Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
162,5 KB
Nội dung
Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao TUẦN 30 Tiết: 117 (ĐỌC VĂN) Ngày soạn: 25.03.2008 Ngày dạy: BÀI: (Trích: “Lão Gôriô” – H. Đờ Ban-dắc) I. MỤC TIÊU: Học sinh cần đạt về: 1. Kiến thức: - Giới thiệu chung về cuộc đời, sự nghiệp, Tác giả, tác phẩm của Hônôrê Đờ Banzắc, nội dung, chủ đề tiểu thuyết “Lão Gôriô” . Tiền đề về Văn học Hiện thực phê phán, mối quan hệ giữa Banzắc và Văn học Hiện thực phê phán. - Nắm được nội dung tư tưởng của đoạn trích Đám tang lão Gô ri ô 2. Kỹ năng: - Khái quát hoá, tổng hợp kiến thức văn hoá sử tác gia và tác phẩm. - Tóm tắt tác phẩm tiểu thuyết hiện đại, phân chia bố cục đoạn trích tác phẩm tiểu thuyết văn xuôi hiện đại. - Đọc diễn cảm đoạn trích tiểu thuyết hiện đại. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu quí, kính phục các thiên tài văn học thế giới. Có thái độ và cách xử thế đúng đắn trong đạo lý quan hệ của cuộc sống dân tộc ngày nay. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, tổng hợp tư liệu, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học, bảng phụ, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có). - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích kết hợp với giảng bình… 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn bài cũ, thuộc bài, làm đầy đủ các bài tập ra kì trước. - Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức đã học, soạn bài và chuẩn bị cho bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút - Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh; chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: 15 phút - Câu hỏi kiểm tra: Tóm tắt nội dung đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền? Cho biết giá trị nội dung đoạn trích? - Dự kiến trả lời: 3. Giảng bài mới: 28 phút - Giới thiệu bài: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Thời lượng HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 8’ HĐ1: HD HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua nội dung Tiểu dẫn ở SGK – trang 131, 132. HĐ1: - HS đọc Tiểu dẫn SGK và tóm tắt các ý cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp văn học, vị trí của Hônôrê đờ Bandắc trong lịch sử văn học Pháp và văn học thế giới. Đặc biệt chú ý đây là “Thiên tài của những điều bình thường”. Do lòng say mê văn I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - Hô-nô-rê đờ Ban-dắc (1799 - 1850) là nhà tiểu thuyết lớn của nước Pháp và là “Một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” – Ph. Ăng-ghen. a. Cuộc đời: - Xuất thân từ gia đình tư sản. - Cuộc đời khá long đong vất vả. - Thành đạt khi đã ngoài 60 tuổi. - Lao động bền bỉ sáng tác rất nhiều tiểu thuyết. - Qua đời năm 1850 vì lao động kiệt sức. Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao - GV giúp HS nhận xét về hệ đề tài, hệ vấn đề có tính chất thống nhất và toàn diện của tác phẩm “Tấn trò đời” nói riêng, của VHHTPP phương Tây nói chung. chương kết hợp với vốn sống phong phú và sự hiểu biết sâu sắc các ngóc ngách của xã hội tư sản mà Ban-dắc tích lũy được trong những năm bôn ba trên con đường kinh doanh, B đã để lại bộ “Tấn trò đời” cực kỳ giá trị. b. Sự nghiệp sáng tác: “TẤN TRÒ ĐỜI” 97 tập tiểu thuyết miêu tả, triết lý “các chủng loại xã hội” Pháp 1789 – 1850 với