1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

CHUYÊN ĐỀ CNM TRONG XD MẶT ĐƯỜNG

16 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

tiểu luận môn công nghệ mới trong xây dựng mặt đường

Trang 1

Câu 1: Anh chị hãy phân tích những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng mặt

đường ở địa phương và đề xuất giải pháp khắc phục.

1.1 Đặt vấn đề :

Thành phố Lào Cai là một thành phố biên giới phía bắc, một đô thị loại 2,

tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai Thành phố được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở sáp nhập hai thị xã Lào Cai và Cam Đường Thành phố Lào Cai có Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía bắc Việt Nam với phía nam Trung Quốc Là địa đầu của đất nước, thành phố Lào Cai là cửa ngõ quan trọng mở cửa thị trường Việt Nam với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc

Về đường bộ, Quốc lộ 4D nối thành phố Lào Cai với các huyện bên cạnh là Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa, với tỉnh Lai Châu và với Quốc lộ 32 Quốc lộ 4E

và Quốc lộ 70 nối thành phố với các huyện phía đông nam của tỉnh và với các tỉnh ở phía nam.Mới nhất hiện nay là tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai,đang trong quá trình cải tạo cuối cùng,phần lớn đã đưa vào sử dụng nhằm nâng cao khả năng lưu thông,giảm thiểu thời gian di chuyển cho hành khách và hang hóa

Tuy nhiên, trên địa bàn thị xã hiện nay việc thi công những tuyến đường còn tồn tại một số vấn đề trong quá trình xây dựng mặt đường cần có những biện pháp giải quyết tức thời, để tránh tình trạng hỏng hóc khi mới đưa vào sử dụng cũng như vấn đề an toàn cho người tham gia giao thông

1.2 Tổng quan về mặt đường:

1.2.1 Định nghĩa:

Mặt đường là phần duy nhất của con đường là nhìn thấy được Bề mặt đường nằm phủ lên cấu trúc nền đường được cấu tạo bởi các lớp vật liệu khác nhau, các lớp này thường có tổng chiều dày hơn một mét Cấu trúc nền đường là một phầncủa con đường, là phần chịu tải trọng Tải trọng từ xe tác dụng lên bề mặt đường sẽ truyền qua nền đường tới lớp đất bên dưới, lớp này là lớp đất tự nhiên thường có độ chịu lực yếu Bằng cách này tải trọng có cường độ cao từ mặt đường được tạo ra từ giao thông trên đường sẽ phân tán ra một diện tích rộng của lớp dưới cùng Chính vì vậy mặt đường là giao diện của nền đường với xe cộ và môi trường,

có chức năng bảo vệ nền đường phía dưới đối với tác động của môi trường và xe cộ, nên nó phải đủ bền và không thấm nước

1.2.2 Tác dụng của mặt đường:

Bảo vệ trước tác động của giao thông: Ứng suất do tải trọng bánh xe tác động lên mặt đường, chủ yếu do mặt phẳng thẳng đứng và sự trượt của lốp xe trên mặt đường

Bảo vệ trước tác động của môi trường: Nhiệt độ và bức xạ của tia cực tím

1.3 Các dạng hư hỏng mặt đường:

Trang 2

Dựa trên các tiêu chí đánh giá hư hỏng mặt đường bê tông nhựa của tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-06, các dạng hư hỏng mặt đường thường gặp trên các tuyến đường của thị xã Từ Sơn có thể phân loại thành ba loại hư hỏng

cơ bản là: Biến dạng mặt đường, nứt và mất mát vật liệu bề mặt

1.3.1 Biến dạng:

Biến dạng mặt đường là dạng hư hỏng phổ biến hiện nay thường thể hiện ở

ba dạng hư hỏng sau: Hằn lún vệt bánh xe, lún lõm và lượn sóng

Vệt lún bánh xe thường xuất hiện dọc theo vệt bánh xe và có khuynh hướng phát triển ra phía lề đường, được hình thành do các nguyên nhân: Sự biến dạng của

bê tông nhựa do tác dụng đầm nén của bánh xe, do ứng suất cắt lặp đi lặp lại của bánh xe tác dụng

Hình 1 Hư hỏng mặt đường dạng lún vệt bánh xe.

