe sau.Loại xe này cần có bán kính quay vòng nhỏ để có thể quay vòng trong các khoảngkhông hẹp như điều kiện làm việc tại các nhà xưởng Hệ thống lái dùng áp lực dầutrong bình tích năng để điều khiển xilanh lái Khi xoay vôlăng chính là thao tácđóng và mở van điều khiển dầu đến các khoang của xilanh lái Đường kính ngoàicủa vôlăng: 420 [mm], đường kính xilanh lái: 45 [mm]

Trang 17

Hình 2.7 Sơ đồ nguyên lý hệ thống lái xe FG50-7

1 Trụ lái; 2 Vôlăng; 3 Đường dầu từ bơm đến; 4 Van điều áp; 5 Tiết lưu; 6 Màng lọc dầu; 7 Đường dầu điều khiển lái sang trái; 8 Xilanh lái; 9 Đường dầu điều khiển lái sang phải; 10 Thùng dầu; 11 Đầu ống hút; 12 Bộ tản nhiệt dầu; 13.

Đường dầu về thùng; 14 Van phân phối

Nguyên lý làm việc của hệ thống lái: Bơm dầu sẽ đẩy dầu các áp suất cao đến

van phân phối (14) của hệ thống lái Khi xe chuyển động thẳng dầu theo đường dầu(3) đến van phân phối (14) sẽ về lại thùng theo đường hồi (13) Khi người lái muốnquay vòng sang trái thì xoay vôlăng ngược chiều kim đồng hồ thì thông qua trụ lái(1) làm xoay van phân phối (14), mở đường thông cho dầu theo đường dầu (7) vàokhoang A xilanh lái (8), đẩy piston của xilanh lái sang trái và dầu ở khoang B sẽtheo đường dầu (9) qua đường hồi (13) về thùng, như vậy xe sẽ quay vòng sang trái.Còn khi đánh vôlăng theo chiều kim đồng hồ thì van phân phối (14) sẽ mở đườngthông cho dầu cao áp theo đường dầu (9) vào khoang B đẩy piston sang phải thựchiên quay vòng sang phải

Trang 18

2.3.2 Kết cấu van phân phối lái:

1 2 3

Hình 2.8 Kết cấu van phân phối lái xe FG50-7

1 Nắp chặn; 2.Ống bạc trong; 3 Lò xo địng tâm hai ống bạc; 4 Vòng khóa; 5 Vòng làm kín; 6 Vỏ van; 7 Vị trí nối với bơm; 8,9 Rãnh thông với đường đến xi lanh lái; 10 Vị trí nối về thùng; 11 Van an toàn; 12 Các vòng làm kín; 13 Bulông; 14 Bánh răng trong; 16 Nắp ngoài; 17 Bánh răng ngoài; 18 Trục lái;

19 Bạc ngoài van xoay; 20 Chốt cài; 21, 23 Các chén chặn; 22 Bi kim

Nguyên lý làm việc của van phân phối lái như sau: Khi xe chuyển động thẳngthì van phân phối lái nằm ở vị trí trung gian Dầu từ bơm bánh răng, khi đi vào vanphân phối lái sẽ qua các rãnh thông trở về thùng Khi muốn xe quay vòng (sang tráihoặc sang phải), người lái xe quay vô lăng Thông qua trục trụ lái làm quay trục lái(18) Mặt khác trục lái (18) liên kết với các bạc trong (2) và bạc ngoài (19) của vanphân phối lái bằng chốt cài (20) Khi trục lái quay thì hai bạc ngoài và trong sẽ lệchnhau một góc làm mở các đường thông từ bơm đến van với các rãnh thông (8), (9)cho cấp dầu áp lực cao đến các khoang của xilanh lái, tác dụng lực ép đẩy pistondịch chuyển thông qua các cần làm quay các đòn quay của hình thang lái thực hiệnviệc quay vòng xe Đồng thời với việc mở các đương thông từ bơm đến các khoang

Trang 19

cần điều khiển lái, van phân phối lái còn có tác dụng mở thông các đường thông chodầu từ các khoang đối diện của xilanh lái với đường dầu nối từ van về thùng chứa.