nội dung phản ánh: - Hiện thực xã hội tư sản quí tộc pháp – Pari TK 19. - Những cảnh đời với những nhân vật điển hình thuộc các hạng người. - Những tấn kịch của giới tư sản – quí tộc nảy sinh vì Đồng tiền & Tham vọng. 10’ -GV thuyết trình. -GV kể tóm tắt nội dung tác phẩm: Lão Gôriô là 1 nhà buôn bột, phất lên sau Cách mạng TS & nhờ tài sản của vợ để lại. Sau 7 năm hạnh phúc, người vợ chết, để lại cho lão 2 đứa con gái bé bỏng. Lão dồn hết tình yêu đã dành cho người vợ quá cố sang 2 con, chăm sóc, nuôi nấng chúng, những mong một ngày kia chúng sẽ trở thành những phu nhân quí tộc giàu có, sang trọng & sung sướng. Nhưng đến khi trưởng thành, 2 đứa con gái đã bòn rút của cải, vắt kiệt sức lão như vắt chanh bỏ vỏ. Chúng sống bên cạnh những ông chồng giàu sang, còn lão Gôriô thì bị quăng lên gác ba ọp ẹp tồi tàn của quán trọ mụ Vôke để rồi phải trút hơi thở cuối cùng trong cảnh túng quẫn, đói rét, bệnh tật và không người thân thích. - GV yêu cầu HS giải thích khái niệm “điển hình hoá” đã học ở SGK Ngữ văn tập 1. -HS nhận xét: Lão Gôriô Kiểu con người nạn nhân được hoàn cảnh xã hội “đẻ” ra mang ý nghĩa điển hình: vừa là nguyên nhân, vừa là nạn nhân của hoàn cảnh. GV có thể cho HS so sánh với bi kịch của Etxinlơ (Bi kịch cổ đại phương Tây) hoặc “Mồng hai tết viếng cô Kí”–Tú Xương (Văn học trung đại Việt Nam ). -V/đề cá nhân, đời tư tưởng nhưng có ý nghĩa khái quát và tố cáo hiện thực xã hội sâu sắc + nhiều vấn đề xã hội khác như tham vọng cá nhân, giáo dục gia đình … được đặt ra có ý nghĩa thời đại rộng lớn sâu xa. 2. Tác phẩm: “LÃO GÔ-RI-Ô” a. Hoàn cảnh ra đời – Vị trí xuất xứ: - Được hoàn thành xong tháng 12/1834 thuộc phần Khảo cứu phong tục – Những cảnh đời tư của “Tấn trò đời”. - Tiểu thuyết này là một trong những bức tranh đen tối nhất về xã hội tư sản – quí tộc Pháp dưới thời phục hồi vương chính (1815 – 1830). b. Tóm tắt: - Lão Gôriô: Nhân vật chính. - Ratxtinhắc: Nhân vật phụ, nhân vật tái hiện. c. Chủ đề: - Đồng tiền và mối quan hệ giữa cha – con nói riêng, giữa người với người nói chung trong xã hội tư sản. - Con đường tiến thân và tham vọng cá nhân của giới thanh niên tư sản. d. Giá trị nội dung - nghệ thuật của tác phẩm “Lão Gôriô”: - Nội dung - Chủ đề phong phú và sâu sắc. - Nghệ thuật: Phản ánh chân thực khách quan toàn diện bằng phương pháp điển hình hoá. 10’ ?+ Hãy nêu xuất xứ, vị trí đoạn trích, đại ý và phân chia bố cục. - GV HD HS cần chú ý những chi tiết nổi bật lột tả tính chất của đám tang và diện mạo bản chất, những người đưa đám để phân tích được diện mạo và bản chất của xã hội và các tầng lớp xã hội đương thời. - HS đọc diễn cảm đoạn trích, xác định xuất xứ. - HS nhận xét nội dung đại ý. - HS tóm lược bố cục đoạn trích. 3. Đoạn trích: a. Xuất xứ – vị trí: Đoạn cuối tác phẩm “Lão Gôriô “ b. Nội dung đại ý đoạn trích: Khung cảnh đám tang Lão Gôriô c. Bố cục đoạn trích: 4 phần - Cái chết cô độc của Gô ri ô. - Cảnh cầu phúc sơ sài - Cảnh đưa đám - Hành động của Ratxtinhắc. Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 1 phút - Ra bài tập về nhà: + HS đọc, soạn, tham khảo tham khảo về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. + Hoàn thiện các bài tập. - Chuẩn bị bài mới: Đọc văn Đoạn trích “Đám tang lão Gô-ri-ô” (tt). IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: . . . . . Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao TUẦN 30 Tiết: 118 (ĐỌC VĂN) Ngày soạn: 25.03.2008 Ngày dạy: BÀI: (Trích: “Lão Gôriô” – H. Đờ Ban-dắc) I. MỤC TIÊU: Học sinh cần đạt về: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ dụng ý phê phán của Ban-dắc khi mô tả đám tang lão Gô-ri-ô. - Giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn trích văn học thuộc tác phẩm văn học hiện thực phê phán điển hình của Pháp + châu Âu. Tư tưởng nghệ thuật, quan điểm thẩm mĩ của Banzắc về mối quan hệ giữa người và người, gia đình và xã hội…. 2. Kỹ năng: - Phân tích tác phẩm văn học (đoạn trích tiểu thuyết dịch từ tiếng nước ngoài), phân tích một tình huống giàu kịch tính, giàu ý nghĩa tượng trưng trong tác phẩm văn học hiện thực phê phán điển hình. - Diễn đạt, phát biểu miệng, thuộc bài, nhớ bài. 3. Thái độ: - Yêu quí thiên tài văn học, bồi dưỡng tình cảm đạo lí, lựa chọn cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội, xác định và tìm cho mình lẽ sống cao cả, lối sống lành mạnh có tình, có nghĩa, không thực dụng, vì tiền tài, địa vị mà bán rẻ nhân phẩm. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, tổng hợp tư liệu, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có). - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích kết hợp với giảng bình… 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn bài cũ, thuộc bài, làm đầy đủ các bài tập ra kì trước. - Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức đã học, soạn bài và chuẩn bị cho bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút - Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh; chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: (Tiếp theo tiết trước) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Thời lượng HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 5’ HĐ1: - HD HS khái quát lại những nội dung đã học ở tiết trước. - GV dẫn dắt bằng nội dung đoạn trước (Hai cô con gái lão Gôriô nhiều lần được mời gọi vẫn không đến mà chỉ lo đi dự vũ hội), tái hiện cảnh chuẩn bị đám tang trong quán trọ: + Quan tài được phủ khăn đen vẫn chưa kín. + Quan tài được đặt trơ trọi ngay lối ra vào. + Mụ Vôke định “thó” sợi dây chuyền, kỷ vật về con gái HĐ1: - HS nêu dàn ý bài học đã tìm hiểu ở tiết trước. - HS tóm tắt lại nội dung đoạn trích. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: 3. Đoạn trích: Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao của lão Gôriô nhưng Ratxtinhắc đã lấy lại đặt lên ngực linh cữu của ông cụ. 12’ HĐ2: - Gợi ý để HS phân tích cảnh lễ cầu hồn – Một cảnh não lòng: ?+ Tác giả chỉ kể lướt bằng những câu văn ngắn ngủi, hầu như tránh, không tả - mục đích của nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi hiện thực Ban-dắc ở đoạn trích này (rất >< với ngòi bút kể và tả tỉ mỉ trong văn phong tiểu thuyết hiện thực của Ban-dắc). Hãy giải thích bằng mục đích nghệ thuật của nhà văn? ?+ Hãy nêu ý nghĩa của những con số và thứ tự giảm dần. - GV gợi ý về hình ảnh đối lập, tương phản: Giữa hai con gái lão Gôriô, hai vị linh mục giục giã hối hả trong đám tang với Ratxtinhắc, Biăngsông. HĐ2: - HS phân tích hoàn cảnh và tình cảnh đám tang lão Gô-ri-ô: + Không gian: Giáo đường thấp, chật, hẹp, tối. + Thời gian: Chiều tối (thời lượng: 10 phút) + Hình ảnh chiếc quan tài. + Những người lo đám: - Ratxtinhắc, Critxtôphơ: người quen. - Hai linh mục (sau chỉ còn 1), người bõ, chú bé hát lễ người nhà đạo làm lễ. + Nghi lễ: + 1 bài thánh thi. + 1 bài kinh siêu độ. + 1 bài kinh cầu hồn. Để mọi người cảm nhận được ngay trên trang giấy tính chất sơ sài quá đáng của tang lễ. Đám tang được chuẩn bị rất sơ sài, lạnh lẽo, thương tâm. - Nghệ thuật tương phản: Hai cô con gái không đến, hai linh mục hối hả giục giã trong buổi lễ >< Ratxtinhắc và Biăngsông Tình cảm gia đình lạnh lẽo, tình cảm tôn giáo nhạt nhẽo >< Tình người quý báu, ít ỏi còn sơ sót lại. - HS chú ý các con số đếm: 1, 2, …70 quan, 20 phút, những từ ngữ “tất cả những nghi lễ xứng đáng ……… cầu kinh làm phúc” - HS rút ra nhận xét về tính chất của buổi lễ tang và ý nghĩa tố cáo của nó. HS nhận xét: đây là đám tang của 1 kẻ khó trong thời buổi “đồng tiền là một vị chúa tể khiến người ta phải cúi lạy”. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Lễ cầu hồn ở giáo đường: - Cảnh chuẩn bị đám tang và Lễ cầu hồn trong giáo đường tối tăm ẩm thấp lột tả hoàn cảnh bi thương: đám tang của kẻ khó, sơ sài, ảm đạm, không người thân, thiếu hẳn hơi ấm tình người - tình cảm của gia đình thân thuộc và cả tình cảm tôn giáo thiêng liêng. Nghệ thuật tương phản + phép mô tả liệt kê tỉ mỉ với những con số biết nói theo trình tự tăng cấp đã lột tả sự phá hoại ghê gớm của Đồng tiền tư bản đối với Nhà thờ - Tôn giáo và Tình người: Đồng tiền trở thành thứ tôn giáo thiêng liêng nhất chi phối cả tình thương của Chúa. 16’ HĐ3: - HD HS phân tích cảnh mai táng lão Gô-ri-ô tại nghĩa trang – Đám tang thiếu vắng tình người. ?+ Chi tiết này bộc lộ điều gì trong tính cách của Ratxtinhắc? ?+ Vì sao R. trong tình trạng như vậy? - Ratxtinhắc sẽ tiếp tục xuất hiện ở nhiều tác phẩm khác của Banzắc với hành trình thực hiện tham vọng cá nhân (đây là nhân vật kiểu nhân vật HĐ3: - HS phân tích cảnh đám tang sơ sài vắng vẻ với những nghi lễ tiến hành chóng vánh, buồn bã tẻ ngắt ( không gian, thời điểm, cử chỉ của những người lo đám …). + Không gian: Vắng, buồn, tàn tạ, ẩm ướt. + Thời gian: Đến 6 giờ, tàn ngày, hoàng hôn ẩm ướt. + Cảnh lấp huyệt: Hất vài xẻng đất che lấp chiếc áo quan. + Những người lo đám: - Ratxtinhắc: tháo vát, ân tình. - Critxtôphơ cuối cùng cũng ái ngại bỏ đi. - Hai gã đào huyệt đòi tiền công. - Đám người nhà đạo xong việc “biến ngay”. + 2 chiếc xe ngựa do g/đình 2 con gửi tới: có treo gia huy Retxtô và Nuyxingghen, có gia nhân đi theo mà 2. Việc mai táng tại nghĩa trang và nỗi lòng Ratxtinhắc: - Lễ hạ huyệt tại nghĩa trang cũng chóng vánh, sơ sài và lạnh lẽo. “Gây cho R. cơn bão lòng ghê gớm”, “những giọt nước mắt … tận trời xanh.”: - Quảng trường Văngđôm + đỉnh điện Anhvalít. - “Đôi mắt (Ratxtinhắc) gắn chặt gần như thèm thuồng” + “như hút trước nước mật của nó” + “Giờ đây còn mày với ta!” Đám tang hạ huyệt cuộc đời lão Gôriô, đồng thời chôn vùi luôn: + Hình ảnh những cô con gái Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao tái hiện thường thấy trong tác phẩm của Banzắc). Tác giả đưa ra 1 dự báo: Rồi đây, sau cái chết của lão Gôriô, sẽ không còn hình ảnh về một Ratxtinhắc nhân hậu, vô tư như thế nữa. -Với chi tiết này, thêm một lần nữa có thể thấy kết cấu tác phẩm của Banzắc luôn là một kết cấu mở. không có người ngồi. Lũ con gái & con rể không đến. Xong việc cũng “biến ngay”. - Nguyên