Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng chiếu tới.. =>Nhật thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên một đường thẳng, Mặt Trăng n
Trang 1PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1 Tên hồ sơ dạy học:
Vật lý 7 - Tiết 3:
Bài 3 ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
2 Mục tiêu dạy học:
2.1 Kiến thức:
- Nhớ lại định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Nắm được định nghĩa Bóng tối và bóng nửa tối
- Nhớ lại kiến thức tích hợp về Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất môn Địa lý 6
2.2 Kĩ năng:
- Vận dụng giải thích được hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực dựa vào kiến thức bóng tối, bóng nửa tối và kiến thức Địa lý 6
- Vận dụng kiến thức liên môn Vật lý và Địa lý vào giải thích hiện tượng ngày dài, đêm ngắn và ngược lại khi mùa hè và mùa đông
- Vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu cách xác định thời gian: tháng, năm, mùa màng của đồng hồ Mặt Trời
2.3 Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
- Nghiêm túc trong giờ học
- Ý thức hơn đối với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ mắt, tránh ô nhiễm ánh sáng
3 Đối tượng dạy học của bài học:
Học sinh lớp 7A: tổng 28 học sinh Hs cần có năng lực liên hệ, còn nhớ và có khả năng vận dụng kiến thức lớp 6, lớp 7 trong 2 môn học trên lớp: Vật lý và Địa lý Học sinh cần có tư duy tổng hợp khá tốt trở lên
4 Ý nghĩa của bài học:
- Giúp Hs lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng, thái độ của bài học, vận dung những điều học được giải thích các hiện tượng vật lý, địa lý, thiên văn
Trang 2- Giúp Hs liên hệ, tổng hợp tư duy các kiến thức liên môn vào tìm hiểu và giải quyết một hay nhiều vấn đề của ít nhất 2 môn học
- Hình thành thái độ bảo vệ môi trường vì chính lợi ích tương lai của bản thân
5 Thiết bị dạy học, học liệu:
5.1 Giáo viên:
- Video hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
- Tranh ảnh thí nghiệm hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4/SGK
- Ứng dụng CNTT phần mềm Violet v1.8, phần mềm Macromedia 8.0, ảnh đồng hồ Mặt Trời, tranh đèn mổ của bác sỹ, một số ảnh về ô nhiễm ánh sáng
- Ảnh cấu tạo con mắt người môn sinh học và quả cầu Môn Địa lý
5.2 Học sinh:
Đèn, pin, miếng bìa, màn chắn, cây nến
6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
6.I MỤC TIÊU:
6.I.1 Kiến thức:
- Nhớ lại định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Nắm được định nghĩa Bóng tối và bóng nửa tối
- Nhớ lại kiến thức tích hợp về Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất môn Địa lý 6
6.I.2 Kĩ năng:
- Vận dụng giải thích được hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực dựa vào kiến thức bóng tối, bóng nửa tối và kiến thức Địa lý 6
- Vận dụng kiến thức liên môn Vật lý và Địa lý vào giải thích hiện tượng ngày dài, đêm ngắn và ngược lại khi mùa hè và mùa đông
- Vận dụng kiến thức liên môn tìm hiểu cách xác định thời gian: tháng, năm, mùa màng của đồng hồ Mặt Trời
6.I.3 Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
- Nghiêm túc trong giờ học
- Ý thức hơn đối với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ mắt, tránh ô nhiễm ánh sáng 6.II CHUẨN BỊ :
Trang 36.II.1 Giáo viên:
- Video hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
- Tranh ảnh thí nghiệm hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4/SGK
- Ứng dụng CNTT phần mềm Violet v1.8, phần mềm Macromedia 8.0, ảnh đồng hồ Mặt Trời, tranh đèn mổ của bác sỹ, một số ảnh về ô nhiễm ánh sáng
- Ảnh cấu tạo con mắt người môn sinh học và quả cầu Môn Địa lý
6.II.2 Học sinh:
Đèn, pin, miếng bìa, màn chắn, cây nến
6.III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
6.III.1 Kiểm tra bài cũ:
Hs 1: Nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
Đáp án: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường
thẳng
Gv chiếu 4 câu hỏi trắc nghiệm.
Hs 2: Hs 3:
Câu 1: Ta nhìn thấy vật khi:
a)Vật phát ra a/s
b)Vật được chiếu sáng
c)Có ánh sáng từ vật truyền tới
mắt ta
d)Có a/s từ mắt ta truyền tới vật
Câu 2: Nguồn sáng là:
a)Những vật mà ta nhìn thấy
b)Những vật tự phát ra a/s
c)Những vật được chiếu sáng
d)Những vật phản chiếu lại a/s
Câu 3: Vật sáng là:
a)Những vật tự phát ra a/s
b)Những vật được chiếu sáng
c)Những vật hắt lại a/s chiếu vào nó
d)Bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại a/s chiếu vào nó
Câu 4: Các vật sau đây, vật nào là nguồn
sáng?
a)Mặt Trăng, Mặt Trời
b)Mặt Trời, con đom đóm đang phát sáng c)Mặt Trăng và con đom đóm đang phát sáng d)Cả Mặt Trời, Mặt Trăng và con đom đóm
Đáp án: Câu 1: c) Câu 2: b) Câu 3: d) Câu 4: b)
Trang 46.III.2 Bài mới:(Gv chiếu ảnh đồng hồ Mặt Trời)
Giới thiệu: Trời nắng, bóng của cái cọc in rõ trên mặt bàn, mỗi thời gian khác nhau,
bóng nằm ở vị trí khác nhau, đây là một ứng dụng của định luật truyền thẳng của a/s Trong đời sống còn nhiều ứng dụng khác của định luật này để phục vụ nhiều mặt sinh hoạt, địa lý, thiên văn Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về những ứng dụng đó
Hoạt động 1: Tổ chức HS làm thí nghiệm quan sát và hình thành khái niệm bóng
tối bóng nửa tối
Cho HS đọc và làm thí
nghiệm 1 như hình 3.1
Gv chiếu hình 3.1.
?Mục đích TN là gì?
?Dụng cụ TN gồm có gì?
? Tiến hành như thế nào?
Yêu cầu HS làm thí nghiệm
với cây nến để phân biệt
bóng tối và bóng nửa tối.
Yêu cầu HS đọc và trả lời
C1
Gv chiếu hình 3.2.
Để tạo được bóng tối và
bóng nửa tối rộng hơn làm
Các nhóm tiến hành hoạt động làm thí nghiệm như hình 3.1
-Mục đích TN là quan sát vùng sáng, tối phía sau vật cản khi dùng nguồn sáng nhỏ
-Gồm nguồn sáng nhỏ, màn chắn, miếng bìa
-Tiến hành đặt miếng bìa vào khoảng giữa màn chắn và nguồn sáng, quan sát vùng sáng, tối phía sau trên màn chắn
Từ kết quả thí nghiệm
HS trả lời câu hỏi C1
-Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV
I Bóng tối – bóng nửa tối.
Trang 5thí nghiệm với bóng đèn
220V.
Chiếu 2 câu hỏi trắc
nghiệm
1?Yếu tố quyết định chỉ có
bóng tối (không có bóng
nửa tối) được tạo ra là gì?
2?Yếu tố quyết định tạo ra
bóng nửa tối là gì?
Gv yêu cầu Hs hoàn thành
2 nhận xét và đưa ra kết
luận (chiếu)
Quan sát TN và hoàn thành BT trắc nghiệm
- Là b)nguồn sáng có kích thước nhỏ
-Là b)nguồn sáng có kích thước lớn
Hs ghi vở kết luận
1.Vùng bóng tối (bóng tối, bóng đen)
Bóng tối nằm phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới
2.Vùng bóng nửa tối (bóng nửa tối).
Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng chiếu tới
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm nhật thực, nguyệt thực.
Tích hợp kiến thức địa lý 6.
Yêu cầu HS đọc phần
thông tin SGK
Gv chiếu hình ảnh Mặt
Trăng quay quanh Trái
đất.
Chiếu hình Mặt Trăng và
Trái Đất cùng quay quanh
Đọc thông tin SGK
Hs theo dõi các hình ảnh Flash nhớ lại kiến thức Địa lý 6
II Nhật thực, nguyệt thực.
Trang 6Mặt Trời (Kiến thức Thiên
văn học – Địa lý lớp 6)
Giới thiệu hiện tượng nhật
thực 1 phần và nhật thực
toàn phần bằng Flash,
video và hình 3.3/sgk về
nhật thực
?Nhật thực xảy ra khi nào
Cho Hs đọc và trả lời C3
Gv chiếu câu trả lời dưới
hình 3.3.
Yêu cầu Hs đọc phần
nguyệt thực SGK
Giới thiệu thế nào là
nguyệt thực bằng Flash và
video nhật thực.
Chiếu hình 3.4/sgk.
?Nguyệt thực xảy ra khi
nào
Theo dõi, lĩnh hội kiến thức về Nhật thực 1 phần
và toàn phần
=>Nhật thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên một đường thẳng, Mặt Trăng nằm ở giữa
Vì nơi đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng in trên Trái đất, Mặt trăng là màn chắn che khuất không cho a/s Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất
Đọc phần nguyệt thực SGK
-Theo dõi và lĩnh hội kiến thức
=>Khi mặt trời, trái đất
và mặt trăng, nằm trên một đường thẳng (trái
1.Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất
*Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng
in trên Trái đất, Mặt trăng là màn chắn che khuất không cho a/s Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất Vì thế, đứng ở
đó ta không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại
2.Nguyệt thực:
Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng
Trang 7đất ở giữa).
Hoạt động 3: Vận dụng.
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết, tìm hiểu vấn đề.
Yêu cầu HS đọc và trả lời
C5, C6.(chiếu)
Cho Hs trả lời các câu hỏi
Trắc nghiệm sau (chiếu)
1.(Chiếu H3.3 đã đánh dấu
vị trí 1-2-3-4 và hỏi) Người
đứng ở phần nào trên Trái
Đất sẽ thấy Nhật thực toàn
phần?
2.Tìm vị trí của mặt trăng
và vị trí của người quan sát
để thấy được hiện tượng
nguyệt thực? (chiếu H3.4)
3.Ứng dụng trong y học.
(Chiếu ảnh đèn phẫu thuật)
Trong phòng phẫu thuật,
các y bác sỹ sử dụng loại
đèn có nhiều bóng đèn để
nhằm mục đích gì?
*Liên hệ kiến thức liên
môn Vật lý 7-Địa lý 6:
Cá nhân hs trả lời
-Vị Trí 1
-Vị trí 1: Có nguyệt thực
Vị trí 2 và 3: Trăng sáng
-Nhằm tạo ra a/s có ít vùng bóng tối nhất, giúp nhìn rõ hơn
Theo dõi hình ảnh trên màn chiếu và liên hệ kiến thức sự truyền thẳng của a/s và kiến thức địa
lý 6
III Vận dụng:
C5.Khi di chuyển miếng bìa lại gần màn chắn thì cả bóng tối và bóng nửa tối đều thu hẹp lại, khi miếng bìa xát màn chắn thì không còn bóng nửa tối chỉ còn bóng tối rõ rệt C6
*Liên hệ kiến thức liên môn:
Trang 81.Dùng đèn pin chiếu vào quả cầu địa lý ta có thể giải thích tại sao độ dài ngày và
đêm khác nhau, tại sao thường có 2 mùa trái ngược nhau ở bắc bán cầu và nam bán
cầu? (chiếu hình )
- Xét điểm A ở vùng bắc bán cầu Khi Trái Đất quay, thời gian mà điểm A ở trong vùng bóng tối nhiều hơn thời gian ở ngoài sáng, vì vậy ngày ngắn hơn đêm Trong khi đó điểm B ở vùng nam bán cầu (đối xứng với A qua xích đạo) thì phần ngoài sáng nhiều hơn phần trong bóng tối, vì vậy ngày dài hơn đêm Như vậy, tại A là mùa đông thì tại B là mùa hè
2.Đồng hồ Mặt Trời: Vào ngày trời nắng, bạn dùng một cọc cao khoảng 20cm cắm
thẳng đứng xuống mặt đất Trong ngày, cứ đúng 7, 8, 9 17 giờ, bạn hãy đánh dấu vào đỉnh của bóng hiện lên trên mặt đất Điều thú vị là vào cùng 1 giờ, các bóng chỉ những vị trí khác nhau vào các ngày khác nhau
Sau một năm, vị trí của bóng quay lại chỗ cũ Đồng hồ mặt trời được con người chế tạo ra rất sớm Nhờ đó mà người xưa đã xác định được độ dài của tháng, năm, của các mùa màng
*Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường: Ô nhiễm ánh sáng và mắt con người:
Hình 1: Ô nhiễm ánh sáng (ONAS) và những điều chưa biết
ONAS là 1 dạng ô nhiễm môi trường mà ánh sáng nhân tạo lấn át a/s tự nhiên vào ban đêm, gây lãng phí năng lượng và gây nguy hiểm như mọi loại ô nhiễm khác Hình 2: ONAS chính là hậu quả của việc đô thị hoá khiến mọi thành phố và vùng đất ban đêm thành ban ngày Ở Trung Âu, người dân không có cơ hội chiêm ngưỡng bầu trời đêm.
Hình 3:ONAS tàn phá các kỳ quan tự nhiên mà đặc biệt là bầu trời đêm đầy sao ¼ người dân Đức chưa bao giờ nhìn thấy giải ngân hà, trong đó, số lượng dưới 30 tuổi chiếm 44%.
Hình 4:ONAS khiến ban ngày mắt con người điều tiết kém đi, làn khói mờ, mây mỏng cũng khiến con người không nhìn thấy bầu trời trừ vị trí có ánh sáng cực mạnh (vị trí có mặt trời).
Trang 9Hình 5:ONAS là một trong những những nguyên nhân khiến mắt trẻ em cận thị nhiều hơn, vì mắt làm việc trong môi trường a/s nhân tạo thường xuyên, chưa bao giờ thử nhìn trong bóng tối (đi ngủ cũng thắp đèn màu).
Hình 6:AS trong vùng bóng nửa tối đi vào mắt thường xuyên liên tục (trừ lúc nhắm mắt lại) khiến thuỷ tinh thể căng ra, khi nhìn vật ở xa, a/s từ vật đi đến mắt yếu mắt không thể nhìn rõ được (thuỷ tinh thể co lại kém làm ảnh của vật không hiện trên võng mạc)
Hình 7: Các dây thần kinh thị giác làm việc quá sức trong điều kiện a/s nhân tạo nhiều.
Hình 8: Mắt căng ra điều tiết nhìn vật dưới a/s đèn đường không thể nhìn thấy bầu trời đầy sao Những loại đèn đường thiết kế truyền thống gồm nhiều vùng sáng tối giao nhau, a/s không đều làm mắt mệt mỏi để điều tiết Thiết kế hiện đại giảm bớt
sự phân bố không đều của a/s giúp mắt điều tiết tốt hơn.
Hình 9,10,11: Tuy nhiên, bầu trời đầy sao, dải Ngân Hà, sao Băng chỉ hiện lên trong mắt giữa màn đêm khi không có những ánh đèn thắp sáng thâu đêm trên đường phố, trên cầu như ban ngày
Chỉ thắp sáng khi cần thiết, tắt đèn, tắt điện khi không cần thiết.