2.3.3 Kết cấu xilanh lái

12 13 11

14 15 16 17

18

Hình 2.9 Kết cấu xilanh lái

1 Khớp nối; 2 Bạc lót khớp nối; 3 Vòng chắn bụi; 4 Vòng chặn đầu xi lanh; 5 Đệm lót; 6 Thân xi lanh; 7 Piston; 8 Séc măng; 9 Vòng chặn; 10 Then vòng cố định piston (ở trên cần piston); 11 Đệm lót; 12 Vòng chắn bụi; 13 Vòng chặn; 14,

16 Đầu nối ống dẫn dầu; 15 Đầu xi lanh; 17 Phần thân nối với khung xe; 18 Cần

piston

Nguyên lý làm việc của xi lanh lái như sau: Cần piston (18) được gắn với cơ cấu đòn kéo dọc của hệ thống lái nhờ khớp nối dầu cần (1) Các đầu nối của ống dẫndầu (14), (16) được nối vào các cửa của van điều khiển lái thông qua các đường ốngdầu cao áp nhằm cấp dầu cho xi lanh lái

Khi muốn xe quay trái hoặc quay phải, người lái xe chỉ cần quay vô lăng lái sang bên trái hoặc bên phải một góc nhất định Vô lăng quay làm cho trụ lái quay Thông qua trụ lái làm van phân phối lái mở hoặc đóng các đường dầu thông với các rãnh thông, cho dầu cao áp đi vào các khoang của xi lanh lái Dưới tác dụng của dầucao áp, sẽ tạo áp lực đẩy piston (7), và do đó đẩy cần piston (18) sang bên trái hoặc bên phải Thông qua các đòn kéo dọc, thanh quay ngang và các cơ cấu điều khiển, bánh xe sẽ quay sang trái hoặc sang phải, làm cho xe chuyển hướng theo

2.4 HỆ THỐNG THỦY LỰC TRÊN XE NÂNG FG50-7

Hệ thống thủy lực trên xe nâng hàng FG50-7 được trình bày dưới sơ đồ sau:

Trang 20

3 4 5 6 2

8 9 10 11 12 13 14 15

E

Hình 2.10 Sơ đồ hệ thống thủy lực trên xe FG50-7

1 Xi lanh điều chỉnh độ nghiêng; 2 Van phân phối lái; 3 Đường dầu; 4 Bộ tản nhiệt dầu; 5 Bộ lọc dầu; 6 Đầu ống hút; 7 Xi lanh lái; 8 Động cơ; 9 Bơm dầu;

10 Van điều áp; 11 Van điều khiển xi lanh điều chỉnh độ nghiêng; 12 Van điều khiển cho xi lanh nâng hạ bộ công tác; 13 Van tiết lưu cho hệ thống lái; 14 Van

an toàn xi lanh điều chỉnh độ nghiêng; 15 Van điều áp xi lanh điều chỉnh độ

nghiêng; 16 Xi lanh nâng hạ bộ công tác

Nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực trên xe FG50-7 như sau: Khi động

cơ làm việc kéo theo các bơm dầu hoạt động Dầu sẽ được đẩy theo các đường:

Đường dầu đi trong mạch thủy lực trợ lực lái Mạch thủy lực này đã đượcphân tích trên phần hệ thống lái

Đường dầu đi theo mạch thủy lực để phục vụ cho hoạt động của bộ phậncông tác, ở đây là các xi lanh nâng hạ bộ phận công tác (16) và xi lanh điều chỉnh độnghiêng (1)

Trang 21

Ngoài ra trong hệ thống thủy lực trên xe nâng hàng FG50-7 còn có một đườngdầu đi theo mạch thủy lực điều khiển sự gài số trong hộp số của xe Hệ thống nàyhoạt động riêng và được cung cấp năng lượng nhờ sự trích công suất từ trục củabiến mô.

2.5 HỆ THỐNG THỦY LỰC ĐIỀU KHIỂN BỘ PHẬN CÔNG TÁC

Bộ phận công tác của xe nâng hạ được đặt phia trước xe, được điều khiển bằng

hệ thống thủy lực, thông qua hai cặp xilanh là xi lanh nghiêng và xi lanh nâng (theochiều thẳng đứng)

Sơ đồ mạch thủy lực điều khiển bộ phận công tác như sau:

E

12 11

3 4 5 6 7 8 9

10

Hình 2.11 Sơ đồ hệ thống thủy lực điều khiển bộ phận công tác

1.Thùng dầu; 2 Đầu ống hút; 3 Động cơ; 4 Bơm dầu; 5 Van điều khiển cho xilanh nghiêng; 6 Van điều khiển cho xilanh nâng; 7 Van an toàn; 8 Van điều áp;

9 Xilanh nâng; 10 Xilanh nghiêng; 11 Van điều áp; 12 Đường dầu về

Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau: Khi động cơ hoạt động, trục củabơm dầu (4) hoạt động, dầu sẽ được hút từ dưới thùng chứa lên, tạo một áp lực trênđường ống dẫn dầu của hệ thống Khi muốn đưa bộ phận công tác ra phía trước (lúclấy hàng), hoặc đưa bộ phận công tác lên cao người lái xe gạt cần gạt điều khiển,

Trang 22

dòng dầu cao áp sẽ đi qua van điều khiển, cung cấp cho xi lanh ngiêng và xi lanhnâng Khi muốn thu bộ phận công tác vào hoặc hạ xuống, thì dầu sẽ cung cấp từ vanđiều khiển theo hướng ngược lại để đóng các xilanh lại Các xilanh này hoạt độngđộc lập, do vậy bộ phận công tác có thể dịch chuyển theo hai bạc tự do trong khônggian.

2.6 BỘ PHẬN CÔNG TÁC

2.6.1 Trụ nâng và lưỡi nâng

Trụ nâng và lưỡi nâng có nhiệm vụ lấy hàng hóa, giữ hàng hóa trong quá trìnhdịch chuyển từ vị trí cần lấy hàng đến nơi tập kết và nâng hạ hàng hóa trong quátrình đó

7

6

5

4 3

2

1

Hình 2.12 Bộ phận công tác xe nâng FG50-7

1 Lưỡi nâng; 2 Khớp nối xi lanh điều chỉnh độ nghiêng; 3 Trụ nâng; 4 Khớp nối

xilanh nâng; 5 Xích nâng; 6 Đai ốc thanh răng; 7 Thanh răng

Nguyên lý làm việc của Bộ phận công tác xe nâng FG50-7 như sau:

Lưỡi nâng được liên kết với nhau với thanh răng và được đặt trên bàn nâng.Bàn nâng có thể di trượt trên trụ nâng nhờ các Puly đặt trong trụ nâng (liên kếtngàm), và có thể dịch chuyển lên xuống trong trụ nâng nhờ xích kéo (5) Khi muốn

Trang 23

đưa bàn nâng lên cao, người lái xe gạt cần điều khiển, dòng dầu cao áp trong xilanhnâng sẽ đẩy piston lên cao, đẩy trụ nâng lên Thông qua bộ truyền động xích, sẽ kéotheo bàn nâng lên cao, đưa hàng hóa lên cao.

Khi muốn đưa bàn nâng xuống vị trí thấp hơn, người lái chỉ việc gạt cần điềukhiển xilanh nâng, kéo piston về vị trí cũ Thông qua bộ truyền xích và nhờ trọnglực, bàn nâng sẽ trở về vị trí cũ

Để điều chỉnh độ nghiêng của trụ nâng và bàn nâng, người ta sử dụng xilanhđiều chỉnh độ nghiêng Khi cần piston của xi lanh điều chỉnh độ nghiêng dịchchuyển ra phía trước, góc phần phía dưới của trụ nghiêng sẽ chuyển động ra phíatrước làm cho lưỡi nâng tạo một góc so với phương thẳng đứng Khi muốn đưa trụnâng về vị trí ban đầu, ta chỉ cần điều chỉnh dòng dầu thủy lực để đưa cần piston về

Hình 2.13 Xi lanh điều chỉnh độ nghiêng bộ phận công tác trên xe nâng

FG50-7

1 Khớp nối của xilanh điều chỉnh độ nghiêng; 2 Khoá của cần Piston; 3 Đầu xi lanh điều chỉnh độ nghiêng; 4 Vòng chặn; 5 Thân xi lanh điều chỉnh độ nghiêng;

6 Đầu ống nối với ống dẫn dầu; 7 Bạc lót; 8 Lỗ đầu nối; 9 Đai ốc chặn piston;

10 Pison; 11 Séc măng; 12 Cần piston; 13 Vòng chặn đầu piston; 14 Vòng chặn

bụi; 15 Bạc lót khớp nối.

Nguyên lý hoạt động của xi lanh điều chỉnh độ nghiêng như sau: Cần piston được gắn với trụ nâng của bộ phận công tác Phần đuôi của xi lanh được gắn trên thân xe nâng Các đầu nối của ống dẫn dầu được nối vào các cửa của van điều khiển

xi lanh thông qua các đường ống dầu cao áp

Trang 24

Khi muốn điều chỉnh độ nghiêng của trụ nâng và bàn nâng nhằm mục đích lấy hàng và giữ hàng được dễ dàng, người lái xe chỉ cần gạt cần điều khiển cho dòng dầu đi vào xi lanh ( theo đường ống 1 hoặc 2) Dầu cao áp đi vào trong xi lanh sẽ đẩy piston đi ra hoặc đi vào, do đó đẩy trụ nâng ra phía trước hoặc lùi lại, làm thay đổi góc nghiêng của trụ nâng so với phương thẳng đứng.