nhân: Vì tiền. - HS phân tích giá trị tố cáo của hình ảnh này xuất hiện ngay từ đầu cảnh đưa đám: +Cái có (có danh hiệu, tước vị, tài sản vật chất) lột tả tố cáo trắng trợn cái không có: (không tình người, thậm chí là tình cha con.) Lão Gôriô: là nguyên nhân cũng là nạn nhân của hoàn cảnh và của bản thân lão. +Ratxtinhắc là 1 sinh viên, một thanh niên nhân hậu, tốt bụng, giàu lòng thương người nhưng rồi cũng gục ngã, biến chất trước sự cám dỗ và những cạm bẫy của đồng tiền và địa vị. một thời trong trắng. + Những giá trị tình cảm tốt đẹp của con ngưòi trong xã hội tư sản Bi kịch nảy sinh. Hình ảnh báo hiệu về một Ratxtinhắc sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn để len lỏi vào XH thượng lưu tư sản Pari, thực hiện những tham vọng cá nhân. - Vấn đề tham vọng cá nhân của tầng lớp thanh niên là vấn đề mới được đặt ra ngay khi nấm mồ Lão Gôriô vừa khép lại “tham vọng địa vị và tiền bạc” là lẽ sống của xã hội tư sản qui luật chung của Xã hội bị vạch trần cũng là sức tố cáo mạnh mẽ của bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời”. 5’ HĐ4: - GV HD HS tổng kết: Khắc họa cái nhìn hiện thực phê phán sắc sảo của H. Đờ Ban-dắc qua cảnh một đám tang. ?+ Qua nhân vật lão Gô- ri-ô trong đoạn trích, cái chết và đám tang của lão, qua nhân vật Rat-xti- nhắc, tg muốn chứng tỏ điều gì? ?+ Những nét đặc sắc nt và hạn chế của đoạn trích? - GV nhận xét, khái quát. HĐ4: - HS thảo luận, khái quát. III. TỔNG KẾT: - Nội dung: Qua cảnh đám tang Lão Gôriô ảm đạm và bi đát, tác giả đã phơi bày bộ mặt xấu xa, bản chất bạc ác, vô lương, lạnh lẽo của xã hội tư sản vì tiền; đồng thời thể hiện niềm trân trọng đối với những phẩm chất tốt đẹp, nhân bản ở con người. - Nghệ thuật: Lựa chọn chi tiết điển hình giàu sức tố cáo, lời trần thuật miêu tả khái quát, giọng điệu mỉa mai cay đắng trong văn phong hiện thực phê phán trần trụi, xây dựng tình huống đặc sắc, điển hình. - Hạn chế: Chi tiết lãng mạn còn vụng về, là sở đoản của nhà văn Banzắc. 10’ HĐ5: - HD HS làm bài tập nâng cao và củng cố. HĐ5: - Hs kể tóm tắt nội dung đoạn trích. - Đọc tham khảo Quán trọ của mụ Vô-ke, phần Tri thức đọc – hiểu ở SGK 135 – 136. IV. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP: Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích: Nghệ thuật kể trong đoạn trích: Theo trình tự thời gian, nhịp kể nhanh, lướt, kết hợp với tả, chú ý từng chi tiết, cử chỉ, hành động, lời nói của các nhân vật. tả rất ít. Tìm hiểu dụng ý nt của Ban-dắc có thê liên hệ đến cách dkeer, tả cảu Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ, chương V: Hạnh phúc của một tang gia, hay Một đám ma gương mẫu (giọng điệu trào phúng, hoạt kê rõ hơn). 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 1 phút - Ra bài tập về nhà: + HS học kỹ bài, nhận xét chung về văn học hiện thực Pháp, Phương Tây và Hô-nô-rê đờ Ban-dắc. + Hoàn thiện các bài tập. Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao - Chuẩn bị bài mới: Tiết sau: Làm văn “Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận”. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: . . . Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao TUẦN 30 Tiết: 119 (LÀM VĂN) Ngày soạn: 01.04.2008 Ngày dạy: BÀI: I. MỤC TIÊU: Học sinh cần đạt về: 1. Kiến thức: - Củng cố các yêu cầu và kiến thức về tóm tắt văn bản nghị luận. 2. Kỹ năng: - Ôn tập, củng cố về kiến thức và kĩ năng của văn nghị luận - Tích hợp với kĩ năng đọc hiểu văn bản ở phân môn Văn. - Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản nghị luận. 