6.III.3: Củng cố:
Đọc ghi nhớ SGK
6.III.4: Dặn dò, Hướng dẫn về nhà:
- Học bài làm tập từ 3.1-3.5/sbt
- Đọc mục có thể em chưa biết
- Xem trước bài “Định luật phản xạ ánh sáng”
6.III.5: Rút kinh nghiệm:
- Tích hợp kiến thức liên môn khiến chương trình trở nên nặng hơn, học sinh cần làm việc tích cực và nhanh hơn để đủ thời gian 45 phút trên lớp.
- Học sinh phải thực hiện các bước trên lớp để lĩnh hội bài mới, liên hệ liên môn và giải quyết vấn đề Sau đó, về nhà phải tổng hợp tư duy để trả bài kiểm tra Việc này
sẽ khiến Hs không đủ thời gian học các môn khác.
7 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Trang 10Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Hs qua việc học tập trên lớp và qua 2 bài kiểm tra 45 phút có nội dung như sau:
Bài 1:
Câu 1: Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối?
Bố trí thí nghiệm như thế nào có thể quan sát được bóng tối?
Bố trí thí nghiệm như thế nào có thể quan sát được bóng nửa tối?
Câu 2: Nhật thực xảy ra khi nào? Cần đứng ở vị trí như thế nào để có thể quan
sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần, Nhật thực một phần?
Câu 3: Nguyệt thực xảy ra khi nào? Tại sao Nguyệt thực chỉ xảy ra vào đêm rằm
âm lịch?
Câu 4: Dựa trên cơ sở kiến thức địa lý, thiên văn nào mà có thể xảy ra hiện
tượng Nhật thực và Nguyệt thực?
Câu 5: Kể tên một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng mà em
biết
Bài 2:
Câu 1: Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích rõ hiện tượng Nhật thực và
Nguyệt thực
Câu 2: Ô nhiễm ánh sáng là gì? Ô nhiễm ánh sáng là kết quả của quá trình nào
trong xã hội? Nêu các tác hại của ô nhiễm ánh sáng mà em biết Từ đó nêu ra hành động của em để giảm bớt sự ô nhiễm ánh sáng?
ĐÁP ÁN
Bài 1:
Câu 1:
- Bóng tối nằm phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới
- Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng chiếu tới
Trang 11- Tiến hành đặt miếng bìa vào khoảng giữa màn chắn và nguồn sáng, quan sát vùng sáng, tối phía sau trên màn chắn Với nguồn sáng nhỏ ta thu được bóng tối, với nguồn sáng rộng lớn thì thu được bóng tối và bóng nửa tối
Câu 2:
- Nhật thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên một đường thẳng, Mặt Trăng nằm ở giữa
- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất
Câu 3:
- Nguyệt thực xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng, nằm trên một đường thẳng (trái đất ở giữa) khi đó Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng
- Vào đêm rằm âm lịch, Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời có khả năng nằm trên một đường thẳng
Câu 4:
Dựa vào kiến thức địa lý, thiên văn: Mặt trăng quay quanh Trái đất, cả Mặt trăng
và Trái đất cùng quay quanh Mặt trời Mỗi vật đều quay trên một quỹ đạo riêng,
có thể xảy ra trường hợp cả ba vật cùng nằm trên một đường thẳng
Câu 5:
Một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng: chế tạo đèn phẫu thuật gồm nhiều bóng đèn; chế tạo đồng hồ Mặt trời; Giải thích hiện tượng Nhật thực, nguyệt thực; chế tạo hệ thống đèn đường hạn chế vùng bóng tối và bóng nửa tối;
Bài 2:
Câu 1:
- Mặt trăng quay quanh Trái đất và cả Mặt trăng cùng Trái Đất đều quay quanh Mặt trời, đến một lúc nào đó cả ba vật gồm Mặt trời, Trái đất và mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng