1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Kế Hoạch Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Tỉnh Quảng Ninh

229 581 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 229
Dung lượng 8,35 MB

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU...7 Chương I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỰ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 LỜI GIỚI THIỆU 2

2 CƠ SỞ PHÁP LÝ 3

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI 5

4 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU 7

Chương I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NINH 12

I.1 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỈNH QUẢNG NINH 12

I.1.1 Nhiệt độ 12

I.1.2 Mưa 15

I.1.3 Nắng 17

I.1.4 Độ ẩm 18

I.1.5 Gió 18

I.1.6 Thủy văn 19

I.1.7 Hải văn 24

I.2 KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 26

I.2.1 Kịch bản Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng cho Việt Nam 26

I.2.1.1 Về nhiệt độ 26

I.2.1.2 Về lượng mưa 28

I.2.1.3 Kịch bản Nước biển dâng 30

I.2.1.4 Khuyến nghị kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam 30

I.2.2 Kịch bản Biến đổi khí hậu ở Quảng Ninh 31

I.2.2.1 Nhiệt độ 31

I.2.2.2 Lượng mưa 32

I.2.2.3 Mực nước biển dâng 33

I.2.3 Những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu 35

Chương II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015 VÀ TẦM NHÌN 2020 38

II.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 38

II.1.1 Nông nghiệp 38

Trang 2

II.1.1.1 Sản xuất trồng trọt 38

II.1.1.2 Chăn nuôi 39

II.1.1.3 Dịch vụ nông nghiệp 40

II.1.2 Thủy sản 40

II.1.3 Lâm nghiệp 41

II.1.4 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 43

II.1.5 Giao thông 43

II.1.6 Thương mại - dịch vụ 44

II.1.7 Du lịch 44

II.1.8 Văn hóa - xã hội 45

II.1.9 Khoa học Công nghệ và Môi trường 47

II.2 ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015 VÀ TẦM NHÌN 2020 48

II.2.1 Quan điểm phát triển 48

II.2.2 Mục tiêu phát triển 49

II.2.3 Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực 50

II.2.3.1 Công nghiệp 50

II.2.3.2 Du lịch 51

II.2.3.3 Thương mại,xuất nhập khẩu các ngành dịch vụ khác 51

II.2.3.4 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 51

II.2.3.5 Kết cấu hạ tầng 52

II.2.3.6 Phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội 54

II.2.3.7 Định hướng quy hoạch sử dụng đất 57

II.2.3.8 Định hướng tổ chức kinh tế theo không gian lãnh thổ 58

II.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA PHÁT TRIỂN KT-XH TRONG VIỆC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀ NBD 58

II.3.1.Thuận lợi 58

II.3.2 Khó khăn 61

Chương III: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH VỀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 64

III.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 64

III.1.1 Đánh giá tác động của BĐKH đến các khu vực 64

III.1.1.1 Khu vực phát triển đô thị 64

III.1.1.2 Khu vực phát triển trọng điểm về Nông – Lâm – Ngư nghiệp 65

Trang 3

III.1.1.3 Khu vực phát triển trọng điểm về công nghiệp 66

III.1.1.4 Khu vực phát triển trọng điểm về du lịch 66

III.1.1.5 Khu vực có độ nhạy cảm cao về tài nguyên và môi trường 67

III.1.2 Đánh giá tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực 67

III.1.2.1 Tài nguyên nước 67

III.1.2.2 Hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH 70

III.1.2.3 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 76

III.1.2.4 Công nghiệp và xây dựng 80

III.1.2.5 Thương mạ 84

III.1.2.6 Giao thông vận tải và du lịch 84

III.1.2.7 Quản lý tài nguyên và môi trường 87

III.1.2.8 Giáo dục, Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng 88

III.1.2.9 Phát triển dân số, xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống dân cư 90

III.1.3 Đánh giá tổng thể tác động của BĐKH đối với tỉnh Quảng Ninh 91

III.1.4 Đánh giá các cơ hội trong ứng phó với BĐKH 95

III.2 ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHO NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CHÍNH 95

III.2.1 Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH (bao gồm thích ứng và giảm nhẹ) đối với các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh 95

III.2.1.1 Thích ứng với BĐKH theo các lĩnh vực 95

III.2.1.2 Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: 134

III.2.2 Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của các giải pháp đã xác định 147

III.2.2.1 Hiệu quả về kinh tế 147

III.2.2.2 Hiệu quả về xã hội 147

III.2.2.3 Hiệu quả về môi trường 148

III.2.3 Lựa chọn các giải pháp ưu tiên đối với từng lĩnh vực của tỉnh Quảng Ninh theo các tiêu chí xác định 148

III.3 KHẢ NĂNG LỒNG GHÉP VÀO CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÁC 151

III.3.1 Các nguyên tắc, quan điểm chung trong vấn đề lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu 152

Trang 4

III.3.1.1 Quan điểm chung về lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu 152

III.3.1.2 Sự cần thiết của lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển 153

III.3.2 Lồng ghép các vấn đề biến đổi và nước biển dâng vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 154

III.3.2.1 Lồng ghép thích ứng và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu lên các chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường 154

III.3.2.2 Lồng ghép thích ứng và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu lên các chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp 156

III.3.2.3 Lồng ghép thích ứng và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu lên các chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực phát triển hạ tầng, công nghiệp, năng lượng 158

III.3.2.4 Lồng ghép thích ứng và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu lên các chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ 161

III.3.2.5 Lồng ghép thích ứng và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu lên các chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội, Y tế, sức khỏe và lao động việc làm 161

Chương IV: XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 164

IV.1 XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC HOẠT ĐỘNG/CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỪNG ĐỊA BÀN VÀ TỪNG NGÀNH, LĨNH VỰC TRONG TỈNH 164

IV.1.1 Cơ sở khoa học và phương pháp sử dụng xây danh mục các dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH của tỉnh Quảng Ninh 164

IV.1.2 Các dự án ưu tiên 176

IV.1.2.1 Các tiêu chí xác định ưu tiên 176

IV.1.2.2 Chấm điểm Hoạt động/Chương trình/Dự án 178

IV.2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 185

IV.3 PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG/CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 191

Chương V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 195

Trang 5

V.1 CƠ CHẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

195

V.1.1 Về quy hoạch 195

V.1.2 Về công tác kế hoạch hoá 195

V.1.3 Về huy động vốn đầu tư 195

V.1.4 Đẩy mạnh hoạt động các chương trình trọng điểm 195

V.1.5 Về nguồn nhân lực 195

V.1.6 Về ứng dụng Khoa học & Công nghệ 195

V.1.7 Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, tăng cường năng lực quản lý cấp cơ sở (xã, phường) 196

V.2 HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 196

V.2.1 Thành lập Ban ứng phó biến đổi khí hậu 196

V.2.2 Trách nhiệm các đơn vị trong tỉnh 198

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 200

1 KẾT LUẬN 200

2 KIẾN NGHỊ 201

TÀI LIỆU THAM KHẢO 203

Trang 6

DANH MỤC BẢNGBảng I.1: Đặc trưng nhiệt độ trung bình tỉnh Quảng Ninh từ năm 1980 ÷ 2010(0C) 12Bảng I.2: Lượng mưa trung bình các tháng tại một số trạm trên địa bàn tỉnh QuảngNinh quan trắc trong nhiều năm 15Bảng I.3: Số giờ nắng trung bình các tháng tại một số trạm trên địa bàn tỉnh QuảngNinh được quan trắc trong nhiều năm 17Bảng I.4: Diến biến độ ẩm không khí trung bình các tháng tại một số trạm trên địa bàntỉnh Quảng Ninh được quan trắc trong nhiều năm 18Bảng I.5: Các hồ có khả năng cấp nước sinh hoạt cho các đô thị và khu công nghiệptrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 22Bảng I.6: Trữ lượng nước dưới đất ở một số vùng của tỉnh Quảng Ninh 23Bảng I.7: Mức tăng nhiệt độ TB năm (0C) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bảnphát thải thấp (B1) 26Bảng I.8: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịchbản phát thải trung bình (B2) 27Bảng I.9: Mức tăng nhiệt độ TB năm (0C) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bảnphát thải cao (A2) 27Bảng I.10: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịchbản phát thải thấp (B1) 28Bảng I.11: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980÷1999 theo kịch bản phátthải trung bình (B2) 29Bảng I.12: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịchbản phát thải cao (A2) 29Bảng I.13: Mực NBD (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999 30Bảng I.14: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theokịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Quảng Ninh 31Bảng I.15: Nhiệt độ TB của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2020 - 2100 (0C) so với thời kỳ

1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 32Bảng I.16: Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phátthải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Quảng Ninh 32Bảng I.17: Lượng mưa TB của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2020 ÷ 2100 so với thời kỳ

1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 33Bảng I.18: Mực NBD so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình(B2) khu vực tỉnh Quảng Ninh 34

Trang 7

Bảng I.19: Phạm vi ngập theo kịch bản nước biển dâng ứng với các mức triều tại các

khu vực 35

Bảng II.1: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá cố định 1994) 38

Bảng II.2: Diễn biến sản xuất một số cây trồng chính giai đoạn 2005÷2010 39

Bảng II.3: Diễn biến quy mô ngành chăn nuôi từ năm 2005-2010 40

Bảng II.4: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (ha) 40

Bảng II.5: Diễn biến sản xuất lâm nghiệp(giá cố định 1994) 42

Bảng II.6: So sánh cơ cấu các ngành công nghiệp tỉnh giai đoạn 2008 ÷ 2010 43

Bảng II.7: Một số chỉ tiêu cơ bản 49

Bảng II.8: Tốc độ tăng trưởng (%) 50

Bảng II.9: Dự báo dân số, lao động đến năm 2020 54

Bảng II.10: Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2015 57

Bảng III.1: Tình hình nhiễm bệnh lùn sọc đen trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vụ Đông Xuân 2010 77

Bảng III.2: Số vụ cháy và diện tích rừng bị cháy qua các năm từ 2006 ÷ 2009 79

Bảng III.3: Tổng hợp thiệt hại do bão và mưa lũ qua các năm từ 1999 ÷ 2009 79

Bảng III.4: Mạng lưới thuỷ điện và nhiệt điện tại Quảng Ninh 83

Bảng III.5: Tổng hợp dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 90

Bảng III.6: Tình hình mắc bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 90

Bảng III.7: Tổng hợp tình hình thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 1999 - 2009 92

Bảng III.8: Các khu vực, lĩnh vực và đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 94

Bảng IV.1: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường 165

Bảng IV.2: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH lĩnh vực Nông nghiệp 169

Bảng IV.3: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH lĩnh vực Khoa học và Công nghệ 172

Bảng IV.4: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH lĩnh vực Năng lượng 173

Bảng IV.5: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH lĩnh vực Y tế và Sức khỏe 174

Trang 8

Bảng IV.6: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKHlĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch 174Bảng IV.7: Danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKHlĩnh vực Lao động việc làm và sinh kế của người dân 175Bảng IV.8 Mức điểm đánh giá đối với các tiêu chí 176Bảng IV.9 Chấm điểm Hoạt động/Chương trình/Dự án 178Bảng IV.10 Biểu thời gian, kinh phí và nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện các

dự án ưu tiên 187

Trang 9

DANH MỤC HÌNH Hình I.1 Diễn biến nhiệt độ trung bình năm giai đoạn (1980 ÷ 2010) tại các trạm quan

trắc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 14

Hình I.2 Diễn biến thay đổi lượng mưa trung bình năm giai đoạn (1980-2010) tại các trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh quảng Ninh 17

Hình I.3: Kết quả tính toán xác định vùng ngập của tỉnh Quảng Ninh với kịch bản cao 34

Hình III.1 San hô bị chết ở Vịnh Hạ Long 73

Hình III.2 Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp 76

Hình III.3 Tác động đến văn hóa xã hội từ việc di dân 91

Hình III.4 Mô hình ao thu giữ nước lót HDPE (HDPE: High Density Polyethylen) 97

Hình III.5 Quy trình xử lý nước lợ theo công nghệ lọc RO 98

Hình III.6 Hệ thống xử lý theo công nghệ lọc RO 99

Hình III.7 Kỹ thuật tưới ướt - khô xen kẽ tiết kiệm nước cho lúa 101

Hình III.8 Bãi rừng ngập mặn trên vịnh Hạ Long 106

Hình III.9 Thiết lập vùng đệm cho rừng ngập mặn phát triển khi nước biển dâng 106

Hình III.10 Mô hình dùng lưới bao quanh các ô thủy sản 108

Hình III.11 Khu neo đậu tàu, thuyền tránh bão tại Quảng Ninh 111

Hình III.12 Mô hình nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội nước vùng nông thôn 114

Hình III.13 Quy trình công nghệ xử lý rác 115

Hình III.14 Cảng giao thông vận tải thủy tại Quảng Ninh 126

Hình III.15 Phương án tái sử dụng nước mưa tại nguồn 130

Hình III.16 Nhân rộng mô hình cây xanh, thảm cỏ trên vỉa hè 131

Hình III.17 Mô hình vỉa hè xanh 131

Hình III.18 Kiên cố hóa hệ thống kênh dẫn nước vừa sử dụng để thoát nước vừa phục vụ tưới tiêu 131

Hình III.19 Hồ điều tiết 132

Hình III.20 Mô hình Quy hoạch phát triển đô thị sinh thái chú trọng xây dựng hồ điều tiết 132

Hình III.21 Các thiết bị lượng mặt trời 136

Hình III.22 Mô hình tua-bin phong điện tại Bình Thuận 137

Hình III.23 Đèn năng lượng mặt trời đặt tại các công viên và vỉa hè 138

Hình III.24 Kết hợp cả năng lượng gió và mặt trời trong chiếu sáng công cộng 138

Trang 10

Hình III.25 Mô hình Biogas tại hộ chăn nuôi gia đình 139

Hình III.26 Mô hình giếng đứng thu hồi khí mê tan 140

Hình III.27 Mô hình giếng Gob thu hồi khí mê tan 140

Hình III.28 Cấu trúc giếng ngang thu hồi khí trong các vỉa than 141

Hình III.29 Mạng lưới lỗ khoan ngang được bố trí trong các đường lò theo mô hình giếng ngang 141

Hình III.30 Mô hình hệ thống thủy điện Pico 142

Hình III.31 Hệ thống thu hồi khí metan để sử dụng năng lượng 144

Hình III.32 Ngôi nhà xây dựng bằng ván ép từ rơm rạ và phế thải nông nghiệp 146

Hình III.33 Thu hồi khí để làm nhiên liệu từ bãi rác 146 Hình V.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo ứng phó BĐKH của tỉnh Quảng Ninh 197

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

GTTT : Giá trị tăng thêm

Trang 12

HĐND : Hội đồng nhân dân

HN&GDTX : Hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên

IPCC : International Panel on Climate Change

KH&CN : Khoa học và công nghệ

KTQD : Kinh tế quốc doanh

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS&VSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường

Trang 13

TCCP : Tiêu chuẩn cho phép

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT : Tài nguyên môi trường

TN&MT : Tài nguyên và môi trường

TSS : Total Suspended Solids

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

TTTH : Truyền thanh truyền hình

Trang 15

A PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 LỜI GIỚI THIỆU

Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến động về chính trị, kinh tế,

xã hội và môi trường Trong đó, biến đổi khí hậu(1) đang là vấn đề toàn cầu được loàingười quan tâm sâu sắc Theo kết quả đánh giá của Chương trình Phát triển Liên HợpQuốc, Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất trướctác động của Biến đổi khí hậu Nếu mực nước biển dâng cao lên 1 m, Việt Nam sẽ mất5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10%thu nhập quốc nội (GDP) Nước biển dâng 3÷5 m đồng nghĩa với một thảm họa có thểxảy ra ở Việt Nam

Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến nước ta mà điển hình là làmcho các thiên tai, đặc biệt là bão lũ, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt hơn Khoảng

50 năm qua, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 0,7°C; mực nước biển đã dângkhoảng 20 cm Trong khi đó, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm không rõrệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạngiảm xuống Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùngkhí hậu phía Nam Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm đã giảm khoảng 2%trong 50 năm qua Số lượng những đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm

đi rõ rệt trong 2 thập niên gần đây, như năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15 - 16 đợtkhông khí lạnh (bằng 56% trung bình nhiều năm) Một biểu hiện dị thường gần đâynhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, réthại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2-2008, gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp

Số lượng ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập niên 1981

-1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây Đồng thời số cơnbão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam,mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.Sau bão thường là mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống(2)

Đứng trước yêu cầu cấp bách đó, ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủNguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 158/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mụctiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”, với 9 nhiệm vụ và giải pháp

Quyết định chỉ rõ ứng phó với biến đổi khí hậu được tiến hành trên nguyên tắcphát triển bền vững, đảm bảo tính hệ thống, tổng hợp, liên ngành, liên vùng, bìnhđẳng về giới, xóa đói giảm nghèo

1() Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng

kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo hoặc đến hoạt động

của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người - Theo công ước chung của LHQ

về Biến đổi khí hậu)

2() Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011.

Trang 17

Theo Quyết định này, các Bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện việc đánh giámức độ của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đối với các lĩnh vực, các ngành, các địaphương trong từng giai đoạn, tích hợp vấn đề này vào các chiến lược, chương trình,quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và các địa phương.Những nỗ lực ứng phó của nước ta sẽ là động thái tích cực trong công cuộc giảm nhẹbiến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu.

