1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hướng dẫn đồ án môn học thi công phần công tác đất , phần công tác ván khuôn cốt thép,phần công tác bê tông,phần lập tiến độ thi công

22 952 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 276,05 KB

Nội dung

BÀI HƯỚNG DẪN SỐ 1 PHẦN CÔNG TÁC ĐẤT 1/ Tính toán khối lương đất đào : Căn cứ vào các dữ kiện sau :  Bản vẽ kết cấu móng  Loại đất  Bảng tra mái dốc tạm thời Để xác định loại công tr

Trang 1

BÀI HƯỚNG DẪN SỐ 1

PHẦN CÔNG TÁC ĐẤT 1/ Tính toán khối lương đất đào :

Căn cứ vào các dữ kiện sau :

 Bản vẽ kết cấu móng

 Loại đất

 Bảng tra mái dốc tạm thời

Để xác định loại công trình đất là tập trung hay chạy dài mà tính toán khối lượng đất theo hai công thức :

a Công trình tập trung :

Công trình chạy dài :

2/ Chọn phương án đào & máy đào :

 Căn cứ vào mặt bằng công trình, loại móng, khối lượng đất đào, mực nước ngầm,…v.v để xác định phương án đào thủ công hay cơ giới

 Nếu chọn phương án đào đất bằng cơ giới thì căn cứ vào mặt bằng công trình, sổ tay chọn máy xây dựng để chọn ra loại máy đào thích hợp cho công trình theo các chỉ tiêu sau :

- Loại đất, mực nước ngầm

- Hình dạng & kích thuớc hố đào

- Điều kiện chuyên chở & các chướng ngại vật nếu có

- Khối lượng đất đào & thời hạn thi công

Trang 2

Các sinh viên có thể căn cứ vào bảng so sánh sau đây để lựa chọn loại máy đào phù hợp

MÁY ĐÀO GẦU

THUẬN

NGHỊCH

• Đào được mọi loại

đất, cấp đất

• Năng suất cao nhất

khi đổ đất vào xe

tải

• Đào được những hố

đào sâu và rộng

 Đường đi lại của xe

tải phải chuyển dịch

luôn

 Chỉ làm việc ở nơi

khô ráo

 Phải làm đường lên

xuống hố đào

• Có thể đổ đất xa bờ

• Có thể đào được hố móng sâu 20m ở nơi có nước ngầm

• Dùng có lợi khi đổ đất lên bờ

 Năng suất thấp khi đổ đất vào xe tải

 Gầu nhỏ và trung chỉ đào được đất cấp I, II và III

 Khó xác định vị trí đào đất  Chỉ thích hợp với hố đào có kích thước lớn

• Có thể đào được ở nơi có nước ngầm

• Di chuyển máy và vận chuyển dể dàng vì máy đào đứng trên hố đào

 Chỉ đào được những rãnh hẹp và nông

 Chỉ đào được đất cấp I, II, III

 Năng suất thấp

 Sau khi đã chọn được loại máy đào thích hợp, xác định đường di chuyển của máy đào

 Tính khối lượng đất cần phải di chuyển đi theo công thức sau :

Trong đó :

Vch là khối lượng đất cần di chuyển đi nơi khác

giu dao

Trang 3

Vđào là khối lượng đất đào đã tính toán

Vgiưõ là khối lượng đất giữ lại đế lấp hố móng

Cần lưu ý đến các hệ số tơi ban đầu & cuối cùng

 Sinh viên có thể tham khảo thêm bài toán 4-trang 18 (chọn máy đào gầu

dây), sách Thiết kế thi công của GS.Lê Văn Kiểm

3/ Tính tường cừ chống vách ( gổ hoặc thép ) nếu có :

a Xác định tải trọng tác dụng vào cọc của tường cừ , nhằm mục đích tính toán momen max tác dụng vào cọc của tường cừ

b Tính momen kháng uốn yêu cầu ( Wyc ) của các cọc (thanh nẹp đứng) :

Từ đó xác định được diện tích tiết diện ngang yêu cầu cho cọc (thanh nẹp đứng)

c Xác định tải trọng tác dụng vào tấm ván chịu tải lớn nhất Sau đó tính toán giống như trên để chọn được ván lát

Sinh viên có thể tham khảo thêm bài toán 5-trang 21, sách Thiết kế thi công

của GS.Lê Văn Kiểm

4/ Tính năng suất máy đào & thời gian cần cho thi công đất :

Nếu chọn phương án đào thủ công thì không phải tính năng suất máy đào nhưng vẫn phải tính thời gian cần cho thi công đất

a Tính năng suất máy đào trong một ca theo công thức đã biết (thới gian của

một chu kỳ được xác định tùy theo loại máy đào ở Sổ tay chọn máy thi công

xây dựng-Nhà xuất bản Xây dựng-tác giả : Nguyễn Tiến Thu)

b Từ đó xác định được thới gian cần cho thi công đất :

GO

MAX YC

M W

][

Trang 4

Trong đó :

Tđất là thời gian cần cho thi công đất

Vđào là tổng khối lượng đất đào đã tính toán

Nđào là năng suất thực của máy đào (m3/ca)

Thời gian cần cho thi công đất sẽ được đưa vào tiến độ thi công ớ các bước sau tùy theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn căn cứ vào loại đề

dao

dao dat

N

V

Trang 5

BÀI HƯỚNG DẪN SỐ 2 PHẦN CÔNG TÁC VÁN KHUÔN, CỐT THÉP 1/ Chọn phương án cấu tạo cốp pha hợp lý :

Sinh viên có thể chọn một trong hai phương án : cốp pha gỗ hoặc cốp pha thép Nhưng phải lý giải vào trong thuyết minh lý do chọn Ngoài ra nếu công trình quá phức tạp sinh viên có thể chọn hổn hợp cả hai loại, nhưng cần ghi rõ trong thuyết minh kết cấu nào dùng cốp pha gỗ ? Tại sao? Kết cấu nào dùng cốp pha thép? Tại sao? Để có thêm tư liệu sinh viên nên đọc thêm quyển “Ván khuôn & dàn giáo” & Album thi công xây dựng của GS.Lê Văn Kiểm

2/ Tính toán khả năng chiụ lực của một vài kết cấu điển hình :

Sinh viên chỉ cần chọn ra những kết cấu điển hình rồi tính toán để chọn ra kích thước ván khuôn, kích thước các sườn ngang, sườn đứng, sườn dọc, gông cột……… Cụ thể như sau :

d Đối với cốp pha tường :

 Xác định tải trọng tác động vào ván khuôn :

Ván khuôn tường chịu tác dụng của những tải trọng sau :

 Tải trọng động do đổ BT vào ván khuôn (xem giáo trình đã học)

 Tải trọng ngang của vữa khi đổ & đầm (xem giáo trình đã học)

 Từ đó xác định ra tải trọng tính toán tác động vào ván khuôn (hệ số vượt tải lấy bằng 1,3 )

Trang 6

 Tính toán chiều dày ván khuôn :

Từ tải trọng đã tính toán ớ bước trên, sử dụng các công thức của sức bền vật liệu & cơ học kết cấu để tính toán ra mômen, rồi tính ra chiều dày ván & bề rộng ván

 Kiểm tra độ võng của ván khuôn :

Sử dụng các công thức tính độ võng đã học trong môn học sức bền vật liệu & cơ học kết cấu để tính toán ra độ võng, rồi so sánh với độ võng tối

đa cho phép theo quy phạm

 Tính toán tiết diện sườn đứng hoặc sườn ngang :

Xác định các lực tác dụng vào sướn đứng hoặc sườn ngang theo sơ đồ tính đã chọn, rồi tính toán ra nội lực & chọn tiết diện của sườn Sau đó kiểm tra độ võng của sườn tường tự như việc kiểm tra độ võng của ván khuôn

 Tính toán sườn dọc kép

Thực hiện tương tự như tính sườn đứng hoặc sườn ngang

e Đối với cốp pha cột :

Thực hiện tương tự như đối với cốp pha tường Sinh viên chỉ cần chọn ra cột có kích thước lớn nhất để tính, không cần tính toán cho tất cả các cột

f Đối với cốp pha sàn :

 Xác định tải trọng tác động vào ván khuôn :

Trang 7

Ván khuôn sàn chịu tác dụng của những tải trọng sau :

 Tải trọng động do đổ BT vào ván khuôn (xem giáo trình đã học)

 Trọng lượng của bản thân sàn BTCT

 Hoạt tải người khi đứng trên ván khuôn thực hiện công tác đổ (xem giáo trình đã học)

 Hoạt tải do xe vận chuyển trên cầu công tác, tuỳ theo phương tiện vận chuyển, nhưng có thể tạm lấy P=300kg/m2 (xem giáo trình đã học)

 Lực rung động do đầm bằng máy, lực này tùy thuộc vào loại đầm (xem giáo trình đã học)

 Từ đó xác định ra tổng tải trọng tính toán tác động vào ván khuôn (hệ số vượt tải lấy bằng 1,3 )

 Tính toán chiều dày ván khuôn :

Từ tải trọng đã tính toán ớ bước trên, sử dụng các công thức của sức bền vật liệu & cơ học kết cấu để tính toán ra mômen, rồi tính ra chiều dày ván & bề rộng ván

 Kiểm tra độ võng của ván khuôn :

Sử dụng các công thức tính độ võng đã học trong môn học sức bền vật liệu & cơ học kết cấu để tính toán ra độ võng, rồi so sánh với độ võng tối

đa cho phép theo quy phạm

Trang 8

 Tính toán tiết diện sườn dọc :

Xác định các lực tác dụng vào sườn dọc theo sơ đồ tính đã chọn, rồi tính toán ra nội lực & chọn tiết diện của sườn Sau đó kiểm tra độ võng của sườn tường tự như việc kiểm tra độ võng của ván khuôn Nếu không thỏa thì giảm khoảng cách L rồi tính lại nội lực, độ võng

 Tính toán sườn ngang :

Thực hiện tương tự như tính sườn dọc

 Tính toán cột chống cho sàn :

Thực hiện tương tự như tính sườn dọc, nhưng cần kiểm tra độ mãnh cũng như ổn định của cột chống vì cột chống chịu nén

g Đối với cốp pha dầm :

Sinh viên chỉ cần chọn ra dầm có kích thước lớn nhất rối tính toán, không cần thiết phải tính toán cho tất cả các dầm

 Xác định tải trọng tác động vào ván khuôn :

Ván khuôn dầm chịu tác dụng của những tải trọng sau :

 Tải trọng động do đổ BT vào ván khuôn (xem giáo trình đã học)

 Trọng lượng của bản thân dầm BTCT

 Hoạt tải người & xe có thể chọn P=250kg (xem giáo trình đã học)

Trang 9

 Lực rung động do đầm bằng máy, lực này tùy thuộc vào loại đầm (xem giáo trình đã học)

 Tải trọng do sàn truyền qua

 Từ đó xác định ra tổng tải trọng tính toán tác động vào ván khuôn (hệ số vượt tải lấy bằng 1,3 cho hoạt tải, riêng tĩnh tải lấy bằng 1,2 )

 Tính toán chiều dày ván khuôn :

Sơ bộ chọn chiều rộng & chiều dày ván rồi từ tải trọng đã tính toán ớ bước trên, sử dụng các công thức của sức bền vật liệu & cơ học kết cấu để tính toán ra mômen Sau đó kiểm tra độ võng & độ bền Nếu không thỏa, chọn lại chiều rộng, chiều dày ván & kiểm tra lại cho đến khi thỏa

 Tính toán cây chống & khoảng cách cây chống cho dầm :

Thực hiện tương tự như tính cột chống của sàn

Sinh viên có thể tham khảo thêm bài toán 8 & 9 -trang 56  65, sách Thiết kế tổ chức thi công xây dựng của GS.Lê Văn Kiểm Ngoài ra, khi tính toán cốp pha & cây chống bằng gỗ sinh viên cần phải chọn ra những tiết diện gỗ đúng quy cách theo quy phạm (ví dụ những loại gỗ như sau là không đúng quy cách 5x11cm, 6x13cm,….) & chiều dày ván không nên chọn quá 3cm vì loại ván như thế không bao giờ dùng làm ván khuôn, rất lãng phí Trường hợp sinh viên chọn cốp pha thép thì phải chỉ rỏ quy cách của các tấm cốp pha thép, do hảng nào sản xuất, tải trọng tối đa là bao nhiêu Riêng giáo viên hướng dẫn sẽ cung cấp cho sinh viên quy cách của một số cốp pha thép do một vài công ty sản xuất hiện đang lưu hành rộng rãi trên địa bàn TP.HCM để tham khảo Bằng những tư liệu riêng

Trang 10

sinh viên có thể sử dụng những loại cốp pha thép do các công ty khác sản xuất nhưng cần phải có tư liệu đính kèm vào trong thuyết minh

3/ Về trình tự lắp dựng cốp pha :

Căn cứ vào bài giảng & các sách khác về thi công mà sinh viên tham khảo cũng như kinh nghiệm thi công (nếu có), sinh viên sẽ mô tả vào trong thuyết minh

4/ Về công tác cốt thép :

Căn cứ vào bài giảng & các sách khác về thi công mà sinh viên tham khảo cũng như kinh nghiệm thi công (nếu có), sinh viên sẽ mô tả vào trong thuyết minh

Trang 11

BÀI HƯỚNG DẪN SỐ 3

PHẦN CÔNG TÁC BÊ TÔNG 1/ Phân chia công trình thành các đợt đổ BT : Căn cứ vào tính chất công trình

mà sinh viên phân chia công trình thành các đợt tương ứng Nhưng nhìn chung có thể phân chia thành các đợt sau :

 Đợi 1 : Đổ bê tông móng + cổ cột + đà kiềng

 Đợt 2 : Đổ bê tông cột tầng trệt đến cao độ đáy dầm

 Đợt 3 : Đổ bê tông dầm & sàn lầu 1 ( với các công trình không có lầu thì khối lượng đợt này là khối lượng của bê tông dầm + sênô + sàn mái )

 Đợt 4 : Đổ bê tông cột lầu 1

 Đợt 5 : Đổ bê tông dầm & sàn lầu 2

 Đợt 6 : Đổ bê tông cột lầu 2

 ………

2/ Phân đoạn thi công công trình :

Căn cứ vào các mạch nhiệt, mạch lún, & các mạch ngừng quy định trong giáo trình mà phân chia mỗi đợt thành các phân đoạn Cần chú ý số phân đoạn trong một đợt phải lớn hơn số dây chuyền đơn

Thông thường trong thi công đổ bê tông công trình dân dụng người ta chia ra bốn dây chuyền đơn như sau :

Trang 12

 Dây chuyền đơn thực hiện công tác lắp dựng ván khuôn

 Dây chuyền đơn thực hiện công tác gia công lắp dựng cốt thép

 Dây chuyền đơn thực hiện công tác đổ bê tông

 Dây chuyền đơn thực hiện công tác tháo dỡ ván khuôn

Tùy theo cấu tạo hình học của công trình mà phân đoạn nhưng nên cố gắng phân đoạn sao cho khối lượng trong các phân đoạn càng gần bằng nhau càng tốt

Các sinh viên có thể tham khảo bài toán 7, chương 2, trang 50 56 sách Thiết

kế tổ chức thi công xây dựng của GS.Lê Văn Kiểm để phân đoạn cho công

trình của mình Thông thường chọn t1 = 2ngày (thời gian gián đoạn vì phải chờ đợi cho đến khi được phép dựng dàn giáo & cốp pha lên trên kết cấu vừa mới đổ bê tông), t2 = 9ngày (thời gian gián đoạn vì phải chờ đợi cho đến khi tháo dỡ được cốp pha của kết cấu vừa mới đổ bê tông)

Những sinh muốn áp dụng phương pháp lập tiến độ thi công theo sơ đồ mạng cũng nên tiến hành phân đoạn vì các mạch lún là tất yếu phải có đối với những công trình dài hơn 60m & cũng nhờ phân đoạn mà có thể tổ chức thi công hợp lý hơn, tránh được tình trạng kéo dài thời gian thi công cũng như các hệ số đánh giá K1 & K2 không đạt

3/ Tính toán khối lượng của từng đợt & từng phân đoạn :

Trang 13

Căn cứ vào các bản vẽ kiến trúc & số đợt, số phân đoạn mà sinh viên đã phân chia, tiến hành tính toán các khối lượng cần thiết để phục vụ cho việc lập tiến độ thi công cũng như công tác lập dự toán sau này

Trong mỗi đợt & mỗi phân đoạn cần thiết phải tính ra các khối lượng sau :

 Khối lượng bê tông (m3)

 Khối lượng cốt thép cần gia công & lắp đặt ( tấn )

 Diện tích tiếp xúc giữa ván khuôn & bê tông ( 100m2 )

Có thể trình bày kết quả tính toán thành bảng như sau :

Đợt Phân

đoạn

Cấu kiện Đơn

vị tính

Số lần giống nhau

Dài (m)

Rộng (m)

Cao (m)

Khối lượng riêng

Khối lượng chung

Móng M2 Móng M3 Móng M4 C.thép M4

m3 tấn

m3 m3 m3 tấn

1

1.4 1.4 1.5

0.35

0.35 0.45 0.45

m3 m3 tấn m3

Trang 14

Đối với bê tông thì : (9) = (6) * (7) * (8) & (10) = (9) * (5)

Đối với cốt thép & ván khuôn thì : (10) = (9) * (5)

4/ Tính toán năng suất máy trôn bê tông :

Căn cứ vào công thức tính năng suất máy trộn bê tông đã có trong bài giảng & ví

dụ tính toán ở bài toán 1 chương 2 trang 27 sách Thiết kế tổ chức thi công xây dựng của GS.Lê Văn Kiểm để tính năng suất máy trộn bê tông

5/ Chọn máy trôn bê tông :

Căn cứ vào công thức tính năng suất máy trộn bê tông đã có trong bài giảng &

sách Sổ tay chọn máy thi công xây dựng của Nguyễn Tiến Thu để chọn ra loại

máy trộn phù hợp Có thể tham khảo thêm bài toán 2, chương 2, trang 28 sách

Thiết kế tổ chức thi công xây dựng của GS.Lê Văn Kiểm

6/ Chọn phương tiện vận chuyển BT lên cao & theo phương ngang :

Mỗi sinh viên căn cứ vào kiến thức đã học & đặc điểm công trình mà mình đang thiết kế tổ chức thi công mà lựa chọn phương tiện vận chuyển bê tông phù hợp Nhìn chung có các gợi ý sau :

 Vận chuyển bê tông lên cao có thể dùng : thăng tải, xe bơm bê tông, cần trục & thùng đổ, tời thủ công, tời điện…

 Vận chuyển bê tông theo phương ngang : xe cút kít, thùng xách tay, máy bơm bê tông, xe cải tiến…

Trang 15

Sinh viên có thể tham khảo thêm các công thức & cách thức chọn các phương

tiện vận chuyển bê tông ở sách Sổ tay chọn máy thi công xây dựng của Nguyễn

Tiến Thu để chọn ra phương tiện phù hợp Riêng với thăng tải & cần trục-thùng đổ, các sinh viên có thể tham khảo bài toán 3 & bài toán 6, chương 2, trang 30 &

trang 48, sách Thiết kế tổ chức thi công xây dựng của GS.Lê Văn Kiểm

7/ Cách thức thi công công tác bê tông :

Căn cứ vào bài giảng đã phát cho sinh viên cùng các sách tham khảo, sinh viên cần mô tả cách thức thi công cho các công tác sau :

 Cách thức gia công lắp dựng cốp pha

 Cách thức gia công lắp dựng cốt thép

 Cách thức & trình tự đổ bê tông

 Cách thức, trình tự & thời gian tháo dỡ ván khuôn

 Cách thức & thời gian bảo dưỡng bê tông

Trang 16

BÀI HƯỚNG DẪN SỐ 4

PHẦN LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG 1/ Xác định các công tác chính : Căn cứ vào tính chất công trình mà xác định

các công tác chính Một cách tổng quát có thể xác định các công tác chính chung cho tất cả các đề như sau:

Công tác đào đất

Công tác thi công đổ bê tông móng & cổ cột

Công tác thi công đổ bê tông đà kiềng

Công tác thi công đổ bê tông cột tầng trệt

 Công tác thi công đổ bê tông dầm & sàn lầu 1 ( với các công trình không có lầu thì khối lượng đợt này là khối lượng của bê tông dầm + sênô + sàn

mái )

Công tác thi công đổ bê tông cột lầu 1

Công tác thi công đổ bê tông dầm & sàn lầu 2

 ………

Các công tác khác như : thi công lớp BT đá 4x6 lót móng, công tác lấp đất hố móng, công tác hoàn thiện, công tác dọn dẹp mặt bằng công trình… Tạm thời không xét đến trong khi lập tiến độ thi công cho bài tập lớn lần này

2/ Chọn phương pháp thi công công trình & ấn định trình tự xây lắp :

Ngày đăng: 10/02/2017, 15:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w