Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

63 1.4K 0
Tài liệu tập huấn Kỹ năng cho Hòa giải viên cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở:

    • Hoà giải ở cơ sở là quá trình Hoà giải viên vận dụng pháp luật, đạo đức xã hội để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư; bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật ở cơ sở.

    • 2.2. Đặc điểm hòa giải:

      • + Hoà giải là một hình thức giải quyết những tranh chấp giữa các bên theo quy định của pháp luật;

      • + Trong hoạt động hoà giải, các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba làm trung gian hoà giải, giúp các bên đạt được thoả thuận, chấm dứt tranh chấp, bất đồng;

      • + Hoà giải trước hết là sự thoả thuận, thể hiện ý chí và quyền định đoạt của chính các bên tranh chấp;

      • + Nội dung thoả thuận của các bên tranh chấp phải phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân ta.

      • 2.3. Căn cứ tiến hành hòa giải:

        • + Hoà giải viên chủ động tiến hành hoà giải hoặc mời người ngoài Tổ hoà giải nhưng có uy tín thực hiện việc hoà giải theo sáng kiến của mình;

        • + Thực hiện việc hoà giải theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ hoà giải, theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác;

        • + Thực hiện việc hoà giải theo yêu cầu của một bên hoặc các bên tranh chấp;

        • + Hoạt động hoà giải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân;

          • + Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không áp đặt, bắt buộc các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải;

          • + Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp;

          • + Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng;

          • + Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải;

          • 2.5. Các việc được hòa giải:

            • + Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, láng giềng;

            • + Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự;

            • + Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình;

            • + Tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính như trộm cắp vặt, đánh nhau gây thương tích nhẹ.

            • 2.6. Một số loại vụ việc không được hòa giải:

              • + Các tội phạm hình sự, trừ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà ngýời bị hại đã không yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định. Viện kiểm sát, Toà án không tiếp tục tiến hành tố tụng;

              • + Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính;

              • + Các vi phạm pháp luật và tranh chấp mà theo quy định của pháp luật không đýợc hoà giải, bao gồm: Kết hôn trái pháp luật; gây thiệt hại đến tài sản nhà nýớc; tranh chấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật; tranh chấp về hợp đồng lao động.

              • 2.7. Người tiến hành hòa giải:

                • + Việc hoà giải có thể do một hoặc một số Hoà giải viên tiến hành.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan