Đây là nơi có quần xã thực vật đặc trưng của khu vực ven biển cực Nam Trung Bộ, bao gồm các hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới, hệ sinh thái rừng nửa rụng lá và đặc biệt là
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Lê Thanh Sơn
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành!
Cha, mẹ, anh chị em trong gia đình đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình tham gia khóa học tập lớp đào tạo thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp chuyên ngành Lâm học của Trường Đại học Lâm nghiệp
Thầy hướng dẫn, tiến sĩ Nguyễn Minh Thanh đã tận tình giúp đỡ và dẫn dắt tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn này
Quý thầy, cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học Lâm học khóa 22A tại cơ sở
2 trường Đại học Lâm nghiệp, thị trấn Trảng bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Ban Khoa học Công nghệ, cơ sở 2 trường Đại học Lâm nghiệp, thị trấn Trảng bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Khoa đào tạo Sau đại học, trường Đại học Lâm nghiệp, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp và Ban Giám đốc cơ sở 2 trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn
Tập thể cán bộ khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu đã rất tận tình tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành thực tập tốt nghiệp
Toàn thể học viên lớp Cao học Lâm học K22A cùng bạn bè đồng nghiệp đã
hỗ trợ, động viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Bình Thuận, ngày 15 tháng 6 năm 2016
Tác giả
Trang 3
Trữ lượng rừng/ha (m 3 /ha) Phân bố số cây theo đường kính Phân bố số cây theo chiều cao
Ô tiêu chuẩn
Ô dạng bản Chỉ số mức độ quan trọng của loài trong quần xã Mật độ tương đối
Tiết diện ngang thân cây tương đối Giá trị trung bình
Phương sai Sai tiêu chuẩn Sai số chuẩn của số trung bình
Hệ số biến động
Độ lệch
Độ nhọn Khu bảo tồn thiên nhiên
Trang 4DANH MỤC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Phiếu điều tra tầng cây cao 17
Bảng 2.2: Phiếu điều tra cây bụi thảm tươi 17
Bảng 2.3: Phiếu điều tra cây tái sinh 18
Bảng 3.1 Dân số các xã và thị trấn thuộc Khu BTTN Takóu và vùng đệm Error! Bookmark not defined Bảng 3.2 Các loại lâm sản chính và mức độ quan trọng Error! Bookmark not defined Bảng 4.1 Danh lục các loài cây tái sinh 79
Bảng 4.2 Công thức tổ thành OTC 1 Error! Bookmark not defined Bảng 4.3: Công thức tổ thành OTC 2 Error! Bookmark not defined Bảng 4.4: Công thức tổ thành OTC 3 Error! Bookmark not defined Bảng 4.5 Công thức tổ thành OTC 4 Error! Bookmark not defined Bảng 4.6: Công thức tổ thành OTC 5 Error! Bookmark not defined Bảng 4.7: Công thức tổ thành OTC6 Error! Bookmark not defined Bảng 4.8: Tổng hợp các loài cây trong các Ô TC trạng thái IIIA 77
Bảng 4.9: Công thức tổ thành OTC 1 78
Bảng 4.10: Công thức tổ thành OTC 2 Error! Bookmark not defined Bảng 4.11: Công thức tổ thành OTC 3 Error! Bookmark not defined Bảng 4.12: Công thức tổ thành OTC 4 Error! Bookmark not defined Bảng 4.13: Tổng hợp các loài cây trong các Ô TC trạng thái IIIA1 78
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả xác định các đặc trưng mẫu D1,3 81
Bảng 4.15: Tổ thành cây tái sinh trên các OTC tính theo số cây 91
Bảng 4.16: Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh 92
Bảng 4.17: Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất 93
Bảng 4.18: Số loài và số cây trên các ÔTC 2000m2 94
Trang 5Bảng 4.19: Kết quả nghiên cứu tái sinh dưới tán cây mẹ 97
Bảng 4.20: Kết qủa phân tích đất 73
Bảng 4.21: Kết qủa phân tích thành phần cơ giới đất 74
DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1: Gốc cây Dầu Cát 31
Hình 4.2: Thân cây Dầu Cát 31
Hình 4.3: Hoa, Quả và lá Dầu Cát 31
Hình 4.4: Quả hạt Dầu Cát 32
Hình 4.5: Rễ giai đoạn cây con Error! Bookmark not defined Hình 4.6: Rễ cây trưởng thành Error! Bookmark not defined. Hình 4.7: Khai thác dầu của Dầu cát của người dân địa phương 34
Hình 4.8: Cây Dầu cát tái sinh 89
Hình 4.9: Trắc diện đồ OTC 1 79
Hình 4.10: Trắc diện đồ OTC 2 80
Hình 4.11: Biểu đồ phân bố N/ D1,3 của OTC 1 83
Hình 4.12: Biểu đồ phân bố N/ D1,3 của OTC 2 83
Hình 4.13: Biểu đồ phân bố N/ D1,3 của OTC 3 84
Hình 4.14: Biểu đồ phân bố N/ D1,3 của OTC 4 84
Hình 4.15: Biểu đồ phân bố N/ D1,3 của OTC 5 Error! Bookmark not defined Hình 4.17: Biểu đồ phân bố N/ D1,3 của 5 OTC điều tra Error! Bookmark not defined. Hình 4.18 : Biểu đồ phân bố N/ Hvn OTC 1, OTC 2 85
Hình 4.19 : Biểu đồ phân bố N/ Hvn OTC 3, OTC 4 85
Hình 4.20: Biểu đồ phân bố N/ Hvn OTC 5 85
Hình 4.21: Biểu đồ phân bố N/H cây Dầu cát của 5 OTC 86
Hình 4.22 : Đồ thị quan hệ Hvn-D1.3 theo hàm Quadratic 88
Hình 4.23: Dầu cát tái sinh chồi Error! Bookmark not defined.
Trang 6Hình 4.24: Biểu đồ mạng hình phân bố cây OTC 1 95
Hình 4.25: Biểu đồ mạng hình phân bố cây OTC 2 96
Hình 4.26: Biểu đồ mạng hình phân bố cây tại OTC 3 96
Hình 4.27: Biểu đồ mạng hình phân bố cây tại OTC 4 96
Hình 4.28: Biểu đồ mạng hình phân bố cây tại OTC 5 Error! Bookmark not
defined.
Trang 7MỤC LỤC
Trang LỜI CAM ĐOAN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED LỜI CẢM ƠN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT III DANH MỤC BẢNG I DANH MỤC HÌNH V MỤC LỤC VII
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.1 Trên thế giới Error! Bookmark not defined 1.2 Ở Việt Nam 2
CHƯƠNG 2 14
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 14
2.1.1 Mục tiêu tổng quát Error! Bookmark not defined 2.1.2 Mục tiêu cụ thể Error! Bookmark not defined 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 14
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 14
2.3 Nội dung nghiên cứu 14
2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Dầu cát 14
2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm tham gia vào quần xã của Dầu cát trong rừng 14
2.3.3 Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên 15
2.3.4 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển Dầu cát tại khu vực nghiên cứu. 15
Trang 82.4 Phương pháp nghiên cứu 15
2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp 15
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực địa 15
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 19
CHƯƠNG 3 22
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 22
3.1 Điều kiện tự nhiên 22
3.1.1 Vị trí địa lý, hành chính 22
3.1.2 Địa hình 22
3.1.3 Địa chất và thổ nhưỡng 23
3.1.4 Khí hậu thủy văn 24
3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 26
3.2.1 Dân số 26
3.2.2 Dân tộc 26
3.2.3 Lao động 27
3.2.4 Giáo dục, đào tạo 27
3.2.5 Tình trạng nhà ở Error! Bookmark not defined 3.2.6 Thu nhập 27
3.2.7 Các hoạt động sản xuất chính của người dân trong vùng Error! Bookmark not defined 3.2.8 Sự phụ thuộc vào rừng Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 4 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
4.1 Đặc điểm sinh học của loài Dầu cát 30
4.1.1 Đặc điểm hình thái vật hậu 30
4.2 Đặc điểm tham gia vào quần xã của Dầu cát trong rừng 34
4.3 Đặc điểm tái sinh tự nhiên 88
4.3.1 Cấu trúc tầng thứ 79
Trang 94.3.2 Nghiên cứu nhóm loài cây đi kèm với Dầu Cát 81
4.4 Một số quy luật kết cấu lâm phần 81
4.4 Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Dầu cát Error! Bookmark not defined 4.4.1 Ra hoa kết qủa, phân tán hạt giống 89
4.4.2 Hình thành cây mầm 90
4.4.3 Tái sinh chồi 90
4.4.4 Một số kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của Dầu cát 91
4.5 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn cây Dầu cát và phát triển loài tại khu vực nghiên cứu 97
CHƯƠNG 5 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
5.1 Các kết luận từ kết quả nghiên cứu 100
5.2 Các kiến nghị về nghiên cứu tiếp theo 102
5.3 Khuyến nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu tại huyện Hàm Thuận Nam là một trong hai Khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Bình Thuận, có độ cao từ 30 m - 697 m so với mặt nước biển; được thành lập theo Quyết định 791/TTg ngày 26 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam Đây là nơi có quần
xã thực vật đặc trưng của khu vực ven biển cực Nam Trung Bộ, bao gồm các hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới, hệ sinh thái rừng nửa rụng lá và đặc biệt là hệ sinh thái rừng rụng lá cây họ Dầu chiếm trên 50% diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn Quần xã thực vật cây họ Dầu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu được coi là tiêu biểu cho vùng đất cát ven biển của khu vực Nam Trung Bộ, mà đặc trưng
là cây Dầu cát (Dipterocarpus chartaceus Sym) Dầu cát được phát hiện thấy ở Việt
Nam trên các vùng cát ven biển chạy suốt từ Bình Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu Cây mọc thành từng đám khoảng vài chục cây đến hàng trăm cây, dọc suối nước ven biển và dọc bờ biển Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu có những quần thụ tự nhiên của Dầu cát, mỗi đám khoảng vài trăm cây Quả nhỏ, vỏ quả nhẵn bóng, tròn chứ không như quả dầu rái Hệ sinh thái rừng rụng lá cây họ Dầu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu nói chung và cây Dầu cát nói riêng cần được bảo vệ hiệu quả vì chúng không chỉ có tính độc đáo mà còn là nguồn cây bản địa có thể sử dụng trong các chương trình phục hồi rừng cho vùng ven biển trong khu vực vốn hiện đang bị hoang hóa sau phá rừng Để góp phần quản lí và phát triển quần xã thực vật cây họ Dầu và cây Dầu cát tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu là một việc hết sức cần
thiết Do vậy, đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Dầu cát (Dipterocarpus chartaceus Sym) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, tỉnh Bình Thuận", được đề xuất thực hiện Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng cơ sở
khoa học cho việc đề xuất các giải pháp lâm sinh, xây dựng các kế hoạch và biện pháp kỹ thuật bảo tồn và phát triển cây Dầu cát tại khu vực
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu sinh thái, tái sinh rừng
Richard P.W (1959)[29], đã phân biệt tổ thành thực vật rừng mưa thành hai loại: rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây rất phức tạp và rừng mưa đơn
ưu có tổ thành loài cây đơn giản và trong những điều kiện đặc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây
Baur G.N (1964) [1], đã nghiên cứu về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa, tác giả đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên Các phương thức xử
lý mà tác giả đưa ra đều có 2 mục tiêu rõ rệt: (1) nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn thường hỗn loài và không đồng tuổi bằng cách đào thải những cây quá thành thục và cây phi mục đích để tạo không gian dinh dưỡng và ánh sáng hợp lý cho các cây có giá trị sinh trưởng, phát triển (2) tạo lập tái sinh bằng cách xúc tiến tái sinh, thực hiện tái sinh nhân tạo sau khi khai thác, chăm sóc nuôi dưỡng rừng Từ đó, tác giả đã đưa ra nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử
lý cải thiện rừng mưa
Odum E.P (1971) [21], đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái của Tansley A.P, năm 1935.Các sinh vật và hoàn cảnh bên ngoài của chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ở trạng thái thường xuyên có tác động Từ đó, khái niệm về hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học
Nghiên cứu về tái sinh rừng đóng vai trò rất quan trọng bởi nó thể hiện động thái của rừng, nó là cơ sở để dự báo xu hướng diễn thế của rừng trong
Trang 12tương lai Do vậy nghiên cứu về tái sinh rừng đã được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện
Davis và Richards (1933-1934) nghiên cứu rừng mưa ở khu vực sông Moraballi, Guana, đã thống kê số cây thứ tự từ thấp đến cao, trước hết là số mầm non dưới 2 m, tiếp đến là số cây non có đường kính dưới 10 cm và chiều cao trên 4,6 m, sau đó mới đến số cây gỗ có đường kính trên 10 cm với cở đường kính 10 cm Cây tái sinh được thống kê từ dưới 2 m đến chiều cao 4,6
m, với đường kính dưới 10 cm Tác giả Aubre’ville (1993) đã thống kê lớp cây non gồm những cây thuộc cấp đường kính nhỏ hơn 10 cm (Theo Richards P.W,1970)[29]
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng và sinh trưởng của tái sinh thì ánh sáng được xác nhận là quan trọng Balanford (1929) khi nghiên cứu tại vùng rừng thường xanh ở Malaixia nhận thấy tái sinh tốt nhất là tại những nơi
có lỗ trống, ở đấy bề ngang không rộng quá 6 m; ở nơi có lỗ trống lớn hơn không thấy xuất hiện cây tái sinh ở giữa lỗ trống
Theo Catinot R (1978)[4] khi nghiên cứu về tái sinh cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), trong các khu rừng ở vùng Đông Nam châu Á, thấy rằng tái sinh cây họ Dầu hình thành từng vệt sau khai thác
Tuomela K và các cộng sự (1995)[48] nghiên cứu tái sinh trong các khu rừng đã qua khai thác ở Kalimantan – Indonesia nhận thấy tốc độ sinh trưởng tỷ lệ nghịch với diện tích ô trống và đã xác định diện tích ô trống thích hợp là khoảng 500 m2, và chỉ ra rằng cây họ Dầu chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố ánh sáng
Tổ chức FAO tại Bangkok-Thái Lan đã tổng kết những tiến bộ trong việc hỗ trợ phục hồi tái sinh rừng tự nhiên vùng Châu Á – Thái Bình Dương, các tác giả Patrick C Dugan, Patrick B Durst, David J Ganz và Philip
Trang 13J.McKenzie (2003)[54] đã tập hợp các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tái sinh rừng tự nhiên tại các nước, gồm: kiểm soát lửa rừng, hạn chế chăn thả, ngăn chặn sự phát triển của các loài cỏ tranh Imperata indica và một vấn đề quan trọng là thu hút cộng đồng địa phương cũng như chính sách của Chính phủ đối với phục hồi tái sinh rừng tự nhiên
Theo Jeffrey S Ward, Thomas E Worthley (2008)[52]khi nghiên cứu tại vùng Conecticut- Mỹ, đã đưa ra các nhân tố giới hạn ảnh hưởng tới sự phát triển của các loài cây tái sinh bao gồm: ánh sáng và không gian dinh dưỡng; đất; độ ẩm đất; chất đất; sự cạnh tranh; sự phát triển của quần thụ, trong đó ánh sáng được xác định là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự hình thành phát triển của cây tái sinh, v.v
1.1.2 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng
Cấu trúc tổ thành
Tổ thành thực vật là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự đa dạng, phong phú của hệ thực vật rừng tại các vùng địa sinh học khác nhau Theo Schimper (1935) ở rừng Bắc Mỹ, trên diện tích 0.5 ha có 20 – 30 loài cây gỗ lớn, Brown (1941) cho biết rừng ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ trong trường hợp cực đoan, rừng có thể bao gồm 20 – 25 loài cây gỗ lớn, [29] Trong khi đó theo Richards P.W (1959)[29] khi nghiên cứu tổ thành loài cây ở rừng nhiệt đới cho thấy thường có ít nhất 40 loài trở lên trên 1 hecta, có trường hợp còn ghi nhận được trên 100 loài
Theo Baur G.N (1962) [1] Khi nghiên cứu rừng mưa khu vực Belem, Amazôn, điều tra ô tiêu chuẩn với diện tích 2 hecta và đã thống kê được 36 họ thực vật
Catinot.R (1965)[2] nghiên cứu rừng ẩm nhiệt đới ở Đông Nam Á cho thấy nhóm cây họ Dầu thường chiếm tỷ lệ lớn đến 50% tổ thành lâm phần
Trang 14Theo Tolmachop A.L (1974) ở vùng nhiệt đới thành phần thực vật rất
đa dạng thể hiện ở chỗ rất ít họ chiếm tỷ lệ 10% tổng số loài của hệ thực vật
đó và tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ có số loài lớn nhất chỉ đạt 40-50% tổng
số loài (dẫn theo Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2006) [49] Trong rừng hỗn giao, nhiều loài cây gỗ lớn phân bố theo tỷ lệ khá cân bằng, tuy nhiên phần lớn trong một quần thụ thường có 1-2 loài chiếm ưu thế
Zeng và cộng sự (1998) đã thống kê khoảng 280 loài cây dược liệu, 80 loài cây có dầu và 20 loài cây có sợi cũng như một số loài cây có giá trị khác (theo Zaizhi Z (2001)[56]) Kanel K.R và Shrestha K (2001)[34] khi nghiên cứu rừng thứ sinh ở Nepal đã thống kê có trên 65.000 loài cây có hoa và 4.064 loài cây không hoa, trong đó có trên 1.500 loài nấm và hơn 350 loài địa y
Cấu trúc tầng thứ
Nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng đãđược nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và đề cập từ rất sớm, đặc biệt là là đối với rừng mưa nhiệt đới
Năm 1919, tác giả Brown khi nghiên cứu về cây họ Dầu tại Phillippine,
đã cho biết là các cây gỗ lớn sắp xếp thành ba tầng tương đối rõ Tác giả Davis và Richards P.W (1933-1934) cũng đã nghiên cứu và phân rừng hỗn giao nguyên sinh tại Guana thành 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ (A, B, C) tầng cây bụi (D) và tầng thảm tươi (E)
Tác giả Richards P.W (1939) đã nghiên cứu và phân rừng nguyên sinh
ở Nijeria thành 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ Vaughan và Weihe (1941) trong khi nghiên cứu rừng trên đỉnh núi cao tại Moritiut xác nhận sự phân tầng là có thực và Bear (1946) cũng cho rằng sự phân tầng ở vùng rừng Trinidad là rõ ràng với 3 tầng cây gỗ và tầng cây bụi, tầng thảm tươi (Theo Richards P.W (1959)[29]
Trang 15Nghiên cứu rừng ẩm nhiệt đới, Catinot (1974) [3] đã cho rằng rừng ẩm nhiệt đới có sự phân hoá mạnh, các tầng trong quần thụ được phân chia tương đối rõ rệt, có tầng vượt tán với chiều cao trên 40 m và những tầng bên dưới
Theo Steve Nix (1997)[55] cho rằng cấu trúc rừng mưa nhiệt đới có ít nhất 5 tầng, gồm tầng vượt tán; tầng tán chính của rừng; tầng dưới tán; tầng cây bụi; tầng mặt đất
Theo Geoffrey Jess Parker (2008)[51] khi nghiên cứu về cấu trúc, tăng trưởng, và chức năng của các hệ sinh thái của rừng rụng lá cho rằng cấu trúc tầng tán của quần thụ có ảnh hưởng tới sự phát triển của rừng
Cấu trúc mật độ
Cấu trúc mật độ của rừng cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, kết quả cho thấy rằng có sự biến động về mật độ giữa các vùng Richards P.W (1959) [29] nghiên cứu rừng mưa nhiệt đới ở Nam Mỹ và châu Phi cho thấy mật độ lâm phần tức những cây có đường kính ngang ngực từ 10 cm trở lên biến động từ 390-1.710 cây/ha, mật độ của những cây có đường kính từ 41 cm trở lên có 39-60 cây/ha Baur G.N (1962) [1] nghiên cứu về rừng nguyên sinh
ở Malaixia cho thấy có 550 cây/ha có đường kính từ 10 cm trở lên và có
42-65 cây/ha có đường kính từ 48cm trở lên
Theo Joost E Duivenvoorden (1995)[53] tại vùng Amazon thuộc Comlombia cho thấy có 1077 loài với đường kính ngang ngực (DBH) ≥ 10cm Các loài này thuộc 271 giống của 60 họ, trong đó các họ Leguminosae
và họ Sapotaceae có nhiều loài có giá trị nhất
H Thomasius (1972) đã đưa ra khái niệm khoảng sống và hằng số không gian sinh trưởng liên quan tới chiều cao, mật độ và tuổi Các nghiên cứu về mật độ tối ưu lâm phần theo diện tích tán và mức độ che phủ cũng được Kairukstis (1980) nghiên cứu Chiabera (1982) đã mô hình hóa mật độ