Là một tỉnh ven biển Việt Nam, trong những năm qua song song với những lợithế mà biển đem lại, Quảng Ninh đã phải gánh chịu không ít những tác động tiêu cực.Dưới những biến động bất thưởng của Biến đổi khí hậu, Quảng Ninh sẽ gánh chịunhững ảnh hưởng rõ rệt do Biến đổi khí hậu gây ra

Các tác động bất lợi từ Biến đổi khí hậu tới Quảng Ninh đang hiện hữu trướcmặt, các tác động này là không thể tránh khỏi và có tính tiềm tàng, lâu dài Từ thực tế

đó, việc xây dựng kế hoạch ứng phó với Biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh QuảngNinh là việc làm hết sức ý nghĩa, góp phần thực hiện thằng lợi Chương trình Mục tiêuQuốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu

2 CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã được chính phủViệt Nam phê chuẩn ngày 16 tháng 11 năm 1994;

- Nghị định thư Kyoto được phê chuẩn ngày 25 tháng 9 năm 2002;

- Luật Tài nguyên Nước năm 1998 được kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam khóa X thông qua ngày 20 tháng 05 năm 1998 và có hiệu lực thi hành từngày 01/01/1999;

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được kỳ họp thứ 8, Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thihành từ ngày 01/07/2006;

- Nghị quyết số 41/2004/NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị

về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước;

- Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ

“Giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quanxây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với việc biến đổi khí hậu toàn cầu,kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho Chương trình này và trình Thủ tướngChính phủ trong quý II năm 2008”;

- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc

tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc vềbiến đổi khí hậu tại Việt Nam;

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 vàđịnh hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng

Trang 18

Chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam;

- Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chínhphủ V/v Ban hành Các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức thực hiệntriển khai Nghị quyết số 41 - NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị;

- Quyết định số 328/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủV/v Phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010;

- Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giaiđoạn 2006 ÷ 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 447/2010/QĐ-TTg ngày 08 tháng 04 năm 2010 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chủ nhiệm chương trình mụctiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2010 Về việc bổ sung kinh phínăm 2010 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 20110 của Thủ tướng Chínhphủ Phê duyệt Tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biếnđổi khí hậu (SP-RCC);

- Quyết định số 1819/QĐ-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng BộTNMT “Thực hiện các hoạt động liên quan đến thích ứng với BĐKH”;

- Thông tư liên tịch 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT hướng dẫn quản lý,

sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứngphó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 - 2015 do Bộ Tài nguyên và Môi trường - BộTài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;

- Công văn số 1754/VPCP-NN ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Văn phòng chínhphủ thông báo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng giao Bộ TN

& MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, cập nhật và xử lý cácthông tin về BĐKH, nước biển dâng; đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức thếgiới về BĐKH để nghiên cứu xây dựng chương trình hành động thích ứng với BĐKH

và nước biển dâng tại Việt Nam

- Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổikhí hậu;

- Công văn 3939/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 25 tháng 10 năm 2011 hướng dẫnxây dựng đề xuất dự án ưu tiên theo Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu(SP-RCC) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

- Thông báo số 192/TB-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính về

Trang 19

việc đề xuất nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH năm

2010 và xây dựng phương án phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình cho các Bộ, cơquan trung ương và các địa phương;

- Chương trình phối hợp hành động thực hiện Nghị quyết 41/2004/NQ/TW của

Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đối với các ngành tại địa phương;

- Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban Nhân dântỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề cương Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổikhí hậu tỉnh Quảng Ninh

- Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ Quảng Ninh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010-2015

- Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên vàMôi trường ban hành vào tháng 9 năm 2009

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI

- Vị trí địa lý

Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng từ 106°26' - 108°31' E và từ 20°40' - 21°40' B

Hình 1: Bản đồ vị trí tỉnh Quảng NinhPhía Tây giáp tỉnhLạng Sơnvà tỉnhBắc Giang, phía Đông giápvịnh Bắc Bộ,phía Tây Nam giáp tỉnhHải Dươngvà Thành phốHải Phòng, phía Bắc giáphuyệnPhòng Thànhvà thị trấnĐông Hưng(tỉnhQuảng Tây,Trung Quốc) với cửakhẩuMóng CáivàTrinh Tường Đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8 km

Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Ninh (theo Quyết định số BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về

Trang 20

2097b/QĐ-phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích năm 2008) tính đến ngày 01 tháng 01năm 2009 là 609,9 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 53,3 nghìn ha, đất lâm nghiệp

là 331,4 nghìn hà, đất chuyên dùng là 36,5 nghìn ha và đất ở là 9,5 nghìn hà

Biển Quảng Ninh có trên 250km bờ biển và 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cảnước (2077/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên Tổng diện tích các đảo là 619,913km² Một số hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là: đảo Trần và quần đảo Cô Tô (thuộchuyện Cô Tô) Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có những đảo chính như đảo VĩnhThực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh, đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảoSậu Nam, đảo Co Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo ThẻVàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo Cống Tây, đảo Phượng Hoàng, đảo NấcĐất, đảo Thượng Mai và đảo Hạ Mai cùng vô số những đảo nhỏ trong vịnh Bái TửLong và Hạ Long

Duyên hải Quảng Ninh chạy dài gần 200 hải lí từ lãnh hải Trung Quốc ở phíaĐông đến địa giới thành phố Hải Phòng

Quảng Ninh phần lớn là đồi núi cùng vị trí địa lí đáng ra phải được xếp vào vùngnúi và trung du phía Bắc nhưng do kinh tế đặc biệt phát triển và là 1 cực của tam giáckinh tế nên chính phủ xếp Quảng Ninh vào nhóm các tỉnh đồng bằng sông Hồng

- Kinh tế xã hội

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểmphía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sảnthiên nhiên thế giới vịnh Hạ Longđã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm

mĩ và địa chất, địa mạo Quảng Ninh có khu kinh tế Vân Đồn, và nhiều trung tâmthương mại quy mô nhỏ tập chung tại Tp Hạ Long, Tp Móng Cáilà đầu mối giao thươnggiữa hai nướcViệt Nam- Trung Quốcvà các nước trong khu vực Năm 2010, QuảngNinh là tỉnh cóchỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhđứng thứ 7 ở Việt Nam

Quảng Ninh có 3 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 9 huyện; có 184 đơn vị hànhchính cấp xã gồm 112 xã, 62 phường và 11 thị trấn Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thànhphố và thị xã trực thuộc nhất của Việt Nam

Dân số Quảng Ninh theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 1.144.381người trong đó nữ là 558.793 người có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao thứ 3 Việt Nam(sau thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng), dân số thành thị là 667.862 người (chiếm tỉ

lệ 58,1%) Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước Tỷ lệ tăngdân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%)

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quantrọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Là một tỉnh có nguồn tàinguyên khoáng sản, (Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đãchiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệucho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triểnkinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thếgiới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh Với di tích văn hóa Yên Tử,

Trang 21

bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ thuậnlợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâmlinh Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõquan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh Có hệthống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn, tạo ra nhiềuthuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới QuảngNinh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tếMóng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư;

Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực

Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2010) sau Tp.Hồ ChíMinh, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu và Hải Phòng Tính đến hết năm 2010 GDP đầungười đạt 1.580 USD/năm

4 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU

Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mựcnước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ

21 Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơitrên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưatừng có và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới

BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường tỉnhQuảng Ninh; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnhhưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế

xã hội trong tương lai Các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại

sẽ khó giữ được an toàn và khả năng phục vụ phát triển kinh tế trong tương lai

Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, trong khoảng 50 năm qua,nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm.Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến các vùng miền trên địabàn cả nước BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngàycàng ác liệt

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước

sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó tỉnh QuảngNinh cũng bị ảnh hưởng rất lớn do có bờ biển dài và có nhiều huyện đảo Nếu mựcnước biển dâng 1m sẽ có rất nhiều người dân bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất

Hậu quả của BĐKH đối với Quảng Ninh là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiệnhữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu, các chươngtrình là cần thiết để phát triển bền vững tỉnh

Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽnhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức

Trang 22

khoẻ; các vùng kinh tế, du lịch ven biển và các đảo dân sinh (Đảo Cô Tô, Đảo Trần,Vân Đồn - khu vực tập trung dân số chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh

Trước tình hình đó, việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến từng khu vựcđịa lý và các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thông qua xây dựng

kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Ninh nhằm thíchứng và giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2011 ÷ 2015 tầm nhìn

2020 là việc hết sức cấp thiết

Trang 23

B MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG

Trang 24

1 MỤC TIÊU CHUNG

Mục tiêu chiến lược của Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu lànâng cao khả năng ứng phó với Biến đổi khí hậu của các sở ngành, lĩnh vực của QuảngNinh trong từng giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các lĩnhvực và khu vực; bảo vệ cuộc sống của nhân dân, phòng, tránh và giảm thiểu nhữnghiểm họa của Biến đổi khí hậu Qua đó đóng góp tích cực vào thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu

2 MỤC TIÊU CỤ THỂ

a Đánh giá được mức độ tác động của Biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khuvực do Sở, ban, ngành, địa phương quản lý trên cơ sở các kịch bản Biến đổi khí hậu do

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố;

b Xây dựng và lựa chọn các giải pháp cụ thể cho các Sở, ban, ngành, địa phươngứng phó với Biến đổi khí hậu, bao gồm từ các chính sách, chủ trương đến chươngtrình, dự án đầu tư;

c Lồng ghép được các hoạt động tương ứng của Kế hoạch hành động vào các Kếhoạch phát triển của các Sở, ban, ngành, địa phương;

d Củng cố và tăng cường được năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về Biến đổikhí hậu;

e Nâng cao được nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và từng bướcphát triển nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu;

f Làm cơ sở cho việc tổng hợp xây dựng kế hoạch hành động ứng phó Biến đổikhí hậu ở cấp quốc gia

Trang 25

C NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG

Trang 26

Chương I: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NINH

I.1 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỈNH QUẢNG NINH

I.1.1 Nhiệt độ

Nhìn chung tỉnh Quảng Ninh có nền nhiệt không cao, chỉ có những khu vực có

độ cao dưới 200m mới có tổng nhiệt độ năm trên 8000oC và nhiệt độ trung bình nămtrên 22oC Các khu vực còn lại trong vùng (khu vực núi cao trên 200m thuộc cánhcung Nam Châu Lĩnh - Yên Tử, khu vực đồi, núi khuất sau cánh cung này, một số núicao trên đảo và dọc bờ biển) đều có tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm thấp hơngiới hạn nói trên Một số đỉnh núi cao trên 1.000m thì tổng nhiệt độ dưới 6.500oC,nhiệt độ trung bình năm dưới 18oC

Thuộc vùng khí hậu Đông Bắc, tỉnh Quảng Ninh có sự thay đổi khác biệt giữa haimùa trong năm

Mùa Đông trong khu vực bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào cuối tháng 3, nhiệt độtrung bình dưới 20oC, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình dưới 10OC chỉ cònxuất hiện vào tháng 1 và tháng 2, trung bình 0,5-2,5 ngày/năm Do ảnh hưởng củahoàn lưu cực đới, nhiệt độ mùa Đông ở Quảng Ninh khá thấp Nhiệt độ trung bìnhtháng 1 dưới 17oC, nhiệt độ cực tiểu ở đất liền và hải đảo có thể xuống thấp đến 50C,một số nơi nhiệt độ có thể xuống đến 10C

Mùa hè bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 9, đầutháng 10, số ngày có nhiệt độ không khí trung bình trên 30OC (thời tiết “oi bức”) xuấthiện nhiều hơn, trung bình tăng 4-6 ngày/năm Nhiệt độ trung bình tháng 7 đều trên

28oC, Biên độ năm của nhiệt độ ở khu vực phía đông khoảng 12 - 13oC, ở khu vựcphía tây khoảng 11 - 12oC

Bảng I.1: Đặc trưng nhiệt độ trung bình tỉnh Quảng Ninh từ năm 1980 ÷ 2010( 0 C)

Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam trong nhiều năm

Trang 27

qua thì nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,20C qua mỗi thập kỷ Nhiệt độ trungbình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1÷0,30C/thập kỷ

Nhiệt độ vào tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) nhiệt độ đã tăng lên đáng kể

và tháng 1 (tháng đặc trưng của mùa đông) nhiệt độ cũng giảm hơn so với nhiệt độtrung bình nhiều năm các năm gần đây

Diến biến nhiệt độ trung bình giai đoạn (1980-2010)

tại trạm quan trắc Uông Bí

y = 0.0198x - 0.34

-1 -0.5 0 0.5 1 1.5

Nhiệt độ TB năm Nhiệt độ TB giai đoạn 1980-2010 Linear (Nhiệt độ

TB năm) Linear (Nhiệt độ

TB năm)

Diến biến nhiệt độ trung bình giai đoạn (1980-2010)

tại trạm quan trắc Bãi Cháy

y = 0.0265x - 0.4019

-1 -0.5 0 0.5 1 1.5

Nhiệt độ TB năm Nhiệt độ TB giai đoạn 1980-2010 Linear (Nhiệt độ

TB năm) Linear (Nhiệt độ

TB năm)

Diến biến nhiệt độ trung bình giai đoạn (1980-2010)

tại trạm quan trắc Cửa Ông

y = 0.0279x - 0.4329

-1 -0.5 0 0.5 1

Nhiệt độ TB năm Nhiệt độ TB giai đoạn 1980-2010 Linear (Nhiệt độ

TB năm) Linear (Nhiệt độ

TB năm)

Trang 28

Diến biến nhiệt độ trung bình giai đoạn (1980-2010)

tại trạm quan trắc Tiên Yên

y = 0.0227x - 0.3155

-0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

Nhiệt độ TB năm Nhiệt độ TB giai đoạn 1980-2010 Linear (Nhiệt độ

TB năm) Linear (Nhiệt độ

TB năm)

Diến biến nhiệt độ trung bình giai đoạn (1980-2010)

tại trạm quan trắc Móng Cái

y = 0.0466x - 1.024

-1.2 -1 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8

Nhiệt độ TB năm Nhiệt độ TB giai đoạn 1980-2010 Linear (Nhiệt độ

TB năm) Linear (Nhiệt độ

TB năm)

Diến biến nhiệt độ trung bình giai đoạn (1980-2010)

tại trạm quan trắc Cô Tô

y = 0.0234x - 0.3516

-1 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

Nhiệt độ TB năm Nhiệt độ TB giai đoạn 1980-2010 Linear (Nhiệt độ

TB năm) Linear (Nhiệt độ

TB năm)

Hình I.1 Diễn biến nhiệt độ trung bình năm giai đoạn (1980 ÷ 2010) tại các trạm

quan trắc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Phân tích số liệu khí tượng thu thập tại 06 trạm khu vực Quảng Ninh (Trạm BãiCháy, trạm Uông Bí, trạm Cửa Ông, trạm Tiên Yên, trạm Móng Cái và trạm Cô Tô)trong 30 năm qua đã chỉ ra: Nhiệt độ trung bình năm của khu vực Quảng Ninh là23,20C, nhiệt độ trung bình năm khu vực Quảng Ninh những năm 1980 khoảng 22,90C,đến năm 2010 là khoảng 23,50C; như vậy nhiệt độ trung bình năm tăng 0,60C trong vòng

30 năm qua (tăng khoảng 0,020C/năm) Xu thế này phù hợp với các dự báo nhiệt độ củaKịch bản của biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam với khu vực Đông Bắc Bộ Sự thayđổi nhiệt độ là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự biến đổi khí hậu

Trang 29

I.1.2 Mưa

Quảng Ninh được xem như một trong những vùng có mưa nhiều của miền Bắcvới lượng mưa trung bình 1600-2700 mm/năm nhưng phân bố theo không gian lãnhthổ rất khác nhau

Trung tâm mưa lớn của vùng là sườn đón gió của dãy Nam Châu Lĩnh - Yên Tử

và vùng đồng bằng duyên hải trước núi này (phía Bắc Cửa Lục thuộc huyện Hoành

Bồ, khu vực đồng bằng Yên Hưng) và khu vực Thành phố Móng Cái

Số ngày mưa trung bình năm của các nơi nằm trong khoảng 90 ÷ 170 ngày Khuvực Nam Châu Lĩnh - Yên Tử và ngoại vi đều có trên 120 ngày mưa, vùng đồng bằngYên Hưng thời gian mưa trung bình năm không đến 100 ngày

Mùa mưa ở Quảng Ninh kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (lượng mưa lớn hơn 100mm/tháng), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa tập trung trongmùa hè chiếm 75-85% lượng mưa trong năm

Bảng I.2: Lượng mưa trung bình các tháng tại một số trạm trên địa bàn tỉnh Quảng

Ninh quan trắc trong nhiều năm

n v : mm Đơn vị: mm ị: mm

Bãi Cháy 25,3 23,4 49,5 76,6 175,6 274,1 343,7 403,8 277,6 141,4 33,0 14,9 1838,8 Uông Bí 24,1 23,7 52,2 77,7 186,4 268,4 311,6 348,1 208,1 90,0 35,0 22,7 1648,0

