Tín dụng ngân hàng

6 274 0
Tín dụng ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tín dụng ngân hàng

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang Mã số SV: 8A3401057 Lớp: 8A3 Kiểm tra: Tín dụng Ngân hàng Câu 1: Trình bày tóm tắt quy trình tín dụng. Câu 2: Hãy phân biệt các hình thức đảm bảo bằng tài sản. Hãy nêu các phương pháp xử lý tài sản đảm bảo. Câu 3: Hãy phân tích các đặc điểm của cho vay tiêu dùng. Câu 4: Ngân hàng ACB tài trợ cho KH mua trả góp oto trị giá 900 triệu. Theo hợp đồng KH trả gốc và lãi hàng tháng, lãi suất 1,2%/tháng trong vòng 1 năm. Tỷ lệ NH tham gia là 90%. 1> Lập bảng phân bổ số tiền KH phải thanh toán theo phương pháp lãi đơn 2> Số tiền KH phải thanh toán theo phương pháp liên kim hàng kỳ (tính cả đầu kỳ, cuối kỳ) 3> Số tiền KH phải trả theo phương pháp gộp là bao nhiêu? Lãi suất hiệu dụng là bao nhiêu. Cho biết nếu KH trả nợ trước hạn 3 tháng thì NH giải quyết như thế nào? Giải thích tại sao. Bài làm Câu 1: Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng gồm 5 khâu cơ bản: 1. Lập hồ sơ tín dụng Giai đoạn này chủ yếu do bên đi vay vốn thực hiện. Sản phẩm là hồ sơ vay vốn. 2. Phân tích tín dụng - Mục đích của giai đoạn này là: Hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng; Đánh giá chính xác mức độ rủi ro của KH; Đánh gia chính xác nhu cầu vay của KH. Các loại rủi ro của NH đều xuất phát từ sự không cân xứng. Ví dụ:  Rủi ro tín dụng không cân xứng về thông tin  Rủi ro lãi suất không cân xứng về thời hạn  Rủi ro tỷ giá không cân xứng về trạng thái ngoại hối. NH ở vị thế thiếu thông tin, thông tin không cân xứng. KH cung cấp thông tin tốt (dấu được thông tin xấu), dẫn đến NH dễ lựa chọn nhầm KH – lựa chọn sai lệch. Việc phân tích tốt thông tin giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng. 3. Quyết định tín dụng Bao gồm những nội dung: Cơ sở ra quyết định tín dụng; Quyền phán quyết tín dụng; Nọi dung ra quyết định tín dụng. - Cơ sở ra quyết định tín dụng: là dựa vào kết quả của thẩm định TD; thông tin cập nhật thị trường; Chính sách tín dụng của KH, những quy định hoạt động TD của nhà nước; Ngồn cho vay của NH khi ra phán quyết. - Quyền phán quyết tín dụng: là tập trung hay phân quyền tủy thuộc vào NH, và nhu cầu vay của KH. - Nội dụng ra quyết đinh, để xác định: Mức cho vay; Thời hạn cho vay; Lãi suất cho vay. 4. Giải ngân - Cơ sở giải ngân: thực hiện giải ngân là kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đã được nêu trong hợp đồng tín dụng. - Phương pháp giải ngân: Cấp tiền thuần túy; Cấp tiền có điều kiện - Hình thức giải ngân: Giải ngân bằng tiền mặt; Giải ngân chuyển khoản. 5. Giám sát thanh lý tín dụng - Ngăn ngừa những hành vi vi phạm của KH, hạn chế xu hướng rủi ro đạo đức nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. - Phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm, qua đó có biện pháp xử lý thích hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng. - Nội dung giám sát: Theo dõi khoản vay; Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay; Theo dõi hoạt động SX KD, đảm bảo khả năng tín dụng của KH; Xếp hạng tín dụng theo mức độ rủi ro. Câu 2: Có 3 hình thức đảm bảo bằng tài sản là Thế chấp, Cầm cố và Chuyển nhượng các KPT. Phân biệt 3 hình thức. Thế chấp TS Cầm cố TS Chuyển nhượng các KPT Khái niệm Bên đi vay dùng TS là BĐS thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ Là việc bên thứ 3 cam kết với bên cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay nếu đến thời hạn mà bên đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ Tài sản đảm bảo Là bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị Là Động sản bao gồm tài sản thực, tiền mặt, Tài sản có thể là động sản, có thể là bất động sản. quyền sử dụng đất hợp pháp. tiền trên TK, chứng khoán…không bao gồm bất động sản. Thời hạn vay Thời hạn cho vay có thể ngắn hạn hoặc trung dài hạn Thời hạn cho vay là ngắn hạn. Thời hạn cho vay có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Tính sở hữu Tài sản Bên đi vay là bên phải có TS để thực hiện nghĩa vụ Bên đi vay là bên phải có TS để thực hiện nghĩa vụ Bên bảo lãnh là bên phải có TS để thực hiện nghĩa vụ. (*)Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm bị phá sản: 1. Trong trường hợp bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ bị phá sản thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản và Nghị định này để thực hiện nghĩa vụ; trường hợp pháp luật về phá sản có quy định khác với Nghị định này về việc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản. 2. Trong trường hợp bên bảo đảm là người thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản bị phá sản thì tài sản bảo đảm được xử lý như sau: a) Nếu nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện nghĩa vụ; b) Nếu nghĩa vụ được bảo đảm chưa đến hạn thực hiện thì tài sản bảo đảm được xử lý theo thoả thuận của các bên; trong trường hợp không có thoả thuận thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm. (*)Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận 1. Bán tài sản bảo đảm. 2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. 3. Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ. (*)Phương thức xử lý tài sản không có thỏa thuận: 1. Tài sản bảo đảm là động sản thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản bảo đảm có thể xác định được giá cụ thể, rõ rang trên thị trường thì người xử lý tài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá; đồng thời, phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác nếu có. 2. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì tài sản này được bán đấu giá. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó thì tiếp tục được sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của các bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có tài sản khác. Câu 3: Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 1. Quy mô của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. 2. Nhu cầu vay tiêu dùng của KH thường phải phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng lại càng cao. 3. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc chặc chẽ vào mức thu nhập và trình độ học vấn. Những người có thu nhập khá và tương đối đều sẽ tìm đến cho vay tiêu dùng bởi họ có khả năng trả được nợ. 4. KH vay tiêu dùng thường là các cá nhân nên việc chứng minh tài chính thường khó. Nếu nhu các doanh nghiệp có bẳng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để chứng minh nguồn thu nhập và chi tiêu của mình thì các cá nhân vay tiêu dùng muốn chứng minh tài chính của mình thường phải dựa vào tiền lương, sự suy đoán chứ khonng có bằng chứng rõ rang  rủi ro cao. 5. Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao bởi nguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quy trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và sức khỏe của người vay… Do đó, các NH thường yêu cầu lãi suất cao, yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiển nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa đã mua… 6. Tư cách, phẩm chất của KH vay thường khó xác định, chủ yếu dựa vào đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Đây là điều rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay. Câu 4: Bài tập 1> Phương pháp lãi đơn. Tổng số vốn vay ngân hàng: V= 900* 90% = 810 (triệu) v=   =   = 67.5 triệu Áp dụng công thức a= v + L. Bảng phân bố tiền KH phải thanh toán hàng tháng Tháng v L Gốc còn lại a 1 67.5 8.91 742.5 76.41 2 67.5 8.1 675 75.6 3 67.5 7.29 607.5 74.79 4 67.5 6.48 540 73.98 5 67.5 5.67 472.5 73.17 6 67.5 4.86 405 72.36 7 67.5 4.05 337.5 71.55 8 67.5 3.24 270 70.74 9 67.5 2.43 202.5 69.93 10 67.5 1.62 135 69.12 11 67.5 0.81 67.5 68.31 12 67.5 0 0 67.5 2> Phương pháp liên kim hàng kỳ a. Thanh toán đầu kỳ A=       =       =72.02 (triệu) b. Thanh toán cuối kỳ A=       =       =72.88 (triệu) Tháng A L G Gốc còn lại 1 72.88 9.72 63.16 746.84 2 72.88 8.97 63.91 682.93 3 72.88 8.2 64.68 618.25 4 72.88 7.42 65.46 552.79 5 72.88 6.64 66.24 486.55 6 72.88 5.84 67.04 419.51 7 72.88 5.04 67.84 351.67 8 72.88 4.23 68.65 283.02 9 72.88 3.4 69.48 213.54 10 72.88 2.57 70.31 143.23 11 72.88 1.72 71.16 72.07 12 72.88 0.81 72.07 0 3> Phương pháp gộp Lãi phải trả: L=V*r*n=    =116.64 (triệu) Số tiền khách hàng phải TT hàng tháng là: T=   =   =77.22 triệu Lãi suất hiệu dụng: I=   =   =0.2658=26.58%  Bình thường, KH thanh toán hàng tháng, đầy đủ 12 kỳ, lãi chia đều 12 kỳ. Đến thời điểm trước hạn 3 tháng, KH đã thanh toán 9 kỳ với số tiền lãi là:   *L Nhưng do khách hàng trả trước hạn 3 tháng, lãi sẽ tính theo quy tắc 78. Phân bổ lãi theo các kỳ: Kỳ 1: 12p Kỳ 2: 11p … Kỳ 12: 1p  Tổng số phần 12 kỳ:   =78 phần  Số lý ra KH phải trả là   L =   *L Vậy KH phải thanh toán thêm khoản chênh lệch lãi này:       )*L=20.19 triệu . rủi ro tín dụng. 3. Quyết định tín dụng Bao gồm những nội dung: Cơ sở ra quyết định tín dụng; Quyền phán quyết tín dụng; Nọi dung ra quyết định tín dụng. . vay. 4. Giải ngân - Cơ sở giải ngân: thực hiện giải ngân là kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đã được nêu trong hợp đồng tín dụng. - Phương pháp giải ngân: Cấp

Ngày đăng: 23/06/2013, 13:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan