1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luyện thi: Mảnh trăng cuối rừng

5 1,6K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 39,5 KB

Nội dung

Mảnh trăng cuối rừng Nguyễn Minh Châu Tên tuổi Nguyễn Minh Châu sẽ sống trong kí ức, trong lòng trân trọng và yêu mến của công chúng, những người yêu văn như một nhà văn đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn chương. Góp phần nhiều nhất làm nên đòa vò vẻ vang ấy của nhà văn là những tác phẩm được ông viết trong những năm tháng cuối cùng của đời người như : “Khách ở quê ra”, “Cỏ lau” hay “Phiên chợ Giát”. Nhưng những thành tựu ấy dẫu đầy ý nghóa thì cũng không vì thế mà làm cho người ta có thể quên đi những công trình văn xuôi mà Nguyễn Minh Châu đã viết trong những năm tháng chiến tranh trước đó, nhất là những tác phẩm liên quan đến những cung đường trên dải Trường Sơn. Những năm chống Mó khốc liệt và hào hùng đã là cảm hứng cho Nguyễn Minh Châu viết nên tiểu thuyết đồ sộ hơn một ngàn trang “Dấu chân người lính”. Và Trường Sơn cũng đem lại cho nhà văn một tác phẩm nhỏ nhắn hơn nhiều so với “Dấu chân người lính” nhưng lại là tác phẩm được rất nhiều người yêu mến. Chúng ta đang nói đến thiên truyện ngắn mang đầy vẻ trữ tình lãng mạn của Trường Sơn. Truyện ngắn ấy thoạt đầu mang tên “Mảnh trăng” rồi sau đó được nhà văn thêm vào nhan đề hai chữ nữa để trở thành “Mảnh trăng cuối rừng”. Nhân vật chính trong thiên truyện có tựa đề “Mảnh trăng” là Nguyệt - một người con gái tên trăng, chắc chắn đó không phải là một sự trùng lặp. Cách đặt tên ấy cho ta nhận ngay ra một dụng ý nghệ thuật. Nhà văn đã muốn tạo ra và muốn người đọc cũng nhận ra sự hoà hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp của ánh trăng thiên nhiên với vẻ đẹp của người con gái mang tên trăng. Đó là điều mà ai đã đọc “Mảnh trăng cuối rừng” đều không quá khó khăn để có thể nhận ra, bởi có một sự tương đồng, soi chiếu giữa ánh nguyệt trên bầu trời và người con gái mang tên Nguyệt. Nguyệt trẻ trung, trong khi mảnh trăng kia cũng là một mảnh trăng đầu tháng, cũng rất trẻ. Nhà văn đã để cho cô Nguyệt của mình trong đêm hôm ấy đội nón trắng, mặc áo xanh. Và hẳn chẳng thể là một sự ngẫu nhiên khi miêu tả mảnh trăng, Nguyễn Minh Châu thấy nó khi thì mang một màu xanh run rẩy, “chập chờn lay động”, khi thì “sáng trong như một mảnh bạc”. Càng về sau, hình ảnh của Nguyệt và của trăng càng hoà hợp, trong con mắt say sưa, tình yêu mê mệt của người chiến só lái xe, anh Lãm. “Lãm” có nghóa là nhìn ngắm, thưởng thức. Trong con mắt của anh Lãm ấy, Nguyệt không chỉ có một vẻ đẹp khác với phần lớn những người con gái thanh niên xung phong khác của Trường Sơn trong những năm tháng ấy. Cô Nguyệt ấy mang cái vẻ dòu dàng, “tấm thân mảnh dẻ” khác hẳn với những cô gái ở công trường ấy, vẫn thường “thấp và đẫy đà”. Nguyệt của Lãm không chỉ có vẻ đẹp “giản dò và mát mẻ như sương núi”. Nguyễn Minh Châu còn để cho trong chuyến xe ấy, Lãm luôn luôn cảm thấy ánh trăng ở khung cửa phía Nguyệt ngồi. Sợi tóc của Nguyệt, mái tóc “thơm ngát, dày và trẻ trung” cứ bay phơ phất