BÀI tập QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN Bài 1: Bố bạn cho bạn một món tiền. Bạn có thể lựa chọn một trong 3 cách nhận tiền sau: (1) nhận 1000 $ ngay bây giờ, (2) nhận 12.000$ vào thời điểm 12 tháng sau, (3) nhận 25.000$ vào thời điểm 25 tháng sau. Giả sử bạn có thể kiếm được tỷ suất sinh lợi 11 % / tháng trên số tiền nhận được. Bạn nên chọn cách nhận tiền nào? Bài giải Người đó có thể kiếm được tỷ suất sinh lợi 11 % / tháng trên số tiền nhận được chọn 11% làm tỷ suất chiết khấu để tính giá trị theo thời gian của các món tiền mà người đó nhận được. Giá trị hiện tại của 12.000$ mà người đó được nhận sau 12 tháng nữa là 12.000 / (1+11%) 12 = 3430.09 $ Giá trị hiện tại của 25.000$ mà người đó được nhận sau 25 tháng nữa là 25.000 / (1+11%) 25 = 1840.202 $ → chọn cách nhận tiền thứ 2. Bài 2: Cô Loan lên kế hoạch 10 năm nữa sẽ nghỉ hưu. Hiện tại, cô ấy đang có 1 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm. Cô ấy dự định bỏ thêm vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm này 100 trđ vào cuối mỗi năm trong vòng 5 năm đầu, sau đó sẽ bỏ thêm 200 trđ vào cuối mỗi năm trong vòng 5 năm tiếp theo cho đến khi nghỉ hưu. Giả sử: ngân hàng trả lãi kép cho tài khoản tiền gửi tiết kiệm là 7%/năm, 1 năm tính lãi 1 lần. Hỏi: khi bắt đầu nghỉ hưu, số tiền cô Loan có được trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm này là bao nhiêu? Bài giải Ta có sơ đồ dòng tiền các món tiền gửi như sau: (đơn vị: trđ) 1000 100 100 … 100 200 200 … 200 0 1 2 … 5 6 7 … 10 Số tiền cô Loan có được khi nghỉ hưu là: 1000(1+7%) 10 + 100(1+7%) 9 + 100(1+7%) 8 + 100(1+7%) 7 + 100(1+7%) 6 + 100(1+7%) 5 + 200(1+7%) 4 + 200(1+7%) 3 + 200(1+7%) 2 + 200(1+7%) 1 + 200 (các bạn có thể tính thủ công theo công thức vừa xong, nhưng như vậy sẽ rất mất thời gian, theo tôi, các bạn nên áp dụng các công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền tệ đều cuối kỳ để đưa về công thức gọn hơn như sau) = 1000(1+7%) 10 + 100{[(1+7%) 5 - 1] / 7%} x (1+7%) 5 + 200[(1+7%) 5 - 1] / 7% = 3.923,87 trđ Bài 3: Ông A dự định 10 năm nữa sẽ nghỉ hưu và muốn mua 1 căn hộ cao cấp ở Vũng Tàu. Hiện tại, giá căn hộ là 100.000 $, dự kiến mỗi năm, giá căn hộ tăng khoảng 5%. Ông A hiện có thể đầu tư tiền của mình hàng năm với suất sinh lợi là 10%/năm. Hỏi: hàng năm, ông A phải bỏ ra bao nhiêu tiền đầu tư vào cuối mỗi năm để có đủ tiền mua căn hộ khi nghỉ hưu. Bài giải Dự kiến, sau 10 năm nữa, giá căn hộ sẽ là: 100.000 x (1+5%) 10 = 162.889,5 $ Gọi A là số tiền mà ông A phải bỏ ra để đầu tư vào cuối mỗi năm nhằm mục đích có đủ tiền mua căn hộ khi nghỉ hưu, ta có sơ đồ dòng tiền như sau: (đơn vị: $) A A A A … A A A 0 1 2 3 4 … 8 9 10 Tỷ suất sinh lời là 10%/năm. Nếu đầu tư A $ vào cuối mỗi năm như sơ đồ dòng tiền trên, vào thời điểm