1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài dự thi tìm hiểu 70 lực lượng vũ trang tỉnh ninh bình

17 932 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

TRẢ LỜI: - Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, quyết định của Chính phủ và thông tư của Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam, ngày 01 tháng 4 năm l947, Ủy b

Trang 1

Bài dự thi CUỘC THI TÌM HIỂU 70 NĂM LLVT TỈNH NINH BÌNH

–––––––––

Câu 1 Đ/c cho biết Tỉnh đội dân quân Ninh Bình (nay là Bộ CHQS tỉnh) được thành lập ngày tháng năm nào? Ở đâu? Ai làm Tỉnh đội trưởng, Chính trị viên đầu tiên? Tổ chức, biên chế như thế nào? Chi bộ đầu tiên của Tỉnh đội dân quân Ninh Bình có bao nhiêu đảng viên?

TRẢ LỜI:

- Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, quyết định của Chính phủ và thông tư của Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam, ngày

01 tháng 4 năm l947, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Ninh Bình quyết định thành lập Tỉnh đội dân quân Ninh Bình Lễ thành lập Tỉnh đội dân quân Ninh Bình

được tổ chức tại thôn Khê Đầu Thượng, xã Ninh Xuân, huyện Gia Khánh (nay là huyện Hoa Lư) Đồng chí Lương Nhân được cử giữ chức Tỉnh đội trưởng, đồng chí Đinh Văn San giữ cương vị Chính trị viên

- Hệ thống tổ chức cơ quan của Tỉnh đội dân quân ban đầu có tổ văn thư, tổ quân sự, cuối năm 1947 thành lập thêm tổ chính trị, đầu năm 1948 các cơ quan thuộc Tỉnh đội được kiện toàn có Ban Quân vụ, Ban Chính trị, Ban Cung cấp và các bộ phận, đơn vị bộ đội địa phương trực thuộc

- Cùng với việc thành lập Tỉnh đội dân quân, Tỉnh ủy Ninh Bình quyết định

thành lập Chi bộ Tỉnh đội Ninh Bình, chỉ định đồng chí Đinh Văn San - Chính trị

viên Tỉnh đội giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Lương Nhân - Tỉnh đội trưởng giữ chức Phó Bí thư Chi bộ Chi bộ Tỉnh đội Ninh Bình lúc này có 7 đảng viên

- Sau khi thành lập Tỉnh đội dân quân, từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1947, các huyện đội, xã đội dân quân thuộc các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Gia Khánh, Yên Khánh và Yên Mô được thành lập Riêng ở thị xã Ninh Bình, Ban quân sự thị xã và Khu tự vệ các khu phố đã ra đời ngay sau khi mở đầu toàn quốc kháng chiến Ở

Trang 2

huyện Kim Sơn, do tình hình chính trị phức tạp nên đến tháng 3 năm 1948, huyện đội

và các xã đội mới được thành lập

Sau khi các huyện đội được thành lập, ở mỗi huyện đội có 1 chi bộ trực thuộc liên chi bộ cơ quan huyện ủy Như vậy, cơ quan quân sự địa phương các cấp đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, bảo đảm cho lực lượng vũ trang nâng cao khả năng chiến đấu chống địch, bảo vệ cơ quan Đảng, chính quyền và nhân dân

Câu 2 Đ/c hãy kể tên, ngày tháng năm, khái quát diễn biến và kết quả các trận đánh, chiến dịch tiêu biểu của LLVT tỉnh Ninh Bình cùng tham gia trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ?

TRẢ LỜI:

I Trong kháng chiến chống Pháp.

1 Lực lượng vũ trang tham gia Chiến dịch Quang Trung.

Thời gian: từ 28/5/1951 đến 20/6/1951

Khái quát chiến dịch:

- Sau thất bại ở biên giới năm 1950, quân Pháp ráo riết tập trung xây dựng các lực lượng cơ động chiến lược và xây dựng phòng tuyến bao quanh đồng bằng Bắc

Bộ, củng cố thế phòng ngự, đồng thời chuẩn bị tiến hành phản công để giành lại quyền chủ động trên chiến trường Trên địa bàn Ninh Bình, quân Pháp tiến hành lập phòng tuyến boong- ketheo trục đường số 1 và đường số 10, có cứ điểm trung tâm ở thị xã Ninh Bình; lập “Vành đai trắng” hai bên đường 10 từ thị xã Ninh Bình đi Phát Diệm Về chính trị, chúng sáp nhập “Khu tự trị Phát Diệm” vào Bắc phần, thành lập

“Tỉnh Phát Diệm”, chỉ định tỉnh trưởng, tỉnh phó, trưởng ty công an và trưởng quận công an ngụy; tuyển lính bảo chính đoàn

- Về phía ta, ngày 20 tháng 4 năm 195l, tại căn cứ địa Việt Bắc, Bộ Chính trị họp quyết định mở Chiến dịch Quang Trung (Chiến dịch Hà - Nam - Ninh) trên địa bàn 3 tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định, hướng chính là Ninh Bình, để tiếp tục thực hiện kế hoạch tác chiến ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ Mục đích của chiến

Trang 3

dịch nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của địch, phá khối ngụy quân, ngụy quyền, tạo điều kiện phục hồi cơ sở, phát triển chiến tranh du kích, bảo vệ tính mạng, tài sản và mùa màng của nhân dân, giành lại vùng đông dân ở đồng bằng Bắc

Bộ Lực lượng tham gia chiến dịch gồm có các Đại đoàn 308, 304, 320 và quân, dân các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định

- Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Ninh Bình và Bộ Tư lệnh Liên khu 3, Liên chi ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm

vụ cho cơ quan quân sự các huyện, các đơn vị bộ đội địa phương tham gia mọi hoạt động cùng nhân dân chuẩn bị chiến trường và hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ tác chiến chiến dịch được phân công

- Đêm 28 rạng ngày 29 tháng 5 năm 1951, chiến dịch mở màn Đại đoàn 308 được quân và dân địa phương dẫn đường bí mật, bất ngờ công kích vào các vị trí của địch ở thị xã Ninh Bình Đại đoàn 304 nổ súng tấn công đánh địch trên tuyến đường

10, đường 59 ở phía Nam tỉnh Ninh Bình

- Từ ngày 29 tháng 5 đến ngày 06 tháng 6 năm 1951, liên tục tiến công địch, các đơn vị chủ lực của Bộ, Liên khu và lực lượng vũ trang tỉnh đã tiêu diệt nhiều vị trí địch, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch và thu nhiều vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của địch; quân ta giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa cả về quân

sự, chính trị

- Ngày 06 tháng 6 năm 1951, nhiệm vụ cơ bản của chiến dịch hoàn thành, đại bộ phận bộ đội chủ lực rút ra ngoài, mỗi đại đoàn để lại địa bàn Ninh Bình 1 trung đoàn cùng lực lượng vũ trang địa phương củng cố vùng mới giải phóng, tuyên truyền phát huy thắng lợi của chiến dịch, phát triển chiến tranh du kích, bảo vệ mùa màng, cùng nhân dân thu hoạch lúa chiêm, chống giặc càn quét cướp phá Theo đó, Trung đoàn

36 (Đại đoàn 308) ở lại huyện Gia Khánh và Trung đoàn 9 (Đại đoàn 304) ở lại vùng

Bồ Xuyên, Trinh Nữ, Bồ Vi, huyện Yên Mô hoạt động

- Ngày 07 tháng 6 năm 1951, lực lượng dân quân, du kích và bộ đội Tiểu đoàn

89 Trung đoàn 36/ Đại đoàn 308 cơ động đánh địch ở gần núi Cánh Diều, xóa sổ 1 đại đội địch từ thị xã Ninh Bình càn quét làng Yên Phúc Thượng Từ ngày 07 đến 14 tháng 6 năm 1951, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp bộ đội Trung đoàn 9 (Đại

Trang 4

đoàn 304) liên tục chặn đánh thắng 3 cuộc hành quân sục sạo của địch vào các làng bên đường 59, tiêu diệt 50 tên vệ sĩ và 62 tên Âu - Phi ở Bồ Vi, huyện Yên Mô

- Ngày 16 tháng 6 năm 1951, Đại đội 195 bộ đội địa phương tỉnh cùng du kích

xã Trưng Nhị (nay là xã Yên Lộc huyện Kim Sơn) phục kích đánh địch ở Cầu Gỗ, xã Yên Bình (Tam Điệp), tiêu diệt 2 tên, bắt sống 22 tên, thu 22 súng, 1 máy dò mìn và

