1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn thi công chức cấp xã Lĩnh vực xã hội

13 715 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 41,87 KB

Nội dung

Tài liệu ôn thi công chức cấp xã (lĩnh vực xã hội) 2017.

Trang 1

UBND TỈNH BÌNH THUẬN

HỘI ĐỒNG THI TUYỂN

CÔNG CHỨC CẤP XÃ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ LĨNH VỰC XÃ HỘI (CHỨC DANH VĂN HÓA – XÃ HỘI)

I TÀI LIỆU ÔN THI

Phần 1: Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi

Phần 2: Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật

Phần 3: Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định

điều kiện, thủ tục thành lập và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội

Phần 4: Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy

định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

Phần 5: Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của Hội đồng nhân

dân tỉnh Bình Thuận về Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020

II NỘI DUNG ÔN THI

Phần 1: Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi

Cần tập trung nghiên cứu kỹ các nội dung về: Điều kiện đối với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; chức thọ mừng thọ người cao tuổi Cụ thể:

1 Điều kiện đối với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi

1.1 Cá nhân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

c) Có sức khỏe và kỹ năng để chăm sóc người cao tuổi

1.2 Tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải đáp ứng quy định tại Điều 8 Nghị định này

2 Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi

Trang 2

2.1 Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải được lập thành văn bản

2.2 Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người cao tuổi, phải có ý kiến đồng ý của người cao tuổi hoặc người giám hộ người cao tuổi

2.3 Hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người cao tuổi;

b) Thời gian chăm sóc, địa điểm chăm sóc, phương thức thực hiện chăm sóc; c) Chi phí dịch vụ, phương thức thanh toán;

d) Quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng;

đ) Quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc; e) Các nội dung khác

4 Việc ký kết, thực hiện, sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi do các bên thỏa thuận và theo quy định của pháp luật hiện hành

3 Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi:

3.1 Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức quà tặng của Chủ tịch nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho người thọ 100 tuổi, mức quà tặng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho người thọ 90 tuổi và nội dung chi, mức chi tổ chức mừng thọ quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Người cao tuổi;

b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức quà tặng người thọ 70, 75, 80, 85, 95 tuổi và trên 100 tuổi

3.2 Việc tổ chức mừng thọ người cao tuổi thực hiện trang trọng, tiết kiệm phù hợp với nếp sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương

Phần 2: Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật

Cần tập trung nghiên cứu kỹ các nội dung về: dạng tật và mức độ khuyết tật;

về xác định mức độ khuyết tật; chính sách bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật (hệ số trợ cấp xã hội và hộ số tính mức hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật) Cụ thể:

1 Các dạng tật và mức độ khuyết tật của người khuyết tật:

1.1 Dạng tật:

a) Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển

Trang 3

b) Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc

cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói

c) Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường

d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường

đ) Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc

e) Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp nêu trên

1.2 Mức độ khuyết tật:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động

đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn

b) Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc

c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này

2 Về xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật:

2.1 Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều

3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này

2.2 Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật

3.3 Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Trang 4

b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%

4.4 Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa trước ngày Nghị định này có hiệu lực kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật

5.5 Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

3 Hệ số trợ cấp xã hội hàng tháng và hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật:

3.1 Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng như sau:

a) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

b) Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;

c) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;

d) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em

3.2 Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

a) Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:

- Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;

- Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

- Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi;

b) Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định này

c) Hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0)

d) Người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định 28/2012/NĐ-CP khi nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:

Trang 5

- Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số ba (3,0) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên

Phần 3: Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định

điều kiện, thủ tục thành lập và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội

Cần tập trung nghiên cứu kỹ các nội dung về: Nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội và đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội; quy trình hô sơ, thủ thục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội Cụ thể:

1 Nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội và đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội ?

1.1 Nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội gồm:

a) Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 68/2012/NĐ-CP

b) Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách

d) Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống

đ) Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội ở cộng đồng nơi có trụ sở (nếu có điều kiện)

1.2 Đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, bao gồm:

a) Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Điều 5 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội

b) Các đối tượng xã hội cần sự bảo vệ khẩn cấp: Trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động

c) Những người không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội nhưng không có điều kiện sống ở gia đình và có nhu cầu vào sống ở cơ sở bảo trợ xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (sau đây gọi chung là đối tượng tự nguyện)

d) Các đối tượng xã hội khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định

Trang 6

2 Quy định hồ sơ, thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xạ hội

2.1 Hồ sơ thành lập gồm:

- Tờ trình thành lập cơ sở bảo trợ xã hội

- Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội

- Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội

2.2 Thủ tục: Đơn vị xây dựng đề án gửi hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập qua cơ quan thẩm định quy định sau:

a) Cơ quan thẩm định

- Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì cơ quan thẩm định là Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ

- Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan thẩm định là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan thẩm định là Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

b) Trách nhiệm thẩm định

- Cơ quan thẩm định nêu tại Điều 18 Nghị định số 68/2012/NĐ-CP có trách nhiệm tiếp nhận và cấp giấy biên nhận cho bên nộp hồ sơ; trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì phải tiến hành thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội

- Trường hợp không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì cấp có thẩm quyền thành lập phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội

Phần 4: Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy

định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

Cần tập trung nghiên cứu kỹ các nội dung nội dung về: Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; quy định hệ số tính trợ cấp hàng tháng cho từng nhóm đối tượng; quy định hồ sơ, thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp hàng tháng; Quy định mức

hỗ trợ, thời gian hỗ trợ và thủ tục hỗ trợ lương thực cho nhân dân bị thiếu đói do thiên tai, hoả hoạn gây ra; Quy định mức hỗ trợ, thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết, mất tích và hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở cho

hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy do thiên tai, hoả hoạn gây ra Cụ thể:

1 Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:

1.1 Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

Trang 7

a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

b) Mồ côi cả cha và mẹ;

c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt

tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử

lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

1.2 Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất

1.3 Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác

1.4 Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc

vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con)

1.5 Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trang 8

a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này

mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng

1.6 Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật

2 Quy định hệ số mức trợ cấp xã hội hàng tháng:

2.1 Hệ số 2,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP dưới 04 tuổi;

2.2 Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP từ 04 tuổi trở lên;

2.3 Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

2.4 Hệ số 2,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP dưới 04 tuổi;

2.5 Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi

2.6 Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP từ 16 tuổi trở lên;

2.7 Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP đang nuôi 01 con;

2.8 Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP đang nuôi từ 02 con trở lên;

2.9 Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định

số 136/2013/NĐ-CP từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

2.10 Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP từ đủ 80 tuổi trở lên;

2.11 Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP;

2.12 Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ;

2.13 Hệ số đối với đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10

Trang 9

tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây gọi chung là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP)

3 Quy định hồ sơ, thủ tục đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng:

3.1.Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định

b) Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã)

c) Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp trẻ em

d) Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV

đ) Bản sao giấy khai sinh của con của người đơn thân đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con

e) Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

3.2 Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định sau đây:

a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt) thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày, trừ những thông tin liên quan đến HIV của đối tượng

Khi hết thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng xét duyệt vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng

và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện)

Trang 10

quyết định trợ cấp xã hội cho đối tượng Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ

lý do;

đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng

Thời gian hưởng trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của đối tượng khác, kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng

4 Quy định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ và thủ tục hỗ trợ lương thực cho nhân dân bị thiếu đói do thiên tai, hoả hoạn gây ra:

4.1 Mức hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác

4.2 Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung

là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói cần

hỗ trợ theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

b) Trưởng thôn chủ trì họp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn

để bình xét hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách hộ gia đình và số người thiếu đói, trình Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

đ) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;

g) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;

h) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

Ngày đăng: 14/02/2017, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w