NỘI DUNG TÓM TẮT HOÀNG VĂN NAM, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 6 năm 2009. “Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Tổn Hại Về Sức Khỏe Do Ngập Úng Gây Ra ở Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh” HOANG VAN NAM, economic faculty, Nong Lam University of Ho Chi Minh city. June 2009.”Stydying the situation and accessing health damages caused by waterlog in Binh Thanh district – Ho Chi Minh city “ Sự đô thị hóa và công nghiệp hóa đang phát triển mạnh mẽ tại Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là những quận có tốc độ phát triển cao như quận Bình Thạnh, đã khiến cho các vấn đề môi trường của vùng trở nên gay gắt hơn và đặt ra hàng loạt những thách thức to lớn cần phải giải quyết trên bước đường phát triển bền vững. Trong quá trình phát triển chung của xã hội, cùng với việc gia tăng dân số thì nhu cầu về nhà ở đã tăng mạnh làm thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp, việc bê tông hóa các yếu tố mặt đệm đã làm giảm khả năng thấm của nước xuống đất, sự lấn chiếm kênh rạch và thiếu ý thức của người dân như vứt rác xuống kênh rạch đã làm cản trở dòng chảy; bên cạnh đó sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hệ thống cống thoát nước quá tải ..... đã gây nên hiện tượng ngập úng khi có mưa và triều cao, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của quần chúng và đang làm suy thoái dần môi trường sống. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Tổn Hại Về Sức Khỏe Do Ngập Úng Gây Ra Ở Quận Bình Thạnh Tp.Hcm” là một yêu cầu cấp bách cả về phương diện môi trường, mỹ quan đô thị cũng như nhu cầu xã hội tại quận Bình Thạnh. Đề tài đã thu thập và tổng hợp được các số liệu tương đối đầy đủ về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và hiện trạng hệ thống thoát nước. Qua đó xác định được nguyên nhân và xây dựng số giải pháp giảm ngập cho quận.v MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii DANH MỤC CÁC BẢNG ix DANH MỤC CÁC HÌNH x DANH MỤC PHỤ LỤC xi 0HCHƯƠNG I MỞ ĐẦU 10H1 1H1.1. Đặt vấn đề 101H1 2H1.2. Mục tiêu nghiên cứu 102H3 3H1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài 103H3 4H1.2.2. Mục tiêu cụ thể 104H3 5H1.3. Phạm vi nghiên cứu 105H3 6H1.3.1 Thời gian 106H3 7H1.3.2. Không gian 107H3 8H1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu 108H3 9H1.3.4. Phạm vi nội dung nghiên cứu 109H3 10H1.4. Cấu trúc khóa luận 10H4 1H1.5. Ý nghĩa đề tài 1H4 12HCHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 12H6 13H2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu. 13H6 14H2.2. Tổng quan về quận Bình Thạnh. 14H7 15H2.2.1. Điều kiện tự nhiên 15H8 16H2.2.2. Văn hóa xã hội 16H9 17H2.2.3. Giáo dục 17H14 18H2.2.4. Kinh tế 18H14 19HCHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19H18 20H3.1. Nội dung nghiên cứu 120H18 21H3.1.1. Một số khái niệm và cơ sở lí luận liên quan đến ngập úng 121H18 2H3.1.2. Vấn đề biến đổi khí hậu 12H19 23H3.1.3. Vấn đề ô nhiễm mối trường tại quận Bình Thạnh TP.HCM 123H21 24H3.1.4. Ô nhiễm không khí 124H22vi 25H3.1.5. Ô nhiễm môi trường nước 125H23 26H3.2. Phương pháp nghiên cứu 126H29 27H3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 127H29 28H3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả 128H29 29H3.2.3. Phương pháp tài sản nhân lực (Human Capital Method). 129H29 30H3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu. 130H29 31H3.2.5. Phương pháp phân tích hồi qui 131H29 32HCHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 132H32 3H4.1. Hiện trạng trong khu vực 13H32 34H4.1.1. Tình trạng ngập úng ở quận Bình Thạnh – TP.HCM 134H32 35H4.1.2. Nguyên nhân 135H40 36H4.1.3. Dự án đầu tư 136H42 37H4.2. Kinh tế xã hội quận Bình Thạnh TP.HCM 137H42 38H4.2.1. Đặc điểm về dân số 138H43 39H4.2.2. Cơ cấu ngành nghề 139H45 40H4.2.3. Thu nhập theo đầu người 140H46 41H4.2.4. Sự lựa chọn nơi ở mới 141H47 42H4.3. Đánh giá tổn hại về sức khỏe 142H48 43H4.3.1. Tình hình sức khỏe người dân 143H48 4H4.3.2. Một số bệnh liên quan đến vấn đề ngập úng hiện nay 14H49 45H4.3.3. Ước tính mức thiệt hại 145H50 46H4.4. Thiệt hại về phương tiện giao thông 146H53 47H4.5. Mức sẵn lòng trả của người dân để cải thiện hệ thống cống rãnh, cải thiện tình hình ngập úng. 147H54 48H4.6. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân 148H56 49H4.6.1. Xác định và nêu các giả thuyết về mối quan hệ các biến trong mô hình 149H56 50H4.6.2. Xác định mô hình toán 150H57 51H4.6.3. Ước lượng các thông số của mô hình 151H58 52H4.6.4. Kiểm định mô hình ước lượng 152H58 53H4.6.5. Nhận xét về dấu và độ lớn của tùng hệ số hồi quy xét về mặt kinh tế 153H61 54H4.7. Một số giải pháp chống ngập úng trên địa bàn quận 154H62vii 5HCHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15H67 56H5.1. Kết Luận 156H67 57H5.2. Kiến nghị 157H68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI VỀ SỨC KHỎE DO NGẬP ÚNG GÂY RA Ở QUẬN BÌNH THẠNH
TP.HỒ CHÍ MINH
HOÀNG VĂN NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu tình trạng
và đánh giá tổn hại về sức khỏe do ngập úng gây ra ở quận Bình Thạnh TP.HCM” do Hoàng Văn Nam, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
TS Đặng Thanh Hà Người hướng dẫn,
Trang 3Đặc biệt tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Đặng Thanh Hà, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiến cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin được cám ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Sở Tài Nguyên Môi TP.HỒ CHÍ MINH và phòng Quản Lý Đô Thị quận Bình Thạnh, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Cho tôi gởi lời cám ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 6 năm 2009 Sinh viên thực hiện
Hoàng Văn Nam
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG VĂN NAM, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh Tháng 6 năm 2009 “Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Tổn Hại Về Sức Khỏe Do Ngập Úng Gây Ra ở Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh”
HOANG VAN NAM, economic faculty, Nong Lam University of Ho Chi Minh city June 2009.”Stydying the situation and accessing health damages caused
by waterlog in Binh Thanh district – Ho Chi Minh city “
Sự đô thị hóa và công nghiệp hóa đang phát triển mạnh mẽ tại Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là những quận có tốc độ phát triển cao như quận Bình Thạnh, đã khiến cho các vấn đề môi trường của vùng trở nên gay gắt hơn và đặt ra hàng loạt những thách thức to lớn cần phải giải quyết trên bước đường phát triển bền vững
Trong quá trình phát triển chung của xã hội, cùng với việc gia tăng dân số thì nhu cầu về nhà ở đã tăng mạnh làm thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp, việc bê tông hóa các yếu tố mặt đệm đã làm giảm khả năng thấm của nước xuống đất, sự lấn chiếm kênh rạch và thiếu ý thức của người dân như vứt rác xuống kênh rạch đã làm cản trở dòng chảy; bên cạnh đó sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hệ thống cống thoát nước quá tải đã gây nên hiện tượng ngập úng khi có mưa và triều cao, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của quần chúng và đang làm suy thoái dần môi trường sống
Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Tổn Hại Về Sức Khỏe Do Ngập Úng Gây Ra Ở Quận Bình Thạnh Tp.Hcm” là một yêu
cầu cấp bách cả về phương diện môi trường, mỹ quan đô thị cũng như nhu cầu xã hội tại quận Bình Thạnh Đề tài đã thu thập và tổng hợp được các số liệu tương đối đầy đủ
về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và hiện trạng hệ thống thoát nước Qua đó xác định được nguyên nhân và xây dựng số giải pháp giảm ngập cho quận
Trang 9Bảng 3.1 Giá Trị Giới Hạn Cho Phép của Các Thông Số và Nồng Độ Các Chất Ô
Bảng 4.8 Tỷ Lệ Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Dân Để Cải Thiện Ngập Úng( Mức
Trang 12“đặt hàng” Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố nghiên cứu đề tài tổng quan về tình hình thoát nước và đề ra các giải pháp mang tính chiến lược, giải quyết căn cơ tình hình ngập nước của thành phố Tuy nhiên, việc thành phố vẫn còn bị ngập nước vào mùa mưa đã trở thành chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” Nhiều năm nay tại TP Hồ Chí Minh mỗi khi mưa lớn hoặc lúc triều cường lại xảy ra tình trạng ngập úng nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, nhà, xưởng xuống cấp, ùn tắc giao thông, ảnh hưởng cuộc sống của hàng nghìn hộ dân
Ðầu mùa mưa năm nay, ngày 21-5, với một cơn mưa lớn, diện rộng tuy chỉ kéo dài hơn một giờ, nhưng cũng đủ làm ngập úng hàng chục tuyến đường tại các quận 5,
6, 11, Tân Bình, Tân Phú Ðường Phạm Phú Thứ, Lũy Bán Bích, Âu Cơ (Tân Bình) nhiều đoạn ngập sâu trong nước từ 30 đến 50 cm Các đường Hòa Bình, Phú Thọ, Hùng Vương, Minh Phụng, 3-2, Nguyễn Thị Nhỏ (quận 11), Trần Hưng Ðạo, Tôn Thất Hiệp, Tân Hóa, Lê Quang Sung, Tháp Mười (quận 5, 6) ngập úng khiến hàng nghìn ô-tô, xe máy chết máy giữa đường, gây ùn tắc giao thông nhiều điểm Nghiêm trọng hơn, bên kênh Nước Ðen, quận Tân Phú do bị san lấp, tắc nhiều đoạn, nước mưa không có chỗ thoát, cộng với nước nhiễm bẩn từ cống, hầm ga trào lên mặt đường mang theo rác thải tràn vào nhà dân, gây mất vệ sinh Nguy cơ xảy ra bệnh dịch lan truyền rất cao
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh còn hơn 70 điểm
Trang 13Phú Lâm, cửa ngõ phía tây thành phố, gồm các đường liền kề: Hậu Giang, Hùng Vương, Kinh Dương Vương, Minh Phụng Nhiều người và phương tiện đi qua khu vực này đều "ngán ngẩm" khi gặp mưa lớn Tại quận Bình Thạnh, các đường Chu Văn An, Bùi Ðình Túy, Ðinh Bộ Lĩnh, Bạch Ðằng cũng thường xuyên bị ngập nặng do mưa và triều cường Ông Huỳnh Văn Bốn, ngụ tại đường Bùi Ðình Túy phàn nàn, nhà ông đã hai lần nâng nền nhà mà vẫn chưa thoát ngập Ở khu vực ngã tư Bốn Xã, thuộc quận Bình Tân, nơi có tốc độ đô thị hóa cao, tình trạng ngập úng còn kinh hoàng hơn Một
hộ dân trên đường Phan Anh cho biết: Nơi đây trước kia vốn là vùng nông thôn ngoại thành, nhiều vườn, ao, kênh, rạch, nay bị lấp đi, thay vào đó là hàng trăm căn nhà, nhiều công trình mới mọc lên theo kiểu mạnh ai nấy làm, trong khi hệ thống thoát nước chưa được chú ý đúng mức nên cứ mưa xuống là các đường Lê Văn Quới, Phan Anh, Bình Long lại chìm sâu trong nước cả mét và phải 2-3 ngày nước mới rút hết, gây khổ cực, phiền phức cho hàng nghìn hộ dân sinh sống ở đây Khu vực bán đảo Thanh Ða (Bình Thạnh), đường Mễ Cốc 1, 2 (quận 8), khu Ba Bò (Thủ Ðức) cũng là những nơi khá "nổi tiếng" vì ngập úng
Là một quận mắt xích thuộc trunng tâm thành phố, Bình Thạnh cũng đang gặp rất nhiều vấn đề nan giải vì ngập úng Với các đường như Nguyễn Hữu Cảnh, Bạch Đằng…ngập úng đang diễn ra giai giẳng và trầm trọng vào mùa mưa và mỗi khi triều cường dâng cao gây tổn thất về thời gian, tiền bạc Mặc dù có rất nhiều dự án cải tạo với lượng kinh phí khổng lồ nhưng dường như nới đây vẫn chưa có gì là khả quan Thực tế đó đã đặt ra cho chính quyền, các ban ngành có liên quan yêu cầu bức thiết là tìm ra giải pháp thích hợp cho việc xử lí và quản lý vấn đề này Trong quá trình hoạch định chính sách, hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: đâu là nguyên nhân?, các cơ quan chịu trách nhiệm thật sự có năng lực hay không?, lòng tin của quần chúng liệu có đặt hết vào khả năng cũng như kinh nghiệm lẫn các bài học sau những lần ngập trước của
cơ quan chức trách?, kinh phí mỗi lần bỏ ra để xử lí cải tạo là bao nhiêu?, liệu tình trạng ngập úng có được giả quyết dứt điểm hay mãi chỉ là các biện pháp tạm thời?, tổn thất về tài sản, sức khỏe, tinh thần của người dân là bao nhiêu và có được cải thiện? rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy được đặt ra và vẫn chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào có thể trả lời dứt khoát cho những câu hỏi trên
Trang 14Xuất phát từ thực tế đó, được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và sự hướng dẫn của thầy TS Đặng Thanh Hà, tôi quyết
định nghiên cứu đề tài: “Nghiên Cứu Thực Trạng và Đánh Giá Tổn Hại Về Sức Khỏe Do Ngập Úng Gây Ra Ở Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh” nhằm
tìm ra lời đáp cho những câu hỏi trên và góp một phần nhỏ vào công tác quản lý giải quyết ngập úng
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu hiện trạng thực tế và đánh giá tổn hại
về sức khỏe người dân quận Bình Thạnh do ngập úng gây ra, đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị của cá nhân nhằm góp phần làm giảm hiện trạng trên
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu hiện trạng ngập úng đang diễn ra nghiêm trọng tại quận Bình Thạnh, nhằm tìm ra nguyên nhân gây ngập
Lượng hóa những thiệt hại do ngập úng mang lại đối với sức khỏe con người
Đề xuất các giải pháp đối ứng để cải thiện môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 20/03/2009 đến ngày 22/06/2009
1.3.2 Không gian
Đề tài chọn nghiên cứu tại quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh
1.3.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Là những hộ dân sống trên địa bàn thường xuyên xảy ra ngập úng với mức độ
và cường độ nghiêm trọng như khu vực chợ Thanh Đa, đường Nguyễn Hữu Cảnh, Đường Bạch Đằng, Xô Viết Nghệ Tỉnh, Nguyễn Văn Minh, Ngô Tất Tố thông qua việc điều tra phỏng phấn 70 hộ dân
1.3.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tổn hại về mặt kinh tế, ảnh hưởng tới các mặt tài sản, đất đai, giao thông, nhưng tập trung chủ yếu và đi sâu về mặt sức khỏe người dân
Trang 151.4 Cấu trúc khóa luận
Chương 1 Chương mở đầu
Chương này gồm năm phần đó là đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và cuối cùng là cấu trúc khóa luận
Chương 2 Tổng Quan
Trình bày tổng quan về tài liệu nghiên cứu, tổng quan về TP.HCM, quận Bình Thạnh, cùng với những tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam, tổng quan về triều cường và sự biến đổi mực nước trên các con sông Phần tổng quan về tài liệu nghiên cứu sẽ trình bày về tác giả, năm nghiên cứu, tên đề tài và kết quả của nghiên cứu đó Phần tổng quan về quận Bình Thạnh sẽ trình bày về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như chất lượng dân số và nguồn nhân lực, kinh tế - xã hội của quận Phần tổng quan về TP.HCM sẽ trình bày về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội
Chương 3 Chương nội dung và phương pháp nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu có các định nghĩa, khái niệm và các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Phần phương pháp nghiên cứu trình bày những phương pháp chủ yếu mà đề tài ứng dụng để tìm ra kết quả chính như dùng giá trị thị trường để tính toán các tổn hại
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tiến hành phản ánh thực trạng tại địa điểm nghiên cứu Sau đó tiến hành đánh giá tổn hại về giá trị đất đai, giao thông, tài sản, và đi sâu vào vấn đề sức khỏe Từ đó tính tổng thiệt hại do ngập nước gây ra Cuối cùng đề ra các giải pháp, chính sách thích ứng trên phương diện cả nước và tại địa bàn quận
Chương 5 Chương kết luận và kiến nghị
Chương này gồm hai phần chình là phần kết luận và phần kiến nghị Phần kết luận sẽ nói ngắn gọn các kết quả chính mà đề tài đã đạt được trong quá trình thực hiện phần kiến nghị trình bày những đề xuất các giải pháp , chính sách cần thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của vấn đề
1.5 Ý nghĩa đề tài
Với mục tiêu đích nghiên cứu nói trên Đề tài nhằm tìm ra nguyên nhân, đánh giá hiện trạng ngập nước và những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của người dân
Trang 16trong khu vực, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục, cải thiện tình hình, từng bước làm thay đổi và nâng cao chất lượng môi trường trong khu vực
Lượng hóa giá trị kinh tế do ngập nước gây thiệt hại Khi thiệt hại do ngập úng gây ra được biểu hiện bằng giá cụ thể, mọi người thấy được mức độ ảnh hưởng này sẽ
có ý thức cao hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường
Giải quyết và ngăn ngừa ngập úng đồng nghĩa với việc cải thiện tình hình sức khỏe, năng suất lao động và mang lại hạnh phúc cho những người dân sinh sống ở khu vực
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến môi trường, đặc biệt là chất lượng môi trường khí hậu, đây là môi trường dễ bị ô nhiễm, nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Đồng thời kết quả nghiên cứu góp phần nhỏ bé vào nhiệm vụ tăng trưởng kinh
tế của đất nước, hướng đến sự phát triển bền vững
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
Tổng quan là phần thứ hai cũng là phần khá quan trọng của khóa luận Phần
này sẽ mô tả về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu Việc hiểu rõ ràng nội dung của chương này sẽ giúp người thực hiện khóa luận tiến hành điều tra phỏng vấn được thuận lợi hơn, đồng thời làm nền tảng cho việc kiến nghị sau này Trong phần này tôi chủ yếu trình bày về các tài liệu nghiên cứu có liên quan và các đặc điểm cụ thể ở địa bàn nghiên cứu
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề ngập úng luôn là đề tài nóng, sát với thực tế đang diễn ra nghiêm trọng trên địa bàn quận Bình Thạnh nói riêng và cả nước nói chung Nhưng
nó còn khá mới mẻ Các bài viết trước đây chủ yếu là phóng sự, trực quan trực địa, quan trắc các động thái của nước sông, mực nước biển và viết ra bài luận mà chưa đi phân tích sâu vào các vấn đề như kinh tế xã hội, giao thông…Các tài liệu trên thế giới cũng không nhiều, lí do là thiếu nguồn số liệu thứ cấp sẵn có và khó thu thập Vì vậy trong quá trinh thực hiện đề tài tôi tiến hành tham khảo các nguồn tài liệu sau:
Internet, một nguồn cung cấp tài liệu dồi dào
Các bài luận văn liên quan đến đánh giá tổn hại của khóa 30 ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, cụ thể gồm:
Nguyễn Thị Tâm, 2008, đánh giá tổn hại và xây dựng chính sách thích ứng khi mực nước biển dâng lên tại huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, mặc dù đề tài này nghiên cứu ở khía cạnh khác nhưng cũng đã cung cấp cho tôi rất nhiều ý tưởng cũng như phương pháp khi làm bài đánh giá tổn hại
Đỗ Thùy Nhân, 2008, đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh rạch Bà Phường Rạch Dừa TP Vũng Tàu Kết quả đề tài cho thấy TP Vũng Tàu có vai trò là kênh thoát nước,
Trang 18chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều từ biển Đông nên chất bẩn không được đẩy xa xuống hạ lưu, khả năng tự làm sạch nguồn nước bị hạn chế rất nhiều Bên cạnh đó do
hệ thống thoát nước xuống cấp, cùng với việc phải tiếp nhận nhiều nguồn nước thải chưa được xử lý, đặc biệt là lượng nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp cùng với việc vứt rác bừa bãi trên kênh, đã khiến chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng, Vì thế khả năng thoát nước tự chạy rất khó khăn, khả năng dòng chảy kém dẫn đến tình trạng ngập lụt thường xuyên về mùa mưa, ô nhiễm nặng về mùa khô Đây là nguồn số liệu thứ cấp cần thiết cho quá trình tính toán, phân tích
Lê Bách Thảo, 2008, Đánh giá tổn hại và xây dựng chính sách đối ứng khi mực nước biển dâng tại phường Đông Hải – thành phố Phan Rang Tháp Chàm – tỉnh Ninh Thuận Qua việc tham khảo nghiên cứu đề tài đã đạt được những kết luận, những thiệt hại với những con số tương đối và đã đưa ra được hai chính sách đối ứng ngay tại phường, bao gồm chính sách bảo vệ đầy đủ và chính sách né tránh
Tóm lại, các nghiên cứu trên là những tư liệu đáng quý để thực hiện đề tài này Cùng nghiên cứu về đánh giá tổn hại nhưng sự khác biệt của đề tài này so với các nghiên cứu trước là ở chỗ, nghiên cứu này sử dụng nguồn số liệu thứ cấp sẵn có về hiện trạng biến dổi khí hậu để phân tích dưới góc độ kinh tế tài nguyên Bên cạnh đó, khóa luận còn dự báo được xu hướng biến đổi của ngập nước trong tương lai, sự chênh lệch về ngập úng giữa hai mùa Mặt khác, địa điểm nghiên cứu là quận Bình Thạnh – TP.HCM nên cũng có nhiều điểm khác so với các đề tài trước đó
2.2 Tổng quan về quận Bình Thạnh
Quận Bình Thạnh là một quận nội thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng Được xem là một nút giao thông của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông
- Diện tích 2.076ha
- Dân sô 464.397 người ( 2006)
Trang 19Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác
b) Khí tượng - thủy văn
Quận Bình Thạnh có khí hậu của miền Đông Nam Bộ, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo Khí hậu được phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa
Trang 20bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình là 1.979 mm/năm Mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau Thời tiết có tính ổn định, ít xảy ra thiên tai
Nhiệt độ trung bình năm: khoảng 270C, biên độ trung bình giữa các tháng
trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh năm của
động thực vật
Độ ẩm không khí: mùa mưa ẩm độ từ 82% đến 84% và mùa khô ẩm độ từ
77% đến 80%
Chế độ nắng và bức xạ: lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng
140 kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày
2.2.2 Văn hóa - xã hội
Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành
phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành thành phố Hồ
Chí Minh ngày nay Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc,
Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa
phong phú vừa đa dạng Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá,
sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và
tồn tại Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những
người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của
thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết Bên cạnh nền văn hóa vốn
có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công
cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như
một truyền thống văn hóa
a) Dân số:
Dân số trung bình của quận trong năm 2006 vào khoảng 464.397 người, thuộc
dân số trẻ Độ tuổi trung bình từ 0 – 16 chiếm khoảng 32% toàn quận Dân cư phân bố
tương đối đồng đều, với mật độ 22369,8 người/km2 Quận có nhiều dân tộc sinh sống
( 21 dân tộc ) trong đó đa số là dân tộc kinh
Trang 21Nguồn: phòng dân số quận Bình Thạnh (2005)
Lao động: Trong tổng nguồn lao động hiện nay thì lao động đang làm việc
luôn chiếm tỷ lệ cao (64,2%) chủ yếu ở khu vực phi nông nghiệp Điều này phù hợp với địa bàn đang được đô thị hóa như Bình Thạnh
Tổ chức hành chính: Toàn quận có 28 phường, với trụ sở UBND quận đặt tại
số 4 đường Phan Đăng Lưu
b) Lịch sử
Quận Bình Thạnh nằm ở vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng Kinh Thanh Đa được khởi đào vào năm 1897 đã biến bán đảo Thanh Đa–Bình Quới trở thành “vùng sâu” có 3 mặt giáp với sông Chính địa thế này đã tạo nhiều thuận lợi cho phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Bình Hòa–Thạnh Mỹ Tây trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Hiện nay, bán đảo Thanh Đa–Bình
Trang 22Quới xinh đẹp với khí hậu tươi mát là một khu du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở 2
xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây của tỉnh Gia Định, quận có 28 phường được đánh số từ
1 đến 28 Sau hai lần sáp nhập phường (năm 1982 và năm 1988) hiện quận Bình Thạnh còn lại 22 phường
Hình 2.2 Cổng Lăng Lê Văn Duyệt
Nguồn: pgdbinhthanh.tphcm.googlepages.com
Trang 23Hình 2.3 Chợ Bà Chiểu
Nguồn: pgdbinhthanh.tphcm.googlepages.com
c) Du lịch
Khu du lịch Bình Quới là một công viên giải trí, là khu du lịch tái hiện lại lịch
sử khẩn hoang Nam Bộ Tại đây du khách được chiêm ngưỡng cảnh làng quê, sông nước Nam Bộ thời kỳ khẩn hoang và được thưởng thức những món ăn chế biến theo phong cách đồng bằng sông Cửu Long Đây là nơi chụp ảnh cưới ưa thích của rất nhiều đôi uyên ương
Trang 24Hình 2.4 Khu Du Lịch Bình Quới – Thanh Đa
Nguồn: pgdbinhthanh.tphcm.googlepages.com
d) Y tế
Nhân sự :
Cho đến nay đội ngũ cán bộ y tế ở Trung tâm có phát triển hơn trước, hiện có
185 cán bộ, bình quân một cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe cho 2.183 người dân (so với năm 1994 là 6.800 người dân) Trong đó, có 52 bác sỹ bình quân 1 bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho 7.769 người dân
Trang thiết bị dụng cụ y tế và thiết bị văn phòng :
Trong những năm qua Trung tâm cố gắng tập trung đầu tư cơ sở vật trang thiết
