Đề tài “khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bi hại” tác giả tập chung nghiên cứu cơ sở lý luận, tổng thể các quy định pháp luật theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (sau đây được viết là BLTTHS 2015), thực tiển việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành trong thời gian qua về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Qua đó đưa ra những tồn tại, hạn chế cũng như các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trên cơ sở BLTTHS 2015.Tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại” với mục tiêu làm sáng tỏ vấn đề lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Tìm hiểu tổng quát các quy định pháp luật theo BLTTHS 2015, thực tiển áp dụng các quy định pháp luật hiện hành trong thời gian qua từ đó phát hiện các bất cập và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trên cơ sở BLTTHS 2015.
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Phạm vi nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục đề tài 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI 4
1.1 Khái quát chung về khởi tố vụ án hình sự 4
1.1.1 Khái niệm khởi tố vụ án hình sự 4
1.1.2 Đặc điểm của khởi tố vụ án hình sự 5
1.1.3 Căn cứ khởi tố vụ án hình sự 7
1.2 Khái quát khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 10
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp lý bị hại 10
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 121.2.3 Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án 14
1.3 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại 15
1.3.1 Sự cần thiết của việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại 15
1.3.2 Ý nghĩa của việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại 17
1.4 Lược sử các quy định phát luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 18
1.4.1 Giai đoạn từ năm 1988 đến ngày 01/7/2004 18
1.4.2 Giai đoạn từ ngày 01/7/2004 đến ngày 01/7/2016 19
1.4.3 Giai đoạn sau ngày 01/7/2016 20
Trang 4CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI 20
2.1 Các trường hợp tội phạm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 20
2.1.1 Tính chất, mức độ tội phạm 20
2.1.2 Các trường hợp tội phạm theo nhóm khách thể 22
2.2 Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại 29
2.2.1 Chủ thể của quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự 29
2.2.2 Hình thức, thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại 34
2.2.3 Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại 37
2.3 Quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 38
2.3.1 Căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự 38
2.3.2 Thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự 39
2.3.3 Quyết định khởi tố, thời hạn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự 43
2.4 Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại 45
2.4.1 Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự 45
2.4.2 Thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự 46
2.4.3 Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự 47
CHƯƠNG 3: BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ KHỞI
TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI 50
3.1 Bất cập trong quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
bị hại 50
3.1.1 Bất cập về pháp lý quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại50
3.1.1.1 Thời hạn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại 50
3.1.1.2 Thay đổi quyết định khởi tố vụ án liên quan đến quyền yêu cầu khởi tố
vụ án của người bị hại 51
3.1.1.3 Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại 52
Trang 53.1.1.4 Trường hợp quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 533.1.2 Bất cập về thực tiển 56
3.1.2.1 Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự 56
3.1.2.2 Nội dung, hình thức yêu cầu khởi tố vụ án hình sự 57
3.2 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 58
3.2.1 Giải pháp về pháp lý 58
3.2.2 Giải pháp về thực tiển 60
KẾT LUẬN 62
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng tạo sự tăng trưởng kinh tế mạnh
mẽ, mở rộng giao lưu hợp tác, du nhập lối sống phương tây… đều này tạo sự phát triểntích cực cho đất nước đồng thời phát sinh nhiều tiêu cực tác động đến các quan niệmđạo đức truyền thống tốt đẹp, hình thành tâm lý tham lam, hám lợi, lười lao động trongmột bộ phận xã hội Bên cạnh đó, sự bùng nỗ về công nghệ thông tin khiến một bộphận giới trẻ lâm vào tình trạng sống ảo, bị lôi cuốn vào các trò chơi thiếu lành mạnh,bạo lực, nhiều trường hợp trở thành tội phạm Từ thực trạng trên, tình hình tội phạmxảy ra trong xã hội ngày càng tăng cao về số lượng cũng như mức độ phức tạp trong
đó nhóm tội xâm phạm tính mạng, nhân phẩm, danh dự của con người chiếm tỷ lệ lớn
và có sự gia tăng nhanh chóng Nhà nước ngoài việc thực hiện các chính sách tăngcường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, đồng thời cần tôn trọng bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, đặc biệt là bị hại Trong trường hợp tộiphạm xảy ra, bị hại là đối tượng mà lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất vàcần được bảo vệ kịp thời Về nguyên tắc, khởi tố vụ án hình sự là trách nhiệm của cơquan nhà nước có thẩm quyền khi xác định có dấu hiệu tội phạm nhằm duy trì trật tự xãhội và bảo vệ công lý, nhưng có khi việc khởi tố vụ án hình sự lại tiếp tục mang lại cho
bị hại những hậu quả không mong muốn Do vậy, trong một số trường hợp đặc biệt dotính chất của vụ án và sự cân bằng giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của bị hại màpháp luật quy định cho phép bị hại lựa chọn yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.Quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự là cơ
sở pháp lý quan trọng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, tạo điềukiện để bị hại cân nhắc việc khởi tố có bất lợi cho cả lợi ích của họ hay không Tuynhiên, thực tế áp dụng các quy định này trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều vướngmắc, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại Từtầm quan trọng và tính chất đặc biệt của quy định, cũng như việc sửa đổi bổ sung nhằmhoàn thiện các quy định pháp luật trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 mà tác giả đã
chọn nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại” nhằm tìm
hiểu khái quát các quy định pháp luật, khó khăn trong thực tiển áp dụng cũng như cácbất cập trong quy định của pháp luật và đề ra các kiến nghị hoàn thiện quy định phápluật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại đáp ứng nhu cầu thực tiển hiệnnay
Trang 72 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bi hại” tác giả tập chung nghiên
cứu cơ sở lý luận, tổng thể các quy định pháp luật theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015(sau đây được viết là BLTTHS 2015), thực tiển việc áp dụng các quy định pháp luậthiện hành trong thời gian qua về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.Qua đó đưa ra những tồn tại, hạn chế cũng như các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quyđịnh pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trên cơ sở BLTTHS2015
3 Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị
hại” với mục tiêu làm sáng tỏ vấn đề lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
bị hại Tìm hiểu tổng quát các quy định pháp luật theo BLTTHS 2015, thực tiển ápdụng các quy định pháp luật hiện hành trong thời gian qua từ đó phát hiện các bất cập
và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình sựtheo yêu cầu của bị hại trên cơ sở BLTTHS 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận và thực hiện tốt việc nghiên cứu, tác giả thực hiện các phương phápnghiên cứu: phân tích luật viết; các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và văn bảnquy phạm pháp luật vừa được Quốc hội thông qua; các tài liệu sách, báo chuyên ngành;các công trình nghiên cứu; các bài viết trên các trang thông tin điện tử
5 Bố cục đề tài
Đề tài nghiên cứu được bố cục thành các phần: Lời nói đầu, nội dung chính, kếtluận và tài liệu tham khảo Phần nội dung chính, để thuận tiện cho việc phân tích, bámsát đề tài tránh bỏ sót các nội dung quan trọng Tác giả chia nội dung chính thành bachương, cụ thể:
Chương 1: Lý luận chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Chương 2: Quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.Chương 3: Bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định về khởi tố vụ án hình sự theoyêu cầu của bị hại
Trang 8Với đề tài nghiên cứu “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại”, đây là
trường hợp đặc biệt trong tố tụng hình sự đòi hỏi cần nhiều thời gian nghiên cứu, cókiến thức sâu rộng về thực tiển nhu cầu xã hội, lý luận và cơ sở pháp lý chặt chẽ Dothời gian nghiên cứu hạn chế và tác giả còn nhiều giới hạn trong hiểu biết nên đề tàinghiên cứu còn nhiều thiếu sót, hạn chế cũng như có những sai lầm rất mong nhậnđược ý kiến đánh giá, phê bình của các quý thầy cô và các bạn sinh viên
CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI1.1 Khái quát chung về khởi tố vụ án hình sự
1.1.1 Khái niệm khởi tố vụ án hình sự
Về thực tiển quá trình giải quyết một vụ án hình sự được tiến hành qua 05 giaiđoạn khác nhau là: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và giai đoạn thủ tục đặcbiệt là phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm Trong đó, giai đoạn khởi tố vụ án hình
Trang 9sự là giai đoạn độc lập mở đầu cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo Thực tế trong khoahọc hình sự, khởi tố vụ án hình sự được hiểu với nhiều khía cạnh khác nhau: có thểhiểu đây là một chế định của pháp luật tố tụng hình sự, tức là tập hợp các quy định vềtrình tự và thủ tục khởi tố vụ án; có thể hiểu cách khác đây là một hành vi tố tụng mởđầu cho giai đoạn điều tra; mặc khác, có thể hiểu đây là một giai đoạn tố tụng độc lậptrong quá trình giải quyết vụ án và đây là cách hiểu phổ biến nhất hiện nay1.
Khi có thông tin về sự kiện phạm tội xảy ra, nhà nước cần phải có sự phản ứngnhanh chóng, xử lý kịp thời hành vi phạm tội nhằm bảo vệ trật tự xã hội Để thực hiệnđược yêu cầu đó nhà nước cần giải quyết chính thức thông qua con đường tố tụng hình
sự theo đúng quy định của pháp luật Quá trình tố tụng bắt buộc phải được mở đầubằng giai đoạn khởi tố, chỉ có thông qua những hoạt động kiểm tra, xác minh kịp thờicác nguồn tin về tội phạm trong giai đoạn này mới có điều kiện làm rõ sự kiện xảy ra
có dấu hiệu tội phạm hay không Điều này đảm bảo việc phát hiện nhanh chóng mọihành vi phạm tội và cũng là cơ sở thực hiện nguyên tắc tránh bỏ lọt tội phạm, khônglàm oan người vô tội trong thực tiển áp dụng pháp luật tố tụng hình sự
Kết thúc giai đoạn khởi tố nếu xác định sự kiện có dấu hiệu tội phạm xảy ra mớiđược quyết định khởi tố vụ án hình sự Và quyết định đó là cơ sở pháp lý chính thứcđưa vụ án vào giai đoạn điều tra, làm rõ các hành vi phạm tội và đối tượng thực hiệnhành vi phạm tội, điều này góp phần ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi
tố vụ án hình sự một cách thiếu cân nhắc kỹ, vội vàng và từ đó có thể sẽ kéo theo cáchậu quả tiêu cực trong việc truy cứu tố tụng hình như: Điều tra không có căn cứ đối vớinhững hành vi không chứa đựng dấu hiệu của tội phạm hoặc nói chung là không diễn
ra trong thực tế khách quan, khám xét, bắt, giam giữ, buộc tội, xét xử một cách vô căn
cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội
Ví dụ: Vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 23/9/2015 Nguyễn Chí Thanh cùng vớiNgô Liên Xô, Trương Hồ Trường Nhân, Lê Nhật Duy uống rượu Khoảng 30 phút sauthì Trịnh Thành Lộc đến tham gia Do mâu thuẫn với Thanh từ trước nên Lộc điệnthoại cho Ngô Hồng Huỳnh đến cùng đánh Thanh Phát hiện Lộc có ý định đánh mìnhThanh đi vòng lên chổ nấu ăn của quán lấy một cây dao (loại dao yếm) chuẩn bị sẳn.Lúc này Huỳnh vừa đến, Lộc và Huỳnh xông vào đánh Thanh, Thanh cầm dao đãchuẩn bị sẳn chém Huỳnh nhưng trúng vào đầu Lộc gây thương tích Qua giám định,
1 Ma Thị Thắm, luận văn thạc sĩ luật học “khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam”, Đại học quốc gia Hà Nội tr14.
Trang 10Lộc thương tích tỷ lệ 35% Ngày 10/12/2015 Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyệnLong Mỹ ra quyết định khởi tố vụ án về tội cố ý gây thương tích, quy định tại khoản 3điều 104 Bộ luật hình sự. 2 Do mâu thuẩn cá nhân mà Lộc, Huỳnh và Thanh đã xảy raviệc đánh nhau, từ thông tin sự việc và kết quả giám định thương tích mà Thanh đã gây
ra cho Lộc, Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Long Mỹ xét thấy sự việc có dấu hiệu tộiphạm về tội cố ý gây thương tích thuộc vào khoản 3 điều 104 Bộ luật hình sự, từ đó Cơquan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớiThanh
Tóm lại giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu cho quá trình tố tụng,đây là giai đoạn độc lập đảm bảo cho quá trình tố tụng được khởi hành Trong giaiđoạn này cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh, làm rõ các thông tin ban đầu về
sự kiện phạm tội và ra quyết định khởi tố, không khởi tố vụ án hình sự hoặc tạm đìnhchỉ việc giải quyết trong trường hợp hết thời hạn giải quyết nhưng còn chờ kết quảgiám định… Kết quả của giai đoạn này là cơ sở mở ra các hoạt động tố tụng tiếp theohoặc có thể làm chấm dứt mọi hoạt động tố tụng hình sự đối với thông tin ban đầu về
sự kiện phạm tội Giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện nhanhchóng và xử lý kịp thời các hành vi phạm tội, thực hiện tốt nhiệm vụ chống bỏ lọt tộiphạm và chống làm oan người vô tội
1.1.2 Đặc điểm của khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập, mở đầu của quá trình tố tụng cóthời điểm bắt đầu và kết thúc Thời điểm bắt đầu của giai đoạn khởi tố vụ án hình sựđược xác định là khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận thông tin về tộiphạm như: tố giác, tin báo về tội phạm; tin báo của cơ quan tổ chức; tin báo trên cácphương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; người phạm tội tựthú Thời điểm kết thúc của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là khi cơ quan có thẩmquyền ra quyết định khởi tố, không khởi tố vụ án hình sự Ngoài ra khi hết thời hạngiải quyết theo quy định mà chưa xác định được có hay không có dấu hiệu tội phạm thì
cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố3 Quy định này nhằm tháo gỡ vướng mắc trongthực tiễn thời gian qua có nhiều trường hợp đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá
2 Biên bản về việc xác định án điểm ngày 23/12/2015 tại Viện kiếm sát huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang
3 Xem Điều 148 BLTTHS 2015.
Trang 11tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp… nhưng hết thời hạn luật định mà chưa
có kết quả dẫn đến việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trểhạn
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự chỉ có nhiệm vụ xác định có hay không có dấuhiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự Vụ
án hình sự chỉ được khởi tố khi có căn cứ luật định4, theo đó khả năng duy nhất chophép khởi tố vụ án hình sự là khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm Dấu hiệu tội phạmchính là căn cứ duy nhất để khởi tố vụ án hình sự , đây là những tài liệu ban đầu về sựkiện phạm tội nói chung, chưa phải tài liệu về người phạm tội cụ thể bởi vì những dấuhiệu ban đầu chỉ mới cho phép xác định có tội phạm xảy ra hay không còn ai là người
có hành vi phạm tội thì cần thiết phải tiến hành những hoạt động tố tụng hình sự khácsau khi khởi tố mới có thể xác định được Vì thế luật quy định khi đã xác định có dấuhiệu tội phạm thì phải khởi tố vụ án hình sự ngay để làm cơ sở cho các hoạt động điềutra, chứ không đợi đến khi phát hiện ra người phạm tội thì mới ra quyết định khởi tố5.Quyết định việc khởi tố vụ án hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiệnhành vi pháp lý của mình, biểu hiện bằng một văn bản tố tụng hình sự xác định một sựkiện có dấu hiệu tội phạm để tiến hành cuộc điều tra theo quy định về tố tụng hình sự.Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý đầu tiên, là căn cứ để tiến hành giaiđoạn điều tra và từ đó các quan hệ tố tụng bắt đầu phát sinh Chỉ sau khi đã ra quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự thì mới được thực hiện các hoạt động tố tụng khác như: bắtngười, khám xét trừ trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc bắt quảtang, khám nghiệm hiện trường theo quy định có thể thực hiện trước khi khởi tố, đốivới các hoạt động tố tụng hình sự được cho phép thực hiện thì sau khi thực hiện xácđịnh có dấu hiệu tội phạm cơ quan có thẩm quyền phải ra ngay quyết định khởi tố vụ
án hình sự.6
Khởi tố vụ án hình sự là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khixác định có dấu hiệu tội phạm nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ công lý Quyết địnhviệc khởi tố vụ án không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp.Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt do tính chất của vụ án và lợi ích của bị hại
Trang 12mà pháp luật quy định cho phép bị hại lựa chọn yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ
án Tất nhiên mức độ cho phép thể hiện ý chí cá nhân trong việc điều chỉnh các quan hệ
xã hội như thế chỉ được thực hiện trong giới hạn tội phạm cụ thể quy định tại các điều
134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 Đồngthời, không phải các trường hợp vi phạm về các tội phạm nêu trên đều được khởi tốtheo yêu cầu của bị hại mà chỉ được áp dụng khi các hành vi phạm tội quy định tạikhoản 1 của điều luật quy định về tội phạm đó Điều đó có nghĩa việc khởi tố vụ ántheo yêu cầu của bị hại chỉ áp dụng trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra ở mức độnguy hiểm cho xã hội thấp, mức độ tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng không cótình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Đặc biệt, việc khởi tố vụ án hình sự theo yêucầu của bị hại được quyết định trên cơ sở kết hợp của 2 yếu tố là có dấu hiệu tội phạm
và có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại
1.1.3 Căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
