1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ

19 401 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 414,84 KB

Nội dung

Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới việc nhận diện và định vị giá trị văn hóa đặc trưng của lễ hội cổ truyền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; từ đó, đề xuất những khuyến nghị khoa học vớ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-  -

BÙI HUY TOÀN

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN

Ở TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-  -

BÙI HUY TOÀN

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN

Ở TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 62 22 01 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS.TS Phạm Hồng Tung

2 GS.TS Ngô Đức Thịnh

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

MỤC LỤC

Trang Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục ……… 1

Danh mục chữ viết tắt ……… 5

Danh mục các bảng ……… 6

Danh mục các hình vẽ ……… 7

MỞ ĐẦU ……… 8

1 Tính cấp thiết của luận án ……… 8

2 Mục tiêu nghiên cứu ……….……… 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……….……… 10

4 Nguồn tư liệu ……….……… 11

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ……… 12

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ……….……… 12

7 Bố cục của luận án ……… 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ………… 14

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ……… 14

1.1.1 Các nghiên cứu của giới học giả nước ngoài ……… 20

1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước ……… 34

1.2 Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu ……… 29

1.2.1 Một số khái niệm ……… 29

1.2.2 Cơ sở lí thuyết ……… 37

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu ……… 39

1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ……… 43

1.3.1 Điều kiện tự nhiên ……… 45

1.3.2 Cư dân và cộng đồng các dân tộc ……… 50

Trang 4

1.3.3 Lịch sử - văn hóa ……… 52

Tiểu kết chương 1 ……… 56

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VÀ NHẬN DIỆN LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở TỈNH PHÚ THỌ 58

2.1 Các dạng thức lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ ……… 58

2.1.1 Lễ hội gắn với thờ cúng Hùng Vương ……… 60

2.1.2 Lễ hội gắn với nông nghiệp ……… 62

2.1.3 Lễ hội gắn với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm …… 65

2.1.4 Lễ hội gắn với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa dân gian 64

2.2 Đặc điểm phân bố của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ ………… 66

2.2.1 Phân bố theo không gian ……… 66

2.2.2 Phân bố theo thời gian ……… 67

2.3 Một số lễ hội cổ truyền tiêu biểu……… 67

2.3.1 Lễ hội Đền Hùng ……… 67

2.3.2 Lễ hội Trò Trám và rước lúa thần ……… 73

2.3.3 Lễ hội cướp phết Hiền Quan ……… 75

2.3.4 Lễ hội hát Xoan An Thái ……… 79

Tiểu kết chương 2 ……… 85

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở TỈNH PHÚ THỌ - TỪ TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH ….… 87

3.1 Giá trị hướng nguồn ……… 88

3.1.1 Truyền thuyết Hùng Vương ……… 90

3.1.2 Từ truyền thuyết đến tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương trong dòng chảy lịch sử dân tộc ……… 92

3.1.3 Lễ hội Đền Hùng – biểu hiện tập trung của giá trị hướng nguồn … 97

3.2 Giá trị tôn vinh nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa ……… 99

3.2.1 Tín ngưỡng và tín ngưỡng phồn thực ……… 100

3.2.2 Tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ 102 3.2.3 Giá trị của tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ … 105

Trang 5

3.3 Giá trị cố kết cộng đồng ……… 107

3.3.1 Cố kết cộng đồng làng xã ……… 108

3.3.2 Cố kết cộng đồng quốc gia, dân tộc ……… 112

3.4 Giá trị giáo dục, hướng thiện ……… 113

3.4.1 Giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm 113

3.4.2 Hướng thiện, trừ ác ……… 115

3.5 Giá trị giải trí ……… 116

3.5.1 Giải trí – giá trị phổ biến và tất yếu của lễ hội ……… 116

3.5.2 Giá trị giải trí trong lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ ……… 117

Tiểu kết chương 3 ……… 122

CHƯƠNG 4 BẢO TỒN – PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở TỈNH PHÚ THỌ 124

