1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Và Tình Huống Hội Thi Hòa Giải Viên Giỏi Huyện Hưng Nguyên Lần Thứ 4

37 651 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 582 KB

Nội dung

Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của phápluật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự viphạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo

Trang 1

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TÌNH HUỐNG

HỘI THI HÒA GIẢI VIÊN GIỎI HUYỆN HƯNG NGUYÊN LẦN THỨ 4

B Hòa giải ở cơ sở là hành vi thuyết phục các bên tranh chấp chấm dứt xungđột hoặc xích mích nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư

C Hòa giải ở cơ sở là việc tổ hòa giải hoặc các tổ chức thích hợp khác củanhân dân ở thôn, xóm, làng bản ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác hướngdẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giảiquyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm bảo đảm trật tự,

an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư

Đáp án: A Quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở.

Câu 2: Những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nào sau đây được hòa giải ở cơ sở?

A Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu,nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

B Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích côngcộng;

C Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phátsinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bànội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong giađình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn

Đáp án: A, C Khoản 1 Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở; Điểm b,c Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ.

Câu 3: Các trường hợp nào sau đây không được hòa giải ở cơ sở?

A Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích côngcộng;

B Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của phápluật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự viphạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

Trang 2

C Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tínhtình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sửdụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinhchung hoặc các lý do khác);

Đáp án: A, B Quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở; Điểm a,b Khoản 2, Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ.

Câu 4: Các vi phạm pháp luật nào sau đây thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở?

A Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấntheo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 củaChính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã,phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý viphạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật Xử lý viphạm hành chính

B Tất cả vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệmhình sự

C Tất cả vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hànhchính

Đáp án: A Quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở; Điểm e, khoản 1, Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ.

Câu 5: Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở?

A Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thứchòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác

Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân

cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác

B Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở; Tạo điều kiện, hỗ trợ chohoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ chohoạt động hòa giải ở cơ sở

C Tất cả các phương án nêu trên.

Đáp án: C Quy định tại Điều 5 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 6: Tổ hòa giải, hòa giải viên được hỗ trợ kinh phí cho những nội dung nào sau đây?

A Chi hỗ trợ để mua văn phòng phẩm; mua, sao chụp tài liệu phục vụ hoạt

động của tổ hòa giải; tổ chức các cuộc họp, sơ kết, tổng kết hoạt động của tổ hòagiải

Trang 3

B Chi thù lao cho hòa giải viên theo vụ, việc; Chi hỗ trợ cho hòa giải viênkhi gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thựchiện hoạt động hòa giải.

C Tất cả các phương án nêu trên

Đáp án: C Quy định tại Điều 13, Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ.

Câu 7: Để trở thành Hòa giải viên ở cơ sở, công dân Việt Nam phải có các tiêu chuẩn nào sau đây?

A Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư

B Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật

C Có 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động,

có kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động

Đáp án: A và B Quy định tại Điều 7 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 8: Việc bầu hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố được tổ chức bằng một trong các hình thức nào sau đây?

A Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ giađình;

B Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình

C Biểu quyết của các hộ gia đình

Đáp án: A và B Quy định tại Khoản 2, Điều 8 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 9: Hòa giải viên ở cơ sở có quyền nào sau đây?

A Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; đượccung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải

B Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi

ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải

C Được trả lương hàng tháng

Đáp án: A và B Quy định tại Khoản 4,7, Điều 9 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 10: Hòa giải viên có nghĩa vụ nào sau đây?

A Tuân thủ các nguyên tắc tổ chức hoạt động hoà giải ở cơ sở;

B Từ chối tiến hành hoà giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liênquan đến vụ việc hoà giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm kháchquan, công bằng trong hoà giải;

C Thực hiện hoà giải khi chưa có đủ căn cứ tiến hành hoà giải

Trang 4

Đáp án: A và B Quy định tại Khoản 2,3, Điều 10 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 11: Hòa giải viên có nghĩa vụ gì khi thấy mâu thuẫn, tranh chấp

nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng?

A Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa

B Thông báo kịp thời cho Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấpxã

C Thông báo kịp thời cho Trưởng công an xã

Đáp án: A Quy định tại Khoản 4 Điều 10 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 12: Hòa giải viên có nghĩa vụ gì khi phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự?

A Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩmquyền xử lý

B Thông báo kịp thời cho Chủ tịch UBND xã

C Thông báo kịp thời cho Công an cấp huyện

Đáp án: A Quy định tại Khoản 5 Điều 10 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 13: Tổ hòa giải có trách nhiệm nào sau đây?

A Tổ chức thực hiện hoà giải

B Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các giải pháp để tiến hành hòagiải vụ, việc phức tạp

C Kiến nghị với Công an xã về hoạt động hòa giải ở cơ sở, các điều kiệncần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở

Đáp án: A và B Quy định tại Khoản 1,2, Điều 13 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 14: Tổ trưởng Tổ hòa giải có quyền và nghĩa vụ nào sau đây?

A Phân công, phối hợp hoạt động của các hòa giải viên

B Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải

C Đề nghị cho thôi làm hòa giải viên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 củaLuật Hòa giải ở cơ sở năm 2013

Đáp án: A và C Quy định tại Khoản 1, 3, Điều 15 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Trang 5

Câu 15: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào?

A Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên tronghòa giải ở cơ sở

B Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở

C Hoà giải ở cơ sở để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý vềhình sự

Đáp án: A và B Quy định tại Khoản 1,5, Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 16: Hòa giải cơ sở được tiến hành khi có một trong những căn cứ nào sau đây?

A Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải

B Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải

C Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu bị xử phạt hành chính và bị xử lý hìnhsự

Đáp án: A và B Quy định tại Khoản 1,2, Điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 17: Các bên trong hòa giải có quyền và nghĩa vụ nào sau đây?

A Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải

B Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng

cứ có liên quan

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: C Quy định tại Khoản 1,5, Điều 17 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 18: Trong quá trình hoà giải, những người nào có thể được mời tham gia hòa giải?

A Người có chức vụ, địa vị trong xã hội

B Người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người cótrình độ pháp lý, có kiến thức xã hội

C Già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan,

tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải

Đáp án: B và C Quy định tại Khoản 1, Điều 19 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 19: Việc hòa giải giữa các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau được thực hiện như thế nào?

Trang 6

A Tổ trưởng tổ hòa giải hoặc hòa giải viên được phân công hòa giải ở cácthôn, tổ dân phố đó phối hợp, trao đổi thông tin, bàn về biện pháp tiến hành hòagiải và thông báo với Trưởng ban công tác Mặt trận tại nơi đó cùng phối hợp giảiquyết

B Các hòa giải viên cùng tiến hành hòa giải và thông báo kịp thời với tổtrưởng tổ hòa giải về kết quả hòa giải

C Tổ dân phố, thôn nơi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp thực hiện hòa giải

Đáp án: A và B Quy định tại Điều 22 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013; Điều 8 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ.

Câu 20: Pháp luật quy định như thế nào về giải quyết trường hợp hòa

23 của Luật hòa giải ở cơ sở và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước cóthẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật

C Hoà giải viên yêu cầu hai bên tiếp tục tham gia hoà giải cho đến khi đạtđược thoả thuận

Đáp án: A và B Quy định tại Khoản 1,2, Điều 10 Nghị định số

15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ.

Câu 21: Pháp luật quy định thế nào là hòa giải thành?

A Hòa giải thành là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận

B Hòa giải thành là trường hợp các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải

C Hòa giải thành là thời hạn yêu cầu hòa giải đã hết.

Đáp án: A Quy định tại Khoản 1, Điều 24 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 22: Cơ quan nào sau đây có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về hòa giải cơ sở?

A Bộ Tư pháp

B Chính phủ

C Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đáp án: B Quy định tại Khoản 1, Điều 28 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 23: Trách nhiệm của UBND cấp xã trong quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở ?

Trang 7

A Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổchức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng dự toán kinhphí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải; thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổtrưởng tổ hòa giải, hòa giải viên tại địa phương.

B Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổchức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở

Báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quảthực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: C Quy định tại Khoản 2, Điều 29 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 24: Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong công tác hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào?

A Tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; vận động tổ chức, cánhân chấp hành pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở

B Lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở

C Phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở

Đáp án: A và C Quy định tại Khoản 1, Điều 30 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Câu 25: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, kết quả hòa giải thành ở cơ sở có được Toà án xem xét công nhận không?

A Có

B Không

C Pháp luật không quy định

Đáp án: A Quy định tại Điều 416 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Câu 26: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về năng lực hành vi dân sự của cá nhân?

A Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành

vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự

B Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là việc cá nhân xác lập, sở hữu, thựchiện quyền, nghĩa vụ dân sự

C Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyềndân sự và nghĩa vụ dân sự

Đáp án: A Quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 27: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, những người nào có thể bị Toà

án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?

Trang 8

A Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,làm chủ được hành vi.

B Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tàisản của gia đình

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: B Quy định tại Khoản 1, Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 28: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi

có các điều kiện nào sau đây?

A Chủ thể tham gia nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba

B Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợpvới giao dịch dân sự được xác lập;

C Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nộidung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức

xã hội

Đáp án: B và C Quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 29: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định như thế nào?

A Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập

B Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Trường hợp không thể hoàn trả được bằnghiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả

C Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức bắt buộc phải hoàn trả lại hoalợi, lợi tức đó

Đáp án: A và B Quy định tại Khoản 1,2, Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 30: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, chiếm hữu ngay tình được hiểu như thế nào?

A Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình cóquyền đối với tài sản đang chiếm hữu

B Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mìnhkhông có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu

C Là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm

Đáp án: A Quy định tại Điều 180 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 31: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, sở hữu chung của cộng đồng được hiểu như thế nào?

Trang 9

A Là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữuchung không được xác định đối với tài sản chung

B Là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồngtôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán,tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, đượctặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằmmục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: B Quy định tại Khoản 1, Điều 211 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 32: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm những tài sản nào?

A Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên.

B Tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân

sự năm 2015 và luật khác có liên quan

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: C Quy định tại Khoản 1, Điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 33: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền sở hữu chung của vợ chồng được quy định như thế nào?

A Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia

B Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất không thể phânchia

C Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu mà vợ chồng không được thoảthuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

Đáp án: A Quy định tại Khoản 1, Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 34: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp nào sau đây?

A Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ;

B Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt độngsáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

C Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo bản án, quyết địnhcủa Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

Đáp án: B và C Quy định tại Khoản 1,2, Điều 221 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 35: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản?

Trang 10

A Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ,

ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng nhữngbiện pháp không trái với quy định của pháp luật

B Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa

án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạmquyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiệnquyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: C Quy định tại Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 36: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ?

A Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự

đối với bên có quyền

B Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiệnbất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoảthuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

C Bên có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự kể cả trường hợpchứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên cóquyền

Đáp án: A và B Quy định tại Khoản 1,2, Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 37: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, nhận định nào sau đây là đúng?

A Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường

B Người từ đủ mười sáu tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường

C Người từ đủ mười bốn tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường

Đáp án: A Quy định tại Khoản 1, Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 38: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về người thừa kế?

A Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa

kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trướckhi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cánhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

B Người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì không cần phải tồn tạivào thời điểm mở thừa kế

Trang 11

C Người thừa kế là cá nhân có thể là người không còn sống vào thời điểm

mở thừa kế

Đáp án: A Quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 39: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về việc từ chối nhận di sản?

A Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chốinhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác

B Người thừa kế không có quyền từ chối nhận di sản trong mọi trường hợp

C Pháp luật không quy định về vấn đề này

Đáp án: A Quy định tại Khoản 1, Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 40: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người nào sau đây

là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?

A Con riêng của vợ, chồng

B Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

C Con thành niên mà không có khả năng lao động

Đáp án: B và C Quy định tại Khoản 1, Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 41: Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, những người nào thuộc hàng thừa kế thứ nhất?

A Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ngườichết;

B Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,

C Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

Đáp án: A Quy định tại Điểm a, khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 42: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, hành vi nào sau đây

bị nghiêm cấm?

A Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

đã được công bố; Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích

B Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng kývới cơ quan nhà nước có thẩm quyền

C Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước

Đáp án: A và B Quy định tại Khoản 1,2,3,6, Điều 12 Luật Đất đai năm 2013.

