Mục tiêu chung của môn học - Về kiến thức: Cung cấp khối kiến thức từ vựng và các chủ đề tiếng Anh chuyên ngành English for specific purposes – ESP – gồm 3 chương: Chương 4: Business A
Trang 1ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC:
TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH 2
I Thông tin về giảng viên
Họ và tên:
Chức danh, học hàm, học vị
Thời gian, địa điểm làm việc
Địa chỉ liên hệ
Điện thoại, email
II Thông tin chung về môn học
1 Tên học phần: Tiếng Anh chuyên ngành 2
2 Mã số: SFL 0116
3 Số tín chỉ: 03 tín chỉ (tương đương 60 tiết)
- Trên lớp: 45 tiết
- Tự học: 15 tiết
4 Môn học: bắt buộc
5 Các môn học trước: Tiếng Anh cơ bản 1, tiếng Anh cơ bản 2 và tiếng Anh
chuyên ngành 1
6 Đối tượng học: Sinh viên đại học hệ chính quy tất cả các chuyên ngành không chuyên ngữ tại Học viện Tài chính.
III Mục tiêu chung của môn học
- Về kiến thức:
Cung cấp khối kiến thức từ vựng và các chủ đề tiếng Anh chuyên ngành (English for specific purposes – ESP) – gồm 3 chương:
Chương 4: Business Administration
Chương 5: Accounting
Chương 6: International Economics
Giúp sinh viên nắm bắt được khối kiến thức cơ bản: những khái niệm, nội dung cơ bản về những vấn đề kinh tế như (1) quản trị tài chính doanh nghiệp: vai trò của tài chính doanh nghiệp, huy động vốn, quản trị vốn lưu động, marketing, định giá, v.v.; (2) kế toán: hoạt động kế toán, báo cáo tài chính, phân tích tài chính và kiểm toán;
Trang 2(3) kinh tế quốc tế: thương mại quốc tế, cán cân thanh toán, rào cản thương mại, thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại, v.v.
Thông qua các bài học trên lớp, giáo viên có thể hướng dẫn sinh viên phát huy khả năng tư duy, liên hệ thực tế để phân tích về các vấn đề kinh tế thực tiễn đang diễn ra trong nước và quốc tế
- Về kỹ năng:
Mục tiêu chính của học phần này là nhằm giúp sinh viên thực hành kỹ năng : Nghe, Nói và Đọc ở trình độ Intermediate và Uper Intermediate (tương đương với cấp độ B1 – B2) Với hai học phần tiếng Anh chuyên ngành 1 và tiếng Anh chuyên ngành
2, sinh viên được cung cấp lượng kiến thức cơ bản phong phú về các nội dung kinh
tế, kết thúc hai học phần này người học có khả năng tự đọc tài liệu các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, … bằng tiếng Anh, giúp tăng khả năng tự nghiên cứu tài liệu bằng tiếng Anh phục vụ cho nghề nghiệp hay hoạt động nghiên cứu trong tương lai.
- Về thái độ, chuyên cần:
Yêu cầu sinh viên phải tham gia đầy đủ giờ lên lớp, có thái độ tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức cũng như tích cực thực hành các kỹ năng thực hành tiếng.
Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên phải tích cực tự ôn tập lại kiến thức đã được học ở hai học phần tiếng Anh cơ bản 1 và tiếng Anh cơ bản 2: ngữ pháp tiếng Anh, cấu trúc câu tiếng Anh hay các chức năng ngôn ngữ, chuẩn bi bài trước giờ lên lớp theo
sự hướng dẫn của giáo viên đảm trách lớp, làm bài tập và ôn tập bài đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên đảm trách lớp.
IV Tóm tắt nội dung môn học
Đối với Học phần tiếng Anh chuyên ngành 1, sinh viên cần nắm bắt những nội dung chính về các vấn đề kinh tế, từ vựng tiếng Anh chuyên ngành, có khả năng phân tích và trình bày về các vấn đề kinh tế.
Chương 4: BUSINESS ADMINISTRATION
Unit 16
CORPORATE FINANCE
- Hiểu được khái niệm “corporate finance”
- Vai trò của tài chính doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp
- Chức năng/ hoạt động của tài chính doanh nghiệp: lập
kế hoạch tài chính, huy động vốn, đầu tư/ sử dụng vốn,
Trang 3giám sát tài chính.
Unit 17
FUNDING THE BUSINESS
- Hiểu được 2 cách thức cơ bản để huy động vốn: huy động vốn vay và huy động vốn cổ phần
- Các nguồn để huy động vốn vay, và các nguồn để huy động vốn cổ phần
- Ưu điểm và nhược điểm của từng nguồn vốn mà nhà huy động vốn cần cân nhắc khi quyết định tiếp cận với nguồn nào để huy động
Unit 18
WORKING CAPITAL
- Phân loại vốn lưu động: permanent working capital & temporary working capital; inventories + debtors + cash
- Nhiệm vụ của quản lý tài chính trong việc quản lý hang tồn kho, nợ và tiền mặt
- The just-in-time philosophy / lean manufacturing system trong quản lý hàng tồn kho
Unit 19
MARKETING
- Phân biệt giữa khái niệm “selling concept” hay khái niệm “marketing” trước đây và khái niệm “modern marketing”
- Khái niệm “marketing mix” gồm 4 P: Product, Place, Promotion và Price
- Mỗi P trong tổ hợp marketing đó bao gồm những hoạt
động nào (tham khảo)
- Khái niệm phân đoạn thị trường (market segmentation), xác định thị trường mục tiêu (target market)
- Khái niệm nghiên cứu thị trường (market research), tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường đối với sự thành công/ phát triển của DN
- Phân biệt khái niệm “company-to-company marketing” và “company-to-customer marketing”/
“Marketing for B2B vs B2C” – Business-t0-business
vs business-to-customer – tham khảo
Unit 20 - Vai trò quan trọng của giá đối với lựa chọn của người
Trang 4SETTING THE PRICE
mua
- Những lỗi phổ biến mà các công ty thường gặp phải trong việc định giá
- Các cách thức định giá khác nhau ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau
- Các chiến lược định giá (common pricing strategies) –
tham khảo
Chương 5: ACCOUNTING
Unit 21
WHAT IS ACCOUNTING?
- Hiểu rõ về 3 loại thông tin kế toán: kế toán tài chính,
kế toán quản trị và kế toán thuế
- Phân biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
- Phân biệt giữa kế toán tài chính và kế toán thuế
- Mục đích của kế toán, vai trò quan trọng của thông tin
kế toán
- Các nguyên tắc kế toán – tham khảo
Unit 22
FINANCIAL STATEMENTS
(Unit 23 + Unit 24)
- Quy trình kế toán/ trách nhiệm của phòng Kế toán của
DN hay nhiệm vụ của kế toán viên
- Hệ thống sổ sách kế toán – tham khảo
- Các khoản mục được liệt kê trong bảng cân đối kế toán (a balance sheet), bảng báo cáo kết quả kinh doanh (an income statement), và bảng luân chuyển tiền tệ (a
cashflow statement) – tham khảo
- Nghiên cứu một số mẫu bảng báo cáo tài chính –
tham khảo
Unit 25
FINANCIAL ANALYSIS
- Khái niệm phân tích tài chính
- Các nguồn dữ liệu được dùng để phân tích: nguồn sơ cấp (primary source), nguồn thứ cấp (secondary source)
- Phân loại hệ số phân tích (financial ratios): nhóm các
hệ số, công thức tính của mỗi hệ số, ý nghĩa của mỗi hệ số
- Mục đích và vai trò quan trọng của phân tích tài chính
– tham khảo
Trang 5Unit 26
AUDITING
- Khái niệm kiểm toán, hoạt động kiểm toán, kiểm toán viên
- Phân loại kiểm toán và kiểm toán viên – tham khảo
- Mục đích của hoạt động kiểm toán: kiểm tra, đánh giá hay đưa ra đề xuất/ kiến nghị
- Ưu điểm và nhược điểm của kiểm toán nội bộ
Chương 6: INTERNATIONAL ECONOMICS
Unit 27 INTERNATIONAL
BUSINESS
-Khái niệm international business (international trade, world trade hay foreign trade)
- Lợi thế và bất lợi của thương mại quốc tế đối với các nước tham gia thương mại (trading nations)
- Một số nhân tố cụ thể giúp cho sản xuất hiệu quả hơn
ở một số nước cụ thể
- Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và học thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo
- Lý do giải thích vì sao các chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
- Các biện pháp (chương trình của Chính phủ) để khuyến khich xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
- (Kết hợp với bài 29 – Trade barriers): Các công cụ thường được dùng để hạn chế nhập khẩu: thuế quan (tariffs), hạn ngạch (quotas), trợ giá (subsidies) hay lệnh cấm vận (embargoes)
- Trao đổi ngoại hối với hoạt động ngoại thương / thương mại quốc tế
- (Kết hợp với bài 28 – Balance of payments): Phân biệt giữa khái niệm cán cân thanh toán (balance of payments) và cán cân thương mại (balance of trade)
Unit 28
TRADE BARRIERS
- Lợi ích và bất lợi của rào cản thương mại (trade barriers)
- 5 lý do biện minh cho việc dùng rào cản thương mại
để hạn chế nhập khẩu
- Phân tích cụ thể từng loại rào cản thương mại, tác động cụ thể của từng loại rào cản đó đối với kinh tế của
Trang 6nước áp dụng rào cản.
Unit 30
TRADE SURPLUSES AND
DEFICITS
- Các thang đo hoạt động ngoại thương của một nước: the merchandise trade balance, current account, capital account, và balance of payments
- Phân tích từng loại thang đo này
V Học liệu
- Học liệu bắt buộc (Giáo trình chính):
Giáo trình “English for Finance” do tập thể giáo viên Bộ môn Ngoại ngữ - Khoa Ngoại ngữ - Học viện Tài chính biên soạn, chủ biên: Thạc sĩ Cao Xuân Thiều và thạc sĩ Trần Trần Thị Thu Nhung
- Học liệu tham khảo:
Coucom, C (2008) IGCSE and O Level Accounting Cambridge: Cambridge
University Press
Emmerson, P (2007) Business English Handbook Oxford: Macmillan Publisher MacKenzie, I (1997) English for Business Studies Cambridge: Cambridge
University Press
Mascull, B (2002) Business Vocabulary in Use Cambridge: Cambridge
University Press
Mishkin, F S (2007) Economics of Money, Banking and Financial Markets - 8th
Edition Pearson Education, Inc
French, J T (2000) You’re in business (T Y Nguyen, Trans.) Hochiminh city:
Hochiminh city Publisher
Yates, C S J (1995) Economics Hertfordshire: Phoenix ELT.
VI Hình thức tổ chức dạy học
6.1 Lịch trình chung
Tổng
số tiết
Lý thuyết Thực hành +
Bài tập + Thảo luận
Kiểm tra
Trang 72 Chương 5 15 9 5 1
6.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể
gian
Nội dung chính Yêu cầu đối với sinh
viên
Ghi chú Buổi học 1:
Corporate
financce
Tiết 1
Tiết 2
&3
- Giới thiệu chung về môn học: đề cương, giáo trình chính và các học liệu bổ trợ, hình thức kiểm tra đánh giá
- Làm bài tập từ vựng theo nhóm để bổ sung một số thuật ngữ liên quan đến tài chính doanh nghiệp
- Đọc và phân tích nội dung của bài đọc hiểu, nắm bắt được những nội dung chính về vai trò của tài chính doanh nghiệp
- Tham gia tích cực vào các hoạt động học do giáo viên tổ chức trên lớp
- Thực hành phát âm bằng cách đọc to từng đoạn văn
- Học thuộc lòng các thuật ngữ quan trọng trong bài
- Làm bài tập ngữ pháp
và bài tập từ vựng sau mỗi bài đọc
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Viết tóm tắt của bài
Buổi học 2:
Funding the
business
Tiết
1 - 3
- Thảo luận nhóm: Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ những nguồn nào
- Đọc và phân tích nội dung của bài đọc hiểu về các cách thức huy động vốn của doanh nghiệp, những nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp
có thể huy động
- So sánh ưu điểm và nhược điểm của từng nguồn vốn đối với doanh nghiệp khi huy động và
sử dụng những nguồn đó
- Yêu cầu sinh viên chuẩn bị trước về từ vựng, các thuật ngữ chính có trong bài
- Trên lớp:
+ Tích cực tham gia thảo luận nhóm
+ Đọc và phân tích nội dung bài học, ghi chép
từ vựng và cấu trúc câu quan trọng trong bài
- Làm bài tập ngữ pháp
và bài tập từ vựng sau mỗi bài đọc
Trang 8Buổi học 3
Management of
working capital
Tiết
1 - 2
Tiết 3
- Thảo luận nhóm: làm
thế nào để tiết kiệm chi phí sản xuất
- Đọc và phân tích nội dung của bài đọc hiểu về thuyết tiết kiệm chi phí, phương thức quản lý vốn lưu động hữu ích, vai trò của nhà quản lý tài chính trong việc quản
lý vốn lưu động
- Hỏi và trả lời câu hỏi đọc hiểu và làm các bài tập từ vựng và ngữ pháp
- Tham gia tích cực vào các hoạt động học do giáo viên tổ chức trên lớp như:
+ thảo luận nhóm + đọc bài và trả lời câu hỏi đọc hiểu
+ đọc và tóm tắt ý chính của bài
+ Học thuộc lòng các thuật ngữ, các cấu trúc câu quan trọng trong bài
- Làm bài tập từ vựng và ngữ pháp theo yêu cầu của giáo viên
Buổi học 4:
Marketing
Tiết 1
& 2
Tiết 3
- Làm quen với thuật ngữ về lĩnh vực marketing
- Đọc và phân tích nội dung của bài đọc hiểu về phân biệt khái niệm
“bán hàng” và khái niệm
“marketing”, tìm kiếm
cơ hội trên thị trường, tổ hợp marketing, …
Bài tập từ vựng và ngữ pháp
Tham gia tích cực vào các hoạt động học do giáo viên tổ chức trên lớp như:
+ đọc bài và trả lời câu hỏi đọc hiểu
+ đọc và tóm tắt ý chính của bài
+ Học thuộc lòng các thuật ngữ, các cấu trúc câu quan trọng trong bài
Sau buổi học trên lớp:
- Làm bài tập từ vựng và ngữ pháp theo yêu cầu của giáo viên
Buổi học 5
Setting the price
Tiết 1 - Thảo luận toàn lớp: các
nhân tố mà khách hàng quan tâm khi mua sắm một hàng hóa nào đó, giá cả có phải là nhân tố được quan tâm nhất hay không
- Tham gia tích cực vào hoạt động thảo luận toàn lớp, tích cực nêu ý kiến, qua đó sinh viên có thể thực hành kỹ năng diễn thuyết / trình bày trước đám đông
Trang 9Tiết 2
& 3
- Đọc và phân tích nội dung của bài
- Ôn tập lại nội dung chính trong 5 bài của chương 4
+ đọc bài và trả lời câu hỏi đọc hiểu
+ đọc và tóm tắt ý chính của bài
Buổi học 6:
accounting?
Tiết
1 - 3
Yêu cấu sinh viên đọc
kỹ bài đọc hiểu và phân tích nội dung:
- Loại thông tin kế toán:
kế toán tài chính, kế toán quản trị và kế toán thuế
- Mục đích của kế toán, vai trò quan trọng của thông tin kế toán
- Yêu cầu sinh viên chuẩn bị trước về từ vựng, các thuật ngữ chính có trong bài
- Tham gia tích cực vào các hoạt động học do giáo viên tổ chức trên lớp như:
+ đọc bài và trả lời câu hỏi đọc hiểu
+ đọc và tóm tắt ý chính của bài
+ Làm bài tập từ vựng
để tăng khả năng nhớ vốn từ thuật ngữ chuyên ngành
Buổi học 7:
Financial
statements
Tiết 1
& 2
Tiết 3
- Yêu cầu sinh viên đọc
và phân tích nội dung của bài đọc hiểu thông qua hoạt động đọc và trả lời câu hỏi trong bài và câu hỏi gợi mở của giáo viên
Lựa chọn báo cáo tài chính của công ty phổ biến nào đó ở Việt nam, (bảng cân đối kế toán – balance sheets), thảo luận trên lớp về các khoản mục trong các báo cáo ấy, ý nghĩa và mục đích cung cấp thông tin của bảng cân đối kế toán
Yêu cầu sinh viên chuẩn
bị trước bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nào đó ở Việt Nam
- Tham gia tích cực vào các hoạt động học do giáo viên tổ chức trên lớp như:
+ đọc bài và trả lời câu hỏi đọc hiểu
+ đọc và tóm tắt ý chính của bài
Trang 10Buổi học 8:
Income
statements
Tiết 1
Tiết 2
Tiết 3
Phân tích các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh, ý nghĩa và mục đích cung cấp thông tin của báo cáo kết quả kinh doanh
Phân tích các khoản mục trong báo cáo luân chuyển tiền tệ, ý nghĩa
và mục đích cung cấp thông tin của báo cáo luân chuyển tiền tệ
Tổ chức trò chơi để học
từ vựng (Vocabulary game), hình thức trò chơi do giáo viên lựa chọn
Yêu cầu sinh viên chuẩn
bị trước về từ vựng, các thuật ngữ chính có trong bài
- Tham gia tích cực vào các hoạt động học do giáo viên tổ chức trên lớp như:
+ Thảo luận nhóm: phân tích các khoản mục trong các báo cáo tài chính
+ Làm bài tập từ vựng
để tăng khả năng nhớ vốn từ thuật ngữ chuyên ngành
- Tham gia trò chơi do giáo viên tổ chức nhằm làm giàu thêm vốn từ vựng chuyên ngành về lĩnh vực kế toán
Buổi học 9
Financial
analysis
Tiết 1
Tiết 2
& 3
- Tổ chức thảo luận trên lớp với các câu hỏi của phần Preview về phân tích tài chính hay câu hỏi gợi mở của giáo viên giảng dạy
- Tìm hiểu khái niệm về phân tích tài chính
- Tìm hiểu về phương pháp phân tích tài chính
sử dụng các hệ số phân tích:
+ Các tiêu chí cần phần tích như tình hình sử dụng vốn, cơ cầu nguồn vốn, khả năng sinh lời,
… + Thế nào là hệ số phân tích
- Tham gia tích cực vào các hoạt động học do giáo viên tổ chức trên lớp như:
+ thảo luận trên lớp + đọc bài và trả lời câu hỏi đọc hiểu
- Làm việc theo nhóm:
Viết báo cáo phân tích tài chính về tình hình tài chính trong năm tài chính nhất định tại công
ty XYZ (do nhóm sinh viên tự chọn)