1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

8 2K 41
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 84,5 KB

Nội dung

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ? Hoàng Phủ Ngọc Tường. 1. Kiểm tra bài cũ 2.Mục tiêu cần đạt Giúp HS - Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lăng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho sứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước - Đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài. 3.Chuẩn bị PTDH của giáo viên và học sinh + Giáo viên - SGK + SGV + Sách tham khảo,Tranh chân dung tác giả, tranh sông Hương, bài hát về sôn Hương. - Giáo án điện tử. + Học sinh - SGK + SBT + Sách tham khảo, các câu hỏi hướng dẫn soạn bài. - Sưu tầm một vài bài thơ, bài hát về Huế - sông Hương. 4. Tiến hành bài mới Dẫn vào bài Đất nước Việt Nam tự hào với rừng vàng biển bạc, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở mọi miền đất nước…. Xứ Huế mộng mơ luôn gắn liền với hình ảnh dòng sông Hương, một trong những dòng sông đẹp nhất nước Việt, với cảnh quang tự nhiên, là ân huệ của trời đất ban tặng cho cảnh đẹp nơi đây. Sông Hương dòng sông kinh thành, từ bao đời nay gắn với cuộc sống con người xứ Huế và đã đi vào lịch sử văn hoá của dân tộc với những chiến công hiển hách … Sông Hương gợi nguồn cảm hứng dạt dào vô tận cho thi ca, nhạc, hoạ…. Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” như một thước phim quay chậm, Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường với một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, vốn văn hoá phong phú về Huế, Nhà văn giúp ta soi ngắm lại vẻ đẹp thiên nhiên kì thú, đầy chất thơ như tâm hồn con người xứ Huế qua hình tượng dòng sông Hương. Hoạt động trên lớp Nội dung bài học Hoạt động 1 Tìm hiểu chung Gọi HS đọc phần tiểu dẫn và trả lời các câu hỏi Nêu vài nét lớn về tác giả? GV chốt lại những ý cơ bản; Cho HS xem chân dung tác giả, ảnh sông Hương cung cấp một số tư liệu về tác giả: ảnh chân dung, con người, tính cách của nhà văn. Ông nhận nhiều giả thưởng về văn xuôi…, giải thưởng của hội nhà văn, giải thưởng Nhà mước về văn học và nghệ thuật 2007.Sở trường của ông là thể loại kí. I. Đọc - tìm hiểu chung I.1.Tác giả(SGK). - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. - Ông là nhà văn tài hoa có phong cách độc đáo, có đóng góp cho văn học sau 1975 đặt biệt ở thể loại kí. 1.2.Tác phẩm - Văn xuôi: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu Nêu những tác phẩm tiêu biểu? Những nét đặc sắc trong sáng tác của nhà văn? GV bổ sung nhấn mạnh: Đề tài - Chiến tranh,văn hoá lịch sử phong phú, danh thắng nước ngoài, cảnh sắc con người khắp mọi miền đất nước, từ xứ Lạng đến mũi Cà Mau, từ Hạ Long đến Đồng Tháp Mười .… hiện hình sống động trên từng trang viết. Gọi HS nêu những hiểu biết về thể loại kí. Nhận xét nét đặc sắc bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Trình bày xuất xứ, xác định vị trí, nội dung đoạn trích? Thảo luận nhóm: Trình bày những hiểu biết của các em về ý nghĩa nhan đề bài kí?Cách đặt tiêu đề bằng câu hỏi và kết thúc bằng câu hỏi gợi cho em suy nghĩ gì? Đại diện nhóm trả lời. GV chốt lại nhấn mạnh: Câu hỏi bâng quơ, câu hỏi tu từ gợi ra một tín hiệu thẩm mĩ cho nội dung tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông?lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông, gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miềm đất ấy, việc trả lời không chỉ bằng một câu mà là cả một bài kí dài ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông. Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản Khám phá vẻ đẹp của sông Hương từ nhiều góc nhìn GV hướng dẫn học sinh cách đọc:Văn bản kí giàu chất trữ tình nên đọc với (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979); Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986), Hoa trái quanh tôi (1995); …. - Thơ: Những dấu chân qua thành phố (1976), người hái phù dung (1992). + Nét đắc sắc trong sáng tác của ông là giàu chất trí tuệ và chất trữ tình, nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng triết học, văn hoá, lịch sử, địa lí… lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm tài hoa. 1.3.Thể loại Thể kí (tuỳ bút), giàu chất trữ tình, giàu lượng thông tin. 1.4. Xuất xứ - vị trí đoạn trích + Trích từ tập bút kí cùng tên, xuất bản năm 4.1.1981. + Nằm ở phần một cộng với lời kết toàn tác phẩm. Đoạn trích đề cập đến cảnh quang thiên nhiên sông Hương xứ Huế, sự gắn bó với lịch sử và văn hoá cố đô Huế. 1.5.Ý nghĩa nhan đề tác phẩm - Gợi hành trình lịch sử tìm về cội nguồn của dòng sông, miêu tả cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn huyền thoại – văn hoá – lịch sử.  Câu hỏi buâng khuâng gợi sự kiếm tìm cái đẹp tiềm ẩn của dòng sông Hương , thiên nhiên, con người xứ Huế. II.Đọc – hiểu văn bản. giọng diễn cảm, thiết tha, chú ý thể hiện tâm lí, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Gọi học sinh đọc một vài đoạn tiêu biểu? Nhận xét cách đọc của học sinh. Gv đọc lại. HS trả lời các câu hỏi Em hãy xác định điểm nhìn nghệ thuật của bài kí? Đọc hiểu bài kí này giúp các em khám phá ra điều gì? Sông Hương ở vùng thượng nguồn được tác giả miêu tả như thế nào? Nêu những chi tiết, hình ảnh cụ thể? Em có nhận xét gì về con sông Hương đầu nguồn? Gv nhận xét nhấn mạnh sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt hoang dại, đầy cá tính. Sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả? Nêu những chi tiết, hình ảnh cụ thể? Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét khác biệt gì? Những phát hiện đó cho thấy cho thấy tình cảm của tác giả 2.1.Vẻ đẹp của Sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên + Điểm nhìn nghệ thuật: Sông Hương. + Sông Hương ở đầu nguồn (thượng nguồn) - “Mãnh liệt qua các ghềnh thác”, “cuộn soáy như cơn lốc”, “bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng đại ngàn”; “một cô gái Di - gan phóng khoáng man dại dịu dàng và đắm say …” “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.  Sông Hương ở đầu nguồn với sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng dịu dàng và say đắm. + Sông Hương ở đồng bằng - - “Sông Hương mang một sắc đẹp dịu dàng trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá sứ sở”; “Chuyển dòng liên tục, vòng giữ khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”; “dòng sông mềm như tấm lụa" . - Cảnh đẹp có đường nét, hình khối “Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách,…. Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo”. - Vẻ đẹp đa màu, biến ảo, phân quang màu sắc “Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. - “Vẻ đẹp trầm mặc chảy dưới chân rừng thông …. lăng mộ âm u kiêu hãnh của vua chúa triều Nguyễn” - “Vẻ đẹp mang màu sắc triết lý cổ thi ….âm hưởng ngân vang của chùa Thiên Mụ, có vẻ đẹp vui tươi khi đi qua những bãi bờ xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long, có vẻ đẹp mơ màng trong sương khói khi nó rời xa dần thành phố của “các góc nhìn khác nhau để đi qua bờ tre, luỹ trúc hàng cau thôn Vĩ Dạ. - Sông Hương qua thành phố nhiều ấn tượng: “Chiếc cầu trắng in ngấn trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”, “Sông vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biết… ”;“đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẵn đi như một với xứ Huế và dòng sông như thế nào? Em có nhận xét chung về cách miêu tả con sông Hương ở đồng bằng? GV nhấn mạnh: Dòng sông đã được thổi bằng ngọn gió tâm hồn rào rạt nhạy cảm, liên tưởng tự do để càng mạnh mẽ hơn, đắm say hơn ở bộ phận thượng nguồn. Học sinh trả lời các câu hỏi Từ góc nhìn văn hoá, nhà văn cảm nhận về vẻ đẹp gì ở dòng sông? Tìm những câu văn thể hiện quan niệm của tác giả về nền âm nhạc Huế? GV nhận xét bổ sung: Sông Hương là người mẹ phù sa của vùng văn hoá sứ sở : Nhạc cổ điển, dân ca Huế, câu hò Huế Chiều chiều trước bến Vân Lâu, Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm. Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông. Thuyền ai thấp thoáng bên sông , Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non. Sông Hương còn được xem là dòng sông của thi ca, em hãy nêu dẫn chứng? Vì sau viết về sông Hương, nhà văn liên tưởng đến truyện Kiều? Lí giải sự liên tưởng ấy? Chỉ ra những chi tiết, hình ảnh tạo chất thơ cho bài kí? GV chốt lại nhấn mạnh bổ sung: Nguyễn Du đã nhiều năm sống ở Huế; Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc những trang Kiều của Nguyễn Du và am hiểu về Huế, từ đó nhà văn cảm nhận tinh tế sự tương đồng giữa thiên nhiên Huế và phong cảnh trong Truyện Kiều. Truyện Kiều qua tiếng đàn “Trong như tiếng hạc bay quaa. Đục như tiếng suối tiếng vâng không nói của tình yêu”, “Những nhánh sông đào mang nước của sông Hương toả đi khắp phố thị với những cây đa, cây cừa… nhìn thấy được”, “Tôi nhớ sông Hương quí điệu chảy lững lờ….qua ngang thành phố”; “Rồi sực nhớ lẳng lơ kín đáo của tình yêu”, một lời trước khi về biển cả”, “lời thề …….quê hương xứ sở”.  Bút pháp kể và tả kết hợp nhuần nhuyễn Sông Hương được thay đổi về tính cách, sông Hương đẹp bởi sự phối cảnh hài hoà giữa con người và thiên nhiên xứ Huế. 2.2.Vẻ đẹp của Sông Hương qua các góc nhìn + Từ góc nhìn văn hoá - Dòng sông là cội nguồn của âm nhạc cổ điển Huế “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” - Liên tưởng đến Nguyễn Du- từng bao năm lênh đênh trên dòng sông Hương, để diễn tả điệu Tứ đại cảnh qua tiếng đàn Kiều. - Dòng sông của thi ca không lặp lại “trắng, xanh lá cây” trong thơ Tản Đà; hùng tráng như kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát; bảng lảng mối quan hoài cổ trong thơ bà Huyện Thanh Quan; thấm đẫm chất nhân đạo và cảm hứng phục sinh trong thơ Tố Hữu…. mới sa nửa vời” Tản Đà “Dòng sông trắng lá cây xanh Xuân giang xuân thụ cho mình nhớ ai”(Chơi Huế). Cao Bá Quát “Muôn dãi núi như chạy vòng quanh khu ruộng xanh mướt. Ngọn sông dài như kiếm dựng trời xanh” Huyện Thanh Quan “Trời chiều bãng lãng bóng hoàng hôn”. Tố Hữu “Trên dòng Hương giang, Em buông mái chèo, Trời trong veo, Nước trong veo, Em buông mái chèo”. Thu Bồn “Con sông dùng dằn con sông không chảy, sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”. Theo em sông Hương là chứng nhân cho sự kiện lịch sử trọng đại nào? Cảm xúc của nhà văn khi miêu tả sự kiện này? GV chốt lại nhấn mạnh bổ sung: Sông Hương đã từng là dòng sông bảo vệ biên thuỳ Tổ quốc thời Đại Việt, từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ, từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, rồi đến Cách mạng thang Tám 1945.Mậu thân 1968. Vẻ đẹp được tác giả tưởng tượng sáng tạo như thế nào?Em biết gì về màu tím của Huế? Cách ví von so sánh của tác giả như thế nào để tạo chất thơ cho bài ký?Tại sao lại ví chiếc cầu với một vành trăng non? tiếng vâng của tình yêu? Nhà văn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào chủ yếu trong việc miêu tả dòng sông Hương và vùng đất Châu Hoá cũ? Nêu dẫn chứng tiêu biểu? Tìm một số câu văn thể hiện rõ cách so sánh độc đáo, thú vị của nhà văn? GV chốt lại nhấn mạnh bổ sung: Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, liên tưởng bất ngờ, văn phong giàu chất thơ. Cái tôi nghệ sĩ + Từ góc nhìn lịch sử - Sông Hương là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử, những biến thiên của đất nước từ thời Đại Việt đến Cách Mạng tháng tám, mậu thân 1968. - Nhà văn bộc lộ niềm tự hào truyền thống văn hoá Huế đồng thời cũng lòng căm giận tội ác thâm độc của kẻ thù đã tiêu diệt văn hoá của vùng đất cố đô. +Vẻ đẹp của sông Hương qua trí tưởng tượng sáng tạo đầy tài hoa của tác giả. - Nhìn sông Hương như cô gái Huế, có lúc là cô gái Di – gan phóng khoáng man dại, một thiếu nữ tài hoa, dịu dàng sâu sắc, đa tình kín đáo lẳng lơ rất chung tình, khéo trang sức giống cô dâu Huế ngày xưa. “Đấy cũng chính là màu sương khói trên sông……huyền ảo, ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông. - Hình tượng cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu tinh cảm và trí trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp cảnh và người xứ Huế. Hoạt động 3 Nhận xét chung về giá trị đoạn trích. HS trả lời các câu hỏi Qua đoạn trích em hãy nêu giá trị nội dung của tác phẩm? Qua đoạn trích em hãy nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bút kí HPNT? GV nhấn