Theo điều 18 BLTTHS 20157 quy định có thể hiểu vụ án hình sự chỉ có thể đượckhởi tố khi có căn cứ và đúng trình tự, thủ tục được pháp luật tố tụng hình sự quy định.Tiếp đó, điều 143 BLTTHS 2015 quy định căn cứ khởi tố vụ án hình sự, theo điều luậtnày quy định khả năng duy nhất cho phép khởi tố vụ án hình sự là khi đã xác định códấu hiệu tội phạm Dấu hiệu tội phạm là những dấu hiệu ban đầu về sự kiện phạm tộinói chung, chưa phải là tài liệu về người phạm tội cụ thể Dấu hiệu tội phạm được xácđịnh dựa trên 06 nguồn thông tin cụ thể được điều luật này quy định là: tố giác của cánhân; tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tin báo trên phương tiện thông tin đạichúng; kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; người phạm tội tự thú Từ 06 nguồn thôngtin nêu trên là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc nghiên cứu, xác minhhay bằng các hoạt động nghiệp vụ quy định tại khoản 3 điều 147 BLTTHS 2015 nhằmxác định có hay không có căn cứ để quyết định khởi tố vụ án hình sự
- Tố giác của cá nhân: là việc người dân tố cáo về những hành vi có dấu hiệu tội
phạm mà họ phát hiện với cơ quan có thẩm quyền Công dân có quyền và nghĩa vụ tố
7 Xem điều 18 BLTTHS 2015 Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự:
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
Trang 13cáo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với bất cứ cơ quan, tổ chức nào
mà họ thấy thuận tiện không nhất thiết là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát8 Quy địnhnày tạo sự thuận lợi cho người dân thực hiện nghĩa vụ của mình, và cũng giúp cho các
cơ quan có thẩm quyền phát hiện những thông tin về tội phạm được nhanh chóng và xử
lý kịp thời, thuận lợi Góp phần nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng chốngtội phạm Theo quy định tố giác của cá nhân có thể được thực hiện bằng lời nói hoặcbằng văn bản9
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân: là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội
phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền10.Trong đó, tin báo có thể là tin do cơ quan, tổ chức gửi đến cho cơ quan có thẩm quyềntiến hành tố tụng phản ánh về sự việc tội phạm; từ những thông tin mà cơ quan, tổ chức
đã nhận được từ tố giác của công dân; hay từ những thông tin thu được từ hoạt độngnghiệp vụ của cơ quan, tổ chức đó (hoạt động thanh tra, kiểm tra)
- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng: là thông tin về vụ việc có dấu
hiệu tội phạm được chính thức thông báo hoặc phản ảnh trên các phương tiện thông tinđại chúng mà các cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng chống tội phạm phải xem xét,nghiên cứu Các thông tin được phản ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như:báo chí, truyền hình, phát thanh Nguồn thông tin này rất đa dạng và được cập nhậtnhanh chóng khi có sự việc phát sinh, do đó có thể có các thông tin mà các cơ quan cóthẩm quyền chưa kịp thời biết đến hoặc không biết đến Vì vậy, tuy các thông tin vụviệc không được trực tiếp gửi đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng cũng là cơ sở giúpcác cơ quan có thẩm quyền cập nhật nhanh chóng các thông tin về sự việc phạm tội,nhằm kịp thời xem xét xác định có dấu hiệu tội phạm xảy ra hay không và tiến hành xử
lý theo quy định của pháp luật phục vụ tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
8 Xem Khoản 2 Điều 145 BLTTHS 2015 Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố:
“ 2 Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm ”
9 Xem Khoản 4 Điều 144 BLTTHS 2015 Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
“ 4 Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản ”
10 Xem Khoản 2 Điều 144 BLTTHS 2015
“ 2 Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng ”
Trang 14- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước: Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liênquan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấuhiệu tội phạm.11
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm:
đây là những thông tin, tài liệu mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuthập được trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình có giá trị làm cơ
sở để xác định căn cứ khởi tố vụ án hình sự Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng bao gồm: Các cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án;
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm: các Cơ quancủa Bộ đội biên phòng; các Cơ quan của Hải quan; các Cơ quan của Kiểm lâm; các Cơquan của lực lượng Cảnh sát biển; các Cơ quan của Kiểm ngư; các Cơ quan của Công
an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; các Cơ quankhác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.Trong số các chủ thể đã nêu thì Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra là các cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực cụ thể Tuy nhiên trongquá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan này phải thực hiện chứcnăng thanh tra và do đó có khả năng phát hiện những dấu hiệu tội phạm Trong trườnghợp đó, những thông tin mà họ thu được trở thành có giá trị pháp lý là cơ sở để xem xétvấn đề khởi tố vụ án hình sự Nhằm phản ứng kịp thời với tình hình tội phạm xảy ratrên biển, đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo từ phương diện hoạtđộng tư pháp, BLTTHS 2015 bổ sung cơ quan Kiểm ngư vào các cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.12
- Người phạm tội tự thú: người tự thú là người sau khi có hành vi phạm tội đã tự
ăn năn dẫn đến tự nguyện khai báo và giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật nhanh chónglàm rõ các tình tiết của vụ án và ngăn chặn các hành vi phạm tội khác Người phạm tộiđược coi là tự thú khi chính người đó tự đến cơ quan có trách nhiệm khai báo đầy đủ vềhành vi phạm tội của mình Người tự thú bao gồm: những người đã thực hiện hành viphạm tội nhưng chưa bị phát hiện hoặc đã bị phát hiện, bị tạm giữ, bị phạt tù mà bỏtrốn hoặc đang bị truy nã mà ra tự thú13 Trên cơ sở những thông tin có trong lời khaicủa người tự thú, cơ quan điều tra tiến hành xác minh làm rõ: có hay không có dấu hiệu
11 Xem khoản 3 Điều 144 BLTTHS 2015
12 Vụ pháp chế và quản lý khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Giới thiệu một số nội dụng của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Nghị quyết triển khai thi hành, Hà nội ngày 20/12/2015, Tr.5.
Trang 15tội phạm trong hành vi của người tự thú; những dấu hiệu tội phạm trong lời khai củangười tự thú là gì, có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự hay không Chỉ sau khi kiểmtra, xác minh và kết luận có dấu hiệu tội phạm trong sự việc mà người tự thú khai báomới được quyết định khởi tố vụ án hình sự.
1.2 Khái quát khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp lý bị hại
Người bị hại là khái niệm pháp lý quen thuộc trong khoa học pháp lý về tố tụnghình sự Tuy nhiên, BLTTHS 2015 quy định thuật ngữ “người bị hại” được thay đổithành “bị hại” nhằm xác định đầy đủ hơn diện đối tượng bị hại trong tố tụng hình sự
Từ góc độ ngôn ngữ có thể hiểu bị hại là đối tượng cụ thể trong xã hội, chịu sự tácđộng tiêu cực của sự việc, hành vi hoặc bất kỳ sự tác động nào khác dẫn đến nhữngthiệt thòi, mất mát hay tổn thương, mà sự tác động đó là trái với ý muốn của bị hại và
họ tiếp nhận một cách thụ động Thiệt hại gây ra cho bị hại có thể là thiệt hại về vậtchất hoặc phi vật chất và không giới hạn mức độ thiệt hại Về góc độ pháp luật thựcđịnh thì bị hại được quy định tại điều 62 BLTTHS 2015 là: cá nhân trực tiếp bị thiệt hại
về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín dotội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra Từ đó có thể hiểu bị hại về mặt chủ thể, đây là đốitượng cụ thể trong xã hội có thể là cá nhân, pháp nhân trực tiếp bị thiệt hại do tội phạmgây ra hoặc đe dọa gây ra, thiệt hại đó có thể là thiệt hại về thể chất, tinh thần, uy tínhay tài sản
Bị hại là một chủ thể trong nhóm người tham gia tố tụng và được pháp luật tốtụng hình sự quy định cụ thể Do đó, bị hại có những đặc điểm pháp lý riêng biệt để cóthể phân biệt với các chủ thể khác Từ khái niệm bị hại ta có thể khái quát một số đặcđiểm pháp lý của bị hại như sau:
Về mặt chủ thể: bị hại không chỉ là cá nhân mà còn bao gồm cả pháp nhân, điều
này đảm bảo công bằng cho tất cả các chủ thể trong trường hợp cùng bị thiệt hại dohành vi phạm tội gây ra trong thực tế hành vi phạm tội không chỉ gây ra thiệt hại cho
cá nhân, hành vi phạm tội trong thực tế còn nhắm đến để gây thiệt hại cho pháp nhân.Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho pháp nhân là rất đa dạng, không thuần túy làthiệt hại về tài sản Trong thực tế, pháp nhân có thể bị thiệt hại cả về vật chất lẫn thiệt
13 Xem PGS.TS.Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự, Nhà xuất bản công an nhân dân,
năm 2004, Tr.255.
Trang 16hại về uy tín, chẳng hạn một doanh nghiệp bị giả mạo về thương hiệu, bị vu khống làmmất uy tín trong kinh doanh
Bị hại là chủ thể trực tiếp bị thiệt hại: đây là những thiệt hại thực tế xảy ra về mặt
sức khỏe, tinh thần, danh dự, nhân phẩm, uy tín mà bị hại phải gánh chịu trực tiếp dohành vi phạm tội gây ra đối với họ Nếu một đối tượng bị thiệt hại gián tiếp từ mộthành vi phạm tội thì không được xem xét với tư cách là bị hại
Thiệt hại của bị hại phải do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra: thiệt hại của bị
hại phải là đối tượng tác động của tội phạm cụ thể quy định trong Bộ luật hình sự Bởi
lẽ trong thực tế xã hội phát sinh đa dạng các mối quan hệ và rất nhiều hành vi vi phạmpháp luật mà pháp luật hình sự chỉ điều chỉnh một số hành vi vi phạm là tội phạm đượcquy định cụ thể Do đó, những thiệt hại là đối tượng tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ramới được xem là thiệt hại được pháp luật hình sự bảo vệ
Như vậy, có thể nhận thấy các đặc điểm trên là tiêu chí quan trọng để phân biệt bịhại với các chủ thể là nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là trường hợp đặc biệt được quyđịnh trong pháp luật tố tụng hình sự Việc quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan
có thẩm quyền trong trường hợp này chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của bị hại.Theo pháp luật quy định khi có một sự kiện phạm tội xảy ra thì việc khởi tố vụ ánhình sự là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xác định có dấu hiệutội phạm nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ công lý Quyết định việc khởi tố vụ ánkhông phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp.Tuy nhiên, trongthực tế không ít những tội phạm xảy ra đã gây thiệt hại không chỉ về vật chất, tinh thần,
uy tín đối với cá nhân, tổ chức bị hại Việc khởi tố vụ án hình sự, xử lý vụ án hình sựtrong trường hợp đó, mặc dù nhằm góp phần bảo vệ trật tự kỷ cương và mang lại lợiích cho xã hội nhưng việc khởi tố, xử lý vụ án hình sự lại tiếp tục gây tổn hại về mặttinh thần, uy tín cho cá nhân, tổ chức bị hại Vì vậy, để hạn chế các trường hợp màquyết định khởi tố vụ án hình sự mang lại lợi ích rất nhỏ cho xã hội nhưng gây tiếpthiệt hại lớn hơn cho lợi ích của bị hại, pháp luật tố tụng hình sự quy định trong một sốtrường hợp cụ thể việc khởi tố vụ án hình sự chỉ được thực hiện theo yêu cầu của bị
Trang 17hại Quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại chính là xác lập một khảnăng, tạo điều kiện để bị hại cân nhắc, tính toán việc khởi tố vụ án hình sự có gây bấtlợi lớn hơn đến lợi ích của họ hay không Bởi không phải vụ án nào xảy ra bị hại cũngmong muốn được xử lý bằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự Trong thực tế, cónhiều trường hợp tội phạm xảy ra, bị hại chỉ mong muốn tự giải quyết bằng việc thỏathuận giữa các bên nhằm duy trì tình cảm hoặc việc khởi tố vụ án có thể làm ảnhhưởng lớn hơn về mặt tinh thần, danh dự, uy tín, làm mất ổn định trong đời sống sinhhoạt của bị hại Vì vậy, việc quy định bị hại có quyền quyết định yêu cầu xử lý hình sựđối với một số trường hợp tội phạm giúp pháp luật bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợppháp của bị hại.
Tuy nhiên, việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại phải tuân thủ cácquy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự như: căn cứ khởi
tố vụ án hình sự, căn cứ không khởi tố vụ án hình sự…Đặc biệt, việc khởi tố vụ ánhình sự theo yêu cầu của bị hại được quyết định trên cơ sở kết hợp giữa yếu tố có dấuhiệu tội phạm và có yêu cầu khởi tố vụ án của bị hại Có thể hiểu nếu có dấu hiệu tộiphạm xảy ra trong các trường hợp được quy định khởi tố theo yêu cầu của bị hại màkhông có yêu cầu khởi tố của bị hại thì cơ quan có thẩm quyền cũng không được khởi
tố vụ án, ngược lại, nếu bị hại yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án mà trongquá trình xác minh kết luận không có dấu hiệu tội phạm thì cũng không được khởi tố
vụ án hình sự14
Trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là trường hợp đặc biệtđược quy định trong pháp luật tố tụng hình sự, đây có thể xem là trường hợp duy nhấtcông nhận quyền tư tố trong tố tụng hình sự Do đó, ngoài việc tuân thủ các quy địnhchung về khởi tố vụ án hình sự thì còn có một số đặc điểm riêng biệt như sau:
Chỉ được khởi tố vụ án trên cơ sở có yêu cầu của bị hại: pháp luật quy định chỉ
được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của bị hại đối với các sự kiện phạm tội thuộc các tộiphạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226của Bộ luật hình sự 2015 Đây là nhưng tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng gâythiệt hại trực tiếp đến bị hại, có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp
14 Xem PGS.TS.Võ Khánh Vinh, Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự, Nhà xuất bản công an nhân dân,
năm 2004, Tr.285.
Trang 18Không phải yêu cầu nào của bị hại cũng được cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố:
việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại được quyết định trên cơ sở kết hợpgiữa yếu tố có dấu hiệu tội phạm và có yêu cầu khởi tố vụ án của bị hại Có thể hiểunếu có dấu hiệu tội phạm xảy ra trong các trường hợp được quy định khởi tố theo yêucầu của bị hại mà không có yêu cầu khởi tố của bị hại thì cơ quan có thẩm quyền cũngkhông được khởi tố vụ án, ngược lại, nếu bị hại yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố
vụ án mà trong quá trình xác minh kết luận không có dấu hiệu tội phạm thì cũng khôngđược khởi tố vụ án hình sự Trong thực tế, khi nhận được yêu cầu khởi tố của bị hại cơquan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh, làm rõ nếu kết luận có đủ căn cứ để khởi tố
vụ án hình sự trong trường hợp quy định khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì sẽ tiếnhành lập hồ sơ khởi tố vụ án hình sự Nếu kết luận xác minh sự kiện không có đủ căn
cứ, xác định không có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng quyết địnhkhông khởi tố vụ án hình sự Trong trường hợp, quá trình xác minh, làm rõ sự việc xácđịnh dấu hiệu tội phạm vượt quá trường hợp tội phạm quy định khởi tố vụ án hình sựtheo yêu cầu của bị hại thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ quyết định khởi tố vụ án hình
sự mà không phải căn cứ trên cơ sở có yêu cầu của bị hại
Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự: không phải đối tượng nào cũng
có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự chỉ đượcthực hiện bởi bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người cónhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết15 Điều này nhằm tránh việc lạmdụng yêu cầu khởi tố, đảm bảo sự nghiêm túc trong tố tụng hình sự
Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự: Trường hợp vụ án đã được khởi tố theo yêu
cầu của bị hại mà người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ.Theo đó, tại mọi giai đoạn tố tụng khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ ánphải được đình chỉ Tuy nhiên, khi có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầukhởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi
tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành quá trình
tố tụng đối với vụ án16 Trong trường hợp đó cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệmlàm rõ nguyên nhân dẫn đến người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu Ngoài ra, đối vớinhững vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại có căn cứ để đình chỉ điều tra, đìnhchỉ vụ án thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án
15 Khoản 1 điều 155 BLTTHS 2015
16 Xem Khoản 2 Điều 155 BLTTHS 2015
Trang 19theo quy định Khi người yêu cầu rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì không được yêucầu lại trừ trường hợp việc rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Tóm lại, Trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là trường hợpđặc biệt của tố tụng hình sự Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền chỉ đượckhởi tố vụ án khi có yêu cầu của bị hại Giải quyết các vụ án thuộc trường hợp quyđịnh khởi tố theo yêu cầu của bị hại ngoài việc phải tuân thủ đúng các quy định củapháp luật về khởi tố vụ án hình sự còn phải xem xét các đặc điểm riêng của trường hợpnày là: việc khởi tố bắt buộc phải có yêu cầu của bị hại, không phải yêu cầu khởi tố nàocủa bị hại cũng được chấp nhận, không phải chủ thể nào cũng có quyền yêu cầu khởi tố
vụ án hình sự, chủ thể đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự có quyền rút yêu cầu khởi tố
1.2.3 Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án
Yêu cầu khởi tố là điều kiện cần để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố
vụ án trong trường hợp các tội phạm quy định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu Có thểhiểu không phải khi nào có yêu cầu khởi tố cũng dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền
ra quyết định khởi tố vụ án mà việc khởi tố còn phải đáp ứng các quy định chung vềkhởi tố vụ án hình sự Việc bị hại quyết định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tốđối với hành vi phạm tội xảy ra với họ sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định:Thứ nhất, Trong trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại thì yêu cầu của
bị hại sẽ là điều kiện làm phát sinh việc khởi tố vụ án hình sự Thực tế khi sự kiệnphạm tội được xác định có dấu hiệu tội phạm thuộc các trường hợp được quy định khởi
tố vụ án theo yêu cầu mà không có yêu cầu khởi tố của bị hại thì cơ quan có thẩmquyền không thể khởi tố vụ án được Khi đó yêu cầu khởi tố vụ án của bị hại được xem
là điều kiện pháp lý bắt buộc để cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, trường hợp nàyyêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại sẽ dẫn đến việc ra quyết định khởi tố vụ ánhình sự và mở đầu cho hoạt động tố tụng tiếp theo để truy cứu trách nhiệm hình sự đốivới người thực hiện hành vi phạm tội
Thứ hai, về bản chất thì quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại cóthể xem là quyền buộc tội của bị hại trong tố tụng hình sự, từ đó phát sinh quyền công
tố của nhà nước trong giới hạn nhà nước cho phép Trong trường hợp vụ án được khởi
tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tạiphiên tòa, điều này được quy định tại khoản 3 điều 62 BLTTHS 2015 Việc trình bàylời buộc tội được thực hiện sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội, quy định tại khoản
Trang 204 điều 320 BLTTHS 2015 “Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì
bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội”.
