1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN đề KINH tế CHÍNH TRỊ SAU đại HỌC, BẢO đảm KINH tế CHO QUỐC PHÒNG TRONG điều KIỆN nước TA HIỆN NAY

33 379 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 392,5 KB

Nội dung

Đảm bảo kinh tế cho quốc phòng đã được một số tác giả đề cập trong các công trình nghiên cứu của mình. A.I.PôGiaRốp, trong cuốn sách “Những cơ sở kinh tế của sức mạnh quân sự của nhà nước” đã định nghĩa: Đảm bảo kinh tế cho chiến tranh, quốc phòng là khả năng thực tế của nhà nước đảm bảo cho các lực lượng vũ trang của mình duy trì khả năng quốc phòng cần thiết của đất nước. Khái niệm này đã chỉ ra: chủ thể đảm bảo kinh tế cho quốc phòng là nhà nước; đối tượng được đảm bảo là lực lượng vũ trang; mục đích là duy trì khả năng quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên khái niệm chưa đề cập đến nội dung cụ thể của đảm bảo là cái gì; phương thức đảm bảo như thế nào

Trang 1

ĐẢM BẢO KINH TẾ CHO QUỐC PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

nước; đối tượng được đảm bảo là lực lượng vũ trang; mục đích là duy trì khảnăng quốc phòng của đất nước Tuy nhiên khái niệm chưa đề cập đến nội dung

cụ thể của đảm bảo là cái gì; phương thức đảm bảo như thế nào?

Giáo trình kinh tế quân sự của Trường Sĩ quan Chính trị - Quân sự, Nxb

QĐND, H.1985 định nghĩa: Đảm bảo kinh tế cho quốc phòng là toàn bộ những quá trình, những biện pháp kinh tế nhằm thoả mãn các nhu cầu quân

sự và giải thích thêm: nó gồm phát triển cân đối các ngành sản xuất vật chất

và dịch vụ, các cơ sở khoa học - kỹ thuật, thiết bị các chiến trường; phát triểnmạng lưới giao thông vận tải; bảo đảm các phương tiện thông tin liên lạc; xâydựng sân bay, bến cảng, kho tàng và các căn cứ quân sự khác; bảo đảm hậuphương kinh tế; tổ chức hệ thống quản lý kinh tế thích ứng với yêu cầu củachiến tranh có thể xảy ra

Khái niệm này đã chỉ rõ phương thức và mục tiêu bảo đảm kinh tế choquốc phòng Tuy nhiên lại không đề cập đến nội dung của đảm bảo, nhất là đảmbảo nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, những bộ phận chủ yếu của việc bảo đảm

Trang 2

Mặt khác, khái niệm này được đưa ra trong thời cơ chế kế hoạch hoá tập trungnên chưa đề cập đến vai trò của nhân dân, các thành phần kinh tế trong đảm bảo.

Kế thừa và phát triển các khái niệm trên, trong điều kiện nước ta thựchiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nền kinh tế có nhiềuthành phần kinh tế; tình hình thế giới có nhiều thay đổi; tư duy mới về bảo vệ

Tổ quốc… chúng ta có thể đưa ra định nghĩa bảo đảm kinh tế cho quốc phòngnhư sau:

Đảm bảo kinh tế cho quốc phòng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam là tổng thể các quá trình, các biện pháp được Nhà nước và nhân dân tiến hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất - kỹ thuật, tài chính, nhân lực cho quốc phòng trên cả hai phương diện đấu tranh chống xâm lược bằng hình thức vũ trang và phi vũ trang, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Khái niệm đã chỉ ra chủ thể đảm bảo không chỉ là Nhà nước mà phảiphát huy vai trò to lớn của nhân dân, thông qua tổng thể các quá trình, biệnpháp thích hợp; Nội dung đảm bảo là toàn diện cả nhân lực, vật lực, tài lực;mục đích bảo đảm là đáp ứng cho hoạt động quốc phòng bảo vệ Tổ quốctrong mọi tình huống, cả trong chiến tranh vũ trang và phi vũ trang; môitrường đảm bảo là nèn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

b Nội dung dảm bảo kinh tế cho quốc phòng.

Từ khái niệm trên cho thấy nội dung đảm bảo cho quốc phòng bao gồm:

- Đảm bảo về nguồn nhân lực Đây là nội dung hết sức quan trọng vìtrong mọi hoạt động nói chung, hoạt động bảo vệ Tổ quốc nói riêng thì nguồnnhân lực luôn giữ vai trò quyết định đến kết quả hoạt động đặc biệt trongđiều kiện hiện nay, trước sự phát triển mạnh của cách mạng khoa học - côngnghệ, vũ khí trang thiết bị kỹ thuật có sự phát triển vượt bậc so với trước,phương thức tiến hành chiến tranh có sự thay đổi, chiến tranh công nghệ cao,chiến tranh phi tiếp xúc, kết hợp tiến công từ ngoài vào với cài cắm lực lượng

