1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuongIV: du lieu kieu tep

7 361 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 76 KB

Nội dung

 Học sinh biết khai báo biến tệp và các thao tác cơ bản đối với tệp văn bản.. NỘI DUNG : NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO Hoạt động 1 : Đặt vấn đề : Trong các giờ thực hành đã học, sau kh

Trang 1

Tiết 37 ngày soạn:

Chương V TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP Bài 14 : KIỂU DỮ LIỆU TỆP Bài 15 : THAO TÁC VỚI TỆP MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

1/ Kiến thức :

 Học sinh biết được vai trò của kiểu dữ liệu tệp

 Học sinh biết được có hai cách phân loại tệp

 Học sinh biết khai báo biến tệp và các thao tác cơ bản đối với tệp văn bản

2/ Kỹ năng :

 Dần dần hình thành kỹ năng về các thao tác với tệp văn bản

3/ Thái độ :

 Rèn luyện cho học sinh cách thức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học, phòng chống mất mát thông tin hoặc nhiễm virút

PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN :

 Sử dụng thuyết trình, giảng giải, gơị mở nêu vấn đề

 Dung bảng trong in sẵn hình 16 trong SGK và chuẩn bị máy chiếu Projector

NỘI DUNG :

NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO

Hoạt động 1 : Đặt vấn đề :

Trong các giờ thực hành đã học, sau

khi chạy một chương trình ta thấy kết

quả in lên màn hình, tuy nhiên muốn sử

dụng kết quả đó về sau thì không

được (nó không lưu trữ lại lâu dài) =>

Để khắc phục nhược điểm này ta

nghiên cứu dữ liệu kiểu tệp

14 : KIỂU DỮ LIỆU TỆP

Hoạt động 2 : Vai trò kiểu tệp :

Câu hỏi 1 : Trong máy tính có những

loại bộ nhớ nào ? Loại bộ nhớ nào

không bị mất dữ liệu khi tắt máy

hoặc mất điện ?

Câu hỏi 2 : Vậy theo em thì các kiểu

dữ liệu đã học được lưu trữ ở bộ

nhớ nào ? Dự đoán xem dữ liệu kiểu

tệp được lưu trữ trên bộ nhớ nào ?

Câu hỏi 3 : Bộ nhớ trong hay ngoài

thường có dung lượng lớn hơn ?

GV : Chốt lại :

- Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu

dài ở bộ nhớ ngoài cho nên nó không bị

mất khi tắt máy hoặc mất điện

- Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có

thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào

dung lượng ổ đĩa

HS : Chú ý nghe giảng

HS : Lần lượt trả lời từng câu

hỏi 1 (Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10)

HS : Dựa vào phần đặt vấn đề

của thấy giáo và các câu trả lời bên trên để suy luận rồi đưa ra câu trả lời

HS : Dựa vào kiến thức đã học

ở lớp 10 để trả lời câu hỏi Hs: ghi chép

HS : Chú ý nghe giảng và ghi chép

Trang 2

Hoạt động 3 : Phân loại tệp và

thao tác với tệp

* Phân loại tệp :

GV : Giới thiệu cho học sinh biết được

hai cách phân loại tệp ( Không đòi hỏi

học sinh phải hiểu cặn kẽ từng loại

tệp một )

- Theo cách tổ chức dữ liệu :

+ Tệp văn bản

+ Tệp có cấu trúc

- Theo cách thức truy cập :

+ Tệp truy cập tuần tự

+ Tệp truy cập trực tiếp

Hoạt động 4 : Chuyển tiếp sang

bài 15

GV : Có hai thao tác cơ bản đối với tệp

là ghi dữ liệu vào tệp và đọc dữ liệu

từ tệp ra Ta xét xem trong Pascal các

thao tác đó được thể hiện như thế

nào đối với tệp văn bản ?