Thứ ba, Theo quy định trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bi hại nếu Tòa ántuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo khoản 2 điều 155 BLTTHS
2015 thì bị hại đã yêu cầu khởi tố phải chịu trách nhiệm trả toàn bộ án phí hình sự sơthẩm17 Trường hợp bị hại kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm trong trườnghợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại và Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyênquyết định của bản án, quyết định sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội
1.3 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại
1.3.1 Sự cần thiết của việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại
Bất kì một xã hội nào cũng luôn lấy con người làm trung tâm của mọi sự pháttriển Liên quan đến con người đó là quyền con người, xã hội ngày càng phát triển thìquyền con người lại ngày càng được đề cao hơn Nhà nước ta với bản chất là nhà nước
“của dân, do dân và vì dân” Trong xã hội đó, con người vừa là mục tiêu vừa là độnglực phát triển Quyền con người được khẳng định trong nhiều văn bản pháp lý của nhànước mà quan trọng nhất phải nói đến là Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước.Điều 14 Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp 2013)quy định quyền con người được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp
và pháp luật Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “ mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không
bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” Quyền con người được pháp luật bảo
vệ thông qua các hoạt động của hệ thống cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp
Pháp luật tố tụng hình sự với vai trò là một bộ phận của hệ thống pháp luật, việchoàn thiện các quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại nhằm đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thể hiện sự tôn trọng từ phía nhà nước đối vớinguyện vọng chính đáng của công dân Trong nhiều trường hợp tội phạm xảy ra cómức độ gây nguy hiểm cho xã hội thấp, thuộc nhóm tội xâm phạm đến sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tài sản, uy tín của bị hại, liên quan trực tiếp đến yếu tố nhân thân, cánhân bị hại, những trường hợp này có thể gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần, uy tín, đời
17 Xem Khoản 3 điều 136 BLTTHS 2015.
Trang 21sống của bị hại, khi đó bị hại có thể không mong muốn sự việc được giải quyết côngkhai và bị nhiều người biết đến Mặt khác, trong nhiều trường hợp tội phạm cố ý gâythương tích, vu khống…có thể xuất phát từ những mâu thuẫn trong sinh hoạt, chủ thểphạm tội và bị hại có mối quan hệ đặc biệt, gần gũi như: người thân trong gia đình, bạnbè…trong trường hợp này xuất phát từ vấn đề tình cảm bị hại mong muốn có thể tựgiải quyết mà không cần đưa vụ việc ra trước pháp luật Vì vậy, có thể thấy trong một
số trường hợp tội phạm nhất định mà xã hội có thể chấp nhận được thì pháp luật tốtụng hình sự cần thiết trao cho bị hại quyền được tự do lựa chọn cách giải quyết phùhợp nhất với lợi ích của họ
Ngoài ra, trong thực tế tình hình tội phạm xảy ra ngày càng cao, số lượng án hình
sự được thụ lý tại các cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng lớn Việc quy định trườnghợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại giúp cơ quan tiến hành tố tụng pháthiện và xử lý nhanh chóng các hành vi phạm tội Bị hại khi yêu cầu khởi tố vụ án làmong muốn đối tượng phạm tội phải được xử lý bằng pháp luật nên từ việc hợp tác của
bị hại sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng thuận lợi hơn cho quá trình điều tra làm rõ,giải quyết nhanh chóng vụ án Trong trường hợp bị hại không yêu cầu khởi tố vụ án màlựa chọn giải quyết bằng con đường thỏa thuận giữa các bên sẽ không làm phát sinh tộiphạm hình sự, điều đó góp phần làm giảm số lượng án phải thụ lý tại các cơ quan tiếnhành tố tụng; hạn chế việc xử lý các vụ án có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp có thể
xử lý bằng việc thỏa thuận; giúp tiết kiệm chi phí, nhân lực để các cơ quan tiến hành tốtụng tập trung giải quyết nhanh chóng hơn đối với các vụ án phức tạp
Tóm lại, việc hoàn thiện các quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
bị hại là cần thiết trong việc bảo vệ quyền và tự do của công dân, giúp bị hại có cơ hộicân nhắc, lựa chọn cách giải quyết tốt hơn đối với lợi ích của họ, đồng thời góp phầntăng cường công tác đầu tranh phòng chống tội phạm trong toàn xã hội
1.3.2 Ý nghĩa của việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại
Về nguyên tắc chung khởi tố vụ án hình sự là trách nhiệm của các cơ quan nhànước có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự xã hội, không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân
và không ai có thể can thiệp Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từquyền và lợi ích hợp pháp của bị hại pháp luật tố tụng hình sự cho phép bị hại lựa chọnyêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự Việc quy định trường hợp khởi tố vụ
án hình sự theo yêu cầu của bị hại có ý nghĩa quan trọng trong việc thể chế hóa các quy
Trang 22định pháp luật, đảm bảo quyền vào lợi ích hợp pháp của bị hại và đáp ứng yêu cầucông cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong xã hội hiện nay.
