1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932

120 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 450,5 KB

Nội dung

Họ bị phân hóa dữ dội: Một số đầu hàng, làm quan, làm công cụ văn hóa của ngoại xâm: Hoàng Cao Khải viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng, trong thư ông ta ca ngợi sự nghiệp và đạo đức của th

Trang 1

TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932

TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932

Tác giả: Đoàn Lê Giang – Phan Mạnh Hùng

3 Thái độ

– Yêu mến, tự hào về văn học dân tộc

– Có hiểu biết đúng đắn về những đặc tính của văn học dân tộc

– Yêu mến công tác nghiên cứu, giảng dạy văn học dân tộc

Bài 1 VĂN HỌC YÊU NƯỚC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX (1900 – 1930)

1 PHONG TRÀO DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ 20

1.1 Các nhà nho trẻ đến với Tân thư

Trang 2

1.1.1 Số phận lịch sử của nhà nho trong đêm trước của thời cận đại:

Cho đến cuối thế kỷ 19, nhà nho đứng trước sự diệt vong về phươngdiện lịch sử Họ bị phân hóa dữ dội:

Một số đầu hàng, làm quan, làm công cụ văn hóa của ngoại xâm:

Hoàng Cao Khải viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng, trong thư ông ta ca ngợi

sự nghiệp và đạo đức của thực dân Pháp; Lê Hoan: mở cuộc thi Vịnh Kiều đểđánh lạc hướng các nhà nho không để ý đến “Quốc sự” nữa; Phạm Quỳnh:nhà nho kiêm Tây học, mở báo quốc ngữ theo chủ trương của mật thámPháp

Một số thì đi vào con đường hưởng thụ như Chu Mạnh Trinh, Dương

Khuê, Dương Lâm Họ không còn đại diện cho sức sống và lương tri của dântộc nữa

Một số lui về ẩn dật như Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,

Nguyễn Thượng Hiền…Thế nhưng trong nền kinh tế tự nhiên, họ có thể ẩndật được, còn trong nền kinh tế hàng hóa (tư sản) thì không thể Chính quyềnthực dân thọc sâu xuống tận làng xã, nhà nho bị hất ra ngoài, họ cố gắngsống đạo nghĩa cũng không được

Nguyễn Khuyến sống như một lão nông ở làng quê trong sự dằn vặt vàđầy mặc cảm Tú Xương trở thành nho sĩ – thị dân hóa Nguyễn Thượng Hiềnthì đi theo con đường duy tân, làm cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp Rõràng trong xã hội tư sản hóa, nhà nho không còn đất sống Vì thế trong thơvăn của họ đầy những tiếng than thở, hoài cổ, nuối tiếc dĩ vãng

1.1.2 Thế hệ nhà nho trẻ gặp nhau ở Huế:

Đồng Khánh rồi Thánh Thái mở khoa thi để chấn an tinh thần Các nhànho khắp nơi đều xuất thân từ các nôi của phong trào Cần Vương:

Nghệ Tĩnh (xứ sở của phong trào Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn)

có Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế…

Trang 3

Quảng Nam (Nghĩa hội của Lê Duy Hiệu, Nguyễn Trung Đình) có PhanChu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

Thanh Hóa (“Khởi nghĩa Bãi Sậy” của Nguyễn Thiện Thuật) có NguyễnThượng Hiền (lúc bấy giờ đang ở cạnh Quốc Tử Giám)

Quốc Tử Giám trở thành nơi tập trung những trí thức thông minh nhấtnước Họ tự coi mình là những người kế tục các bậc đàn anh đã ngã xuống

1.1.3 Các nhà nho trẻ đến với Tân thư:

– Trước thế kỷ 20: Trí thức Việt Nam ít nhiều đã biết đến sách báo theo

quan niệm khoa học phương Tây được viết bằng chữ Hán như:

Khôn dư đồ thuyết (Nói về địa dư trên trái đất) của FerdinandusVerbiest người Bỉ (1623–1688)

Dinh hoàn chí lược (Ghi chép về thế giới): sách giới thiệu về ranh giới,hình thể, sản vật của các nước khắp 5 châu Sách có 10 quyển do Từ Kế Dưđời Thanh biên soạn

Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư (Sách viết về những điểm mạnh yếucủa các nước trong thiên hạ)

Bác vật tân biên (Ghi chép mới về vạn vật)

Hàng hải kim châm (Chỉ nam về hàng hải)

Những sách trên Lê Quí Đôn, Cao Bá Quát, Nguyễn Thông…đều ítnhiều đã biết tới nhưng chưa trở thành tư tưởng cách mạng Nguyễn Trường

Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đọc và dẫn họ đến với tư tưởng canh tân

– Điều trần và những bài luận của các nhà canh tân:

Nguyễn Trường Tộ với hơn 60 điều trần khác nhau

Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch được Nguyễn Thượng Hiền

bí mật lưu giữ rồi đưa cho Phan Bội Châu Huỳnh Thúc Kháng đọc

– Sách báo cách mạng của Khang, Lương Trung Quốc, sách Nhật Bản

và các sách phương Tây:

Trang 4

Sách giới thiệu về châu Âu và thế giới

Sách báo Duy tân của Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi), Đại ÔiTrọng Tín (Okuma Shigenobu) Nhật Bản

Khang Hữu Vi, Lương Khai Siêu “văn lâm li bi thống” được coi là nhữngbậc thánh mới

* Những điều trên cho thấy:

– Tư tưởng cách mạng tư sản được truyền vào Việt Nam qua conđường Trung Hoa, vừa dễ tiếp nhận, lại được Trung Hoa hóa khá nhiều

– Nhà nho chứ không phải giai cấp tư sản tiếp nhận tư tưởng ấy

– Tư tưởng cách mạng tư sản được các trí thức nước ta tiếp thu là từyêu cầu giải quyết vấn dân tộc, chứ không phải từ yêu cầu giải quyết vấn đề

xã hội nên có những sắc thái đặc biệt

1.2 Sự phân hóa sĩ phu thành hai xu hướng chính trị:

Bạo động (thiết huyết): Nghệ Tĩnh (Phan Bội Châu)

Duy tân: Bắc bộ (Đông Kinh nghĩa thục), Nam trung bộ (Phan Chu

Trinh)

Nhưng có điểm chung nhau là đều phải duy tân: khai dân trí, Chấn dântrí, Hậu dân sinh

Phó bảng Phan Chu Trinh, Nguyễn Quyền cắt tóc ngắn:

Phen này cắt tóc đi tuTụng kinh Độc Lập, ở chùa Duy TânĐêm ngày khấn vái ân cần

Cầu cho ích nước lợi dân mới là

Tu sao mở trí dân nhà

Tu sao độ được nước ta phú cường

Nguyễn Quyền, Phen này cắt tóc đi tu

Trang 5

Trở thành cuộc vận động văn hóa: cắt tóc ngắn cùng với phong tràovận động học chữ quốc ngữ.