4.1 Căn cứ đề xuất phương hướng bảo tồn – phát huy ……… 124

4.1.1 Các quan điểm bảo tồn – phát huy ……… 124

4.1.2 Định hướng, chiến lược bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của tỉnh Phú Thọ ……… 129

4.2 Phân tích SWOT thực trạng công tác bảo tồn – phát huy lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ ……… 131

4.2.1 Điểm mạnh 131

4.2.2 Điểm yếu 134

4.2.3 Cơ hội 136

4.2.4 Thách thức 137

4.2.5 Kết hợp thành các nhóm chiến lược 138

4.3 Lễ hội cổ truyền ở Phú Thọ hiện nay – những vấn đề đặt ra 141

4.4 Mô hình và giải pháp bảo tồn – phát huy 145

4.4.1 Mô hình quản lý và quy hoạch lễ hội ……… 145

4.4.2 Mô hình giáo dục, nghiên cứu khoa học và truyền thông ………… 146

4.4.3 Mô hình bảo tồn – phát huy giá trị của lễ hội cổ truyền với phát triển du lịch ……… 148

Trang 6

Tiểu kết chương 4 ……… 156

KẾT LUẬN 158

1 Kết luận 158

2 Kiến nghị 161

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 163

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 164 PHỤC LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận án

Di sản văn hóa là tài sản vô giá, góp phần khẳng định bề dày và sự trường tồn của văn hóa mỗi dân tộc Học giả Đào Duy Anh từng viết: “Ta muốn trở thành một nước

cường thịnh vừa về vật chất, vừa về tinh thần thì phải giữ văn hoá cũ (di sản) làm thể (gốc, nền tảng); mà lấy văn hoá mới làm dụng nghĩa là phải khéo điều hoà tinh tuý của văn hoá

phương Đông với những điều sở trường về khoa học của văn hoá phương Tây” [3, tr.68]

Điều này được làm rõ hơn trong quan điểm của tác giả Hoàng Vinh, di sản văn hóa là sự tổng hòa của một tập hợp những cặp phạm trù vừa thống nhất, vừa tương phản: truyền thống - hiện đại, kế thừa - phát triển, dân tộc - quốc tế Những cặp phạm trù này vận động một cách hài hoà với nhau, quan hệ mật thiết không thể tách rời [67] Với ý nghĩa này, di sản văn hóa được xem là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa của một dân tộc, tạo nên sức mạnh chiếm lĩnh, thâu nạp những yếu tố văn hóa ngoại sinh làm giầu nền văn hóa bản địa

Với đặc trưng của vùng đất phát tích dân tộc Việt Nam, Phú Thọ đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, tiêu biểu cho lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Cùng với hệ thống di tích đình, chùa, đền, miếu và các

di tích khảo cổ học từ hậu kỳ đá cũ đến giai đoạn đồng thau, sắt sớm,… Phú Thọ có những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật trình diễn, hèm tục, truyện kể, thơ ca dân gian… mang đậm sắc thái cội nguồn Trong hệ thống di sản văn hóa đồ sộ đó, lễ hội cổ truyền có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa truyền thống của người dân Đất Tổ từ ngàn đời nay

Lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn hóa dân gian có tính chất tổng thể, “là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân tộc” [69] Lễ hội cổ truyền chính là nơi lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ sau những giá trị văn hóa biểu trưng cho sức mạnh, ý chí của cả cộng đồng người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử Việc bảo tồn – phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ chính là

Trang 8

một cách để nền văn hóa của dân tộc ta không bị mai một, lãng quên, thể hiện trách nhiệm của thế hệ hiện tại đối với quá khứ đồng thời tạo dựng một hành trang vững chắc trên con đường hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay

Phú Thọ được coi là vùng đất cội nguồn gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng – một điểm tựa tâm linh của toàn dân tộc, vì vậy, các hoạt động lễ hội diễn ra ở đây có tác động lan tỏa mạnh sang vùng khác Vấn đề quy hoạch, quản lý và tổ chức lễ hội cần có tính quy chuẩn cao Tuy nhiên, có một thực trạng đáng báo động và đáng lưu tâm, đó là ở Phú Thọ (và nhiều địa phương khác) rất khó tìm ra được lời giải thỏa đáng cho bài toán quan hệ giữa bảo tồn và phát triển Hiện nay không ít lễ hội cổ truyền đang bị xuống cấp nghiêm trọng do bị bóp méo, bị sân khấu hóa hay thương mại hóa Có nơi người dân không chỉ thiếu hiểu biết đầy đủ về giá trị văn hóa của lễ hội mà còn thiếu ý thức tôn trọng, thậm chí còn tàn phá lễ hội Bên cạnh

đó, một vài địa phương có lễ hội được xếp hạng thì lại tự phát tu bổ, sửa chữa tùy tiện, làm biến tướng giá trị gốc của lễ hội…

Thực tiễn đặt ra vấn đề là: cần phải nhận diện, định vị một cách chính xác những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học của lễ hội cổ truyền để từ đó có phương hướng bảo tồn – phát huy phù hợp Đây cũng là những trăn trở lớn của các nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa tỉnh Phú Thọ nói riêng, cả nước nói chung Thực chất đây chính là nhiệm vụ, trọng trách của cả cộng đồng

Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới việc nhận diện và định vị giá trị văn hóa đặc trưng của lễ hội cổ truyền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; từ đó, đề xuất những khuyến nghị khoa học với các mô hình, giải pháp cụ thể nhằm gìn giữ và phát huy hơn nữa những giá trị to lớn của các lễ hội ấy trên quê hương Đất Tổ, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội, văn hóa ở địa phương và trong cả nước

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở khảo cứu toàn bộ hệ thống lễ hội cổ truyền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là những lễ hội mang đậm đặc trưng văn hóa vùng Đất Tổ, kết quả nghiên cứu của luận án hướng tới mục tiêu:

Trang 9

- Nhận diện và đánh giá toàn diện những giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền ở

tỉnh Phú Thọ dưới cách tiếp cận liên ngành của khu vực học

- Trên cơ sở của những quan điểm hiện đại về bảo tồn – phát huy giá trị di sản,

đề xuất những giải pháp thực tiễn, khuyến nghị khoa học nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững ở tỉnh Phú

Thọ trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập quốc tế

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền trong không gian văn hóa Đất Tổ mà vùng lõi chính là tỉnh Phú Thọ ngày nay, tập trung khảo sát các lễ hội tiêu biểu của người Kinh/Việt đang được tổ chức thường kỳ ở đó, tính đến năm 2015

Sở dĩ chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu như trên bởi vì lễ hội của người Kinh chiếm số lượng nhiều nhất, tiêu biểu nhất, có tính đại diện nhất cho đặc trưng văn hóa Đất Tổ Mặt khác, những lễ hội này lại có quan hệ chặt chẽ với lễ hội của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Vì vậy, mặc dù đối tượng nghiên cứu chủ yếu gắn với người Kinh nhưng thực chất ngay từ xa xưa giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền

đã là sự tích hợp, hội hòa giá trị văn hóa của nhiều cộng đồng người đồng hành với dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, không phân biệt thiểu số hay đa số Ở đó, các

lễ hội có sự tích hội, bồi đắp nhiều lớp ý nghĩa và trở thành nơi chuyên chở những giá trị văn hóa tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Trên cơ sở đó, xác định đối tượng nghiên cứu là lễ hội của người Kinh không có nghĩa rằng chúng tôi loại bỏ lễ hội của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Thọ ngày nay ra khỏi quan sát của mình Ngoài việc tham gia lễ hội với người Kinh, các dân tộc thiểu số còn có những lễ hội đặc thù, trong giới hạn cho phép, chúng tôi sẽ cố gắng so sánh những lễ hội cổ truyền của người Kinh với các lễ hội đó ở tỉnh Phú Thọ Việc nghiên cứu một cách chuyên sâu, đầy đủ, toàn diện về lễ hội của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Thọ chắc hẳn cần có một công trình khác với quy mô, phạm vi phù hợp

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: tỉnh Phú Thọ (bao gồm 13 huyện, thành, thị)

Trang 10

Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu các lễ hội cổ truyền được tổ chức

thường kỳ tại tỉnh Phú Thọ từ khi tỉnh được tái lập năm 1997 đến nay

4 Nguồn tư liệu

Luận án dựa trên ba nguồn tư liệu cơ bản:

Nguồn tư liệu thứ nhất, là các tài liệu điền dã, điều tra khảo sát, phỏng vấn và tham dự do tác giả thực hiện tại địa bàn Đây là một nguồn tư liệu chính của luận án

Nguồn tư liệu thứ hai, là tài liệu về lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ được tập hợp trong những công trình đã được công bố trên các bài báo khoa học, tạp chí chuyên ngành như: Dân tộc học, Văn hóa dân gian, Văn hóa nghệ thuật… hoặc đã được in thành sách, kỷ yếu hội thảo và những ghi chép trong thần phả, thần tích còn lưu giữ trong di tích ở các địa phương, các thư viện

Nguồn tư liệu thứ ba, là hệ thống văn bản của Đảng và Nhà nước, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của tỉnh Phú Thọ về việc quản lý các hoạt động văn hóa, quy chế tổ chức lễ hội… Bên cạnh đó, những nội dung trong Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh Phú Thọ cũng là những tư liệu có thể tham khảo trong luận án

Tất cả các tư liệu trên đều được so sánh, đối chiếu và kiểm chứng trên thực tế, đồng thời có sự tư vấn, tham khảo chuyên gia ở Hà Nội và địa phương để đảm bảo tính tính xác thực và độ tin cậy cao trong khi được khai thác và sử dụng

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cách tiếp cận

Dựa trên nền tảng lý thuyết Khu vực học, luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện, đa chiều Bên cạnh đó, các lí thuyết khác cũng được tác giả tham khảo, vận dụng, như cách tiếp cận hệ thống và lí thuyết biến đổi văn hóa nhằm chỉ ra những giá trị văn hóa đặc trưng gắn với một không gian lịch sử - văn hóa, không gian phát triển cụ thể là tỉnh Phú Thọ Cách tiếp cận này giúp cho việc phân tích những vấn

đề đang đặt ra đối với lễ hội cổ truyền nói chung, lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ nói riêng trong bối cảnh xã hội đương đại, từ đó đề xuất các mô hình và giải pháp khoa học nhằm bảo tồn – phát huy giá trị văn hóa của lễ hội

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đối tượng, các phương pháp chính được sử dụng

Trang 11

trong luận án bao gồm gồm: phương pháp nghiên cứu liên ngành; phương pháp hệ thống hóa kết hợp so sánh, phân tích, tổng hợp; phương pháp điền dã; phương pháp chuyên gia; và phương pháp phân tích SWOT

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách tổng thể và hệ thống về lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ

Luận án tiếp cận lễ hội cổ truyền dưới góc độ liên ngành của khu vực học, kết

quả nghiên cứu làm rõ những giá trị văn hóa đặc trưng của lễ hội gắn với không gian văn hóa Đất Tổ

Luận án đề xuất những mô hình và giải pháp khoa học nhằm bảo tồn - phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tiếp theo

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là những đề xuất, khuyến nghị khoa học sẽ là gợi ý cho các cấp quản lý địa phương nghiên cứu, tham khảo và vận dụng vào công tác quy hoạch, tổ chức, phát huy giá trị của di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên các ngành Việt Nam học, Văn hóa – Du lịch, Quản lý văn hóa… ở các trường đại học, cao đẳng

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm bốn chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí thuyết, phương pháp và địa

bàn nghiên cứu

Chương 2 Khảo sát và nhận diện lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ

Chương 3 Giá trị văn hóa đặc trưng của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Phú Thọ - từ tiếp

cận liên ngành

Ngày đăng: 22/02/2017, 06:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w