Trang 16tối ưu theo tuổi và lấy mật độ tại tuổi 100 làm gốc (dẫn theo Nguyễn Ngọc Lung 1987)[17]
1.2 Trong nước
1.2.1 Nghiên cứu sinh thái, tái sinh rừng
Thái Văn Trừng (1978) [41] cho rằng tái sinh tự nhiên thực vật rừng nhiệt đới có 2 cách: tái sinh liên tục dưới tán rừng rậm của các loài chịu bóng
và tái sinh theo vệt để hàn các lỗ trống
Các nghiên cứu của chuyên gia Trung Quốc tại khu vực Quỳ Châu, Nghệ
An năm 1964 đã phân chia tiêu chuẩn để đánh giá tái sinh tự nhiên dựa trên
cơ sở số lượng cây tái sinh cho một hecta, gồm: rất tốt >12.000 cây/ha; tốt: 8000-12.000 cây/ha; trung bình: 4.000-8.000 cây/ha; xấu:2000-4000 cây/ha; Rất xấu: < 2000 cây/ha [36]
Vũ Đình Huề (1975) [10] đã có đánh giá khái quát về tái sinh rừng tự nhiên ở rừng miền Bắc Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lung (1983) [15, 16] tại Kon Hà Nừng cho thấy cây tái sinh bình quân đạt 10.000-13.000 cây/ha từ cây mạ cho tới cây có đường kính dưới 10 cm Cây tái sinh bị phân hóa mạnh, dưới tán rừng già khó tìm thấy cây con của một số loài ưu thế tầng trên
Theo Nguyễn Hồng Quân (1984) [28] ánh sáng có vai trò lớn trong quá trình phát triển cây tái sinh Do có những cây có D=12-30 cm với chiều cao 11-20 m, tạo nên tầng tán chính của rừng, tầng này không bị tác động qua khai thác, gây nên sự ứ đọng tán, không cho ánh sáng lọt xuống gây ảnh hưởng đến tái sinh của các loài cây ưa sáng
Phùng Ngọc Lan (1986) [14] cho rằng quá trình tái sinh xác định từ lúc
ra hoa kết quả đến khi tán cây tái sinh tham gia vào tầng A3 của rừng
Nguyễn Vạn Thường (1991) [37] đã tổng kết và đưa ra kết luận hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của các loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không
Trang 17mang tính chu kỳ Sự phân bố số cây tái sinh không đồng đều, số cây mạ (H<20 cm) chiếm ưu thế rõ rệt so với cây ở các cấp kính khác Những loài cây gỗ mềm, mọc nhanh có khuynh hướng lan tràn và chiếm ưu thế trong lớp cây tái sinh Trong khi đó các loài cây gỗ cứng, sinh trưởng chậm, chiếm tỷ lệ rất thấp và phân bố tản mạn, thậm chí còn vắng bóng ở thế hệ sau trong rừng
tự nhiên
Ngô Văn Trai (1995) [38] nghiên cứu tái sinh rừng một số trạng thái rừng ở Tây Nguyên và đề xuất một số biện pháp lâm sinh phục hồi rừng Nguyễn Duy Chuyên (1996) [6] tiến hành nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng lá rộng thường xanh hỗn loài tại Quỳ Châu, Nghệ An cho thấy: trạng thái rừng loại IV và IIIB có số lượng cây tái sinh lớn nhất: 3.200-4.000 cây/ha (cao nhất là IIIB), các trạng thái rừng IIIA có số lượng cây tái sinh thấp hơn, trong đó IIIA1 có 1.500 cây/ha
Trần Xuân Thiệp (1996) [36] qua nghiên cứu tại vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh đã cho rằng phương thức khai thác chọn đã có tác dụng thúc đẩy tái sinh thông qua việc mở tán rừng sau mỗi lần khai thác, do đó số loài và số lượng cây tái sinh phong phú hơn rừng nguyên sinh Số lượng cây tái sinh trung bình 6.000-10.000 cây/ha cho trạng thái IV và IIIB, không chênh lệch quá lớn đối với các trạng thái rừng có độ tàn che thấp hơn IIIA1, IIIA2, IIIA3 Tác giả cũng đã dựa vào số cây tái sinh có triển vọng (H ≥ 1,5 m) để đánh giá tái sinh theo 3 cấp: tái sinh xấu < 1.000 cây/ha; tái sinh trung bình: 1.000 -3.000 cây/ha; tái sinh tốt: > 3.000 cây/ha Đối với trạng thái rừng loại IV phân chia theo: xấu < 500 cây/ha; trung bình 500- 1.500 cây/ha; tốt > 1.500 cây/ha Nguyễn Văn Thêm (1992, 2002) [33, 34] có nghiên cứu sâu về tái sinh
tự nhiên của loài Dầu song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa ở Đồng Nai
Trang 18Nhiều tác giả khác cũng đã có nhiều nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên như Vũ Tiến Hinh (1991) [9], Vũ Văn Nhâm (1992) [20], Trần Ngũ Phương (1970, 1998) [22, 23] Nguyễn Thành Mến (2004) [19] đã nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh sau khai thác tại tỉnh Phú Yên làm cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật để nuôi dưỡng rừng
Theo nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch rừng (2005) [49] cho biết mật độ cây gỗ của trạng thái IIA, IIb biến động tùy theo từng vùng, thường trong khoảng 700-1000 cây/ha Rừng kín cây lá rộng thường xanh phục hồi thường có mật độ cao hơn so với rừng cây lá rộng nửa rụng lá và rụng lá phục hồi Tái sinh dưới tán rừng phục hồi có mật độ tái sinh tương đối cao và biến động từ 2000 đến 18.000 cây/ha Rừng phục hồi thường xanh có mật độ cây tái sinh cao hơn so với rừng nửa rụng lá và rụng lá
Phạm Đình Tam (2001) [31] nghiên cứu tại Kon Hà Nừng cho rằng tái sinh tự nhiên ở rừng khai thác chọn với cường độ 50% có nhiều triển vọng hơn so với cường độ 30% Vấn đề này cần được thảo luận thêm, vì do tán rừng được mở quá rộng không phải loài nào cũng có điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sinh, nhất là các loài cây gỗ ưa bóng trong giai đoạn đầu
Đinh Hữu Khánh (2006) [12] đã nghiên cứu cơ sở khoa học xác định và phân loại đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng ở một số tỉnh Nam Trung bộ,
đã xác định được 9 nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng và dựa vào các yếu tố chủ yếu: mật độ cây tái sinh/ha, chiều cao trung bình của các loài cây gỗ tái sinh, số tháng hạn trong năm, lượng mưa trung bình năm, cấp hạng đất để phân chia khả năng phục hồi rừng từ trạng thái IC với các khoảng thời gian
>8 năm; 5- 8 năm và < 5 năm, v.v
Trang 191.2.2 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng
Cấu trúc tổ thành
Thái Văn Trừng (1970, 1978, 1999)[40, 41, 42] trên quan điểm hệ sinh thái, dựa trên số lượng và sinh khối nhóm các loài cây ưu thế trong rừng nhiệt đới ẩm của Việt Nam để phân chia các ưu hợp và phức hợp Các nghiên cứu cho thấy nhóm loài ưu thế trong các ưu hợp không quá 10 loài, số lượng cá thể của mỗi loài ưu thế chiếm khoảng 5% và số lượng cá thể của 10 loài ưu thế chiếm khoảng 40-50% tổng số cá thể của các tầng lập quần trên đơn vị diện tích điều tra thì hình thành nên các xã hợp thực vật; trường hợp độ ưu thế của các loài cây không rõ ràng sẽ hình thành các phức hợp thực vật
Theo Nguyễn Văn Trương (1983) [44] trong rừng tự nhiên hỗn loài, loài cây gỗ từ trạng thái sào trở lên cũng có đến ba bốn chục loài trên một hecta, nhưng loài cây gỗ lớn có thể vươn tới chiều cao 30 m chỉ có từ 10-20%
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lung (1991)[18] tại Hương Sơn, Kon Hà Nừng và một số địa phương khác cho thấy trên ô tiêu chuẩn diện tích 1 ha có
từ 23-25 loài, với số cây thấp nhất 317 cây/ha và cao nhất 859 cây/ha
Để đánh giá tổ thành rừng, thường sử dụng công thức tổ thành trên tỷ lệ phần mười theo số cây, tiết diện ngang, hoặc chỉ số IV% Phương pháp tính tỷ
lệ tổ thành (IV%) theo phương pháp của Daniel Marmillod, Vũ Đình Huề, thường được các nhà khoa học vận dụng trong nghiên cứu cấu trúc
Bùi Đoàn (2001) [8] áp dụngphương pháp phân tích định tính (dựa vào
tổ thành ưu thế các loài tham gia lập quần và tầng ưu thế sinh thái) và phương pháp sinh thái định lượng của M Gounot (1965), đã phân chia các nhóm sinh thái phục vụ công tác điều chế rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng Tuy nhiên phương pháp này phức tạp trong tính toán và khó áp dụng
Trang 20Lê Đồng Tấn (2000)[32] khi nghiên cứu về rừng phục hồi sau nương rẫy ở Sơn La cho thấy trong quá trình diễn thế mật độ cây tăng lên (ở giai đoạn 1-5 năm) sau đó giảm, quá trình này bị chi phối bởi các quy luật tái sinh
tự nhiên, quá trình tỉa thưa và sự cạnh tranh của các loài cây Rừng phục hồi sau nương rẩy chủ yếu các loài có khả năng tăng trưởng ở mức độ trung bình
Theo nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch rừng (2005)[49] rừng phục hồi trong kiểu rừng kín cây lá rộng thường xanh thường có tổ thành loài tham gia tương đối đa dạng Đối với trạng thái rừng IIA phục hồi sau nương rẫy, tổ thành loài trong thành phần cây đứng tương đối đơn giản, khoảng 10-
20 loài (1000 m2), gồm những loài tiên phong ưa sáng và mọc nhanh Đối với trạng thái rừng IIb, tổ thành loài phong phú đa dạng gồm những loài nửa chịu bóng và cả những loài ưa sáng
Phùng Đình Trung (2007)[39] khi nghiên cứu và so sánh một số đặc điểm về cấu trúc và đa dạng loài của các trạng thái rừng giàu ở Bắc và Nam đèo Hải Vân đã dựa vào chỉ số IV (%) để phân chia loại hình xã hợp thực vật
ở 2 khu vực và đã xác định cả 2 khu vực đều có 4 loài cây có trị số IV% lớn hơn 5% Dựa vào độ đo của Sorensen để so sánh sự khác biệt về loài trong nhóm loài cây ưu thế ở 2 khu vực và khẳng định có sự khác biệt về nhóm loài cây ưu thế ở hai khu vực Bắc và Nam đèo Hải Vân
Cấu trúc tầng thứ
Khi nghiên cứu về rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1963, 1978)[41] đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C) Tác giả còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng sống ưu thế của những thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và tán lá Với quan điểm trên Thái Văn Trừng đã phân chia thảm
Trang 21thực vật rừng Việt nam thành 14 kiểu Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể
Trần Ngũ Phương (1970, 1999, 2000)[22, 24, 25, 26] cũng cho rằng số tầng nhiều nhất trong đai rừng nhiệt đới mưa mùa ở Việt Nam là 5 kể cả tầng cây bụi và thảm tươi, nhưng theo ông việc phân tầng nên theo cấp chiều cao, nếu không sẽ mang tính chất định tính Nghiên cứu của Lê Văn Chẩm (1995)[5] cho kết quả tương tự
Nguyễn văn Trương (1973, 1983)[43, 44] nghiên cứu cấu trúc đứng của rừng tự nhiên đã chia chiều cao rừng từ đỉnh cây cao nhất đến cây thấp nhất thành các cấp chiều cao theo công thức của Hoppman và gộp thành 5 cấp
Vũ Đình Phương (1998)[27] cho rằng việc xác định giới hạn của các tầng thứ chỉ có thể làm được khi có sự phân tầng “rõ rệt” tức là rừng đã phát triển ổn định và rừng lá rộng thường xanh của nước ta thường có 3 tầng vào giai đoạn ổn định, v.v…
Cấu trúc mật độ
Trần Văn Con (1992)[7] đã đề nghị ứng dụng mô phỏng toán trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên, dựa trên tương quan giữa tổng số cây và tiết diện ngang của lâm phần rừng khộp, tính toán các tham số phù hợp cho mỗi dạng cấu trúc để xác định mật độ tối ưu của lâm phần, cho thấy rừng Khộp của vùng Tây Nguyên rất thưa, độ đầy chỉ đạt từ 0,4 – 0,7
Nguyễn Hải Tuất (1990) [46], Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi (1994) [47] nghiên cứu hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất bằng phương pháp kiểm tra mức độ sai khác giữa số trung bình khoảng cách từ một cây được chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất với trị số bình quân lý thuyết Sử dụng tiêu chuẩn U để đánh giá và xác định hình thái phân bố cây rừng trên mặt đất cho các trạng thái rừng từ loại IIA đến loại IV
Trang 22Bảo Huy (1993)[11] đã dùng phân bố khoảng cách và kiểm tra bằng tiêu chuẩn U để xác định các kiểu phân bố cây rừng trên bề mặt cho các đơn vị phân loại của lâm phần Bằng lăng Lagerstroemia calyculata ở Đăk Lăk
Lê Sáu (1996)[30], Trần Cẩm Tú (1999) [45] cũng đã áp dụng phương pháp trên để nghiên cứu phân bố cây rừng trên mặt đất cho rừng tự nhiên tại Kon Hà Nừng và Hương Sơn, Hà Tĩnh v.v
1.3 Tình hình nghiên cứu về cây Dầu cát (Dipterocarpus chartaceus Sym)
Nhìn chung, các nghiên cứu về cấu trúc tổ thành quần xã thực vật tương đối nhiều và tập trung vào rừng lá rộng thường xanh Tuy nhiên, các nghiên cứu cấu trúc quần xã thực vật cây họ Dầu nói chung và cây Dầu Cát nói riêng tại khu vực ven biển Nam Trung Bộ còn hạn chế; để giải quyết các vấn đề đang đặt ra là tìm giải pháp để bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng cây họ Dầu, đặc biệt là tại khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận
Trang 23Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đặc điểm sinh học của loài Dầu cát và sự tham gia vào quần xã của loài trong rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, tỉnh Bình Thuận
- Xác định đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Dầu cát và đánh giá sinh trưởng của loài trồng tại khu vực tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, tỉnh Bình Thuận
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rừng tự nhiên trạng thái IIa, IIb, và IIIA1 có cây Dầu cát phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Một số đặc điểm lâm học loài Dầu cát thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, tỉnh Bình Thuận
- Thời gian nghiên cứu từ 2/2015 - 5/2016
2.3 Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu đã được xác định cũng như phạm vi, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài, nội dung nghiên cứu của luận văn được xác định như sau:
2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Dầu cát
2.3.1.1 Đặc điểm hình thái vật hậu
- Hình thái thân cây, lá, hoa, quả
- Thời vụ ra chồi, hoa, quả và thời gian quả chín trong năm
2.3.1.2 Đặc điểm sinh thái
Đặc điểm đất nơi có Dầu cát phân bố
2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
Trang 24- Tổ thành tầng cây cao
- Cấu trúc tầng thứ
- Quan hệ giữa cây Dầu cát và các loài cây khác
2.3.3 Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên
- Cấu trúc tổ thành và mật độ tái sinh
- Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao
- Chất lượng cây tái sinh
- Số lượng cây tái sinh theo nguồn gốc
2.3.4 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển Dầu cát tại khu vực nghiên cứu
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
Kế thừa số liệu, tài liệu có sẵn của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu: Hồ sơ, tài liệu, báo cáo và các tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.4.2 Thu thập số liệu ngoại nghiệp
- Điều tra sơ thám: Với mục đích nắm được một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, sử dụng bản đồ 1/10.000, bản đồ hiện trạng
- Điều tra tỉ mỉ: Tiến hành lập ô tiêu chuẩn theo phương pháp ô điển hình số lượng là 9 tiêu chuẩn; 3 trạng thái mỗi trạng thái 3 ô Diện tích ô là 1.000 m2
(40 x 25m), sử dụng GPS để lập OTC
* Nội dung đo đếm trong ô tiêu chuẩn như sau:
i- Mô tả tình hình chung của ô đo đếm: vị trí ô tiêu chuẩn, điều kiện đất đai, địa hình, cây bụi, thực vật ngoại tầng
ii- Xác định tên loài cây gỗ: tên loài cây được xác định tại thực địa, với những loài chưa thể xác định tên trên thực địa, tiến hành thu thập mẫu về tra cứu và bổ sung thêm, trường hợp không biết tên thì ghi ký hiệu là Sp
Trang 25iii- Đo đường kính tại vị trí 1,3m (D1.3) của toàn bộ các cây có đường kính từ 8
cm trở lên có trong ô tiêu chuẩn: việc đo đường kính tại vị trí 1,3 m bằng cách đo chu vi bằng thước vải tại vị trí 1,3m với độ chính xác 1 cm để suy ra đường kính iv- Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo hai hướng Đông - Tây, Nam - Bắc với độ chính xác 0,1m, sau đó lấy giá trị trung bình
v- Đo chiều cao vút ngọn từng cây (Hvn) bằng thước đo cao HAGA/SUUNTO với sai số cho phép 0,5m
vi- Đánh giá phẩm chất của tất cả các cây đo đếm, phẩm chất cây được chia làm 3 cấp:
+ Phẩm chất tốt (T) cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng đều, tán lá cân đối, không sâu bệnh, thân không bị rỗng mục
+ Phẩm chất trung bình (TB) là những cây có thân hơi cong, nhiều thân, tán lệch hoặc có khuyết tật nhỏ như u, bướu… nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng của cây, cây có giá trị sử dụng gỗ
+ Phẩm chất xấu (X) là những cây gỗ bị gãy đổ, cụt ngọn, rỗng ruột, mục, sinh trưởng không bình thường, hầu hết là không có giá trị lợi dụng gỗ
* Điều tra cây tái sinh dưới tán rừng: Cây tái sinh được đo đếm trong ô tiêu chuẩn; mỗi ô tiêu chuẩn bố trí 4 ô dạng bản với diện tích 25m2 (5m x 5m) Những ô dạng bản này được bố trí ở 4 góc của ÔTC theo sơ đồ sau:
40m
25m
Trong các ô dạng bản được thiết lập, tiến hành đo đếm tất cả các cây tái sinh Nội dung thu thập trong ô dạng bản bao gồm:
+ Tên loài cây tái sinh
+ Số lượng cây tái sinh thống kê theo từng loài
5x5m
Trang 26+ Đo chiều cao tất cả cây tái sinh có trong ô dạng bản, đo chiều cao cây tái sinh bằng sào đo với độ chính xác 0,1m Chiều cao cây tái sinh đƣợc phân làm 4 cấp: < 1m, 1 - 2m , 2 - 3m và trên 3m
+ Xác định nguồn gốc cây tái sinh (hạt, chồi)
+ Đánh giá chất lƣợng cây tái sinh theo 3 cấp: Tốt, trung bình và xấu
Bảng 2.1: Phiếu điều tra tầng cây cao
chất
Ghi chú
Độ che phủ (%) Ghi chú
2
…
Trang 27Bảng 2.3: Phiếu điều tra cây tái sinh
Số hiệu OTC: Trạng thái rừng:
Ngày điều tra: Diện tích OTC:
TT Tên loài cây H VN Doo Nguồn
- Xác định tính chất lý, hóa học của đất
+ Tỷ trọng được xác định bằng phương pháp: Picnomet
+ Dung trọng được xác định bằng ống dung trọng có thể tích 50 cm3
+ Độ xốp được xác định thông qua tỷ trọng và dung trọng: X = (1 - D/d)*
100, trong đó D là dung trọng và d là tỷ trọng của đất
+ Phân tích chất hữu cơ (OM%) trong đất bằng phương pháp Tiurin
+ Phân tích Đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldahl
+ pHKCl xác định bằng máy đo pH metter và TCVN 5979:2007
+ Xác định mùn trong đất (đơnvị%): xác định theo phương pháp Tiurin +Đạm dễ tiêu (N, mg/100g đất): xác định theo phương pháp Kononooa Tiurin
Trang 28+ Lân dễ tiêu (P2O5, mg/100g đất): xác định theo phương pháp so màu Oniani
+ Kali dễ tiêu (K2O, mg/100g đất): xác định theo phương pháp quang kế ngọn lửa
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
2.4.3.1 Xử lý số liệu và đánh giá kết quả trong nghiên cứu đặc điểm lâm học
-Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỷ lệ của một loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần, là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của khu rừng Các chỉ tiêu để nghiên cứu tổ thành loài quần thụ rừng thường là: độ hỗn loài (tỷ lệ loài), độ nhiều và độ ưu thế của mỗi loài
Xác định tổ thành tầng tán chính (tầng cây cao), sử dụng phương pháp:
Tập hợp số liệu cây lớn và cây tái sinh của những ô tiêu chuẩn theo các trạng thái khác nhau;
Mô tả tổ thành loài cây tầng trên theo các trạng thái Đối với mỗi ô tiêu chuẩn, trước hết thống kê loài cây và sắp xếp theo chi và họ; kế đến, liệt kê thành phần loài cây theo trạng thái; sau đó, xác định tổ thành loài cây và vai trò của loài (IV%: Important Value) theo phương pháp của Daniel Marmilod (Vũ Đình Huề, 1984)
IVi % là tỷ lệ tổ thành (chỉ số giá trị quan trọng: Important Value) của loài i
Ni % là % theo số cây của loài i trong quần xã thực vật rừng
P.D chính
Trang 29Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong quần xã thực vật rừng
Theo Daniel M., những loài cây có IV% 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm loài cây nào đó ≥ 40% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế Cần tính tổng IV% của những loài có trị số này lớn hơn 5%, xếp
từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV% đạt 40 - 50%
- Mật độ cây gỗ lớn
Công thức xác định mật độ cây được sử dụng là:
10.000
x S
nN/ha
Trong đó:
n: tổng số cá thể các loài trong các ô tiêu chuẩn
S: diện tích của tất cả các ô tiêu chuẩn
- Đường kính thân cây (D1,3, cm/cây), tiết diện ngang (G, m2/cây), thể tích thân cây (V, m3/cây) và trữ lượng của rừng (M, m3
/ha)
-Tính toán các đặc trưng mẫu và phương pháp mô hình hóa:
+ Các đặc trưng mẫu như: Trung bình mẫu ( x ), phương sai mẫu (S2), độ lệch tiêu chuẩn mẫu (S), hệ số biến động (Cv %), sai số tiêu chuẩn trung bình mẫu (Sx),
hệ số chính xác (P %), biên độ biến động (R) và một số chỉ tiêu khác được tính toán trực tiếp bằng các phần mềm Excel hoặc Statgraphics Centurion V15.1
+ Thiết lập biểu đồ biểu diễn sự phân bố % số cây theo cấp đường kính (N%/D1,3), phân bố % số cây theo cấp chiều cao (N%/Hvn), phân bố số loài theo cấp đường kính (NL/D1,3), phân bố số loài theo cấp chiều cao (NL/Hvn) …
Trang 30Trong đó: St là diện tích tán của cây có D1,3 > 8 cm
S là diện tích lô đất có rừng
2.4.3.2 Xử lý số liệu và đánh giá kết quả trong nghiên cứu tái sinh rừng
+ Tổ thành cây tái sinh:
Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:
m
nn
m
1 i i
Trong đó: n là số cây trung bình theo loài
m là tổng số cá thể điều tra
ni là số lƣợng cá thể loài i + Mật độ cây tái sinh: Đây chính là tiêu chí biểu thị số lƣợng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, đƣợc xác định theo công thức sau:
odb
S
n
x 10.000N/ha
Với S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra cây tái sinh và n là số lƣợng cây tái sinh điều tra đƣợc
+ Đánh giá cây tái sinh theo hai cấp chất lƣợng: khỏe và yếu
+ Phân cấp chiều cao cây tái sinh: Cây tái sinh đƣợc chia làm 4 cấp: Cấp 1: H
< 1,0 m; cấp 2: 1,0 m ≤ H < 2,0 m; cấp 3: 2,0 m ≤ H < 3,0 m; H 3 m
+ Phân bố cây tái sinh theo nguồn gốc tái sinh: Tái sinh hạt hay tái sinh chồi + Vẽ biểu đồ biểu diễn phân bố cây tái sinh
Trang 31Chương 3 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý, hành chính
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu nằm ở phía nam huyện Hàm Thuận Nam, trên địa bàn của 5 xã và thị trấn: Hàm Cường, Hàm Minh, Thuận Quý, Tân Thành, Tân Thuận và Thị trấn Thuận Nam
Nằm cách Thành phố Phan Thiết 23 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 170 km về phía Bắc
Phía Đông là vùng dân cư 2 xã Hàm Minh và Thuận quý
Phía Nam giới hạn bởi đường giao thông từ Thuận Quý đi Kê Gà
Phía Tây giáp một phần ĐT712 và vùng dân cư xã Tân Thuận
Đặc điểm vị trí cho thấy đây là khu vực tiếp giáp với nhiều khu dân cư và gần các trục giao thông, mặc dù tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại nhưng cũng
là áp lực gây khó khăn cho công tác bảo vệ, ngăn chặn việc tiếp cận vào khu bảo tồn trái phép
3.1.2 Địa hình
Khu vực có 04 dạng địa hình chính như sau:
- Dạng núi thấp: Núi TàKóu nằm ở phía Bắc của khu bảo tồn, độ cao tuyệt đối 694 m, độ dốc trên 150, đây thuộc dạng núi sót của Nam dải Trường sơn
- Dạng đồi cao: Núi Tà Đặng nằm ở phía Đông - Nam khu bảo tồn, độ cao tuyệt đối 296 m, độ dốc 10 - 150
Trang 32- Dạng bán bình nguyên: Nằm ở phía Nam khu bảo tồn Đây là dạng địa hình chiếm diện tích chủ yếu của khu bảo tồn với độ cao so với mặt nước biển từ 50 -
100 m, địa hình nghiêng dần từ đông sang Tây và giáp biển ở phía Nam
- Đất ngập nước: Ngoài các dạng địa hình trên trong khu bảo tồn còn có một
số bưng, bàu, đầm lầy ngập nước thường xuyên quanh năm
Sự đa dạng về địa hình tạo nên sự đa dạng về các hệ sinh thái và đa dạng loài thực vật
3.1.3 Địa chất và thổ nhưỡng
Theo chương trình “Điều tra tổng hợp địa mạo - địa lý và môi trường biển các tỉnh giáp biển miền Trung hay còn gọi là Chương trình 52E năm 1988 - 1991” và Kết quả điều tra, đánh giá phân loại đất của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Nam Bộ trên cơ sở phương pháp phân loại đất của FAO - UNESCO cho thấy:
Khu BTTN Tàkóu nằm trong đới kiến tạo địa chất Đà Lạt, thuộc đai núi lửa Pluton Mezozoi - Kainozoi Tây Thái Bình Dương Vùng kiến tạo khối sụt ven biển Phan Rí - Phan Thiết được lấp đầy bởi các thành tạo trầm tích bở rời hệ tầng Phan Thiết, các trầm tích gió, trầm tích sông và trầm tích hịện đại
Nền vật chất tạo đất trong khu BTTN Takóu bao gồm các thành tạo sau:
- Thành tạo Macma xâm nhập phun trào thuộc phức hệ Định Quán phát triển rộng mà thành, thành phần cơ học chủ yếu là đá: Granit, Biotit, Hocblen
- Thành tạo trầm tích bao gồm nhiều tầng hệ khác nhau từ cổ đến trẻ thuộc
hệ Neogen đến hệ đệ tứ (Kainozoi) với các đặc điểm trầm tích như sau:
+ Cát thạch anh màu đỏ: Thành phần khoáng vật gồm thạch anh: 96 - 99 %, Inmenit: 1%
+ Cát xám hoặc cát đen, xám đen chứa di tích thực vật hoặc khoán vật nặng Inmenit
Do những đặc điểm của kiến tạo địa chất như trên, trong vùng đã hình thành nên các nhóm đất như sau:
Trang 33+ Nhóm đất Feralít và Feralít mùn phát triển trên đá Macma chua (Fa, FHa) Đây là nhóm đất hình thành tại chỗ, tầng đất mõng (dưới 50 cm), đá nổi 30 -50 %, nhiều nơi có kết von, đất cơ thành phần cơ giới nhẹ, hơi chua Phân bố ở triền núi TàvKóu, Tà Đặng
+ Nhóm Feralít phát triển trên nền phù sa cổ (Fo), nhóm đất này có tầng đất dày, tính chất cơ lý kém, thành phần cơ giới nhẹ (Cát pha, thịt nhẹ) đạm và lân tổng
số nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo (P2O5 : 1 - 1,5 mg/100g), quá trình rữa trôi diễn ra mạnh mẽ, nhìn chung, nhóm đất này thuộc lọai xấu
+ Nhóm đất phù sa biển: Trong nhóm này chia thành 2 nhóm nhỏ
- Nhóm đất cát gồm các lọai: đất cát đỏ (Rhodec AR), đất cát trắng (Luvic AR) và đất cát biển (Haplec AR) Đặc điểm của nhóm đất này là tầng đất dày, đất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng SiO2 cao, đất rời rạc, khả năng liên kết kém, thoát nước nhanh, giữ nước kém, tỷ lệ mùn trong đất ít
Riêng cát biển chịu ảnh hưởng của nước mặn thông qua nước ngầm có muối Tuy nhiên độ nhiễm mặn không cao và ở tầng sâu
- Nhóm đất mặn (M): Nhóm này chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển, đất tích tụ một lượng lớn muối hòa tan
+ Nhóm phù sa ven sông suối: đặc điểm tầng đất dày,không được bồi đáp phù
sa, thành phần cơ giới nhẹ, đất có độ màu mở trung bình, hàm lượng mùn hơi ít, quá trình rữa trôi ở mức trung bình
Ngoài các nhóm đất trên, trong khu bảo tồn còn có một số diện tích nhỏ đất lầy thụt ở cá bưng, bàu ngập nước quanh năm
3.1.4 Khí hậu thủy văn
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Phan Thiết và Niên giám thống kê huyện Hàm Thuận Nam từ năm 2010 - 2015 các đặc trưng của khí hậu trong vùng như sau:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân năm (T) : 26,6o
C Nhiệt độ cao tuyệt đối: 36,0oC
Trang 34Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 12,0oC
Số giờ nắng bình quân: 7,3 giờ/ ngày
Tổng tích ôn: 9.700 - 10.000 oC
+ Chế độ mưa:
Lượng mưa bình quân năm : 1.115,7 mmm
Lượng bốc hơi bình quân năm: 1.425,6 mm
Độ ẩm tương đối bình quân: 80,7 %
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, bình quân 100 ngày mưa/năm Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
+ Chế độ gió:
Hai hướng gió chính thịnh hành trong năm tương ứng với hai mùa khí hậu:
- Gió mùa Tây - Tây Nam thổi vào mùa mưa(từ tháng 5 đến tháng 10), Tốc độ gió bình quân 3,9 - 4,1 m/s Khí hậu trong mùa gió này có những đặc trưng như sau nhiều giông, nóng ẩm, ẩm độ không khí bình quân 81,5 - 83,4 % giúp cho cây rừng phát triển tốt
- Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), tốc độ gió bình quân 4 - 4,5 m/s Khí hậu có đặc điểm khô hanh, gió thổi ổn định suốt mùa, ẩm độ không khí bình quân 75 - 78 % Thời tiết khô hanh, nắng gắt gây tình trạng khô hạn nghiêm trọng nên nguy cơ xảy ra cháy rừng cao
+ Dạng khí hậu: Theo đánh giá của Đài khí tượng - thuỷ văn Bình Thuận, Khí hậu vùng núi Tàkóu nói riêng và huyện Hàm thuận Nam nói chung có những đặc điểm như sau:
Lượng mưa tương đối khá (so với trong tỉnh), nhưng biến động nhiều (hệ số
ẩm ướt = 1 - 1,2)
Nhiệt độ tương đối cao
Mùa mưa kéo dài 6 tháng, giữa mùa mưa có thể xuất hiện thời kỳ mưa ít
Trang 35Thiên tai ở vùng này chủ yếu là do mưa không ổn định: Nhiều khi mưa dồn dập, sông suối ngắn gây những trận lũ quét Ngược lại có khi mưa ít kéo dài dẫn đến tình trạng nắng hạn gay gắt hoặc xảy ra “hạn giữa vụ” nghiêm trọng
Nhìn chung, khí hậu thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển
+ Hệ thống sông, suối:
Do đặc điểm địa hình trong vùng, các suối nước phần lớn đều bắt nguồn từ núi Takóu và Ta Đặng Ngoài ra, còn một số con suối nhỏ có nguồn gốc từ các mạch
“nước nhỉ” xuất phát từ các đồi cát trong vùng
Hệ thống sông, suối trong khu BTTN gồm có: Suối Nhum, Suối Nước mặn, Suối Tre, Suối Đá, Suối Vàng (suối vận), Suối nước nóng, và sông Phan khu vực phía Tây
Đặc điểm của các suối tuy nhiều nhưng ngắn, lưu vực nhỏ, xảy ra lũ trong mùa mưa nhưng khô kiệt trong mùa khô, ngoại trừ một số con suối có nguồn nước từ các mạch nước nhỉ, từ các cồn cát mà thực bì trên đó là rừng Dầu, rừng sến duy trì được nước quanh năm như suối Vận, Suối Tre
3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.2.1 Dân số
Theo niên giám thống kê năm 2015, tổng dân số của 5 xã và 1 thị trấn khu vực quanh khu BTTN Tàkóu (gồm: Hàm Minh, Hàm Cường, Tân Thành, Tân Thuận, Thuận Quý và thị trấn Thuận Nam) là 52.049 người/12.415 hộ Dân số phân bố không đều, khu vực có mật độ dân số tập trung cao nhất ở thị trấn (3.149 hộ) và
thấp nhất ở xã Thuận Quý (191 hộ)
3.2.2 Dân tộc
Thành phần dân tộc ở vùng đệm đa số là người Kinh Có 205 hộ Chăm thuộc
xã Tân Thuận với 1.050 nhân khẩu, trong đó chỉ có 9 hộ sống trong khu bảo tồn chiếm gần 1% (Báo cáo về các vấn đề xã hội ở khu BTTN Tà Kóu 2015)
Trang 363.2.3 Lao động
Theo thống kê năm 2015, số người lao động trong 1 hộ ở các xã vùng đệm từ 3-6 người, cao nhất ở xã Thuận Quý và Thấp nhất ở Thị trấn Thuận Nam Người già yếu bệnh tật trung bình thấp, người già cao nhất ở thị trấn Thuận Nam và thấp nhất
xã Tân Thành Một hộ gia đình nếu có 2 người lao động mà phải chăm sóc cho 1 người bệnh thì đây sẽ là gánh nặng rất lớn lên thu nhập cũng như lao động lên hộ
đó Do vậy đánh giá người già, yếu, bệnh tật cũng góp phần hiểu được cách sống,thành phần gia đình, khó khăn của người dân sống ven rừng
3.2.4 Giáo dục, đào tạo
Theo thống kê năm 2015, toàn huyện có 484 phòng học phổ thông, bao gồm: bậc tiểu học có 275 phòng, bậc trung học cơ sở có 153 phòng, bậc trong học phổ thông có 56 phòng Số phòng học được đầu tư kiên cố hóa đạt 30% (phòng học cấp
4 chiếm tới 70%) Có khoảng 30% trường học đã bị xuống cấp
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (kể cả đào tạo nghề ngắn hạn) là 17,8% Tuy nhiên, lao động qua đào tạo chủ yếu là ngắn hạn, chất lượng đào tạo chưa cao
3.2.5 Thu nhập
Nguồn thu nhấp chính của hộ gia đình chủ yếu từ trồng cây Thanh Long (chiếm trên 90%) tổng thu nhập của hộ Các thu nhập khác từ trồng lúa, trồng mì…thu thập không đáng kể và chỉ phục vụ chủ yếu cho gia đình Tuy nhiên việc thu nhập chính từ trồng Thanh Long không ổn định, còn phụ thuộc vào thị trường
Trang 37trồng ít hơn nhiều so với diện tích đất mà hộ đó có hoặc là thanh long đang chờ được thu hoạch Thanh long với giá hàng mùa khoảng 8.000 - 10.000 đ/kg, và thanh long chong điện khoảng 27.000 - 30.000 đồng/kg Với mức thu nhập này nên đời sống người dân ở đây khá ổn định, và sự phụ thuộc vào rừng không còn đáng kể
- Trồng trọt (ngoài thanh long)
Cây Lúa được ưu tiên trong việc lực chọn, do đây là nông sản thiết yếu và người dân vẫn mong muốn sử dụng hạt gạo mình làm ra mặc dù so với công và chi phí cho ruộng lúa chiếm hơn ¾ thì phần lợi nhuận cây này mang lại không đáng kể Những cây còn lại theo thứ tự ưu tiên như điều, xòai, đậu, chuối… gần như chiếm
tỷ lệ rất ít Những cây này không đuợc ưu tiên hơn, vì năng suất thấp chi phí cải tạo đất cao
- Chăn nuôi
Hiện nay, chăn nuôi chủ yếu của các hộ là bò, gà, vịt, heo nhưng quy mô không lớn mỗi hộ chỉ 1-3 con bò, cũng có một số ít hộ có số lượng bò cao khoảng 10-15 con Nhưng đối với các hộ này, thức ăn dành cho bò là một vấn đề khó vì thông thường thì họ chăn thả vào rừng hoặc phần đất của khu bảo tồn Hiện nay khu bảo tồn đã đóng cửa và không cho chăn thả gia súc vào rừng
- Làm thuê
Thu nhập của người dân từ việc làm thuê có ở 5 xã và thị trấn Thuận Nam Trong đó, người dân sống ven rừng ở thị trấn có thu nhập chính từ làm thuê thấp nhất, cao nhất là xã Thuận Quý Công việc làm thuê thường nặng nhọc như khuân vác các thùng thanh long, phụ hồ…và làm theo mùa vụ Khi ngành du lịch phát triển ở đây đã thu hút một lương lao động đáng kể, việc làm thuê ở đây có thu nhập
ổn định
- Khai thác thuỷ hải sản
Người dân chỉ đi khai thác thuỷ hải sản trong mùa khô, mà chủ yếu tập trung ở những hộ dân gần biển thuộc xã Thuận Quý, Tân Thành và Tân Thuận thu nhập cho
Trang 38một lần không ổn định Dụng cụ đánh bắt còn thô sơ chủ yếu là thuyền ghe nhỏ, thúng đánh cá
- Buôn bán: chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu tập trung
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ, phá rừng làm nương rãy, săn bắn động vật rừng, một số hộ gia đình đây là nguồn thu nhập chính
Trang 39Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm sinh học của loài Dầu cát
4.1.1 Đặc điểm hình thái vật hậu
Hình thái là sự biểu hiện của kiểu gen thông qua kiểu hình của thực vật Mỗi loài cây khác nhau thì hình thái của chúng cũng khác nhau, kể cả cùng một loài cây nhưng mỗi giai đoạn tuổi khác nhau thì hình thái của chúng cũng có thể khác nhau, đặc biệt là đối với loài cây gỗ lớn Tuy nhiên chỉ những đặc điểm ổn định, phản ánh bản chất của loài mới giúp ích cho việc nhận biết chúng một cách dễ dàng, còn những đặc điểm khác có thể gây sự nhầm lẫn Do vậy nghiên cứu hình thái của cây rừng nhằm nhận biết chúng là cần thiết
Qua tổng kết các tài liệu nghiên cứu về loài Dầu Cát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kết hợp với điều tra nghiên cứu bổ sung ở ngoài thực địa tại các địa điểm nghiên cứu có thể tổng kết một số đặc điểm sau đây
4.1.1.1 Hình thái thân cây
Cây non: Thân tròn thẳng nhẵn, có nhiều vết loang trắng, đường kính thân
cây đạt từ 15 - 20cm, cao 7 - 12m Tán cây rộng 4 - 8 m, thưa Vỏ cây nhẵn, có màu xám
Cây trưởng thành: Thân tròn thẳng, gốc hơi có bạnh vè, vỏ nâu xám nứt ô
lưới, chiều cao vút ngọn 25 - 45 m, chiều cao dưới cành 15 - 20 m Có tán lá xòe rộng hình tròn, rụng lá về mùa khô Cành lớn và thưa, góc phân cành 25 - 350
, cành
non Vỏ cây màu xám, không nứt nẻ
Trang 40Hình 4.1: Gốc cây Dầu Cát Hình 4.2: Thân cây Dầu Cát
4.1.1.2 Hình thái lá, hình thái hoa
Lá đơn, mọc cách, hình thuôn dài, dài 8 - 16cm, rộng 5 - 8cm, hoặc hình bầu dục, rộng 6 - 10cm Các đường gân gần như song song
Hình 4.3: Hoa và lá Dầu Cát
Đài có 5 thuỳ lợp, hợp ở gốc và ống đài thường dính với bầu, các lá đài ban đầu bằng nhau, sau hai lá đài thành cánh ở quả chính vì vậy đôi khi gọi dầu là họ