Trang 3

nổi loạn của các phần tử chống đối từ bên trong…thì chất lượng nguồn nhânlực lại càng phải đặc biệt quan tâm

Quốc phòng của ta là quốc phòng toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang làmnòng cốt Vì vậy, đảm bảo nguồn nhân lực cho quốc phòng, trước hết là đảm bảocho lực lượng vũ trang ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dânquân tự vệ, có đủ số và chất lượng đáp ứng hoạt động bảo vệ Tổ quốc Đồng thờiphải chú ý đến lực lượng toàn dân rộng rãi Để đảm bảo nguồn nhân lực cho lựclượng vũ trang đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, công tácđảm bảo phải được chuẩn bị chu đáo ngay từ thời bình thông qua tổng thể cácbiện pháp như: tạo nguồn, đăng ký, tổ chức, huấn luyện quân dự bị động viên; xâydựng lực lượng dân quân tự vệ; xây dựng luật pháp, cơ chế chính sách huy độngnhân lực… Trong thời bình, việc đảm bảo nguồn nhân lực cho lực lượng vũ trangđược duy trì ở mức hợp lý, khi chiến tranh xảy ra thì đảm bảo tối đa nhân lực cholực lượng vũ trang thông qua động viên nguồn nhân lực

- Đảm bảo cơ sở vật chất: cơ sở vật chất là điều kiện không thể thiếutrong hoạt động quốc phòng, giữ vai trò quan trọng trong đối với hiệu quảhoạt động Khi chiến tranh xảy ra, nhu cầu về cơ sở vật chất cho hoạt độngquốc phòng tăng lên đột biến, vượt mức bảo đảm thông thường, đặc biệt lại bị

kẻ địch tìm mọi cách đánh phá thông qua các thủ đoạn quân sự

Nội dung đảm bảo cơ sở vật chất bao gồm: đảm bảo vũ khí trang bị;quân lương, quân trang, y tế, bảo đảm giao thông vận tải để cung cấp cơ sởvật chất, nhân lực cho các chiến trường…

Nguồn đảm bảo được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như: nguồntrong nước (thông qua sản xuất, sửa chữa); nguồn nước ngoài (mua sắm, việntrợ); nguồn từ chiến lợi phẩm Trong đó nguồn trong nước đóng vai trò quyếtđịnh, các nguồn khác rất quan trọng Để có nguồn trong nước phải tập trung pháttriển kinh tế, kinh tế quân sự; đăng ký, quản lý cơ sở vật chất động viên (nhất làgiao thông vận tải và động vên công nghiệp); chuẩn bị các phương án động viênkinh tế cho chiến tranh; kết hợp kinh tế với quốc phòng ngay từ thời bình

Trang 4

Phương thức đảm bảo cho các hướng chiến trường là kết hợp tại chỗ vớiđưa từ nơi khác đến.

- Đảm bảo tài chính: đây là một nội dung quan trọng của bảo đảm kinh tếcho quốc phòng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa Thông qua tài chính, các đơn vị, địa phương có thể khai thác cơ sở vậtchất trong và ngoài nước mà không cần cung cấp bằng hiện vật Trong điều kiệnbình thường, đảm bảo tài chính cho quốc phòng thường được các nước duy trì ở4-5% GDP Khi chiến tranh xảy ra, nguồn tài chính đảm bảo cho quốc phòngđược tăng lên, nhà nước phải thông qua các biện pháp như tăng thuế, vay nướcngoài, phát hành công trái… để đảm bảo cho quốc phòng, chiến tranh

2 Sự cần thiết khách quan phải đảm bảo kinh tế cho quốc phòng

a, Cơ sở lý luận

- Xuất phát từ mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng: Kinh tế quốc

phòng làn hai lĩnh vực khác nhau song giữa chúng lại có mối quan hệ biệnchứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Các nhà kinh điển Mác Xít đãkhẳng định, kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng,chiến tranh Kinh tế quyết định đến quốc phòng, chiến tranh từ nguồn gốc,bản chất đến tổ chức biên chế, trang bị cơ sở vật chất, đến các đánh, chiếnlược chiến thuật, nghệ thuật quân sự

Tuy nhiên kinh tế quyết định đến quốc phòng, chiến tranh không phảiquyết định trực tiếp mà quyết định gián tiếp thông qua tiềm lực kinh tế quân

sự để tạo thành sức mạnh quân sự Điều này cũng có nghĩa là không phải cókinh tế mạnh là có quốc phòng mạnh Để phục vụ cho quốc phòng, nhất là khi

có chiến tranh xảy ra phải thông qua tổng thẻ các biện pháp đảm bảo kinh tếthì mới đáp ứng yêu cầu của hoạt động quốc phòng, chiến tranh

- Xuất phát từ vai trò của kinh tế đối với chiến tranh ngày càng tăng lên.