Cửa Ông 33,0 29,3 55,4 80,0 207,1 284,7 421,9 452,5 322,5 146,3 42,1 18,5 2093,2 Tiên Yên 37,2 41,5 65,7 96,1 239,8 351,5 478,0 393,8 300,7 150,0 46,3 25,6 2226,3 Móng Cái 41,8 32,3 66,8 93,1 251,3 471,5 689,4 514,1 277,7 109,9 88,1 33,1 2669,1

Cô Tô 25,9 24,6 46,3 72,9 152,9 207,8 315,3 370,8 320,6 105,7 40,5 23,0 1706,4

Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Diến biến thay đổi lượng mưa trung bình qua các năm

(1980-2010) tại trạm quan trắc Bãi Cháy

400

600

800

Lượng mưa TB năm

Trang 30

Diến biến thay đổi lượng mưa trung bình giai đoạn

(1980-2010) tại trạm quan trắc Uông Bí

TB giai đoạn 1980-2010 Linear (Lượng mưa

TB năm)

Diến biến thay đổi lượng mưa trung bình giai đoạn

(1980-2010) tại trạm quan trắc Cửa Ông

TB giai đoạn 1980-2010 Linear (Lượng mưa

TB năm)

Diến biến thay đổi lượng mưa trung bình giai đoạn

(1980-2010) tại trạm quan trắc Tiên Yên

TB giai đoạn 1980-2010 Linear (Lượng mưa

TB năm)

Diến biến thay đổi lượng mưa trung bình giai đoạn

(1980-2010) tại trạm quan trắc Móng Cái

TB giai đoạn 1980-2010 Linear (Lượng mưa

TB năm)

Trang 31

Diến biến thay đổi lượng mưa trung bình giai đoạn

(1980-2010) tại trạm quan trắc Cô Tô

y = 1.9161x - 27.045

-600 -400 -200 0 200 400 600 800

Lượng mưa

TB năm Lượng mưa

TB giai đoạn 1980-2010 Linear (Lượng mưa

TB năm)

Hình I.2 Diễn biến thay đổi lượng mưa trung bình năm giai đoạn (1980-2010) tại các

trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh quảng Ninh

Trên biểu đồ diễn biến lượng mưa trung bình năm tại trạm Móng Cái bị thiếu sốliệu trước năm 1994 do trong giai đoạn này xảy ra chiến tranh biên giới nên trạm quantrắc tạm ngừng hoạt động và chuyển về Quảng Hà đến năm 1994 mới bắt đầu quantrắc trở lại

I.1.3 Nắng

Tổng số giờ nắng trong năm nằm trong khoảng 1000 ÷ 1700 giờ, trung bình mộtngày đạt 3,6 giờ Tuy nhiên, số giờ nắng chỉ chiếm không đầy một nửa thời gian chiếu

sáng (Bảng I.3) Những tháng mưa phùn nhiều (tháng 2, 3) nắng rất ít, tỷ suất nắng

không quá 20% Tháng 9, 10 tỷ suất nắng cao hơn cả Hai tháng này thời gian chiếusáng không dài những số giờ nắng xấp xỉ các tháng giữa mùa hạ (tháng 6, 7, 8)

Bảng I.3 Số giờ nắng trung bình các tháng tại một số trạm trên địa bàn tỉnh Quảng

Ninh được quan trắc trong nhiều năm

Đơn vị: giờ

Bãi Cháy 73,8 51,4 42,3 89,2 167,6 162,0 167,8 163,0 166,7 174,3 156,7 118,4 1533,3 Uông Bí 78,4 50,2 43,2 82,7 160,4 163,7 175,8 169,0 177,9 169,0 155,4 130,5 1556,3

Cửa Ông 64,2 47,5 43,5 86,8 162,1 151,5 168,7 171,0 170,5 176,2 153,8 108,3 1504,1 Tiên Yên 69,4 45,2 42,0 78,6 148,0 137,7 162,1 159,7 174,2 167,8 152,1 118,0 1454,7 Móng Cái 66,8 50,6 48,5 91,8 147,1 133,2 158,3 166,3 174,8 179,5 158,0 105,8 1480,7

Cô Tô 82,4 39,4 53,8 98,6 190,1 198,4 219,6 192,1 196,4 181,3 169,3 133,5 1755,0

Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Theo số liệu khí tượng thu thập tại 06 trạm khu vực Quảng Ninh (Trạm Bãi

Trang 32

Cháy, trạm Uông Bí, trạm Cửa Ông, trạm Tiên Yên, trạm Móng Cái, trạm Cô Tô)trong nhiều năm cho thấy: Số giờ nắng trung bình năm của khu vực Quảng Ninh là

1290 giờ/năm Số giờ nắng trung bình một năm nhiều nhất ghi nhân được là 1.656 giờ/năm vào năm 1983 tại trạm quan trắc Cô Tô, số giờ nắng trung bình 1 năm ít nhất ghinhận được tại trạm quan trắc Tiên Yên năm 2002 là 961 giờ/năm

Bảng I.4: Diến biến độ ẩm không khí trung bình các tháng tại một số trạm trên địa

bàn tỉnh Quảng Ninh được quan trắc trong nhiều năm

4 hướng gió có tần suất cao nhất là Bắc (Đông Bắc hoặc Tây Bắc), từ tháng 5 đếntháng 9 hướng có tần suất cao nhất là Nam (Đông Nam hoặc Tây Nam) Các nơi khác,

cơ chế gió mang nhiều tính địa phương Tuy vậy, vẫn thấy được đặc điểm chung là:gió có thành phần Bắc (Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc) vào mùa đông nhiều hơn mùa hạ,gió có thành phần nam (Tây Nam, Nam, Đông Nam) thì mùa hạ nhiều hơn mùa đông.Tốc độ gió ở các nơi rất khác nhau Các đảo ngoài khơi tốc độ gió rất lớn, trungbình hàng năm là 5 m/s, ít khi gió lặng (≤3%), nhiều thời điểm tốc độ gió lên tới trên40m/s Vùng đồng bằng ven biển tốc độ gió trung bình năm là 2 - 4m/s Tần suất giólặng không đến 30% và đã quan sát được gió trên 2m/s, tần suất gió lặng đến 45% vàtốc độ gió lớn nhất chỉ 24m/s

Tốc độ gió lớn nhất của các tháng giữa mùa hạ vượt xa các tháng khác, các tháng

Trang 33

mùa đông hãn hữu lắm mới có gió trên 15 - 20m/s Nguyên nhân do mùa hạ cũng làmùa bão, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất, gió lớn cũng có thể xảy

ra trong các đợt gió mùa, các cơn dông mà nhiều khi là lốc hoặc tố

* Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt

1) Mưa phùn: Mưa phùn trong vùng không lớn, nơi mưa phùn nhiều nhất chỉ có

38 ngày/năm kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, tháng nhiều mưa phùn nhất là tháng 3,hầu hết các nơi trung bình đều có trên 8 ngày mưa phùn trong năm

2) Sương mù: Ở Quảng Ninh chỉ tập trung vào mùa đông và mùa xuân, số ngày

có mưa phùn trong năm trung bình 15 ngày, có năm đến 19 - 20 ngày

3) Dông: Phần lớn là dông xảy ra trong mùa hè, thường xuất hiện vào gấn sáng

và sáng sớm chủ yếu là dông do nguyên nhân động lực tại Quảng Ninh không có dôngnhiệt như ở các tỉnh phía Đông Bắc bộ

4) Gió mùa: Thông thường mùa gió mùa bắt đầu từ tháng 9, 10 kết thúc vào tháng

5, 6 Trung bình mỗi năm ở Quảng Ninh có 20 - 25 đợt gió mùa, trung bình mỗi tháng

có gần 3 đợt Khoảng cách giữa các đợt rất thất thường, thông thường chỉ 5 - 10 ngày,

có khi chỉ 3 - 4 nhưng nhiều khi lại là 10 - 15 ngày hoặc hơn nữa Gió mùa làm tăng tốc

độ gió, giảm nhiệt độ và nhiều khi gây mưa Khi có gió mùa, hướng gió thường chuyểnsang Bắc, Đông Bắc hay Tây Bắc, tốc độ gió lớn nhất có thể trên 15m/s Ở các đảo khơi,tốc độ gió lớn nhất thường là 10 - 15m/s Trên đất liền, tốc độ gió nhỏ hơn

5) Bão: Tháng có nhiều bão đổ bộ vào khu vực nghiên cứu là tháng 7, 8 Trung

bình mỗi năm Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của 3 - 4 cơn bão, bão đổ bộ vào QuảngNinh phần lớn là bão nhỏ và vừa Tốc độ gió trong bão ở nhiều nơi trên 20m/s; cá biệtmột số cơn bão có tốc độ gió trên 40m/s Các cơn bão đổ bộ trực tiếp thường cho mưarất lớn, ít nhất cũng một vài nơi có lượng mưa trên 100mm Mưa bão thường kéo dài

