1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

9 20,3K 59
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Nguyễn Thị Hoài Thu GIÁO ÁN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 Tiết 9 Bài 7 SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT CÁC HỆ QUẢ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết được sự chuyển động tự quay quanh một trục tưởng tượng của Trái Đất. Hướng chuyển động của Trái Đất từ Tây sang Đông. Thời gian tự quay một vòng quanh trục của Trái Đất là 24 giờ. - Trình bày được một số hệ quả của sự vận động Trái Đất quanh trục. 2. Kĩ năng: - Biết dùng quả địa cầu, chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất. - Biết sử dụng bản đồ thế giới, tính giờ quốc tế, giờ địa phương. 3. Thái độ: II. Phương tiện: - Quả địa cầu. - Bản đồ thế giới. - Máy chiếu. III. Hoạt động trên lớp: 1. Kiếm tra bài cũ: (Thời gian: 3- 5 phút). 2. Bài mới: * Vào bài: (Thời gian: 2- 3 phút). - GV: Em cho cô biết thời gian một ngày đêm có bao nhiêu giờ? - HS: 24 giờ. Như vậy, chúng ta đều biết thời gian một ngày đêm có 24 giờ. Nhưng các em có giải thích được hiện tượng này không? Hiện tượng ngày đêm 24 VĂN – ĐỊA K32 1 Nguyễn Thị Hoài Thu giờ chính là do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất mà hôm nay chúng ta sẽ học! Thời gian Hoạt động của thầy trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự vận động của Trái Đất quanh trục. - GV giới thiệu quả địa cầu: là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Thực tế trục Trái Đấttrục tưởng tượng nối hai cực. <?> Quan sát quả địa cầu, em có nhận xét gì về vị trí của trục quả địa cầu so với mặt bàn? - HS trả lời. - GV nhận xét lưu ý HS: + Trục quả địa cầu nghiêng chếch so với mặt bàn một góc 66 0 33’. + Trục nghiêng là trục tự quay. +Trục của Trái Đất cũng vậy, nó nghiêng trên một mặt phẳng tưởng tượng (gọi là mặt phẳng quỹ đạo) 66 0 33’. - GV cho HS quan sát hình 19 trong SGK cho biết: I. Sự vận động của Trái Đất quanh trục: VĂN – ĐỊA K32 2 Nguyễn Thị Hoài Thu <?> Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? - HS trả lời lên bảng thể hiện hướng quay trên quả địa cầu. <?> Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục trong một ngày đêm được quy ước là bao nhiêu? - GV mở rộng (đối với HS khá, giỏi): + Thời gian thực của một ngày đêm (ngày đêm theo sao, ngày đêm thiên văn) dài 23h 56’04’’. Cách xác định: khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà một ngôi sao nào đó đi qua kinh tuyến của một vị trí bất kì ở bề mặt đất. + Còn 3’56’’ là thời gian Trái Đất phải quay thêm để thấy được vị trí xuất hiện ban đầu của Mặt Trời. Do hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại trùng với hướng tự quay của Trái Đất nên ngày đêm theo Mặt Trời dài hơn so với thực tế khi Trái Đất tự quay trọn một vòng quanh trục. <?> Mỗi vòng tròn là 360 o , mà Trái Đất tự quay quanh trục hết 24 giờ, các em hãy tính tốc độ góc tự quay quanh trục của Trái Đất? - HS tính: 360 o : 24 = 15 o /h→ 60’:15 o = 4’/ độ. - Hướng tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông. - Thời gian tự quay một vòng 24 giờ (một ngày đêm). VĂN – ĐỊA K32 3 Nguyễn Thị Hoài Thu Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xác định các múi giờ cách tính giờ địa phương. - GV cho HS quan sát hình 20 trả lời câu hỏi: <?> Các em cho cô biết người ta chia bề mặt Trái Đất ra bao nhiêu khu vực giờ? (24) - GV: 24 giờ khác nhau, 24 khu vực giờ (24 múi giờ). <?> Vậy mỗi khu vực (mỗi múi giờ) chênh nhau bao nhiêu giờ? Mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến? - HS tính: 360 : 4 = 15 kinh tuyến. <?> Sự phân chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ có ý nghĩa gì? - GV gợi ý: Giờ địa phương, giờ riêng một kinh tuyến có bất lợi gì? - GV giảng giải: Để tiện tính giờ trên toàn thế giới, năm 1884 Hội nghị quốc tế thống nhất lấy khu vực có kinh tuyến gốc (0 0 ) đi qua đài thiên văn Grinuýt làm khu vực giờ gốc. <?