1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SONG XUAN QUYNH

4 353 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 405,79 KB

Nội dung

Thơ Xuân Quỳnh luôn giữ được bản sắc tươi tắn, hồn hậu, nồng nhiệt, là tiếng lòng của một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc đời, với con người khao khát tình yêu, trân trọng, chi chút c

Trang 1

MOON.V N

I Tìm hiểu chung

1 Tác giả

Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê Hoài Đức - Hà Đông (nay là Hà Tây) Năm 1955 Xuân Quỳnh làm diễn viên múa trong đoàn văn công Từ 1963 Xuân Quỳnh chuyển sang làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, Uỷ viên BCH Hội nhà văn Việt Nam (khoá III) Làm thơ

từ lúc còn là diễn viên, là một trong những tên tuổi tiêu biểu nhất của lớp nhà thơ trẻ thời kì chống

Mĩ - thơ Việt Nam hiện đại Mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh cũng không được ở gần cha, thuở nhỏ sống với bà ngoại ở quê => càng khao khát tình thương, tình yêu, mái ấm gia đình, sự nhạy cảm với tình mẫu tử Lòng ham mê ở thơ lớn hơn sân khấu nên chị đã rời bỏ sân khấu, lựa chọn con đường

thơ và hoạt động văn học Thơ Xuân Quỳnh luôn giữ được bản sắc tươi tắn, hồn hậu, nồng nhiệt, là

tiếng lòng của một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc đời, với con người khao khát tình yêu, trân trọng, chi chút cho hạnh phúc bình dị của đời thường

- Dung dị, hồn nhiên, chân thực là nét nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh, có sự gắn bó với hạnh

phúc, niềm vui và cả những cay đắng nhọc nhằn trong cuộc đời của một người phụ nữ: một người

yêu, người mẹ, người vợ Dường như thơ đã giúp chị tiếp tục sống trọn vẹn và sâu sắc hơn với cuộc

đời

- Thơ tình yêu là một mảng đặc sắc và tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, trực tiếp bày tỏ những khát khao sôi nổi chân thành mà mãnh liệt tự nhiên của một trái tim phụ nữ trong tình yêu

2 Tác phẩm

2.1 Vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời

Sóng là bài thơ tình tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, rút từ tập Hoa dọc chiến hào (1967)

2.2 Những nét đặc sắc chính của bài thơ

- Hình tượng sóng bao trùm, nổi bật lên trong toàn bài, nó biến hoá đa dạng, xuyên suốt bài thơ

từ nhan đề cho đến phút cuối của bài thơ

- Hình tượng này được khắc hoạ trên hai bình diện: ngữ nghĩa và ngữ âm Sóng hiện lên từ âm hưởng của nó: thể loại và nhịp điệu của bài thơ

+ Thể thơ ngũ ngôn: Khá cơ động Nó vừa giàu về vần điệu vừa đa dạng về nhịp điệu được Xuân Quỳnh khai thác triệt để và cũng rất thành công Nhịp điệu của bài thơ vì thế mà biến hoá đa dạng

+ Cách ngắt nhịp góp phần tạo ra nhịp điệu của sóng: hai câu đầu tác giả viết theo nhịp 2/3, hai câu sau chuyển sang nhịp 3/2 Thậm chí nếu ngắt cầu kì nó có thể là 1/2/2 Cách ngắt nhịp như thế góp phần tạo ra hình tượng sóng

* Cách tổ chức ngôn ngữ: theo nguyên tắc tương xứng, các hình ảnh, câu chữ được tác giả tạo

ra thành những cặp đi song song với nhau Về mặt hình thức thì nó tương xứng, còn về mặt ý nghĩa

có khi là sự tương đồng, có khi lại tương phản Sự tương xứng này đắp đổi cho nhau tạo ra được nhịp sóng miên man, vô hạn, vô hồi

VD: Dữ dội tương xứng với dịu êm

Ồn ào tương xứng với lặng lẽ"

SÓNG – XUÂN QUỲNH

Trang 2

MOON.V N

Hoặc: Con sóng ngày xưa // con sóng ngày sau

Con sóng dưới lòng sâu // trên mặt nước Phương Bắc // phương Nam"

=> Cách tổ chức như thế tạo ra nhịp luyến láy, các con sóng cứ quấn quít, nó duỗi dài, miên

man, lúc thăng, lúc giáng, lúc bổng, lúc trầm Nó gợi được một mặt sóng đầy biến động, với rất nhiều

cõi lòng của tác giả Cõi lòng ấy đang bị sóng biển khuấy động lên

Nó chính là sự hoà điệu của hình tượng sóng ở bên ngoài và sóng lòng ở bên trong Nó bổi hổi,

bồi hồi, nó rất tha thiết, phấp phỏng

+ Cách viết không theo lối vịnh sóng Tác giả dường như đang độc thoại với sóng, trước sóng

và như đang muốn đối thoại cùng với sóng => bày tỏ tâm trạng của mình trước sóng, với sóng và bày

tỏ tâm trạng của mình bằng cả sóng nữa Sóng là sự hoá thân của em Hai hình tượng này đan cài

quấn quýt với nhau như hình với bóng Nó song song tồn tại từ đầu đến cuối bài thơ, soi sáng, bổ

sung cho nhau nhằm diễn tả một cách đầy đủ sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng tình yêu đang trào

dâng mãnh liệt trong trái tim nữ sĩ Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng để diễn tả cảm xúc, tâm

trạng, những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp vừa sôi nổi, thiết tha của một trái tim đang

rạo rực, khao khát yêu thương Con sóng lúc sôi nổi, dồn dập lúc sâu lắng, dịu êm như nhịp của

những con sóng thật ở ngoài biển khơi và cũng là nhịp của con sóng tình cảm trong một trái tim khao

khát yêu thương

II Đọc hiểu văn bản

1 Nhận xét chung

2 Phân tích khổ thơ đầu : TÍNH CÁCH VÀ KHÁT VỌNG

"Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể"

Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn đang khao khát yêu đương tìm

đến một tình yêu rộng lớn Tác giả tạo ra cái cốt cách của sóng, khí chất của sóng Sóng là sự hài hoà

giữa các đối cực Bằng cách nói đó, Xuân Quỳnh đã thể hiện được biên độ rất rộng của tâm tính, khí

chất người phụ nữ, có cả những gì dữ dội nhất, dịu êm nhất Đó là hai đối cực được hài hoà trong

khí chất của người phụ nữ Xuân Quỳnh đã diễn tả thật cụ thể trạng thái khác thường vừa phong phú

vừa phức tạp có khi đối lập trong một trái tim đang cồn cào, khao khát tình yêu

Ở đây, hình tượng sóng còn gợi ra như là một con sóng mang khát vọng lớn:

Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

Câu thơ gợi ra hai miền không gian của sông và bể đồng thời gợi cho người đọc cách hiểu: một

khi dòng sông không hiểu nổi mình thì sóng quyết tìm ra tận bể Nếu sự cạn hẹp của dòng sông

không hiểu được nó, không đủ để bao dung nó thì nó sẽ quyết tìm ra tận bể để đến với những gì là

bao dung, lớn lao, khoáng đạt hơn

- Hình tượng sóng còn gợi ra như là một con sóng mang khát vọng lớn Sóng là hình ảnh của

khát vọng:

"Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể"

Trang 3

MOON.V N

=> Hoá ra mỗi một con sóng nhỏ lại mang một khát vọng, không chỉ là khát vọng sôi nổi mà còn là khát vọng hướng về sự lớn lao, tính cách của sóng ở đây trở nên rất quyết liệt

=> Và cũng chính từ đây bài thơ hé mở một trình tự, cấu tứ Đó là trình tự, hành trình của sóng từ sông ra bể với những khát vọng lớn

3 Phân tích khổ thơ 2: KHÁT VỌNG MÃNH LIỆT

" Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ"

Sóng biểu trưng cho một khía cạnh khác, là hình ảnh của sự bất diệt Đúng hơn là hình ảnh tượng trưng cho những khát vọng bất diệt Trong khổ thơ xuất hiện những cụm từ chỉ thời gian

mang tính phiếm chỉ: Ngày xưa và ngày sau Khoảng cách của ngày xưa và ngày sau có thể đã mấy

triệu năm rồi nhưng con sóng thì muôn đời vẫn vậy Dẫu cho vật đổi sao rời, vạn vật vần vũ đổi thay nhưng con sóng muôn đời vẫn không hề thay đổi Khi ta chưa có trên mảnh đất này con sóng đã tồn tại như thế và ngay cả khi ta đã tan biến khỏi mảnh đất này thì con sóng vẫn không hề đổi thay Dường như có một sự tương đồng: chừng nào còn dại dương chừng ấy còn sóng vỗ Xuân Quỳnh đã khám phá và phát hiện ra một khía cạnh khác: chừng nào còn tuổi trẻ thì chừng ấy tuổi trẻ còn khao khát về hạnh phúc Khát vọng chân chính mãnh liệt tự ngàn đời nay vẫn thế cũng như con sóng tự ngàn xưa Câu thơ bộc lộ như một phát hiện đầy ngỡ ngàng của Xuân Quỳnh Nỗi khát vọng về tình yêu luôn xôn xao, rạo rực trong trái tim con người Trong quan niệm của Xuân Quỳnh, đó là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ

4 Phân tích khổ thơ 3 và 4: BÍ ẨN CỦA TÌNH YÊU

- Sóng được phát hiện ở một khía cạnh khác, nó tượng trưng cho sự bí ẩn của tình yêu Trong

tâm trạng như " đứng đống lửa như ngồi đống than", lẽ tất nhiên là có nhu cầu được giãi bày, bộc

bạch chia sẻ tựa hồ như con sóng không chịu được dòng sông chật hẹp phải tìm ra tận bể, tìm đến một không gian rộng lớn hơn Khi tình yêu đến, như một tâm lý tự nhiên và thường tình, người ta luôn có nhu cầu tìm hiểu và phân tích Đứng trước biển, nhân vật trữ tình ở đây có nhu cầu muốn được cắt nghĩa sự ra đời của sóng Nhưng đến khi tìm nguồn gốc của gió thì người phụ nữ ấy bất lực:

"Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau"

- Những tình yêu chân chính xưa nay thường có xu hướng huyền thoại hoá tình yêu của chính mình Cho nên "khi nào ta yêu nhau" có thể là băn khoăn của rất nhiều cặp tình nhân

- Lí giải, mà không lí giải được bởi tình yêu muôn đời bí ẩn, bởi tình yêu là một hiện tượng tâm lý khác thường:

So sánh với câu thơ của Xuân Diệu:

"Tình yêu đến tình yêu đi ai biết"

hoặc: "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu"

Trang 4

MOON.V N

Nó không thể giải thích được bằng lí lẽ thông thường Làm sao có thể giải đáp được câu hỏi về

sự khởi nguồn của tình yêu, về thời điểm bắt đầu hay lịch sử của một mối tình? Cái điều mà trước đó

Xuân Diệu từng băn khoăn "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu", truy tìm lời giải đáp nhưng không thể

nào lý giải được bởi tình yêu muôn đời bí ẩn, nay một lần nữa được Xuân Quỳnh bộc bạch một cách hồn nhiên như một lời thú nhận thành thực:

Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau

Tình yêu cũng giống như sóng biển, gió trời vậy thôi, làm sao hiểu được, làm sao có thể lí giải được một cách rạch ròi Ở đây, Sóng chính là biểu trưng cho cội nguồn bí ẩn của tình yêu

Ngày đăng: 15/01/2017, 18:52

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w