2.6.3 Kết cấu xilanh nâng hạ bộ phận công tác

Hình 2.14 Kết cấu Xi lanh nâng hạ bộ phận công tác

1 Đầu xilanh nâng; 2 Cần piston; 3 Vòng đệm chắn bụi; 4 Bạc lót; 5 Đầu xi lanh; 6 Đai ốc hãm; 7 Giảm chấn; 8 Vòng giữ phớt; 9 Vòng phớt Piston; 10 Piston; 11 Đai ốc giữ piston; 12 Bu lông bắt xi lanh (vào thân xe nâng); 13 Xi lanh; 14 Bu lông nối ống dẫn dầu; 15 Vòng bít; 16 Cần đẩy; 17 Vòng phớt cần

đẩy; 18 Bạc đầu xi lanh

Nguyên lý hoạt động của xi lanh nâng hạ bộ phận công tác như sau: Cần pistonđược gắn với trụ nâng của bộ phận công tác Phần đuôi của xi lanh được gắn trên thân xe nâng Đầu nối của các đường ống dẫn dầu được nối vào cửa của van điều khiển xi lanh thông qua một đường ống dầu cao áp

Khi muốn nâng bàn nâng nhằm đưa hàng hóa lên cao, hoặc nâng bàn nâng lên cao để lấy hàng ở vị trí cao, người lái xe chỉ cần gạt cần điều khiển cho dòng dầu đi vào xi lanh Dầu cao áp đi vào trong xi lanh sẽ đẩy piston đi lên, do đó đẩy trụ nâng lên cao theo phương thẳng đứng Thông qua bộ truyền xích, sẽ kéo bàn nâng chạy dọc theo trụ nâng lên cao nhờ các puly Nhờ đó hàng hóa được nâng lên cao

Khi muốn hạ bộ phận công tác xuống vị trí thấp hơn, người lái xe điều chỉnh cần gạt, dòng dầu cao áp vào trong xi lanh theo đường ống 11 và đi ra theo đường

Trang 25

ống 7 Kết hợp với trọng lực của trụ nâng, bàn nâng và cả hàng hóa ở trên bàn nâng,

sẽ đưa toàn bộ trụ nâng đi xuống

Trang 26

3 KHẢO SÁT HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC

3.1 HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC

Hệ thống truyền lực làm nhiệm vụ nhận mômen quay từ động cơ dể truyền đếncác bánh xe Hệ thống truyền lực bao gồm biến mô thủy lực, hộp số, các đăng,truyền lực chính

10

9 8

7 6 5 4 3

2 1

P T P

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống truyền lực trên xe nâng hàng FG50-7

1 Động cơ; 2 Biến mô thủy lực; 3 Hộp số; 4 Cácđăng; 5 Trống phanh dừng;

6 Cơ cấu phanh dừng; 7 Bộ vi sai; 8 Cầu trục trước (Các cặp bánh răng hành

tinh); 9 Trống phanh chính; 10 Cơ cấu phanh chính.

Nguyên lý làm việc của hệ thống trên như sau:

Khi động cơ (1) chưa làm làm việc thì đĩa tuốc bin của biến mô chưa quay Khiđộng cơ bắt đầu làm việc, trục khuỷu của động cơ quay kéo theo trục bơm của biến

mô (20) quay Chất lỏng nằm giữa hai đĩa của biến mô cũng bắt đầu chuyển động.Dưới tác dụng của lực ly tâm, chất lỏng sẽ chuyển động theo các cánh bơm từ tâmđến ngoài mép của biến mô với tốc độ tăng dần Chất lỏng chuyển động theo cánhdẫn của đĩa bơm rồi chuyển sang cánh của đĩa tuốc bin với tốc độ lớn rồi tiếp tục đi

từ rìa vào tâm Chất lỏng sẽ bắn vào các cánh của tuốc bin, làm cho các cánh của tuabin chuyển động, do đó tạo mô men quay trên đĩa tuốc bin Khi tốc độ của động cơ

Trang 27

đủ lớn, mô men quay có giá trị đủ lớn sẽ làm quay trục tuốc bin Trục tuốc bin nốivới trục sơ cấp của hộp số (3), khi trục tuốc bin quay sẽ làm quay trục sơ cấp củahộp số Nhờ các cặp bánh ăn khớp, chuyển động quay này sẽ được truyền cho trụcthứ cấp của hộp số Từ trục thứ cấp, mô men quay được truyền qua trục các đăng(4), qua truyền lực chính (7), qua bán trục, và dẫn động các bánh xe chủ động (cácbánh xe trước là các bánh xe chủ động).