Điều đó được thể hiện trên các nội dung sau:

Trang 5

- Nhu cầu kinh tế của chiến tranh xét về mặt số lượng tăng lên nhanhchóng Các cuộc chiến tranh xảy ra sau bao giờ cũng tiêu tốn một lượng củacải vật chất lớn hơn nhiều so với những cuộc chiến tranh trước.

Chẳng hạn: Trong cuộc chiến tranh Áo - Phổ (1866) quân Phổ mới sử

dụng bình quân 7 viên đạn cho một khẩu súng trường và 70 viên đạn cho mộtkhẩu pháo Nhưng chỉ sau đó 4 năm cũng vẫn là cuộc chiến tranh giữa Áo -Phổ (1870 - 1871) thì quân Phổ đã sử dụng tới 40 viên đạn cho một khẩu súngtrường và 190 viên đạn cho một khẩu pháo

So sánh hai cuộc chiến tranh lớn của thế kỷ XX cho thấy: tốc độ và qui

mô của nhu cầu kinh tế cho chiến tranh cũng đã tăng lên hết sức to lớn Điều

đó thể hiện qua các số liệu sau:

Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất Nga hoàng mới sử dụng: 3.900 khẩupháo, 1.500 súng cối, 1.500 máy bay, 1 triệu tấn đạn, 130 000 khẩu súng trường.Thì trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô đã sử dụng tới:120.000 khẩu pháo, 100.000 súng cối, 40.000 máy bay, 5 triệu súng trường và

8 triệu tấn đạn

Tính bình quân mức tiêu dùng trong một ngày của một người lính trongmột số cuộc chiến tranh gần đây là như sau:

Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất: 6 kg / 1người / 1 ngày

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai: 20 kg / 1người / 1ngày

Trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là 90 kg / 1 người / 1ngày.Trong chiến tranh vùng vịnh lượng tiêu hao đạn dược bình quân trong mộtngày gấp 21 lần của cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và gấp 3, 6 lần cuộc chiếntranh của Mỹ ở Việt Nam

- Nhu cầu kinh tế cho chiến tranh còn đòi hỏi chất lượng ngày càng cao

và chủng loại ngày càng phức tạp

Ngày nay để sản xuất ra một loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiệnđại phải có hàng trăm xí nghiệp tham gia sản xuất với hàng ngàn loại nguyên

Trang 6

nhiên liệu quí hiếm, đắt tiền Riêng về nhiên liệu lỏng chiến tranh thế giới lầnthứ hai mới sử dụng 10 loại, ngày nay đã sử dụng tới gần 500 loại.

Từ những số liệu trên cho thấy: Chiến tranh càng hiện đại nhu cầu kinh

tế cho chiến tranh càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại Do đó

để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có sự chuẩn

bị kinh tế cho chiến tranh

b, Thực tiễn bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở một số nước trên thế giới

Nhìn vào lịch sử chúng ta thấy việc đảm bảo kinh tế cho quốc phòng,chiến tranh đã được tiến hành ngay trong nhà nước chiếm hữu nô lệ, phongkiến, tư bản chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, trong mỗigiai đoạn lịch sử khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau, quy mô quốc phòng,chiến tranh khác nhau… nên việc đảm bảo cũng khác nhau

- Trong xã hội nô lệ và phong kiến, nguồn đảm bảo kinh tế cho quốcphòng được lấy từ các sản phẩm và tiền thuế của khu vực nông nghiệp và cácxưởng thủ công; quy mô bảo đảm chưa lớn, tính chát chưa phức tạp như dướichủ nghĩa tư bản

- Đến chủ nghĩa tư bản do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự pháttriển của vũ khí trang bị, yêu cầu mở rộng thị trường, thuộc địa… làm choquy mô và tính chất của chiến tranh phát triển đòi hỏi sự đảm bảo kinh tế choquốc phòng, chiến tranh tăng lên mạnh mẽ Để đảm bảo kinh tế cho quốcphòng, nhà nước tư sản thường tiến hành các biện pháp sau:

Một là, Về mặt quản lý nhà nước, nhà nước tư sản đã xây dựng các đạo

luật để phục vụ cho việc đảm bảo như: luật nghĩa vụ quân sự; luật dự bị độngviê; luật ngân sách… Xây dựng bộ máy điều hành động viên kinh tế chochiến tranh trừ trung ương đến cơ sở

Hai là, về tổ chức thực hiện: Tăng cường xây dựng, hiện đại hoá quân

đội; xây dựng tiềm lực kinh tế quân sự phục vụ cho các hoạt động quốcphòng, chiến tranh

Trang 7

Thực hiện quân sự hoá nền kinh tế, huy động tối đa các năng lực sảnxuất quân sự, mở rộng quy mô và cơ cấu sản xuất quân sự đáp ứng quy mô

mở rộng chiến tranh

Ba là, không ngừng tăng ngân sách cho quốc phòng, chiến tranh, kể cả

khi chiến tranh lạnh đã kết thúc Thực hiện dữ trữ chiến lược cơ sở vật chất,tài chính, nhân lực cho quốc phòng, chiến tranh

Bốn là, thông qua các khối quân sự, liên minh quân sự để tăng cường

công tác đảm bảo kinh tế cho chiến tranh

- Đảm bảo kinh tế cho quốc phòng ở Liên Xô trước đây.

Sau cách mạng tháng 10 năm 1917, nhận thức được tính tất yếu phải bảo

vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa, khi còn chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra:

“phải chuẩn bị lâu dài, nghiêm túc, bắt đầu từ phát triển kinh tế”1

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô và sự nổ lực của nhân dân,chỉ trong thời gian ngắng từ 1917 - 1937 Liên Xô đã trở thành một nước có nềncông nghiệp và công nghiệp quốc phòng hiện đại Nền công nghiệp quốc phòng

đủ sức trang bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu của Hồng quân

Trước nguy cơ chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã thi hành nhữngbiện pháp đặc biệt, tăng thêm quân số của lực lượng vũ trang, xây dựng thêmcác sư đoàn không quân, thiết giáp, pháp binh và hạm đội; tổ chức lại Hồngquân liên Xô; xây thêm các nhà máy quốc phòng ở khu vực Viễn Đông Tínhđến năm 1940, số nhà máy sản xuất máy bay đã tăng 74% so với năm 1937.Năng lực sản xuất máy bay, thiết giáp có công suất vượt 1, 5 lần của Đức Cácnhà máy sản xuất súng bộ binh, pháo, đạn dượt cũng vượt Đức Đã đóng mới

533 tàu chiến trang bị cho Hải quân Nhà nước Liên Xô cũng đã thi hànhnhiều biện pháp cần thiết để động viên kinh tế cho chiến tranh, mở rộngngành hậu cần, nhất là hậu cần quân đội để đáp ứng nhu cầu của Hồng quân.Khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Nhà nước Xô viết đã ban hànhhàng loạt các sác lệnh nhằm động viên các nguồn lực để ổn định sản xuất,tăng cường độ lao động, tăng năng suất lao đông, hướng mọi lực lượng,

1 Lênin, Toàn tập, Tập 35 Nxb tiến bộ MCV 1976, tr 481

Trang 8

phương tiện đảm bảo cho Hồng quân Vì vậy, trong thời gian chiến tranh xảy

ra, Liên Xô đã sản xuất được 134 ngàn máy bay, 103 ngàn xe tăng và pháo tựhành, 825 ngàn đại bác và súng cối; trong khi đó Đức chỉ sản xuất được 79ngàn máy bay, 54 ngàn xe tăng, 170 ngàn đại bác và súng cối

Đặc biệt, để đảm bảo kinh tế cho chiến tranh, nhà nước Xô Viết rấtchú ý đến xây dựng ngành hậu cần quân đội Cho phép ngành hậu cần linhhoạt giải quyết mọi vấn đề từ khai thác nguồn đến cải tiến phương thứcđảm bảo, được áp dụng những biện pháp khẩn cấp để nâng cao khả năngvạn tải của ngành đáp ứng cho các hướng cho chiến trường Trong thờigian chiến tranh, ngành hậu cần đã đảm bảo một khối lượng hàng hoákhổng lồ cho Hồng quân: đã cung cáp 108 ngành máy bay chiến đấu, 95ngành xe tăng và pháo tự hành, 445, 7 ngàn đại bác và súng cối, 954,5 ngànsúng máy, 12 triệu súng trường, 6,1 triệu tiểu liên, 427 triệu viên đạn súngtrường, 21,4 triệu viên đạn súng máy, 168,3 triệu lựu đạn, 16 triệu tấnnhiên liệu, 40 triệu tấn lương thực, thực phẩm, 38 triệu áo ca phot, 73 triệu

bộ quần áo, 20 triệu quần đệm bông và 11 triệu đôi ủng Đây là điều kiệnquan trọng góp phần vào thắng lợi của nhân dân Liên Xô trong chiến tranhthế giới hai, cứu nhân loại khỏi thảm họa phát xít

Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô đã chứng minh chiến tranh chỉ thắnglợi thuộc về bên nào có ưu thế thường xuyên bảo đảm kịp thời về nhân lực,vật lực, tài chính cho quốc phòng, chiến tranh Tuy nhiên, điều này lại phụthuộc vào phương thức biện pháp bảo đảm, được quy định bởi bản chất chế

độ kinh tế-xã hội và mục đích chính trị của chiến tranh

- Một số kinh nghiệm của các nước ASEAN

Các nước ASEAN (trừ Việt Nam và Lào, Cămpuchia) đều nằm trong cái

ô bảo trợ quân sự của Mỹ Tuy nhiên việc bảo đảm kinh tế cho quốc phòngcủa các nước này cũng luôn được chính phủ các nước quan tâm, chúng ta cóthể tham khảo trên một số nội dung lớn sau:

Trang 9

Một là, Đảm bảo thông qua ngân sách quốc phòng (4 - 5% GDP) Với

nguồn ngân sách lớn lại được Mỹ, Nhật hỗ trợ các nước này đã xây dựngdược tiềm lực quân sự của mình đáng kể Quân đội Thái Lan, MaLaixia,Inđônêxia, Myanma, Xingapo có thế lực rất lớn trên chiến trường chính trịcác nước Thái Lan, Xingapo đã xây dựng được một quân đội của mình vớinhiều quân binh chủng được trang bị vũ khí, kỹ thuật khá hiện đại, có khảnăng tác chiến thông thường

MaLaixia, Inđônêxia, Myanma, Philippin đang chuyển quân đội từ mộtlực lượng chuyên đối phó với xung đột sắc tộc và chống nổi dây sang xâydựng quân đội có khả năng đối phó với nguy cơ từ bên ngoài

Ngoài đảm bảo từ ngân sách quốc phòng, quân đội của các nước này còn

có nguồn thu từ các tổ hợp công nghiệp quân sự thông qua xuất, nhập khẩu vũkhí, trang thiết bị quân sự, chuyển giao công nghệ, sản xuất hàng quân sự, nổibật là Xingapo, MaLaixia

- Hai là, về phương thức bảo đảm kinh tế cho quốc phòng: được kết hợp

giữa hậu cần quân đội (thông qua khu vực kinh tế quân sự) và cơ chế thịtrường để đảm bảo cho quân đội Trong đó cơ chế thị trường chiếm tỷ trọnglớn (60 - 79%) Đây là phương thức đảm bảo có hiệu quả trong điều kiện chưa

có chiến tranh

- Ba là, Cùng với việc bảo đảm từ ngân sách nhà nước, khu vực kinh tế

quân sự, các nước này còn thường xuyên nhận được sự viện trợ quân sự củanước ngoài, trao đổi, mua ban vũ khí, trang thiết bị quân sự với các nước tưbản, SNG và với Trung Quốc, Ân Độ…

Tuy nhiên việc bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở các nước này cũng cónhiều hạn chế như: không xây dựng được nền quốc phòng toàn dân; cái ô bảotrợ của Mỹ là con dao hai lưỡi mà một số nước đang phải gánh chịu Quánhấn mạnh cơ chế thị trường nên khi đất nước chuyển sang trạng thái chiếntranh sẽ gặp khó khăn, nhất là trong vấn đề động viên kinh tế cho chiến tranh

Trang 10

II THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM KINH TẾ CHO QUỐC PHÒNG, CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHI PHỐI ĐẢM BẢO KINH TẾ CHO QUỐC PHÒNG Ở NƯỚC

TA HIỆN NAY.

1 Thực trạng bảo đảm kinh tế cho quốc phòng, chiến tranh ở Việt Nam qua các thời kỳ

a Giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà rađời, nhân dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than Để bảo vệ chính quyền cáchmạng non trẻ, trên cơ sở kế thừa truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước củacha ông và nguyên lý vũ trang bảo vệ Tổ quốc của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhànước ta đã động viên nhân dân xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng

Sau khởi nghĩa, mỗi tỉnh đều có 1 đơn vị vệ quốc quân Nếu năm 1945tổng số bộ đội chỉ có 5.000 người thì đến cuối năm 1946 đã lên đén 80.000người, bao gồm 32 trung đoàn ở Bắc và Trung bộ, 25 chi đội ở Nam bộ, ngoài

ra còn gần 1 triệu dân quân du kích ở các địa phương.2Nhờ những nỗ lực củatoàn Đảng, toàn dân, với phong trào toàn dân chống thực dân Pháp xâm lượcngày một sâu, rộng, đến năm 1951 những đại đoàn chủ lực đã ra đời dánh dấu

sự phát triển vượt bậc của lực lượng vũ trang

Đảng và Nhà nước ta coi việc đảm bảo kinh tế cho lực lượng vũ trang làtrách nhiệm của các cáp bộ đảng, chính quyền Tại Hội nghị TW 10 năm 1951

đã nêu rõ: “Phải thực hiện từng bước tiêu chuẩn cung cấp cho bộ đội, xem đó

là trách nhiệm của TƯ, của các cấp, các ngành, nhất là của các đồng chí phụtrách ngân hàng, mậu dịch, tài chính, canh nông, nông hội, công đoàn và cáctổng cục cung cấp (TCHC) Đồng thời phải làm cho toàn dân nhận rõ tráchnhiệm của mình đối với việc cung cấp cho bộ đội”3

Trong điều kiện bị bao vây, những ngày đầu của kháng chiến để tạonguồn bảo đảm cho quân đội, Hồ Chủ tịch đã kêo gọi nhân dân “vừa kháng