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, tổng hợp tư liệu, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có). - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích… 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn bài cũ, thuộc bài, làm đầy đủ các bài tập ra kì trước. - Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức đã học, soạn bài và chuẩn bị cho bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút - Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh; chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi kiểm tra: - Dự kiến trả lời: 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Thời lượng HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 10’ HĐ1: - GV nêu lại yêu cầu bài tập: Trình bày tóm tắt văn bản Mấy ý nghĩ về thơ (Đã chuẩn bị ở nhà) Gợi ý: Các ý chính của vb: + Phản bác các quan niệm về thơ: + Đồng ý với quan niệm: “Thơ khác với những thể văn khác ở chỗ thơ in sâu vào trí nhớ” + Coi thơ là tiếng nói của tâm hồn. + Ngôn ngữ thơ có sức khơi gợi. + Nhạc của thơ là nhạc điệu của tâm hồn. - GV sửa chữa, kết luận, HĐ1: - HS thảo luận nhóm, trình bày bài tập đã soạn ở nhà theo HD của GV. - Đại diện 2 nhóm trình bày. I. LUYỆN TẬP BẰNG VĂN BẢN TÓM TẮT ĐÃ CHUẨN BỊ Ở NHÀ: Bài tập: Trình bày tóm tắt văn bản Mấy ý nghĩ về thơ (Đã chuẩn bị ở nhà) Các ý chính của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ: + Phản bác các quan niệm về thơ: - Thơ là những lời đẹp. - Thơ là những đề tài đẹp. + Đồng ý với quan niệm: “Thơ khác với những thể văn khác ở chỗ thơ in sâu vào trí nhớ” nhưng cho rằng quan niệm trên vẫn chưa có sức thuyết phục. + Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Nói đến thơ là nói đến hình ảnh, cảm xúc, tư tưởng… Thơ không nói bằng ý niệm thuần túy, không nói theo cách của nhà lý luận, nhà quay phim, chụp ảnh, ghi âm… + Hình ảnh trong thơ không phải là sự phiên dịch ý, tình một cách cầu kỳ mà là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn. + Chữ và tiếng trong thơ (ngôn ngữ) không dừng lại ở ý niệm mà phải có sức gợi, “thi tại ngôn ngoại”. Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao nhận xét + Nhạc của thơ là nhạc điệu của tâm hồn. Tóm lại: thơ là sự tổng hợp, kết tinh… 20’ HĐ2: - GV yêu cầu HS đọc văn bản và gợi ý cách làm, hướng dẫn HS viết tóm tắt. - GV tổng hợp các văn bản tóm tắt và các ý kiến nhận xét. HĐ2: - HS đọc văn bản, lập đề cương và viết tóm tắt. - HS trình bày văn bản tóm tắt. - HS khác nhận xét II. LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN “ Mấy nét về thơ mới trong cái nhìn lại hôm nay ”: Yêu cầu cần đạt 1. Nội dung: Tóm tắt đầy đủ những luận điểm, luận cứ cơ bản: + Thơ mới buồn nhưng cái buồn của thơ mới không phải là cái buồn ủy mị. + Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng nhưng thơ mới là phong trào văn học phong phú, một phong trào sáng tạo dồi dào, có nhiều yếu tố tích cực đặc biệt là lòng yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, cung bậc khác nhau. + Phong trào thơ mới có nhiều đóng góp về nghệ thuật thơ. + Với những ưu điểm và nhược điểm của nó, thơ mới xứng đáng được mệnh danh là “một thời đại trong thi ca”. 2. Hình thức: ngắn gọn, mạch lạc. 10’ HĐ3: - GV HD HS củng cố kiến thức và kỹ năng: - GV gợi ý hướng tóm tắt: + Đoạn trích “Bây giờ hãy đi tìm cái điều mà ta cho là quan trọng nhất” (Trích Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh). + Sin-ga-po – Ngôi trường toàn cầu (Vân Vũ – Báo Hà Nội mới số 13832, ra ngày 21.08.2007 – Sđd) HĐ3: - HS thực hiện bài tập củng cố theo nhóm. - Đại diện trình bày ý kiến thảo luận (Dàn ý sơ lược): + Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và cách tiếp cận để tìm hiểu đánh giá cho chuẩn xác. + Những biểu hiện của cái tôi cá thể trong thơ mới – buồn nhưng đầy khát vọng. + Tình yêu, sự tôn vinh đối với tiếng Việt là giá trị của thơ mới. + Nhấn mạnh tinh thần thơ mới. - Đại diện trình bày ý kiến thảo luận (Dàn ý sơ lược): + Sự lựa chọn Sin-ga-po làm điểm đến du học của nhiều HS, SV VN và các nước trên thế giới. + Cách thức xây dựng và quảng bá “thương hiệu” ở các trường ĐH thuộc quốc đảo Sin- ga-po. + Mục tiêu phấn đấu của nền ĐH Sin-ga-po. III. CỦNG CỐ: Tóm tắt các văn bản: + Đoạn trích “Bây giờ hãy đi tìm cái điều mà ta cho là quan trọng nhất” (Trích Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh). + Sin-ga-po – Ngôi trường toàn cầu (Vân Vũ – Báo Hà Nội mới số 13832, ra ngày 21.08.2007 – Sđd) 3’ HĐ4: - GV nêu yêu cầu. HĐ4: - HS nghe, ghi nhớ và thực hiện. IV. HƯỚNG DẪN ĐỌC Ở NHÀ: Tiếp tục luyện tập kỹ năng tóm tắt văn bản nghị luận bằng cách đọc các bài văn mẫu hoặc các bài phê bình, bình luận văn học rồi tiến hành lập đề cương và viết văn bản Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao tóm tắt. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 1 phút - Ra bài tập về nhà: + Hoàn thiện các bài tập. + Đọc trước và thử làm các bài tập trong bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài nghị luận văn học. - Chuẩn bị bài mới: Làm văn “Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài nghị luận văn học”. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: . . . . . [...]... chứng Lấy dẫn chứng từ các tác phẩm văn chương nằm ở minh phẩm văn học tiêu biểu những khám phá mới mẻ, trong văn học VN và thế độc đáo ở ND và NT giới 4 Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 1 phút Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao - Ra bài tập về nhà: + HS hoàn thiện các bài tập Phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn NL + - Chuẩn bị bài mới: Đọc văn “Người trong bao” (Trích truyện...Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao TUẦN 30 Ngày soạn: 04.2008 Ngày dạy: BÀI: Tiết: 120 (LÀM VĂN) I MỤC TIÊU: Học sinh cần đạt về: 1 Kiến thức: - Củng cố các khái niệm, thao tác phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn Nghị luận 2 Kỹ năng: - Nắm được cách phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - Thực hành phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận 3 Thái... phúng của Nguyễn Công Hoan qua truyện ngắn Tinh thần thể dục Đề 3 Nhà văn Nga Lê-ô-nít Lê-ô-nốp cho rằng: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” Anh (chị) hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên (Lập bảng tổng hợp, so sánh.) - Rút ra các yêu cầu về phân Phân tích các yêu cầu của Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao tích đề: Phân tích các yêu cầu đề: của đề... những việc gì? Cách tìm ý cho bài văn NL được tiến hành ntn? HĐ3: - GV hướng dẫn HS lạp dàn ý các đề văn: + Đề 1: + ĐỀ 1: HS trả lời + Đề 2: Sử dụng các thao tác phân tích nhằm tìm ra các ý nhỏ, triển khai các ý lớn bằng cách trả lời các câu hỏi Vì sao? Như thế nào?…v…v + ĐỀ 2: HS trả lời + ĐỀ 3: HS trả lời - HS trả lời HĐ3: - HS thảo luận nhóm, lập dàn ý các đề văn đã nêu ở phần trên, đại diện các... 3 đề - HS đọc kỹ đề văn trong SGK - HS nghe yêu cầu * Gợi ý: - HS thảo luận, lập bảng tổng (1) Giống nhau: đều là đề nghị luận hợp, so sánh văn học - Đại diện HS trả lời kết quả (2) Khác nhau: thảo luận: Đề 1: thuộc dạng đề mờ, đề ẩn, không giới hạn về nội dung và (Dựa vào bảng tổng hợp để so không chỉ rõ các thao tác lập luận sánh nét giống và khác nhau cần sử dụng giữa các đề văn) Đề 2: thuộc dạng... (VD: tác phẩm của Nam Cao, Xuân Diệu…) - Đánh giá về ý nghĩa của câu nói: Sự sáng tạo trong lao động nghệ thuật là thước đo giá trị tp, là bài học phấn đấu cho mỗi nhà văn c Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ với thực tiễn sáng tác văn chương hiện nay b Thân bài: - Nêu ý chính thứ nhất Tìm các ý nhỏ và dẫn chứng để minh họa hay bác bỏ… ý chính thứ nhất - Chuyển tiếp và dẫn dắt đến ý chính thứ hai... sơ lược hay chi tiết tùy theo từng bài viết cụ thể nhưng cần thiết phải lập dàn ý trước khi viết vì dàn ý thể hiện được ý tưởng chủ đạo, tránh cho bài viết bị lạc đề hoặc thiếu trọng tâm Giáo án Ngữ văn11 – Chương trình nâng cao a Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Tinh thần thể dục của NCH và bút pháp trào phúng b Thân bài: - Giải thích, phân tích, chứng minh các thủ pháp nt trào phúng được sử dụng trong... tình huống, ngôn ngữ, giọng điệu các nhân vật, qua việc sử dụng các từ ngữ có tác dụng gây cười c Kết bài: Nêu giá trị nt trào phúng của tác phẩm 3 Sau khi lập dàn ý, nên khái quát thành mô hình cho bài văn NL nói chung: a Mở bài: Giới thiệu tg, tp, vấn đề… dịnh hướng phân tích hay bình luận (nếu có) + ĐỀ 3: HS trả lời + Đề 3: a Mở bài: Dẫn ý kiến của Lê-ô-nit Lê-ô-nôp b Thân bài: - Giải thích nội dung... đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận - Thực hành phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận 3 Thái độ: - Có ý thức tuân thủ những quy tắc chung, có tuần tự, hệ thống, khoa học khi làm văn để bài làm có kết quả cao II CHUẨN BỊ: 1 Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, tổng hợp tư liệu, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới - Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học... trọng tâm bản: 2 Các thao tác lập luận chính 1 Nội dung trọng tâm 3 Phạm vi tư liệu cần huy 2 Các thao tác lập luận chính động 3 Phạm vi tư liệu cần huy động HĐ2: - GV gợi dẫn cho HS các tìm ý cho bài văn bằng việc trả lời các câu hỏi HĐ2: - HS tìm ý dựa vào các câu hỏi định hướng - HS thảo luận nhóm, đại diện + ĐỀ 1: Vẻ đẹp của bài Thơ duyên các nhóm trả lời lần lượt 10’ 10’ được thể hiện ở những phương . hội khác như tham vọng cá nhân, gi o dục gia đình … được đặt ra có ý ngh a thời đại rộng lớn sâu xa. 2. Tác phẩm: “LÃO GÔ-RI-Ô” a. Hoàn cảnh ra đời – Vị trí. trong văn phong tiểu thuyết hiện thực c a Ban-dắc). Hãy gi i thích bằng mục đích nghệ thuật c a nhà văn? ?+ Hãy nêu ý ngh a c a những con số và thứ tự gi m