bị cho tuyến điều trị cấp quận và tuyến y tế cơ sở Hiện nay Trung tâm có máy siêu âm chẩn đoán, máy X quang hiện đại, xét nghiệm HIV, nồi hấp dụng cụ theo tiêu chuẩn
vô trùng, xe cấp cứu hiện đại … Đặc biệt tuyến y tế phường có đầy đủ trang bị cụng cụ như tuyến điều trị ở quận máy hấp ướt, bàn khám phụ khoa, xe đẩy thuốc bằng inox, dụng cụ hủy kim bằng điện, tủ lạnh, casstte … máy vi tính, máy in EPSON LQ 300 (là quận đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh trang bị cho tuyến phường), bàn làm việc bằng ván Okal, ghế quay cho bác sỹ khám chữa bệnh, xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa cho 20/20 trạm y tế phường
Trang 252.2.3 Giáo dục
Nhìn chung việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là mặt công tác được quận đặc biệt quan tâm Hàng năm quận luôn có sự đầu tư cho việc xây dựng mới trường lớp, nâng cấp trường học, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề đội ngũ giáo viên Từ đó chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao Hiện trong toàn quận hệ mầm non có 16 trường, hệ phổ thông cơ sở có 25 trường tiểu học và trung học cơ sở,
và hệ bổ túc văn hóa một trường Bên cạnh đó, công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục được duy trì và đạt kết quả tốt
2.2.4 Kinh tế
Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây, bên cạnh chăn nuôi và đánh cá
Dưới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo Nhưng do ở
vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng lại ở trung tâm tỉnh lỵ Gia Định nên thủ công nghiệp, thương nghiệp lại có điều kiện phát triển và mở rộng, đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp nhỏ
Trong thập niên 1960, kinh tế Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây chưa có sự thay đổi Nhưng vào thập niên 1970, các nhà tư bản trong và ngoài nước đã có đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghiệp Vì thế, trong 5 năm trước giải phóng, sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể Nông nghiệp tụt hậu do đất đai bị thu hẹp để xây dựng nhà cửa và thương nghiệp phát triển tăng vọt nhằm phục vụ cho một số lượng đông dân cư do quá trình
đô thị hoá và quân sự hoá cưỡng chế
Sau năm 1975 , trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai
Trang 26a) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung tình hình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở quận Bình
Thạnh rất phức tạp Các loại hình tổ chức sản xuất đa dạng và giá trị sản xuất cũng rất
cao Để biết thêm chi tiết về mục này, tôi đưa ra số liệu chi tiết của một số tổ chức sản
xuất và giá trị sản xuất cụ thể của từng đối tượng để minh họa rõ hơn về vấn đề này
Bảng 2.2 Bảng Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Toàn Quận Năm 2006 Chia Theo
Loại Hình Tổ Chức
Loại hình tổ chức Giá trị sản xuất
(triệu đồng) Cơ cấu %
Cty trách nhiệm hữu hạn 805.368 33,56
đồng), chiếm cơ cấu là 48.55%, cao hơn rất nhiều so với đơn vị đứng thứ hai là công
ty trách nhiệm hữu hạn với giá trị sản xuất là 805.368 triệu đồng Điều này cho thấy
rằng việc quản lý về môi trường của các đơn vị sản xuất nhỏ lẽ là rất khó bởi chúng rời
rạc và không thống nhất trong một hệ thống nhất định
b) Thương mại và giá cả
Bên cạnh các tổ chức công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có giá trị sản xuất rất
cao thì thương mại và giá cả của quận cũng không kém Đây là một trong những ngành
mang về nguồn thu lớn cho quận Bảng số liệu tổng hợp 2.3 sẽ minh họa rõ hơn bằng
các con số cụ thể
Trang 27Bảng 2.3 Bảng Doanh Thu và Khối Thương Mại trên Địa Bàn Quận Bình Thạnh
Thực hiện 2006 Chỉ tiêu
(triệu đồng) Tỷ lệ (%)
B Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 13.306.953 97,16
- Công ty trách nhhiệm hữu hạn 5.519.083 40,30
chiếm đa số và đạt tới 97% trong khi đó doanh nghiệp nhà nước chiếm rất ít và chỉ gần
bằng 3% Đề tài đưa ra dẫn chứng trên với ý muốn nói rằng quy mô hoạt động của
doanh nghiệp tư nhân quá nhiều, điều này sẽ dẫn đến sự hủy hoại nhanh dần môi
trường xung quanh Bởi các cơ sở sản xuất hầu như tuôn chất thải trực tiếp ra sông và
không có hệ thống xả thải hợp lý Do đó, chính quyền địa phương cần có chính sách
phù hợp để xử lý thích đáng trường hợp nào mà doanh nghiệp gây hại cho môi trường
c) Xuất nhập khẩu
Để nói rõ hơn vấn đề thương mại giá cả vừa được trình bày ở mục trên thì tôi đưa
ra một vài số liệu về xuất nhập khẩu của quận Số liệu ở bảng 2.4 sẽ cho biết tình hình
hoạt động giao thương trong và ngoài khu vực cũng như trong nước và ngoài nước
Trang 28Bảng 2.4 Tình Hình Thực Hiện Năm 2006 Xuất Nhập Khẩu
Chỉ tiêu Thực hiện năm 2006
(1.000 USD)
Tỷ lệ (%)
II Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 41.422 70
Nguồn phòng thống kê quận Bình Thạnh, năm 2006 Như vậy số liệu cho thấy doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn giữ ưu thế cả ở
tổng kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu Về xuất khẩu doanh nghiệp ngoài quốc
doanh chiếm 35% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 65% Trong khi đó nhập khẩu thì
doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tới 70% và doanh nghiệp nhà nước là 30% Mà
đây lại chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Do
đó tất nhiên lượng chất xả thải ra môi trường là rất lớn Chính vì thế chính quyền địa
phương nên tập trung vào việc quản lý hoạt động sản xuất của các đơn vị sản xuất này
Trang 29CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Một số khái niệm và cơ sở lí luận liên quan đến ngập úng
a) Hiện tượng triều cường
Hiện tượng triều cường nói chung là mực nước biển dâng cao dị trường trong
đó có vai trò của thuỷ triều khi trái đất, mặt trăng và mặt trời thẳng hàng, thường xảy
ra vào mùng 1 và 15 âm lịch Thuỷ triều vẫn có quy luật chung đều đều nhưng do kết hợp với các hiệu ứng khác nữa mới tạo nên mực nước biển dâng dị thường vào thời điểm này Dặc biệt trong giai đoạn hiện nay loài đang phải đối mặt với rất nhiều vấn
đề mà trong đó khí hậu biến đổi luôn là chuyện được quan tâm nhiều nhất
b) Cường độ mưa
Cường độ mưa có ảnh hưởng rất lớn đến ngập nước, thống kê tài liệu mưa nhiều năm đo được tại trạm Tân Sơn Hòa cho thấy có một xu hướng tăng dần của những trận mưa có cường độ lớn nhất hàng năm với tốc độ bình quân khoảng 0.8mm/năm cùng với tần suất xuất hiện tăng dần của những trận mưa lớn có cường độ
từ 100mm trở lên, cụ thể như sau: giả sử lấy khoảng 1952 – 1961 làm mốc, tức số lần suất hiện là 0; đến khoảng 1962 – 1971 tần suất là 1; 1972 – 1981 tần suất là 2; 1082 –
1991 tấn suất là 2; 1002- 2002 tần suất suất hiện là 4 Các kiểm định thống kê (Barlett,Student-T) cũng đã khẳng định xu thế tăng dần của cường độ mưa theo thời gian với mức tin cậy 99% Điều này, cùng với sự gia tăng của quá trình đô thị hóa đã làm cho hiện tượng quá tải của hệ thống thoát nước (HTTN) xảy ra thường xuyên hơn Tuy nhiên tình trạng ngập úng xảy ra cả với những trận mưa có cường độ nhỏ hơn nhiều cho thấy nguyên nhân của vấn đề còn do những yếu tố khác
Trang 30c) Khả năng thoát nước của kênh rạch nhỏ
Khái niệm kênh rạch nhỏ được đề cập trong bài này là một khái niệm thủy lực
để chỉ những kênh rạch mà mực nước của chúng bị tác động đáng kể bởi lưu lượng đổ vào Là nơi nhận nước của các cống thoát nước cấp 2, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với khả năng thoát nước mưa trên lưu vực Nếu như mực nước trên các sông lớn chỉ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các điều kiện biên lưu lượng xả lũ từ các hồ chứa ở thượng nguồn và mực nước triều biển Đông, thì mực nước trên hệ thống kênh rạch nhỏ lại chịu tác động bởi cường độ mưa tại chỗ tạo ra lưu lượng chảy tràn khi mà kích thước và đặc tính lòng dẫn đã bị thu hẹp một cách đáng kể trong quá trình đô thị hóa Những tính toán mô phỏng và đo đạc thực tế cho thấy hiện tượng mực nước dâng lên trên những kênh rạch nhỏ khi xuất hiện mưa lớn là rất quan trọng bên cạnh ảnh hưởng của thủy triều truyền vào từ các sông lớn Trong trường hợp này, khả năng thoát nước của kênh rạch sẽ quyết định mực nước tính toán tại các vị trí cửa xả chứ không phải thủy triều ngoài sông lớn
d) Khả năng thoát nước của hệ thống cống thoát nước
Đây là khía cạnh quan trọng nhất liên quan đến vấn đề ngập nước ở thành phố
Hồ Chí Minh cũng như quận Bình Thạnh Quan sát thực tế cho thấy số lượng những khu vực bị ngập úng trong khu vực nội thành xảy ra ở những vùng có cao độ từ +2,0 – 5,0m chiếm đến 65% trường hợp, so với chỉ 25% trường hợp quan sát được ở những khu vực có cao độ dưới +1,5m Sự quá tải của HTTN có thể bị gây ra bởi hai nguyên nhân: cống bị hư hỏng/bồi lấp và do những sai sót về kỹ thuật trong thiết kế và thi công Theo thống kê cho thấy có trên 60% trường hợp hư hỏng của hệ thống cống thoát nước trong địa bàn quan sát trên 568 mẫu khảo sát Những trường hợp hư hỏng chủ yếu xảy ra đối với các cống loại nhỏ có đường kính từ 600mm trở xuống Vị trí xảy ra hư hỏng của cống trùng hợp với tình trạng ngập úng là 176/212 trường hợp, chiếm tỉ lệ 69%
3.1.2 Vấn đề biến đổi khí hậu
a) Khái niệm:
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân
Trang 31Việt Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu
và trong đó có ảnh hưởng của nước biển dâng Khi nước biển dâng thì Đồng Bằng Sông cửu Long sẽ là nơi bị đe doạ mạnh mẽ nhất Vậy bước đầu phải nghiên cứu để chúng ta hiểu và nâng cao nhận thức
Trong thế kỷ này nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên từ 2 - 3 độ C Rất nhiều đối tượng bị tác động bởi vấn đề biến đổi khí hậu Ví dụ như Miền Nam nước ta nhiệt độ tăng thêm 2-3 độ C thì khí hậu chỉ nóng lên thôi Nhưng nếu miền Bắc nhiệt độ trung bình là 16 độ, mà nhiệt độ trung bình cuối thế kỷ này với tháng giêng, tháng 2 tăng lên
19 - 20 độ C vậy là chúng ta sẽ mất mùa đông, mất cả sinh hoạt và tập quán nào đó - đây cũng là vấn đề và thay đổi cấu trúc về khí hậu và môi trường
Tác động của thay đổi khí hậu sẽ làm thay đổi tính biến động của khí hậu Kéo theo những trận mưa lớn sẽ nhiều hơn, hạn hán cũng nhiều hơn Hay, bão sẽ thay đổi cấu trúc của nó đi Những cơn bão lớn có thể tăng lên Bão trước kia chỉ tập trung ở bờ biển Bắc bộ và Trung bộ nhưng biến đổi khí hậu có thể làm cho bão di chuyển dần vào bên trong
b) Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra khí thải nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác
c) Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
Sự nóng lên của khái quyển trái đất nói chung; sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất; sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển; sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hang nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; sự thay đổi hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác; sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển , các địa quyển; các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 đã thông qua công ước khung về biển đỏi khí hậu của lien hợp quốc Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể
Trang 32ngăn ngừa được dự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với
sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc đề suất lương thực không bị đe dọa và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững
3.1.3 Vấn đề ô nhiễm mối trường tại quận Bình Thạnh TP.HCM
a) Ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông
Bình Thạnh là quận nội thành, lượng xe tham gia giao thông thuộc vào tốp đông nhất nhì thành phố Chính vì vậy ô nhiễm nó gây ra cũng không phải nhỏ mà trong đó
ô nhiễm không khí bị ảnh hưởng nặng nề nhất Khí thải từ các phương tiện giao thông
và do hệ thống giao thông kém chất lượng là nguyên nhân trực tiếp Gần 90% xe cộ ở quận là xe máy, là loại động cơ thải ra rất nhiều bụi, CO và hydrocacbon Tình trạng kẹt xe gia tăng càng làm nồng độ bụi hạt tăng cao Sự gia tăng liên tục các phương tiện giao thông đã là một chỉ báo đáng ngại về chất lượng không khí, nhưng nguy hiểm hơn
là chất lượng xăng dầu Từ năm 2005 đến nay, nồng độ chì trung bình tăng 1,4 đến 2,4 lần Nồng độ khí benzene, toluene và xylem tăng cao gấp 2 đến 4 lần ở những trục giao thông có lưu lượng phương tiện giao thông cao
b) Ô nhiễm môi trường do bụi công trường
Trên đường Nguyễn Hữu Cảnh quận Bình Thạnh, có rất nhiều công trường quy
mô lớn: dự án cầu Thủ Thiêm, công trình Saigon Pearl, dự án quy hoạch chỉnh trang tái định cư khu vực phường 22 ngày ngày thải ra môi trường một lượng bụi khổng
lồ
Các công trường ở đây lại cao hơn mặt đường, sau mỗi trận mưa lớn, bùn đất,
xà bần bị cuốn trôi ra vỉa hè, tràn ra đường Trời nắng, bùn khô lại, xe cộ chạy qua cuốn bay tứ tung Những lúc như vậy đi qua đây, mọi người đều mắt nhắm, mắt mở!
c) Ô nhiễm môi trường do rác thải – nước thải sinh hoạt
Theo thống kê của phòng tài nguyên môi trường quận Bình Thạnh, khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày vào khoảng 8,3 nghìn tấn rác/ngày, lượng rác quá nhiều đến mức không còn chỗ để chôn lấp, rất phức tạp và mất vệ sinh Trong khi đó, điều đáng báo động cho tình trạng làm cho môi trường quận bị ô nhiễm nặng là tình trạng người dân hiện nay rất thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung Rác sinh hoạt,
Trang 33Bên cạnh đó vẫn còn một số bãi rác không có tường bao quanh, không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại các bãi trung chuyển hiện nay là khá nghiêm trọng Mặt khác nước rỉ từ các xe chở rác dọc theo tuyến đường vận chuyển đang gây mất vệ sinh và ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường
Tóm lại, rác thải đô thị là đối tượng đang gây gây ô nhiễm rất lớn đối với môi trường và gây mất cảnh quan môi trường đô thị, từ khâu tổ chức thu gom từ các hộ gia đình đến khâu lưu giữ tại các bãi trung chuyển và tổ chức xử lý
d) Ô nhiễm môi trường do ngập úng
Quận Bình Thạnh luôn nổi tiếng là nơi có nhiều điểm ngập nước, mùa khô ngập
do triều cường, mùa mưa ngập do triều cộng với mưa lớn, hệ thống thoát nước hoạt đông kém hiệu quả Theo quan sát, chỉ với một cơn mưa đầu mùa kéo dài hơn một tiếng đã gây ngập trên diện rông, có thể kể tới đường Nguyễn Hữu Cảnh, chợ Thanh
Đa, đường Nguyễn Văn Minh, Xô Viết Nghệ Tỉnh, Phan Đăng Lưu, Ngô Tất Tố, khu vực cầu Thị Nghè…, một điều lo ngại nhất đối với người dân là nước dâng tới đâu mang theo các thành phần gây ô nhiễm tới đó, rất khủng khiếp Nước mưa lẫn với nước cống thải của thành phố, màu đen xỉn, mùi hôi nồng nặc kèm theo đủ các loại rác trôi vào nhà, cái khổ là vấn nạn năm nào cũng gặp, năm sau tình trạng tồi tệ hơn năm trước
e) Rác thải từ chợ và trung tâm thương mại
Các trung tâm thương mại và chợ trên địa bàn quận Bình Thạnh hiện nay đều không có hệ thống xử lý nước thải từ khu vực kinh doanh hàng tươi sống và các thiết
bị thu gom rác chưa được đầu tư tốt, đặc biệt là khu chợ Thanh Đa, chợ Bà Chiểu, nên công tác bảo vệ môi trường đối với loại hình kinh doanh này cần phải đầu tư nhiều hơn với công tác vệ sinh môi trường
3.1.4 Ô nhiễm không khí
a) Ô nhiễm không khí (ONKK):
Là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí: khí cacbon tăng lên nhiều lần, bụi, hơi nước, và các khí độc hại cũng tăng
lên, làm không khí không sạch và có mùi khó chịu
Trang 34b) Nguồn gây ô nhiễm không khí
Có nhiều nguồn gây ONKK nhưng có thể chia thành 2 nguồn chính: nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo
- Nguồn gốc tự nhiên: phun núi lửa, hiện tượng cháy rừng với các khí cacbon monoxit (CO), cacbon dioxit (CO2), quá trình phân hủy giải phóng ammoniac (NH3), metan (CH4), oxitnitơ (NO2)
- Nguồn gốc nhân tạo: nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu
là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông
3.1.5 Ô nhiễm môi trường nước
a) Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho CN, NN, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”
b) Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm các nguồn nước có thể xảy ra do ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo:
- Ô nhiễm tự nhiên: là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do tuyết tan, gió bão lũ lụt và do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm như: chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước
- Ô nhiễm nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu là các chất thải sinh hoạt CN, NN, giao thông vào môi trường nước
c) Đặc trưng ô nhiễm môi trường nước
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây: có xuất hiện các
chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn; thay đổi tính chất
vật lý (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ, v.v.), thay đổi thành phần hóa học (PH, hàm
lượng của các chất hữu cơ và vô cơ; xuất hiện các chất độc hại, v.v.); lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ
Trang 35vừa mới thải vào; các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng, có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh
d) Các loại ô nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước Dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt; dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương; dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý
- Ô nhiễm sinh học của nước: ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị
hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, v.v Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được như sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh, v.v Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước Thí dụ như thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dân Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là
skatol
- Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ: do thải vào nước các chất nitrat, phosphat
dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn,
Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp Nhiễm độc chì (đó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, crom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh) Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại Khi phân bón được sử dụng một
Trang 36cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới
- Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa, v.v Hydrocarbons (CxHy): hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và hydrogen Vài CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và ethylen) ở dạng khí trong nhiệt độ và áp suất bình thường Tuy nhiên , đại đa số CxHy là chất lỏng và rắn Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ (Walker et al., 1996) Chúng là một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại Vấn đề hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá Ðôi khi cá bắt được không thể ăn được vì có mùi dầu lửa Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon Sự thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển; Chất tẩy rữa là bột giặt tổng hợp và xà bông: bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950 Chúng là các chất hữu
cơ có cực (polar) và không có cực (non-polar) Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo Ngoài các xà bông Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm sử dụng
trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni); nông dược (pesticides): các nông dược
hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp Thuật ngữ pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là chất diệt dịch hay chất diệt hoạ Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước Nguyên nhân gây ô nhiễm
là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển Sử dụng
Trang 37e) Vài tác động cơ bản do ô nhiễm môi trường nước gây ra
- Tác động đến con người: nước là đường truyền bệnh rất nguy hiểm Nguồn
nước ô nhiễm tác động đến người dân thể hiện qua sức khoẻ cộng đồng, khi ăn các loài thực phẩm như cá, tôm, ngêu…bị nhiễm độc do nước ô nhiễm, con người sẽ mắc nhiều chứng bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư, ngoài ra nguồn nước còn gây ra các bệnh
thương hàn, kiết lị, dịch tả Nguyên nhân là do trong nước ô nhiễm có nhiều vi khuẩn
và nấm gây bệnh cho người Những người xây cất nhà trái phép, lấn chiếm kênh rạch, thải rác xuống nước gây ô nhiễm môi trường nước, nhưng chính họ cũng là nạn nhân chịu ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm Nhiều gia đình đã quen với mùi hôi thối
và màu nước đen dơ bẩn trên kênh rạch Việc thải rác xuống sông, rạch đã gần như thói quen của họ và họ quan niệm rằng khi nước đã bẩn thì không cần gìn giữ gì nữa, và thờ
ơ với môi trường bị ô nhiễm
- Tác động đến đời sống thủy sinh: môi trường nước bị ô nhiễm dù ở mức độ nhẹ hay rất năng cũng đều gây ra ảnh hưởng xấu nhất đến giới tự nhiên, đến các hệ sinh thái, khu hệ động thực vật, thủy sinh, v.v Nguồn nước bị ô nhiễm đã tác đông đến các loại động thực vật, mà môi trường sống và sự phát triển của chúng có liên quan chặt chẽ với kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng… đó là các loại thưc vật ven mép nước, vựa sông rạch, cây trồng nông nghiệp như lúa, rau muống, sen, súng, cói, cây rừng ngập
Trang 38mặn và các loài động thực vật thủy sinh, gồm vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nổi, động vật đáy và các loài thủy sản như tôm, cá, và các loại khác
- Tác động của nước mặt bị ô nhiễm đến nước ngầm: khi môi trường nước bị ô nhiễm vùng ven sông rạch, vùng bán ngập do mạch nước ngầm nông, nguồn nước mặt khi bi ô nhiễm với nhiều yếu tố độc hại đã di chuyển thẳng xuống mạch nước ngầm theo phương thẳng đứng hoặc từ nước sông ngấm vào mạch nước ngầm theo phương nằm ngang, dưới tác động của thủy triều mà không qua quá trình gạn lọc, làm sạch tự nhiên của môi trường đất Như vậy các nguồn nước sông, nước kênh bi ô nhiễm sẽ gây
ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nuớc ngầm tầng nông
f) Tiêu chuẩn về môi trường nước
Nước được chia làm 3 đối tượng: nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ Trong đó: nước mặt là nước sông, suối, kênh rạch, ao, hồ, v.v
Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt là giới hạn tối đa cho phép sự tồn tại các chất ô nhiễm trong nước mặt, được đặt ra để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sự cân bằng sinh thái và môi trường
Tiêu chuẩn nước mặt được chia thành 3 loại: loại A, loại B và loại dùng cho tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Trong đó Loại B là nước mặt dùng cho mục đích: tắm, rửa, vui chơi giải trí, thể thao, v.v
Trang 39Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có qui định riêng
Trang 403.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
a) Số liệu thứ cấp: điều tra thu thập từ phòng Quản Lí Đô Thị quận Bình
Thạnh, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng quận Bình Thạnh, Phòng Kinh Tế quận Bình Thạnh, phòng Thống Kê quận Bình Thạnh
b) Số liệu sơ cấp: được điều tra ngẫu nhiên 70 mẫu, cách điều tra là phỏng vấn
trực tiếp theo mẫu “phiếu thu thập số liệu về tình hình ngập lụt và tổn hại do ngập ở quận Bình Thạnh”
3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Qua thực tế tìm hiểu về khu vực quận Bình Thạnh và tham khảo thông tin các báo cáo, các bài viết về ngập nước trên báo đài, internet, mô tả hiện trạng quận, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu tình trạng ngập nước
3.2.3 Phương pháp tài sản nhân lực (Human Capital Method)
Ước lượng chi phí về tổn hại sức khỏe do sự thay đổi môi trường gây ra cho
con người
Tổng chi phí = (chi phí chữa bệnh trung bình ngày /người * số ngày bệnh * số người) + (tiền lương trung bình ngày/người * tổng số ngày không thể lao động do bệnh) + (tiền lương trung bình ngày/người * tổng số ngày thân nhân chăm sóc bệnh nhân)
Phương pháp này cho thấy: Ngoài chi phí chữa bệnh, thực tế xã hội còn gánh thêm một phần chi phí cơ hội (số ngày không đi làm)
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Tính toán, tổng hợp số liệu, sử dụng excel
3.2.5 Phương pháp phân tích hồi qui
a) Khái niệm hồi quy
Hồi quy là công cụ cơ bản để đo lường kinh tế ‘phân tích hồi quy là nghiên cứu
sự phụ thuộc của một biến – biến phụ thuộc, vào một hay nhiều biến khác – biến giải thích, với ý tưởng là dự đoán hay ước lượng giá trị trung bình (hay trung bình của tổng thể)