Hằn lún vệt bánh xe là dạng hư hỏng do hỗn hợp vật liệu mặt đường di

chuyển khi chịu tải trọng tác dụng của bánh xe Hiện tượng này có thể xảy ra do hiện tượng đầm nén thứ cấp của tải trọng giao thông hay do hỗn hợp mất ổn định trong trạng thái dẻo - chảy, thông thường là do cả hai và phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi trường và điều kiện tác dụng của tải trọng

Ngoài ra, các nhân tố do vật liệu cũng ảnh hưởng đến độ lún vệt bánh xe: Thành phần cấp phối, độ nhám bề mặt cốt liệu, hình dạng hạt và cỡ hạt, loại nhựa sử dụng, độ rỗng dư, độ rỗng cốt liệu, phần trăm lỗ rỗng lấp đầy bằng nhựa đường, độ

ẩm, nhiệt độ, độ lớn của áp lực tác dụng và số lần tác dụng của tải trọng

Lún và lượn sóng là hiện tượng hư hỏng do biến dạng trượt trong lớp kết cấu

mặt đường có nguyên nhân chủ yếu từ độ ổn định của kết cấu mặt đường Chất lượng hỗn hợp bê tông nhựa kém, sử dụng loạinhựa không phù hợp, hàm lượng nhựa lớn và sự liên kết các lớp vật liệu trong kết cấu áo đường không tốt là các nguyên nhân chính của hiện tượng này Ngoài ra,còn có nguyên nhân kết hợp là do tải trọng ngang của bánh xe lên mặt đường

Trang 3

1.3.2 Nứt:

Nứt có nhiều loại hình nứt khác nhau, xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau Một số dạng nứt mặt đường như nứt ngang, nứt dọc, nứt lưới, nứt hình parabol bắt nguồn từ các nguyên nhân như: Tải trọng, thi công không đảm bảo chất lượng, nhiệt độ trong hỗn hợp, độ ẩm cao của nền đường (chứa nước), thay đổi

độ ẩm và nhiệt độ trong các lớp phía dưới Một số dạng nứt mặt đường bê tông nhựa:

- Nứt do mỏi: Dạng này xảy ra khi các tải trọng tác dụng gây ra ứng suất kéo

vượt quá cường độ chịu kéo của bê tông nhựa Dấu hiệu sớm của dạng này là sự xuất hiện các vết nứt dài không liên tục theo vệt bánh xe, sau đó phát triển dần lên

do một số điểm các vết nứt trong cấu trúc trong hỗn hợp nối lại với nhau hình thành vùng nứt lớn hơn Các vết nứt phát triển cho đến khi hình thành nứt kiểu da cá sấu Mặt đường sẽ tiếp tục nứt nặng hơn nữa đến khi xuất hiện “ổ gà”

Hiện tượng nứt mỏi xảy ra thông thường do phối hợp các nguyên nhân: Tải trọng nặng trùng phục nhiều trên mặt đường, lưu lượng và xe nặng tăng vọt quá mức dự báo của thiết kế Ngoài ra, mặt đường có bề dày nhỏ hay các lớp dưới yếu làm xuất hiện độ võng lớn trên mặt đường khi có tác dụng của tải trọng Độ võng mặt đường lớn làm tăng ứng suất kéo ở phía đáy của lớp bê tông nhựa làm phát sinh vết vứt Chất lượng xây dựng kém, đầm nén không đủ, thi công trong thời tiết bất lợi, hàm lượng nhựa thiếu, thoát nước mặt đường kém làm giảm cường độ của nền móng bằng vật liệu không gia cố cũng góp phần làm tăng khả năng phát sinh vết nứt hay chất lượng lớp dính bám kém làm

tăng ứng suất kéo dưới đáy bê tông

nhựa

- Nứt dọc: Nứt dọc thường có

nguyên nhân từ việc mở rộng nền,

mặt đường làm biến dạng không đều

giữa các phần đường mới và đường

cũ Nứt dọc theo vết lún bánh xe do

ứng suất kéo của tải trọng xe gây ra

vượt quá giới hạn chịu kéo của bê

tông nhựa

Hình 2 Hư hỏng mặt đường dạng nứt dọc

- Nứt thành lưới: Là loại hư hỏng phát triển từ vết nứt ngang và nứt dọc, nguyên nhân thường là nứt do nhiệt kết hợp với hiện tượng sơ hóa bề mặt vết nứt Loại nứt này thường xuất hiện trên những khu vực rải bê tông bề mặt lớn Đây là hiện tượng hư hỏng có liên quan đến chiều dày bê tông nhựa chưa đạt yêu cầu hay

Trang 4

do dính bám không tốt Quá trình xuống cấp mặt đường diễn ra khá nhanh do xuất hiện vết nứt thứ cấp và bong bật từng mảng vật liệu bề mặt

- Nứt phản ánh: Nứt phản ánh do các nguyên nhân sau: Nứt từ khe nối của

mặt đường bê tông xi măng phía dưới, truyền vết nứt do nhiệt của mặt đường bê tông nhựa cũ, truyền từ nứt Block của mặt đường phía dưới

1.3.3 Mất mát vật liệu bề mặt:

Mất mát vật liệu bề mặt thể hiện qua việc bong tróc vật liệu do tính dính kết của chất kết dính trong hỗn hợp bê tông nhựa không đảm bảo, thường xảy ra khi có nước giữa bề mặt hạt cốt liệu và màng nhựa đường xung quanh

Độ bền cố kết của cấu trúc hỗn hợp bê tông nhựa phụ thuộc vào tính dính kết trong cấu trúc vật liệu, tức là sự dính bám cốt liệu và nhựa đường, lực ma sát và chèn móc của bộ khung cốt liệu hạt Khả năng dính bám giữa bề mặt hạt cốt liệu và nhựa đường phụ thuộc vào tính chất của nhựa đường, tính chất của cốt liệu, điều kiện môi trường, điều kiện giao thông, công nghệ thi công, công nghệ chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa và phụ gia dính bám sử dụng khi chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa

Hình 3 Hư hỏng do mất mát vật liệu bề mặt

Khi nhựa đường có độ nhớt lớn, có khả năng chống lại ảnh hưởng của nước Tuy nhiên, trong quá trình trộn, nhựa đường có độ nhớt lớn sẽ yêu cầu nhiệt độ trộn cao để tạo khả năng bao bọc của nhựa đường với cốt liệu Mặt khác, nếu sử dụng nhựa đường có độ nhớt lớn lại tăng khả năng nứt ở nhiệt độ thấp hay nứt do mỏi Cho nên, để tăng khả năng dính bám của nhựa đường với cốt liệu, người ta thường dùng giải pháp hóa học hơn là giải pháp vật lý, tức là chọn loại nhựa có độ nhớt cao

1.4 Những yếu tố gây hư hỏng mặt đường ở địa phương:

Trang 5

1.4.1 Những nhân tố về khí hậu:

- Mưa: là nhân tố ảnh hưởng tới sức chịu đựng của các vật liệu làm đường Nước mưa đọng trên phần mặt xe chạy và thấm xuống làm cho cường độ mặt và nền đường giảm đi

- Bức xạ mặt trời, nhiệt độ, nước…làm cho BTN bị “hóa già”, khả năng biến dạng giảm, dễ nứt nẻ Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, nhiệt độ mặt đường thay đổi, phát sinh ứng suất nhiệt cũng là nguyên nhân làm cho mặt đường nứt, gãy

1.4.2 Tải trọng về giao thông:

Tải trọng do giao thông chịu trách nhiệm cho sự phát triển của các vết lún và nứt bắt đầu từ bên trong cấu trúc nền đường Mỗi loại xe lưu thông trên đường sẽ gây ra một biến dạng nhỏ, tạm thời trong cấu trúc nền đường Sự biến dạng gây ra bởi các xe hạng nhẹ rất nhỏ, không đáng kể trong khi các loại xe hạng nặng gây ra những biến dạng tương đối lớn hơn Sự lưu thông của nhiều loại xe cộ gây nên ảnh hưởng tích lũy sẽ dẫn đến sự biến dạng lâu dài hoặc các vết nứt mỏi một cách nhanh chóng Sự quá tải là nguyên nhân chính gây ra phá hủy cấu trúc nền đường, tốc độ giao thông cũng gây ra hư hỏng

1.4.3 Chất lượng của các loại vật liệu xây dựng đường:

Chất lượng của các loại vật liệu cấu thành mặt đường BTN đóng 1 vai trò quan trọng đối với kết cấu áo đường; Các loại vật liệu có: Cường độ không đạt tiêu chuẩn thiết kế, Cấp phối không đạt quy cách, Vật liệu không đủ sạch sẽ làm cho chất lượng mặt đường kém, nhanh bị hư hỏng

1.4.4 Chất lượng của thiết kế cấp phối BTN:

Việc thiết kế cấp phối BTN kém sẽ gây ảnh hưởng xấu, làm cho kết cấu BTN chóng hư hỏng;

Ví dụ:

- Thiết kế cấp phối BTN có hàm lượng nhựa quá nhiều sẽ dẫn đến lượng nhựa tự do quá nhiều nên kết cấu có tính ổn định nhiệt kém, mặt đường bị chảy nhựa, trơn trượt, rất nguy hiểm

- Thiết kế cấp phối BTN có hàm lượng nhựa quá ít sẽ dẫn đến bitum không

đủ để tạo màng bao bọc các hạt khoáng chất, các hạt khoáng sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau không thông qua màng nhựa, lực dính BTN vì thế giảm đi, cường độ BTN

sẽ giảm nhanh khi chịu tác dụng của nước (tính ổn định nước rất kém), cấu trúc BTN trở thành cấu trúc tiếp xúc, mặt đường dễ bị bong bật

- Thiết kế cấp phối BTN chặt, hạt nhỏ (Dmax 10, 15) áp dụng cho mặt đường

có nhiều xe nặng sẽ dẫn đến mặt đường không đủ cường độ hoặc kết cấu quá dày gây ra hiện tượng dồn nhựa

1.4.5 Những nguyên nhân khác:

Về phương diện thi công và chế tạo hỗn hợp BTN, những sai sót về quy trình công nghệ thi công cũng làm cho mặt BTN nhanh bị hư hỏng Nguồn nhân lực

Trang 6

trong thi công mặt đường chưa có tính chuyên nghiệp cao Ở một số công trình, chỉ

có 1 đội công nhân thi công toàn bộ các hạng mục

Về con người: Con người vừa là chủ thể Xây dựng, sử dụng, bảo quản những tuyến đường Song chính con người lại là tác nhân gây nên những hư hỏng của đường do thiếu ý thức, thiếu hiểu biết Chẳng hạn chủ phương tiện và lái xe chở hàng quá tải trọng cho phép,các công ty xây lắp hạ tầng điện đào rãnh lắp đặt hệ thống điệnngầm, người dân đào rãnh ngang đường để tát nước, phơi và đốt rơm rạ trên mặt đường…làm cho mặt đường nhanh chóng bị hư hỏng

