1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn thi - Bài khái quát

2 300 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 43 KB

Nội dung

BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 - 1975 BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 - 1975 I * THÀNH TỰU VĂN HỌC: 1. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954): • Văn xuôi: truyện ngắn và ký là thể loại cơ đông mở đầu cho Văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiêu biểu là Một lần tới Thủ đô của Trần Đăng, Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân .Từ 1950 bắt đầu xuất hiện những tác phẩm Văn xuôi dài hơi như Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung Kích của Nguyễn Đình Thi, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc . • Thơ ca: Thơ ca kháng chiến giàu lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc. Nghệ thuật thơ hướng về dân tộc. Tiêu biểu cho Thơ ca kháng chiến là tập Việt Bắc của Tố Hữu, ngoài ra là một số tác phẩm hay của Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chính Hữu, Quang Dũng . • Nghệ thuật sân khấu: cũng xuất hiện những hình thức hoạt đọng mới với sự đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng, Thế Lữ, Đoàn Phú Tứ . 2. Thời kỳ xây dựng hoà bình chủ nghĩa xã hội (1955 - 1964): • Văn xuôi: mở rộng đề tài về phạm vi cuộc sống. Đề tài kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn tiếp tục được khai thác với những tác phẩm: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, Trước giờ nổ súng của Lê Khâm; đề tài về cuộc sống trước Cách mạng tháng Tám: Mười năm của Tô Hoài, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Cửa biển của Nguyên Hồng ; đề tài về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc được các nhà văn Đào Vũ, Vũ Thị Thường, Chu Văn, Nguyễn Khải .có nhiều đóng góp. • Thơ ca: Hướng vào việc ca ngợi cuộc sống mới, con người mới với những sáng tác tiêu biểu của Tố Hữu (Gió lộng), Chế Lan Viên (Ánh sáng và phù sa), Xuân Diệu (Riêng chung), Huy Cận (Đất nở hoa) .đề tài đấu tranh thống nhất đất nước có thơ của Tế Hanh, Tố Hữu, Chế Lan Viên . • Nghệ thuật sân khấu : Kịch nói có nhiều bước phát triển đáng kể với những sáng tác của Học Phi, Đào Hồng Cẩm 3. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1965 -1975) • Văn xuôi: phát triển mạnh ở cả hai miền: * Miền Nam: Nguyễn Thi với Người mẹ cầm súng, Trần Đình Vân với Sống như Anh, Anh Đức với Hòn Đất, Nguyễn Trung Thành với Đất Quảng . * Miền Bắc: Nguyễn Minh Châu với Dấu chân người lính, Hữu Mai với Vùng trời, Nguyễn Khải với Chiến sỹ, Nguyễn Đình Thi với Mặt trận trên cao . • Thơ ca: Thơ chống Mỹ tập trung vào chủ đề yêu nước, giàu chất hiện thực, suy tưởng, chính luận với sự đóng góp của nhiều thế hệ: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Duy . • Nghệ thuật sân khấu: Đạt nhiều thành tựu xuất sắc với các vở kịch có giá trị của Đào Hồng Cẩm, Nguyễn Vũ, Trần Quán Anh . • Văn học đô thị miền Nam vẫn có nhiều tác phẩm theo khuynh hướng yêu nước và tiến bộ của Lê Vĩnh Hoà, Lí Văn Sâm, Sơn Nam, Viễn Phương, Vũ Hạnh . II * MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CHUNG: 1. Lý tưởng và nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này: Biết khai thác những sự kiện lớn lao của Dân tộc và biết đánh giá từ tầm nhìn cao, xa của lịch sử nên nhiều tác phẩm đã đạt tầm vóc của thời đại. Văn học ở vị trí hàng đầu với sức sáng tạo của nhà văn - chiến sỹ. Nền văn học ấy chứa chan tình cảm yêu nước và cao hơn, là chủ nghĩa anh hùng của thời đại cách mạng vô sản. Nó cũng là sự hội tụ của nhiều dân tộc anh em sống trên dải đất thống nhất 2. Nền văn học Cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc: Nền văn học mới đã đúc kết và miêu tả được nhiều giá trị cao đẹp về nhân dân anh hùng. Cuộc sống kiên cường và mạnh mẽ, nhân hậu bao la đã làm nền và tạo cảm hứng cho sức sáng tạo.Nền văn học mới được hình thành trong những điều kiện thử thách của lịch sử nên những trang viết từ sâu thẳm cuộc đời vất vả gian truân thường có sức nặng riêng, rất đáng trân trọng 3. Một nền văn nghệ có nhiều thành tựu về sự phát triển các thể loại và phong cách tác giả độc đáo: Điểm nổi bật là có sự phát triển tương đối đồng đều giữa các thể loại, thơ và truyện ngắn có nhiều thành công rõ rệt, tiểu thuyết có những bước phát triển quan trọng, đề tài đa dạng, phong phú. Lý luận phê bình có nhiều thành tựu qua việc triển khai quan điểm văn nghệ theo đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác -Lênin, phát triển phê bình văn học với những chuẩn mực, phương pháp luận mới, phê phán những luận điểm văn nghệ đối lập với sự đóng góp lớn lao của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hà Xuân Trường .Nền văn học cách mạng đã hình thành nhiều phong cách sáng tác mới. Bên cạnh những phong cách của những nhà văn đã thành danh như Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu ., xuất hiện thêm phong cách của một lớp nhà văn mới trưởng thành trong những năm tháng chiến đấu như Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Chính Hữu . . BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 - 1975 BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 - 1975 I * THÀNH TỰU VĂN HỌC: 1. Thời. 1. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1 954): • Văn xuôi: truyện ngắn và ký là thể loại cơ đông mở đầu cho Văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống

Ngày đăng: 24/06/2013, 01:26

w