1 máy vô tuyến điện Cùng ngày, Đại đội 195 tổ chức phục kích 1 tiểu đoàn lính Âu -Phi, tiêu diệt 90 tên địch, bắt sống 20 tên, thu trên 10 khẩu súng và nhiều quân trang, quân dụng, buộc quân địch rút chạy Phát huy thắng lợi, ngay tối hôm đó, Đại đội 195

tổ chức trận cường tập, san phẳng vị trí bốt Tuy Lộc Hạ

- Tối ngày 16 tháng 6 năm 1951, Đại đội 29 xuất quân đánh vị trí Cầu Xanh (Yên Khánh) dưới sự chỉ huy của Chính trị viên Mậu và Đại đội phó Thúy, triển khai đội hình bao vây, nổ súng công đồn, làm chủ hoàn toàn trận địa, bắt sống 57 tên, có 1 sĩ quan Pháp, thu toàn bộ vũ khí

- Ngày 20 tháng 6 năm 1951, chiến dịch Quang Trung kết thúc, bộ đội chủ lực thuộc Trung đoàn 9 (Đại đoàn 304) và Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) được lệnh rút vào Thanh Hóa

Sau hơn 20 ngày đêm chiến đấu và phục vụ Chiến dịch Quang Trung, quân và dân Ninh Bình cùng bộ đội Đại đoàn 308, Đại đoàn 304 tiến công tiêu diệt, tiêu hao, bức rút, bức hàng 25 vị trí địch; phá vỡ phòng tuyến sông Vạc, chọc thủng phòng tuyến đường 59 và dồn chúng vào bên trong đường 10; tiêu diệt và bắt sống 1.400 tên, thu 706 khẩu súng và 11 vô tuyến điện, đánh chìm 1 tàu chiến, 1 ca-nô, bắn trọng thương 2 ca-nô khác, phá hủy 8 xe lội nước; giải phóng hoàn toàn 4 xã thuộc huyện Yên Mô, Yên Khánh; tạo điều kiện mở khu du kích liên hoàn Khánh Trung - Khánh Thiện

Chiến dịch Quang Trung là chiến dịch lớn đầu tiên ở Đồng bằng Bắc bộ Chiến dịch thực hiện được cả yêu cầu về quân sự và chính trị như ý định của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Hồ Chủ tịch ngay từ khi quyết định mở mặt trận Hà - Nam - Ninh

2 Chiến thắng Tây Nam Ninh Bình

Thời gian: từ 15/10/1953 đến 06/11/1953

Trang 5

Khái quát chiến dịch:

- Bước vào Đông Xuân 1953 - 1954, Na-va tập trung gần 50% tổng số lực lượng

và hơn 90% lực lượng cơ động trên toàn chiến trường Đông Dương ra Bắc Bộ, nhằm

mở cuộc tấn công chiến lược giành thắng lợi quân sự, gây sức ép, buộc ta phải nhận đàm phán theo những điều kiện do chúng đặt ra

- Trước tình hình trên, Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh chỉ thị cho Tỉnh ủy Ninh Bình, chỉ đạo quân và dân đề phòng địch đánh ra Nho Quan, tích cực, chủ động chuẩn bị mọi mặt để chiến đấu thắng lợi

- Tháng 10 năm 1953, Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình họp đề ra chủ trương lãnh đạo chống phá các cuộc hành binh càn quét của địch

- Ngày 15 tháng 10 năm 1953, quân Pháp mở cuộc hành binh mang tên Mu-ét (Hải Âu) đánh vào Tây Nam Ninh Bình theo hai hướng Hướng chính: từ đường số 1, các binh đoàn cơ động 1, 2, 3, 7 và trung đoàn cơ động ngụy sục vào đường 59, chiếm Rịa và nhiều điểm cao ven đường, làm bàn đạp tiến công vào Nho Quan Ở Hướng phụ, binh đoàn cơ động số 4 cùng các tiểu đoàn xe lội nước và một đội thủy quân lục chiến giăng ra uy hiếp khu vực cầu Gián Khẩu, Hoàng Đan dọc sông Đáy, ngăn chặn lực lượng ta tiến vào sau lưng chúng

- Về phía ta: Theo kế hoạch đã được thống nhất, Đại đội 198 đảm nhiệm tác chiến ở Yên Mô, Yên Khánh; Đại đội 29 ở Gia Viễn và Đại đội 195 ở Quỳnh Lưu, Nho Quan Mỗi huyện có 4 trung đội phân tán đánh địch ở khu vực do huyện đảm nhiệm Đại đoàn 320 (gồm các trung đoàn 48, 64, 52) được Bộ Tổng tư lệnh và Bộ

Tư lệnh Liên khu giao trọng trách đánh địch trên hướng chính thuộc khu vực Tây Nam tỉnh trên trục đường 59

*Trên hướng đường 59:

- Đêm 18 tháng 10 năm 1953, Trung đoàn 64 tổ chức 2 trận tập kích quân địch ở Đồi 94 (còn gọi là Đồi Rào) nằm bên trái đường 59 từ Ghềnh đi Nho Quan, cách Rịa 5km về phía Đông Nam, tiêu diệt hoàn toàn 4 đại đội Âu - Phi thuộc binh đoàn cơ động số 1

- Ngày 22 tháng 10 năm 1953, địch mở đợt tiến công từ Rịa lên Nho Quan theo

3 mũi: Mũi chính tiến theo đường 59 gồm 2 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh

Trang 6

và 1 tiểu đoàn cơ giới Hai mũi yểm hộ cho mũi chính là: ở sườn Đông 1 tiểu đoàn, ở sườn Tây 2 tiểu đoàn

- Trung đoàn 52, 64 và dân quân du kích Nho Quan phân tán thành từng tổ đánh bằng bắn tỉa làm nhiều tên chết và bị thương làm chậm bước tiến quân của địch

Ngày 24 tháng 10 năm 1953, địch từ Rịa thọc vào đoạn đường rừng Phủ Đồi -Trại Ngọc, nơi có Đại đội 46, Tiểu đoàn Đống Đa, Trung đoàn 48 đứng chân đã bày sẵn trận phục kích, đợi địch lọt vào các chiến sĩ Đại đội 46 xung phong chia cắt, tiêu diệt từng toán bộ binh, xe tăng, xe bọc thép, tiêu diệt gần 200 tên, phá hủy, phá hỏng

5 xe tăng, 2 xe bọc thép, 4 xe cam-nhông và 1 xe jeep của chúng

- Ngày 25 tháng 10 năm 1953, lực lượng địch gồm binh đoàn cơ động số 2, 4 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn xe bọc thép, từ Ghềnh tiến sâu vào lùng sục khu vực Bỉm Sơn - Quý Hương (Thanh Hóa) rồi rút gần hết, để lại 2 tiểu đoàn quen đánh rừng núi đánh sang khu vực Sòng Cạn - Dốc Giang (Nho Quan) Nắm chắc bước tiến quân của địch, bộ đội Tiểu đoàn Tiên Yên và Tiểu đoàn 706, Trung đoàn 48 vận động đánh địch tiêu diệt và bắt sống 500 tên; bộ đội phòng không của Đại đoàn 320 bắn rơi 1 máy bay khu trục của địch ở Trại Ngọc

- Ngày 03 tháng 11 năm 1953, Trung đoàn 52 và du kích địa phương đánh địch

ở Mống Lá thuộc xã Yên Quang, huyện Nho Quan Diệt gọn 2 đại đội và đánh tan 1 đại đội khác

*Trên hướng đường 12

- Ngày 15/10/1953, một Trung đội thuộc Đại đội 29, Tiểu đoàn 61 bộ đội tỉnh phối hợp với du kích xã Gia Tân bám đánh 3 tiểu đoàn địch suốt một ngày ở Thôn Sào Long, diệt 65 tên

- Ngày 29 tháng 10 năm 1953, 2 tiểu đoàn cơ động địch cùng 40 xe lội nước, có máy bay, đại bác yểm hộ, tiến công vào làng Địch Lộng, xã Gia Trấn (huyện Gia Viễn) Bộ đội huyện và du kích địa phương phối hợp đánh địch quyết liệt, tiêu diệt 58 tên, làm bị thương 20 tên khác Buộc địch phải rút lui

Trang 7

Bị tổn thất nặng nề, ngày 06 tháng 11 năm 1953, tướng Cô-Nhi, Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Bộ buộc phải hạ lệnh cho các binh đoàn cơ động rút nhanh

ra khỏi khu vực Rịa, chấm dứt cuộc hành binh Mu-ét (Hải Âu)

Trải qua 23 ngày đêm, từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 06 tháng 11 năm 1953, quân và dân Ninh Bình vừa phục vụ bộ đội chủ lực tác chiến, vừa phối hợp, hiệp đồng chiến đấu với bộ đội Đại đoàn 320, liên tục chặn đánh và phản công địch, góp phần tiêu diệt hơn 4.000 tên địch, phá tan cuộc hành binh Mu-ét của địch Riêng các lực lượng vũ trang tỉnh tiêu diệt và bắt 780 tên, trong đó có 1 tên quan Tư, 2 tên quan

Ba, 1 tên quan Một và tên Tiểu đoàn trưởng ngụy địa phương quân, thu 55 khẩu súng, phá hủy 13 xe quân sự các loại Trong chiến dịch phản công lịch sử này, nhiều địa danh ghi đậm chiến công vang dội của quân và dân Ninh Bình, như Đồi Rào (Đồi 94), Trại Ngọc, Dốc Giang, Sòng Cạn, Mống Lá, Hang Soi

II Trong kháng chiến chống Mỹ

Trận đánh cơ động phục kích của dân quân Kim Đài (Kim Sơn).

Thời gian: ngày 04/7/1972

Khái quát trận đánh:

- Cuối tháng 6 năm 1972, dân quân Kim Đài chia thành 2 bộ phận: một bộ phận

do Bí thư chi bộ kiêm Chính trị viên Nguyễn Thị Hợi chỉ huy sản xuất và chiến đấu tại chỗ; một bộ phận do Trung đội trưởng Trần Mạnh Thùy chỉ huy cơ động bằng thuyền ra biển đón đánh máy bay địch

- Phương án diệt máy bay địch của dân quân Kim Đài tuy có phần mạo hiểm bởi

tác chiến trong thế “đơn thương, độc mã”, xa đất liền, tiếp tế hậu cần khó khăn,

nhưng thể hiện tinh thần tích cực tiến công địch và có nhiều khả năng chắc thắng nên được Ban CHQS huyện Kim Sơn chấp thuận

- Ngày 29 tháng 6 năm 1972, Trung đội dân quân Kim Đài tổ chức tiễn đưa bộ phận cơ động gồm 12 cán bộ, chiến sĩ mang theo 3 khẩu 12,7 ly lên thuyền ra một cồn cát nhỏ ngoài biển Đông bố trí trận địa, phục kích bắn máy bay Mỹ từ Hạm đội 7 vào

Để khắc phục khó khăn, gian khổ chiến đấu trong điều kiện trận địa lúc nổi (khi nước biển xuống), lúc chìm (khi nước triều dâng), súng 12,7 ly đặt trên cát lúc cồn nổi và

Trang 8

trên thuyền lúc cồn chìm rất khó đứng vững, các chiến sĩ phải vào bờ lấy tre ra đóng cọc buộc chân súng, lấy cây sú vẹt ra trải trên cát thành hình vòng tròn để chống lầy

- Kiên trì phục kích ở giữa biển khơi 5 ngày liền, sang ngày thứ 6 (ngày 04/7/1972), lúc 9 giờ 10 phút, nhiều tốp máy bay Mỹ xuất hiện theo hướng Đông Nam - Tây Bắc 35 phút sau chúng hoảng hốt lao thục mạng ra biển Bám chắc mục tiêu, những nòng súng căm thù của Mùi, Phúc, Chương, khóa chặt chúng trong tầm

ngắm Khẩu lệnh “Bắn chiếc F4 đi cuối cùng, bắn!” vang lên, lập tức những đường

đạn căng của chiến sĩ Kim Đài vút lên lao thẳng vào chiếc F4 Bị trúng đạn, chiếc F4 mất thăng bằng, chòng chành và bốc cháy Đây là chiếc máy bay phản lực thứ 4 bị dân quân Kim Đài bắn rơi

Câu 3 Những thành tích tiêu biểu của quân và dân tỉnh Ninh Bình trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc? Những bài học kinh nghiệm được rút ra qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT tỉnh Ninh Bình là gì?

TRẢ LỜI:

1 Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ.

* Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, LLVT Ninh Bình đã tham gia chiến đấu trên 3.283 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 11.743 tên địch, gọi ra hàng 506 lính Âu - Phi và 7.046 lính ngụy, bắt 2.537 tên, thu 2.353 súng các loại, 32

xe quân sự và phá hủy 300 xe cơ giới Đã huy động 129.828 lượt dân công phục vụ chiến dịch

Trong quá trình chiến đấu và phục vụ chiến đấu, quân và dân Ninh Bình được Quốc hội, Chính phủ tặng thưởng 11.677 Huân, Huy chương các loại và 3.426 Bằng khen, riêng các lực lượng vũ trang địa phương được thưởng 65 Huân chương Quân công, Chiến công, 1.446 Huân, Huy chương Chiến thắng, có 1 chiến sĩ thi đua toàn quân, 43 chiến sĩ thi đua liên khu và tỉnh

* Trong kháng chiến chống Mỹ

Trang 9

Trong chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, LLVT tỉnh

bắn rơi 90 máy bay, tiêu diệt và bắt sống 5 giặc lái (bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 2.700 trên miền Bắc) Dân quân xã Thượng Kiệm bắn rơi 2 chiếc; Trung đội dân

quân Kim Đài bắn rơi 5 chiếc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT

nhân dân Thực hiện 39 đợt tuyển quân, đã có 59.785 thanh niên nhập ngũ (gấp 5 lần

so với thời kỳ chống Pháp).

Trong quá trình chiến đấu và phục vụ chiến đấu, quân và dân Ninh Bình được Quốc hội, Chính phủ tặng thưởng 134 Huân chương các loại về thành tích tuyển quân, chi viện phục vụ tiền tuyến; 26.000 Huân chương Chiến công, 35.000 Huân chương Giải phóng, 38.158 Huân chương Kháng chiến và 17.390 Huy chương Kháng chiến, 5.554 Bằng khen của Chính phủ; 431 Huân chương Độc lập; Chính Phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3; tỉnh Ninh Bình tặng thưởng nhiều Cờ thi đua, Bằng, Giấy khen khác

2 Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, lực lượng vũ trang Ninh Bình phát huy truyền thống vẻ vang, được củng cố xây dựng và trưởng thành về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống, tiếp tục có những đóng góp tích cực trong thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, phát huy tốt vai trò làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, phối hợp triển khai có hiệu quả nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện ngày càng vững chắc Chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh không ngừng nâng lên, thực

sự là lực lượng nòng cốt xung kích trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, bảo vệ Tổ quốc, phòng chống thiên tai, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, luôn xứng đáng với sự yêu mến của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương

Trang 10

Với thành tích đó, đã có trên 1.300 tập thể và trên 4.000 lượt cán bộ, chiến sỹ được các cấp khen thưởng

- Năm 2005 Đảng bộ quân sự tỉnh được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình

tặng cờ “Đảng bộ 5 năm liền đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu 2001 - 2005”;

- Năm 2010 và 2015 Đảng bộ quân sự tỉnh được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

Ninh Bình tặng cờ “Đảng bộ đạt thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ 2005 - 2010 và

2010 - 2015”.

- Năm 1997 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba

- Năm 2006 được Nhà nước tặng thưởng Huân Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì

- Năm 2011 được Nhà nước tặng thưởng Huân Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

- Năm 2014 được Bộ Quốc phòng tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc

Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 3; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình, LLVT tỉnh đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp giải phóng

dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, hun đúc nên truyền thống: “Đoàn kết, chủ

động, sáng tạo, kiên cường, quyết thắng” của LLVT tỉnh Với những chiến công và

thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân và LLVT tỉnh Ninh Bình đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh

hiệu cao quý “Anh hùng LLVT nhân dân”; 70 tập thể, 19 cá nhân được phong tặng

danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”; 1.187 “Mẹ Việt Nam Anh hùng”.1192

3 Những bài học kinh nghiệm được rút ra

Một là, thường xuyên quán triệt nắm vững và thực hiện nghiêm túc đường lối

chính trị, quân sự của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, bám sát nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh, vận dụng khoa học, linh hoạt và sáng tạo, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đúng đắn, kịp thời và đạt hiệu quả cao

Hai là, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị

trên địa bàn, gắn bó chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, xây

Ngày đăng: 23/12/2016, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w