Câu 43: Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

Trang 12

A Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; Khai thácnguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt,không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật

B Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật đã qua kiểm dịch; vi sinh vậttrong danh mục cho phép

C Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; cácchất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí

Đáp án: A và C Quy định tại Khoản 1,2,5, Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Câu 44: Theo Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất có quyền nào sau đây?

A Được Nhà nước đảm bảo kinh phí trong việc cải tạo đất nông nghiệp

B Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất

C Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Đáp án: B và C Quy định tại Khoản 1,6, Điều 166 Luật Đất đai năm 2013.

Câu 45: Theo Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất có nghĩa vụ chung nào sau đây?

A Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sửdụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình côngcộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan

B Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật

C Giao lại đất khi không thực hiện các biện pháp bảo vệ đất

Đáp án: A và B Quy định tại Khoản 1,3, Điều 170 Luật Đất đai năm 2013.

Câu 46: Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền nào sau đây?

A Có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước gửi văn bản cung cấp thôngtin về công tác bảo vệ môi trường

B Có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ký cam kết vềbảo vệ môi trường

C Có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kếtquả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở

Đáp án: C Quy định tại Khoản 2, Điều 146 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Trang 13

Câu 47: Theo Luật Đất đai năm 2013, khi có tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp được Nhà nước khuyến khích thực hiện việc nào sau đây?

A Tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở

B Gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải

C Gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một bên tranh chấp

để hòa giải

Đáp án: A Quy định tại Khoản 1, Điều 202, Luật Đất đai năm 2013.

Câu 48: Theo Luật Đất đai năm 2013, trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành, đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì được giải quyết bởi chủ thể nào?

1 Tòa án nhân dân

2 Uỷ ban nhân dân cấp huyện

3 Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đáp án: A Quy định tại Khoản 1, Điều 203, Luật Đất đai năm 2013.

Câu 49: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các hành vi nào sau đây bị cấm?

A Yêu sách của cải trong kết hôn; cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở

ly hôn

B Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại,mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vôtính

C Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; kết hôn giữa nhữngngười cùng giới tính

Đáp án: A và B Quy định tại Điểm đ,e,g, Khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân

B Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi

C Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số

Đáp án: B và C Quy định tại Khoản 3,4, Điều 13, Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

Trang 14

Câu 51: Theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006, để đảm bảo bình đẳng giới, các hành vi nào sau đây bị cấm?

A Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới

B Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; Bạo lực trên cơ sở giới

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: C Quy định tại Khoản 1,2,3, Điều 10, Luật Bình đẳng giới năm 2006.

Câu 52: Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, hành vi bạo lực gia đình gồm các hành vi nào sau đây?

A Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập,xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;Cưỡng ép quan hệ tình dục;

B Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,

bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

C Huỷ hoại, đập phá tài sản riêng của mình trong gia đình

Đáp án: A và B Quy định tại điểm b,c, d, đ, Khoản 1, Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Câu 53: Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm

2007, các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vibạo lực gia đình

B Sử dụng, phổ biến thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm tuyên truyềnphòng, chống bạo lực gia đình

C Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thựchiện hoạt động trái pháp luật

Đáp án: A và C Quy định tại Khoản 2,6, Điều 8, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Câu 54: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các hành vi nào sau đây bị cấm?

A Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kếthôn, cản trở kết hôn;

B Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồngvới người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như

vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: C Quy định tại điểm a, b, c, Khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trang 15

Câu 55: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, độ tuổi kết hôn của nam và nữ được quy định như thế nào?

A Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên

B Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

C Nam và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

Đáp án: B Quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Câu 56: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân giữa những người cùng giới tính được quy định như thế nào?

A Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

B Nhà nước thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

C Nhà nước cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính

Đáp án: A Quy định tại Khoản 2, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Câu 57: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được quy định như thế nào?

A Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận

B Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do người chồng quyết định

C Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do người vợ quyết định

Đáp án: A Quy định tại khoản 1, Điều 35, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Câu 58: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản nào sau đây được xác định là tài sản riêng của vợ chồng?

A Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

B Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; Tài sản được hình thành từ tàisản riêng của vợ, chồng

C Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

Đáp án: B và C Quy định tại Điều 43, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Câu 59: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của vợ (chồng) có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn trong trường hợp nào?

A Khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác màkhông thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của

Trang 16

bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tínhmạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

B Khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác màkhông thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình

C Khi một bên vợ hoặc chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng,

vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thầncủa họ

Đáp án: A Quy định tại khoản 2, Điều 51, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Câu 60: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong những trường hợp nào sau đây?

A Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhânphẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa

vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

B Phá tán tài sản của con; Có lối sống đồi trụy; Xúi giục, ép buộc con làmnhững việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: C Quy định tại khoản 1, Điều 85, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Câu 61: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa những đối tượng nào sau đây?

A Giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bàngoại và cháu

B Giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: C Quy định tại khoản 1, Điều 107, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Câu 62: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, căn cứ vào tính chất và mức

độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tội phạm được phân thành những loại nào sau đây?

A Tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng

B Tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: C Quy định tại khoản 1, Điều 9, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Câu 63: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp nào sau đây?

Trang 17

A Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

B Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưngvẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

C Cả hai phương án nêu trên

Đáp án: C Quy định tại Điều 10, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trang 18

PHẦN II: TÌNH HUỐNG

Tình huống 1: Ông A vừa nghỉ hưu nên có ý định mua mấy con bò cái về

nuôi nhằm tăng gia sản xuất Biết bà B ở gần nhà nuôi nhiều bò và cũng đangđịnh bán để lấy tiền chữa bệnh cho chồng, ông A đã đến nhà bà B để hỏi mua.Sau khi kiểm tra, xem xét, ông A chọn được 02 con bò cái vừa ý, ông A và bà Bđồng ý với giá 30 triệu đồng Sau khi thỏa thuận xong, ông A đặt cọc trước 05triệu đồng, hẹn hôm sau sang trả đủ số tiền còn lại và dắt bò về Đúng hẹn, ông Ađem tiền đến, nhưng khi kiểm tra lại thấy con bò bị thương ở chân, đi khôngvững nên ông A không đồng ý mua và yêu cầu bà B trả lại tiền đặt cọc Bà B chorằng do sơ suất trong lúc chăn giữ nên con bò bị một vết thương ở chân, sau đó

bà đã mời cán bộ thú y đến chữa trị, hai tuần sau sẽ hết Bà B đề nghị ông A trả

đủ tiền, dắt bò về, không đồng ý trả lại tiền đặt cọc cho ông A Sau đó hai bên cãi

vã, to tiếng và nặng lời với nhau

Ông (bà) hãy trình bày quy định pháp luật điều chỉnh vụ việc trên? Cáchgiải quyết của hòa giải viên trong trường hợp này như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1 Căn cứ giải quyết

- Căn cứ pháp luật: Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân

sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

- Vận dụng một số câu ca dao, tục ngữ về tình làng, nghĩa xóm: “Bán anh

em xa, mua láng giềng gần”, “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”…

2 Cách giải quyết

- Việc con bò bị thương ở chân là rủi ro nằm ngoài ý muốn của bà B; vếtthương nhẹ không chạm vào xương, sẽ lành hẳn trong vòng hai tuần (theo lời cán

bộ thú y), việc ông A đòi lại tiền đặt cọc và không mua bò sẽ gây khó khăn cho

bà B, trong lúc bà B đang cần bán bò để có tiền chữa bệnh cho chồng, chuyện rủi

ro xảy ra, hai bên nên cùng nhau chia sẻ, gánh vác

- Hướng giải quyết: Để bò ở lại nhà bà B, bà B có nghĩa vụ chăm sóc, chữatrị vết thương Trong hai tuần, nếu bò trở lại bình thường và không ảnh hưởngđến việc đi, đứng của nó sau này (phải có sự theo dõi, kết luận khách quan củacán bộ thú y) thì ông A đem số tiền còn lại đến trả đủ cho bà B và dắt bò về Sauhai tuần bò vẫn chưa lành vết thương thì bà B có nghĩa vụ trả lại tiền đặt cọc choông A

Ngày đăng: 08/03/2017, 06:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w