cuối năm thứ 10, ông A sẽ có số tiền là: A(1+10%) 9 + A(1+10%) 8 + A(1+10%) 7 + … + A(1+10%) 2 + A(1+10%) 1 + A = A x [(1+10%) 10 - 1]/10% (áp dụng công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền tệ đều cuối kỳ) = A x 15,94 Số tiền này phải vừa đúng bằng giá căn hộ khi ông A nghỉ hưu A x 15,94 = 162.889,5 $ A = 10.220,56 $ Bài 4: Đầu năm 2012, Cổ phiếu thường của công ty X đang được mua bán trên thị trường với giá 26.000đ / cổ phiếu. Nhà đầu tư A dự định đầu tư vào loại cổ phiếu này và ông ta thấy nếu đầu tư thì sau 3 năm, ông ta có thể bán được cổ phiếu với giá tối thiểu là 37.000đ / cổ phiếu. Theo anh (chị), nhà đầu tư A có nên đầu tư hay không? Biết rằng cuối năm 2011, công ty X vừa trả cổ tức cho cổ đông thường là 2000đ / cổ phiếu, theo đánh giá của các nhà đầu tư, tốc độ tăng trưởng cổ tức của cổ phiếu này là 10%/năm, và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của nhà đầu tư A là 15%/năm. Bài làm Nếu quyết định đầu tư vào 1 cổ phiếu thường của công ty X, thì giá trị khoản thu nhập mà nhà đầu tư A dự kiến sẽ thu được: + Tại thời điểm cuối năm 2012 là: Cổ tức được chia cuối năm 2012 = 2000đ x (1 + 10%) = 2200đ + Tại thời điểm cuối năm 2013 là Cổ tức được chia cuối năm 2013 = 2200đ x (1 + 10%) = 2420đ + Tại thời điểm cuối năm 2014 là Cổ tức được chia cuối năm 2014 + giá bán cổ phiếu tại thời điểm cuối năm 2014 = 2420đ x (1 + 10%) + 37000 = 39662đ (26000đ) 2200đ 2420đ 39662đ Đầu năm 2012 Cuối năm 2012 Cuối năm 2013 Cuối năm 2014 Tổng giá trị hiện tại của các khoản thu nhập mà nhà đầu tư A sẽ thu được khi đầu tư vào 1 cổ phiếu thường của công ty X là: = 2200 + 2420 + 39662 1 + 15% (1 + 15%) 2 (1 + 15%) 3 = 29821đ Vì: 29821đ > 26000đ = số tiền ông A phải bỏ ra để mua 1 cổ phiếu → Nên đầu tư. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Bài 1: a. Tính VCSH của DN có Hệ số Nợ/tổng TS là 30% và Tổng NV bằng 100 tỷ VND b. Một doanh nghiệp có Hiệu suất sử dụng tổng tài sản bằng 1,2 lần và ROA bằng 40% thì Tỷ suất Doanh lợi doanh thu (hay tỷ số lợi nhuận ròng biên) bằng bao nhiêu? c. Áp dụng mô hình DUPONT để tính ROE của DN A biết tỷ suất doanh lợi doanh thu bằng 30%, hiệu suất sử dụng tổng TS là 1,4 lần và tỷ trọng VCSH trong tổng vốn 70%. Bài 2: a) Lợi nhuận ròng của công ty Công Vinh năm gần nhất là $1 tỷ, và công ty hiện có 200.000.000 cổ phiếu đang lưu hành. Công ty muốn chi trả 40% lợi nhuận. Hỏi: cổ tức 1 cổ phiếu mà công ty công bố là bao nhiêu? b) ROE của một doanh nghiệp là 12% và hệ số nợ là 0,4. Hỏi: ROA của doanh nghiệp này là bao nhiêu? c) Một doanh nghiệp có tổng chi phí lãi vay là 20.000$ một năm, doanh thu trong năm đó là 2 triệu $, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%, tỷ suất doanh lợi doanh thu là 6%. Yêu cầu: Xác định tỷ số khả năng thanh toán lãi vay trong năm của doanh nghiệp. Bài 3: BCĐKT tại thời điểm cuối năm N của công ty XY có các số liệu sau (Đơn vị: tỷ đ) Tiền Tài sản cố định Đầu tư tài chính ngắn hạn 200 500 100 Nợ ngắn hạn VCSH Nợ dài hạn 450 600 300 Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho ??? 