Việc nhà nước trao cho bị hại quyền yêu cầu khởi tố vụ án thể hiện sự quan tâmcủa nhà nước đến nguyện vọng của bị hại, đảm bảo quyền con người, quyền tự do củacông dân Thể hiện một khía cạnh của nguyên tắc công bằng trong tố tụng hình sự, vìtrong một số trường hợp việc quyết định khởi tố vụ án hình sự trái với ý muốn của bịhại có thể gây thêm nhiều mất mát đối với họ Do đó, pháp luật quy định một số trườnghợp cụ thể chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại để đảm bảo sự phù hợp giữa lợi íchcủa bị hại với lợi ích của xã hội mà nhà nước là đại diện
Trong trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm đến trật tự xã hội, vừa xâmphạm đến sức khỏe, tài sản, danh dự, uy tín… của bị hại, việc khởi tố vụ án hình sự chỉmang lại lợi ích rất nhỏ cho xã hội nhưng lại gây tổn hại lớn hơn đối với lợi ích của bịhại Việc quy định trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại có ý nghĩarất quan trọng đối với bị hại, vì trường hợp này pháp luật tạo một khả năng cho phép bịhại có điều kiện cân nhắc kỹ hơn về lợi ích của mình để đưa ra quyết định có haykhông yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để truy cứu
về hành vi phạm tội đã gây thiệt hại cho họ Quy định này cũng tạo điều kiện để ngườiphạm tội có cơ hội thỏa thuận khắc phục hậu quả đối với hành vi phạm tội mình đã gây
ra, hạn chế việc gây thêm nhưng tổn thất về mặt tinh thần, danh dự, uy tín… không cầnthiết đối với bị hại
Ngoài ra, việc quy định trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
đã thể hiện được sự linh hoạt của pháp luật, khuyết khích sự hòa giải giữa bị hại và chủthể phạm tội, từ đó hạn chế nhiều trường hợp phải tiến hành quá trình tố tụng để truycứu trách nhiệm hình sự gây tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc Việc khởi tố vụ
án hình sự theo yêu cầu của bị hại còn đảm bảo cho việc phát hiện kịp thời, giải quyếtnhanh chóng hành vi phạm tội, là một trong những biện pháp nhằm góp phần ngănchặn và phòng ngừa tội phạm Góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,chống tội phạm trong xã hội hiện nay
Trang 231.4 Lược sử các quy định phát luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1.4.1 Giai đoạn từ năm 1988 đến ngày 01/7/2004
Trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, trong những năm đầu củathời kì đổi mới, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa được pháp điển hoá Việc tiếnhành tố tụng trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sựđều được tiến hành trên cơ sở những quy định của các văn bản pháp luật đơn hành.Những văn bản này chỉ quy định hoạt động trong từng lĩnh vực tố tụng Thời gian này,pháp luật không chấp nhận việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại,bởi theo quan niệm lập pháp thì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước vàngười phạm tội Trong đó với tính chất là chủ thể bảo vệ lợi ích của toàn xã hội, Nhànước có quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội, buộc người phạm tộiphải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm
mà họ gây ra Kế thừa và phát triển những thành tựu về tố tụng hình sự từ các văn bản
tố tụng hình sự đơn lẽ, ngày 28/6/1988 tại kì họp Quốc hội thứ ba, Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự
Bộ luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1989, đây là Bộ luật tố tụng hình sựđầu tiên của nước ta Từ nghiên cứu, pháp luật tố tụng hình sự của nhiều quốc gia trênthế giới và từ thực tiển xét xử trong nước mà trong Bộ luật tố tụng hình sự 1988 trườnghợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại lần đầu tiên được quy định.Với quan điểm cho phép người bị hại được quyền yêu cầu khởi tố trong một số trườnghợp hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm không cao, không gây ảnh hưởng lớn đếntrật tự xã hội Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 quy định 06 tội danh được khởi tốtheo yêu cầu của người bị hại là: tội cố ý gây thương tích hoặc làm tổn hại cho sứckhỏe người khác, tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội làm nhục người khác, tội vu khống
và tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh.18 Trong trường hợp người
bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa thì vụ án phải được đình chỉ, tuy nhiêntrong trường hợp cần thiết tuy người bị hại rút yêu cầu nhưng Viện kiểm sát hoặc Tòa
án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án Bộ luật tố tụng hình sự 1988 quyđịnh rõ người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội
18 Xem khoản 1 điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, quy định:
“1 Những vụ án về tội phạm được quy định tại khoản 1 điều 109; đoạn 1, khoản 1 điều 112; đoạn 1, khoản 1 điều 113; khoản 1 điều 116; khoản 1 điều 117 và điều 126 Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại…”
Trang 24phạm gây ra; quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người bị hại, người đại diện hợppháp của họ khi tham gia tố tụng, quyền được trình bày lời buộc tội tại phiên tòa Bêncạnh đó, BLTTHS 1988 không quy định việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án làmột căn cứ để đình chỉ tại các giai đoạn tố tụng.
1.4.2 Giai đoạn từ ngày 01/7/2004 đến ngày 01/7/2016
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ tư thôngqua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004 thay thế Bộ luật tốtụng hình sự năm 1988 Trên cơ sở kế thừa các quy định từ Bộ luật tố tụng hình sự
1988, tiếp tục quy định với những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tế
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định trường hợp được khởi tố theo yêu cầu của người
bị hại mở rộng lên với 11 tội danh, các tội danh được mở rộng là: cố ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích độngmạnh; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quágiới hạn phòng vệ chính đáng; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do viphạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; xâm phạm quyền sở hữu côngnghiệp Đồng thời có quy định mới so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là người bịhại rút đơn yêu cầu thì không có quyền yêu cầu lại trừ trường hợp rút yêu cầu do bị épbuộc, quy định người bị hại rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa là căn cứ để raquyết định đình chỉ vụ án trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm Ngoài racác quy định khác cơ bản không thay đổi so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
1.4.3 Giai đoạn sau ngày 01/7/2016
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thôngqua ngày 27/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 Trên cơ sở tổng kếtthực tiển xã hội, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tiếp tục kế thừa các quy định cònphù hợp, khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật tố tụng hình sựthời gian qua Theo đó, trường hợp quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại được
áp dụng rút lại với 10 tội danh, tội danh bị rút lại là tội xâm phạm quyền tác giả Đồngthời, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 xác định đầy đủ diện của bị hại, theo đó bị hạikhông chỉ gồm cá nhân bị thiệt hại như quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003 màcòn bao gồm pháp nhân bị thiệt hại Để bị hại bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp củamình cũng như quy định rõ hơn nghĩa vụ và trách nhiệm của người bị hại nhằm tăng
Trang 25cường trách nhiệm của họ trong việc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng phát hiện, xử lý tội phạm BLTTHS 2015 bổ sung cho bị hại và người đại diệntheo pháp luật của họ 05 quyền và 02 nghĩa vụ để thực hiện BLTTHS 2015 cho phép
bị hại rút đơn yêu cầu là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đình chỉđiều tra, đình chỉ vụ án, không quy định thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án là trướcngày mở phiên tòa sơ thẩm như Bộ luật tố tụng hình sự 2003, ngoài ra các quy địnhkhác cơ bản không thay đổi so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
CHƯƠNG 2:
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI.
2.1 Các trường hợp tội phạm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
2.1.1 Tính chất, mức độ tội phạm
Tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” Từ cơ sở đó có thể hiểu
tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phảichịu xử lý hình sự Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội được quy định, Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội phạm đượcchia thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệtnghiêm trọng Từ việc xem xét tính chất, mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội và cân nhắc về thiệt hại của bị hại, sự tổn thương lớn hơn có thể xảy ra đốivới tinh thần, danh dự, uy tín của bị hại Pháp luật tố tụng hình sự quy định cụ thể một
số trường hợp cho phép bị hại thể hiện ý chí của mình vào việc có hay không yêu cầutruy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội đã gây thiệt hại đối với họ
Về tính chất, Các trường hợp được quy định khởi tố theo yêu cầu của bị hại là cáctội phạm xâm phạm vào các khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ như: tính mạng,
Trang 26sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, trật tự quản lý kinh tế Đây là những tộiphạm gây thiệt hại trực tiếp đến thể chất, sức khỏe của bị hại; có liên quan trực tiếp đến
bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị hại, uy tín của tổ chức bị hại, từ đó
có thể gây ảnh hưởng lớn về mặt tinh thần, uy tín của bị hại, vì vậy họ thường có tâm
lý không muốn nhiều người can thiệp, cũng như nhiều người biết Đây là những tộiphạm có tính chất thiệt hại không lớn, không bao gồm các tội phạm có tính chất côn
đồ, man rợ…, không thuộc các nhóm tội phạm xâm phạm đến trật tự xã hội, lợi ích củanhà nước…
Về mức độ tội phạm, mức độ này được xác định dựa trên tính nghiêm trọng củahành vi phạm tội mà chủ thể phạm tội gây ra Trong các trường hợp quy định khởi tố
vụ án theo yêu cầu của bị hại thì tính nghiêm trọng của hành vi phạm tội chỉ dừng lại ởcác hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155,
156 và 226 BLHS 2015 Nếu hành vi phạm tội vi phạm vào các khoản khác của điềuluật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định việc khởi tố vụ án hình sự mà không cầnxem xét bị hại có yêu cầu khởi tố hay không Có thể thấy quy định các trường hợp tộiphạm cho phép khởi tố theo yêu cầu của bị hại là những trường hợp tội phạm ít nghiêmtrọng, nghiêm trọng Vì tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây tổn hại không lớn đốivới xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 03 năm tù Đốivới trường hợp tội phạm tại khoản 1 điều 141, 143 đây là trường hợp tội phạm nghiêmtrọng nhưng lại xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại, cùng vớitính chất của sự việc phạm tội mà pháp luật cho phép bị hại có quyền quyết định việcyêu cầu khởi tố vụ án hình sự
2.1.2 Các trường hợp tội phạm theo nhóm khách thể
Khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015 quy định chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầucủa bị hại về các tội phạm quy định tại khoản 1 điều 134, 135, 136, 138, 139, 141,143,155, 156 và 266 của Bộ luật hình sự Các tội phạm trên là các tội phạm xâm phạmđến một số nhóm khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ, cụ thể:
a Nhóm tội phạm xâm phạm đến khách thể là sức khỏe con người:
Con người là nhân tố quan trọng và then chốt góp phần thúc đẩy sự phát triển của
xã hội nên cần được sự tôn trọng và bảo vệ của pháp luật Trong đó, Sức khỏe chính làtài sản quy giá nhất của mỗi con người, việc bảo vệ sức khỏe con người tránh nhữnghành vi xâm phạm của tội phạm là vấn đề hết sức quan trọng, cần được quan tâm thỏa
Trang 27đáng Bởi khi con người có đầy đủ sức khỏe mới có thể lao động, học tập, nghiên cứu,sáng tạo thúc đẩy sự phát triển mọi khía cạnh của xã hội, tham gia xây dựng, bảo vệ đấtnước Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tội phạm xâm phạm đến sức khỏe con ngườithì việc xử lý người có hành vi phạm tội mặc nhiên do cơ quan có thẩm quyền xử lýhay cá nhân người bị xâm phạm về sức khỏe có quyền quyết định việc có yêu cầu cơquan có thẩm quyền xử lý Dưới đây là một số trường hợp qua xem xét pháp luật chophép người bị xâm phạm về sức khỏe có quyền quyết định yêu cầu xử lý hình sự đốivới sự việc xâm phạm đến sức khỏe của mình.
