Bạc hà có tên khác là kim tiền bạc – thạch bạc hà – liên tiền thảo… Trong tinh dầu bạc hà có chưa chất menthol, từ đó con người ta đã chế ra nhiều loại thuốc như: dầu cù là, dầu cao con
Trang 1BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN: TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Chủ đề:
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA MỘT
LOÀI CÂY THUỐC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Sinh thái học
Trang 2MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn cây thuốc
Bạc hà là một vị thuốc rất phổ biến ở nước ta, được sử dụng rộng rãi cả trong Tây y và Đông y Bạc hà có tên khác là kim tiền bạc – thạch bạc hà – liên tiền thảo… Trong tinh dầu bạc hà có chưa chất menthol, từ đó con người ta đã chế ra nhiều loại thuốc như: dầu cù là, dầu cao con hổ, kẹo ngậm ho bạc hà, rượu bạc hà, thuốc đánh rang bạc hà,…
Có thể thấy cây bạc hà là một loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn Nó mọc dại và được trồng nhiều trên thế giới và ở Việt Nam Kỹ thuật trồng cây bạc hà cũng không quá phức tạp vì vậy có thể tận dụng trồng trong vườn thuốc gia đình hay trồng tập trung thành các khu lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người Mặc dù, bạc hà vừa có giá trị lớn về y học, vừa có giá trị lớn về kinh tế, lại có thể trồng trọt dễ dàng, nhưng bạc hà chưa thực sự được quan tâm đúng với giá trị của nó.
Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá giá trị tài nguyên của cây bạc hà ở Việt Nam”
2. Mục tiêu của tiểu luận
Xác định được giá trị công nghiệp, giá trị y học của cây bạc hà
Từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển cây bạc hà ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa của tiểu luận
Ý nghĩa khoa học: Bổ sung các dẫn liệu về giá trị tài nguyên của cây bạc hà
Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả là cơ sở để đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng, đánh giá giá trị kinh tế, giá trị y học, phát triển cây bạc hà tại Việt Nam.
Trang 3TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN TIỂU LUẬN
1. Trên thế giới
Bạc hà có nguồn gốc từ châu Âu và Xibia Từ nước Anh qua vùng Bắc Âu đến vùng thấp của châu Âu (thuộc Nga) Qua Uran đến tận Xibia, xuất hiện bạc hà ngọt (bạc hà Âu) Mentha piperita Huds Loại bạc hà được xem là bắt nguồn từ nước Anh – Mitxam vì trước đây hơn 100 năm đã trồng loại cây này.
2. Tại Việt Nam
Cây bạc hà được đưa vào Việt Nam từ tháng 9 năm 1974 là BH974, tháng 9 năm 1975 là BH975 Hai loài BH974 và BH975
được xác định thuộc nhóm M.arvensis Năm 1955 – 1980 cây bạc hồ trồng ở làng Nghĩa Trai (Hưng Yên), Đại Yêm (Hà Nội) Năm 1958 cây bạc hà trồng ở huyện Gia Lâm (Hà Nội), vườn bạc hà thí điểm của trường đại học Dược Hà Nội.
Những năm từ 1969 đến 1976 dưới sự chủ biên của Lê Khả Kế, nhiều nhà nghiên cứu thực vật như Võ Văn Chi, Phan Nguyên Hồng,
… đã công bố 7 tập bộ “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” Trong khi
đó từ năm 1970 đến 1972 Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã công bố bộ
“Cây cỏ miền Nam Việt Nam” gồm 2 tập, đã thống kê được 5326 loài [16, tr5] Tiếp sau đó (1991-1993, 1999-2000) Giáo sư Phạm Hoàng Hộ lại công bố tiếp 3 tập của bộ “Cây cỏ Việt Nam” với số lượng loài khá đầy đủ, phục vụ tốt cho việc tra cứu và định loại Tuy tác giả chủ yếu đi sâu vàoviệc mô tả, nhưng ông cũng đã đề cập đến công dụng làm thuốc của 1559 loài [15].
Trong cuốn sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi gồm 6 tập(1962-1965) đã trình bày khoảng 430 loài cây thuốc, thuộc 116 họ, 51 vị thuốc động vật và 19 vị thuốc khoáng vật Đến nay đã tái bản bổ sung tới 9 lần (năm 1999) với gần 800 cây và vị thuốc [26] Tác giả Võ Văn chi (1999) đã công bố cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 3200 loài thực vật có khả năng làm thuốc Tác giả đã mô tả chi tiết từng cây, có kèn theo hình vẽ minh họa, nơi phân bố, thành phần hóa học, công dụng, liều dùng [10]
Trang 4Cũng trong năm 1999, các tác giả Võ Văn Chi, Trần hợp bắt đầu cho
ra mắt bộ sách “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” đây là bộ sách chuyên khảo lớn, giới thiệu 6000 loài thực vật bậc cao có mạch với các đặc điểm về hình thái, phân bố, sinh thái, công dụng [2],[3].
Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã giới thiệu 920 loài cây và 80 động vật được lựa chọn từ hơn 4.000 cây thuốc và 400 loài động vật làm thuốc đã biết Bên cạnh cách giới thiệu hấp dẫn và đa dạng các cây con thuốc, cuốn sách còn minh họa từng cây từng con thuốc với những hình vẽ rất chi tiết và sống động để đọc giả có thể dễ dàng hình dung và nhận biết ra chúng [5],[6].
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 51. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây bạc hà ( Mentha arvensis L.;
Mentha piperita L.)
2. Nội dung
+ Đánh giá giá trị kinh tế của cây bạc hà
+ Đánh giá giá trị làm nguyên liệu trong công nghiệp của cây bạc hà
+ Đánh giá tình hình khai thác và sử dụng cây bạc hà
+ Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển cây bạc hà tại Việt Nam
3. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp tiếp cận
+ Phương pháp thu mẫu
+ Phương pháp phân tích và xử lí mẫu vật
+ Phương pháp xử lí số liệu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 61. Tên khoa học, vị trí phân loại và đặc điểm hình thái
-Tên khoa học: Mentha arvensis L.; Mentha piperita L.
-Họ: Hoa môi (Lamiaceae)
-Chi Mentha gồm các loài như bạc hà cay, bạc hà nam, húng láng.
-Tên khác: Bạc hà nam, Kêtô, kim tiền bạc hà, liên tiền thảo, nạt nặm, chapiacbom (tiếng Tày), tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên), thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), bạc hà diệp, bạc hà não, bạc hà ngành, bạc hà than, nam bạc hà, sao bạc hà, tô bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu), Bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa (Thực vật danh nghĩa)
-Hiện nay bạc hà được chưa thành 2 nhóm lớn:
+ Nhóm bạc hà và tinh dầu bạc hà âu: có 2 dạng, dạng thân tím
và dạng thân xanh.
+ Nhóm bạc hà á (bạc hà nhật) gồm 2 dạng xanh và trắng.
Ngoài ra trong điều trị có 2 loại:
+ Bạc hà Việt Nam hay Bạc hà nam: thân màu xanh lục hoặc tím tía, mép lá khía răng đều, hoa nhỏ màu trắng hoặc hồng hoặc tím hồng, quả bé có 4 hạt.
+ Bạc hà Âu châu hay Bạc hà cay (Mentha piperota L): thân vuông ít hoặc không có long Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, mép khía răng, cụm hoa mọc thành bóng dầy đặc ở ngọn cạnh.
• Mentha piperita var offcinalis forma pallescens: Thân và
lá xanh nhạt, hoa trắng mùi nhẹ.
• Mentha piprita var offcinalis forma rubescens: Thân và
lá tía, hoa nâu đỏ, mùi thơm kém hơn, cây mọc khỏe hơn Vò lá của cây bạc hà nam có mùi thơm hắc, vị cay và tê, còn vò lá bạc hà âu châu có mùi thơm mát, vị cay tê mát.
2. Đặc điểm hình thái của đối tượng nghiên cứu
Bạc hà có 20 loài khác nhau Mỗi loài lại có các chủng khác nhau.
