1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

tình uống quản trị tài chính

8 322 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 283,9 KB

Nội dung

tình huống quản trị tài chính

I/ Ý tưởng kinh doanh: Công ty TNHH Hoàng Giao chuyên kinh doanh các loại giày dép thời trang nữ, quyết định mở cửa hàng tại địa chỉ Viễn cảnh: Công ty Hoàng giao định hướng trở thành nhà phân phối giày dép thời trang nữ hàng đầu tại Việt Nam, mang đến sự chăm sóc tốt nhất cho đôi chân của khách hàng. Sứ mệnh: Hoạt động của Công ty Hoàng Giao nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng hoàn hảo, nâng cao uy tín thương hiệu và đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững của Công ty. II/ Kế hoạch vay vốn: 1. Tín dụng thương mại: Nếu công ty Hoàng Giao chấp nhận mua sản phẩm của các nhà cung cấp thì sẽ có điều kiện chiết khấu 3/20 net 60. Như vậy, nếu công ty trả tiền trong vòng 20 ngày thì sẽ được các nhà cung cấp chiết khấu 3% giá trị hóa đơn bán hàng, nếu thanh toàn từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 60 thì phải trả toàn bộ giá trị hóa đơn. Chi phí cơ hội của khoản tín dụng thương mại này là:  Tỉ lệ chiết khấu: 3%  Số ngày mua chịu: 60 ngày  Thời gian hưởng chiết khấu: 20 ngày Tỉ lệ chi phí =       − ×       − 2060 360 3100 3 = 0,2784 Như vậy, tỉ lệ chi phí của khoản tín dụng thương mại này tính theo năm 27,84% 2. Tài trợ ngắn hạn có đảm bảo: b. Vay thế chấp bằng khoản phải thu: Công ty Hoàng Giao muốn vay ngắn hạn của ngân hàng 40 triệu đồng thì Công ty sẽ sử dụng các hóa đơn thu tiền bán hàng mang thế chấp tại ngân hàng. Nếu ngân hàng chấp nhận tài trợ thì họ sẽ tiến hành đánh giá chất lượng các hóa đơn và ấn định giá trị các khoản cho vay phụ thuộc vào mức độ rủi ro của khoản phải thu, thường dao động từ 20% – 90% giá trị danh nghĩa của khoản phải thu. Khi đã xác định được giá trị của khoản phải thu, công ty sẽ gửi ngân hàng bản liệt kê danh sách các khoản phải thu, cam kết thời hạn trả và tổng giá trị sẽ vay. Công ty cũng nhận được từ ngân hàng bảo đảm cam kết tài trợ và sau đó chuyển tất cả các khoản phải thu sang phần thanh toán và bù trừ cân đối công nợ khi chúng đáo hạn. Với mức độ tin cậy của khoản phải thu là 40%, công ty chắc chắn có thể vay được 40 triệu đồng từ ngân hàng. Khi đã thiết lập được sự tin cậy, ngân hàng có thể tiếp tục cho công ty vay trên cơ sở nhận cầm cố những khoản phải thu mới. c. Vay thế chấp bằng hàng hóa: Để được vay từ ngân hàng, công ty phải tiến hành liệt kê các hàng hóa dễ nhận diện và có giá trị lớn trên thị trường được ngân hàng chấp nhận. Theo thỏa thuận vay ký thác, công ty phải nộp văn bản ủy thác chỉ rõ những hàng hóa thuộc sở hữu của mình được giao cho ngân hàng quản lý. Đổi lại, doanh nghiệp nhận được một hối phiếu rút tiền từ ngân hàng để trang trải cho toàn bộ chi phí của giao dịch mua hàng. Sau đó, theo thỏa thuận ngân hàng ký phát lệnh giải chấp để bán hàng và thanh toán khoản nợ. 3. Các nguồn tài trợ dài hạn: a. Vay dài hạn: Công ty thực hiện một thỏa ước tín dụng dưới dạng một hợp đồng với ngân hàng mà theo đó, công ty có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vay theo lịch trình đã định: Kế hoạch trả nợ trong 3 năm (ĐVT: triệu đồng) Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Số tiền vay 200 Lãi suất 18% Khoản trả đều 91,98 91,98 91,98 Trả gốc 55,98 66,06 77,95 Trả lãi 36 25,92 14,03 b. Thuê vận hành: Công ty dự kiến thuê một mặt bằng diện tích 70m 2 , với giá 6 triệu đồng. Vì là thuê vận hành nên công ty có quyền sử dụng tài sản trong thời gian đã thỏa thuận và có bổn phận trả tiền thuê, công ty không phải chịu các chi phí bảo trì, vận hành hay những rủi ro liên quan đến tài sản nếu không phải lỗi do mình gây ra. Hình thức thuê vận hành có thể coi là một loại hợp đồng để chấp hành, tài sản không được ghi chép vào sổ sách kế toán của người thuê mà phần tiền trả theo thỏa thuận được ghi như mọi khoản chi phí bình thường khác. Trong hợp đồng này không dự kiến quyền chuyển giao sở hữu thiết bị khi hết hạn thuê, cho nên thuê vận hành không phải là một giải pháp tài trợ cho hành động mua tài sản trong tương lai. III/ Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty WEC Sài Gòn: 1. Các chỉ tiêu năm 2008 a. Thông số khả năng thanh toán: - Khả năng thanh toán hiện thời: Nhận xét: Khả năng thanh toán hiện thời của công ty cao cho thấy khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản lưu động cao. Điều đó chứng tỏ công ty có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn. - Khả năng thanh toán nhanh: Nhận xét: Các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền cao chiếm phần lớn nên công ty có thể dễ dàng chuyển hóa các tài sản lưu động thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. - Quay vòng khoản phải thu: Nhận xét: Trong năm công ty chuyển hóa các khoản phải thu thành tiền 32 lần. Số vòng quay là khá lớn nên thời gian chuyển hóa thành tiền mặt là khá ngắn. - Kỳ thu tiền bình quân: Nhận xét: Trung bình 11 ngày công ty chuyển hóa khoản phải thu thành tiền mặt 1 lần. Chỉ tiêu này khá thấp so với bình quân ngành là Net 30, cho thấy công ty không bị chiếm dụng vốn tuy nhiên chính sách tín dụng của công ty quá chặt chẽ có thể gây khó chịu cho khách hàng. Vì thế nên công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng. - Vòng quay khoản phải trả: Nhận xét: Hệ số vòng quay khoản phải trả là 3,93. Kỳ trả tiền bình quân là gần 92 ngày. Chỉ tiêu này cho thấy công ty có khả năng chiếm dụng tiền của nhà cung cấp khá lâu. Điều này cũng phản ánh nguy cơ công ty có thể phải đối phó với việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. - Vòng quay tồn kho: - Chu kỳ chuyển hóa: Nhận xét: Vòng quay tồn kho của công ty là 20 lần/năm, chu kỳ chuyển hóa tồn kho là gần 18 ngày. Chỉ số này không cao lắm, chứng tỏ hoạt động quản trị tồn kho của công ty chưa được hiệu quả. Ngược lại điều này cũng cho thấy công ty có duy trì tồn kho, không để xảy ra tình trạng cạn dự trữ, nhưng số hàng tồn kho duy trì có thể là hàng hóa lỗi thời, quá hạn, chậm chuyển đổi. b. Phân tích thông số nợ: - Thông số nợ trên vốn chủ: Nhận xét: Số vốn vay của công ty thấp hơn số vốn chủ sở hữu cho thấy công ty ít cần nguồn tài trợ từ bên ngoài. Điều này sẽ giúp công ty không phải lo lắng nhiều đối với các khoản nợ đến hạn, song lại không có động lực để giúp công ty kinh doanh hiệu quả hơn. - Thông số nợ trên tài sản: Nhận xét: So với tổng tài sản của công ty, vốn vay chỉ chiếm 22%. Chỉ tiêu này cho thấy công ty có khả năng đảm đương được các khoản nợ bằng tài sản hiện có. - Thông số nợ dài hạn / vốn dài hạn: Nhận xét: Vay nợ dài hạn chiếm 2% trong tổng cơ cấu vốn dài hạn của công ty, cho thấy nợ dài hạn rất ít quan trọng trong cấu trúc vốn. - Thông số trang trải: Nhận xét: Khả năng đáp ứng các khoản nợ lãi vay và khả năng tránh nguy cơ phá sản của công ty khá thấp. Tỷ lệ này <1 cho thấy công ty khó có thể đáp ứng khoản chi trả tiền lãi và không thể tạo ra một lớp đệm an toàn đối với người cho vay. Như vậy, tổng nợ của công ty thấp là do tỷ lệ đảm bảo lãi vay của công ty thấp, nên khó đáp ứng được các điều kiện vay vốn từ các nguồn tài trợ bên ngoài. c. Thông số khả năng sinh lợi: - Vòng quay tổng tài sản: Nhận xét: 1 đơn vị tài sản có thể tạo ra 1,48 đơn vị doanh thu cho thấy công ty sử dụng tài sản trong kinh doanh có hiệu quả. - Lợi nhuận gộp biên: Nhận xét: Ta thấy 0 < LNGB < 1 cho thấy công ty cũng đã có nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí, tuy nhiên các nỗ lực này chưa mang lại nhiều hiệu quả. - Lợi nhuận ròng biên : Nhận xét: 1 đơn vị doanh thu chỉ tạo ra 0,15 đơn vị lợi nhuận. Chỉ số này là khá thấp so với ngành cho thấy hiệu suất và độ hấp dẫn của công ty thấp hơn so với các công ty cùng ngành. - Khả năng sinh lợi trên đầu tư: Nhận xét: Chỉ số này cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của các cổ đông nắm giữ cổ phần thường là khá thấp, thông số này thấp hơn thông số ngành nên cổ đông ít được lợi hơn so với các cổ đông khác trong cùng ngành. Nhận xét: Mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho những cổ đông của họ là khá thấp. DUPONT: d. Nhóm thông số thị trường: - Lãi cơ bản trên cổ phiếu : 3905 - Thông số giá trên thu nhập: - Thông số giá cổ phiếu trên ngân quỹ: - Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách: 2. Các chỉ tiêu năm 2009: a. Thông số khả năng thanh toán: - Khả năng thanh toán hiện thời: Nhận xét: Khả năng thanh toán hiện thời của công ty cao và cao hơn năm 2008 cho thấy khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản lưu động cao. Điều đó chứng tỏ công ty có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn. - Khả năng thanh toán nhanh: Nhận xét: Các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền cao và cao hơn năm 2008 chiếm phần lớn nên công ty có thể dễ dàng chuyển hóa các tài sản lưu động thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn - Quay vòng khoản phải thu: Nhận xét: Trong năm công ty chuyển hóa các khoản phải thu thành tiền 51 lần, nhiều hơn năm 2008 19 lần. Số vòng quay lớn nên thời gian chuyển hóa thành tiền mặt ngắn. - Kỳ thu tiền bình quân: Nhận xét: Trung bình 7 ngày công ty chuyển hóa khoản phải thu thành tiền mặt 1 lần, nhanh hơn 4 ngày so với năm 2008, điều này cho thấy chính sách tín dụng của công ty chặt chẽ hơn năm 2008. |Công ty thắt chặt chính sách tín dụng để nhanh chóng có tiền mặt trang trải các khoản nợ đến hạn. - Vòng quay khoản phải trả: Nhận xét: Năm 2008 công ty chiếm dụng tiền của nhà cung cấp quá lâu, nên phải đối mặt với các khoản nợ đến hạn quá lớn của nhà cung cấp. Do đó, vào năm 2009, công ty đã tăng hệ số vòng quay khoản phải trả lên 5,86; kỳ trả tiền bình quân là 61 ngày để giảm bớt thời gian chiếm dụng tiền của nhà cung cấp, tránh nguy cơ đối mặt với các khoản nợ đến hạn như năm 2008. - Vòng quay tồn kho: - Chu kỳ chuyển hóa: Nhận xét: Vòng quay tồn kho của công ty là 13 lần/năm, chu kỳ chuyển hóa tồn kho là gần 27 ngày. Chỉ số vòng quay tồn kho thấp hơn năm 2008, chứng tỏ hoạt động quản trị tồn kho của công ty chưa được hiệu quả so với năm 2008. Công ty duy trì lượng tồn kho cao hơn năm 2008, không để xảy ra tình trạng cạn dự trữ, nhưng số hàng tồn kho duy trì có thể là hàng hóa lỗi thời, quá hạn, chậm chuyển đổi. b. Thông số nợ: - Thông số nợ trên vốn chủ: Nhận xét: Vào năm 2009 tổng nợ của công ty tăng thêm 250 triệu, trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng thêm hơn 6 tỷ. Do có sự chênh lệch lớn nên thông số nợ trên vốn chủ giảm so với năm 2008. - Thông số nợ trên tài sản: Nhận xét: So với tổng tài sản của công ty, vốn vay chỉ chiếm 19,53%. Thông số này giảm so với năm 2008 là do tổng nợ của công ty chỉ tăng 250 triệu và tổng tài sản tăng gần 6,6 tỷ. Từ đó ta thấy công ty có thể trang trải các khoản nợ bằng tài sản hiện có cuả công ty. - Thông số nợ dài hạn / vốn đầu tư: Nhận xét: So với năm 2008, tổng nợ dài hạn năm 2009 tăng thêm gần 350 triệu, trong khi đó vốn đầu tư không đổi, do đó thông số nợ dài hạn tăng 0,43% qua đó ta có thể thấy nợ dài hạn quan trọng hơn trong cấu trúc vốn so với năm 2008. - Thông số trang trải: Nhận xét: So với năm 2008, tỷ lệ đảm bảo lãi vay của năm 2009 cao hơn là 2,8%; chỉ tiêu này tạo cho người cho vay cảm giác an toàn hơn, do đó công ty có thể dễ dàng vay nợ hơn. Vì vậy, tổng nợ của năm 2009 cao hơn năm 2008. c. Thông số khả năng sinh lợi: - Vòng quay tổng tài sản: Nhận xét: 1 đơn vị tài sản tạo ra 1,464 đơn vị doanh thu, chỉ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản trong kinh doanh của công ty giảm so với năm 2008. - Lợi nhuận gộp biên: Nhận xét: So với năm 2008, chỉ số này giảm cho thấy công ty cũng đã có nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí, tuy nhiên các nỗ lực này ít mang lại hiệu quả. - Lợi nhuận ròng biên : Nhận xét: 1 đơn vị doanh thu chỉ tạo ra 0,187 đơn vị lợi nhuận. Chỉ số này đã tăng cao hơn so với năm 2008 0,037 đơn vị nhưng vẫn không cải thiện được hiệu suất và độ hấp dẫn của công ty. - Khả năng sinh lợi trên đầu tư: Nhận xét: Chỉ số này cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của các cổ đông nắm giữ cổ phần thường cao hơn năm 2008 nhưng vẫn thấp hơn so với thông số ngành. Tuy nhiên cổ đông cũng đã được lợi hơn. Nhận xét: Mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho những cổ đông của họ đã tăng 5,5% so với năm 2008. Điều này đã giúp cải thiện được lợi ích của cổ đông, tạo niềm tin giữa cổ đông với công ty. DUPONT: d. Thông số thị trường: - Lãi cơ bản trên cổ phiếu : 4848 - Thông số giá trên thu nhập: - Thông số giá cổ phiếu trên ngân quỹ: - Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách: . vận hành không phải là một giải pháp tài trợ cho hành động mua tài sản trong tương lai. III/ Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty WEC Sài Gòn: 1.. tỏ hoạt động quản trị tồn kho của công ty chưa được hiệu quả. Ngược lại điều này cũng cho thấy công ty có duy trì tồn kho, không để xảy ra tình trạng cạn

Ngày đăng: 23/06/2013, 13:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w