rồi “sáng lên”, cũng dễ gợi ra những hình ảnh của những sợi ánh trăng mỏng mảnh. Nguyễn Minh Châu còn kể rằng có một lần, Lãm nhìn sang phía Nguyệt và bỗng thấy “choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh”. Trong con mắt của người đang yêu ấy, “trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thường”. Gương mặt của người con gái tên trăng hay chính là gương trăng ? Chỉ biết nó sáng ngời đến mức anh “không dám nhìn lâu”, và vì ngại ngùng mà Lãm vội nhìn ra trước mặt, anh bỗng thấy “khúc đường trước mặt bỗng thếp từng mảng ánh trăng”, đẹp hẳn lên. Và cảm giác ấy cứ theo đuổi Lãm mãi đến tận lúc chia tay. Trong chuyến xe chạy băng băng về phía tiền tuyến, nhà văn đã để cho Lãm mường tượng ra Nguyệt đang đứng trước mặt mình, có lúc “quay lại, khuôn mặt đẹp lộng lẫy đầy ánh trăng”. Mặc dù khi ấy trời đã gần sáng và trăng thượng tuần đã lặn từ lâu rồi. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã khoác lên mình Nguyệt vẻ đẹp lãng mạn đầy ảo ảnh, vượt lên trên mọi khuôn khổ bình thường. Thật sự có cơ sở để cho nhà văn biến hình ảnh của Nguyệt mang vẻ đẹp lý tưởng, đắm say, lãng mạn và trữ tình đến thế. Không nên quên rằng người con gái mang tên trăng ấy trong suốt câu chuyện được kể qua con mắt của Lãm - người nhìn ngắm, người đương sống trong một tình yêu “gần như mê muội lẫn cảm phục”. Câu chuyện của Nguyễn Minh Châu được đặt dưới một điểm nhìn và được kể qua một lời kể đầy chất trữ tình, lãng mạn. Và như thế, Nguyệt hiện lên thật hoàn mó là điều không khí lí giải, bởi việc thần tượng hoá người mình yêu bao giờ cũng là một sự thực đối với người đang yêu. Nếu Nguyệt được kể không phải bởi Lãm và không phải trong lúc nhớ lại những xúc cảm thì hình ảnh cô Nguyệt ấy đẹp đến nỗi gần như không có thật. Nhưng ở trong câu chuyện, Nguyệt không chỉ hiện lên trong vẻ đẹp của một “mảnh trăng”, mà trong dụng ý sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đó nhất đònh phải là “Mảnh trăng cuối rừng”. Đó là một mảnh trăng hiện lên hư ảo, chập chờn lung linh, gợi nhu cầu kiếm tìm, gợi sự khát khao, mà có gì như nằm ngoài tầm tay với. Nhưng chính vì vậy, Nguyễn Minh Châu muốn cho hình ảnh và vẻ đẹp của Nguyệt không hiện lên đầy đủ. Nhà văn muốn Lãm nhận ra Nguyệt đầu tiên chỉ là qua giọng nói - “một tiếng nói trong lắm và rất bình tónh, cứng cỏi nữa là khác”. Rồi sau đó mới đến ngoại hình, nhưng cũng chỉ là một hình ảnh nhỏ bé về một “đôi gót chân hồng hồng, sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá”, mà lại được nhìn qua gầm máy ô tô của Lãm. Toàn những hình ảnh lạ lẫm trong khung cảnh Trường Sơn đầy đất đá, bò cày xới lên bởi bom đạn và vết bánh xe. Rồi Nguyệt cũng ngồi lên buồng lái cũng Lãm. Và trong một khoảng thời gian dài, Lãm phải phân vân : không biết người con gái ngồi cạnh mình có phải là cô Nguyệt mà mình có lời hẹn, người mà mình đang mong đợi hay không ? Khi đó, hoàn toàn chẳng phải tình cờ mà trăng hiện lên “như một ngọn đèn pháo sáng xanh lét run rẩy soi loè nhoè” chập chờn như đang chơi trò ú tim ở cuối cánh rừng xa. Và phải một thời gian sau, Lãm mới tin chắc rằng người ngồi cạnh mình chính là cô Nguyệt ấy. Niềm tin ấy ập đến với Lãm. rất gần với thời điểm Lãm nhận ra mảnh trăng không lẩn trốn mà “đứng yên ở phía cuối trời, trong vắt như một chiếc đóa bạc”. Nhưng để hiểu trọn vẹn hơn về phần ẩn giấu bên trong tâm hồn người thiếu nữ Nguyệt, anh chiến só lái xe ấy phải trải qua nhiều thời gian, nhiều bước đường, sự kiện và thử thách. Nguyễn Minh Châu đã để cho đúng lúc Lãm nảy nở với Nguyệt một tình yêu “gần như mê muội lẫn cảm phục”, khi tình yêu ấy lên đến đỉnh điểm thì họ lại chia tay. Nguyệt lại đi xa, nghóa là mảnh trăng kia đã ở ngoài tầm với. Cuộc gặp gỡ theo lời hẹn ước đã không thành, để lại cho Lãm rất nhiều khát khao, tiếc nhớ. Mảnh trăng ấy vẫn cứ ở đâu đó cuối cánh rừng. Người con gái ấy cũng sẽ để lại cho người đọc cả một không gian rộng rãi, huyền ảo để cho đợi chờ và tưởng tượng. Đến lúc này thì cô Nguyệt, cũng như mảnh trăng kia, đã vượt ra ngoài tầm với của Lãm, để lại nỗi ước ao về một ngày gặp lại. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả vẻ đẹp đầy chất lãng mạn của người con gái mang tên một mảnh trăng. Nguyễn Minh Châu sau này sẽ nói về một niềm khao khát mà ông muốn thể hiện trong “Mảnh trăng cuối rừng” này, niềm khao khát phát hiện, “tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Vẻ đẹp chủ yếu của Nguyệt do đó phải là vẻ đẹp bên trong của một tâm hồn chứa đựng nhiều ngọc q. Không nên quên rằng câu chuyện về người con gái trong “Mảnh trăng cuối rừng” là một câu chuyện về chiến tranh, và được nhìn ngắm qua đôi mắt và tình yêu của một người chiến só. Trong hoàn cảnh ấy, người con gái lý tưởng của Lãm không thể nào không phải là một con người dũng cảm. Và Nguyệt dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu quả đã hiện lên như là một người thanh niên xung phong dũng cảm của núi rừng Trường Sơn. Đó là một cô Nguyệt gan góc trong bom đạn, chỉ đường cho xe đi, lội bùn, biến mình thành “cọc tiêu sống” giữa kẻ thù đang “đánh bom toạ độ”. Nhưng cảm hứng lãng mạn của Nguyễn Minh Châu đã xui khiến nhà văn làm tất cả để phẩm chất dũng cảm đó chẳng những không làm giảm đi mà còn làm tôn lên vẻ đẹp lý tưởng của một người con gái. Chúng ta sẽ không gặp một cô Nguyệt lấm lem bụi đất, lăn lộn vất vả hay ngã lên ngã xuống trên bước đường. Sự dũng cảm của người con gái ấy lại được Lãm và người đọc truyện cảm nhận trong dáng ngồi bình thản ở trong xe. Đó là sự bình thản của một con người có sức mạnh tinh thần, sự gan góc để có thể coi thường khó khăn, nguy hiểm. Sự dũng cảm của Nguyệt sẽ được nhận ra ở giọng nói bình tónh, “rành rọt như đếm” mà vẫn trong trẻo trên nền trầm đục của tiếng bom. Nguyễn Minh Châu đã đưa lại một tưởng tượng, một hình dung rất thơ mộng rằng trong đêm hôm ấy, chiếc xe đã vượt được khỏi vùng nguy hiểm nhờ sự đưa đường của một giọng nói trong vắt. Ngay cả chi tiết Nguyệt lội ngầm cũng thế. Cô gái ấy hiện ra như là “một bóng trắng nhờ nhờ” thấp thoáng ẩn hiện. Bóng trắng của người con gái ấy đã đưa xe của Lãm vượt đoạn đường hết sức khó khăn. Và như thế, sự dũng cảm luôn hiện hình trong cái đẹp. Nhưng sự dũng cảm và vẻ lãng mạn của Nguyệt không được biểu hiện ở chỗ nào đẹp đẽ hơn là lúc cô gái ấy bò thương. Nhưng Nguyệt vẫn không mất đi vẻ “tươi tỉnh, xinh đẹp” ngay cả trong những phút giây như thế. Nhà văn tạo cho chúng ta một ấn tượng rất sâu sắc ở chính câu văn như thế này : “Nguyệt nhìn vết thương, cười.” Đó là biểu tượng về một cái đẹp không thể mất đi ngay cả trong sự đau thương, cái đẹp không sợ hãi bom đạn và sự tàn bạo của kẻ thù. Và nhà văn cũng không quên miêu tả hình ảnh người con gái rất dũng cảm ấy trong hình dung đẹp đẽ như là “một con công vừa tắm”. cũng chẳng phải tình cờ mà nhà văn để cho nhân vật Lãm chính vào thời khắc ấy- thời khắc mà Nguyệt hiện lên dũng cảm và xinh đẹp nhất - cảm thấy lòng mình “dấy lên một tình yêu gần như mê muội và cảm phục”. Nhưng Nguyệt không chỉ là một người dũng cảm. Nguyễn Minh Châu còn muốn cho thấy người con gái ấy mang một vẻ đẹp truyền thống mà những người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ phương Đông vốn có hơn ai hết. Đó là tấm lòng nhân hậu, là tâm hồn vò tha, đức hi sinh quên mình, phẩm chất biết sống vì người khác. Ta đã gặp một cô Nguyệt như thế trong lời cô nói như thanh minh với Lãm khi thấy chiếc xe phải quá vất vả trên con đường lởm chởm, gồ ghề hố bom. “ Chúng nó ném bom luôn, chúng em đã rải bao nhiêu đá mà đường sá còn ra thế”. Cái duyên của lời nói ấy không phải ở chỗ nhờ nó mà Lãm biết thêm một sự thật về chiến tranh. Cái duyên ấy được làm nên bởi một tấm lòng nhân hậu, một giọng nói đầy trắc ẩn, đầy sự xót xa khi nhìn thấy những con người mà mình q mến phải vất vả. Giọng nói ấy cũng mang đầy sự ân hận khi cảm thấy sự vất vả ấy như là có một phần lỗi nào đó của mình. Nếu không có sự biết lo âu và biết thương mến người khác, Nguyệt không thể có được một câu nói nào như thế. Đó là những câu nói có thể làm xao động những người đàn ông, cho dù họ đã gặp những hiểm nguy còn khốc liệt hơn. Một cảm giác như thế có thể đến từ một lời Nguyệt nói với Lãm, rất dòu dàng nhưng cũng rất cương quyết khi cô không chòu xuống nơi mà mình cần đến. - Anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư ? Những câu nói và những hành động như thế không bao giờ chỉ làm lòng người rung động vì những ý nghóa hoàn toàn thực tế, vì rõ ràng không phải : nếu Nguyệt không ở lại thì Lãm sẽ chẳng thể xoay xở trước những khó khăn. Những câu nói như thế làm mát dòu lòng người, nhất là tấm lòng của những người con trai như Lãm, chính bởi tình người, cảm giác được chia sẻ, được chăm lo. Những câu nói cứ dìu dòu một vẻ lãng mạn trữ tình. Nhưng không khi nào những phẩm chất ở Nguyệt biểu hiện đẹp hơn khi Nguyệt cố dành cho Lãm một nơi ẩn nấp an toàn vào đúng lúc mà trận đánh bom trở nên ác liệt nhất, còn cô thì một mình “nấp ở mé ngoài”, chỗ nguy hiểm. Nguyễn Minh Châu đã làm nên một tình huống đẹp đẽ và đầy sức gợi cảm khi dựng nên hình ảnh một cô gái đẹp đẽ, trẻ trung không phải nhận sự âu yếm, che chở mà lại đứng ra đảm nhận việc chở che cho người khác. Sự hi sinh làm rung động lòng người một cách kì diệu. Và tình huống ấy được làm nên bằng một trong những chi tiết bay bổng nhất, chi tiết nói về việc anh Lãm cuối cùng cũng phải “bế xốc” Nguyệt đặt vào một chỗ yên ổn hơn giữa hốc cây. Nhưng rồi Nguyệt cũng sẽ ngay lập tức vùng theo Lãm để đập đám lửa đã bắt đầu bén vào lốp xe. Và như thế, lòng dũng cảm, sự hi sinh góp phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp của Nguyệt. Tuy nhiên, những phẩm chất chúng ta vừa kể chưa phải là cả vẻ đẹp và có lẽ cũng chưa phải là vẻ đẹp làm cho lòng người sâu lắng. Hạt ngọc đẹp đẽ và q giá nhất trong tâm hồn Nguyệt, Nguyễn Minh Châu muốn chúng ta tìm thấy ở tình yêu, một tình yêu say mê lạ kì, gợi nên nhiều rất xúc cảm bay bổng trong lòng người đọc. Tình yêu ấy theo cách kể chuyện của Nguyễn Minh Châu hình như đã chớm nở từ những năm tháng còn chưa có chiến tranh. Thế nên, phải đến khi cuộc chiến đấu chống Mó cứư nước khốc liệt diễn ra thì tình yêu của Nguyệt mới thực sự được thử thách, phải đối mặt với gian khổ, đạn bom, chết chóc. Nguyễn Minh Châu viết “Mảnh trăng cuối rừng” trước hết để nói rằng : bom đạn của kẻ thù có thể phá huỷ nhiều thứ, nhưng bom đạn ấy sẽ hoàn toàn vô nghóa trước tình yêu trẻ trung của con người. Điều ấy và chính cảm hứng ấy tạo cho nhà văn một hình ảnh có sức mê đắm nhiều nhất trong tác phẩm, hình ảnh về một sợi chỉ xanh mảnh mai, bé nhỏ thôi. Nhưng sắc xanh ấy, nhà văn đã cho thấy cứ óng ánh, bất chấp sự tàn phá của thời gian và của chiến tranh. Hơn một lần Nguyễn Minh Châu để cho Lãm phải ngạc nhiên trước vẻ đẹp kì lạ của “sợi chỉ xanh óng ánh” ấy trong lòng cô gái. Và chẳng phải tình cờ mà nhà văn đã để cho người chiến só lái xe, người thường xuyên đối mặt với sự tàn khốc của kẻ thù, với cái chết đã ngây ngất nói về sắc xanh óng ánh của tình yêu ở bên chiếc cầu lớn đã bò bom đạn đánh sập. “Chiếc cầu bò cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhòp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng chơ vơ giữa trời”. Đó cũng chính là khi Lãm đã gặp và đã nhận ra Nguyệt, cảm thấy và say đắm trước tình yêu thuỷ chung của người con gái tên trăng ấy. Và vì thế, cảm nghó về lòng thuỷ chung, tình yêu bất diệt trong lòng Nguyệt đã được đảm bảo bằng những gì mà Lãm đã tận mắt chứng kiến. Và người đọc sẽ nhớ mãi về điều mà nhà văn muốn nói qua hình ảnh ấy : bom đạn có thể phá huỷ rất dễ dàng một chiếc cầu lớn bắc qua sông nhưng bom đạn đã không thể làm đứt được một sợi chỉ xanh bé nhỏ, khi đó là sợi dây vô hình nối kết tình yêu trong lòng người con gái. Đó là tương quan lý thú, đầy vẻ lãng mạn giữa cái nhỏ bé và cái lớn lao, giữa cái khả diệt và cái bất khả diệt. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì vẻ đẹp của tình yêu ở Nguyệt sẽ không khác nhiều lắm so với biết bao nhiêu tác phẩm đã viết ra trước đó, những tác phẩm giống như những tình khúc của chiến tranh. Ở đó các tác phẩm cũng nói đến một tình yêu vượt lên trên cái chết, một tình yêu vẫn còn mãi ngay cả trong sự huỷ diệt của kẻ thù. Nhưng Nguyễn Minh Châu đã không hoàn toàn chỉ muốn ghi lại con đường đã làm nên “Núi đôi” (Vũ Cao), “Quê hương” (Giang Nam), “Cuộc chia ly màu đỏ” (Nguyễn Mó) hay “Bài thơ về hạnh phúc” (Bùi Minh Quốc). Nguyễn Minh Châu còn muốn người đọc biết rằng : trước chiến tranh, Nguyệt đã chờ đợi Lãm, người con trai mà kì lạ làm sao, cô chưa hề biết mặt, chưa có lời hẹn ước. Thế nhưng phải đến khi cuộc chiến đấu chống Mó cứu nước diễn ra trên những cung đường của dải Trường Sơn thì Lãm mới có cơ hội để gặp người con gái của đời mình, mới thực sự thấy cô gái ấy đẹp đẽ biết bao nhiêu. Lãm khi ấy mới thấy hết được tình yêu diệu kì trong lòng người con gái và thực sự yêu cô với một tình yêu mê đắm. Như vậy chiến tranh không ngăn trở tình yêu, trái lại, cuộc chiến đấu vì hạnh phúc dân tộc đã đưa những người yêu nhau đến với nhau. Để khi ấy mới bộc lộ hết vẻ đẹp diệu kì của tình yêu trong một trái tim thiếu nữ. Trong muôn vàn huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, có cả một huyền thoại về tình yêu, về vẻ đẹp của người con gái đang yêu. Nguyễn Minh Châu muốn kể câu chuyện về Nguyệt như là một truyền thuyết về tình yêu trong những ngày chiến đấu. Nhà văn muốn người ta sẽ truyền tụng về cô như một người con gái trẻ trung trong một đêm trăng non đầu tháng đã dám một mình thân gái dặm trường vượt qua không phải chỉ tam tứ núi mà là những cây số đường rừng đầy đạn bom thảm khốc, chỉ để tìm đến người mà cô đang có lời hẹn ước. Nguyễn Minh Châu còn muốn điểm tô cho câu chuyện ấy lãng mạn hơn một lần nữa khi viết rằng trong đêm hôm ấy, cô đã gặp người mà cô vẫn hằng yêu, hằng đợi chờ mà không hay biết. Người thiếu nữ không hề biết rằng trong khoảnh khắc lạ kì ấy, cô - như mảnh trăng, đã bộc lộ hết tất cả vẻ đẹp huyền diệu của một con tim mang trong nó một tình yêu thiết tha. Cô hoàn toàn làm xiêu lòng một người con trai dã dày dạn xông pha, vào sinh ra tử trên một con đường có thể coi là nguy hiểm nhất. Để rồi Nguyệt cũng như mảnh trăng cuối rừng kia, vượt ra khỏi tầm nhìn của con người đang say ngắm. Cuộc gặp gỡ trong ngày hôm sau cũng không thành. Người con gái lại ra đi và không biết khi nào gặp lại, chỉ để lại trong anh một niềm say đắm đến vô bờ. Sẽ có nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Minh Châu đã lý tưởng hoá nhân vật của mình đến mức gần như tuyệt đối. Nhưng cũng không nên quên rằng đây là hình ảnh Nguyệt được nhìn qua đôi mắt nhớ lại của một người đang yêu mê đắm, thì ắt hẳn không tránh khỏi mang màu sắc huyền hoặc của tình yêu. Vả lại, những hình ảnh đẹp như thế cũng giống như mảnh trăng cuối rừng, rất cần cho những con người đang xông pha chiến đấu. Hình ảnh của những người như Nguyệt sẽ thắp lên trong con người một niềm tin, sự mê say để trở nên đẹp hơn, mạnh mẽ hơn. . vẻ đẹp của một mảnh trăng , mà trong dụng ý sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đó nhất đònh phải là Mảnh trăng cuối rừng . Đó là một mảnh trăng hiện lên hư. tên Mảnh trăng rồi sau đó được nhà văn thêm vào nhan đề hai chữ nữa để trở thành Mảnh trăng cuối rừng . Nhân vật chính trong thiên truyện có tựa đề “Mảnh

Ngày đăng: 23/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w