Việc duy tu, bảo dưỡng mặt đường đôi khi còn lơ là và thiếu kịp thời Nhiều đoạn, mặt đường có hư hỏng nhỏ nhưng không được xử lý kịp thời dẫn tới những

hư hỏng lớn hơn

1.5 Các biện pháp khắc phục:

1.5.1 Biện pháp hạn chế mặt đường BTN bị trượt:

- Thiết kế chiều dày lớp BTN phù hợp

- Dùng nhựa có độ kim lún nhỏ hoặc dùng phụ gia tăng dính

- Dùng bột khoáng có độ mịn cao, tương tác tốt với nhựa

- Thiết kế hỗn hợp BTN có hàm lượng đá dăm cao, hàm lượng nhựa hợp lý

- Xử lý liên kết giữa lớp BTN và tầng móng tốt

Biện pháp nâng cao tính ổn định nước của BTN:

- Thiết kế mặt đường đủ độ dốc để thoát nước mặt nhanh

- Thiết kế hỗn hợp có độ chặt cao, độ rỗng nhỏ

- Thiết kế hỗ hợp BTN có hàm lượng nhựa hợp lý, phù hợp với các điều kiện thực tế (điều kiện về vật liệu địa phương, điều kiện về khí hậu, nền móng…)

- Lựa chọn cốt liệu đá, nhựa, gia công hỗn hợp hợp lý để đảm bảo sự hấp thụ giữa nhựa & cốt liệu là hấp thụ hóa học

- Sử dụng phụ gia tăng dính

1.5.2 Biện pháp hạn chế mặt đường BTN biến dạng, nứt:

- Thiết kế hỗ hợp có hàm lượng nhựa hợp lý, khả năng biến dạng, khả năng

chịu kéo khi uốn cao, dùng nhựa đặc biệt

- Xây dựng tầng móng, nền đất có chất lượng tốt, đồng đều, độ lún nhỏ, khả năng chống biến dạng lớn

- Không sử dụng các loại vật liệu chứa bụi sét

Thông thường nước thấm vào cấu trúc nền đường từ phía trên qua các vết nứt trên mặt đường, và nhất là ở những chỗ nước đọng thành vũng trên đường Vì lẽ

đó, các vết nứt nên được trám lại ngay khi vừa xuất hiện và hai bên lề đường phải

Trang 7

được dọn sạch sẽ để tạo thuận lợi cho việc tiêu thoát nước; Nếu được phát hiện sớm, thì sự hóa già bề mặt đường có thể được giải quyết một cách có hiệu quả bằng việc ứng dụng công nghệ phun sương nhũ bitum loãng; Ở các điều kiện nghiêm trọng hơn đòi hỏi phải trải hỗn hợp asphalt với đá dăm ở những con đường có mật độ lưu thông thấp, hoặc trải hỗn hợp asphalt nóng

1.5.3 Một số biện pháp khác:

- Quản lý chặt chẽ quá trình thi công và nghiệm thu mặt đường, có những chế tài, biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về chất lượng vật liệu của công trình Ngoài ra các cơ quan chức năng cần có những biện pháp cứng rắn hơn trong việc xử lý những xe chở vật liệu quá tải gây hư hỏng mặt đường

- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong thi công và xây dựng, các đơn vị thi công cần có những đội có chuyên môn tay nghề cao trong việc thi công mặt đường

- Duy tu bảo dưỡng mặt đường định kì, cần đưa ra những biện pháp kịp thời

xử lý hư hỏng mặt đường khi còn nhẹ, tránh tình trạng mặt đường đã hư hỏng nặng mới được xử lý

1.6 Tài liệu tham khảo:

[1] PGS TS Phạm Huy Khang, Công nghệ mới trong xây dựng mặt đường (tài liệu

giảng cho cao học chuyên ngành xây dựng đường ôtô và đường thành phố)

[2] TS Nguyễn Quang Phúc, Slide Bài giảng Công nghệ mới trong xây dựng mặt

đường.

[3] PGS TS Trần Thị Kim Đăng, Độ bền khai thác &tuổi thọ kết cấu mặt đường

bê tông nhựa, NXB GTVT, Hà Nội, 2010.

Trang 8

Câu 2: Anh chị hãy chọn 1 trong các loại vật liệu mới, công nghệ mới trong

xây dựng mặt đường đã biết hoặc tiếp cận được, đã ứng dụng tại một vị trí, một công trình tại địa bàn công tác hoặc một nơi có quan hệ Hãy trình bày lý do, hiệu quả và giải pháp kĩ thuật sử dụng

Trong quá trình học môn “Công nghệ mới trong xây dựng mặt đường” , em rất quan tâm đến Vật liệu rải đường Carboncor Asphalt Theo một số tài liệu em

đọc được thì các chuyên gia tại cuộc hội thảo mới đây cho rằng: Carboncor Asphalt

là một sản phẩm mới với ưu thế vượt trội: Chi phí thấp, thân thiện với môi trường, thi công đơn giản, phù hợp với lao động địa phương Sản phẩm đã được Hội đồng KH-CN cấp Bộ GTVT đánh giá khả năng ứng dụng từ năm 2009

Bộ GTVT đã có Quyết định 1445/QĐ-BGTVT cho phép sử dụng vật liệu Carboncor Asphalt vào xây dựng và sửa chữa kết cấu áo đường ở Việt Nam Để đánh giá hiệu quả sử dụng vật liệu rải đường mới Caboncor Asphalt, từ năm 2008 đến nay, Bộ GTVT đã cho tiến hành rải thử nghiệm tại hơn 70 công trình, kết quả bước đầu đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và hạ giá thành so với vật liệu truyền thống

Tuy nhiên, công nghệ mới này mới được sử dụng để vá, láng đường cũ và trải trực tiếp lên đá cấp phối ở một số đoạn đường giao thông nông thôn, chưa đưa vào thi công đường làm mới Sau thành công ở QL6, mới đây Bộ GTVT đã cho phép sử dụng vật liệu này trên QL2, trong đó có việc làm mới 1 km đường để thử nghiệm trước khi nhân rộng

Công nghệ sản xuất vật liệu mới Carboncor Asphalt sử dụng nguồn nguyên liệu thô có sẵn trong nước, không kén chọn loại móng, nền trong quá trình thi công bằng sản phẩm Carboncor Asphalt hầu như không thất thoát, độ bền sản phẩm sau khi thi công cao

Một ưu điểm nữa là, công nghệ sản xuất vật liệu Carboncor Asphalt đã giúp tiêu thụ một lượng lớn rác than ở đầu vào nên đảm bảo về môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người lao động và cả cư dân nơi công trình thi công, do không dùng nhiệt hay các chất thấm bám khác trong quá trình sản xuất và thi công

Trang 9

Carboncor Asphalt có thể rải trên tất cả mặt đường hiện trạng và các loại nền đường ngay cả rải trực tiếp lên nền đất Ngoài ra, trong quá trình thi công có thể sử dụng lao động địa phương, giúp tạo cơ hội việc làm cải thiện đời sống người dân Đặc biệt, với đường tỉnh lộ và giao thông nông thôn, Carboncor Asphalt là một giải pháp tối ưu

Đây là một sản phẩm mới với ưu thế vượt trội: Chi phí thấp, thân thiện với môi trường, thi công đơn giản, phù hợp với lao động địa phương Carboncor Asphalt có thể rải trên tất cả mặt đường hiện trạng và các loại nền đường ngay cả rải trực tiếp lên nền đất

Trên đây là một số đánh giá của chuyên viên kỹ thuật Công ty Carbon VN và một số chuyên viên khác,em thấy loại vật liệu Carboncor Asphalt có nhiều điểm ưu việt,sẽ là một lựa chọn không tồi cho việc xây dựng và sửa chữa mặt đường trong thời kỳ khó khăn kinh tế hiện nay

2.1 Vật liệu rải đường Carboncor Asphalt:

Thành phần cấu tạo vật liệu Carboncor Asphalt sử dụng 3 thành phần: Đá, sít than sau sàng (rác than) cùng với nhũ tương đặc biệt Liên kết dính bám và cường độ của Carboncor Asphalt được hình thành do phản ứng giữa nước, không khí với nhũ tương đặc biệt (loại độ đặc 90-100) và nguyên tử Carbon trong rác than, phản ứng này làm cho vật liệu Carboncor Asphalt liên kết thành một khối bền vững với nền đường Do đó tạo ra một bề mặt đường chắc chắn, có sức bền tốt, có độ chống thấm nước, chống trơn trượt (độ nhám cao) và đi lại dễ dàng Kết hợp giữa nước và Bitumen làm cho vật liệu có khả năng bám rễ xuống móng đường từ 5-7mm, tạo nên khả năng bám dính của vật liệu với móng đường hiện trạng Cường độ của vật liệu được hình thành dưới tác dụng của nhiệt độ (làm bay hơi nước), các phương tiện giao thông và Bitumen làm các hạt được liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo cường độ của vật liệu Cường độ được hình thành cực đại sau 2-3 tháng, phụ thuộc vào mật độ giao thông và điều kiện thời tiết

Carboncor Asphalt có hai dạng thành phẩm: Dạng đóng bao có thể giữ được trong vòng 12 tháng và thành phẩm rời có thể giữ được một tháng trong điều kiện che kín khỏi nước, sản phẩm rời có thể được sản xuất ngay tại công trình nếu khối lượng thi công lớn Cùng một khối lượng với bê tông nhựa nóng thông thường, nhưng Carboncor Asphalt tăng 25% diện tích phủ mặt đường trên một tấn Tỷ lệ thất thoát khi thi công gần như không có Do đó, với Carboncor Asphalt sẽ giúp tiết kiệm và giảm đáng kể gánh nặng chi phí cho ngân sách quốc gia

Trang 10

Sửa chữa trên đường Hồ Chí Minh – Xuân Mai – Hà Nội

Các ứng dụng Carboncor Asphalt được sử dụng: Làm mới các loại đường; Duy tu bảo dưỡng các loại mặt đường đã xuống cấp; Sửa chữa các ổ gà Vật liệu Carboncor Asphalt dùng làm lớp áo đường, hao mòn, cải thiện độ nhám, độ bằng phẳng trên mặt đường cấp A2 trở xuống và dùng để bảo trì cho toàn bộ các loại mặt đường Chỉ thi công trên mặt đường cũ hoặc mới có đủ cường độ thiết kế tương ứng với cấp đường Thông số kỹ thuật các đặc tính của vật liệu Cacboncor Asphalt hoàn toàn không sử dụng nhiệt Do vậy, không cần thời gian giới hạn từ khi sản xuất đến khi

sử dụng Cacboncor Asphalt cũng không yêu cầu có lớp dính bám (hoặc thấm bám) giống như đối với các loại vật liệu thông thường khác Nước được sử dụng như một lớp dính bám được tưới thấm ướt bề mặt trước khi thi công Cacboncor Asphalt không bị chảy mềm dưới thời tiết nóng như các loại nhựa thông thường khác Cacboncor Asphalt không nhạy cảm bởi các điều kiện ngoại cảnh Việc đưa sản phẩm này vào thi công vẫn có thể được thực hiện tốt ở nhiệt độ thấp (dưới 50C) cũng như ở nhiệt độ cao (trên 500C) Đường có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi đã được lu phẳng Nhưng với đường có giao thông mật độ cao hoặc tải trọng lớn hoặc

ở những nút giao thông thì sử dụng sau 4-8giờ đồng hồ tùy thuộc vào thời tiết và độ

ẩm của vật liệu

Ngày đăng: 13/01/2017, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w