15 : THAO TÁC VỚI TỆP

Hoạt động 5 : Khai báo

GV : Viết khai báo biến tệp lên bảng

rồi giải thích các từ khóa, tên biến

tệp để học sinh hiểu được

Var <tên biến tệp> : Text ;

Hoạt động 6 : Thao tác với tệp :

Hoạt động 6.1 : Gắn tên tệp :

GV : Giải thích cho học sinh tại sao phải

gắn tên tệp cho biến tệp, rồi đưa ra

thủ tục :

Assign (<tên biến tệp> , <tên

tệp>) ;

VD : Để gắn tệp KQ.TXT cho biến tệp f

:

Assign(f,’KQ.TXT’);

Hoạt động 6.2 : Mở tệp :

GV : Lấy VD về 2 tình huống cần phải

mở vở “Tin học 11” đó là : Mở ra để ghi

bài (ghi dữ liệu) và mở ra để học bài

(Đọc dữ liệu) => 2 trường hợp phải

mở tệp

GV : Giới thiệu hai thủ tục để mở

tệp :

+ Mở tệp để ghi dữ liệu :

Rewrite(<tên biến tệp>);

+ Mở tệp để đọc dữ liệu :

Reset(<tên biến tệp>);

GV : Phải nhấn mạnh rằng : Trước khi

sử dụng hai thủ tục trên phải gắn tên

bài

HS : Chú ý nghe giảng

HS : Lấy một vài ví dụ về khai

báo biến tệp văn bản

VD : Var t1,t2 : Text ;

HS : Mỗi học sinh tự lấy một

vài ví dụ và ghi vào vở

HS : Chú ý nghe giảng và liên hệ

với bài học

HS : Mỗi học sinh lấy một ví

dụ

HS : Trả lời câu hỏi

Trang 3

tệp cho biến tệp đồng thời biến tệp

phải được khai báo từ trước

GV : Yêu cầu học sinh lấy ví dụ (khai

báo biến tệp, gắn tên tệp cho biến

tệp, mở tệp) sau đó gọi hai học sinh

lên trình bày

GV : Có thể nói thêm để học sinh biết

về trường hợp đã có tệp ở trên đĩa

và trường hợp chưa có tệp đó để

học sinh hiểu thêm

Hoạt động 6.3 : Đọc / ghi tệp văn

bản :

Câu hỏi : Để nhập dữ liệu từ bàn

phím và để in dữ liệu lên màn hình ta

có thể dùng thủ tục gì ?

GV : Giới thiệu các thủ tục đọc dữ

liệu từ tệp và ghi dữ liệu vào tệp

* Đọc dữ liệu từ tệp :

Read(<tên biến tệp>,<danh sách

kết quả>);

Hoặc

Readln(<tên biến tệp>,<danh sách

kết quả>);

* Ghi dữ liệu vào tệp :

Write(<tên biến tệp>,<danh sách

kết quả>);

Hoặc

Writeln(<tên biến tệp>,<danh sách

kết quả>);

GV : Đưa ra ví dụ trong SGK yêu cầu

học sinh viết câu lệnh để đọc dữ

liệu từ tệp và ghi dữ liệu vào tệp

* Một số hàm thường dùng đối

với tệp văn bản

GV : Giới thiệu để học sinh biết hai

hàm chuẩn thường dùng và ý nghĩa

của nó

+ Hàm EOF(<tên biến tệp>);

+ Hàm EOLN(<tên biến tệp>);

Hoạt động 6.4 : Đóng tệp

GV : Đưa ra lý do của việc phải đóng

tệp để giáo dục cho học sinh ý thức

bảo mật, an toàn thông tin

Close(<tên biến tệp>);

VD : Close(f);

HS : Ghi các thủ tục vào vở và

tự so sánh sự khác nhau giữa thủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím, in dữ liệu lên màn hình với các thủ tục đọc dữ liệu từ tệp và ghi dữ liệu vào tệp

HS : Viết các câu lệnh theo sự

gợi ý của giáo viên

HS : Tự lấy một vài ví dụ về

thủ tục đóng tệp

CỦNG CỐ:

 Gọi 1 học sinh khi quát lại vai trò của kiểu tệp và phân loại tệp

 Học sinh khái quát lại các thao tác phải thực hiện khi đọc dữ liệu từ tệp và ghi dữ liệu vào tệp (dựa vào hình 16 - SGK )

 Cho học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm khách quan

Trang 4

Tiết 38 ngày soạn:

Bài 16 : VÍ DỤ LÀM VIỆC VỚI TỆP I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

Hiểu và hình thành kỹ năng về các thao tác cơ bản khi làm việc với tệp như :

 Mở tệp

 Gán tên tệp cho biến tệp

 Đọc / ghi dữ liệu đối với tệp

 Đóng tệp

II/ PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN :

 Phương pháp gợi mở nêu vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp thuyết trình

 Phương tiện : Một máy tính có TP và một máy chiếu Projector

III/ NỘI DUNG :

NỘI DUNG – HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO

Hoạt động 1 : Ví dụ 1 :

Hoạt động 1.1 : Tìm hiểu đầu

bài

GV : Chiếu đầu bài của bài toán lên

màn hình (bằng Power Point)

GV : Nhắc lại công thức tính khoảng

cách giữa hai điểm khi biết tọa độ

của chúng

Hoạt động 1.2 : Tìm hiểu chương

trình

GV : Dùng Power Point chiếu chương

trình (đã soạn trước) lên màn hình (có

đánh chỉ số các dòng lệnh)

GV : Gọi một vài học sinh hỏi ý nghĩa

của từng câu lệnh trong chương trình

GV : Khái quát lại cả chương trình để

học sinh nắm được sau đó chạy

chương trình (tệp TRAI.TXT đã có sẵn

dữ liệu từ trước)

Hoạt động 1.3 : Mở rộng bài

toán :

GV : Có thể bổ sung thêm yêu cầu “in

lên màn hình khoảng cách của trại xa

với trại của hiệu trưởng nhất”

Hoạt động 2 : Ví dụ 2 :

Hoạt động 2.1 : Tìm hiểu bi toán

GV : Chiếu đầu bài và hình 17 SGK lên

màn hình

GV : Nhắc lại công thức tính điện trở

tương đương của 2 điện trở mắc nối

tiếp và của 2 điện trở mắc song song

HS : Phân tích bài toán, xác định

yêu cầu của bài toán theo sự hướng dẫn của giáo viên

HS : Tìm hiểu chương trình

HS : Quan sát kết quả khi chạy

chương trình

HS : Ghi yêu cầu vào vở để về

nhà làm

HS : Đọc trên màn chiếu và nghiêu cứu đầu bài .HS : Các

nhóm xây dựng công thức tính điện trở tương đương của 5 trường hợp theo hình vẽ

HS : Biểu diễn các biểu thức đó

bằng ngôn ngữ Pascal

Trang 5

GV : Chuẩn hóa để đạt được công

thức chính xác

Hoạt động 2.2 : Xây dựng chương

trình :

GV : Gọi từng học sinh xây dựng

chương trình theo từng bước 1 (có gợi

ý khi học sinh vướng mắc)

+ Khai báo

+ Gán tên tệp cho biến tệp

+ Đọc dữ liệu từ tệp

+ Tính các điện trở tương đương

.

+ Ghi vào tệp

+ Đóng tệp

GV : Chính xác và tối ưu hóa chương

trình

Chạy chương trình trên TP

HS : Suy nghĩ và trả lời câu hỏi

theo yêu cầu của giáo viên

IV/ CỦNG CỐ:

- Giáo viên nhắc lại các thao tác khi làm việc với tệp cùng với các thủ tục của nó

Trang 6

Tiết 39 ngày soạn:

BÀI TẬP

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức :

 Củng cố việc sử dụng các thủ tục và hàm thao tác trên tệp

 Các giải thuật và bài toán cơ bản

2 Kỷ năng:

 Học sinh có thể hiểu và sử dụng biến tệp có kiểu trong lưu và xử lý dữ liệu

3 Thái độ:

 Học sinh tích cực chủ động, nghiêm túc, chính xác trong nghiên cứu khoa học

II PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 Thuyết trình kết hợp với ví dụ minh hoạ, vấn đáp học sinh các vấn đề cơ bản

 Học sinh lên bảng chữa, Giáo viên hoàn thiện cho đánh giá cho điểm

III CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

Giáo viên : Tài liệu và biểu tranh minh hoạ, thiết bị thực để trực quan

Học sinh: Sách, vở , bút, thước

IV TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1 ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA SĨ SỐ:

2 KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Các thủ tục và hàm trong thao tác kiểu tệp

3 NỘI DUNG BÀI MỚI:

3.1 Đặt vấn đề:

3.2 Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Gv: xác định thành phần vào/ra và

tổ chức dữ liệu cho bài toán?

Hs:

- Phân tích bài toán :

 Dữ liệu vào: n số nguyên bất

kỳ

 Dữ liệu ra: TB các số

- Tổ chức dữ liệu:

F: tệp chưá các số nguyên

TB: số thực (biến độc lập)

Gv: Giải thuật bài toán

Bắt đầu

Gán và Mở; Gán S = 0 ; dem = 0

Trong khi chưa hết tệp còn lặp

Đọc X, S= S + X và Dem=Dem+1

Nếu DEM > 0 thì

Thông báo: TB = S/dem

Ngược lại Thông báo: Không có

Gv: sử dụng các câu lệnh Pascal để cài

đặt chương trình?

Hs: viết chương trình

Gv: theo dõi, hướng dẫn và sữa sai cho hs

Bài 1: Cho tệp DATA.INP chứa các

số nguyên Tính trung bình cộng các số.

VAR F: FILE OF Integer;

X,S, Dem: Integer; TB: real;

BEGIN

ASSIGN(F, DATA.INP );‘DATA.INP’); ’ RESET(F); S:=0; dem:=0;

WHILE NOT(EOF(F)) DO

BEGIN

Readln(F,X); S:=S+X; DEM:=DEM+1;

END;

IF dem > 0 THEN

Writeln( TB CONG =: , s/dem:12:2)‘DATA.INP’); ‘DATA.INP’);

ELSE Writeln( Tệp rỗng );‘DATA.INP’); ’ CLOSE(F);

Readln;

END.

Bài 2: Cho tệp DATA.INP chứa các

số nguyên Tính tổng các số

Trang 7

Gv: Phân tích bài toán ?

Hs:

Dữ liệu vào: n số nguyên bất kỳ

Dữ liệu ra: Tổng các số dương

Tổ chức dữ liệu:

F: tệp chưá các số nguyên

S: số thực (biến độc lập)

Gv: Giải thuật bài toán

Bắt đầu

Gán và Mở

Gán S = 0

Trong khi chưa hết tệp còn lặp

Đọc X

Nếu X > 0 thì S= S + X

Thông báo: Tổng = S

Gv: sử dụng các câu lệnh Pascal để cài

đặt chương trình?

Hs: viết chương trình

Gv: theo dõi, hướng dẫn và sữa sai cho hs

dương.

VAR F: FILE OF Integer;

X,S: Integer;

BEGIN

ASSIGN(F, DATA.INP );‘DATA.INP’); ’ RESET(F); S:=0;

WHILE NOT(EOF(F)) DO BEGIN

Readln(F,X);

IF X>0 THEN S:=S+X;

END;

WRITELN( Tổng số dương: , S );‘DATA.INP’); ‘DATA.INP’);

CLOSE(F);

READLN;

END.

4 CỦNG CỐ:

5 DẶN DÒ:

 Bài tập về nhà:

1 Cho tệp DATA.INP chứa các số nguyên Tính TB cộng các số dương.

2 Cho tệp DATA.INP chứa các số nguyên Đếm các số dương

3 Cho tệp DATA.INP chứa hồ sơ của học sinh gồm họ tên, điểm toán,

điểm văn Tìm điểm toán cao nhất

Ngày đăng: 25/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w