220 Biết: Trong năm N, công ty có Doanh thu: 600 tỷ đ; Lợi nhuận sau thuế: 120 tỷ đ Tổng Tài sản tại thời điểm đầu năm N của công ty XY là 1000 tỷ đ. Yêu cầu: Tính các số liệu sau của công ty: Phải thu ngắn hạn, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số nợ, hiệu suất sử dụng tổng tài sản, tỷ suất doanh lợi doanh thu, ROA. Bài 4: Ngày 31/12/N, Công ty Z có số liệu trên Bảng cân đối kế toán như sau (tỷ đồng): Tài sản Nguồn vốn Tiền ? Vay ngắn hạn ? Khoản phải thu ngắn hạn ? Phải trả người bán ngắn hạn 400 Hàng tồn kho ? Vay dài hạn 600 TSCĐ (GTCL) 1900 VCSH ? Tổng tài sản 3000 Nguồn vốn ? Yêu cầu: Tìm các thông tin còn thiếu trên BCĐKT. Biết: Tỷ số Nợ: 60%; Kỳ thu tiền bình quân: 24 ngày; doanh thu thuần: 6000 tỷ đồng; Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: 0,5; 1 năm có 360 ngày; Số liệu trên BCĐKT ngày 31/12/N bằng số liệu bình quân năm N. Bài 5: Tại ngày 31/12/N, công ty NKD có các số liệu sau đây (Đơn vị: triệu $) Tiền 100 Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 Tài sản dài hạn 283,5 Doanh thu 1.000 Lợi nhuận sau thuế 50 Tỷ số thanh toán nhanh 2 Tỷ số thanh toán ngắn hạn 3 Kỳ thu tiền bình quân 39,6 ngày ROE 12,5% Giả định: 1năm có 360 ngày. Số liệu trên BCĐKT ngày 31/12/N bằng số liệu bình quân năm N Hãy tính các số liệu sau của công ty tại ngày 31/12/N: Khoản phải thu, nợ ngắn hạn, tài sản ngắn hạn, tổng tài sản, ROA, vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn. Bài 6: Hãy hoàn thành bảng cân đối kế toán và các số liệu về doanh thu, giá vốn hàng bán và lãi gộp cho công ty T&G, sử dụng số liệu sau: Tỷ số Nợ: 50% Kỳ thu tiền bình quân: 42 ngày Khả năng thanh toán nhanh: 1,2 Tỷ số Lãi gộp/Doanh thu: 28% Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: 2 Vòng quay hàng tồn kho: 4 vòng/năm Giả định: 1năm có 360 ngày. Số liệu trên BCĐKT ngày 31/12/N bằng số liệu bình quân năm N Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N Tài sản Nguồn vốn Tiền ? Khoản phải trả ngắn hạn ? Khoản phải thu ngắn hạn ? Nợ dài hạn 600 Hàng tồn kho ? Vốn góp ban đầu ? TSCĐ (GTCL) ? LNGL 975 Tổng tài sản 3000 Nguồn vốn ? Bài 7: Hãy hoàn thành các báo cáo tài chính của công ty cổ phần Hương Giang, cho biết các thông tin sau: (Đơn vị: triệu đồng) Báo cáo kết quả kinh doanh năm 200X 1. Doanh thu 8000 2. Giá vốn hàng bán 67,5% Doanh thu 3. Lãi gộp ? 4. Chi phí bán hàng và quản lý ? 5. Chi phí trả lãi (lãi vay) 400 6. Lợi nhuận trước thuế ? 7. Thuế TNDN (25%) ? 8. Lợi nhuận sau thuế ? Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/200X Tài sản Nguồn vốn I. Tài sản ngắn hạn ? I. Nợ phải trả ? 1. Tiền 500 1. Nợ ngắn hạn ? 2. Khoản phải thu ? - Phải trả người bán 400 3. Hàng tồn kho ? - Phải nộp ? II. Tài sản dài hạn ? - Vay ngắn hạn NH 200 1. TSCĐ (GTCL) ? 2. Nợ dài hạn ? II. Vốn chủ sở hữu ? 1. Vốn góp ban đầu 3000 2. LN chưa phân phối 750 Tổng Tài sản ? Tổng Nguồn vốn ? Cho biết thêm các số liệu sau: 1. Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn: 3 lần 2. Kỳ thu tiền bình quân: 45 ngày 3. Doanh lợi doanh thu: 9% 4. Tỷ số Nợ/VCSH: 1 lần 5. 1 năm có 360 ngày 6. Vòng quay hàng tồn kho 3 vòng/năm Giả định: Số liệu trên BCĐKT ngày 31/12/200X bằng số liệu bình quân năm 200X. Bài 8: Tìm các thông tin còn thiếu của công ty Đại Thành, biết số liệu cuối năm N như sau: Tỷ số Nợ/tổng tài sản = 40% Hệ số thanh toán nhanh = 0,8 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = 1,5 Vòng quay hàng tồn kho = 6 Kỳ thu tiền bình quân = 18 ngày Lợi nhuận gộp = 20% doanh thu thuần Giả định: 1năm có 360 ngày. Số liệu trên BCĐKT ngày 31/12/N bằng số liệu bình quân năm N Bảng cân đối kế toán 31/12/N Tài sản Nợ và Vốn chủ sở hữu Tiền mặt = ??? Phải trả = 25.000 Phải thu = ??? Vay ngắn hạn = ??? Hàng tồn kho = ??? Vay dài hạn = 60.000 TSCĐ = ??? Vốn góp ban đầu = ??? LN chưa phân phối = 95.000 Tổng Tài sản =??? Tổng Nợ và Vốn chủ sở hữu = 370.000 Doanh thu thuần = ??? Giá vốn hàng bán = ??? Bài làm Tổng tài sản = Tổng nợ và vcsh = 370.000 Tỷ số Nợ/tổng tài sản = 40% => Tổng Nợ = 40% Tổng tài sản = 40% * 370.000 = 148.000. => Vay ngắn hạn = Tổng nợ - Phải trả - Vay dài hạn = 148.000 – 25.000 – 60.000 = 63.000 Vốn góp ban đầu = Tổng nợ và vcsh - Tổng nợ - LN chưa phân phối = 370.000 – 148.000 – 95.000 = 127.000 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = 1,5 => Doanh thu thuần = 1,5 * Tổng tài sản = 1,5 * 370.000 = 555.000 Lợi nhuận gộp = 20% doanh thu thuần => Giá vốn hàng bán = 80% doanh thu thuần = 80% * 555.000 = 444.000 Vòng quay hàng tồn kho = 6 => Hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Vòng quay HTK = 444.000/6 = 74.000 Kỳ thu tiền bình quân = 18 ngày => Phải thu = kỳ thu tiền bình quân * doanh thu bình quân ngày = 18 * 555.000 / 360 = 27.750 Hệ số thanh toán nhanh = 0,8 => Tiền + phải thu = 0,8 * nợ ngắn hạn = 0,8 * (25.000 + 63.000) = 70.400 tiền = 70.400 – 27.750 = 42.650 TSCĐ = Tổng tài sản - Tiền - phải thu – HTK = 370.000 – 42.650 – 27.750 – 74.000 = 225.600 Tài sản Nợ và Vốn chủ sở hữu Tiền mặt = 42.650 Phải trả = 25.000 Phải thu = 27.750 Vay ngắn hạn = 63.000 Hàng tồn kho = 74.000 Vay dài hạn = 60.000 TSCĐ = 225.600 Vốn góp ban đầu = 127.000 LN chưa phân phối = 95.000 Tổng Tài sản =370.000 Tổng Nợ và Vốn chủ sở hữu = 370.000 Doanh thu thuần = 555.000 Giá vốn hàng bán = 444.000 CHI PHÍ VỐN Bài 1: Hãy tính chi phí của các nguồn tài trợ sau: a. Vay dài hạn ngân hàng, lãi suất 10%/năm, thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp 25%. b. Phát hành cổ phiếu ưu tiên (cổ phiếu ưu đãi cổ tức) với các thông tin như sau: Mệnh giá cổ phiếu 100$, lãi suất 11%/năm, có thể bán với giá 120$/cổ phiếu, chi phí phát hành 9$/cổ phiếu. c. Quy mô lợi nhuận giữ lại là 4,8 triệu $. Thị giá mỗi cổ phiếu thường hiện tại là 75$. Cổ tức đã trả cho mỗi cổ phần thường năm báo cáo là 9,8$, mức cổ tức này dự kiến không thay đổi trong tương lai. d. Phát hành cổ phiếu thường mới, cổ tức hiện tại là 2,8$, cổ tức dự kiến sẽ trả vào cuối năm nay là 3,08$, mức cổ tức này dự kiến tăng trưởng đều trong các năm tiếp theo. Giá phát hành dự kiến là 60$/cổ phiếu, chi phí phát hành 10%. Bài làm a) Chi phí Nợ trước thuế: Kd = 10%. Chi phí Nợ sau thuế: Kd(1-t) = 10% x (1-0,25) = 7,5%. b) Cổ tức một cổ phiếu ưu tiên là: D = 11% x 100$ = 11$. Giá phát hành: P = 120$/cổ phiếu. Chi phí phát hành: F = 9$/cổ phiếu Chi phí vốn cổ phiếu ưu tiên là : Kp = D = 11 = 0,099 = 9,9% P - F 120 - 9 c) D 0 = 9,8 $ Tốc độ tăng trưởng cổ tức: g = 0%. Thị giá 1 cổ phiếu thường: P = 75$. Chi phí lợi nhuận giữ lại: Ks = D 0 (1+g) + g = 9,8 x (1+0) + 0 = 0,13067 = 13,067% P 75 d) D 0 = 2,8 $. D 1 = 3,08 $. Tốc độ tăng trưởng cổ tức: g = (D 1 - D 0 ) / D 0 = (3,08 – 2,8) / 2,8 = 0,1 = 10%. Giá phát hành dự kiến 1 cổ phiếu thường: P = 60 $. Chi phí phát hành: F = 10% x 60 $ = 6 $/cổ phiếu. Chi phí vốn cổ phiếu thường mới : Ke = D 0 (1+g) + g = 2,8 x (1+0,1) + 0,1 = 0,157 = 15,7% P – F 60 - 6 Bài 2: Cổ phiếu A có hệ số rủi ro β1 là 1,1 và tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng là 15%. Cổ phiếu B có hệ số rủi ro β2 là 0,9 và tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng là 12,4%. Xác định tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng trung bình trên thị trường và tỷ lệ lợi nhuận của tài sản không có rủi ro theo mô hình CAPM? Bài làm Các bạn thay số vào mô hình CAPM và giải hệ bậc nhất 2 phương trình 2 ẩn là xong. + Phương pháp mô hình CAPM. Trong đó: - Ks: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu i. - K RF : Tỷ suất sinh lời phi rủi ro, thường được tính bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ. - K RM : Tỷ suất sinh lời trung bình thị trường. Ks = K R F + (K RM – K RF ) - Chi phí lợi nhuận giữ lại (Ks) Với cổ phiếu A: 15% = K RF + 1,1*(K RM - K RF ) Với cổ phiếu B: 12,4% = K RF + 0,9*(K RM - K RF ) Giải hệ, rút ra được: K RF = 0,7% K RM = 13,7% Bài 3: Đầu năm 2012, để thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh, công ty cổ phần Tỏa Sáng dự định huy động vốn bằng cách vay dài hạn ngân hàng, phát hành cổ phiếu ưu tiên (cổ phiếu ưu đãi cổ tức) và giữ lại lợi nhuận. Các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường dự báo cổ tức một cổ phần thường trong tương lai của công ty sẽ tăng 6%/năm. Cuối năm 2011, công ty đã thanh toán cổ tức 3.000đ/cổ phiếu cho cổ đông thường. Cổ phiếu thường của công ty đang có giá là 50.000đ/cổ phiếu. Cổ phiếu ưu tiên của công ty có cổ tức là 11.000đ/cổ phiếu, có thể phát hành với giá là 100.000đ/cổ phiếu, chi phí phát hành cổ phiếu ưu tiên bằng 5% giá bán. Lãi suất vay vốn ngân hàng 8%/năm, thuế suất thuế TNDN 25%. Anh (chị) hãy xác định chi phí vốn trung bình (WACC) của công ty Tỏa Sáng? Biết cơ cấu vốn mục tiêu của công ty như sau: nợ (dài hạn) 40%; vốn cổ phần ưu tiên: 10%; lợi nhuận giữ lại: 50%. Bài 4: Đầu năm 2011, để thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh, công ty ABC dự định phát hành cổ phiếu thường mới, giá bán dự kiến 50 USD/cổ phiếu. Chi phí phát hành cổ phiếu mới là 10% (so với giá bán cổ phiếu). Cổ tức được chia cho các cổ đông thường cuối năm trước bằng 8 USD/cổ phiếu và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của cổ tức mỗi năm ước tính là 6%/năm. Ngoài ra, công ty còn được ngân hàng cho vay vốn với số lượng và lãi suất như sau: đến 1.000.000 USD là 12%/năm và trên 1.000.000 USD là 15%/năm. Thuế suất thuế TNDN bằng 25%. Hãy tính chi phí nợ và chi phí vốn chủ sở hữu của công ty ABC khi huy động vốn từ những nguồn trên. Bài 5: Đầu năm 2011, để thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh, công ty cổ phần DTIC dự định huy động vốn bằng cách vay dài hạn ngân hàng, giữ lại lợi nhuận và phát hành cổ phiếu ưu tiên về thu nhập (cổ phiếu ưu đãi cổ tức). Lãi suất cho vay trung, dài hạn của ngân hàng là 15%/năm. Mức phần thưởng rủi ro cho các cổ đông khi đồng ý để lại lợi nhuận sau thuế ước tính bằng 4%. Nếu phát hành cổ phiếu ưu tiên thì giá bán dự kiến là 10.000 VND/cổ phiếu. Cổ tức mỗi năm cho một cổ phiếu ưu tiên bằng 2.000 VND. Chi phí phát hành cổ phiếu ưu tiên là 1.000 VND/cổ phiếu. Cho biết Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 25%. Hãy tính chi phí vốn của công ty DTIC khi huy động vốn từ những nguồn trên. Bài 6: Nguyên mới được đề bạt làm CFO của Samsung, cô đặt mục tiêu huy động vốn cho công ty với chi phí vốn bình quân bằng 12%. Biết lãi suất vay ngân hàng bằng 12%, chi phí khi huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường mới là 18%, thuế suất thuế TNDN 25%. Nguyên cần lựa chọn cơ cấu vốn giữa nợ và vốn chủ sở hữu như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra? Bài 7: Để xây dựng nhà máy mới trong năm 2011, công ty ABC dự định phát hành cổ phiếu thường mới, giá bán dự kiến là 108 USD/cổ phiếu. Chi phí phát hành cổ phiếu thường mới là 3 USD/cổ phiếu. Cổ tức được chia cho các cổ đông thường tại thời điểm cuối năm 2010 là 9 USD/cổ phiếu và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của cổ tức mỗi năm ước tính là 5%. Ngoài ra, công ty được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn với lãi suất 14%/năm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Yêu cầu: a. Hãy tính chi phí vốn của công ty ABC khi huy động vốn từ những nguồn trên. b. Công ty đang cân nhắc tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu tương ứng bằng 4:6 hoặc 5:5. Dựa vào WACC, anh (chị) hãy đưa ra lời khuyên cho công ty. BÀI 8: Công ty cổ phần Thành Công có cơ cấu vốn mục tiêu gồm: 40% nợ vay, 60% vốn chủ sở hữu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu có nhu cầu huy động vốn phục vụ đầu tư, công ty có thể huy động vốn từ các nguồn sau: 1. Vốn chủ sở hữu: Công ty có thể sử dụng số lợi nhuận giữ lại, trong trường hợp số lợi nhuận giữ lại không đủ đáp ứng nhu cầu, công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu thường mới. Năm ngoái, công ty có lợi nhuận sau thuế đạt 12tr USD, tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty cố định ở mức 40%. Chi phí lợi nhuận giữ lại là Ks = 11%, chi phí vốn cổ phần thường mới là Ke = 12%. 2. Nợ vay: Điều kiện vay vốn trên thị trường hiện tại như sau: Lãi suất vay vốn ngân hàng bằng 8%/năm nếu vay đến 4 tr USD. Trên 4 tr USD, lãi suất sẽ là 10%/năm. Biết: thuế thu nhập doanh nghiệp có thuế suất 25%. Yêu cầu: Xây dựng đồ thị đường chi phí vốn cận biên cho công ty Thành Công. Bài làm: Chi phí nợ sau thuế: Nợ ≤ 4 tr USD: Kd = 8% => Kd(1-t) = 8%*(1-0,25) = 6% Nợ > 4 tr USD: Kd = 10% => Kd(1-t) = 10%*(1-0,25) = 8,25 Chi phí lợi nhuận giữ lại: Ks = 11% Chi phí vốn cổ phần thường mới: Ke = 12% BP nợ = 4 / 40% = 10 tr USD (điểm gãy này xuất hiện khi công ty đã huy động hết số nợ chịu lãi suất 8% cho đầu tư) Cổ tức đã trả = 12 tr x 40% = 4,8 tr USD => Lợi nhuận giữ lại = 12 – 4,8 = 7,2 tr USD BP vcsh 1 = 7,2 / 60% = 12 tr USD(điểm gãy này xuất hiện khi công ty đã huy động hết số lợi nhuận giữ lại cho đầu tư) Vốn huy động mới Kênh huy động Tỷ trọng Chi phí vốn sau thuế WMCC Từ 0 đến 10 tr $ Nợ vay chịu lãi suất 8% 40% 6 % = 6%*0,4 + 11%* 0,6 = 9% Lợi nhuận giữ lại 60% 11 % Trên 10 tr $ đến 12 tr $ Nợ vay chịu lãi suất 11 % 40% 8,25 % = 8,25%*0,4 + 11%*0,6 = 9,9% Lợi nhuận giữ lại 60% 11 % Trên 12 tr $ Nợ vay chịu lãi suất 11 % 40% 8,25 % = 8,25%*0,4 + 12%*0,6 = 10,5% Vốn cổ phiếu thường mới 60% 12 % QUẢN LÝ TÀI SẢN Tr USD 10 12 9% 9,9% 10,5% WACC (%) WMCC . 10 , ông A sẽ có số tiền là: A (1+ 10%) 9 + A (1+ 10%) 8 + A (1+ 10%) 7 + … + A (1+ 10%) 2 + A (1+ 10%) 1 + A = A x [ (1+ 10%) 10 - 1] /10 % (áp dụng công thức tính giá. trđ) 10 00 10 0 10 0 … 10 0 200 200 … 200 0 1 2 … 5 6 7 … 10 Số tiền cô Loan có được khi nghỉ hưu là: 10 00 (1+ 7%) 10 + 10 0 (1+ 7%) 9 + 10 0 (1+ 7%) 8 + 10 0 (1+ 7%)