> Ranh giới của khu vực giờ gốc? - Chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng. Đó là giờ khu vực. - Giờ gốc (GMT) khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc đánh số 0 (còn gọi là giờ quốc tế). VĂN – ĐỊA K32 4 Nguyễn Thị Hoài Thu (7 0 30’Đ 7 0 30’T) <?> Từ khu vực giờ gốc đi về phía Đông là khu vực có thự tự bao nhiêu? So với khu vực phía Tây? ngược lại phía Tây tính như thế nào? - GV giảng giải: Số thứ tự múi giờ được đánh từ kinh tuyến gốc sang phía Đông lần lượt là 0,1,2,3…. <?> Nước ta lấy giờ chính thức của kinh tuyến nào đi qua? Sớm hơn giờ gốc là bao nhiêu? Khu vực giờ thứ mấy? <?> Hình 20 cho biết khi ở khu vực giờ gốc là 12h thì ở nước ta là mấy giờ? Ở Bắc Kinh, ở New York là mấy giờ? - GV chốt: Như vậy mỗi quốc gia có giờ quy định riêng. Nhưng ở những nước có diện tích rộng trải trên nhiều kinh tuyến (nhiều khu vực giờ) như: LB Nga, Canađa (11khu vực, 5 khu vực giờ) thì dùng giờ khu vực (múi giờ) đi qua thủ đô nước đó. Giờ đó gọi là giờ hành chính hay giờ pháp lệnh. - GV nêu sự nhầm lẫn trong hải trình của đoàn thủy thủ Magienlăng đi vòng quanh thế giới về phía Tây trong 1083 ngày (7/9/1522). Có hiện tượng này vì Trái Đất quay từ Tây sang Đông đi về phía Tây qua 15 0 kinh chậm đi 1h. Vòng quanh thế giới tức là đi hết 360 độ, đồng hồ bị lùi 24h tức là 1 ngày. <?> Giờ phía Đông giờ phía Tây có sự chênh lệch như thế nào? (Phía Đông nhanh hơn một giờ, phía Tây chậm hơn một giờ so với khu vực giờ gốc). Để tránh nhầm lẫn ta có quy ước thế nào - Phía Đông có giờ sớm hơn phía Tây. VĂN – ĐỊA K32 5 Nguyễn Thị Hoài Thu trên đường giao thông quốc tế? - GV giới thiệu cho HS đường đổi ngày quốc tế trên quả địa cầu, bản đồ thế giới. - Kinh tuyến 180 0 là đường đổi ngày Quốc tế. Hoạt động 3: Tìm hiểu giải thích các hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Gv dùng quả địa cầu ngọn đèn minh họa hiện tượng ngày, đêm. HS quan sát kết hợp hình 21 trong SGK. <?> Các em hãy nhận xét về diện tích được chiếu sáng. Trong cùng 1 lúc ánh sáng mặt trời có thể chiếu sáng toàn bộ Trái Đất không ? Vì sao ? <?> Nhận xét diện tích không được chiếu sáng? Gọi là gì? - GV chốt: Do Trái Đất hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa cầu. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Gọi là hiện tượng ngày, đêm. II. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất: 1. Hiện tượng ngày đêm: - Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm. + Diện tích được chiếu sáng gọi là ngày. + Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm. VĂN – ĐỊA K32 6 Nguyễn Thị Hoài Thu <?> Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục thì có hiện tượng ngày đêm không? Thời gian ngày là bao nhiêu giờ? Đêm là bao nhiêu giờ? <?> Nêu ý nghĩa của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất? - GV chốt: Do Trái Đất tự quay quanh trục nên đã ra hiện tượng luân phiên ngày- đêm trên Trái Đất. Thời gian 24h cho một ngày đêm của Trái Đất đã hình thành nên một nhịp điệu thích hợp vì thế ngày không quá nóng, đêm không quá lạnh → sự sống phát sinh, tồn tại phát triển mạnh mẽ ở bề mặt Trái Đất, tạo nên tính nhịp điệu cho cả giới hữu cơ vô cơ. <?> Tại sao hằng ngày chúng ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng các ngôi sao trên bầu trời chuyển động từ Đông sang Tây? (Vì Trái Đất quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông). - HS quan sát hình 22. <?> Em hãy cho biết : Ở Bắc bán cầu các vật chuyển động theo hướng từ P đến N từ O đến S bị lệch về phía bên phải hay bên trái? 2. Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất: VĂN – ĐỊA K32 7 Nguyễn Thị Hoài Thu - GV gợi ý: P→N hướng bị lệch của vật chuyển động từ xích đạo→ cực, hướng nào? (ĐB- TN), O→ S từ cực→ xích đạo hướng nào? (TN- ĐB) <?