- Khoản 1, Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộcmột trong các trường hợp tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o của khoản này
Có thể hiểu đây là tội phạm của hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác gây tổn hạiđến sức khỏe người khác nhưng mức độ tổn hại không cao, đây là tội ít nghiêm trọng
và xâm phạm chủ yếu đến sức khỏe cá nhân của người bị hại dưới dạng thương tíchkhông lớn
- Khoản 1, Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bịkích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đóhoặc đối với người thân thích của người đó Đây là tội phạm của hành vi cố ý gâythương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của người khác do hành vi trái pháp luật củangười bị hại đối với người phạm tội, người thân thích của người phạm tội Người phạmtội trong trường hợp này không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bìnhthường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức Lúc đó họ mất khả năng tự chủ vàkhông thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình;trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường nhưtrước19 Tội phạm tại quy định này là tội ít nghiêm trọng tuy mức độ gây ảnh hưởngđến sức khỏe của bị hại cao nhưng hành vi phạm tội là xuất phát từ hành vi trái phápluật của người bị hại gây nên đối với người phạm tội, tội phạm này xâm phạm đến sứckhỏe của cá nhân người bị hại trong trạng thái tinh thần của người phạm tội bị kíchđộng mạng nên nhất thời không kiềm chế được hành vi
19 Xem Ths.Đinh Văn Quế, Người phạm tội bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra ,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?
p_page_id=2671429&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=13920596 [truy cập ngày 14/4/2016].
Trang 28- Khoản 1, Điều 136: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệchính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Vượt quá giớihạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phùhợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại20 Vượt quámức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là hành vi của người để bắt giữ người thựchiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cầnthiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm Trường hợp gâythiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phảichịu trách nhiệm hình sự21 Cũng tương tự tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều
135, hành vi phạm tội của tội phạm xuất phát từ phía người bị hại Đây là tội phạm ítnghiêm trọng, hành vi phạm tội được thực hiện vì muốn bảo vệ bản thân hoặc để bắtgữi người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là phải sử dụng vũlực
- Khoản 1, Điều 138: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% Điều 11 BLHS 2015 quy định:
“Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước
và có thể thấy trước hậu quả đó.” Vậy hành vi phạm tội trong trường hợp này có thể
hiểu là hành vi gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của người khác nhưng ngườiphạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra
- Khoản 1, Điều 139: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổnthương cơ thể từ 31% đến 60%, tội phạm này là tội vô ý và người phạm tội khôngmong muốn hậu quả xảy ra Tội phạm xảy ra khi người phạm tội không thực hiện đúngcác quy tắc nghề nghiệp bắt buộc như: Anh A là thợ điện thực hiện việc mắc dây điệntrần không đúng độ cao quy định gây giật điện dẫn đến thương tích hoặc tổn hại sứckhỏe cho người khác…; người phạm tội thực hiện hành vi trái với các quy tắc hànhchính như: việc thực hiện chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có thẩm
20 Xem Khoản 2 Điều 22 BLHS 2015
21 Xem Điều 24 BLHS 2015
Trang 29quyền, làm gẫy cành cây gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người qua đường… ,đây là tội phạm ít nghiêm trọng, người phạm tội không có mâu thuẫn với người bị hại
và không mong muốn hậu quả xảy ra
Về khách thể của nhóm tội phạm trên là quyền được tôn trọng, bảo vệ sức khỏecủa con người nói cách khác đây là tội phạm xâm phạm đến sức khỏe của người kháctrái pháp luật các tội phạm này xâm phạm chủ yếu đến sức khỏe của cá nhân người bịhại
Về thiệt hại, các trường hợp phạm tội trên phải gây ra thiệt hại cụ thể là vếtthương trên cơ thể bị hại gây tổn hại đến các chức năng, bộ phận trên cơ thể Tội phạmhoàn thành khi có hậu quả xảy ra, là khi bị hại bị thương hoặc tổn hại về sức khỏe.Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác thìmức độ thiệt hại không lớn, tỷ lệ thương tổn đối với bị hại không cao chỉ từ 11% đến30% hoặc dưới 11% nhưng có các tình tiết như: dung hung khí nguy hiểm; gây cố tậtnhẹ; phạm tội 02 lần trở lên; phạm tội đối với 02 người trở lên; người dưới 16 tuổi, phụ
nữ mang thai, người già, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ; đối với ông, bà,cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy cô giáo… Trường hợp thiệt hại gây ra cho bị hại có
tỷ lệ tổn thương khá lớn từ 31% đến 60%, tuy mức độ tổn hại sức khỏe cao nhưng sựkiện phạm tội lại xuất phát từ phía bị hại: cá nhân người phạm tội thực hiện hành viphạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêmtrọng của bị hại gây ra với họ hoặc người thân của họ; cá nhân người phạm tội gây tổnthương cho bị hại khi vượt mức phòng vệ chính đáng hay vượt quá mức cần thiết khibắt giữ người phạm tội, ở đây bị hại là người khởi đầu việc xâm hại quyền và lợi íchcủa người phạm tội hoặc bị hại là cá nhân phạm tội cần được bắt giữ; hoặc trường hợpngười phạm tội gây tổn hại sức khỏe đối với bị hại nhưng kết quả đó người phạm tộikhông mong muốn, do vô ý mà xâm phạm đến bị hại
Vậy, nhìn chung nhưng trường hợp tội phạm trên là tội ít nghiêm trọng, gây thiệthại trực tiếp đến cá nhân bị hại, khách thể được pháp luật bảo vệ liên quan đến quyềnnhân thân của công dân Trong trường hợp tội phạm gây thiệt hại không lớn thì người
bị hại có thể cảm thấy không cần thiết phải xử lý người phạm tội bằng việc truy cứutrách nhiệm hình sự, mặc khác có trường hợp bị hại và người phạm tội có mối quan hệthân thiết như: người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm….mà khi sự việc gây tổnthương không lớn, họ có mong muốn tự giải quyết Ngoài ra, không phải trong mọi sự
Trang 30kiện xâm phạm đến sức khỏe điều phát sinh từ sự cố ý của người phạm tội mà trongnhiều trường hợp sự việc phát sinh có lỗi xuất phát từ bị hại, hoặc thiệt hại về sức khỏe
do người phạm tội gây ra là do vô ý và họ không mong muốn thiệt hại đó xảy ra Vì lẽ
đó, pháp luật quy định trong các trường hợp nêu trên cơ quan có thẩm quyền chỉ đượckhởi tố khi có yêu cầu của bị hại, quy định này thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đốivới quyền lợi của người bị hại, cho họ quyền được lựa chọn cách giải quyết đối với sựkiện gây thiệt hại trực tiếp đến họ và không gây nguy hiểm lớn đối với xã hội, mặckhác quy định này tạo cơ hội cho người phạm tội có cơ hội thỏa thuận khắc phục hậuquả đối với những sai lầm của mình mà có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự.Quy định này cũng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giảm bớt phần nào việc thụ lýgiải quyết đối với những xung đột xã hội nhỏ, tập trung nghiêm cứu giải quyết các vụ
án phức tạp, gây ảnh hưởng lớn cho xã hội
b Nhóm tội phạm xâm phạm đến khách thể danh dự, nhân phẩm con người
Nhân phẩm của con người là những phẩm chất, giá trị của con người, danh dự làthể hiện sự coi trọng của dư luận xã hội đối với con người, cùng với tính mạng, sứckhỏe là những đối tượng của quyền nhân thân và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ
Pháp luật tố tụng hình sự quy định: “Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản” 22 Dưới đây là một số trường hợptội phạm xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm mà pháp luật cho phép bị hại quyết địnhviệc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
- Khoản 1, Điều 141 “Tội hiếp dâm”: hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lựchoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khácgiao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.Xuất phát từ ham muốn, dục vọng của bản thân mà người phạm tội đã sử dụng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực…để thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tìnhdục khác trái với ý muốn của nạn nhân Đây là hành vi xâm phạm trực tiếp đến sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại, gây ảnh hưỡng nặng nề về tinh thần cũngnhư danh dự của người bị hại và có thể người bị hại sẽ không mong muốn có nhiềungười biết đến sự việc xảy ra với mình Đây là quy định tội phạm nghiêm trọng nhưnglại gây ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại, việc công khai xử lý
22 Điều 11 BLTTHS 2015
Trang 31dẫn đến nhiều người biết có thể làm ảnh hưởng đến sự nghiệp, tương lai cũng như cuộcsống bình thường của người bị hại
- Khoản 1, Điều 143 “Tội cưỡng dâm”: hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệthuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấuhoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác Trong trường hợp này người