2 40 năm xây dựng LLVT Việt Nam, Nxb Sự thật, H.1994, tr 49

3 Văn kiện quân sự của Đảng, Tạp 2, NxbQĐND H 1976, tr 95

Trang 11

chiến vừa kiến quốc”, “vừa tăng gia sản xuất, vừa thực hành tiết kiệm”; cácchiến sĩ lấy súng giặc đánh giặc; chúng ta đã thực hành di chuyển các nhàmáy công nghiệp lên chiến khu, xây dựng các công binh xưởng sản xuất vũkhí, đạn dược Nhờ vậy, tiềm lực kinh tế quân sự của ta từng bước được củng

cố tăng cường

Sau chiến dịch Biên giới chúng ta đã phá được thế bao vây cô lập củađịch, mở cửa thông thương với Trung Quốc và các nước XHCN, lúc nàyviệc bảo đảm cho quân đội còn nhận được sự viện trợ từ Trung Quốc, Liên

Xô và các nước XHCN

Một trong những nét đặc trưng đảm bảo kinh tế cho quốc phòng tronggiai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là chúng ta đã kết hợphậu cần quân đội với hậu cần nhân dân, coi hậu cần là chiếc cầu nối của côngtác đảm bảo Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng sức mạnh hậu cần của nhândân, dựa vào dân; vừa bồi dưỡng sức dân (cải cách ruộng đất, giảm tô, giảmthuế ở vùng giải phóng) vừa động viên sức dân đảm bảo cho quân đội Chủ

tịch Hồ Chí Minh khẳng định: " Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kể thù không thể nào tiêu diệt được", 'Kháng chiến trường kỳ thì quân đội phải

có đủ súng đạn, quân và dân phải đủ ăn, đủ mặc Nước ta nghèo, kỹ thuật kém phải dùng tinh thần hăng hái của toàn dân để tìm cách giải quyết thiếu, kém về vật chất" Đồng thời tại hội nghị Trung ương IV / 1952 Người còn chỉ rõ: "Để cho nhân dân hăng hái và có sức đóng góp cho kháng chiến phải bồi dưỡng sức dân, phải bồi dưỡng lực lượng nhân dân nhiều hơn yêu cầu nhân dân đóng góp"

Thực hiện quan điểm trên, chúng ta đã huy động được sức dân trongđảm bảo cho quân đội Chỉ tính riêng trong chiến dịch Điện Biên phủ, nhândân đã đóng góp 2 vạn xe đạp thồ, 1 vạn chiếc thuyền, 500 ngựa thồ và hàngvạn dân công hoả tuyến để làm đường, vận chuyển lương thực, vũ khí đạndược cho chiến dịch Riêng lực lượng vận chuyển bảo đảm trong chiến dịch

Trang 12

điện Biên Phủ chúng ta đã huy động 29.000 dân công, 3.000 lực lượng hậucần quân đội (LLDC gấp 9 lần LLHC cho quân đội).

Cùng với hậu cần nhân dân, hậu cần quân đội cũng từng bước đượccủng cố phát triển Phương thức đảm bảo cũng từng bước được hoàn thiện:

từ chỗ có gì cấp nấy ở thời kỳ đầu kháng chiến, đến quy định thành tiêuchuẩn tương đối thống nhất Kết hợp đảm bảo hậu cần tại chỗ với với hậucần chiến lược từ hậu phương chi viện và sử dụng chiến lợi phẩm thu đượccủa địch Nhờ đó đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dântrong chống thực dân Pháp xâm lược

b Giai doạn chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định GiơNeVơ được ký kết ngày20/7/1954, đất nước chia làm 2 miền, cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiếnlược: Miền Bắc đi lên CNXH, Miền Nam đấu tranh giải phóng nước nhà.Nhiệm vụ của LLVT có sự thay đổi: trước đây chủ yếu làm nhiệm vụ chiếnđấu giải phóng đất nước, giời đây phải tham gia xây dựng đất nước, bảo vệMiền Bắc XHCN và giải phóng Miền Nam

Trong thời gian 10 năm (1955 - 1965) với sự nỗ lực của chính mình và

sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chúng ta đã tích cực củng cố, xây dựng lựclưỡng vũ trang, thành lập mới nhiều quân, binh chủng; công nghiệp quốcphòng được khẩn trương xây dựng với hàng trăm xí nghiệp và có khả năngsản xuất vũ khí hạng nhẹ, sửa chữa, bảo quản, nâng cấp vũ khí trang thiết bị;nguồn dự trử chiến lược về lương thực, thực phẩm, quân trang quân dụngđược tăng cường

Ngày 2/8/1964, Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, lấy cớ điên cuồng mởrộng chiến tranh ra miền Bắc, dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc.Năm 1965 Mỹ ồ ạt đưa 55 vạn quân vào Miền Nam trực tiếp tham chiến.Trước tình hình đó, Hội nghị TW 12 Khoá III đã đề ra nhiệm vụ độngviên lực lượng của cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lượccủa Mỹ bảo vệ Miêng Bắc XHCN, giải phóng Miền Nam Hàng vạn cán bộ

Trang 13

chiến sĩ đang làm việc ở các nông trường quân đội, đã được xuất ngũ đượcgọi trở lại quân đội; tuyển thêm quân mở rộng LLVT; động viên sức người,sức của của Miền Bắc chi viện cho Miền Nam với khẩu hiệu hành động “thóckhông thiếu một cân, quân không thiếu một người”; kết hợp chặt chẽ giữa laođộng sản xuất và thực hành chiến đấu “tay súng tay cày”

Vì vậy, năm 1965 số người động viên vào quân đội tăng 5 lần so vớitrước Để đảm bảo kinh tế cho nhu cầu thời chiến, ngoài sự viện trợ của cácnước XHCN, chúng ta thường xuyên động viên từ 12 - 20% tổng sản lượnglương thực, thực phẩm; 20 - 24% ngân sách Nhà nước cho quốc phòng Riêng

về nhân lực, mức động viên cao nhất có năm lên tới 1,2 triệu quân, chưa kể lựclượng thanh niên xung phong và lực lượng vũ trang khác Đây là thời kỳ tronglịch sử đấu tranh của nhân dân ta, đây là lần động viên nhân lực, vật lực, tài lựccao nhất

Trong kháng chiến chống Mỹ, do tổ chức tốt thế trận chiến lược vềHCKT ta đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm HCKT cho các phương ánTCCL và góp phần quan trọng vào thăng lợi của dân tộc

Xin nêu một ví dụ về bảo đảm kinh tế trong tiến công chiến lược mùaxuân 1975 Sau hiệp định Pa Ri (1973) Mỹ rút Tháng 6/1973, BCT ra nghịquyết về chuẩn bị giải phóng miềm Nam Tiếp đó cả nước dồn sức chuẩn bịcho thực hiện quyết tâm TCCL

- Về chuẩn bị ở hậu phương: Miền Bắc tập trung cao nhất huy động sứcngười, sức của cho tiền tuyến, trong 2 năm 1973 - 1974 đã động viên 50 vạntân binh bổ sung cho chiến trường

- Về chuẩn bị HCKT

+ Hậu cần chiến lược tập trung mọi mặt bảo đảm cho phát triển LLVTquy mô lớn Ta thành lập các quân đoàn với biên chế đủ đáp ứng yêu cầu tácchiến hiệp đồng binh chủng

+ Củng cố các căn cứ HCKT chiến lược trên miền Bắc để tiếp nhậnVCKT bổ sung cho chiến trường Các căn cứ HCKT chiến lược trên các

Trang 14

chiến trường, Các căn cứ HCKT quân khu đều được mở rộng và bổ sung dựtrữ vật chất, trang bị kỹ thuật.

+ Đoàn 559 Mở rộng tuyến vận tải chiến lược cả đường dọc và đườngngang, cả Đông và Tây Trường sơn, vận tải ôtô thực hiện được cả trong mùamưa, xây dựng được hệ thống đường ống xăng dầu trên cả 2 tuyến Đông vàTây Trường sơn gặp nhau tai Bù gia Mập

Kết quả sau gần 2 năm chuẩn bị

+ 5560 km đường Trường sơn được nâng cấp đưa tổng chiều dài Đườngvận tải chiến lược Trường sơn: 16800 km

+ 1311km đường ống xăng dầu được xây dựng thêm đưa tổng chiều dàituyến đường ống xăng dầu được xây dựng lên tới 14000 km góp phần quyếtđịnh vào việc vận chuyển xăng dầu vào các chiến trường miền Nam

+ Vận chuyển được 26 vạn tấn VCKT: 10 vạn tấn XD, 7 vạn tấn đạn, 7vạn tấn LTTP và 2 vạn tấn vật chất khác

+ 559 trở thành căn cứ HCKT chiến lược phía trước vươn sâu tới tất cảcác mặt trận trên chiến trường miền Nam

HCKT chiến lược, HCKT các mặt trận B4,5,3, 2 và các quân khu5,6,7,8, 9 hợp thành thế trận HCKT vững chắc, rộng khắp trên các chiếntrường Thế trận chiến lược về HCKT được hình thành liên hoàn từ phía sau

ra phía trước, nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn Do đó đã bảo đảmcho TCCL 1975 với 3 chiến dịch lớn giành thắng lơị (Chiến dịch TâyNguyên, Chiến dịch Huế - Đà nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh)

Việc đảm bảo kinh tế cho chiến tranh giải phóng miền Nam đạt được kếtquả to lớn là do:

- Chế độ chính trị - xã hội ưu việt ở Miền Bắc

- Thực hiện cơ chế tập trung, bao cấp

- Huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân

- Két hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

- Sự nỗ lực của ngành hậu cần quân đội

Trang 15

- Tạo nguồn bảo đảm đa dạng: phát triển trong nước (cả kinh tế dân sự

và công nghiệp quốc phòng); nhận viện trợ từ bên ngoài; tự túc tăng gia sảnxuất của các đơn vị quân đội; thu từ chiến lợi phẩm; khai thác nguồn của địch