1905 Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật

1905 Phó bảng Phan Chu Trình, Hoàng giáp Trần Quý Cáp, Tiến sĩHuỳnh Thúc Kháng làm cuộc Nam du, ngang Bình Đinh đến trường thi bèngiả dạng làm thí sinh đi thi để vận động chống văn chương bát cổ, kêu gọiduy tân

Thơ: chí thành thông thánh (Phan Chu Trinh)

Phú: Lương ngọc danh sơn phú (Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng) Các chí sĩ ký tên là Đào Mộng Giác, truyền bá bài thi theo kiểu truyềnđơn, bị chính quyền truy nã

Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền đem thi tập chữ Hán ra đốt

* Tất cả các hành động trên cho thấy các nhà nho trẻ đã làm một cuộcđoạn tuyệt với quá khứ để đi đến với một cuộc cách mạng mới

2 TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC MỚI CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN

2.1 Đoạn tuyệt với quá khứ:

2.1.1 Thế giới quan Nho giáo:

Cũ: Thuyết âm dương, ngũ hành tương sinh tương khắc:

Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ

Bắc – Nam – Đông – Tây – Trung ương

Tương sinh: Thủy -> Mộc -> Hỏa -> Thổ -> Kim -> Thủy

Tương khắc: Thủy <-> Hỏa <-> Kim <-> Mộc <-> Thổ <-> Thủy

Mới: Vật lý, Hóa học, Thiên văn học, Triết học phương Tây

2.1.2 Lịch sử quan:

Cũ: Lịch sử diễn biến tuần hoàn: “Thinh suy”, “bĩ thái”, “phế hưng”, “trịloạn”, với khuynh hướng xưa hơn nay, đạo càng ngày càng xuống

Trang 6

Động của lịch sử là đạo đức.

Mới: Thuyết tiến hỏa luận của Darwin, Văn minh luận

Động lực: khoa học kỹ thuật

2.1.3 Chính trị quan:

Cũ: Nội hạ ngoại di, Quý vương tiện bá, Sĩ nông công thương

Mới: Văn minh phương tây, kinh doanh kiếm lời và ganh đua trêntrường quốc tế

Cáo hủ lậu văn tấn công trực diện vào học thuật, tư tưởng của nhà nho:

Hỏi ông tu những đường môÔng rằng: Tu những làng nho đã thừaHỏi ông: mộ những gì ư

Ông rằng mộ những người xưa là thầyĐiềm trời không dở không hay

Ông rằng sự rủi sự mau tại trờiĐường đi tinh nhật hai ngôiHấp ly (lực hấp dẫn) sao thế, ông thời u tiTrái đất là tròn là đi

Ông rằng vuông đấy, đứng kia thường thườngPhiên Thành, Thượng Hải một phương

Bụng lưng đâu tá, ông giương mắt chầuHỏi rằng dây thép sao mau

Ông rằng khí học cũng mầu mà thôiKìa như dây sắt roi lôi

Nào ai bày đặt mọi ngôi cho đànhHỏi rằng xe khí sao nhanh

Trang 7

Ông rằng nghe máy cũng lãnh mà thôiKìa như lửa ống nước nồi

Kìa ai bày xét đến nơi nhiệm mầuNăm châu tên gọi hay đâu

Lại chê người rợ, mà rằng ta hoaMắt dòm chính học chửa ra

Mà chê người bá, mà nhà ta vương

Có người đau đáu lòng thươngMắng rằng trái thế còn đương lỗi thời

Có người học sách Tây kiaCười rằng trở đạo mà lìa năm kinh

2.1.4 Nhân sinh quan

Yêu nước gắn liền với tư tưởng tôn quân:

Nước của vua

Nước đại diện bằng triều đại

Dân là dối tượng cai trị

Nguyễn Trãi: vượt lên bằng tư tưởng thân dân: Dân là chủ thể là sứcmạnh của nước và là đối tượng phục vụ của kẻ sĩ, nhưng vẫn trong thế tam vinhất thế: vua – dân – nước

Cuối trung đại, tiêu biểu là Nguyễn Đình Chiểu: Càng yêu nước càngquay về đạo nghĩa

Một nhân vật trung tâm của xã hội phong kiến: con người trung nghĩa–nhà nho

Vua

NuocDan

Trang 8

Thực tế lịch sử: vua đầu hàng, phải vận động nhân dân, nho giáo vànhà nho lạc hậu phản động cản trở phong trào giải phóng dân tộc

Các sĩ phu đã làm việc cáo chung cho nhân vật chính của thời phongkiến với đạo đức và cách sống:

Văn tế sống thầy đồ hủ

Cung duy các cụ, Hủ Lậu tiên sinhNgười cụ cổ lỗ, tính cụ hiền lànhQuần cụ cháo lòng hề sạch khiếp

Áo cụ nước xuýt hề trắng tinhNay Tam hoàng, mai Ngũ đế Trước Tứ truyện, sau Ngũ kinhChỉ lo về nhà nước bỏ thi, thiên hạ không ai chịu học

Ai nói chuyện tân học tân văn, cụ ghét hơn người đầu thuốc độc;

Ai dùng câu cổ thi, cổ học, cụ mừng hơn trẻ được cái đinhThan ôi!

Tự do không hay, bình đẳng không hay, chó chết hoàn phườngchó chết

Trang 9

Ngôn luận chẳng biết, tân văn chẳng biết, quần manh lại vẫnquần manh.

– Kêu gọi một cách sống mãnh, liệt tung hoành hồ hải:

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhức

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si

(Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu tụng cũng hoài

(Xuất dương lưu biệt)

Chí thành thông thánh

Thế cuộc hồi đầu dĩ nhất không,

Giang sơn vô lệ khốc anh hùng.

Vạn dân nô lệ cường quyền hạ,

Bát cổ văn chương túy mộng trung.

Trường thử bách niên cam thóa mạ

Bất tri hà nhật xuất lao lung

Chư quân vị tất vô tâm huyết,

Bằng hướng tư văn khán nhất thông.

(Việc đời ngoảnh lại còn chi

Anh hùng hết nước mắt vì giang san

Muôn dân nô lệ một đàn

Văn chương bát cổ nồng nàn giấc say

Trăm năm cam chịu đọa đày

Thì bao giờ mới hết ngày lao lung

Các anh tâm huyết nào không

Bài này hãy thử xem cùng đầu đuôi

Trang 10

(Phan Võ dịch)

2.2 Xác lập tư tưởng yêu nước mới

2.2.1 Người Quốc dân

– Dân là chủ nước:

“ Dân ta là chủ nước non” (Gọi hồn quốc dân – Phan Bội Châu)

– Người quốc dân:

Phan Bội Châu:

Tiện đầy cật dạ mấy lờiLại xin tỏ giãi cùng người quốc dân

(Hải ngoại huyết thư)Không giống phong kiến: thần dân, phận thần tử

Không giống tư sản: chỉ có công dân, đó lả sản phẩm của cách mạng

tư sản – cách mạng dân quyền và dân quyền, coi cá nhân là đơn vị chủ thê

xã hội, có quyền tự do, hưởng phúc và mưa cầu hạnh phúc, có quyền bìnhđẳng về nghĩa vụ và quyền lợi từ pháp luật

Cá nhân trong đời sống chính trị: con người công dân:

“Chúng ta coi những chân lý sau đây là hiển nhiên: tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong

đó là quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc; để bảo đảm những quyền này người ta lập ra những chính phủ nắm quyền lực chính đáng do sự đồng ý của những người bị trị, khi một hình thức cai trị nào đó tỏ

ra làm thiệt hại đến những mục đích đó, thì nhân dân có quyền thay đổi hình thức đó hay bãi bỏ nó đi và lập ra chính phủ mới và đặt cơ sở của nó trên những nguyên tắc tổ chức quyền lực của nó dưới hình thức mà họ thấy là thích hợp nhất để đảm bảo an ninh và hạnh phúc của họ.” (Tuyên ngôn Độc

lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776)

Trang 11

Người quốc dân không phải là thần dân cũng thông phải là công dân.

Họ ý thức về cá nhân không đủ Họ không ý thức thành viên gia đình, làng xã

bờ cõi, mà là người dân của nước Họ không đạt vấn đề tự do, bình đẳng màđặt vấn đề dân tộc, đất nước Số phận gắn liền với dân tộc, làm theo nghĩa,không nói đền quyền lợi

– Nghĩa đồng bào:

Vua bỏ nước bỏ dân phải tự nhiệm – lấy gì để liên kết dân, duy trì đấtnước Các sĩ phu dùng khái niệm Nghĩa đồng bào (Đồng tông – đồng hương– đồng bào)

2.2.2 Nước

Nước, theo quan niệm của các sĩ phu là địa bàn sinh tụ của một dòng

giống, Nước là gia tài, cơ nghiệp của cha ông để lại phải có trách nhiệm bảo

vệ nó để truyền cho con cháu mãi mãi:

– Trời Nam xanh ngắt bao laNgàn năm cơ nghiệp ông cha còn gì– Nghìn muôn ức triệu người chung gópXây dựng nên cơ nghiệp nước nhàKhác với phong kiến: Nước là của vua, khác với tư sản: Ngôn ngữ, thịtrường, khế ước xã hội Có tính trung gian

Hồn nước:

Hồn cố quốc vẩn vơ vơ vẩnKhôn tìm đường dò nhắn hỏi hanBâng khuâng đỉnh núi chân ngànKhói tuôn khí uất, sóng cuốn trận đau

Hải ngoại huyết thư – Phan Bội Châu

Hồn cố quốc biết đâu mà gọi

Trang 12

Thôi khóc than rồi lại xót xa.

Trời Nam xanh ngắt bao laNgàn năm cơ nghiệp ông cha còn gì

Gọi hồn quốc dân – Phan Bội Châu

Hồn ơi, về với giang sanMuôn người muôn tiếng hát ru câu nàyHợp muôn sức ra tay quang phụcQuyết có phen rửa nhục bảo thù

Ái quốc – Phan Bội Châu

Nhìn ra thế giới cũng vậy:

Mở rộng theo quan niệm gia đình

Nho – phi Nho: đồng hóa tư tưởng mới theo quan điểm nho giáo

“Chi Na chung một họ hàngXiêm La, Nhật Bản cùng làng á Đông”

Chủng tộc, văn hóa – Đồng chủng, đồng văn

2.2.3 Yêu nước phải Duy tân

Trước yêu nước là tôn quân, càng yêu nước càng rút về đạo nghĩa –phản động Cải cách ra đời Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch bị chốngđối kịch liệt

Nay không Duy tân không cứu được nước Chống đế quốc và chốngphong kiến kết hợp lại

Nhà nho phải làm cách mạng tư sản: nghĩa, vấn đề dân tộc, không đầy

Trang 13

Khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau– Học nông cổ, học làm cơ khí

Đủ trăm đường công kỹ tinh thông

Vì đem giống tốt quăng trồng Gặp thời ta lại tranh công thợ trời

(PBC: Gọi hồn quốc dân)

Chấn dân khí: Đoàn kết đấu tranh với chính quyền:

Năm mươi triệu đồng bào đua sứcNăm mươi nghìn giống khác được bao!

Cùng nhau bên ít bên nhiều,

Lọ là gươm sắc súng kêu mới làCốt trong nước người ta một bụngNghìn muôn người cùng giống một ngườiPhòng khi sưu thuế đến nơi

Bảo nhau không đóng nó đòi được chăng…

PBC: Hải ngoại huyết thư

Hậu dân sinh:

“Hợp quần doanh sinh thuyết: Buôn bán hợp cổ”

Công ty nước mắm Liên Thành ở Phan Thiết do Nguyễn Trọng Lộiđứng đầu, Nguyễn Thượng Hiền đi buôn:

Việc tân học kíp đem dựng trướcHợp doanh đoàn cả nước cùng nhauViệc buôn ta lấy làm đầu

Mọi người cùng gánh địa đầu một vai

Á Tế Á Ca

Trang 14

Đủ trăm đường công kỹ tinh thông

Vì đem giống tốt quăng trồngGặp thời ta lại tranh công thợ trời

(Gọi hồn quốc dân)

2.3 Văn học với sự nghiệp Duy tân, cứu nước:

Dồn mọi cố gắng vào việc làm nghệ thuật có ích Nhận thức lại kẻ thù(chủ quyền, văn hóa, họa diệt chủng)

Quyền lợi kinh tế:

Việc dây thép việc tâu việc pháoViệc luyện binh việc giáo học đườngViệc kỹ nghệ việc công thươngViệc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xaKhắp các việc chẳng qua người nước

Á Tế Á ca Nhục mất nước:

20 triệu dân cùng của hết

40 năm nươớc mất quyền khôngThương ôi công nghiệp tổ tôngNước tanh máu đỏ non chổng thịt cao

Trang 15

Non nước ấy biết bao máu mủ:

Nỡ nào đem nuôi lũ sải lang

Cờ ba sắc xứ Đông dươngTrông càng thêm nhục nói càng thêm đau

Bóc lột nặng nề:

Trăm thứ thuế thuế gì cũng ngặtRút chặt dần như thắt chỉ xe

Dân tộc bị khinh miệt:

Nó coi mình như trâu như chó

Nó coi mình như cỏ như rơm

Phê phán toàn dân tộc:

Nước ta mất bởi vì đâuTôi xin kể hết mấy điều tệ nhân:

Một là vua sự dân chẳng biết Hai là quan chẳng thiết gì dân

Ba là dân chỉ biết dânMặc quân với quốc mặc thần với ai

Vua:

Trên chín bệ ngôi thần tự chủMay thừa cơ giấc ngủ ly longGiang sơn mặc sức vẫy vùngMuôn người luồn cúi trong vòng phúc uy

Các sĩ phu duy tân đã dùng văn chương đe phê phán toàn bộ dân tộc.Đây lả lần đầu tiên trong văn chương Việt Nam dân tộc ta có một sự tự phángay gắt như thế Văn chương đã được dùng ngoài chức năng thông thường

Trang 16

của nó Văn chương của các sĩ phu duy tân vừa là phương tiện ghi lại tâmtính, khát khao yêu nước cháy bỏng của họ; lại vừa là sách giáo khoa lịch sử,

xã hội, kinh tế, vừa là cương lĩnh cách mạng, lại vừa là truyền.đơn, tải liệutuyên truyền cách mạng Đây thực sự là một hiện tượng mới mẻ trong vănhọc dân tộc

* TIỂU KẾT

Phong trào duy tân không chỉ là một cái mốc quan trọng trong lịch sửcận đại Việt Nam mà còn là một cái mốc quan trọng trong văn học cận đạiViệt Nam Thơ văn của các sĩ phu trong phong trào ấy đã xác lập một tưtưởng yêu nước mới có tính chất dân chủ tư sản Tư tưởng dân chủ tư sảnđược nhà nho tiếp nhận, thông qua sách báo Trung Quốc và xuất phát từ nhucầu giải phóng dân tộc nên đã bị khúc xạ khá lớn, tạo ra những điểm đặc sắcriêng Hình tượng trung tâm của văn học yêu nước lả người sĩ phu duy tân:người sĩ phu xuất thân từ môi trường Nho giáo nhưng nhận thức được sự lạchậu của tri thức nho giáo, từ đó đã dẫn đến sự phủ định Nho giáo - một cuộcphủ định đau đớn, day dứt và còn nhiều quyến luyến vì đó là sự phủ đinhchính mình, phủ định một nền học thuật đã từng có một thời là toàn bộ tri thứccủa dân tộc Người sĩ phu duy tân đã vươn qua chính mình, vượt qua sự chậthẹp của một thế giới xưa cũ, tung mình trong một thế giới mới lạ: thế giới nămchâu Đó là những nét đẹp, nét bi hùng trong giai đoạn văn học mở đầu chothề kỷ XX đầy biền động nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tràn Đình Hươu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời

1900 – 1930, – NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1 988

2 Đặng Thai Mai: Văn thơ cách mạng Việt Nam, NXB Văn học Giảiphóng, 1976

3 Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú: Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 1VB,NXB GD

Trang 17

4 Nhiều tác giả: Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ NXB Vănhọc, Hà Nội, 1976.

5 Nhiều tác giả: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Tập IV (1858 – 1920) vàtập V (1920 – 1945), quyển I, NXB Văn học, Hà Nội, 1985 – 1987

6 Đoàn Lê Giang: Văn tuyển văn học Việt Nam 1900–1932, Đại họcQuốc Gia TP.HCM

7 Đoàn Lê Giang: “Ai là tác giả đích thực của bài á Tế á ca?” Tạp chíNghiên cứu văn học số 4/2008, website: http://khoavanhoc–ngonngu.edu.vn

3 Phân tích nội dung tư tưởng yêu nước mới của các sĩ phu duy tân

Bài 2 PHAN BỘI CHÂU (1867 – 1940)

1 CUỘC ĐỜI

1.1 Xuất thân từ môi trường Hán học

Tên lúc nhỏ là Phan Văn San, hiệu Hải Thụ, về sau lấy hiệu là SàoNam (với ý nhớ nước cũ: “Hồ mã tê sóc phong, Việt điểu sào nam chỉ”– Ngựa

Hồ hi gió bắc, Chim Việt làm tổ cành nam) Quê ở làng Đan Nhiễm, huyệnNam Đàn, tỉnh Nghệ An

Thuở nhỏ rất thông minh 6 tuổi đã theo cha đi học, 3 ngày học thuộccuốn Tam tự kinh Bảy tuổi là hiểu biết kinh truyện, có thể nhại theo sách củaKhổng Tử, viết đùa sách “Phan tiên sinh chi luận ngữ”

16 tuổi đi khảo hạch đứng đầu xứ, người ta gọi là Đầu Xứ San Ông đãsớm có lòng yêu nước

Trang 18

1.2 Nhà nho yêu nước dưới ngọn cờ Cần vương

Năm 17 tuổi (1884) được tin ở Bắc kỳ, nghĩa binh nổi dậy, Phan BộiChâu nửa đêm khêu đèn thảo hịch Bình Tây thu Bắc rồi đem ra dán ở gốccây to đầu làng

1885 kinh thành Huề thất thủ, hưởng ứng chiếu cần vương của HàmNghi, Phan Bội Châu cũng tổ chức được một đội “thiếu sinh quân” gồm 60người để ứng nghĩa, nhưng chưa kịp hành động thì đã bị tan rã

10 năm cuối thế kỷ 19, ông làm thầy đồ dạy học để nuôi cha già, vừatìm đọc thêm sách vở tiến bộ như: Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn LộTrạch, những đề nghị canh tân đất nước của Phạm Phú Thứ, tân thư từTrung Quốc sang, và âm thầm kết giao với các đồng chí

1900 thi Hương, đỗ thủ khoa trường nghệ, người ta thường gọi là ônggiải San – “Thế là đã có hư danh để che mắt đời” Cha mất, đạo hiếu đã trảxong, đến đây ông chính thức tham gia hoạt động cách mạng

Các chính khách Nhật Bản khuyên đưa người sang du học Về nướcPhan vận động phong trào Đông du hết sức sôi nổi Từ 1905 đến 1908 đãđưa được 200 lưu học sinh sang Nhật học

1909 Pháp – Nhật cấu kết với nhau, phong trào Đông Du bị giải tán,nhân bị trục xuất ông trở về ẩn náu ở Trung Quốc, rồi sang Xiêm mở trại càyBạn Thầm, viết tuồng Trưng Nữ vương

Trang 19

1911 Cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu sangTrung Quốc tập hợp đồng chí thành lập Việt Nam Quang phục hội, với tôn chỉ

“Đánh đuổi giặc pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòadân quốc Việt Nam”

1913 Bị bọn quân phiệt Trung Quốc tiếp tay Pháp bắt giam ở QuảngChâu Trong tù ông viết Ngục trung thư (1914), Chân tướng quân (viết vềHoàng Hoa Thám), Nhà sư ăn rau…

1917 ra tù ở Hàng Châu viết báo Chịu ánh hưởng của Cách mạngtháng 10 Nga, Phan có khuynh hướng về cách mạng thế giới, tìm hiểu Cáchmạng tháng 10, viết báo ca tụng Lênin và nhà nước công nông Viết Trùngquan tâm sử (1918), Tái sinh sinh (truyện), Phạm Hồng Thái (truyện– 1924)

1924 cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng.Gặp Nguyễn Ái Quốc, dự định sẽ cải tổ Việt Nam Quốc dân đảng theo hướngtích cực nhất

1925 trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu ông bị thực dân Phápbắt cóc đưa về nước Chúng định thủ tiêu, nhưng bị lộ phải mang ra Tòa đềhình Hà Nội để xử Cả nước nổi lên phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu.Pháp đành phải tha bỗng và buộc cụ phải an trí ở Huế

1926 Phan Chu Trinh mất, ông viết bài Văn tế Phan Chu Trinh

1.4 “Ông Già Bến Ngự” – Người cầm bút yêu nước trên diễn đàn văn học công khai

Cách mạng chuyển biến theo hướng khác Phan Bội Châu tiếp tục viếtbáo với tư cách là “ông già Bến Ngự”, để giáo dục quốc dân đồng bào:

– Nam, Nữ quốc dân tu tri

– Thuốc chữa bệnh dân nghèo

– Lời hỏi thanh niên

– Phan Bội Châu niên biểu

– Lịch sứ Việt Nam diễn ca

Trang 20

– Biên khảo: Xã hội chủ nghĩa, Nhân sinh triết học, Khổng học đăng…

2 PHAN BỘI CHÂU, NGỌN CỜ ĐẦU CỦA THƠ VĂN YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ XX

2.1 Tình yêu nước thiết tha nồng cháy:

Bài Hải ngoại huyết thư, bức thư bằng máu và nước mắt gửi cho đồngbào mình, trinh bày thực trạng đất nước, nguyên nhân mất nước, phươngpháp đấu tranh và kêu gọi đại đoàn kết đứng lên chống Pháp giành lại độc lậpdân tộc

Mở đầu: Nỗi khổ tâm của người ý thức được nỗi nhục mất nước Ôngđứng lên cao, nhìn toàn cảnh đất nước Ngày xưa Nguyễn Trãi, Lê ThánhTông đứng ở vị trí cao để làm Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn Lương Thủy phú.Phan Bội Châu từ nước ngoài nhìn lại toàn cảnh đất nước Bằng cái nhìn lịch

sử và thời đại, ông đưa ra một quan niệm mới về đất nước với một tình yêunước nồng cháy, thiết tha Đất nước được trả về nguyên vẹn của nó, khôngcòn bị khuất dưới tư tưởng trung quân:

Lời huyết lệ gửi về trong nước,

Kể tháng ngày chưa được bao lâuNhác trông phong cảnh Thần châuGió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơTrong bài Ái quốc, mở đầu bằng những lời yêu nước cháy bỏng:

Nay ta hát một thiên ái quốc Yêu gì hơn yêu nước nhà ta Trang nghiêm bốn mặt sơn hà Ông cha ta để cho ta lọ vàng.

Non sông gấm vóc, xinh đẹp:

Hào Đại Hải âm thầm trước mặt Dải Cửu Long quanh quất miền tây

Trang 21

Một tòa san sát xinh thay Bên kia Vân, Quảng, bên này Côn Lôn

Vẻ gấm vóc nước non tươi đẹp Rắp những mong cơ nghiệp dài lâu.

– Đất nước được coi như cơ nghiệp ông cha, dân tộc được nhìn bằngcon mắt nòi giống Ông nhục vì nỗi nhục mất nước, đau vì nỗi đau mất nước,giống nòi bị khinh miệt đoạ đày, gia tài công nghiệp của ông cha bị ngoại tộcgiày xéo:

Giống khôn há phải đàn trâu Giang sơn há để người đâu vẫy vùng Hai mươi triệu dân cùng của hết Bốn mươi năm nước mất quyền không Thương ôi công nghiệp tổ tông

Nước tanh máu đỏ non chồng thịt cao Non nước ấy biết bao máu mủ

Nỡ nào đem nuôi lũ sài lang

Cờ ba sắc xứ Đông Dương Trông càng thêm nhục, nói càng thêm đau Nhục vì nước mà đau người trước

Nông nỗi này non nước cũng oan.

(Ái quốc)

Nước mất, Hồn nước phải bơ vơ Gọi hồn bằng máu và nước mắt:

Hòn cố quốc ngẩn ngơ ngơ ngẩn Khôn tìm đường dò nhắn hỏi han Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn

Trang 22

Khói tuôn khí uất sóng cuồn trận đau (HNHT)

Tương tự như vậy trong bài “Gọi hồn quốc dân”:

Hồn cố quốc biết đâu mà gọi Thôi khóc than rồi lại xót xa Trời nam xanh ngắt bao la Nghìn năm cơ nghiệp ông cha còn gì.

(Gọi hồn quốc dân)

Quan niệm mới về đất nước: Nước là cơ nghiệp của một dân tộc–nòigiống, Dân là chủ nước:

Nghìn muôn ức triệu người chung góp Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà Người dân ta của dân ta

Dân là dân nước nước là nước dân

Đoạn sau:

Ta là lũ cháu con một họ Nước dân ta là của gia tài Chữ rằng: Tổ nghiệp lưu lai Của ta ta giữ chắc ai giữ cùng

Quan hệ giữa dân với nhau là họ hàng:

Năm mươi triệu số người trong nước

Ai chẳng là chú bác anh em Lòng nào ghét bỏ cho cam Yêu nhau thì phải tính làm sao đây.

Cùng với ái quốc, ông còn viết ái quần, ái chủng

Đất nước có lịch sử lâu đời Khơi dậy niềm tự hào về lịch sử dân tộc:

Trang 23

Mà xem gương truyện xưa kia

Kể công trùng vũ ai bì được đâu

Nó thuở trước đánh Tàu mấy lớp Cõi trời nam cơ nghiệp mở mang Sông Đằng lớp sóng Trần vương Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê Quang Trung từ khi độc lập

Khí anh hùng đầy lấp giang sơn Lòng trời mở rộng nước non

Ta nay may vẫn hay còn nước ta

* Lưu ý: Quang Trung được coi là anh hùng chứ không phải giặc –Khác quan niệm chính thống, vì dựa trên quan điểm đất nước chứ không phảinho giáo

* Hãy còn nước ta Khác quan niệm nhà nho: không đánh đồng triều đạivới nước, không cho Pháp là “Tân trào”

Đất nước được hình thành từ công sức của bao thế hệ, là gia tài củaông cha để lại, nên nó gắn bó như máu như thịt, có gì đó rất linh thiêng,người nước ngoài khó có thế hiểu được điều này:

Trải mấy lớp tiền vương dựng nước Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa Biết bao công của người xưa Gang sông, tấc núi, dạ dưa, ruột tằm

(Ái quốc)

2.2 Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:

– Cướp nước, mất chủ quyền, dân tộc bị đày đoạ và khinh miệt

Trang 24

“Từ khi quân giặc khác giống phá kinh thành nước ta, cướp quốc quyềncủa chúng ta đến nay, vua thì bị giam cầm như tù đày, dân thì bị đánh đậpnhư trâu ngựa Tất cả mọi quyền hành lớn nhỏ đều nằm trong tay quân giặckhác nòi” (Hòa lệ cống ngôn)

– Về phương diện kinh tế: thuế khóa, vơ vét mạch sống của dân ta – Hoạ diệt chủng: được nhìn từ con mắt dân tộc, nòi giống và chủng

tộc:

“Cái dã tâm của giặc như hổ ngoạm tằm ăn, không thể kể xiết Nhưngcái chính là cướp cái mạch sống của chúng ta Chính phủ giặc đánh thuếchúng ta đến muôn ngàn thứ, quân buôn của giặc cướp lợi quyền của chúng

ta đến ức triệu đường” (Hòa lệ cống ngôn)

So sánh với:

Cáo Bình Ngô và văn học cuối thế kỷ 19:

– Cướp chủ quyền:

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;

Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) – Phu phen tạp dịch:

Kẻ bị ép xuống biển ròng lưng mò ngọc, ngán thay cá mậpthuồng luồng;

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc

– Giết người cướp của:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống hầmtai vạ”

(Bình Ngô đại Cáo)

“Phạt Cho đến người hèn kẻ khó thâu của quay treo;

Trang 25

Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.

Kể mười mấy năm trời khốn khó bị khảo bị tù bị giết, trẻ già nghenào xiết đếm tên;

Đem ba tấc hơi mỏn bỏ liều hoặc sông hoặc biên hoặc núi hoặcrừng quen lạ thảy đều rơi nước mắt

(Nguyễn Đình Chiểu: Văn tế nghĩa dân Lục tỉnh trận vong)

– TK.XV: Tư văn thì giống mà dân tộc lại khác:

“Những kẻ tư văn người đất Việt

Đạo này nắm nối để cho dài”

(Nguyễn Trãi) Cuối TK.XIX: đồng nhất đạo thánh với văn hoá dân tộc:

“Sống làm chi theo quân tả đạo quăng vùa hương xô bàn độc thấy lạithêm buồn; Sống làm chi ở với lính mã tà chia rượu lạt gặm bánh mì nghecàng thêm hổ.” (Nguyễn Đình Chiểu)

2.3 Đi tìm nguyên nhân mất nước và đề xướng tư tưởng đoàn kết dân tộc

Không phải tai ách nạn trời để cảnh cáo nhà vua, không chỉ vì quânPháp mà cái chính là do chính nước ta: Tuy nhiên cách nhìn có vẻ đạo đức,chứ chưa phải là những phân tích khách quan Sự phê phán có tính toàn dântộc:

Nước ta mất bởi vì đâuTôi xin kể hết mấy điều tệ nhân:

Một là vua sự dân chẳng biết

Hai là quan chẳng thiết gì dân

Ba là dân chỉ biết dânMặc quân với quốc mặc thần với ai

Trang 26

Chẳng may lúc thành long, xã lởMột hai điều trách cứ vua tôiCòn năm mươi triệu con ngườiChỉ quanh quanh đám lợi tài không xongHỏi đến nước còn không không biếtHỏi đến tên Nam Việt không thưaGia tài tổ nghiệp mình xưa

Tay đem quyền chủ mà đưa cho người

Đồng tâm – tư tưởng đoàn kết dân tộc:

Bởi lúc trước của chung không giữĐến bây giờ sức chửa làm xongSao cho cái sức đến cùng

Sức cùng là bởi cái lòng cùng nhauNăm mươi triệu đồng bào đua sứcNăm mươi nghìn giống khác được baoCùng nhau bên ít bên nhiều

Lọ là gươm sắc súng kêu mới làĐoàn kết: phú hào, quan tước, sĩ tịch, lính tập, Gia–tô, côn đồ, nhi nữ,bếp bồi, thông ký, cừ gia đệ tử, du học:

Nào những kẻ phú hào trong nướcNào những người quan tước thế giaNào là sĩ tịch bây giờ

Nào là lính tập, nào là Gia–tôNào những kẻ côn đồ nghịch tửNào những người nhi nữ anh si

Trang 27

Bếp bồi thông ký chi chiCừu gia đệ tử nào thì những ai

Ấy kể đến những người trong nướcCòn những người du học mọi nơiNgười trong cho đến người ngoàiChữ Tâm cốt phải ai ai cũng đồng

Hải ngoại huyết thư

– Anh hùng là phụ nữ – khái niệm nữ trượng phu:

“Giang sơn làm nồi cơ đồ

Ấy là bậc nữ trượng phu nước mình”

Hải ngoại huyết thư

Nhân vật cô Chí trong Trùng quang tâm sử

– So sánh với trước: Lính tập, Gia –tô, nữ nhi (nữ hào kiệt, nữ trượngphu)

Đoàn kết với hành động quyết liệt nhất là diệt thù:

Hòn máu uất chất quanh đầy ruộtAnh em ơi xin tuốt gươm ra

Có trời có đất có taĐồng tâm như thế mới là đồng tâm

Tương lai tươi sáng:

Cờ độc lập xa trông phấp phớiKéo nhau ra đòi lại nước nhàCủa nhà ta, trả chủ ta

Muốn toan cố chấp ắt là chẳng xong

Kêu gọi yêu nước gắn liền với Duy tân:

Trang 28

Đài kỷ niệm tranh vanh trong nướcĐèn hoan nghênh kẻ rước người đưaNào người Dụ Cát, Lư Thoa

Này vừa gặp hội, xin ta gắng lòng

3 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHÍ SĨ DUY TÂN:

Người anh hùng phải tự nhiệm gắn số phận mình với đất nước:

“Lúc tôi sinh ra là lúc Nam kỳ thất thủ đã 5 năm, tiếng khóc oa oa chàođời như báo trước cho tôi rằng, mày sẽ làm người dân mất nước” (Phan BộiChâu niên biểu)

3.1 Người hào kiệt kiểu cũ:

– Thơ khẩu khí:

Khi chưa lên đỉnh non xaNon xanh trăm ngọn như ta khác nàoKhi ta lên đến đỉnh cao

Non xanh trăm ngọn, ngọn nào bằng ta

Du Đại Huệ Sơn cảm tác

Giống Cao Bá Quát:

Triển du Hoành Sơn lập

Mộ há Bàn Kính dụcHuề thủ lưỡng phiến thạchGiang sơn bất doanh cúc

Trang 29

Đã chơi xuân đúng quan nghị chi chiKhi ngâm nga xáo lộn cổ kim điTùa tám cõi náu về trong một túi.

Hai vai gánh vác sơn hà

Đã chơi chơi nốt, ối chà chà xuân!

3.2 Người chí sĩ duy tân:

Dám vứt bỏ lối sống tầm thường Lời tuyên ngôn của cả một thế hệ –hướng về phía biển, sống mãnh liệt:

Xuất dương lưu biệt

Sinh vi nam tuyến hy kỳ, Khẳng hứa càn khôn từ chuyển di.

Ư bách niên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thầy.

Giang sơn tứ hy sinh đồ nhức, Hiền thánh liêu nhiên ông diệc si Nguyện trục trường phong đông hải khứ,

Trang 30

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

(Làm trai phải lạ ở trên đời,

Há để càn khôn tự chuyển dời

Trong khoảng trăm năm cần có tớ,Sau này muôn thủa họ không ai

Non sông đã chết sống thêm nhục,Hiền thành còn đâu học cũng hoài

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

(Tôn Quang Phiệt dịch)

Văn tế Phan Chu Trinh

– Mở đầu là những lời đánh giá trang trọng, có tầm vóc quốc tế, đồngthời là kiểu anh hùng mới tiếp nối những kiểu anh hùng đã xuất hiện trong lịchsử:

Vậy ta phải kêu người chín suối

– Xuất thân từ cửa Khổng sân Trình:

Nhớ tiên sinh xưa:

Trang 31

Tú dục Nam châu;

Linh chung Đà hàn

Nghiệp thừa gia cung kiếm cũng pha đường;

Nền tác thánh thi thư từng thuộc lối

Gan to tày bể, sức xông pha nào kể ức muôn người;

Mắt sáng hơn đèn, tài linh lợi từ khi năm bảy tuổi

– Thời đại mới, đi đến tư tưởng duy tân Bậc thánh mới là Mã Ni, Lư

Thoa, Mạnh Đức địa bàn hoạt động có tính chất quốc tế:

Song le:

Khí vẫn tranh vanh;

Chí càng viễn đại

Tài Mã Ni đang chứa sức hô hào;

Tuồng Lỗ Dịch quyết ra tay đào thải

Đội tiên phong đâu tá, gió Duy tân từ Đông hải thổi vào;

Gương ngoại quốc kia là, sóng cách mạng bởi Âu châu dồn tới.Dọc ngang trời đất, rực vẻ văn minh;

Tức tối nước nhà, cam đường hủ bại

Cá chậu chim lồng vơ vẩn thế, áng công danh thôi vất lối tầmthường

Rồng mây cọp gió lạ lùng chi, miền thanh khí thử hô người trungngoại

Trang 32

Cậy tân học dặm dò đường tự chủ Lư Thoa, Mạnh Đức so sánhngười xưa;

Mượn Đông du thăm hỏi bạn đồng tâm, Hương Cảng, HoànhTân, lỏi len đường mới

Khí dân ta ngày một dồi dào;

Sức dân ta ngày càng cứng cỏi

Một tiếng xướng có muôn tiếng họa, thần tự do nên đủng đỉnh vềđây;

Bạn người Việt với thầy người Tây, ma chuyên chế dám dùngdằng ở mãi

– Lòng kiên trinh, khí tiết vững vàng:

Nào hay:

Trời đã éo le;

Người cảng quỷ quái

Chứa chan máu quốc, nước vẩn vơ hồn;

Xao xác tiếng gà, trời mù mịt tối

Trường nô lệ chung quanh là rắn rết, văn cứu thời khen khéo gâyoan;

Trang 33

Ô dã man ngan ngát những hùm beo, miếng ái quốc hóa nênbuộc tội.

Thành Hà Nội ùn ùn mây ác độc; nào kẻ lánh mình, nào ngườichống thuế, chữ âm mưu tô vẽ đủ trăm đường;

Đảo Côn Lơn rực rực lửa oan cừu, thấy người yêu nước, thấy kẻthương dân, tơ xướng loạn dệt thêu ra một mối

Sương đơn gió kép, giữa hội mịt mù;

Mưa dập sóng dồn, xót ông chìm nổi

Thân, Dậu, Tuất bấy nhiêu năm tân khô, khi đào cây, khi lượm

đá, giữa bể trần gió bụi vẫn ung dung;

Đặng Hoàng (Huỳnh), Ngô ba bốn bác hàn huyên, khi uống rượu,khi ngâm thơ, ngoài cửa ngục lầm than mà khẳng khái

Hồi đen may cũng lần lừa;

Lòng đỏ vẫn còn hăng hái

Quay đầu lại giả ơn tù đảo, tấm thân giả còn nặng gánh giangsơn;

Bước chân đi tìm bạn âu châu, đôi tay trắng quyết phất cờ xã hội

Án tái phạm vì lời thông Đức, dạ sắt vàng thêm thử lại thêm bền;Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm sét chẳng kinh cùngchẳng hãi

Gương vĩ nhân treo những bao giờ;

Hồn cố quốc mới về năm ngoái

Trước mặt não ai hớn hở, thấy ngựa xe luống ngẩn ngơ chiều;Bên tai những tiếng kêu van, nghe sưu thuế càng ngao ngán nỗi.Dưới miệng cọp gửi đàn con đỏ, phúc trùng lai thêm bận dạ thahương;

Trang 34

Trên quyền người đeo giống da vàng, lòng cảm tử quyết lùaquân hậu đội.

Ước những chuông đều trống nhịp; khắp ba kỳ cho vang tiếngreo hò:

Mới là anh trước em sau, dắt một lũ để đồng bào gắng gỏi

Khéo vô tình trời chẳng chiều người;

Nên bất hạnh mừng mà hóa tủi

Tiệc hoan nghênh mới đó, não nùng rượu chửa phai mùi;

Hội truy điệu gần đây, thấp thoáng hương đà bén khói

– Tự khóc cho mình và khóc cho một thế hệ người chí sĩ đã chịu nhiều

hy sinh, đã thất bại, nhưng vẫn tràn trề hy vọng ở tương lai:

Anh em ta:

Đất rẽ đôi đường;

Tình chung một khối

Gánh tồn vong ai cũng nặng nề;

Nghĩa chung thủy lòng càng bối rối

Sóng gió một con thuyền chung chạ, mái chèo đương lúc cheoleo;

Mây mù muôn dặm đất xa khơi, dấu ngựa nhờ ai giong ruổi.Ngại ngùng thay người ngọc mù sa;

Ngao ngán nhẽ giọt châu mưa xối

Thương ôi!

Bể bạc còn trơ;

Trời xanh khó hỏi

Nghìn vàng khôn chuộc được anh hào;

Trang 35

Tấc dạ dám thề cùng sông núi.

Trước đã giỏi mà sau thêm giỏi nữa, dấu cộng hòa xin ráng sứctheo đòi;

Thác còn thiêng thời sống phải thiêng hơn, thang độc lập quyết

ra tay vin vót Lời này ông xét cho chăng?

Lòng ấy trời đã soi rọi!

(1926)

– Thung dung – phong cách kẻ sĩ thời cổ:

Vẫn là hảo kiệt vẫn phong lưuChạy mỏi chân thì hãy ở tù

Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót

– Thừa nhận sự thất bại của thế hệ của mình – chí sĩ duy tân:

Trời đất may còn thân sống sótTháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh

– Kêu gọi một cách rất trang trọng:

Trang 36

Thưa các cô các cậu lại các anh,Đời đã mới, người càng thêm đổi mới.

Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội,Xúm vai vào gánh vác cựu giang san

Đi cho êm đứng cho vững trụ cho gan,Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại

– Yêu nước và dám hy sinh vì nước:

Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi:

Xếp bút nghiên mà dưỡng lấy tinh thầnĐừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ănDựng gan óc lên đánh tan sắt lửa

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ

Mới thế này là mới hỡi chư quânChữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân

Bài ca chúc Tết thanh niên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trần Đình Hươu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời

1900 – 1930, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988

Trang 37

2 Chương Thâu: Văn thơ Phan Bội Châu, NXB Văn học, Hà Nội, 1967

3 Chương Thâu, Trần Ngọc Vượng: Phan Bội Châu – về tác gia và tácphẩm, tái bản, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007

CÂU HỎI

1) Tìm hiểu sự vận động tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu qua thơvăn ông

2) Quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu

3) Sự vận động của hình tượng người chí sĩ duy tân qua 4 tác phẩm:Chơi xuân, Xuất dương lưu biệt, Văn tế Phan Chu Trinh, Bài ca chúc Tếtthanh niên của Phan Bội Châu

4) Tìm hiểu giọng “lâm ly bi thống” trong thơ Phận Bội Châu qua bảndịch Lê Đại

Bài 3 NỀN VĂN HỌC MỚI HÌNH THÀNH Ở ĐÔ THỊ

1 SỰ RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN HỌC MỚI

1.1 Sự chuẩn bị cho một nền văn học mới

Manh nha từ thế kỉ trước, bắt đầu từ Nam bộ

– Nơi tiếp xúc với Văn minh Pháp sớm nhất

– Đô thị hóa TBCN sớm và sâu rộng nhất

– Chính sách văn hóa của Pháp: Nam kỳ là thuốc địa của Pháp, nênPháp muốn đồng hóa, và cắt đứt với cội nguồn văn hóa dân tộc và những ảnhhưởng của văn hóa Trung Hoa

* Kinh tế:

Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp

– Thập niên 80 TK XIX thực dân Pháp cho hệ thống đào kênh xáng ở

ĐB Nam Bộ để mở rộng đất canh tác, xuất tiền cho dân vay để trồng lúa Đưa

Trang 38

diện tích cạnh tác từ 380.000 mẫu (1868) lên đến 2.650.000 mẫu (1938) – tức

là gấp 7 lần Khiến cho số người giàu chiếm đến 7.000/18.000 hộ toàn ĐôngDương

– Tuyến đường sắt SG– Mỹ Tho khởi cộng vào năm 1881, hoàn thànhvào năm 1882 Đầu TK XX hoàn thành: cầu Long Biên (1902), Đường sắtxuyên Việt (khánh thành toàn tuyến 1936),…

– Đô thị hóa tư bản chủ nghĩa (cùng với quá trình bần cùng hóa nôngdân) nhanh chóng: SG từ 20.000 dân (1868) lên 300.000 dân (1929) Các đôthị mới mọc lên mau chóng: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Vinh,

– Chủ trương dùng chữ quốc ngữ để cắt VN ra khỏi văn hóa truyềnthống Khuyến khích ra báo, phiên âm truyện Nôm, dịch truyện Tàu, dịch vănhọc Pháp ra quốc ngữ

Trường Pháp Việt được mở ra:

– Du học: Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn Cương du học ở Alger

– 1873 mở trường đầu tiên: Trường Hậu bồ (Collège des Stagiaires) doTrương Vĩnh Ký điều hành

– 1887 mở trường tiếng Pháp ở Kinh đô do Diệp Văn Cương làmChưởng giáo

– 1900 cả 5 quận SG đều có trường cho nam sinh và nữ sinh, nổi tiếngnhất là Chasseloup Laubat

– 1913 ở Huế có trường Quốc học, HN có Trường Bưởi (Collège duProtectorat)

Trang 39

– Sau đó mỗi xã đều có trường tiểu học Pháp– Việt (sơ đẳng), cáchuyện lỵ thì có tiểu học toàn cấp

1.1.1 Báo chí, xuất bản:

Tổ chức và khuyến khích phong trào sáng tác

Làm quen với các tác phẩm văn học phương Tây

Nơi tập dượt ngòi bút của người viết

Báo chí Nam Kỳ:

– Đầu tiên: Gia Định báo (15/4/1865 – 1909): Lúc đầu do EmestPotteaux làm chánh tổng tài, từ năm 1869 do Trương Vĩnh Ký làm Chánhtổng tài Tờ báo có 2 phần:

Công vụ: văn thư, quyết định của chính quyền Pháp (công báo)

Thứ vụ: khoa học thường thức, văn học

Tiếp theo là các tờ:

– Nhật trình Nam Kỳ (1883)

– Báo hộ Nam dân (1888)

– Thông loại khóa trình (1888–1889): tạp chí KHXH đầu tiên do TrươngVĩnh Ký chủ trương

– Phận Yên báo (1898): Diệp Văn Cương chủ chương, tờ báo tư nhânđầu tiên của nước ta

– Nông cổ mín đàm (1901): đầu tiên do Canavaggio làm chủ nhiệm,Lương Dữ Thúc (Lương Khắc Ninh) làm chủ bút (loạt bài Thương cả luận).Sau đó Trần Chánh Chiếu, làm chủ bút (1906–1907) Tờ báo thể hiện rất rõchủ trương vận động Duy tân (Nam Bộ gọi là Minh tân)

– Lục tinh tân văn (1907–1944): 1907–1908 Trần Chánh Chiếu làm chủbút 51 số đầu là tờ báo “Minh tân” (Duy tân) Ông bị Pháp bắt vì tội “đại ác”(chống chính quyền), tờ báo lại giao cho Lương Khắc Ninh Lúc đầu là tuần

Trang 40

báo, sau đó trở thành nhật báo, là một trong những tờ báo lớn nhất của NamKỳ.

Miền bắc và miền Trung:

Đầu tiên là tờ Đại Nam đồng văn nhật báo (chữ Hán) ra đời năm 1892Tiếp theo là các tờ: Đại Việt tân báo (1905), Đông Dương tạp chí (1913)của Nguyễn Vãn Vĩnh, tờ báo có phần văn chương, Nam Phong tạp chí(1917) của Phạm Quỳnh, có phần Văn uyển, sưu tập thơ văn cũ và phầnSáng tác…

Rồi hàng loạt các báo khác nữa: Hữu thanh tạp chí, Tiếng dân, Phụ nữtân văn, Đông Pháp thời báo, Chuông rè (tiếng Pháp: La Clodefelaire) đăngrải rác thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết

Ngày đăng: 08/03/2017, 06:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội,1988 Khác
2. Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú: Lịch sử văn học Việt Nam, Tập IVb, NXB Giáo dục, 1978 Khác
3. Nguyễn Khắc Xương: Tản Đà tuyển tập, NXB Văn học, Hà Nội, 1986 4. Tầm Dương: Tản Đà khối mâu thuẫn lớn, Tái bản lần thứ 1, NXB.Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, TP.HCM, 2003CÂU HỎI Khác
1. Tại sao nói Tản Đà là người tài tử trong xã hội tư sản Khác
2. Những cách tân nghệ thuật trong thơ Tản Đà (thể thơ, giọng điệu, hình tượng, ngôn ngữ…) Khác
1. Đoàn Lê Giang (2009), Văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến 1932, Đề cương bài giảng Khác
2. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Khác
3. Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú (1978): Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 1V, Nxb. Giáo dục, Hà NộiTài liệu tham khảo Khác
3. Hồ Biểu Chánh: Một số tiểu thuyết của trước năm 1930: Ai làm được, Chúa Tàu Kim Quy, Cay đắng mùi đời, Một chữ tình, Nhân tình ấm lạnh, Tiền bạc bạc tiền, Ngọn cỏ gió đùa, Khóc thầm, Con nhà nghèo… Khác
4. Nguyễn Huệ Chi (1989), Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách, NXB Văn học, Hà Nội Khác
5. Tầm Dương (2003), Tản Đà khối mâu thuẫn lớn, Tái bản lần thứ 1, NXB.Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, TP.HCM, 2003 Khác
6. Đoàn Lê Giang: Văn tuyển văn học Việt Nam 1900–1932, Đại học Quốc gia TP.HCM Khác
7. Dương Quảng Hàm (1967): Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục (tái bản lần thứ 10), Sài Gòn Khác
8. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi và nhiều người khác (2004), Từ điển văn học (Bộ mới), NXB. Thế giới, Hà Nội, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Khuê (1998), Chân dung Hồ Biểu Chánh, NXB.TP.Hồ Chí Minh, tái bản, TP. Hồ Chí Minh Khác
10. Huỳnh Lý, Hoàng Ngọc Phách (1983), Thơ Phan Chu Trinh, NXB.Văn hóa thông tin, Hà Nội Khác
12. Đặng Thai Mai (1974), Văn thơ cách mạng Việt Nam, NXB Văn học, HN Khác
13. Lữ Huy Nguyên (1984), Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học, Hà Nội Khác
14. Nhiều tác giả (2006), Hồ Biểu Chánh – người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh Khác
15. Nhiều tác giả (1976), Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w