> Các vật thể chuyển động trên Trái Đất có hiện tượng gì? <?> Khi nhìn theo hướng chuyển động, vật chuyển động lệch hướng nào nếu ở nửa cầu Bắc? <?> Ở nửa cầu Nam, vật chuyển động lệch hướng nào? <?> Cho biết ảnh hưởng của sự lệch hướng tới các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất? ( Hướng gió tín phong- ĐB, hướng gió Tây- TN, dòng biển, dòng chảy của sông, trong quân sự- đạn bắn theo hướng kinh tuyến). 1. Trên Bắc Bán Cầu gió thổi có xu hướng vòng phải, còn ở Nam Bán Cầu thì vòng trái; 2. Ở Bắc Bán Cầu các dòng sông có bờ phải bị xói mòn nhiều hơn (tương ứng, ở Bán Cầu Nam – bờ trái); 3. Ở Bắc Bán Cầu, các xoáy nước xoáy của gió cuồng phong, lốc xoáy hầu như đều xoay theo chiều kim đồng hồ (ở Nam Bán Cầu thì ngược lại). - Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lêch hướng. + Ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động lệch về bên phải. + Ở nửa cầu Nam, vật chuyển động lệch về bên trái. 3. Củng cố: VĂN – ĐỊA K32 8 Nguyễn Thị Hoài Thu Hình thức: thảo luận, giơ bảng. Chia lớp thành 4 nhóm theo tổ, mỗi câu 30 giây PHIẾU HỌC TẬP Bài tập 1 : Xác định hướng tự quay quanh trục của trái đất trên hình 19 a. Từ Tây sang Đông. b. Từ Đông sang Tây. Đáp án: a Bài tập 2: Khu vực giờ gốc là 6h, lúc này ở New York là mấy giờ? Biết New York (Mỹ) thuộc khu vực giờ thứ 19, phía Tây cách khu vực giờ gốc 5 khu vực giờ. a. 5 giờ. b. 1 giờ. c. 19 giờ. d. Tất cả đều sai. Đáp án: b Bài tập 3: Điền vào chỗ trống những cụm từ thích hợp để có câu đúng: a. Do Trái đất quay quanh trục từ ____________ nên khắp mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ___________. b. Các vật chuyển động trên bề mặt Trái đất bị __________ . Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động, thì ở nữa cầu Bắc sẽ lệch về bên ______, còn ở nửa cầu Nam lệch về bên ______ . Đáp án: Tây sang Đông ngày, đêm lệch hướng phải trái 4. Hướng dẫn về nhà: a. Làm câu hỏi 1, 2 (SGK). b. Chuẩn bị câu hỏi: - Tại sao có các mùa cuân, hạ, thu, đông? - Tại sao lại có hai mùa nóng, lạnh trái ngược nhau ở hai nửa cầu? VĂN – ĐỊA K32 9 . 9 Bài 7 SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết được sự chuyển động tự quay quanh. đêm. II. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất: 1. Hiện tượng ngày và đêm: - Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. +

Ngày đăng: 23/06/2013, 01:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- GV cho HS quan sát hình 19 trong SGK và cho biết: - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
cho HS quan sát hình 19 trong SGK và cho biết: (Trang 2)
- HS trả lời và lên bảng thể hiện hướng quay trên quả địa cầu. - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
tr ả lời và lên bảng thể hiện hướng quay trên quả địa cầu (Trang 3)
- GV cho HS quan sát hình 20 và trả lời câu hỏi: - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
cho HS quan sát hình 20 và trả lời câu hỏi: (Trang 4)
&lt;?&gt; Hình 20 cho biết khi ở khu vực giờ gốc là 12h  thì ở nước ta là mấy  giờ?  Ở Bắc  Kinh, ở New York là mấy giờ? - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
lt ;?&gt; Hình 20 cho biết khi ở khu vực giờ gốc là 12h thì ở nước ta là mấy giờ? Ở Bắc Kinh, ở New York là mấy giờ? (Trang 5)
- GV chốt: Do Trái Đất hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa cầu. Nửa  được chiếu sáng là ngày, nửa không được  chiếu sáng là đêm - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
ch ốt: Do Trái Đất hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa cầu. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm (Trang 6)
- HS quan sát hình 22. - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
quan sát hình 22 (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w