1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề ngôn ngữ dân gian trong thơ nguyễn bính

20 3,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 69,25 KB

Nội dung

chuyên đề ngôn ngữ dân gian thơ nguyễn bính tham khảo

Trang 1

Mục Lục

Chuyên đề: Nghệ thuật “chân quê” trong

thơ Nguyễn Bính

I. Lý do chọn đề tài.

Trong lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc, so với nhiêu ngành nghệ thuật khác văn học

có một vị trí quan trọng Kho tàng văn học dân tộc vô giá chưa được khai thác hết sự giàu có

và giá trị văn chương của nó Mười thế kỉ văn học viết với những tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Hồ Xuân Hương, Nam Cao, Tố Hữu…chính

là niềm tự hào của nền văn hóa, văn học dân tộc

Văn học Việt nam là một quá trình phát triển liên tục có tính kế thừa và phát huy cao độ Tuy mỗi thời kì có một đặc trưng riêng biệt song vẫn có những giá trị mang tính truyền thống Việc nắm vững từng giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với giai đoạn

đó mà còn là cơ sở để nắm vững các giai đoạn trước và sau nó Thời kì 45 năm đầu thế kỉ

XX nói chung, giai đoạn 1932 – 1945 nói riêng là vô cùng quan trọng vì nó có nhiều biến động lịch sử quyết định sự phát triển của dân tộc, vì thế văn học cũng vô cùng đa dạng, phong phú và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc

Trên tiến trình phát triển của văn học, trên quá trình hội nhập cùng phương Tây, Nguyễn Bính bước chân vào diễn đàn Thơ mới như một “người nhà quê” để “đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” và để ghi tên mình vào phong trào Thơ mới Với nghệ thuật

“chân quê”, Nguyễn Bính trở thành nhà thơ thứ hai sau Nguyễn Du, được mọi tầng lớp trong

xã hội tiếp nhận những tác phẩm của ông, và tôi dám khẳng định không một người Việt Nam nào lại không biết đến những câu thơ giản đơn của Nguyễn Bính

Xuất phát từ niềm cảm kính và trân trọng dành cho người nghệ sĩ mộc mạc đất Thành Nam, tôi chọn đề tài “Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính” để đi sâu thêm, tìm hiểu về nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa dân gian của ông, đồng thời có cái nhìn

Trang 2

rõ nét hơn về bút lực, cũng như phong cách, tầm vóc của Nguyễn Bính trên nền văn học dân tộc

II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Nhìn chung qua các thời kỳ khác nhau, thơ Nguyễn Bính có những thăng trầm, nhưng việc cảm thụ, đánh giá thơ Nguyễn Bính ít có những khác biệt hoặc những mâu thuẫn gay gắt Về căn bản, những nhận xét đánh giá của giới phê bình về Nguyễn Bính khá thống nhất

Dù ở giai đoạn nào, Nguyễn Bính vẫn được xem là nhà thơ của “Chân quê”, “Hồn quê”,

“Tình quê” Trong thời gian dài, thơ Nguyễn Bính đã được nghiên cứu xem xét ở nhiều góc

độ từ nội dung đến nghệ thuật, từ tư tưởng đến phong cách, từ giọng điệu đến kết cấu Tiêu biểu có thể kể đến một vài nghiên cứu sau:

+ “Nguyễn Bính: nhà thơ chân quê – chân tài” của Hà Minh Đức

+ “Nguyễn Bính – thơ của truyền thống, của thế hệ” của Lê Đình Kỵ

+ “Nguyễn Bính: khúc buồn lỡ của người chân quê” của Nguyễn Đăng Điệp

+ “Bạn thơ của vốn dân gian” – Nguyễn Bính” của Nguyễn Xuân Sanh

+ “Thi pháp dân gian trong thơ mới Nguyễn Bính” của Nguyễn Quốc Túy

III. Quá trình nghiên cứu và phạm vi đề tài.

Mặc dù đã có những công trình lớn được nêu ở trên nhưng con người của làng cảnh Việt Nam – Nguyễn Bính vẫn luôn là đề tài mang nhiều khía cạnh, góc độ cuốn hút người viết

tìm hiểu và nghiên cứu Tuy nhiên với chuyên đề “Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn

Bính” tôi chỉ đi sâu để làm rõ hơn bút pháp dân tộc trong các thi phẩm của ông Đề tài có mục đích góp phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, một phong cách thơ có

sự nối kết hiệu quả giữa truyền thống và cách tân trong nền thơ Việt Nam giữa thế kỉ XX

Và để chuyên đề của tôi có sức thuyết phục, tôi đã lấy tư liệu từ các nguồn:

+ “Thi nhân Việt Nam” – Hoài Thanh, Hoài Trân

+ “Nguyễn Bính: tác phẩm và lời bình” – nhà xuất bản văn học

+ “Nguyễn Bính – người nghệ sĩ đắm say, mơ mộng với hồn quê” – nhà xuất bản văn hóa thông tin

+ “Nguyễn Bính về tác gia và tác phẩm” – nhà xuất bản giáo dục

+ “Việt Nam thi nhân tiền chiến” – Nguyễn Tấn Long

+ Một số nguồn Internet…

IV. Phương pháp nghiên cứu.

1 Hệ thống:Được dùng khi khảo sát nguồn tư liệu theo từng vấn đề cụ thể

2 So sánh: Được dùng khi so sánh đối chiếu với nhà thơ cùng thời hoặc cùng đề tài, cùng

“hồn đồng điệu”

3 Phân tích tổng hợp: Nhằm làm sáng tỏ từng luận điểm

V. Cấu trúc chuyên đề.

Ngoài phần mở đầu, kết luận chuyên đề gồm ba chương:

- Chương I: Khái quát chung

+ Một số khái quát về phong trào Thơ mới 1932 – 1945.

+ Vài nét về thi nhân và các tác phẩm của ông.

Trang 3

- Chương II: Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính.

+ Giọng thơ.

+ Thể thơ.

+ Ngôn ngữ thơ.

+ Biện pháp nghệ thuật.

+ Thi liệu.

- Chương III: Từ nghệ thuật dân gian đến những cách tân trong thơ Nguyễn Bính

Chương I: Khái quát chung.

I. Một số khái quát về phong trào Thơ mới 1932 – 1945.

Trong những năm đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ trước xuất hiện một dòng thơ ca thuộc khuynh hướng lãng mạn Đó là Thơ mới (hay còn gọi là Thơ mới lãng mạn) Thơ mới là một cuộc cách mạng thơ ca trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc ở thế kỷ 20 Sự xuất hiện của Thơ mới gắn liền với sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932 – 1945 Phong trào thơ mới đã

mở ra "một thời đại trong thi ca", mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại Quá trình phát triển của Thơ mới là quá trình tự khẳng định, tự thể hiện mình của cái tôi cá nhân

Một trào lưu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của lịch sử xã hội Bởi nó là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mỹ của một giai cấp, tầng lớp người trong xã hội Thơ mới là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản Sự xuất hiện của hai giai cấp này với những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng với sự giao lưu văn học Đông Tây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932 – 1945

Có thể phân chia các thời kỳ phát triển của Phong trào thơ mới thành ba giai đọan:

+ Giai đoạn 1932 – 1935: giai đoạn Thơ mới đấu tranh quyết liệt với Thơ cũ để chiếm lĩnh thi đàn Các nhà thơ mới được cởi trói tâm hồn để nhìn ngắm thế giới không phải thông qua những ước lệ cổ điển mà bằng chính con mắt và những rung động của chính tâm hồn mình

+ Giai đoạn 1936 – 1939: thời kì Thơ mới chiếm lĩnh trọn vẹn thi đàn, nhiều tài năng thi ca xuất hiện biến khu vườn Thơ mới thành một vườn hoa trăm hương nghìn sắc tạo nên một diện mạo phong phú và rực rỡ hiếm thấy của “một thời đại trong thi ca”

+ Giai đoạn 1940 – 1945: Thơ mới bắt đầu bước vào thời kì khủng hoảng, các thi nhân đã gạt bỏ lí trí, đề cao cái vô thức và siêu hình

Trên cây phả hệ văn học, Thơ mới không phải là một đứa con lạc loài mà là một đứa con

ưu tú bởi những đóng góp lớn của nó vào văn mạch dân tộc

Trang 4

+ Thơ mới được coi là một cuộc cách mạng trong quan niệm về thế giới và con người

+ Thơ mới là sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân

+ Thơ mới là một cuộc cách tân về nghệ thuật thơ ca

II. Vài nét về thi nhân và các tác phẩm của ông.

1. Thời đại

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 mất năm 1966 Được sinh ra trong thời gian này, Nguyễn Bính nhập cuộc vào thời đại mới của những năm 30-45 của thế

kỉ XX, làm một nhà thơ lãng mạn trong phong trào Thơ mới, mang tầm vóc chung của các thi sĩ lớn đương thời

2. Quê hương

Nguyễn Bính sinh ra tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) Làng quê đã sinh ra Bính, ban cho ông một tâm hồn mang đầy đủ bản chất thôn dã của nó, cùng với toàn bộ tinh hoa văn hoá, tinh thần được chung đúc

từ bao đời Đồng thời làng quê cũng tiên lượng cho Bính một số phận: ngọt ngào thì ít đắng cay nhiều – như chính nó phải chịu đựng qua cả ngàn năm

3. Cuộc đời

Mồ côi mẹ từ sớm, cha lấy vợ kế, được người cậu ruột đưa về nuôi dạy Sau theo anh trai

là nhà thơ Trúc Đường ra Hà Nội Để kiếm sống, Nguyễn Bính đã lưu lạc nhiều nơi, vừa dạy học vừa làm thơ Đến cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động ở Nam Bộ, làm tuyên huấn và văn nghệ.năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, tiếp tục làm văn nghệ và báo chí ở Hà Nội và Nam Định

Ông mất đột ngột vào sang 30 Tết Ất Tỵ, tức 20-1-1966 vì một căn bệnh hiểm nghèo khi chưa kịp sang tuổi 49

“Năm mới tháng giêng mùng một Tết Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân”.

(Nhạc xuân) Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật năm 2000

4. Phong cách thơ Nguyễn Bính

- Vị trí: Nguyễn Bính được coi là chủ soái của dòng thơ Việt, là người dẫn độc giả về với

“Chân quê”, “khơi dậy hồn xưa đất nước” – Hoài Thanh Trong bản hòa âm thơ mới, thơ Nguyễn Bính được ví như tiếng đàn bầu nỉ non, réo rắt

- Đặc điểm:

+ Cái tôi “chân quê” của Nguyễn Bính hóa thân vào những con người nhà quê như bà

mẹ, cô thôn nữ, anh lái đò chàng trai thôn Đông, cô gái bên khung cửi,… Nhà thơ đã viết về những nỗi niềm của họ, viết về những dở dang, những lỡ làng, những cay đắng của họ như khắc họa tâm tư của những mảnh hồn khác nhau nơi thôn dã Mặt khác, thi

Trang 5

nhân cũng tìm thấy sự đồng điệu, nghe thấy phía sau hững lỡ làng của họ dường như chính là sự lỡ làng của chính mình

+ Cái tôi “chân quê” của Nguyễn Bính luôn thấy mình là khách, là kẻ ngoài lề trong môi trường đô thị Cảm giác lạc lõng ngậm ngùi không thể hòa lẫn trong môi trường đô thị khiến nhà thơ luôn hoài niệm về quê hương, về những giậu mồng tơi, cay cần, hội chèo, giàn giầu,…

+ Chính cảm giác đó đã làm nên hương thơm đặc biệt của thơ Nguyễn Bính nhưng cái hồn cốt của chân quê, điều mà Nguyễn Bính luôn hướng về, chính là thế giới của con người – luôn sống theo ý thức, bổn phận, coi trọng lối sống vong thân

+ Thơ Nguyễn Bính đi về giữa hai bờ nông thôn và thành thị nên nhà thơ luôn cảm thấy bất an trước sự xâm lăng của đô thị, sự mai một của văn hóa cổ truyền

+ Thơ Nguyễn Bính là một cuộc hành trình trở về với truyền thong, cội nguồn Thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính mang đậm dấu ấn dân gian khiến thơ Nguyễn Bính mang vẻ đẹp mộc mạc, đậm đà

5. Tác phẩm tiêu biểu

Nguyễn Bính làm thơ từ năm mười ba tuổi Năm 1937, ông đã đoạt giải thưởng của Tự lực văn đoàn với tập thơ “Tâm hồn tôi”

Tác phẩm tiêu biểu:

+ Cô Hái Mơ (Thơ 1939)

+ Tương tư

+ Chân quê (Thơ 1940)

+ Các tập thơ “Lỡ Bước Sang Ngang” (Thơ 1940)

+ Tập thơ “Tâm Hồn Tôi” (Thơ 1940)

+ Hương Cố Nhân (Thơ 1941)

+ Một Nghìn Cửa Sổ (Thơ 1941)

+ Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942)

+ Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942)

+ Mây Tần (Thơ 1942)

+ Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942)

+ Cây đàn Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)

+ Ông Lão Mài Gươm (Thơ 1947)

Chương II: Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính.

I. Giọng thơ.

Trên thi đàn Thơ mới, trong khi ảnh hưởng của thơ ca Pháp đến tư tưởng của các thi nhân không nhỏ mà theo Hoài Thanh nhận xét là: “Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp”, thì hồn thơ Nguyễn Bính một mình đi trên con đường riêng, tìm đến

và trở về với ca dao và sâu sa hơn là trở về với cội nguồn, bản sắc dân tộc đã hàng ngàn năm

ấp ủ ở làng quê Bởi thế, giọng thơ của ông thấm đượm cách nói dân gian, dân tộc đậm đà

Trang 6

Người nông dân Việt Nam “một nắng hai sương”, sống với nỗi buồn nhiều hơn niềm vui – đây như là cái hồn quen thuộc bao đời của làng quê đất Việt Và hồn quê ấy đã thấm nhuần vào trang thơ của Nguyễn Bính một cách tự nhiên khiến âm điệu chung của thơ Nguyễn Bính là buồn Theo khảo sát trong số 154 bài thơ của ông trước cách mạng, số bài thuần vui thực rất ít ỏi Thơ Nguyễn Bính buồn vì tình yêu lỡ dở, buồn vì tha hương, buồn vì cuộc đời dâu bể hay thậm chí buồn vì cô gái không giữ được nguyên vẹn nét “quê mùa”:

Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

( Chân quê ) Giọng thơ Nguyễn Bính cũng thường là giọng kể lể, tâm sự, giãi bày quen thuộc của thơ dân gian:

Nếu ca dao khi muốn thể hiện tình yêu, biểu lộ nỗi thương nhớ với chàng trai, người con gái mượn hình ảnh “khăn” để giãi bày, tâm sự:

“Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt

(Ca dao) Đến thơ Nguyễn Bính, người nghệ sĩ chân quê ấy không mượn hình ảnh “khăn” nhưng để thể hiện nỗi thương nhớ, sự mong ngóng với tình nhân, ông cũng sử dụng lối nói kể lể, phơi bày cảm xúc:

Bảo rằng cách trở đò giang, Không sang là chẳng đường sang đã đành

Nhưng đây cách một đầu đình,

Có xa xôi mấy cho tình xa xôi

( Tương tư) Như một nếp sống, những người nông dân quanh năm gắn với ruộng đồng dù vui dù buồn , dù yêu thương hay căm ghét, họ luôn mạnh dạn bày tỏ phơi trải lòng mình, từ đấy mà hình thành nên một đức tính rất đáng quý: sự thật thà, mộc mạc từ tận đáy lòng Thơ Nguyễn Bính cũng vậy, nhiều thi phẩm của ông tựa như một câu chuyện nhỏ, như một lời tâm sự mà những câu chuyện, những lời tâm sự ấy luôn đem lại cảm giác gần gũi, thân thuộc, chất phác như chính con người ông Dù nói về mình hay thác lời cho bao số phận khác, hình như bao giờ Nguyễn Bính cũng muốn thanh minh lý giải hay biện hộ cho những tình cảm tốt đẹp, phức tạp của con người mà không phải ai cũng thấu tỏ Chính giá trị nhân văn cao đẹp hài hòa nhuần nhuyễn trong cái tài hoa của giọng kể, lời tâm sự đã làm cho thơ Nguyễn Bính dễ tìm được sự giao cảm với mọi người

Trang 7

Nhưng điều đáng phải nhấn mạnh không chỉ là giọng kể lể của dân gian in đậm trong thơ Nguyễn Bính mà thơ Nguyễn Bính còn bị ảnh hưởng bởi thể thơ hát nói cổ truyền dân tộc, đến nỗi Hoài Thanh phải thốt lên: “Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm” Chính Nguyễn Bính cũng đã từng khẳng định: “Tôi chủ trương thơ Việt viết cho người Việt, do đó giản dị là một điều cốt lõi Giản dị đây không đồng nghĩa với dễ dãi tầm thường” Bởi thế, Nguyễn Bính làm thơ thật đơn giản chỉ như những người nghệ sĩ dân gian mà ta có thể gặp ở bất cứ đâu nơi làng quê thuở trước – những người giỏi đặt vè, nói tiếu lâm, kể chuyện khéo…

Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn rang

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

(Chân quê) Nguyễn Bính, cũng như những nghệ sĩ tài năng khác, biết cách làm giàu cho thi phẩm của mình bằng phù sa màu mỡ của mảnh đất dân gian

Nếu dân gian có câu:

Em về dọn quán bán hàng

Để anh là khách đi đàng trú chân.

Thì trong thơ Nguyễn Bính, ta bắt gặp thi liệu không mới nhưng hồn thơ vẫn đậm chất Nguyễn Bính:

Lòng em là quán bán hàng Dừng chân cho khách qua đàng mà thôi.

(Em với anh) Bên cạnh lối nói giãi bày kể lể, Nguyễn Bính còn vận dụng triệt để, tinh luyện lối nói khẩu ngữ quen thuộc trong các câu ca giao duyên, câu ca tán tỉnh trêu ghẹo của trai hiền và gái đồng trinh Một vài biểu hiện rõ nét của lối nói khẩu ngữ chính là lối nói đùa ghẹo và lối nói bóng gió Lối nói đùa ghẹo được Nguyễn Bính sử dụng để hoàn thiện những câu thơ lục bát của mình bằng giọng điệu dân gian

Hỡi cô con gái hái mơ già

Cô chửa về ư? Đường thì xa

Mà cái thoi ngày như sắp tắt Hay cô ở lại về cùng ta?

(Cô hái mơ) Nếu lối nói đùa ghẹo tạo cho thơ Nguyễn Bính sự đùa vui, nghịch ngợm thì lối nói bóng gió xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Bính tạo nên vẻ đẹp ý nhị, duyên dáng cho những câu chuyện tình yêu đôi lứa

Đêm nay mới thật là đêm

Ai đem giăng giãi lên trên vườn chè.

(Thời trước) Thơ Nguyễn Bính theo Nguyễn Quốc Túy nhận xét là “cái dấu nối thơ hiện đại và thơ dân gian Có thể nói thơ ông đích thực là một thứ thơ dân gian hiện đại” Giọng điệu thấm

Trang 8

nhuần dấu ấn dân gian đã khiến thơ mới dân gian Nguyễn Bính như một ngôi sao mang màu sắc ánh sáng khác lạ trên bầu trời Thơ mới trước cách mạng Tháng Tám

II. Thể thơ.

Thơ mới dân gian Nguyễn Bính có thể chia thành 3 thể: thơ viết bằng thể lục bát, thơ viết bằng thể ngũ ngôn và thơ viết bằng thể thất ngôn Thống kê trên cuốn “Tuyển Tập Nguyễn Bính”, trên tổng số 59 bài có đến 28 bài viết bằng thể lục bát – thể loại điển hình nhất của ca dao dân ca

Anh về quê cũ: thôn Vân Sau khi đã biết phong trần ra sao.

Từ nay lại tắm ao đào Rượu dâu nhà cất, thuốc lào nhà phơi.

(Anh về quê cũ) Thơ lục bát đã có truyền thống lâu đời với sự tuần hoàn của hai câu sáu – tám, với vần chân và vần lưng bao giờ cũng hợp theo thanh bằng Thể thơ này rất thích hợp cho giọng kể

lể, lời tâm sự về những buồn thương đau sót, bâng khuâng nhớ nhung…Nguyễn Bính đã phát huy cao độ sự phù hợp giữa đặc trưng của thể loại lục bát là mềm mại uyển chuyển, giàu nhạc điệu với phong cách thơ của mình là mộc mạc, đằm thắm, dịu dàng Thi nhân thường ngắt theo nhịp 2/2/2 hay 3/3 trong câu lục và 2/2/2/2 hay 4/4 trong câu bát, cách ngắt nghịp này thường tạo cho thơ ông một vẻ trầm buồn tha thiết:

Em ơi em ở lại nhà Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương

Mẹ già một nắng hai sương Chị đi một bước trăm đường xót xa.

(Lỡ bước sang ngang) Đoạn thơ ngắn với cách ngắt nhịp 2/2/2 ở câu lục và 4/4 ở câu bát đều đặn đã giúp tác giả diễn tả sâu nhất nỗi quặn đau của người chị của Nguyễn Bính khi đi lấy chồng nhưng vẫn còn vương vấn, băn khoăn với đạo làm con

Nhờ thể lục bát quen thuộc, thi phẩm của người nghệ sĩ đồng quê của chúng ta, thời ấy, được dân chúng học thuộc, truyền miệng rộng rãi Còn thời nay, nếu đi sâu về một số vùng nông thôn chúng ta vẫn có thể nghe thấy những lời hát ru trong các tác phẩm của ông:

Thày đừng nhớ, mẹ đừng thương Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!

Thày mẹ ơi, thày mẹ ơi, Tiếc công thày mẹ đẻ người con hư!

(Thư gửi thày mẹ) III. Ngôn ngữ thơ.

Tắm mình trong không gian thơ mộng, thanh bình của làng quê, uống nước con sông quê, lớn lên từ hạt lúa củ khoai của làng quê chiêm chũng nghèo khó “chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa”, Nguyễn Bính trở thành nhà thơ của các đòng ruộng, của cánh diều bay, của dây thiên lý, của giậu mồng tơi… Chính vì vậy, đọc thơ ông người ta ngỡ như “thơ ông là viện bảo tàng của tâm hồn người Việt Nam xưa” Và chính ngôn ngữ thơ đã lấp đầy bảo tàng

ấy như thế

Trang 9

Ngôn ngữ Thơ mới dân gian Nguyễn Bính trước hết là ngôn ngữ của ca dao, dân ca, của thơ ca dân gian nói chung Rộng hơn nữa là ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân được người “nhà quê” chọn lọc, mài giũa và tinh luyện

Chúng ta gặp trong thơ Nguyễn Bính những thành ngữ, tục ngữ thân thuộc, gần gũi:

Thuốc lào hút mãi người ra khói Thơ đọc suông tình hết cả say Túi rỗng nợ nần hơn chúa chổm

Áo quần trộm mượn túng đồ thay.

(Giời mưa ở Huế) Nhà thơ đã nói lái đi thành ngữ “nợ như chúa chổm” quen thuộc trong khẩu ngữ của quần chúng để chỉ tâm trạng bất an của con người muốn hòa mình vào cuộc sống thành thị nhưng không hòa nổi, muốn quay về với thôn quê nhưng bị níu kéo nhiều bề

Hay:

Hỡi người đi gió về mưa

Có xây dựng nỗi cơ đồ gì không?

Đã đành nhớ núi thương sông, Nằm đây xa cách muôn trùng ải quan.

(Nam Kỳ cũng gió mưa)

Từ các thành ngữ “đi mây về gió”, “đi mưa về nắng” Nguyễn Bính kết hợp để thành “đi gió về mưa”, chỉ những nhọc nhằn trong việc theo đuổi khát vọng của con người

Thành ngữ, tục ngữ, rồi những từ ngữ, cách nói, cách diễn đạt mộc mạc mà người nông dân quê hay dùng: thể nào, thế là, rõ khéo, chán mớ đời, chả nhẽ, giẫu sao,…cũng được Nguyễn Bính đưa vào trong thơ hết sức tự nhiên Không những vậy, nó còn được kết hợp với cách phát âm mang đậm màu sắc quê hương làng cảnh Bắc Bộ: giàn trầu – giàn giầu, trai làng – giai làng, trời – giời,…và một số từ ngữ địa phương Cách kết hợp này không hề làm mất đi sự mềm mại, chất trữ tình của những câu thơ Nguyễn Bính mà nó còn toát ra được cái linh hồn, đem đến hơi thở nồng nàn của thôn dã

Ví chăng nhớ có như vừng nhỉ

Em thử lào xem được mấy thưng!

(Nhớ)

Ở hai câu thơ trên, tác giả sử dụng hai từ địa phương “lào” và “thưng” để cụ thể hóa nỗi nhớ người yêu đồng thời cũng gợi lên tình cảm kín đáo ẩn bên trong của nhân vật trữ tình Trong các thi phẩm của ông, bên cạnh các từ ngữ mộc mạc, Nguyễn Bính còn thêm cài các từ cửa miệng của thôn dân vào lời thơ cùng với việc tổ chức câu thơ theo cấu trúc ngữ đoạn của khẩu ngữ đã làm cho thơ ông mang đậm chất “điệu nói”

Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê.

(Chân quê) Hay:

Chết nhỉ! Đêm nay ngủ với chồng, Trời ơi! Gió lạnh! Gớm mùa đông

(Giọt nến hồng)

Trang 10

Sự ảnh hưởng của chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính còn thể hiện qua hệ thống các từ tính thái như: à, ơi, hử, nhé, nhỉ, hỡi kia… Các từ tình thái này khiến thơ ca của ông thân thuộc như lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng, như một lời giao tiếp thông thường

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày Bao giờ em mới gặp anh đây!

(Mưa xuân)

Nếu như Xuân Diệu say đắm trong màu sắc phương Tây, trong thơ ca tượng trưng Pháp, Hàn Mặc Tử siêu thực trong thơ Điên… thì Nguyễn Bính tinh ròng trong chất ca dao Bởi trong thơ Nguyễn Bính, bên cạnh các thành ngữ, tục ngữ, cách nói dân gian được ông sử dụng nhuần nhuyễn, thì những thi liệu, từ ngữ quen thuộc trong ca dao cũng được thi nhân vận dụng hết sức thi vị: thôn Đoài, thôn Đông, bên ấy, bên này, bến, thuyền, giậu mồng tơi, hàng cau, giàn giầu,…

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người.

(Tương tư) Chính nhờ thi liệu quen thuộc ấy khiến thơ Nguyễn Bính như bản giao hưởng, bản đàn hiện đại mang âm hưởng dân gian Bằng cách tách thôn Đoài, thôn Đông như lối nói của dân gian, Nguyễn Bính đã đặt hai miền không gian vào trong nỗi nhớ, niềm tương tư khiến nỗi niềm của nhà thơ như dâng cao hơn!

Bên cạnh đó, Nguyễn Bính còn bị ảnh hưởng từ dân gian lối nói định ước, áng chừng – lối nói thiên về cảm tính Điều này được thể hiện rõ qua ngôn ngữ thơ của ông

Em nghe họ nói mong manh Hình như họ biết chúng mình với nhau.

(Chờ nhau) Cụm từ “hình như” có chút gì mơ hồ, không xác định đã diễn tả một cách thật tinh tế những tình cảm e ấp, ngượng ngùng của những tình cảm trong sáng, nhẹ nhàng của những chàng trai, cô gái trong tình yêu

Vậy, ngôn ngữ của dân gian đã thấm nhuần trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính như thế, một cách tự nhiên như nó vốn thuộc về, vừa tạo nên sắc thái biểu cảm vừa mang nét chân quê đậm chất phong cách Nguyễn Bính

IV. Biện pháp nghệ thuật.

Thơ Nguyễn Bính vốn có khả năng biểu đạt cao, dễ thấm vào lòng người, dễ chạm vào kí

ức về quê hương mà mỗi người đều có Và sắc thơ mộc mạc đó còn được tác giả làm tăng thêm sắc thái biểu hiện bằng việc sử dụng thành thạo những biện pháp tu từ mà thơ dân gian hay dùng

1. So sánh

So sánh ví von là cách diễn đạt rất hay thường được dùng trong ca dao để biểu đạt ý tình Cũng như ca dao, thơ Nguyễn Bính sử dụng biện pháp so sánh với tần số cao để xây dựng hình tượng, gửi gắm tâm tư tình cảm Qua khảo sát 35 bài thơ của Nguyễn Bính trong tập

“Lỡ bước sang ngang”, ta có thể dễ dàng thấy so sánh là biện pháp tu từ xuất hiện nhiều nhất trong các biện pháp tu từ khác được tác giả sử dụng như: ẩn dụ, hoán dụ, đối, điệp, nhân hóa,

Ngày đăng: 03/03/2017, 12:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w