1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

TỔNG HỢP QUI TẮC PHÁT ÂM VÀ NHẤN ÂM TIẾNG ANH

4 1,2K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 33,83 KB

Nội dung

CÁCH PHÁT ÂM ED: Có 3 cách phát âm đuôi ‘ed’ là: ɪd , t hay d. ‘ed’ sẽ được đọc là t (vô thanh) hoặc d (hữu thanh) phụ thuộc vào âm kết thúc của động từ là âm vô thanh hay âm hữu thanh. Âm vô thanh: Dây thanh quản ngừng rung khi âm vô thanh được phát ra Âm hữu thanh: Dây thanh quản tiếp tục rung khi đó

Trang 1

CÁCH PHÁT ÂM ED:

Có 3 cách phát âm đuôi ‘-ed’ là: /ɪd/ , /t/ hay /d/.

‘ed’ sẽ được đọc là /t/ (vô thanh) hoặc /d/ (hữu thanh) phụ thuộc vào âm kết thúc của động từ

là âm vô thanh hay âm hữu thanh.

* Âm vô thanh: Dây thanh quản ngừng rung khi âm vô thanh được phát ra

* Âm hữu thanh: Dây thanh quản tiếp tục rung khi đó

1 ‘ed’đọc là /t/:

Nếu một từ kết thúc bằng một âm vô thanh thì ‘ed’ sẽ được đọc theo cách vô thanh, nghĩa là /t/

Cụ thể, những từ kết thúc bằng các âm: /ʧ/, /s/, /k/, /f/, /p/, /θ/, /∫/ (cách nhớ: chợ xa cà phê phải thiếu sữa) thì ‘ed’ sẽ được đọc là /t/

Ví dụ: watched /wɒtʃt/, missed /mɪst/ ,…

2 ‘ed’ sẽ được đọc là /d/: Nếu một từ kết thúc bằng một âm hữu thanh thì ‘ed’ sẽ được đọc

theo cách hữu thanh, nghĩa là /t/

Ví dụ: lived /lɪvd/, allowed /əˈlaʊd/

3 ‘ed’ đọc là /ɪd/

Một động từ tận cùng bằng /t/ hay /d/ thì ‘ed’ sẽ được đọc là /ɪd/

Tại sao lại như vậy? Vì một chữ đã tận cùng là 't' và 'd' (hai trường hợp trên) thì chúng ta không thể đọc là 't' hoặc 'd' được bởi lẽ người nghe sẽ rất khó nhận biết hơn nữa khó có thể đọc 2 âm 't' hoặc 2 ân 'd' kế bên nhau.

Ví dụ: wanted/ˈwɒn.tɪd/ , needed /ˈniː.dɪd/

* Chú ý:

Đuôi “-ed” trong các động từ sau khi sử dụng như tính từ sẽ được phát âm là /ɪd/

o blessed

o crooked

o dogged

o learned

o naked

o ragged

o wicked

o wretched

Ví dụ:

• an aged man /ɪd/

• a blessed nuisance /ɪd/

• a dogged persistence /ɪd/

• a learned professor - the professor, who was truly learned /ɪd/

• a wretched beggar - the beggar was wretched /Id/

Nhưng khi sử dụng như động từ, ta áp dụng quy tắc thông thường

• he aged quickly /d/

• he blessed me /t/

Trang 2

• they dogged him /d/

CÁCH PHÁT ÂM ĐUÔI -S, -ES, -ED

Có 3 cách phát âm –s và –es của danh từ số nhiều: /s/, /z/, /iz/

==> /iz/: khi es đứng sau danh từ tận cùng bằng các âm xuýt: /s/, /z/, /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/

sectE.g: watches, boxes, bridges, buses, crashes, buzzes,…

==> /s/: khi s đứng sau các danh từ tận cùng bằng các âm vô thanh: /p/, /f/, /t/, /k/, /ө/

E.g: cups, cats, books, beliefs, cloths,…

==> /z/: khi s đứng sau danh từ tận cùng bằng nguyên âm (a, e, i, o, u) và các phụ âm hữu thanh còn lại: /b/, /v/, /ð/, /d/, /g/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /r/, /әu/, /ei/,…

E.g: toys, answers, lessons, legs, trees, knives, ends, dreams, hills, songs,…

Cách ghi nhớ nhanh đối với cách phát âm s, es:

1 Ôi sông xưa zờ chẳng shóng (o, s, x, z, ch, sh) -> /iz/

2 Thời phong kiến fương tây (th, p, k, f, t) -> /s/

3 Còn các chữ còn lại trong bảng chữ cái phát âm là : /z/

Cách ghi nhớ nhanh đối với cách phát âm ed:

1 Con sông xưa zờ chẳng shóng, thời phong kiến fương tây (c, s, x, z, ch, sh, th, p, k, f) bỏ tây (t) -> phát âm là /t/

2 T, D phát âm là /id/

3 Chữ cái còn lại trong bảng chữ cái phát âm là /d/

21 Quy tắc nhấn âm trong tiếng Anh

1. Đối với đa số danh từ và tính từ có 2 vần, dấu nhấn đặt ở vần thứ nhất

table, export, taiwan, kitchen, present slender, clever, happy, merry, present

2. Đối với đa số động từ có 2 vần, dấu nhấn đặt ở vần thứ hai:

to present, to export, to decide, to begin, to complain

3. Đối với những từ tận cùng là: -ial, -ical, -ious , -ity, -ian, -ic, -ics, -ience, -iency, -ient,

-tion, -sion, -ssion, -ive, dấu nhấn đặt ngay vần kế trước các vần trên.

Ví dụ:superficial, logical, precarious, ability, Canadian, economic,

economics, physics, conscience, efficient, proficiency, revelation,

decision, permission constructive

4. Đối với những từ có từ ba vần trở lên, đặc biệt là các từ tận cùng có: -ate, -cy, -fy, -gy,

-phy, -ty và –al,dấu nhấn đặt ở vần thứ ba kể từ phía cuối từ đếm ngược ra phía đầu từ.

stimulate, accuracy, beautify, biology, philosophy, clarity,

Trang 3

majority, political

5. Đối với các từ tận cùng là: -ain, -esque, -ique, -trol,

-eal, và các tiếp vĩ ngữ: -aire, -ee, -eer, -ese, -ette, dấu nhấn đặt ở ngay tại các vần trên.

contain, picturesque, technique, refugee, control, reveal,billionaire,

engineer, Vietnamese, cigarette

8. Các tiếp vĩ ngữ: -able, -age, -ful, -en, -ish, -like, -less, -ness, -ment, -wise, -y, -hood, -ship, -ing, không làm thay đổi dấu nhấn của từ gốc.

readable, shortage, beautiful, endanger, reddish, childlike, hopeless,

carefulness, development, clockwise, sunny, neighborhood, relationship,

beginning

9 Các phụ âm bị câm trong các trường hợp sau đây:

Ví dụ:

gnaw, pneumonia, know, ptarmigan (gà gô trắng xám), rheumatics (bệnh

thấp khớp), fight, wrong, who, what

10 Một số trường hợp biến âm của “c”, “g”, “ti” và “ci”:

a “c” đứng trước các nguyên âm “e”, “i”, “y”, thường được phát âm là /s/.

Ví dụ:

city, cell, accuracy

b “g” đứng trước các nguyên âm: “e”, “i”, “y”, thường được phát âm là /ʤ/.

Ví dụ:

germ, biologist, gymnastics

c “ti”, “ci” đứng trước một nguyên âm thường được phát âm là /∫/.

Ví dụ:

cautious, superstitious, superficial, fiction, special

11 Âm “ph” ở cuối từ có khi được phát âm là /f/, có khi biến thành âm câm.

Ví dụ:

cough, laugh, enough, tough, rough /f/

high, thigh, bought /o/ (âm câm)

12 “-le” đứng sau phụ âm được phát âm là: /-(ə)l/ (đọc là ơô-l).

Ví dụ: table, cradle, reshuffle, single, tackle, simple, muscle, little.

13 Qui tắc tách âm đối với những trường hợp có một phụ âm và những trường hợp có hai phụ

âm thuộc hai vần kế tiếp nhau:

Ví dụ: open, item, report, crisis, damage

happy, basket, dinner, happen, middle

Trang 4

*Chú ý: các tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ tồn tại độc lập với từ gốc mà chúng kết hợp nên dấu tách

âm được đặt giữa chúng với từ gốc

Ví dụ: unhappy, careless,teacher, uninvited, unwanted

14 Nếu một từ có tiếp đầu ngữ và/hoặc tiếp vĩ ngữ kết hợp vào, dấu nhấn đặt ở phần thân từ (từ gốc), (ngoại trừ các tiếp vĩ ngữ đã đề cập ở mục số 5 của phần này

Ví dụ: unforgettable, misunderstanding, unbelieveable,

unsuccessfulness, carelessness, loneliness

16 Đối với tính từ ghép có 2 phần, dầu nhấn ở phần thứ hai

Ví dụ: bad-tempered, old-fashioned

18 Khi một từ gốc nhiều hơn một vần có chứa hai phụ âm gấp đôi, thì dấu nhấn đặt ở vần có chứa phụ âm đứng trước

Ví dụ: better, letter, ladder, giggle

20 Nếu de-, re-, ex-, hoặc a- nằm ở vần đầu của một từ có ba âm tiết trở lên, thường thì chúng

không được nhấn mạnh

Ví dụ: demolish, replenish, experience, abandon

21 Dấu nhấn trong câu:

Trong câu có hai loại từ: từ cấu trúc _ làm cho câu đúng ngữ pháp; từ nội dung _ chuyển tải

thông tin mà ngưới nói muốn nói Những từ cấu trúc thường được phát âm với “tông” thấp, còn những từ nội dung thì thường được phát âm với “tông” cao Mặt khác, nếu người nói muốn nhấn mạnh một từ nào đó thì có thể phát âm từ đó với “tông” cao nhất so với phần còn lại của câu

Ví dụ: Will you help me when I come there to work?

Ngày đăng: 23/02/2017, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w