bị hại hoàn toàn có thể không thực hiện việc giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dụckhác với người phạm tội nhưng vì yếu tố phải lệ thuộc vào người phạm tội (lệ thuộctrong công tác, kinh tế…) hoặc trong tình trạng quẫn bách nên miễn cưỡng giao cấuhoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác Do đó, người bị hại có thể mong muốnbảo vệ danh dự của mình, không muốn vụ việc bị nhiều người biết đến nên khôngmong muốn giải quyết sự việc bằng con đường tố tụng hình sự, đây là tội phạm nghiêmtrọng xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại
- Khoản 1, Điều 155: “Tội làm nhục người khác” Đây là hành vi xúc phạmnghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác Người phạm tội có thể dùng lời nóihoặc hành vi của mình như: lăng mạ, cắt tóc, lột quần áo người khác giữa đám đông…
để xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác Tất cả hành vi, thủ đoạn của ngườiphạm tội thực hiện với mục đích làm nhục, phá hoại nhân phẩm, danh dự của người bịhại Trên thực tế cũng có nhiều hành vi mang tính chất làm nhục nhưng chỉ dừng lại ởviệc dùng những lời lẽ hành động thiếu văn hóa (như chửi rủa nhau ở đám đông; hắtnước bẩn, bia, rượu…) thì không phải là tội phạm, tùy vào từng trường hợp có thể bị
xử phạt hành chính Theo điều khoản này thì đây là tội ít nghiêm trọng, không phátsinh thêm tình tiết tăng nặng, mức độ thiệt hại gây ra không quá lớn đối với người bịhại
- Khoản 1, Điều 156: “Tội vu khống” Đây là tội phạm được thực hiện với hành
vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêmtrọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngườikhác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền Ngườiphạm tội thực hiện việc tạo ra nhưng thông tin không đúng sự thật hoặc loan truyềnnhững thông tin biết rõ là sai sự thật Việc tạo thông tin cũng như loan truyền thông tinđược người phạm tội thực hiện bằng nhiều hình thức như: truyền miệng, qua cácphương tiện thông tin, viết đơn, thư…việc thực hiện nhằm mục đích xúc phạm danh
dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại; bịa
Trang 32đặt một hành vi phạm tội không có thật và tố cáo người thực hiện hành vi đó với cơquan có thẩm quyền Trường hợp tội phạm được quy định tại điều khoản này là tội ítnghiêm trọng, không có tình tiết tăng nặng, không gây thiệt hại lớn đến người bị hại chỉgây ảnh hưởng đến danh dự của người bị hại
Về mặt khách thể: các trường hợp này thuộc nhóm tội phạm xâm phạm danh dự,nhân phẩm con người, có hành vi cố ý xúc phạm, gây tổn thương nghiêm trọng đếndanh dự, nhân phẩm của cá nhân bị hại Thiệt hại chung của những tội phạm này gây ra
là thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị hại thể hiện dưới dạng thiệt hại vềtinh thần Đối với tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm thì sẽ gây ra thiệt hại khủng hoảng vềmặt tinh thần của cá nhân bị hại, trong một số trường hợp còn ảnh hưởng đến sức khỏecủa bị hại Đối với tội làm nhục và tội vu khống thì thiệt hại gây ra mất danh dự, nhânphẩm của bị hại, thiệt hại về quyền và lợi ích của bị hại, nhưng chủ yếu vẫn là thiệt hạithể hiện dưới dạng thiệt hại về tinh thần
Nhìn chung, đây là nhóm tội phạm xâm phạm về khách thể danh dự, nhân phẩmcủa con người được pháp luật bảo vệ, tội phạm chủ yếu xâm phạm trực tiếp đến cánhân bị hại, mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao, về thiệt hại hầu hết là gây tổnthương về mặt tinh thần Việc cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có thể gâytổn hại tiếp tục đối với người bị hại, việc giải quyết công khai bằng tố tụng hình sự cóthể dẫn đến dư luận không tốt làm ảnh hưởng đến sự nghiệp, đời sống sinh hoạt của bịhại và bị hại có thể không mong muốn điều đó xảy ra Do đó, xuất phát từ sự tôn trọngcủa pháp luật về quyền con người và xét về mức độ gây nguy hiểm xã hội không caonên pháp luật tố tụng hình sự cho phép cá nhân bị hại được thể hiện ý chí của mìnhtrong việc quyết định có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với
sự kiện phạm tội xảy ra với họ hay không
c Nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâmphạm đến kinh tế, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, lợi íchcủa các cơ quan tổ chức, lợi ích hợp pháp của cá nhân thông qua việc vi phạm các quyđịnh của nhà nước về quản lý kinh tế Trong nhóm tội này thì pháp luật chỉ cho phépmột trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại là:
- Khoản 1 Điều 226 “Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”: hành vi cố
ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang
Trang 33được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng Khoản 17, 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định Nhãn
hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau; Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, đại
phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể Hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữucông nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý được quy định cụ thể tại Khoản 1, 3điều 129 Luật sở hữu trí tuệ Đây là hành vi cố ý thực hiện các hành vi không được sựcho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý đang được nhà nướcbảo hộ như sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa
lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thùđối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý…việc này nhằm lợi dụng uy tín, danh tiếng củanhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý để thu lợi bất chính, tội phạm được quy định tại điều khoảnnày là tội ít nghiêm trọng, mức độ gây thiệt hại không cao
Về khách thể: là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà đối tượng tác độngchính là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được Việt Nam bảo hộ với quy mô thươngmại, xâm hại đến lợi ích của bị hại Về thiệt hại, việc nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý bị sửdụng bất hợp pháp có thể gây thất thoát tài sản của chủ sở hữu, giảm uy tín đối vớinhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý và đôi khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người tiêudùng Trong trường hợp nêu trên, tội phạm xảy ra liên quan đến lợi ích kinh doanh củađối tượng bị hại và mức độ gây mất trật tự quản lý kinh tế là không cao, có ảnh hưởngchủ yếu đến lợi ích cũng như uy tín nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu của bịhại Nhằm tạo điều kiện để bị hại cân nhắc lợi ích phù hợp với họ mà pháp luật tố tụnghình sự quy định cho phép bị hại quyết định việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để xử
lý vụ việc hay lựa chọn hòa giải, thỏa thuận bồi thường thỏa đáng giữa hai bên đểkhông làm ảnh hưởng thêm nữa đến uy tín của nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý mà họ đang
sở hữu
Trang 342.2 Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại
2.2.1 Chủ thể của quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là bị hại hoặc người đại diện của
bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đãchết
- Bị hại:
Tại khoản 1 điều 62 BLTTHS 2015 quy định “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt
hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín
do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra” Điều này có sự thay đổi so với các quy định
tố tụng hình sự trước23, BLTTHS 2015 nhận thức bị hại là con người pháp lý chứkhông phải là con người tự nhiên nên bị hại không chỉ là cá nhân mà còn là cơ quan, tổchức bị thiệt hại về tài sản, uy tín Theo đó, bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thểchất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tộiphạm gây ra hoặc đe dọa gây ra24
Bị hại có thể là cá nhân: Bị hại là con người cụ thể bị hành vi phạm tội xâm
phạm trực tiếp về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
Bị hại có thể là pháp nhân: Bị hại là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín
do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra Tại điều 9 BLTTHS 2015 xác định danh dự, uytín, tài sản của pháp nhân cũng là đối tượng bảo vệ của tố tụng hình sự Bởi lẽ, khi làchủ thể của trách nhiệm hình sự thì trong các hoạt động tố tụng hình sự, các pháp nhânthương mại cũng có khả năng trở thành nạn nhân của những hành vi trái pháp luật xâmphạm danh dự, uy tín, tài sản của họ
Việc quy định các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại tại điều 155BLTTHS 2015 là thể hiện sự quan tâm của nhà nước trong việc tôn trọng nguyện vọng,bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho bị hại Các tội phạm được quy định khởi tốtheo yêu cầu của bị hại trên cơ bản phải do chính bị hại cân nhắc quyết định việc yêucầu khởi tố Bởi lẽ, bị hại là chủ thể bị xâm phạm trực tiếp về sức khỏe, danh dự, nhânphẩm, uy tín, tài sản Chỉ có bị hại mới hiểu rõ mức độ gây tổn hại của hành vi tráipháp luật xâm phạm đến họ và quan trọng hơn là những ảnh hưởng có thể xảy ra dẫn
23 Bộ luật tố tụng hình sự 1988, 2003
24 Xem PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, Những nội dung mới trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Sách chuyên
khảo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Tr.160.