3, 4 ngày, có khi đến 6, 7 ngày, có ngày mưa trên 200mm

6) Sương muối: Hầu hết các đợt gió mùa thường gây ra sự giảm nhiệt độ đột

ngột Trong 24 giờ, chênh lệch nhiệt độ trước và sau lúc gió mùa về thường vàokhoảng 4 - 5oC, có khi trên 10oC Đây là cơ hội để hình thành sương muối Sươngmuối thường chỉ xảy ra trong tháng 12, 1, 2 thời gian mà nhiệt độ thấp nhất của mặtđất có khả năng thấp hơn nhiệt độ đông kết (0oC) Sương muối là thiên tai gây nhiềutác hại nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp

I.1.6 Thủy văn

a) Thủy văn nước mặt

Quảng Ninh có mạng lưới sông suối khá dày với 30 sông, suối dài trên 10 kmnhưng phần nhiều đều nhỏ, mật độ trung bình 1,0 - 1,9 km/km2, có nơi đến 2,4km/km2.Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn làSông Đá Bạc (chi lưu của hệ thống sông Thái Bình), sông Ka Long, sông Tiên Yên vàsông Ba Chẽ Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh Các nhánh đa số đềuvuông góc với sông chính Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông

Trang 34

Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim Phần lớn cácsông, suối bắt nguồn từ cánh cung Đông Triều ở độ cao 500 – 1.300m, chảy theohướng Tây Bắc - Đông Nam, vuông góc với bờ biển Các sông suối thường ngắn vàdốc, tốc độ dòng chảy lớn, khả năng xâm thực sâu mạnh, phần lớn không có trung lưu,cửa sông đổ ra biển có dạng vịnh cửa sông Những đặc điểm này có ảnh hưởng đếnmực nước trên các sông, khi mưa nước lũ lên rất nhanh, sau mưa rút kiệt cũng nhanh.Thủy triều và độ mặn xâm nhập vào cửa sông ngắn, thường bị chặn lại ở các chân đậphoặc hạ lưu các công trình vượt ngầm qua sông.

Hệ thống thủy văn nước mặt huyện Yên Hưng

Mạng lưới dòng chảy mặt ở Yên Hưng khá dày hầu hết chảy theo hướng Tây Bắc

- Đông Nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông thuận lợi cho phát triển vận tải đườngthủy và khai thác, nuôi trồng thủy sản nhưng ít phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp

do nước bị nhiễm mặn

Dòng chảy chính chảy qua địa phận huyện Yên Hưng là sông Bạch Đằng SôngBạch Đằng là một chi lưu của sông Thái Bình chảy ở phía Tây huyện Yên Hưng, ngăncách Quảng Ninh - Hải Phòng với các chi lưu chảy vào huyện là sông Chanh, sông Nam,các sông này đều đổ ra biển ở khu vực cửa Nam Triệu - Lạch Huyện Phần phía đông củahuyện còn có một số sông nhỏ khác như sông Hốt, sông Bến Giang và sông Bình Hươngnhưng các sông này đều ngắn, diện tích lưu vực nhỏ, chủ yếu trong phạm vi huyện Thuận lợi nhất trong thủy văn huyện Yên Hưng là có hồ Yên Lập - hồ thủy lợi lớncủa tỉnh có dung tích thường xuyên 127,5 triệu m3, dung tích hữu ích 113,2 triệu m3 vớikênh chính dẫn nước cho huyện dài 28,4km Vừa qua từ nguồn vốn vay của Ngân hàngThế giới (WB), Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cho Hiện đại hóa Hệ thống thủy lợi YênLập với tổng kinh phí 299 tỷ đồng, dự án đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng nhu cầu nướccho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong huyện và khu vực Tp Uông Bí, QuảngYên, tây Hạ Long, khu vực Cát Bà, Cát Hải và Đình Vũ của thành phố Hải Phòng

Hệ thống thủy văn nước mặt khu vực Hạ Long - Cẩm Phả - Hoành Bồ

- Sông Diễn Vọng là sông lớn nhất trong lưu vực vịnh, bắt nguồn từ đỉnh Am Váp

(1090m), lưu lượng trung bình Qtb = 2,29m3/s, lưu lượng nhỏ nhất Qmin = 0,04m3/s vớimodul dòng chảy trung bình 431l/s.km2, lưu lượng cho phép khai thác Qkt = 2,58m/svới khoảng 8,2 triệu m3/năm Mùa lũ thường xuất hiện vào tháng 4-9, chiếm 79,95%tổng lượng dòng chảy cả năm Modul đỉnh lũ của sông Diễn Vọng thuộc loại lớn ởViệt Nam, khoảng 10.241l/s.km2 với Qmax = 5,32m3/s Độ sâu trung bình 7m (mùa cạn)

và 10m (mùa lũ) với tốc độ dòng trung bình 0,5m/s (mùa cạn) và 0,7m/s (mùa lũ) vớimực nước thấp nhất nhiều năm H = 1,98m Sông Diễn Vọng có độ đục nhỏ nhất (trungbình 26,4 g/m3) nhưng hiện nay do ảnh hưởng của khai thác than và các hoạt động chặtphá rừng xảy ra thường xuyên khiến cho có nguy cơ vẩn đục, khả năng cung cấp nướchạn chế chỉ còn 7.000 m3/ngày/đêm Theo số liệu đo tại điểm hội lưu của ba nhánhsông Thác Bạc, Khe Giữa và Thác Hợp tại Tây Dương Huy thì sông Diễn Vọng cómức nước trung bình là 5,73m, tháng cao nhất trung bình là 6,19m, lưu lượng trung

Trang 35

bình là 2,93m3/s, tổng lượng nước trung bình năm là 350 - 400 triệu m3 Ngoài ra, sôngMan và sông Trới cũng đóng góp cho vịnh một lượng nước đáng kể Sông Diễn Vọng

có 3 nhánh chính:

+ Suối Thác Cát: diện tích lưu vực 261km2, dài 27km, lưu lượng 2,91m3/s (cựcđại đã đo được 523 m3/s - 10/8/1964; cực tiểu : 0,04 m3/s - 14/1/1969

+ Suối Khe Hố: 78 km2, 13 km, dốc tb: 0,008%, lưu lượng tb: 0,7 m3/s

+ Suối Vũ Oai: 45 km2, 11 km, độ dốc tb 0,008%, lưu lượng tb: 0,7 m3/s

Từ một vài năm trở lại đây, do việc khai thác than trong lưu vực, công trình DiễnVọng đã bị bồi lấp và không sử dụng cấp nước được, nguồn nước cấp cho thành phố

Hạ Long được lấy từ hồ Cao Vân ở thượng nguồn Việc khai thác than phát triển mạnhtrên lưu vực sông Diễn Vọng là nguyên nhân chính để hàng năm dòng sông vậnchuyển lượng lớn vật liệu xuống hạ lưu, gây bồi lấp và làm ảnh hưởng trực tiếp tớimôi trường nước khu vực Vịnh Cửa Lục và vùng nước biển ven bờ Vịnh Hạ Long

- Sông Man chảy vào Vịnh Cửa Lục theo hướng Bắc - Nam, có lưu lượng nhỏ và

mang theo ít vật chất gây bồi lắng Vịnh Cửa Lục Sông Man có 02 nhánh:

+ Suối Lưỡng Kỳ: 81 km2, 17 km, độ dốc: 0,008%, 3 - 4 m3/s (3/12/1974)

+ Suối Đồng Quặng: 34 km2, 11km, 0.0075%, 1 - 1,5 m3/s (2/12/1974)

- Sông Trới nằm ở phía Tây Vịnh Cửa Lục, là sông lớn thứ 2 sau sông Diễn

Vọng Nước sông khá trong, được sử dụng cho Nhà máy nước Đồng Ho, cấp cho khuvực Bãi Cháy thuộc thành phố Hạ Long Sông Trới có 2 nhánh:

+ Suối Váo: 28 km2; 7,5 km, độ dốc 0.005%, lưu lượng trung bình 5 m3/s(2/12/1974)

+ Suối Đồng Giang: 170 km2; 25 km; 0,004%; 0,776m3/s mùa cạn, 1270 m3/s (p =1%) và 893 m3/s (p = 5%) vào mùa lũ

- Sông Mông Dương dài 20km hiện đang bị bồi lấp do các hoạt động khai thác

than Sông có ba phụ lưu: phụ lưu bắt nguồn từ Hà Ráng, phụ lưu Bàng Tẩy và suốiKhe Chàm

- Suối Lộ Phong bắt nguồn từ Nam Bàng Danh chảy theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam đổ vào vịnh Hạ Long, lưu lượng cực đại đạt 15,64l/s (mùa mưa), cực tiểu 0,690l/

s (mùa khô)

- Suối Hà Tu nằm giữa mỏ Hà Tu và Núi Béo sau đó đổ vào hồ Khe Cá

- Suối Khe Hùm nằm trong thung lũng khe Hùm bắt nguồn từ phía bắc chảy theo

hướng Đông - Tây rồi đổ ra biển, mực nước vào mùa mưa vào mùa khô chênh lệch rất lớn

- Suối Lại và suối Bắc Bàng Danh nằm trong ranh giới mỏ Cao Thắng chảy theo

hướng Đông - Tây, diện tích lưu vực nhỏ, lưu lượng nước ít và thường chỉ chảy trong

Trang 36

mùa mưa.

Ngoài ra vùng Hạ Long - Cẩm Phả còn một số sông, suối nhỏ khác với mật độ0,5km/km2, dốc 13‰ đến 126‰ và ngắn Các sông, suối này ít khi có lũ và lũ thườngchỉ xảy ra trong thời gian ngắn vào đầu mùa mưa Ảnh hưởng của thủy triều đối vớidòng chảy chỉ có giới hạn trong khoảng 10km từ bờ biển

Trong vùng có một số hồ chứa lớn có giá trị cấp nước sinh hoạt:

- Hồ Cao Vân: được xây dựng với dung tích hữu ích 9,8 triệu m3 chủ yếu cấpnước cho nhà máy nước Diễn Vọng với công suất khai thác 60.000 m3/ngày Hồ này

có thể được tính toán mở rộng đến công suất khai thác 120.000 m3 /ngày

Ngoài ra trong vùng còn có một số hồ chứa và các công trình thủy lợi có giá trịnhư hồ Khe Chính, hồ Dân Chủ, hồ Quảng La, hồ Sau Làng, hồ Khe Lợi, kênh N1Yên Lập, hồ An Biên, hồ Rộc Cùng, hồ Rộc Cả, đập Đồng Vải, đập Vũ Oai (HoànhBồ); đập Dương Huy, đập Đồng Câu, hồ Ba Ra (Cẩm Phả) Tuy nhiên, phần lớn các

hồ này chỉ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp chưa cung cấp nước cho sinh hoạt

Sự biến đổi rất lớn lưu lượng theo mùa của các con sông trong vùng gây ra sựthiếu hụt nguồn nước vào mùa khô không chỉ đối với nhu cầu nước sinh hoạt và sảnxuất của các đô thị mà cả nhu cầu về nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp Các hồnhân tạo xuất hiện cạnh các hồ tự nhiên đã góp phần tạo ra mạng lưới hồ phong phú,

có dung tích lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà và dự trữ nước ngọt chomục đích sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt Tuy có rất nhiều hồ trong khuvực song các hồ chủ yếu cung cấp nước tưới cho nông nghiệp Các hồ có khả năngcung cấp nước sinh hoạt cho các đô thị trong vùng được trình bày trong bảng

Bảng I.5: Các hồ có khả năng cấp nước sinh hoạt cho các đô thị và khu công nghiệp

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

1 Hồ Yên Lập Dung tích thường xuyên 127,5 triệu m3, dung tích hữu ích 113,2

triệu m3 Hiện đang cấp khoảng 66.000 m3/ngày

2 Hồ Cao Vân Hiện đang cấp 60.000m3/ngày Dự kiến nâng cao đập để cấp

nước cho sinh hoạt: 120.000m3/ngày

3 Hồ Đồng Giang Chưa xây dựng, khả năng cấp nước sinh hoạt 70.000m3/ngày

4 Hồ Lưỡng Kỳ Chưa xây dựng, dự phòng cho KCN Hoành Bồ Khả năng cấp

nước sinh hoạt 46.000m3/ngày

5 Hồ Khe Rữa Chưa xây dựng, khả năng cấp nước sinh hoạt 60.000m3/ngày

Nguồn: Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng đến

năm 2010 và định hướng đến 2020

b) Thủy văn nước ngầm

Bảng I.6: Trữ lượng nước dưới đất ở một số vùng của tỉnh Quảng Ninh

Trang 37

TT Khu vực Năm

duyệt

Tầng chứa nước

5 Quảng Yên - Biểu Nghi 1977 T3 - J 3,58 1,89

6 Tiêu Giao - Giếng Đáy 1976 N2rc 0,47 1,54 2,12

7 Dương Huy - Quảng La 1977 T3(n-r)hg 0,82 11,25 14,09 17,22

8 Đồng Đăng - Yên Lập 1981 T3(n-r)hg 0,43 4,03 5,13

Nguồn: Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên nước các lưu vực sông ven biển

Quảng Ninh (2004)

Qua kết quả khảo sát nước ngầm trong vùng nghiên cứu cho thấy: Trữ lượng nướctĩnh: 562 triệu m3; trữ lượng động: 217,278 m3/ngày đêm; trữ lượng khai thác tiềm năng:245.828 m3/ngày đêm Kết quả nghiên cứu trên cũng chỉ ra trữ lượng nước dưới đất ở cấpA: 26.656 m3/ngày đêm, cấp B: 46.300 m3/ngày đêm, cấp C1: 108.222 m3/ngày đêm Khu vực Hạ Long - Cẩm Phả - Hoành Bồ đã được khai thác nước ngầm ngay từnhững năm 1970 với 21 giếng khoan với tổng công suất 35.500 m3/ngày đêm, vượt 3 lầntrữ lượng nước cấp (A và B), làm cho nước mặn xâm nhập vào, sau đó đã phải ngừngkhai thác 9 giếng, hiện chỉ còn 10 giếng hoạt động với lưu lượng 9.400 m3/ngày đêm(Hòn Gai: 4 giếng với lưu lượng 4.200 m3/ngày đêm, Cẩm Phả: 6 giếng với công suất5.200 m3/ngày đêm) Các đơn vị chứa nước có khả năng cấp nước ở đây là các tầng HònGai dưới (T3(n-r)hg1) và Lưỡng Kỳ (C-PlK) nhưng diện phân bố hẹp, chiều dày không

ổn định và dễ bị nhiễm mặn nên không thể là nguồn cung cấp nước chính cho vùng Tại Yên Hưng có nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm thườngnằm ở độ sâu 5-6m, khu vực Hà Nam và ven biển nước bị nhiễm mặn ít sử dụng được,khu vực Hà Bắc nước ngọt đủ để cho khai thác, sinh hoạt

Vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng còn có mỏ nước khoáng Quang Hanh cótrữ lượng cấp C1: 529 m3/ngày đêm có thành phần đặc biệt, với hàm lượng Br, I,H2SiO3, CO2 khá cao Nguồn nước khoáng này hiện đang được khai thác, có trữ lượngphong phú, có thể sử dụng vào nhiều mục đích: đóng chai bán có giá trị công nghiệp,chữa bệnh, du lịch

I.1.7 Hải văn

- Sóng

Trong mùa đông không có những biến động thời tiết lớn và nguy hiểm như bão,

Trang 38

dông Trong điều kiện vùng vịnh Hạ Long sóng không cao như ở ngoài khơi, do córất nhiều hòn đảo như bức rào thưa cản không cho sóng phát triển.

Độ cao của sóng cao nhất chỉ ở mức 0,50 - 0,75m với tần suất rất nhỏ 0,48% xuấthiện vào tháng 12 Hầu hết các tháng trong mùa, sóng cao nhất thường ở cấp 0,25 -0,50m Tần suất sóng lặng và sóng lăn tăn chiếm 97 - 99%

Hướng sóng chủ yếu là hướng Bắc với tần suất khoảng 30 - 38%, sau đó là hướngĐông Bắc chiếm khoảng 15 - 20% Tần suất của hướng Đông, Đông Nam và Nam cũngđáng kể khoảng 10 - 15% Sóng hướng tâm có xuất hiện ít nhất chỉ ở mức 1 - 3%

Mùa hè, tần suất lặng sóng và sóng lăn tăn chiếm 88 - 94% Cấp độ cao sóng từ0,25 - 0,50m chiếm 4 - 9% Cấp độ cao cao nhất lên đến 2,0 - 2,5m vào tháng 7 vàtháng 8 do bão ảnh hưởng trực tiếp gây ra

Hướng sóng thịnh hành trong mùa hè chủ yếu hướng Đông Nam với tần suấtkhoảng từ 20 - 40% Tần suất sóng hướng Nam cũng khá cao 15 - 25% Tần suất sónghướng Tây nhỏ không đáng kể

Tháng 4 là tháng chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa hè, độ cao, hướng sóng vàtần suất của chúng đã chuyển từ mùa đông sang mùa hè một cách khá rõ rệt Đặc trưng

rõ nhất là hướng sóng với tần suất hướng Đông Nam và Nam cao Ngược lại, tháng 10

độ cao, hướng sóng cũng như tần suất của chúng đã chuyển từ mùa hè sang mùa đôngvới tần suất hướng Bắc và Đông Bắc là chủ yếu

Tóm lại, sóng ở vịnh Hạ Long có cấp độ cao thấp, sóng cao nhất chỉ xuất hiện ởhướng Nam và Tây Nam với tần suất rất bé Sóng ở đây chủ yếu là sóng gió Địa hìnhđáy biển không sâu và đà gió không mạnh làm cho sóng ở đây không thể phát triển lớnhơn được, mặc dù có các biến động thời tiết rất mạnh như bão

- Nhiệt độ nước biển

So với các vùng biển tỉnh Quảng Ninh thì Vịnh Hạ Long có nhiệt độ nước biểntầng mặt cao nhất

Nhiệt độ nước biển ở tầng mặt cao nhất vào tháng 7, đạt giá trị nhiệt độ cao nhất

là 34,3 - 35,2oC và trung bình khoảng 30,0 - 30,5oC Tháng 2, là tháng có nhiệt độnước biển thấp nhất, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 17,5 - 18,0oC, thấpnhất xuống đến 11,0 - 12,0oC Từ tháng 2 đến tháng 7, nhiệt độ nước biển tăng dần sau

đó lại giảm dần đến tháng 2 năm sau

Sự phân bố của nhiệt độ nước biển tầng đáy cũng giống như phân bố của nhiệt độnước biển tầng mặt, song các giá trị cao nhất, thấp nhất và trung bình giữa hai tầng mặt vàđáy thường chênh nhau khoảng 1oC Nhìn chung, nhiệt độ nước biển tầng mặt cao hơn tầngđáy Tháng 2 có nhiệt độ nước biển cao nhất ở tầng đáy là 20,1oC, trung bình vào khoảng18,0oC Tháng 7, giá trị nhiệt độ nước biển cao nhất đạt 31,0oC, trung bình 29 - 30oC

- Độ mặn nước biển

Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) nồng độ muối có giá trị cao trong năm, cao

Trang 39

nhất vào tháng 1 và tháng 2 nằm trong khoảng 31 - 32‰ Bởi vì thời kỳ này ít mưanhất Lượng mưa nhỏ, độ muối ít bị pha loãng: lượng bố hơi lại cao nhất trong năm.Vào mùa này, độ mặn nước biển cao nhất có thể lên đến 33,5- 34,5‰ Biên độ giaođộng của độ mặn nước biển giữa các tháng trong mùa không lớn.

Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 11) độ mặn thấp nhất trong năm Thấp nhất vàotháng 7 hoặc 8, giá trị trung bình từ 21 - 22‰ Bởi vì mùa hè mưa nhiều, nước biển bịpha loãng và nước ngọt từ các sông suối trong đất liền đổ ra trong khi lượng bốc hơimùa hè rất thấp nên độ mặn nước biển xuống thấp Độ mặn thấp nhất có thể xuống tới

2 - 4‰ trong những ngày mưa lớn ở vùng cửa sông đổ ra Vịnh

- Thủy triều

Tỉnh Quảng Ninh có chế độ nhật triều thuần nhất, thời gian nước lên và nướcxuống gần đều nhau Thời gian triều lên ở vịnh Hạ Long là 12h18’, triều xuống12h32’ Về mùa hè, nước thường lên vào buổi chiều và về mùa đông nước thường lênvào buổi sáng Các đỉnh triều (nước lớn) thường cách nhau 25 giờ Số ngày có một lầnnước lên và một lần nước xuống chiếm 85-95% (trên 25 ngày) trong tháng Vùng vịnh

Hạ Long có thủy triều vào loại lớn nhất ở nước ta, khoảng 3,5 - 4,0m

Con nước triều lớn nhất xuất hiện từng nửa tháng một Đó là thời kỳ nước triềucường, nước triều lên đầy và xuống kiệt, mực nước biến thiên nhanh hàng giờ, có khi trên0,5m/h Sau thời kỳ này là thời kỳ con nước triều nhỏ và không thuần nhất Trong thời kỳnày mực nước lên xuống không đáng kể, hầu như con nước đứng Thời kỳ này kéo dài 1-

3 ngày trong tháng và hàng tháng có 2-3 ngày nước lên và xuống 2 lần (bán nhật triều).Trong năm thủy triều trong vịnh Hạ Long mạnh nhất vào các tháng I, VI, VII vàXII Trong những tháng này mực nước thực tế lên đến hơn 4m so với 0m sâu hải đồ.Thủy triều yếu nhất vào các tháng III, IV, VIII và IX, mực nước ở mức 3m Số ngàytrong năm có mực nước cao trên 3,5m là 101 ngày Mực nước thay đổi trong các nămtheo chu kỳ 19 năm Triều mạnh nhất xuất hiện vào các năm 1948-1951, 1968-1971,

1986 - 1990 và triều yếu vào các năm 1958-1961, 1977-1980

- Dòng triều

Vận tốc dòng đo được ở Cái Lân là 0,20 - 0,68 m/s, và dòng thuỷ triều rút xuốngnhanh hơn thuỷ triều lên (JICA, 1995)

Hướng của dòng triều cường tại eo biển Cửa Lục đi theo hướng Bắc đồng thời có

xu hướng đi về phía Tây Khi triều cường xuống, dòng chảy hướng về phía Đông, sau

đó đổi sang hướng Nam và cuối cùng là hướng Đông Nam trong khoảng thời gian 3giờ Nước triều xuống cũng theo hướng đó nhưng với tốc độ chậm hơn

I.2 KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trang 40

I.2.1 Kịch bản Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng cho Việt Nam

Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam được xây dựng dựa trên sựphân tích và tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước Các tiêu chí để lựa chọnphương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu;

(2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu;

I.2.1.1 Về nhiệt độ

Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả cácvùng khí hậu của nước ta Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn

so với các vùng khí hậu phía Nam

- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở

các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng từ1,6 đến 1,90C và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,40C

Bảng I.7: Mức tăng nhiệt độ TB năm ( 0 C) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng - Viện Khoa học khí tượng Thủy

văn và Môi trường

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung

bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,40C ở Đồng bằng Bắc

Ngày đăng: 16/02/2017, 21:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. IPCC. 1994, “IPCC Technical Guidelines for Assessing Climate Change Impacts and Adaptations” Sách, tạp chí
Tiêu đề: IPCC Technical Guidelines for Assessing Climate ChangeImpacts and Adaptations
3. Susanne C.Moser, John Tribbia, “Vulnerability to Inundation and Climate Change Impacts in California: Coastal Managers’ Attitudes and Perceptions” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vulnerability to Inundation and ClimateChange Impacts in California: Coastal Managers’ Attitudes and Perceptions
4. Intergovernmental Panel On Climate Change, “IPCC Technical Guidelines for Assessing Climate Change Impacts and Adaptations” Sách, tạp chí
Tiêu đề: IPCC Technical Guidelines forAssessing Climate Change Impacts and Adaptations
5. Asian Cities Climate Change Resilience Network, “Responding to the Urban Climate Challenge” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Responding to the UrbanClimate Challenge
1. GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ (2007), Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ước khung Liên Hợp Quốc và nghị định thư Kyoto về BĐKH, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội Khác
2. PGS.PTS. Lê Bắc Huỳnh (12/1999), Nghiên cứu xác định căn cứ khoa học nhằm tăng cường một bước năng lực và chất lượng dự báo, lũ phục vụ phòng tránh giảm thiệt hại Khác
3. Bảo Thạnh, Bùi Chí Nam, Đánh giá thiệt hại do mực nước biển dâng ở khu vực ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 570, tháng 6 - 2008, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia Khác
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam, Hà Nội, tháng 6/2009 Khác
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình Mục tiêu ứng phó với BĐKH, Hà Nội, 7/2008 Khác
6. Bộ Công Thương, Quy hoạch phát triển năng lượng mới và tái tạo các tỉnh biên giới phía bắc giai đoạn 2009 - 2020, có xét đến năm 2025, 2010 Khác
7. Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường, Quản lý tổng hợp đới bờ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai tại Việt Nam, 2008 Khác
8. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cô Tô đến 2010, định hướng đến năm 2020, Cô Tô 2008 Khác
9. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) Thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh, Uông Bí 2010 Khác
10. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) Huyện Đầm Hà - Tỉnh Quảng Ninh, Đầm Hà 5/2010 Khác
11. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, tỉnh Quảng Ninh 2011 - 2020, Quảng Ninh 1/2011 Khác
12. Sở NN&PTNT Quảng Ninh, Quy hoạch nông, lâm và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh - đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Quảng Ninh 2009 Khác
13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2010 Khác
14. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 2006 - 2010, 2010 Khác
15. Sở Xây Dựng tỉnh Quảng Ninh, Điều chỉnh quy hoạch cấp nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, 2010 Khác
16. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w