mạnh bổ sung: Cảm nhận được vẻ đẹp của Huế, của tâm hồn người Huế qua sự quan sát sắc sảo, tinh tế và những cảm nghĩ của tác giả về dòng sông Hương, Cái tôi của tác giả: trí tuệ, sắc sảo, uyên bác, trữ tình, lãng mạn… Theo em bài kí hay phải đạt những yêu cầu nào? Học sinh thảo luận nhóm. GV chốt lại nhấn mạnh - Phải hiểu kĩ về đối tượng, - Cảm xúc dồi dào. - Ý tưởng cao sâu. - Chọn chi tiết, sự việc, con người chuẩn xác, tiêu biểu. - Văn giàu hình tượng. HS trả lời câu hỏi Thông qua bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Em rút ra bài học gì trong nhịp sống hiện đại? HS thảo luận nhóm đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 4 HS đọc chậm phần ghi nhớ, GV củng cố bằng câu hỏi trắc nghiệm 1.Hoàng Phủ Ngọc Tường sở trường về thể loại nào? A.Truyện ngắn B.Tiểu thuyết. D.Thơ. C.Kí. 2.Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của HPNT hấp dẫn người đọc vì? A. Ngòi bút của nhà văn lấp lánh chất thơ khi miêu tả dòng sông B. Tác phẩm thể hiện sự am hiểu tường tận của nhà văn về sông Hương. C. Nhà văn đã sử dụng thành công nghệ thuật nhân hoá để miêu tả dòng sông. D. Tác phẩm bộc lộ cái tôi tài hoa, uyên III. Gía trị nội dung và giá trị nghệ thuật. 3.1.Giá trị nội dung - Ca ngợi sông Hương và thiên nhiên Huế. - Niềm tự hào về lịch sử văn hoá Huế. - Tấm lòng yêu quê hương đất nước thiết tha của nhà văn. 3.2.Giá trị nghệ thuật - Bố cục phóng khoáng với khả năng liên tưởng phong phú, cách viết tài hoa, uyên bác; ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ. - Văn phong giàu chất triết lí và chất chất thơ. II. III. IV. V. VI. VII. IV. Ghi nhớ(SGK) bác, giàu trí tưởng tượng và một tấm lòng gắn bó, say mê cảnh sắc và con người xứ Huế. 3. Theo HPNT, đặc điểm của sông Hương là: A. A.Chảy xuyên qua nhiều vùng đất nước. B.Con sông dùng dằng, con sông không chảy. C.Con sông thuộc về một thành phố duy nhất. D. Dòng sông “độc bắc lưu”. GV nhấn mạnh bài học: Những phát hiện về vẻ đẹp thiên nhiên xét đến cùng bắt nguồn từ tình cảm thiết tha đến say đắm của tác giả đối với cảnh và người xứ Huế.Lối viết kí của tác giả có những đặc trưng nổi trội: phóng túng tài hoa, giàu thông tin văn hoá, lịch sử và giàu chất thơ trữ tình lãng mạn. + HS thực hành phần luyện tập SGK, tr. 203.(về nhà). Chọn đoạn tâm đắc “Có dòng sông về thi ca……Ai đã …dòng sông”. Gợi ý trả lời: - Nhìn và khám phá sông Hương ở góc dộ văn hoá, dòng sông thi ca phát triển không lặp lại. - Văn phong cảm xúc, giàu hình ảnh, cái tôi độc đáo. 5.Hướng dẫn chuẩn bị 5.1 Hướng dẫn học bài - Em biết gì về tác giả HPNT? -Tác phẩm được viết trong thời điểm nào? Thể loại gì ? - Em biết gì về vị trí địa lý của dòng sông trong bài kí? - Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên như thế nào? - Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá như thế nào? - Bút pháp kí của HPNT, cái tôi của nhân vật trữ tình 5.2.Hướng dẫn soạn bài: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới Võ Nguyên Giáp. - Trình bày vài nét lớn về tác giả. - Xác định bố cục đoạn trích. - Nêu những khó khăn và thuận lợi của đất nước trong những ngày đầu mới thành lập, cách giả quyết của Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Nhận xét về những việc làm của Đảng và chính phủ và HCM - Mối quan hệ giữa đất nước và nhân dân. . thẩm mĩ cho nội dung tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông, gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá. Vân Lâu, Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm. Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông. Thuyền ai thấp thoáng bên sông , Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non. Sông Hương

Ngày đăng: 25/06/2013, 01:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Văn giàu hình tượng. HS trả lời câu hỏi - AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
n giàu hình tượng. HS trả lời câu hỏi (Trang 6)
- Văn phong cảm xúc, giàu hình ảnh, cái tôi độc đáo.  - AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
n phong cảm xúc, giàu hình ảnh, cái tôi độc đáo. (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w