Trong trường hợp xe nâng hàng mang tải nặng, để xe có thể chuyển động được, xephải có được momen đủ lớn để thỏa mãn được điều kiện kéo của xe Trong trườnghợp này, hệ thống truyền lực, mà trực tiếp là bộ biến mô sẽ làm tăng mô men ở trụctuốc bin lên (K0 = 26) so với mô men của động cơ, nhờ vậy mà xe nâng hàng cóthể chuyển động được

3.2 BIẾN MÔ THỦY LỰC

Trang 28

P

T B

1

18

3

T B

2

4 5

20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Hình 3.1 Kết cấu bộ biến mô men trên xe nâng hàng FG50-7

1 Bulông bắt nắp ổ bi; 2 Nắp lắp ổ bi; 3.Bơm thủy lực; 4 Bulông bắt bơm; 5.Trục trung gian của bộ trích công suất; 6 Bulông bắt trục bánh phản ứng; 7 Trục bánh phản ứng; 8 Bánh răng chủ động bộ trích; 9 Nắp chặn dầu; 10 Bánh bơm của biến mô; 11 Bánh phản ứng; 12 Bánh tuabin; 13 Nắp dẫn động cố định với bánh bơm; 14 Tấm khóa; 15 Đai ốc khóa bánh phản ứng; 16,17 Vòng đệm; 18 Moayơ dẫn động; 19 Đĩa truyền mômen quay từ động cơ; 20 Bulông bắt nắp dẫn động với bánh bơm; 21 Bánh răng trung gian; 22 Bánh răng bị động.

Trang 29

Nguyên lý hoạt động chung của biến mô thủy lực:

Khi động cơ làm việc, bánh bơm (10) quay và truyền cơ năng cho chất lỏng.dưới tác dụng của lực li tâm, chất lỏng chuyển động dọc theo các cánh dẫn từ tâmbơm ra ngoài bánh bơm với tốc độ tăng dần Sau đó chất lỏng có vận tốc cao chuyểnsang bánh tuabin (12), khi dòng chất lỏng đi qua các máng dẫn thì truyền cơ năngcho bánh taubin (12) làm cho bánh tuabin quay cùng chiều quay với bánh bơm (10)

Do đó, mômen quay được truyền từ trục dẫn nối với trục động cơ đến trục bị dẫn (7)nối với trục vào của hộp số Chất lỏng sau khi ra khỏi bánh tuabin (12), có tốc độthấp sẽ đi vào bánh phản ứng (11), bánh phản ứng có tác dụng giống như bộ phậnhướng có tác dụng:

+ Thay đổi hướng dòng chảy của chất lỏng cho phù hợp với lối vào các mángdẫn bánh công tác bánh bơm (để tránh va đập), làm được như vậy là nhờ bánh phảnứng có kết cấu biên dạng cánh dẫn bánh công tác hợp lý

+ Thay đổi trị số vận tốc của dòng chảy chất lỏng cho hợp với yêu cầu ở lốivào bánh công tác bơm, với kết cấu thay đổi diện tích mặt cắt các máng dẫn mộtcách thích hợp

Sở dĩ như vậy là vì dòng chất lỏng khi qua bánh phản ứng sẽ truyền mômenquay, nhưng do bánh phản ứng được cố định với vỏ cho nên nó có tác dụng như mộtđiểm tựa và truyền lại cho dòng chất lỏng một mômen động lượng (gọi là mômenphản ứng) Nếu bánh phản ứng có thể quay tự do thì mômen quay của trục dẫntruyền cho trục bị dẫn là không đổi Khi đó biến tốc thủy lực làm việc như một khớpnối thủy lực

Dòng chất lỏng sau khi ra khỏi bánh phản ứng sẽ có vận tốc và mômen độnglượng lớn hơn sau khi ra khỏi bánh tuabin Và lại tiếp tục đi vào bánh bơm thực hiệnvòng tuần hoàn mới Như vậy, dòng chất lỏng do bơm tạo ra sau khi lần lượt đi quacác máng dẫn của bánh tuabin và bánh phản ứng, kéo bánh tuabin quay với vận tốcgóc và mômen quay thay đổi tùy theo giá trị của mômen cản tác dụng lên trục bánhtuabin

Có hai cách bố trí các bánh trong buồng làm việc của biến tốc thủy lực:

+ Trường hợp bánh phản ứng đặt sau bánh bơm và trước bánh tuabin: dòngchất lỏng sau khi ra khỏi bánh bơm có vận tốc lớn sẽ vào bánh phản ứng, dòng chất

Trang 30

lỏng sẽ được chuyển hướng cho phù hợp với lối vào bánh tuabin (trách va đập làmtổn thất công suất) và tăng động năng của dòng chất lỏng Do đó, làm tăng mômentruyền đến trục ra Biện pháp này không giảm tải cho động cơ.

+ Trường hợp bánh phản ứng trước bánh bơm và sau bánh tuabin : dòng chấtlỏng vào bánh phản ứng với các cách dẫn có chiều cong ngược với chiều cong củacách dẫn bánh tuabin nên dòng chất lỏng khi ra khỏi bánh phản ứng sẽ hướng theochiều quay của bánh bơm Ngoài ra, vận tốc dòng chất lỏng có thể tăng Như vậyvới trường hợp này sẽ giảm phụ tải cho động cơ

10 11 12 13 14

Hình 3.2 Sơ đồ động hộp số xe FG50-7

1 Trục sơ cấp; 2, 14 Cặp bánh răng ăn khớp Z 10 , Z 20 ; 3, 12, 13 Ba bánh răng

Z 11 , Z 21 , Z 31 ; 4 Đĩa ma sát ly hợp hộp số; 5 Đĩa ly hợp hộp số; 6 Piston ly hợp hộp số; 7, 8, 11 Ba bánh răng Z 12 , Z 22 , Z 32 ; 9 Trục trung gian; 10 Trục thứ cấp

3.3.2 Kết cấu của hộp số

Kết cấu của hộp số thủy cơ trên xe nâng hàng FG50-7 như sau:

Trang 31

5 4

3

2 1

6 7 8

9 10

11 12 13 14

Hình 3.3 Sơ đồ hộp số xe FG50-7

1 Cụm ly hợp R 2 ; 2 Cụm ly hợp F 2 ; 3 Trục trung gian; 4 Trục thứ cấp; 5 Cảm biến nhiệt độ dầu bôi trơn; 6 Nắp; 7 Mặt bích bắt cácđăng; 8 Nắp đậy trục trung gian; 9 Cụm ly hợp F 1 ; 10 Nắp đậy trục sơ cấp; 11 Trục sơ cấp; 12 Cụm ly

hợp R 1 ; 13 Tổng van phân phối; 14 Van điện từ.

Trang 32

Hộp số được trang bị trên xe nâng hàng FG50-7 là hộp số tự động, được điềukhiển bằng thuỷ lực Xe có 2 số tiến và 2 số lùi Việc vào số được thực hiên thôngqua việc đóng mở cần gạt số, qua đó thực hiện việc điều khiển các SOLENOID điềukhiển các dòng dầu cấp cho các piston đóng mở các ly hợp bánh răng hộp số, đểđiều khiển các cặp bánh răng ăn khớp, do vậy điều khiển việc thực hiện vào số, cắt

số một cách tự động và êm dịu, nhẹ nhàng

Hộp số trên xe nâng hàng FG50-7 bao gồm 3 trục: Trục sơ cấp có nhiệm vụtiếp nhận mô men quay từ biến mô men, thông qua các cặp bánh răng ăn khớpngoài để truyền chuyển động cho trục thứ cấp Trục trung gian có nhiệm vụ đảochiều quay sao cho khi ở số tiến thì trục sơ cấp và trục thứ cấp có cùng chiều quayvới nhau Trục thứ cấp có nhiệm vụ tiếp nhận mômen quay và truyền cho bộ vi sai

Để tiện cho việc bố trí và sắp xếp, người ta bố trí 3 trục theo dạng tam giác

3.3.3 Trục sơ cấp

Trục sơ cấp có kết cấu sau đây:

17 16 15 14 13 12 11 10

9 8 7 6 5 4 3 2

1

Hình 3.4 Kết cấu trục sơ cấp hộp số xe FG50-7

Trang 33

1 Đường dầu vào xilanh ly hợp; 2 Vòng chặn ổ bi; 3 Ổ bi; 4 Bánh răng

nhỏ; 5 Vòng chặn đĩa; 6 Đĩa ma sát của ly hợp; 7 Piston ly hợp; 8 Cụm chi tiết trên trục sơ cấp; 9 Đĩa ly hợp hộp số; 10 Vòng chặn bánh răng; 11 Bánh răng truyền động; 12 Bánh răng lớn; 13 Đệm chặn bánh răng; 14 Vòng

chặn; 15 Lò xo; 16 Đĩa mỏng; 17 Vòng chặn

Trục sơ cấp của hộp số trên xe nâng hàng FG50-7 có cấu tạo rất phức tạp, baogồm nhiều chi tiết ghép lại với nhau theo một trình tự nhất định Dọc trục sơ cấpngười ta khoan các đường dầu để dẫn dầu vào điều khiển các quá trình đóng mở các

ly hợp của hộp số, để đóng mở cho các cặp bánh răng ăn khớp với nhau

Trên các bánh răng gài số người ta phay các rãnh then hoa Trong quá trình lắpráp trục sơ cấp, các đĩa ma sát (6) được lồng vào ăn khớp với các then hoa của cácbánh răng này Khi chưa gài số, các bánh răng gài sẽ chạy lồng không trên trục sơcấp, kéo theo các đĩa này cũng chạy lồng không trên trục Trong quá trình hoạt độngcủa hộp số, tùy theo việc gài số mà các đĩa ma sát này sẽ dẫn động các bánh rănggài số

Trên thân của trục sơ cấp, người ta gắn một cụm chi tiết (8) Cụm chi tiết nàygắn cố định với trục sơ cấp nên nó luôn quay theo trục sơ cấp trong quá trình hoạtđộng của động cơ Cụm chi tiết này có chức năng như một xi lanh thủy lực Trênthành của xi lanh này người ta phay các rãnh Quá trình lắp ráp trục sơ cấp, các đĩacủa ly hợp (9), có các gờ ăn khớp với xilanh ly hợp, được lồng vào trong các rãnhcủa xi lanh này, và luôn quay đồng tốc với trục sơ cấp Các đĩa (6) và đĩa (9) đượclắp xen kẽ nhau

Khi muốn thực hiện việc gài số, người ta gạt cần điều khiển để cho dòng dầu đivào xi lanh ly hợp của hộp số Piston ly hợp dịch chuyển, ép các đĩa ma sát lại vớinhau Mô men quay sẽ được truyền cho các đĩa ma sát (6), làm cho các bánh rănggài số chuyển động Do vậy việc gài số được thực hiện

Các thông số cơ bản của các chi tiết của trục sơ cấp như sau:

Trang 34

 Số lượng đĩa ly hợp: 7

3.3.4 Trục trung gian

Trục trung gian của hộp số tự động trang bị trên xe nâng hàng FG50-7 có cấutạo tương tự như cấu tạo của trục sơ cấp của hộp số tự động Dưới đây là sơ đồ kếtcấu của trục trung gian trên xe nâng hàng FG50-7:

18 17 16 15 14 13 12 11

10

Hình 3.5 Kết cấu trục trung gian hộp số xe FG50-7

1 Đường dầu vào xilanh ly hợp; 2 Vòng chặn ổ bi; 3 Ổ bi; 4 Bánh răng

nhỏ; 5 Vòng chặn đĩa; 6 Đĩa ma sát của ly hợp; 7 Đệm chặn bánh răng

Piston ly hợp; 8 Thân trục sơ cấp; 9 Đĩa ly hợp hộp số; 10 Ổ bi đỡ; 11 Vòng chặn; 12 Bánh răng truyền động; 13 Bánh răng lớn; 14 Vòng chặn bánh

răng; 15 Vòng chặn; 16 Lò xo; 17 Đĩa mỏng; 18 Vòng chặn

Trục sơ cấp của hộp số trên xe nâng hàng FG50-7 có cấu tạo bao gồm các chitiết trên Các chi tiết được lồng vào trong trục trung gian theo thứ tự như trên Dọctrục trung gian người ta khoan các đường dầu để dẫn dầu vào điều khiển các quátrình đóng mở các ly hợp, để cho các cặp bánh răng ăn khớp với nhau

Các thông số cơ bản của các chi tiết của trục trung gian như sau:

 Số răng Z20 = 45

 Số răng Z21 = 25

Trang 35

6 5

4 3 2 1

Hình 3.6 Trục thứ cấp trên xe nâng hàng FG50-7.

1 Khớp nối hộp vi sai; 2 Bánh răng lớn; 3 Then bánh răng lớn; 4 Bánh răng nhỏ;

5 Then bánh răng nhỏ; 6 Thân trục thứ cấp

Các thông số cơ bản của trục thứ cấp như sau:

* Số răng bánh răng lớn: Z31 = 45

* Số răng bánh răng nhỏ: Z32 = 27

3.3.6 Nguyên lý hoạt động của hộp số

Như trên đã nói, hộp số này có 2 số tiến và hai số lùi.Việc vào số được thực hiện bằng việc đóng mở các van của hai SOLENOID điều khiển dòng dầu cung cấp cho việc đóng mở các ly hợp của bánh răng gài số

Cơ chế vào số như sau:

* Vào số 1:

Trang 36

Khi động cơ làm việc, dẫn động làm quay trục biến mô men, do đó làm quay trục sơ cấp của hộp số Do cặp bánh răng ăn khớp Z11 và Z12 được liên kết với nhau bằng then hoa với trục, nên khi trục sơ cấp quay, thì trục trung gian cũng quay theo

Để thực hiện việc vào số 1, người ta gạt cần điều khiển sang vị trí sao cho dòngdầu cao áp đi vào xi lanh bên phải của trục trung gian Piston dịch chuyển sang phía bên phải, ép các đĩa li hợp ép chặt bánh răng chạy lồng không trên trục trung gian

Z31 vào trục, làm cho bánh răng này quay Do bánh răng này ăn khớp với bánh răng

Z32, nên làm cho bánh răng này quay theo, dẫn động trục thứ cấp quay

Vì các cặp bánh răng ăn khớp ngoài, cho nên qua hai cặp bánh răng, chiều quay của trục sơ cấp và trục thứ cấp cùng chiều

Dòng lực được truyền trong hộp số như sau:

Trang 37

Hình 3.7 Dòng lực truyền trong hộp số ở tay số 1

* Vào số tiến 2

Khi động cơ làm việc, dẫn động làm quay trục biến mô, do đó làm quay trục sơcấp của hộp số Do cặp bánh răng ăn khớp Z11 và Z12 được liên kết với nhau bằng then hoa với trục, nên khi trục sơ cấp quay, thì trục trung gian cũng quay theo

Trang 38

Để thực hiện việc vào số 2, người ta gạt cần điều khiển sang vị trí sao cho dòngdầu cao áp đi vào xi lanh bên trái của trục trung gian Piston dịch chuyển sang phía bên trái, ép các đĩa li hợp ép chặt bánh răng chạy lồng không trên trục trung gian Z21

vào trục, làm cho bánh răng này quay Do bánh răng này ăn khớp với bánh răng Z22, nên làm cho bánh răng này quay theo, dẫn động trục thứ cấp quay

Vì các cặp bánh răng ăn khớp ngoài, cho nên qua hai cặp bánh răng, chiều quay của trục sơ cấp và trục thứ cấp cùng chiều

Dòng lực được truyền trong hộp số như sau:

Trang 39

Hình 3.8 Dòng lực truyền trong hộp số ở tay số 2

* Vào số lùi 1

Để thực hiện việc vào số lùi 1, người ta gạt cần điều khiển sang vị trí sao cho dòng dầu cao áp đi vào xi lanh bên trái của trục sơ cấp Piston dịch chuyển sang phía bên trái, ép các đĩa li hợp ép chặt bánh răng chạy lồng không trên trục sơ cấp Z

Trang 40

vào trục, làm cho bánh răng này quay Do bánh răng này ăn khớp với bánh răng Z32

trên trục thứ cấp, nên làm cho bánh răng này quay theo, dẫn động trục thứ cấp quay

Vì cặp bánh răng này ăn khớp ngoài, cho nên qua một cặp bánh răng, chiều quay của trục sơ cấp và trục thứ cấp ngược chiều Việc cài số lùi thứ nhất được thựchiện

Dòng lực được truyền trong hộp số như sau:

Ngày đăng: 10/03/2017, 14:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Nguyễn Hoàng Việt, “Kết cấu và tính toán ô tô”. Tài liệu lưu hành nội bộ của khoa cơ khí giao thông, Đại học Đà Nẵng, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết cấu và tính toán ô tô
[3]. Nguyễn Hữu Cẩn – Phan Đình Liên. “Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo”. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
[4]. Trần Xuân Tùy. “Giáo trình máy thủy lực”. Tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình máy thủy lực
[5]. Lê Văn Tụy. “Hướng dẫn thiết kế ô tô”. Tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thiết kế ô tô
[6]. Shop Manual “FG 50/60/70-7, FD50/60/70-8” Sách, tạp chí
Tiêu đề: FG 50/60/70-7, FD50/60/70-8
[7]. Nguyễn Trọng Hiệp. “Chi tiết máy”. Nhà xuất bản giáo dục. 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi tiết máy
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục. 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w