Trang 7- Rễ: Cấu tạo từ các thân ngầm, phân bố dưới lớp đất 30 – 40cm Thân ngầm không chưa tinh dầu Khi bộ phần khí sinh tàn lụi, thân ngầm vẫn sống qua đông Mùa xuân ấm áp tiếp tục phát triển thành
bộ rễ và cho cây bạc hà mới Khi cây mới hình thành thì thân ngầm
cũ héo và chết.
Sự sinh trưởng và thân khí sinh lệch pha nhau Thân ngầm không có trạng thái ngủ nghỉ rõ rệt Thời gian ngủ nghỉ vào tháng
11 Thân ngầm là đối tượng nhân giống có tỷ lệ sống cao nhất.
- Thân: Thân chính và các cành tạo thành bộ khung tán cây Thân ở dạng thân thảo, ít hóa gỗ, thân cành có tiết diện vuông, sinh sản bằng phân nhánh ở phần gốc thân ngay trên hoặc dưới mặt đất Nếu mọc ở phần gốc thân trên tạo dải bò màu tím có mang lá Tại các phần sát mặt đất sinh ra bó rễ con giữ chặt thân với mặt đất Thân chính cao 0,6-1,2m, rỗng ruột khi già Trên thân có các đốt, mỗi đốt mọc 2 mầm đối xứng nhau và rễ bất định Giữa 2 đốt là các long, độ dài ngắn tùy thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc Thân chính mang tinh dầu nhưng hàm lượng thấp.
- Lá: Lá là cơ quan dinh dưỡng quan trọng nhất làm nhiệm vụ quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước và mang tinh dầu Là nguyên liệu chính chưng cất tinh dầu chiếm 40-50% khối lượng khí sinh, tùy chúng
mà lượng tinh dầu biến đổi từ 2-6% Lá đơn mọc đối chữ thập,
cuống lá ngắn, lá hình trứng, có màu xanh thẫm hoặc đỏ tía, lá
nguyên hoặc khía răng cưa chiều dài từ 4-8cm, chiều rộng từ 2-4cm Hai phía mặt lá là các túi tinh dầu, mặt trên số lượng lớn hơn mặt dưới Có 2 loại lông đặc biệt: Lông thẳng nhọn gồm 3-4 tế bào gọi là lông che chở (lông đa bào), lông ngắn hơn tù, có tinh dầu gọi
là lông tiết tinh dầu (túi dầu) Cấu tạo túi dầu gồm 9 tế bào, một tế bào đáy còn 8 tế bào xếp tròn trên đáy tạo thành 1 khoang trống Khi chứa đầy tinh dầu thì có màng phủ căng và dễ dàng bị vỡ dưới tác động cơ giới do đó khi thu hoạch phải thu hoạch đúng lúc, tránh tác động bên ngoài để không làm giảm năng suất tinh dầu thu
hoạch được Tế bào tiết tinh dầu trên lá tang từ dầu đến cuống lá
Trang 8và từ mép lá vào giữa lá Số lượng tùy thuộc vào giống và môi
trường trồng trọt.
- Hoa: Hoa mọc thành cụm, cụm hoa là xim co ở nách hay ở ngọn, hoa nhỏ, lưỡng tính, không đều, có 5 lá dài liền nhau, 5 cánh hoa liền nhau thành tràng hình 2 môi, 4 nhị, nhị 2 trội (2 dài, 2 ngắn), bầu chia thành 4 ô, mỗi ô có 1 noãn, vòi đính vào gốc bầu.
- Quả: Bế tư, P1000 hạt là 0.06-0.07g.
3. Đặc điểm sinh học
Bạc hà có 4 giai đoạn sinh trưởng và phát triển từ mọc -> phân cành -> làm nụ -> nở hoa.
- Thời kì mọc mầm : Tính từ khi cây con mọc đến khi định rõ hàng trồng Quá trình mọc bắt đầu ở 10 độ C trong khoảng 10-15 ngày Sau khi trồng, các đốt thân ngầm bắt đầu mọc rễ phụ và mầm Để bạc hà ra rễ và nẩy mầm tốt cần chú ý tới độ ẩm đất, nếu đất thiếu
ẩm (độ ẩm 40-50%) rễ không phát triển và sau đó không kích thích được mầm phát triển Vì vậy xác định thời vụ trồng là vấn đề quan trọng, giúp bạc hà mới trồng có đủ độ ẩm để phát triển.
- Thời kỳ phân cành : Tính từ sau mọc 45-55 ngày Lúc này bộ rễ đã phát triển đầy đủ, cây con bắt đầu phát triển mạnh về chiều cao, các mầm nách bắt đầu phát triển cành lá mới Đó là quá trình phân cành Sự phân cành diễn ra theo trình tự : Tại đốt gốc thân chính, đuôi lá có mầm mọc lên và dần lên ngọn Các cành gần ngọn ra muộn và có độ dài càng ngắn dần Do đó cây có dạng hình nón Thời gian này tốc độ sinh trưởng và khối lượng chất xanh của cây tăng mạnh Đây là thời kỳ quyết định năng suất của bạc hà Cần chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng, nước để cây phát triển hết mức về thân, cành, lá tạo năng suất cao.
- Thời kì làm nụ: Kéo dài từ 10-15 ngày Tốc độ ra lá của cây ở giai đoạn này chậm lại rồi dừng hẳn Tuy nhiên cây vẫn tiếp tục tăng nhanh về kích thước của thân lá và trọng lượng cũng như tỉ lệ tinh dầu Giai đoạn này yêu cầu về đạm của cây giảm nhưng lại cần
nhiều lân Thời điểm này khối lượng chất xanh và tích lũy tinh dầu của cây tiếp tục tăng lên Do đó các điều kiện ngoại cảnh nhất là độ
Trang 9ẩm, ánh sáng, cây cần ở trong thời kì này là cao nhất trong các thời kì.
- Thời kì hoa nở : Hoa bạc hà nở kiểu vô hạn Hoa cành chính nở
trước, sau đó theo thứ tự cành nào ra trước thì nở trước, hoa nở từ gốc lên ngọn Đây là thời kì bạc hà đạt khối lượng chất xanh và tinh dầu cao nhất 280 kg hữu cơ/ha/ngày Khi hoa nở 50% là lúc hàm lượng tinh dầu đạt cao nhất, bạc hà ngừng sinh trưởng Đây là thời điểm thu hoạch Nếu thu hoạch muộn (100% hoa đã nở), lá đã rụng nhiều thì làm giảm năng suất và hàm lượng tinh dầu.
4. Thành phần hóa học, hoạt chất sinh học
- Toàn cây chứa tinh dầu trong có L-menthol 65 – 85%, menthyl
acetat, L-menthon, L- a-pinen, L- limonen.
5. Tình hình phân bố
Ở châu Âu, bạc hà được trồng nhiều ở Liên Xô (cũ), Italia, Ba Lan, Nam Tư, Bungari, Nam Tư,…
Ở châu Mỹ trồng nhiều ở Mỹ, Braxin.
Ở châu Á được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam Bạc hà của Nhật Bản nổi tiếng vì có hàm lượng metol cao nhất, tới 80-90%.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, phù hợp với trồng bạc
hà để sử dụng trong nước và xuất khẩu Ở miền núi có nhiều bạc hà mọc hoang dại như ở Sapa, Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo, Ba Vì, Sơn
La, Lai Châu,…; Bạc hà được trồng với quy mô lớn có ở Nghĩa Trai (Hưng Yên), Đại Yên (Hà Nội) Trên các vùng Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
và Sapa (Lào Cai) cũng đã thấy trồng nhiều bạc hà.
Ngày nay đã co sự di thực của nhiều loại bạc hà vào Việt Nam Những loại này có sản lượng và phẩm chất khá tốt Năm 1997 Công
ty Dược Liệu TW I đã di thực giống bạc hà mới từ Nhật Bản về Việt Nam có tên là SK33 (có sự giúp đỡ của đối tác Nhật Bản) Trồng thử nghiệm tại: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Hà, cho thấy giống mới này
có nhiều ưu thế hơn giống cũ cả về năng suất và chất lượng, có mùi thơm mát dễ chịu (hàm lượng L.menthol đạt = 73%).
Trang 106. Tình hình khai thác và sử dụng
Đến năm 2004 việc trồng nghiên cứu thử nghiệm giống bạc hà mới đã thành công, diện tích trồng bạc hà đã tăng lên rõ rệt Giống bạc hà mới SK33 đã thay thế giống cũ VN 74-76 trước đây Hiện nay, diện tích trồng bạc hà đã tăng tới 700ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng,…
Sản phẩm tinh dầu này đang có chỗ đứng trên thị trường quốc
tế đặc biệt là Nhật Bản bởi tính ưu biệt về hàm lượng L.menthol cao và hương vị thơm mát Bạc hà SK33 cần có được sử ủng hộ và giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương để thay thế cho một số cây trồng có hiệu quả thấp hơn, phát triển thành vùng nguyên liệu, tạo nguồn sản phầm xuất khẩu So với bạc hà giống cũ, bạc hà
giống mới cho hiệu suất cây trồng cao hơn 20% Về giá cả, công ty đang chỉ đạo thu mua với mức giá 150000đ/kg của dân Với giá như vậy người nông dân có đủ điều kiện để trang trải quá trình sản xuất và có lãi Trồng bạc hà mang lại cho họ mức thu nhập 800-930 nghìn đồng/xào, cao gấp 2 lần trồng lạc, ngô và đầu tương, góp phần xây dựng cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm.
7. Tình trạng bảo tồn
Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Hiện Việt Nam có tới 144 loài cây dược liệu có tên trong Sách Ðỏ Việt Nam (2007)
Việt Nam có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi nên có nguồn tài nguyên dược liệu rất phong phú và đa dạng Qua các số liệu điều tra đã thống kê được trên 4.000 loài thực vật có mạch được dùng làm thuốc Từ lâu, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã biết dùng cây thuốc để chữa bệnh, với kinh nghiệm điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Hàng năm, nước ta có nhu cầu từ 40.000 - 60.000 tấn dược liệu
và công tác phát triển dược liệu đã được Đảng, Nhà nước quan tâm Nhiều địa phương đã đầu tư các vùng trồng dược liệu bền
Trang 11vững, góp phần tăng thu nhập cho người dân và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đảm bảo chất lượng.
Trước nhu cầu về dược liệu, do sự tác động của người thu mua, nhận thức và ý thức của người dân, công tác quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nên việc khai thác tài nguyên dược liệu thường diễn ra bừa bãi, không chú ý đến khả năng tái sinh của các loài Bên cạnh
đó, do nhu cầu phát triển xã hội, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm các công trình, nhất là thủy điện, thủy lợi, nạn đốt phá
rừng, khai thác rừng bừa bãi Do vậy đã làm nguồn tài nguyên
dược liệu của Việt Nam suy giảm nghiêm trọng Có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Theo đánh giá, hiện Việt Nam có tới 144 loài cây dược liệu có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).
Từ năm 1988, Viện Dược liệu đã được Ủy ban Khoa học công nghệ, nay là Bộ Khoa học - Công nghệ giao nhiệm vụ đầu mối trong việc bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc ở Việt Nam Từ đó đến nay, đã xây dựng được hệ thống gồm 15 đơn vị tham gia vào công tác bảo tồn Đến thời điểm này, các đơn vị trong hệ thống đã bảo tồn và lưu giữ được gần 1.000 loài cây dược liệu ở các vùng sinh thái khác nhau như Hà Nội, Sa Pa, Tam Đảo, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt, đã có trên 1.500 nguồn gen được lưu giữ tại vườn cây thuốc trong hệ thống Bên cạnh đó, Viện Dược liệu và các đơn vị cũng đã phối hợp với 16 vườn quốc gia và các đơn vị khác triển khai bảo tồn tại chỗ Hiện trong hệ thống đang lưu giữ và bảo tồn gần 100 loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng Song song với bảo tồn, Viện đã tiến hành nghiên cứu phát triển khoảng
30 loài cây thuốc có tiềm năng để phục vụ khai thác, thông qua các nghiên cứu về nhân giống, xây dựng quy trình trồng trọt cũng như xây dựng các mô hình phát triển dược liệu tại Việt Nam.
Công tác bảo tồn cũng còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí đầu
tư còn hạn chế, cơ sở vật chất tại các đơn vị bảo tồn chưa được đầu
tư đồng bộ, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn còn mỏng.
8. Giải pháp bảo tồn và phát triển