1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Giao trình pháp luật tài nguyên và Môi trường

176 779 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 823,5 KB

Nội dung

TỔNG QUAN CHUNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.........................................................

Trang 1

Vấn đề 1: TỔNG QUAN CHUNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN

NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I Tầm quan trọng của tài nguyên và môi trường

a Khái niệm tài nguyên môi trường

+ Khái niệm tài nguyên

Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên(nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụngtrong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hộiloài người

Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v ) là tài nguyên có thể tự duytrì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý Tuy nhiên,nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạođược Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá,bạc màu, xói mòn v.v

Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặcbiến đổi sau quá trình sử dụng Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ cóthể cạn kiệt sau khi khai thác Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sựtiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm

Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặcbiệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xãhội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người

+ Khái niệm môi trường

- Theo nghĩa rộng: môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên

và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ

với con người hay sinh vật ấy (Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ

học, 2002)

- Nghĩa hẹp: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo

có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (khoản 1 Điều

3 Luật Bảo vệ Môi trường 2004)

Trang 2

 Như vậy: khái niệm môi trường chúng ta học là môi trường theo nghĩa

hẹp và nó bao hàm cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên

b Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường:

+ Là nơi cung cấp cơ sở vật chất cho con người tồn tại và phát triển: Conngười tác động lên đất đai xây dựng nhà cửa, hệ thống đê điều, công trình thủy lợinhằm phục vụ cho mục đích sinh sống, tránh lũ lụt, hạn hán; tác động lên hệ thựcvật, động vật nhằm tạo ra thức ăn để tồn tại, khai thác tài nguyên thiên nhiên đểđáp ứng nhu cầu cuộc sống

+ Là không gian tồn tại của con người: môi trường được tạo thành bởi vô sốcác yếu tố vật chất, bao gồm yếu tố tự nhiên lẫn nhân tạo Những yếu tố tự nhiênnhư: đất, nước, không khí, ánh sang, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật, …Con người chúng ta hàng ngày sử dụng các yếu tố tự nhiên này để tồn tại, sinhsống, không có các yếu tố này thì không thể sống được

+ Là nơi tiếp nhận tất cả những chất thải do con người loại ra: Con người đãkhông ngừng tác động lên môi trường phục vụ cho nhu cầu phát triển xã hội, hệquả của nó là rác thải sinh hoạt cũng không ngừng được thải loại ra môi trường

+ Môi trường là nơi lưu trữ cung cấp thông tin cho con người: Môi trường là

nơi ghi chép lưu giữ lịch sử tiến hóa phá triển của con người trên trái đất Cung cấpcác tín hiệu báo hiệu hiểm họa sớm cho con người và sinh vật sống trước nhữngthảm họa từ thiên nhiên Là nơi gìn giữ các giá trị thẩm mỹ ,tôn giáo ,văn hóa củacon người vvv

II Thực trạng tài nguyên, môi trường hiện nay và các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường.

1 Thực trạng tài nguyên và môi trường hiện nay

+ Tình trạng suy kiệt nguyên tài nguyên thiên nhiên.

- Tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo đang ở trạng thái báo động đỏ (ví

dụ như nước, các loại động vật hoang dã, rừng tự nhiên )

- Tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo đang dần cạn kiệt do sự vô

ý thức của con người ( các loại tài nguyên ở trong lòng đất như than đá, dầu mỏ,quặng kim loại, )

Trang 3

+ Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không

phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnhhưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 8 Điều 3 LBVMT 2014)

Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu khôngkhí

Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước ráccông nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm

Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượngvượt quá giới hạn thông thường)

Ô nhiễm phóng xạ là việc chất phóng xạ nằm trên các bề mặt, hoặc trong chấtrắn, chất lỏng hoặc chất khí (kể cả cơ thể con người), ngoài ý muốn hoặc khôngmong muốn,

Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp

Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình tồn tại vớimật độ lớn

Ô nhiễm ánh sáng, hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng mộtcách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triểncủa động thực vật

- Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành

phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật (khoản 9 Điều

3 LBVMT 2014)

Ví dụ: LHQ dự báo ở Việt Nam, nước biển dâng lên từ 30cm đến 1m trong

vòng 100 năm tới, thiệt hại lên tới 17 tỷ đồng mỗi năm, 1/5 dân số mất nhà cửa,12,3 % diện tích trồng trọt sẽ biến mất

+ Sự cố môi trường ngày càng gia tăng

Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người

hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trườngnghiêm trọng (khoản 10 Điều 3 LBVMT)

Trang 4

Ví dụ: lũ lụt, hạn hán, tràn dầu,… hiện tượng tràn dầu xảy ra nhiều đến mức

hiện nay hầu hết các bờ biển Việt Nam đều có dầu loang trên mặt

2 Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật

a Biện pháp chính trị:

- Là việc bảo vệ môi trường thông qua hoạt động của các Đảng phái, các tổchức chính trị Các đảng phải, các tổ chức này đưa ra cương lĩnh chủ trương bảo vệmôi trường và lãnh đạo cộng đồng thực hiện qua đó vừa nhằm mục đích bảo vệmôi trường vừa nhằm mục đích củng cố uy tín địa vị chính trị của tổ chức

- Ý nghĩa của biện pháp này trong việc bảo vệ môi trường bao gồm:

+ Vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các

tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào cương lĩnh hoạt động của mình

+ Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được thể chế hóathành các chính sách pháp luật

Tuy nhiên, biện pháp chính trị mang tính định hướng vĩ mô nên hiệu quả thựctiễn là không cao

* Vấn đề bảo vệ môi trường bằng biện pháp tổ chức chính trị ở Việt Nam:

Cách thức thực hiện này khác với các nước khác là nhà nước không thành lậpđảng phái về môi trường mà chủ trương đường lối của Đảng đưa ra được thể chếhóa về pháp luật

+ Đảng cộng sản đưa ra chủ trương đường lối về bảo vệ môi trường và lãnhđạo nhà nước thực hiện NQ 41-NQ/TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,

HĐH đất nước đã nhấn mạnh: “BVMT là một trong những vấn đề sống còn của

nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập KTQT của nước ta”

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường

quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã xác định: Đến năm 2020, về cơ bản,

Trang 5

chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường Đến năm 2050, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực

b Biện pháp tuyên truyền, giáo dục

Là biện pháp tuyên truyền vận động để người dân tham gia bảo vệ môitrường Các biện pháp giáo dục, tuyên truyền tác động trực tiếp vào nhận thức làmthay đổi hành vi của người dân, nâng cao ý thức người dân về khai thác, sử dụngnguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý

Các hình thức tuyên truyền giáo dục:

+ Đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình học tập chính thứccủa các trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học

+ Sử dụng rộng rãi các phương tiện giáo dục truyền thông để giáo dục cộngđồng

+ Tổ chức các hoạt động cụ thể như: ngày môi trường thế giới, tuần lễ xanh,phong trào thành phố xanh, sạch, đẹp

+ Tổ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội trong lĩnh vực môi trường

c Biện pháp kinh tế

Là việc sử dụng nguồn lực kinh tế để bảo vệ môi trường với 2 hình thức cơbản là sử dụng nguồn tài chính tập trung và sử dụng phương pháp kích thích lợi íchkinh tế

- Sử dụng nguồn tài chính tập trung là sử dụng ngân sách nhà nước, quỹ bảo

vệ môi trường quốc gia…cho việc bảo vệ môi trường

- Kích thích lợi ích kinh tế để bảo vệ môi trường gồm các biện pháp

+ Hộ trợ tài chính cho những dự án bảo vệ môi trường tích cực

Trang 6

+ Ưu đãi về đất đai.

+ Miễn phải giảm thuế đối với các dự án bảo vệ môi trường tích cực Ápdụng thuế suất cao đối với các dự án gây ảnh hưởng xấu đến môi trường

+ Áp dụng thuế môi trường đối với các sản phẩm ảnh hướng xấu lâu dài đếnmôi trường

+ Ưu đãi về thị trường tiêu thụ sản phẩm

+ Áp dụng biện pháp ký quỹ đặt cọc đối với một số hoạt động ảnh hưởngxấu đối với môi trường

- Ý nghĩa: Sử dụng biện pháp kinh tế tức là dùng những lợi ích vật chất đểkích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường cho cộngđộng Biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng và thường được áp dụng đối vớicác doanh nghiệp từ đó góp phần khuyến khích và nâng cao ý thức của các doanhnghiệp trong việc bảo vệ môi trường

Về cơ bản các biện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn trong bảo

vệ môi trường so với các biện pháp khác

d Biện pháp khoa học – công nghệ

- Là việc sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ và kỹ thuật trong việcbảo vệ môi trường

- Là biện pháp quan trọng không thế thiếu trong việc bảo vệ môi trường domôi trường được tạo bởi nhiều yếu tố phức tạp cùng với đó là trình độ khoa học kỹthuật phát triển nên các vấn đề như xử lý rác thải, bảo vệ tầng Ozon cần sử dụngbiện pháp khoa học công nghệ như:

+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế cho nguồn năng lượng truyềnthống: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước chảy…

Ví dụ: chế tạo xăng từ mía, gas từ phân động vật (biogas)

+ Sử dụng công nghệ sạch hạn chế thải chất độc hại vào môi trường

Ví dụ: Bể phản ứng biogas MR120 của ED BIOGAS AB chuyển hóa rác thải

hữu cơ thành metan giúp chạy phát điện, sinh ra nhiệt, đun nước nóng chất thảicòn lại không gây hại sức khỏe

Trang 7

+ Sử dụng vật liệu mới ít gây ô nhiễm môi trường như cac- ton, gốm cao cấp,chất siêu dẫn hạn chế sử dụng kim loại

Ví dụ: xe Mecedes thiết kế vành cửa không sử dụng sắt thép, PVC, mà dùng

vỏ chuối, sợi thiên nhiên ép dưới áp suất cao vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa cóhiệu quả về môi trường

+ Tái sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên

+ Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khaithác và sử dụng các yếu tố của môi trường

+ Quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổchức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sửdụng các yếu tố của môi trường

+ Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệmôi trường

+ Ban hành các tiêu chuẩn môi trường

+ Giải quyết các tranh chấp liên quan đén việc bảo vệ môi trường

Lưu ý: Ở đây cần phải chứng minh biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảmthực hiện các biện pháp BVMT khác

Biện pháp chính trị chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống bằngviệc thể chế hóa thành các quy phạm của pháp luật

Biện pháp tuyên truyền- giáo dục muốn có hiệu quả tốt phải đi đôi với sựcưỡng chế của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật

Biện pháp kinh tế được cụ thể hóa bằng việc ban hành các sắc thuế, khenthưởng, xử phạt theo quy định của pháp luật

Trang 8

Biện pháp KH-CN các doanh nghiệp muốn hoạt động và tồn tại phải áp dụngcác tiến bộ KH- CN để làm trong sạch môi trường sản xuất, không được gây ônhiễm cho môi trường, đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường do pháp luật quyđịnh.

=> Do đó, biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện phápBVMT khác

III Khái niệm pháp luật về môi trường và tài nguyên

1 Sự cần thiết của việc ra đời luật môi trường:

Sự phát triển kinh tế luôn là động lực phát triển của các quốc gia, các quốc giasẵn sàng khai thác hết mọi nguồn tài nguyên để làm công cụ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Điều này dẫn đến hậu quả là tất cả các quốc gia phải đối mặt với sự cạnkiệt các nguồn tài nguyên, sự mất cân bằng sinh thái và những thiên tai khốc liệtcủa thiên nhiên

Hậu quả ấy không riêng quốc gia nào gánh chịu mà nó có sức lan tỏa trêntoàn thế giới Chính vì thế mà vấn đề bảo vệ môi trường được chú trọng hơn baogiờ hết, bảo vệ môi trường được coi là một thách thức lớn trên toàn cầu

Luật môi trường ra đời như là một biện pháp để giải quyết thách thức đó Chỉpháp luật với tư cách là công cụ điều tiết xã hội mới có đầy đủ sức mạnh buộc các

cá nhân, tổ chức phải nhận thức và tuân theo Môi trường chỉ thực sự được bảo vệkhi có một hệ thống pháp luật thống nhất, rõ ràng, đủ sức răn đe và có sự chung taycủa tất cả các quốc gia trên thế giới Pháp luật về môi trường không chỉ dừng lại ởnhững bộ luật của mỗi quốc gia mà còn mở rộng khi có sự xuất hiện của các điềuước quốc tế, tạo sự ràng buộc trách nhiệm bảo vệ môi trường giữa các quốc gia vớinhau Có thể nói, sự ra đời của Luật môi trường là một hệ quả tất yếu trên conđường phát triển bền vững của nhân loại

2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Luật Môi trường Việt Nam

+ Giai đoạn trước năm 1986:

Giai đoạn này luật môi trường chưa hình thành là lĩnh vực pháp luật chuyênngành riêng biệt, khó có thể tìm thấy văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt về lĩnh

Trang 9

vực môi trường Các quy định về môi trường hoặc liên quan đến môi trường nằmrải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hộithuộc lĩnh vực khác và hầu hết được quy định là văn bản dưới luật nên có giá trịpháp lý không cao (ngoại trừ điều 36 HP 1980) Mặt khác, khía cạnh môi trường làthứ yếu, phái sinh của văn bản đó Các quy định này chưa nhằm trực tiếp vào bảo

vệ các yếu tố môi trường

Nội dung của các quy định pháp luật về môi trường chưa phản ánh và đáp ứngđòi hỏi khách quan trong hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường Chưa có sự phùhợp, tương thích giữa luật quốc gia với các công ước quốc tế

Nguyên nhân của tình trạng này là do:

Thứ nhất, hoàn cảnh đất nước không cho phép chúng ta chú ý nhiều đến vấn

đề môi trường trước năm 1975, thì phải tập trung toàn bộ nguồn lực cho giảiphóng Miền Nam thống nhất đất nước Sau năm 1975, thì đất nước bị tàn phá nặng

nề do chiến tranh, kinh tế kiệt quệ rơi vào khủng hoảng, vấn đề được quan tâm lớnnhất lúc đó là hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế đưa đất nước thoátkhỏi khủng hoảng

Thứ hai, Bên cạnh đó thì, sức ép của phát triển kinh tế - xã hội chưa tác động

lớn đến môi trường, sự ô nhiễm, suy thoái môi trường chưa đến mức báo động nênvấn đề môi trường và bảo vệ môi trường ít được các cấp, các ngành quan tâm

Thứ ba, Hệ thống pháp luật Việt Nam trước năm 1986 chưa phải là một hệ

thống pháp luật hoàn chỉnh (ngay cả bây giờ cũng chưa hoàn thiện), do cơ chế baocấp với việc phát triển kinh tế - xã hội theo hệ thống chỉ tiêu kế hoạch đã hạn chế

sự phát triển của hệ thống pháp luật, ngay cả những ngành luật điển hình, cơ bảntrong hệ thống pháp luật nước ta như luật kinh tế, luật dân sự,… cũng không pháttriển, nên luật môi trường cũng không nằm ngoài thực trạng đó

+ Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:

việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường đã làmcho kinh tế xã hội có sự phát triển vượt bậc, nhưng nó cũng để lại sức ép lớn đếnmôi trường Vì mục tiêu lợi nhuận mà các nguồn tài nguyên, khoáng sản bị khaithác quá mức; sử dụng các hoá chất độc hại trong, công nghiệp thực phẩm, nông

Trang 10

nghiệp làm suy thoái, ô nhiễm đất, ngộ độc thực phẩm; quá trình đô thị hoá diễn ranhanh chóng làm tăng sức ép về môi ở các thành phố, trung tâm kinh tế lớn Sốlượng xe máy, ô tô, nhà máy, xí nghiệp tăng lên gấp nhiều lần lượng khí thải, chấtthải từ ô tô, xe máy, máy móc trong các nhà máy đã làm môi trường ô nhiễmnghiêm trọng.

Bên cạnh đó, vấn đề môi trường toàn cầu cũng là thách thức lớn, tầng ôzôn bịthủng, trái đất nóng lên làm cho khí hậu biến đổi thất thường, băng tan, nước biểndâng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người và sinh vật Trong đóViệt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất

Tất cả những nguyên nhân trên đã đặt vấn đề môi trường và bảo vệ môitrường là một yêu cầu cấp bách gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội Bảo vệmôi trường là công việc mang tính chiến lược của Việt Nam, do đó đã tạo điềukiện thuận lợi để luật Môi trường Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc cả

về số lượng và chất lượng Cụ thể:

- Lần đầu tiên bảo vệ môi trường được quy định thành một điều khoản riêng

tại một văn bản luật, đó là luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 (Điều

34: Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động) Tiếp đó, các văn bản

luật khác như luật dầu khí 1993, luật đất đai 1993,… đều đưa việc bảo vệ môitrường thành nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong hoạt động khai thác, sử dụng cácyếu tố môi trường

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (diễn

ra năm 1991) đã xác định bảo vệ môi trường là yêu cầu cơ bản trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 Năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hànhNghị quyết 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước Đây là những văn bản thể hiện sự quan tâm của đảng tới công tácbảo vệ môi trường, là cơ sở để thể chế hoá các chủ trương chính sách của đảng vềmôi trường thành các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường

Trang 11

- Hiến pháp 1992, đã đưa bảo vệ môi trường là nguyên tắc Hiến định làm cơ

sở để ban hành các quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực cụ thểcủa đời sống xã hội

Ngày 27/3/1993 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật bảo vệ môi trường, đánhdấu sự phát triển vượt bậc của luật môi trường Việt Nam, thể hiện sự quan tâm củanhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường Kể

từ đó đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực được ban hành,luật bảo vệ môi trường năm 1993 cũng đã được thay thế bằng luật bảo vệ môitrường 2005 và hiện nay là luật BVMT 2014 cho phù hợp với những điều kiện pháttriển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế

Bên cạnh việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về môi trường thìnhà nước ta rất tích cực nghiên cứu và tham gia vào các công ước quốc tế về bảo

vê môi trường càng làm phong phú và tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật về môitrường ở Việt Nam phát triển

Có thể thấy Hiệu lực các quy định của pháp luật môi trường giai đoạn nàyđược nâng cao do Nhà nước sử dụng nhiều văn bản luật, nội dung pháp luật về môitrường mang tính hệ thống, toàn diện hơn và đề cập đến hầu hết các vấn đề củamôi trường, như: các vấn đề quản lý nhà nước về môi trường; quyền và nghĩa vụcủa các tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường và bảo vệmôi trường đặc biệt là đã ban hành được hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về môitrường làm cơ sở để xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vàoquan hệ pháp luật môi trường

Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về môi trường Việt Nam còn có tínhtương đồng với các quy định trong các công ước quốc tế và thể hiện sự ưu tiên cácquy định trong công ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam ký kết trước các quy địnhcủa pháp luật quốc gia trong giải quyết các vấn đề cụ thể

3 Khái niệm về pháp luật tài nguyên và môi trường

a Định nghĩa

Do nội hàm của khái niệm môi trường khá rộng và lịch sử phát triển của luậtmôi trường chưa dài, bao hàm tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố

Trang 12

của môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên, các cấu trúc do con người tạo ra hay biếnđổi nên phạm vi của các chế định điều chỉnh chúng ngày càng rộng hơn nên lĩnhvực pháp luật này có nhiều cách gọi như: Pháp luật về Tài nguyên thiên nhiên vàMôi trường, Pháp luật Bảo vệ môi trường, nhưng cách gọi phổ biến là Luật Môitrường Hiện nay có nhiều quan về Luật Môi trường:

+ Quan điểm 1: Luật Môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thốngpháp luật Việt Nam

+ Quan điểm 2: Luật Môi trường không nên xem là một ngành luật độc lậptrong hệ thống pháp luật Việt Nam, nên xem là một chế định của Luật Hành chính.+ Quan điểm 3: Là một lĩnh vực pháp luật riêng biệt vì các lý do sau:

- Quan hệ phát sinh trong lĩnh vực môi trường cần pháp luật điều chỉnh đềugắn với việc bảo vệ, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố môitrường cụ thể (mối liên hệ tự nhiên với đất, không khí, nước, rừng và biển);

- Quan hệ môi trường gắn với yếu tố KHKT hơn;

- Môi trường có tính thống nhất và tính toàn cầu cao, nên khi nói tới Luật Môitrường là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về MT

- Luật môi trường sử dụng nhiều phương pháp điều chỉnh khác nhau chứkhông chủ yếu dùng nguyên tắc, phương pháp mệnh lệnh như luật hành chính

Như vậy có thể định nghĩa: Luật Môi trường là một lĩnh vực pháp luật gồm

tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt

động quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ các yếu tố môi trường.

b Đối tượng điều chỉnh của luật MT

Đối tượng điều chỉnh của luật MT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trựctiếp trong hoạt động , quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ các yếu tố MT

Muốn xác định phạm vi điều chỉnh của luật MT cần phải lưu ý:

- Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo luật MT chỉ bao gồm những yếu

tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (khoản 1, khoản 2, Điều 3 Luật BVMT)

- Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.