- Phương thức bảo đảm linh hoạt Kết hợp bảo đảm tại chỗ với bảo đảmhậu cần từ hậu phương, hậu cần của các quân khu, quân đoàn, các đơn vị…

c Giai đoạn (1975-1989)

Sau 30/4/1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, để hàn gắn vết thươngchiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, trong đièu kiện hoà bình Đảng vàNhà nước ta chủ trương thqực hiẹn giảm quân số thường trực và ngân sáchquốc phòng, đièu chỉnh lại thế bố trí chiến lược quốc phòng trên phạm vi cảnước

Chúng ta đã chuyển 29 sư đoàn và 50 trung đoàn (lúc cao nhất là 280 ngàngngười) sang làm kinh tế, (chưa kể lực lượng công nghân viên quốc phòng và bộ độithường trực tăng gia sản xuất làm kinh tế cải thiện đời sống) Quân đội đã tham gianhiều chương trình kinh tế trọng điểm của quôcvs gia như: khôi phục đường sắtBắc - Nam; xây dựng thuỷ điện Hoà bình, nhiệt điện Phả Lại; dầu khí Vũng Tàu; ràphá bom mìn; thành lập các bình đoàn làm kinh tế như B11, B12, B15

Cũng trong thời gian này chúng ta đã tiếp quản nhiều cơ sở sản xuất, sửachữa vũ khí của ngụy quân Sài Gòn để lại (trị giá 600 triệu USD) và xây dựngmột số nhà máy quốc phòng mới ở Miền Nam và Miền Trung

Năm 1978, Khơmeđỏ dùng 25 sư đoàn áp sát biên giới và gây chiếntranh giết hại đồng bào ta Một lần nữa chúng ta lại phải bước vào cuộc chiéntranh bảo vệ Tổ quốc và giúp bạn loại trừ chế độ diệt chủng Trước tình hình

đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện động viên cục bộ: Gọi nhậpngũ trở lại cán bộ, chiến sĩ đã phục viên ở các tỉnh phía Nam; xây dựng phòngtuyến biên giới; thành lập 2 mặt trận 479 và 789 và các quân đoàn 14, 26, 29

ở phía Bắc Do lúc này nguồn viện trợ quân sự từ bên ngoài giảm sút nên chủyếu là ta dựa vào tự lực cánh sinh là chính

Năm 1979, nhằm cứu vãn cho Khơmeđỏ, Trung Quốc đưa 60 vạn quân tiếncông Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Trước tình hình đó, Nhà nước

Trang 16

ta phải tiến hành tổng động viên nhân lực, vạt lực, tài lực và kêo gọi quốc tế ủng

hộ về vật chất, tinh thần để chống quân Trung quốc xâm lược Nhờ vậy, chúng ta

đã đảm bảo đầy đủ nhu cầu cho chiến tranh bảo vệ tổ quốc và giúp Cămpuachia,Lào Riêng trên mặt trận Cămpuachia từ 1979 - 1989 chi phí quân sự của ta là2,5 tỷ USD (250 triệu USD/năm); Lào là 1,2 tỷ USD (120 triệu USD/năm) Đây

là một khoản chi không nhỏ đối với điều kiện nước ta lúc đó

Việc bảo đảm kinh tế cho quốc phòng giai đoạn nay chủ yếu dựa vào tựlực cánh sinh, ngân sách Nhà nước, do hậu cần quân đội, kết hợp với hậu cầnnhân dân đảm nhiệm

Sau năm 1989, đặc biệt là từ khi đổi mới đến nay vấn đề đảm bảo kinh tếcho quốc phòng được kết hợp giữa hiện vật vơi thị trường; nguồn đảm bảochủ yếu thông qua ngân sách Nhà nước và nguồn do quân đội làm ra; Việcbảo đảm có sự phân cấp Ngân sách nhà nước đảm bảo cho bộ đội chủ lực;ngân sách địa phương (khoản từ 6 - 8%) và ngân sách Nhà nước bảo đảm chothực hiện công tác quốc phòng ở địa phương

2 Đặc điểm tình hình chi phối bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở nước ta hiện nay.

Để xác định yêu cầu, nội dung, phương thức và nhất là giải pháp đảm bảo kinh

tế cho quốc phòng phải nắm vững tình hình mọi mặt cả trong và ngoài nước

- Về tình hình kinh tế, chính trị và an ninh quốc tế

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X xác đinh: “Trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những bất trắc khó lường Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia nhất là các nước đang phát triển” 4 Hiện nay và một vài thập kỷ tới ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới Song “Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật

đổ ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển

4 Văn kiện Đại Hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, NxbCTQG, H, 2006, tr 78.

Ngày đăng: 02/03/2017, 22:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w