Trang 13

Ví dụ: Người ta khai thác rừng để lấy gỗ => phát sinh trực tiếp => Luật MT

Ví dụ: các nước cùng thực hiện các Công ước, thỏa thuận đa phương, song

phương về tầng ozone, lưu vực sông, vùng trời, vùng biển, …

Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nướcvới tổ chức, cá nhân

Nhóm quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau

Hai nhóm quan hệ còn lại thì sử dụng các quy định của pháp luật môi trườngViệt Nam để giải quyết

Thí dụ: Sở TN& MT với các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân

sống trong vùng chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường từ doanh nghiệp

c Phương pháp điều chỉnh của luật MT

Trên cơ sở đối tượng điều chỉnh như đã nói ở trên, luật MT sử dụng haiphuơng pháp điều chỉnh sau:

- Phương pháp Bình đẳng - thỏa thuận: điều chỉnh nhóm quan hệ giữa cácquốc gia và các chủ thể khác, nhóm quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân hoặc chủthể khác

- Phương pháp Mệnh lệnh - quyền uy: sử dụng quyền lực của Nhà nước để tácđộng lên các qh XH được sử dụng điều chỉnh nhóm quan hệ giữa các cơ quan Nhànước với các tổ chức, cá nhân; giữa các cơ quan Nhà nước với nhau

IV Các nguyên tắc của pháp luật về tài nguyên và môi trường

Trang 14

1 Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành

Khái niệm về quyền được sống trong môi trường trong lành.

Quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền được sống trong mộtmôi trường không bị ô nhiễm (theo TC môi trường chứ không phải là môi trườngtrong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên (nguyên tắc thứnhất của Tuyên bố Stockholm về môi trường và con người và Tuyên bố Rio DeJaneiro về môi trường và phát triển)

Cơ sở xác lập nguyên tắc:

- Cơ sở thứ 1, Tầm quan trọng của quyền được sống trong môi trường trong

lành: đây là quyền quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộcsống nói chung

- Cơ sở thứ 2, Thực trạng môi trường hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự

nhiên này đang bị xâm phạm Biểu hiện:

 Biến đổi khí hậu

 Suy thoái đa dạng sinh học

 Suy thoái tầng ozon

 Suy thoái nguồn nước ngọt

 Hoang hóa và suy thoái đất

 Phá và sử dụng rừng không bền vững

 Suy thoái môi trường và tài nguyên biển

 Ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân hủy

- Cơ sở thứ 3, Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế

giới là thể chế quyền này trong pháp luật quốc gia (không ràng buộc các quốc gia

về mặt pháp lý, nhưng ràng buộc về mặt chính trị, đạo lý buộc chúng ta phải thựchiện) Đó là Tuyên bố Stockholm và Tuyên bố Rio De Janeiro

Hệ quả pháp lý:

Hệ quả thứ 1: Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần

thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nhằm bảo đảm cho người dân

Trang 15

được sống trong một môi trường trong lành Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ

là một nguyên tắc mà còn là mục đích của LMT

Hệ quả thứ 2: Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong

môi trường trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thườngthiệt hại, quyền tiếp cận thông tin…

Đòi hỏi của nguyên tắc: mọi quy phạm pháp luật về môi trường, mọi chính

sách pháp luật về môi trường phải lấy việc đảm bảo điều kiện sống của con người,trong đó điều kiện về môi trường là ưu tiên số một

* Thể hiện nguyên tắc trong pháp luật Việt Nam:

- Xem Hiến pháp, luật BVMT và các VB QPPL khác => đưa ra các quy định

có liên quan, như: điều 43, 63 HP 2013,…

2 Nguyên tắc phát triển bền vững

Phát triển bền vững được hiểu một cách khái quát là “sự phát triển đáp ứng

được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệtương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”

Khái niệm: Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được

định nghĩa là: phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả

năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững là phối hợp một cách hài hòa 3 mặt là: tăng trưởng kinh tếvới bảo vệ môi trường và các giá trị khác (công bằng xã hội, chính trị, văn hoá, )

Cơ sở xác lập nguyên tắc

- Cơ sở thứ 1, Tầm quan trọng của môi trường và phát triển (phải nêu được tầm quan trọng của môi trường và tầm quan trọng của phát triển)

- Cơ sở thứ 2, Mối quan hệ tương tác giữa môi trường và PT: muốn phát triển

phải bảo vệ môi trường và ngược lại

Tránh các xu hướng cực đoan sau đây: muốn bảo vệ môi trường phải dừngviệc phát triển, quá coi trọng về môi trường mà xem nhẹ lợi ích về kinh tế hoặcphát triển bằng mọi giá, xem nhẹ lợi ích về môi trường

Trang 16

Yêu cầu của nguyên tắc

- Yêu cầu thứ 1: Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã

hội và bảo vệ môi trường

- Yêu cầu thứ 2: Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất, cụ thể ở 2 lĩnh

vực khai thác tài nguyên và xả thải phải trong giới hạn, trong khả năng tự làm sạchcủa môi trường

Tiêu chí để đánh giá sự kết hợp giữa 2 mục tiêu trên: phải “hoạt động trong

sức chịu đựng của trái đất ” được hiểu dưới hai góc độ:

1- Trong khai thác tài nguyên: đối với tài nguyên vĩnh viễn, vô tận thì khaithác triệt để (như sức gió, mặt trời, …); đối với tài nguyên có thể phục hồi thì khaithác trong chừng mực sẽ tự phục hồi; đối với tài nguyên không thể phục hồi thìphải khai thác, sử dụng tiết kiệm và tìm ra nguồn vật liệu mới để thay thế vật liệuđó

2- Trong lĩnh vực xả thải: phải xả thải trong khả năng tự làm sạch của trái đất(khả năng tự phân hủy các chất thải vào môi trường)

Đòi hỏi của nguyên tắc:

- Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thànhtrong các chiến lược hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, của địaphương, vùng và của tổ chức

- Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh được thamnhũng, lãng phí các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính côngkhai của các quá trình đó để đảm bảo để cho các quyết định chính sách ban hànhnhằm vào sự phát triển bền vững

- Phải coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành của dự

án đầu tư

* Thể hiện nguyên tắc trong pháp luật Việt Nam

- Xem Hiến pháp, luật BVMT và các VB QPPL khác như: Chiến lược Pháttriển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020,…

3 Nguyên tắc phòng ngừa

Trang 17

Môi trường khác với các hiện tượng XH khác ở chỗ khả năng phục hồi hiệntrạng hoặc là không thể thực hiện được hoặc rất khó khăn, tốn kém và mất nhiềuthời gian Chính vì vậy, ngăn ngừa những hành vi gây hại cần được chú trọng hơn

so với việc áp dụng các hình phạt hoặc chế tài khác

Phòng ngừa là việc chủ động ngăn chặn rủi ro đối với môi trường khi chưa xảy ra.

Mục đích của nguyên tắc là ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiênnhiên có thể gây ra cho môi trường Tuy nhiên người ta ít quan tâm đến nguyên tắcnày? Vì 2 lý do là: Do chủ quan và do không lường trước được

+ Cơ sở xác lập nguyên tắc

- Cơ sở thứ 1, Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí khắc phục.

- Cơ sở thứ 2, Có những tổn hại gây ra cho môi trường là không thể khắc

phục được mà chỉ có thể phòng ngừa (tuyệt chủng)

+ Yêu cầu của nguyên tắc

- Yêu cầu thứ 1, Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể

gây ra cho môi trường của các chiến lược, dự án phát triển

- Yêu cầu thứ 2, Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại

trừ rủi ro

* Thể hiện nguyên tắc trong pháp luật Việt nam

Sv xem điều 4, 58, và chương III, chương IX Luật BVMT, Nghị định 29 vềđánh giá môi trường,…

4 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

+ Cơ sở xác lập

Coi môi trường là một loại hàng hóa đặc biệt, tức là người gây hậu quả, tácđộng xấu đến môi trường thì phải trả tiền (mua quyền khai thác, sử dụng môitrường)

Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩarộng bao gồm: người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi

xả thải vào môi trường; người có những hành vi khác gây tác động xấu tới môitrường theo quy định của pháp luật

Trang 18

+ Mục đích của nguyên tắc

Mục đích thứ 1: Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào môi trường

theo hướng khuyến khính những hành vi tác động có lợi cho môi trường thông quaviệc tác động vào chính lợi ích kinh tế của họ

Ví dụ: giảm thuế cho ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ

Mục đích thứ 2: Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và bảo vệ môi

trường (điều này cũng có nghĩa là ai gây ô nhiễm nhiều trả tiền nhiều, ai gây ônhiễm ít trả tiền ít, ai không gây ô nhiễm thì không trả tiền)

Mục đích thứ 3: Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường (thu

ngân sách)

+ Yêu cầu của nguyên tắc

Yêu cầu thứ 1, Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với

tính chất và mức độ gây tác động xấu tới môi trường (ngang giá)

Yêu cầu thứ 2, Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động

đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan.(vì nếu không thì không có tácdụng gì để có thể hạn chế, răn đe hành vi gây ô nhiễm môi trường tiếp tục xảy ra)

Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc

- Thuế tài nguyên (Luật thuế tài nguyên số: 45/2009/QH12): tiền phải trả choviệc khai thác TNTN như: nước, rừng, khoáng sản, thủy sản, …)

- Thuế môi trường (Luật thuế BVMT, số 57/2010/QH12): tiền phải trả chohành vi gây tác động xấu đến môi trường

- Phí bảo vệ môi trường (Điều 148 LBVMT) Ví dụ: Nộp phí bảo vệ môi

trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định số 74/2011/NĐ-CP, Nộp phíbảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP,…

- Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác thải theo Nghịđịnh 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; dịch

vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ,…)

- Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng (tiền thuê kết cấu hạ tầng trongkhu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung…)

Trang 19

- Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên (Quyết định số

18/2013/QĐ-TTg về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản)

5 Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất

Sự thống nhất của môi trường được thể hiện ở 2 khía cạnh:

Khía cạnh thứ 1, Sự thống nhất về không gian: môi trường không bị chia cắt

bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính Bởi vì, thiệt hại về môi trường khôngchỉ giới hạn trong một quốc gia

Khía cạnh thứ 2, Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành môi trường:

Giữa các yếu tố cấu thành môi trường luôn có quan hệ tương tác với nhau, yếu tốnày thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác

Ví dụ: cháy rừng ở Mỹ làm tăng lượng khí CO2 trên toàn cầu => nhiệt độ tráiđất tăng => băng ở Nam cực tan ra, nước biển dâng lên, nhấn chìm đất liền, …

Yêu cầu của nguyên tắc

Yêu cầu thứ 1, Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới

hành chính Điều này có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sựhợp tác để bảo vệ môi trường chung Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác,BVMT phải đặt dưới sự quản lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chếmang tính liên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương

Yêu cầu thứ 2, Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành,

các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khaithác và BVMT phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ Cụ thể: Các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường như Luật bảo vệ môi trường,Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước… phải đặt trong một chỉnhthể thống nhất

Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực phảiđảm bảo phù hợp với tính thống nhất của môi trường theo hướng quy hoạt độngquản lý về môi trường về một đầu mối dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ

Trang 20

Vấn đề 2: PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN

NHIÊN VIỆT NAM

A Pháp luật về bảo vệ môi trường

I Tiêu chuẩn quy chuẩn môi trường

1 Khái niệm

+ Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và

yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đốitượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệsinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và

an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác Quychuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản

để bắt buộc áp dụng Khoản 2 Điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).

Các loại quy chuẩn kỹ thuật (Điều 12 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ

thuật).

- Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý ápdụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quátrình

- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:

a) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, antoàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt,

an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, antoàn bức xạ và hạt nhân;

b) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thựcphẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người;

c) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức

ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học vàhoá chất dùng cho động vật, thực vật

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chấtlượng môi trường xung quanh, về chất thải

Trang 21

- Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quátrình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảotrì sản phẩm, hàng hóa

- Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch

vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính,khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vậntải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật BVMT thì: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường làmức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượngcủa các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng đểbảo vệ môi trường

+ Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm

chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường vàcác đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng vàhiệu quả của các đối tượng này Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn

bản để tự nguyện áp dụng (Khoản 1 Điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ

thuật).

Các loại tiêu chuẩn (Điều 12 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).

- Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho mộtphạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể

- Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạtđộng trong lĩnh vực tiêu chuẩn

- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đốitượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

- Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp

đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phươngpháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đốitượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

Trang 22

- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu

về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá

 Theo Khoản 6 Điều 3 Luật BVMT thì: Tiêu chuẩn môi trường là mức giớihạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của cácchất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơquan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng đểbảo vệ môi trường

2 Phân loại.

* Căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, TCMT (QCMT) được chia thành:

a Căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng: ( Điều 113)

+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh: Là

quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mụcđích sử dụng thành phần môi trường Gồm:

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với đất;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước biển;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với không khí;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với âm thanh, ánh sáng, bức xạ;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung

+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải: là quy định cụ thể hàm lượng

tối đa của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải bảo đảm không gây ô nhiễm môitrường Gồm:

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từchăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, phương tiện giao thông và hoạtđộng khác;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về khí thải của các nguồn di động và cố định;

- Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải nguy hại

+ Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác.

* Căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành TCMT, QCMT:

Trang 23

+ Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN): là tiêu chuẩn do Bộ các cơ quan ngang bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ xây dựng và công bố để áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ VN

+ Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): là tiêu chuẩn do người đứng đầu tổ chức kinh tế,

cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp xây dựng vàcông bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở Tiêu chuẩn cơ sở không đượctrái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan

Tiêu chuẩn quốc tế (TCQT): Đây là tiêu chuẩn do các tổ chức quốc tế ban

hành hoặc do các quốc gia thỏa thuận xây dựng Các tiêu chuẩn này chỉ mang tínhtham khảo, khuyến khích áp dụng trừ trường hợp có những thỏa thuận của cácquốc gia thành viên về việc áp dụng trực tiếp những tiêu chuẩn đó

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTVN): là quy chuẩn do các bộ, cơ quan

ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phâncông quản lý Quy chuẩn quốc gia được áp dụng bắt buộc

+ Quy chuẩn kỹ thuật địa phương(QCKTĐP): là quy chuẩn do Uỷ ban nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹthuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sảnphẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể vềmôi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương;

II Quy hoạch MT, Đánh giá MT và kế hoạch bảo vệ môi trường

1 Quy hoạch BVMT

+ Khái niệm:

Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát

triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giảipháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững

+ Nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường

- Nguyên tắc:

Trang 24

1- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môitrường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững;

2- Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nộidung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường;

3- Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của LuậtBVMT

- Cấp độ: gồm 02 cấp độ

Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia

Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh

- Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.

+ Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường

* Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia:

- Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biếnmôi trường và biến đổi khí hậu;

- Phân vùng môi trường;

- Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng;

- Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông;

- Quản lý chất thải;

- Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường;

- Các bản đồ quy hoạch thể hiện nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ và ekhoản này;

- Nguồn lực thực hiện quy hoạch;

- Tổ chức thực hiện quy hoạch

* Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh

Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

+ Trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường

Trang 25

- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấpquốc gia.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạchbảo vệ môi trường trên địa bàn

+ Tham vấn quy hoạch bảo vệ môi trường

- Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến các bộ, ngành, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quátrình lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấphuyện) bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quátrình xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh

+ Thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường

- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành vàtrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo quy hoạchbảo vệ môi trường cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằngvăn bản

+ Rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường

- Quy hoạch bảo vệ môi trường phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giáquá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế -

xã hội trong từng giai đoạn Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch bảo vệ môitrường là 05 năm kể từ ngày quy hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt

- Việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện khi có sự điềuchỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia, củatỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được thực hiện theo quy định tại các điều

8, 9, 10 và 11 của Luật này và pháp luật có liên quan

2 Đánh giá môi trường

a Khái niệm, mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đánh giá môi trường

* Khái niệm

Trang 26

Trước thế kỷ 20, ít khi người ta để ý đến ảnh hưởng của con người vào môitrường vì hoạt động của con người tác hại vào môi trường không đáng kể so vớinhững tai họa của thiên nhiên, bởi vì dân số nhân loại còn quá ít, kỹ thuật còn thôsơ.

Thời nay, với dân số lớn và kỹ thuật cao, ảnh hưởng của con người lên môitrường dễ trở thành trầm trọng và có ảnh hưởng lâu dài và rộng rãi, không chỉ giớihạn trong phạm vi một quốc gia, một châu lục mà nhiều khi mang tính toàn cầu

Để giảm bớt sự tàn phá đó, pháp luật các nước đều có những quy định vềđánh giá những hậu quả kinh tế xã hội và môi trường thành nghĩa vụ pháp lý khithực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hay dự án phát triển kinh tế xã hội

Từ đó hình thành khái niệm đánh giá môi trường Đánh giá môi trường được chiathành hai loại là: đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và đánh giá tác động môitrường (ĐTM)

Theo Khoản 22 Điều 3 LBVMT: Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân

tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng

và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảmmục tiêu phát triển bền vững

Như vậy có thể thấy đây là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đốitượng phải đánh giá môi trường chiến lược có thể gây ra cho MT trên cơ sở đó đưa

ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro Đây là hoạt động thể hiện một

nguyên tắc phòng ngừa của Luật MT.

Theo Khoản 23 Điều 3 LBVMT: Đánh giá tác động môi trường là việc phân

tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện phápbảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó

Đây là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải đánh giátác động môi trường có thể gây ra cho MT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp đểloại trừ và giảm thiểu rủi ro

* Mục đích, yêu cầu

Trang 27

Mục đích của quá trình đánh giá môi trường là bảo đảm sự hài hoà giữa pháttriển kinh tế xã hội với việc bảo vệ môi trường, tạo ra sự phát triển bền vững Do

đó quá trình đánh giá môi trường cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Đánh giá môi trường phải đặt trong thể thống nhất của yêu cầu phát triển,không được đối lập với sự phát triển

- Đánh giá môi trường phải thực sự là công cụ giúp cho việc lựa chọn quyếtđịnh dự án đầu tư phát triển

- Đánh giá môi trường phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành, huyđộng được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có đủ kiến thức và kinh nghiệm thamgia

- Đánh giá môi trường phải được tiến hành dựa trên những tiêu chuẩn, quychuẩn quốc gia, từng bước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hiện đại

- Báo cáo đánh giá môi trường phải do cơ quan, tổ chức có đầy đủ điều kiện vềchuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện Nội dung đánh giá phải thể hiệnmột cách khách quan, khoa học, chính xác, các giải pháp bảo vệ môi trường phảimang tính khả thi cao

* Ý nghĩa của đánh giá môi trường

- Lợi ích xã hội: Đối với người dân, đánh giá môi trường giúp chất lượng môitrường được kiểm soát ngay từ đầu, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, giữcho môi trường trong lành, đảm bảo chất lượng sống, môi trường sống

- Đối với nhà nước:

 Là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, hay không chophép thực hiện dự án

 Giúp nhà nước trên cơ sở phương pháp phòng ngừa đã kiểm soát đượcquá trình phát triển của các dự án từ khi chưa được triển khai

 Sau khi dự án hoàn thành giúp cơ quan có thẩm quyền xem xét hoạt độngcủa các cơ sở có vi phạm những gì họ đã cam kết không

 Là căn cứ để xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,đặc biệt là cơ quan thẩm định dự án trong việc để xảy ra hậu quả xấu đối với môitrường trong việc thực hiện dự án đó

Trang 28

- Đối với chủ dự án:

Các dự án sau khi được xem xét đánh giá tác động môi trường sẽ tránhđược rủi ro và không bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự,giúp chủ đầu tư đảm bảo tính đầu tư an toàn

Cùng với quá trình đề ra giải pháp bảo vệ môi trường, các chủ dự án có thểthu được những lợi ích kinh tế khác như: hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên vật liệucao hơn, lượng chất thải thấp hơn Đối với dự án áp dụng giải pháp sản xuất sạch

sẽ có sức cạnh tranh cao hơn

b Các giai đoạn của quá trình đánh giá môi trường (5 giai đoạn)

1- Giai đoạn sàng lọc: Thực hiện việc xác định đối tượng phải tiến hành đánh

giá môi trường

ĐMC: Tiêu chí là Điều 13 LBVMT và Phụ lục I NĐ 18/2015/NĐ-CP

ĐTM: Các tiêu chí để lựa chọn được quy định tại Khoản 1 Điều 18 LBVMT vàPhụ lục II NĐ 18/2015/NĐ-CP

Những tiêu chí của ĐMC và ĐTM sẽ xem xét ở phần sau

2- Giai đoạn xác định phạm vi: Là quá trình xác định các vấn đề chính cần xem

xét, phân tích, đánh giá trong quá trình ĐMC hoặc ĐTM Công việc này có thể ảnhhưởng lớn đến toàn bộ quá trình đánh giá và ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết địnhcủa người có thẩm quyền Trong nhiều trường hợp giúp ngăn chặn được sự lãngphí về thời gian và các nguồn lực

3- Giai đoạn lập báo cáo: Là việc phân tích khoa học về quy mô, tầm quan

trọng và ý nghĩa của các tác động được xác định Đây là khâu then chốt, cơ bảncủa quá trình đánh giá môi trường Giai đoạn này cần phải đảm bảo các yêu cầu cơbản theo quy định của pháp luật

4- Giai đoạn thẩm định báo cáo:

ĐMC: Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC phải

tổ chức hội đồng thẩm định và có văn bản chính thức về kết quả thẩm định gửi cơquan có thẩm quyền phê duyệt bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

ĐTM: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lựa chọn một trong 2 hình thức: Cơquan nhà nước có thẩm quyền sẽ lựa chọn một trong 2 hình thức: Hội đồng thẩm

Trang 29

định hoặc Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ áp dụng đối với các dự

án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh) Cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa

trên kết quả thẩm định, xem xét và phê duyệt hoặc không phê duyệt báo cáo ĐTM

và trả lời bằng văn bản cho chủ dự án nêu rõ lý do không phê duyệt Quyết địnhphê duyệt báo cáo ĐTM là điều kiện bắt buộc phải có để được cấp giấy phép đầu

tư và đưa dự án vào hoạt động trên thực tế

5- Giai đoạn sau thẩm định:

ĐMC: Luật không quy định giai đoạn sau thẩm định

ĐTM: Giai đoạn này được thực hiện bởi chủ dự án, cơ quan quản lý nhà nước

về bảo vệ môi trường ở các cấp khác nhau, và các cơ quan, tổ chức liên quan nhằmbảo đảm thực hiện những nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáoĐTM Giai đoạn này ngày càng có ý nghĩa quan trọng trên thực tế

c Những nội dung cơ bản của pháp luật về đánh giá môi trường

* Đánh giá MT chiến lược (ĐMC): (xem Mục 2 chương II luật BVMT; NĐ

18/2015/NĐ-CP; TT 27/2015/TT-BTNMT)

+ Đối tượng phải lập báo cáo ĐMC ( Đ13 LBVMT, Phụ lụcI NĐ 18)

Là những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển những vấn đề nghiêmtrọng đến môi trường ở tầm vĩ mô mang tính lâu dài

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá MT chiến lược được quy định tại Điều 13của Luật BVMT, cụ thể như sau:

1) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh

tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế;

2) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

3) Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu côngnghệ cao, khu công nghiệp;

4) Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô

từ 02 tỉnh trở lên;

5) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốcgia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường;

Trang 30

6) Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của đối tượng thuộc các điểm

a, b, c, d và đ

=> Sinh viên đọc thêm đối tượng ĐMC quy định chi tiết ở phụ lục I nghị định 18/2015/NĐ-CP

+ Trình tự, thủ tục đánh giá môi trường chiến lược:

b.1 Lập báo cáo đánh giá MT chiến lược

K/n: Lập báo cáo đánh giá MT chiến lược tức là việc lường trước những rủi

ro bằng những chiến lược phát triển, thể hiện rõ trong nội dung báo cáo Từ đó,đưa ra những kiến nghị, giải pháp để loại trừ rủi ro

Trách nhiệm lập báo cáo (Điều 14 của Luật BVMT, Đ8 NĐ18):

- Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quyđịnh tại khoản 1 Điều 13 của Luật BVMT có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức tưvấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Ví dụ: Bộ Công thương được Chính phủ giao xây dựng dự án phát triển ngànhcông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng dự án phát triểnngành thủy sản

 Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp & phát triển NN có trách nhiệm lập báocáo đối với các dự án phát triển trên theo sự phân công của Chính phủ

- Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tổchức dịch vụ tư vấn khi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải bảo đảmcác điều kiện dưới đây:

1- Có cán bộ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược có trình độ đại học trởlên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược

2- Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiệnthực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánhgiá môi trường chiến lược; trường hợp không có phòng thí nghiệm các thiết bịkiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực

Thời điểm lập báo cáo: Đánh giá môi trường chiến lược phải được thực hiện

đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Nội dung của báo cáo (Điều 15 của Luật BVMT)

Trang 31

1 Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kếhoạch.

2 Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

3 Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

4 Môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch

5 Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm,mục tiêu về bảo vệ môi trường

6 Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trườngtrong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

7 Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thựchiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

8 Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

9 Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêucực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kếhoạch

10 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược,quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý

b2 Thẩm định báo cáo ĐMC (Điều 16, 17 của Luật BVMT, Đ 10, 11 NĐ

18/2015/NĐ-CP)

Hình thức thẩm định: Việc thẩm định báo cáo ĐMC chỉ được thông qua

hội đồng thẩm định Hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơquan có trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thành lậpvới ít nhất chín (09) thành viên

Thành phần của hội đồng thẩm định: Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch

hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủyviên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó có ít nhất bamươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ năm (05) năm kinh nghiệmtrong lĩnh vực đánh giá môi trường chiến lược

Phân cấp tổ chức thẩm định

Trang 32

- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môitrường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Quốc hội, Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trườngchiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệtcủa mình;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trườngchiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệtcủa mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp

b.3 Phê duyệt báo cáo ĐMC (Điều 17 của Luật BVMT, NĐ 18/2015/NĐ-CP,

TT 27/2015/TT-BTNMT)

Do đặc thù về đối tượng phải ĐMC là các dự án xây dựng chiến lược, quyhoạch, kế hoạch đều thuộc thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan quản lý nhànước nên pháp luật hiện hành không quy định rõ ràng trách nhiệm phê duyệt báocáo ĐMC của cơ quan có trách nhiệm thẩm định Tuy nhiên, pháp luật quy định:

- Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cótrách nhiệm hoàn chỉnh báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo vănbản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của hộiđồng thẩm định

- Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan có trách nhiệm thẩm địnhbáo cáo ĐMC phải có văn bản chính thức về kết quả thẩm định gửi cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

- Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là căn cứ

để cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

b4 Thực hiện báo cáo đánh giá MT chiến lược (NĐ 18/2015/NĐ-CP, TT

Trang 33

* Đánh giá tác động MT (ĐTM): (xem Mục 3 chương II luật BVMT; NĐ

2) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu ditích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lamthắng cảnh đã được xếp hạng;

3) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường

=> Sinh viên đọc thêm đối tượng ĐMC quy định chi tiết ở phụ lục II nghị định 18/2015/NĐ-CP

+ Trình tự, thủ tục lập báo cáo ĐTM

b1 Lập báo cáo ĐTM (Điều 19 của Luật BVMT, Điều 12 NĐ

18/2015/NĐ-CP, Chương III TT 27/2015/TT-BTNMT)

- Chủ dự án của các đối tượng quy định quy định tại Điều 18 của Luật BVMT

và nằm trong danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trườngquy định tại phụ lục II NĐ 18/2015/NĐ-CP có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê

tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định trình cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự

án và kết quả thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiếnhành tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộngđồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiếnkhách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạnchế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên đa dạng sinh học

Trang 34

và sức khỏe cộng đồng (Trừ những dự án phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo ĐTM cho giai đoạn đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước).

- Chủ dự án hoặc tổ chức tư vấn khi thực hiện đánh giá tác động môi trườngphải có đủ các điều kiện sau:

1) Có cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường có trình độ đại học trở lên

và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành;2) Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên.3) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiệnthực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánhgiá tác động môi trường của dự án; trường hợp không có phòng thí nghiệm, cácthiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực

Nội dung báo cáo ĐTM (Điều 22 Luật BVMT, NĐ 18/2015/NĐ-CP, Chương

3 Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự

án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án

4 Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường vàsức khỏe cộng đồng

5 Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môitrường và sức khỏe cộng đồng

Trang 35

10 Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện cácbiện pháp giảm thiểu tác động môi trường.

11 Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

b2 Thẩm định báo cáo ĐTM (Điều 23, 24 Luật BVMT; Đ17 - 20 NĐ

18/2015/NĐ-CP; Chương III TT 27/2015-TT-BTNMT)

- Việc thẩm định báo cáo ĐTM được tiến hành thông qua hình thức hội đồngthẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan Tuynhiên hình thức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, không nhất thiếtphải thông qua hội đồng thẩm định chỉ thực hiện khi thẩm định báo cáo đánh giátác động môi trường đối với các dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh

- Thành phần hội đồng thẩm định: Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịchhội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủyviên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó phải có ít nhất

ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ bảy (07) năm kinh nghiệmtrong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường

- Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, cơquan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để thựchiện

2 Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môitrường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mìnhnhưng không thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này

Trang 36

3 Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác độngmôi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình

và các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh

4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môitrường đối với dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng thẩm định của các

án biết

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp

có thẩm quyền thực hiện các việc sau:

a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tạiĐiều 18 của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết địnhchủ trương đầu tư;

b) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đốivới dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;

c) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm

Trang 37

Lưu ý: Sự khác nhau giữa hoạt động đánh giá tác động môi trường và thẩm

định báo cáo tác động môi trường

Hoạt động ĐTM chỉ kết thúc khi đã có báo cáo việc kiểm tra áp dụng các biệnpháp giảm thiểu tác động môi trường của dự án

Thẩm định báo cáo ĐTM kết thúc khi có quyết định phê duyệt ĐTM

b4 Thực hiện báo cáo ĐTM (Điều 23 của Luật BVMT, NĐ 18/2015/NĐ-CP,

TT 27/2015-TT-BTNMT)

Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáođánh giá tác động môi trường

1) Chủ dự án có trách nhiệm sau đây:

- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, chủ đầu tư dự

án có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá

tác động môi trường Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăngtác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác độngmôi trường đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giátác động môi trường, chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉđược thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánhgiá tác động môi trường

- Trước khi đưa dự án vào vận hành, chủ đầu tư tổ chức thực hiện biện pháp

bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môitrường Phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kếtquả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự

án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định Những dự

án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác độngmôi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

2) Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm sau đây:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và quyết định phêduyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Trang 38

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trìnhbảo vệ môi trường của chủ đầu tư dự án được quy định tại khoản 2 Điều 27 củaLuật BVMT, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tổ chứckiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án.Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi trường phức tạp thì thời gian cấp giấyxác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án có thể kéo dài nhưngkhông quá 30 ngày.

d Pháp luật về Kế hoạch bảo vệ môi trường

Nhằm phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam màđặc điểm nổi bật là nền sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, pháp luật bảo vệ môitrường hiện hành đưa ra các quy định về việc thực hiện lập, thực hiện Kế hoạchbảo vệ môi trường

+ Khái niệm: Kế hoạch bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm lường trước rủi

ro mà những đối tượng phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường có thể gây ra cho MTtrên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro

+ Đối tượng phải lập kế hoạch BVMT:

- Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môitrường

- Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự

án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.(Điều 29 của Luật BVMT, Đ18NĐ18)

+ Nội dung Kế hoạch BVMT: Bản Kế hoạch bảo vệ môi trường gồm có các nội

dung chính sau: Địa điểm thực hiện; Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất,kinh doanh, dịch vụ; Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng; Dự báo các loại chất thảiphát sinh, tác động khác đến môi trường; Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểutác động xấu đến môi trường; Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường(Điều 30 Luật BVMT)

+ Đăng ký, xác nhận Kế hoạch BVMT (Điều 31, 32 Luật BVMT, Đ18 – 19

NĐ18)

Trang 39

* Trách nhiệm lập, đăng ký: Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng lập kế hoạch

BVMT phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền xácnhận kế hoạch BVMT Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh,dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môitrường được thực hiện tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị củachủ dự án, chủ cơ sở

* Trách nhiệm xác nhận:

- Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnhxác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau:

a) Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;

b) Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;

c) Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàntỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án,phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án thuộc thẩm quyềncủa Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối vớiphương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địabàn một xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bằng văn bản;

- Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện xácnhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án đầu tư sảnxuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trongtrường hợp được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền

* Thời điểm đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

- Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập kế hoạch bảo vệmôi trường gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự

án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơquan có thẩm quyền phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; trường

Trang 40

hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyềnphải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối tượng phải lập kế hoạch BVMT chỉ được triển khai thực hiện sau khiđược cấp có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

+ Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường (Điều 27 của Luật BVMT, Đ35 – 36 NĐ29)

* Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi

kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận

1 Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệmôi trường đã được xác nhận

2 Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biệnpháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dâncấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trườngthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan

3 Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhànước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra

4 Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương ánsản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi địa điểm;

b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo

vệ môi trường được xác nhận

5 Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tínhchất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môitrường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báocáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định,phê duyệt

* Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

1 Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kếhoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận

Ngày đăng: 23/02/2017, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w