BÀI THỰC HÀNH SỐ 4: SỰ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO I. Nguyên vật liệu,dụng cụ Tiêu bản cố định nguyên phân ở rễ hành và tiêu bản cố định giảm phân ở hoa hành ta. Củ hành ta , hoa hành , châu chấu đực. Nước cất, cồn 70’ , NaCl 1N, cồn tuyệt đối , dung dịch cố định Carrnoy ( 3 cồn : 1 axit acetic ) , thuốc nhuột Shiff ( 97,5 ml H2O ; 2,5 ml dung dịch HCL đậm đặc ; 0,5g Fuchsin basic ( Fuchsin bazo ) ; 1,5g K2S2O5 Kính hiển vi , lam kính , lamen , đĩa đồng hồ ,kim mũi mác , panh kẹp, hộp diêm, dao lam , giấy thấm , kéo. II. Tiến hành thí nghiệm 2.1 Quan sát nguyên phân ở tế bào rễ hành Bước 1: Lấy rễ ra khỏi cồn 70%, rửa rễ bằng nước cất 3 lần. Bước 2: Thủy phân rễ trong HCL 1N ở 60 độ trong 5> 10p Bước 3: Rửa lại mẫu bằng nước cất. Bước 4: Nhuộm mẫu bằng thuốc nhuộm Shiff trong 15p. Bước 5: Sau khi đã chuẩn bị được mẫu vật đã nhuộm, chúng ta tiến hành làm tiêu bản nén như sau: • Dùng panh gắp rễ hành lên lam kính, dùng dao lam cắt lấy môt khoảng mô phân sinh ( là phần bắt màu đậm dài khoảng 12 mm ở đầu mút rễ ). Nhỏ một giọt thuốc nhuộm lên mẫu vật. • Phủ một lamen sạch lên mẫu vật một cách nhẹ nhàng để tránh xuất hiện bọt khí. • Đặt lên lam kính một tờ giấy thấm , gấp đôi lại.Dùng ngón tay giữa và ngón tay trỏ của bàn tay trái chặt nửa phần giấy thấm trê lamen dể cố định lamen , tay phải dùng đầu que diêm gõ đều , đứt khoát và thẳng góc lên tiêu bản nơi có các mẫu . • Dùng ngón tay cái của bàn tay phải ép thẳng góc lên tiêu bản qua tờ giấy để dàn đều các tế bào. • Tiến hành quan sát trên kính hiển vi ở vật kính 10x, rồi chuyển lên vật kính 40x.
Trang 1Bộ phận ngưng tụ ánh sáng Bộ phận điều chỉnh ánh sáng
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: TẾ BÀO HỌC
I Kính hiển vi và cách làm tiêu bản hiển vi quan sát hình dạng tế bào
a Kính hiển vi quang học (Light microscope) là một loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng
nhìn thấy để quan sát hình ảnh các vạt thể nhỏ được phóng đại nhờ một hệ thống thấu kính.
* Cấu tạo
Đế kính (chân kính) : thường nặng, phía dưới to và phẳng giữ cho kính đứng vững.
Trên kính có thể có gắn gương hoặc đèn điện để lấy ánh sáng
Thân kính : Được cấu tạo chắc chắn, gắn trên đế kính, có vai trò giá đỡ của nhiều bộ
phận của kính hiển vi.
Ống kính : gồm đoạn khuỷu và đoạn ống thẳng mang thị kính Bên trong đoạn ống
khuỷu có lăng kính làm cho hướng đi của chùm tia sáng lệch đi 45 0 so với phương thẳng đứng Nhờ vậy, chúng ta có thể dễ dàng quan sát trên kính hiển vi Có kính hiển vi có một ống kính thường gọi là kính hiển vi một mắt, nếu có hai ống kính gọi là kính hiển vi hai mắt.
Mâm kính (bàn đặt tiêu bản) : thường hình vuông, ở giữa có một lỗ thủng tròn hoặc
hình bầu dục để ánh sáng đi qua lên mẫu vật được đặt trong tiêu bản (đặt trên mâm kính) Trên mâm kính có thể có kẹp giữ mẫu hoặc bàn xa di mẫu (kẹp + thước) có tác dụng
di chuyển và giữ mẫu vật đặt trên bàn phẳng ở vị trí thích hợp để quan sát.
Trang 2Bàn xoay : Dùng để lắp các vật kính với những độ phóng đại khác nhau Nhờ bàn
xoay ta có thể dễ dàng thay đổi vật kính khi cần thay đổi độ phóng đại của hình ảnh cần quan sát.
Ốc chuyển lớn : được gắn hai bên thân kính, dùng để tìm hình ảnh của mẫu vật
Ốc chuyển nhỏ (ốc vi cấp) : có thể gắn ngay phía ngoài ốc chuyển lớn hoặc nằm riêng,
dùng để vi chỉnh - tìm hình ảnh của vật rõ nét nhất.
Gương : gắn ở chân kính, để lấy ánh sáng Gương thường có một mặt lõm và một mặt
phẳng, có thể quay về mọi hướng để lấy ánh sáng Gương có thể được thay thế bằng một đèn hiển vi chuyên dụng
Bộ tụ quang : thường được gắn phía dưới mâm kính Tụ quang thường cấu tạo từ một
hệ thống các thấu kính ghép lại, có nhiệm vụ tập trung ánh sáng phản chiếu từ gương để chiếu lên tiêu bản đặt trên mâm kính Trên tụ quang có một cần gạt có tác dụng mở rộng hay đóng bớt tụ quang nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng Chúng có thể được nâng lên hoặc hạ xuống nhờ ốc điều chỉnh Thường tụ quang được nâng lên ở mức cao nhất Khi ánh sáng chói quá mới hạ tụ quang xuống.
Vật kính : được gắn trên bàn xoay Độ phóng đại của vật kính thường được ghi ngay
trên thân vật kính, ngoài ra người ta còn dùng những vạch màu để ta dễ dàng nhận biết.
Độ phóng đại x4 vật kính thường có vạch màu đỏ, x10 có vạch màu vàng, x40 có vạch màu xanh, còn vạch màu trắng có trên vật kính x90 hoặc x100 Vật kính x90 hoặc x100 được gọi là vật kính dầu, khi dùng ta phải nhỏ dầu soi kính để tăng độ chiết quang Các vật kính nhỏ khi dùng không cần sử dụng dầu soi kính gọi là vật kính thô
Thị kính : được lắp trên ống kính, bên trong có hai thấu kính đặt cách nhau một
khoảng không đổi Trên thân thị kính có ghi độ phóng đại của chúng Độ phóng đại phổ biến trên thị kính: x10, x15, x16.
Độ phóng đại của hình ảnh quan sát được trong kính hiển vi được tính bằng độ phóng đại của thị kính nhân với độ phóng đại của vật kính VD: sử dụng vật kính x10, thị kính x10 ta thu được hình ảnh của vật có độ phóng đại 100 lần.
b Phương pháp sử dụng kính hiển vi
Thực hiện lần lượt theo các bước sau :
- Đặt kính hiển vi vào nơi bằng phẳng, chắc chắn, cách mép bàn tối thiểu 5cm, thuận lợi để lấy ánh sáng Để kính hơi lệch về bên trái, bên phải là nơi đặt vở để vẽ, trước mặt đặt dụng cụ, bút, mẫu vật,…
Trang 3- Nhẹ nhàng xoay bàn xoay đưa vật kính x10 vào vị trí thẳng đứng khi nghe có tiếng
‘tách’ thì dựng lại (vật kính đã vào đúng vị trí quan sát).
Nếu kính hiển vi hai mắt thì dùng cả 2 mắt nhìn vào thị kính, điều chỉnh để hai thị kính vừa với khoảng cách giữa 2 mắt Nếu kính hiển vi một mắt ta dùng mắt trái nhìn vào thị kính, cần tập thói quen không nheo mắt hoặc bịt mắt còn lại, cố gắng mở cả hai mắt
nhìn bình thường Tay đồng thời xoay gương về phía nguồn sáng cho tới khi trong hiển
vi trường xuất hiện một đĩa sáng đồng đều tại mọi điểm Khi ánh sáng đủ ta dùng gương
phẳng, ánh sáng yếu dùng gương lõm để lấy ánh sáng Chỉ cầm vào cạnh gương để điều chỉnh Sau khi đã chỉnh được ánh sáng lưu ý không di chuyển vị trí của kính nữa.
- Đặt tiêu bản lên mâm kính, điều chỉnh sao cho mẫu quan sát vào vùng giữa của trường quan sát.
- Mắt nhìn nghiêng tay điều chỉnh ốc chuyển lớn, nâng bàn phẳng mang tiêu bản dần đến khi mặt trên của tiêu bản cách mặt dưới của vật kính khoảng 3-5cm thì dừng lại.
- Nhìn vào thị kính, tay đồng thời điều chỉnh ốc chuyển lớn hạ dần bàn phẳng xuống cho tới khi nhìn rõ hình ảnh.
- Quan sát đồng thời vi chỉnh bằng ốc vi cấp trong phạm vi 1 vòng quanh vị trí, chỉnh
tụ quang tìm đến khi thấy hình ảnh của vật đẹp nhất Điều chỉnh tiêu bản trên mâm kính
để quan sát toàn bộ mẫu vật, tìm vị trí đẹp nhất để quan sát và vẽ hình.
c Nguyên tắc bảo quản kính hiển vi
- Luôn đặt kính tại vị trí chăc chắn, bằng phẳng, tránh vướng đổ.
- Tuyệt đối không tự ý tháo lắp, lau chùi kính.
- Khi di chuyển kính: kiểm tra toàn bộ hệ thống ốc xoáy trước khi di chuyển kính, tay phải cầm thân kính, tay trái đỡ phía dưới chân kính, kính luôn được đi chuyển trong tư thế thẳng.
- Khi dùng xong phải đưa kính về tư thế bảo quản: lấy tiêu bản ra khỏi kính, dùng giấy lau lau sạch nước thừa hoặc hóa chất trên mâm kính (nếu có), đặt kính vào đúng vị trí quy định trong phòng, xoay lệch vật kính khỏi vị trí thẳng đứng Hạ thấp vật kính và mâm kính xuống, dựng gương thẳng lên, úp chuông thủy tinh hoặc trùm túi nilon lên kính
II Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệ m 1: Quan sát hình thái của một số vi khuẩn
Trang 4- Làm vết bôi : nhỏ 1 giọt dịch huyền phù vi khuẩn cho lên lam kính , làm khôtrong không khí hoặc hơ nhanh vết bôi trên ngọn lửa đèn cồn 2-3 lần để gắn chặt vi khuẩn vào phiến kính.
- Nhỏ 1 giọt Fusin lên vết bôi trong 2-3 phút -> đậy lamen lại và quan sát trên kính hiển vi ở vật kính 10x, 40x và 100x ( có dầu kính )
Nhận xét: Các tế bào vi khuẩn rất nhỏ , hình bầu dục, xếp gần như xít nhau Thí nghiệm 2: Quan sát hình thái một số động vật nguyên sinh
- Dùng pipet hút một giọt nước trong bình nuôi ĐVNS cho lên lam kính
- Dàn đều giọt nước -> đậy lamen lại -> đưa lên kính hiển vi quan sát ở vật kính 10x, 40x
- Khi quan sát được trùng có thể làm lại tiêu bản khác có thêm lớp bông rất mỏng trước khi đặt lamen lên để hạn chế sự di chuyển của chúng
Nhật xét: ĐVNS quan sát được là trùng đế giày có hình dạng giống chiếc đế
giày , màu vàng ánh,kích thước nhỏ.Di chuyển nhanh trong môi trường, quan sát thấy có rãnh miệng,2 không bào co bóp, không bào tiêu hóa
Thí nghiệm 3: Quan sát tế bào nấm men
- Dùng công tơ hút lấy một giọt huyền phù nấm men cho lên lam kính sạch,
để khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn
- Nhỏ một giọt Fusin hoặc xanh metylen vào đầu lam kính cho trôi qua vết bôiđến khi nước rửa không còn màu thuốc nhuộm
Trang 5- Thấm khô tiêu bản , soi ở vật kính 10x, 40x.
Nhận xét : có dạng hình cầu hoặc tròn, kích thước nhỏ.Trên có các chồi ( 1
hoặc nhiều chồi)dài hoặc ngắn,bắt màu đỏ hoặc màu nâu( tùy tiêu bản )
Thí nghiệm 4: Quan sát tế bào hạt phấn hoa
- Nhỏ 1 giọt nước cất lên lam kính -> Gõ nhẹ hạt phấn của một số hoa lên -> đậy lamen lại
- Quan sát trên KHV ở 10x, 40x
Nhận xét: có dạng hình tròn, màu vàng, gai xung quanh tế bào hạt phấn
hoa.Số lượng nhiều ,phân bố xung quanh bao phấn.Bề mặt lõm và xuất hiện các rãnh
Thí nghiệm 5: Quan sát tế bào củ hành tây
- Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào biểu bì của củ hành
- Nhỏ 1 giọt xanh metylen lên lam kính.Đặt miếng biểu bì vào giọt xanh
metylen để 2-3 phút, đậy lamen và quan sát.
Trang 6 Nhận xét : Hình dạng tế bào củ hành tây dài, xếp xít nhau.Nhân phân bố có
thể ở ngoại biên hoặc trung tâm, giữa các tế bào có thành và cầu sinh
chất.Không bào lớn, là tế bào có kích thước lớn nhất trong các tế bào đã quan sát
Thí nghiệm 6: Quan sát hình thái tế bào niêm mạc má miệng người
- Nhỏ 1 giọt xanh metylen lên lam kính
- Dùng tăm sạch gảy nhẹ lớp tế bào phía trong xoang miệng và phết lên lam kính có giọt thuốc nhuột ->để 2-3 phút, đậy lamen và quan sát
Nhận xét: gồm nhiều tế bào dày đặt, bắt màu đỏ.Hình dạng thay đổi ,chủ
yếu là hình dẹp.Nhân phân bố ở rìa màng nhiều
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2:
NHẬN BIẾT CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG TẾ BÀO
Trang 7I. Nhận biết các loại đường
I.2 Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
I.2.1 Nguyên vật liệu
- Củ khoai tây, khoai lang
- Thuốc thử Lugol: 0,5 g KI và 1 gam I trong 5ml nước cất Lắc cho tanhết Thêm nước cất cho đến 100 ml
- Thuốc thử Benedict: 100g Na2CO3 và 173g Na-Citrate trong 600 mlnước cất, lọc trong, sau đó thêm nước tới 850ml Hoà tan 17,3gCuSO4.5H2O trong 100 ml nước, bổ sung nước cho tới 150 ml Cuối cùng trộndung dịch CuSO4 vào dung dịch đầu, vừa đổ vừa khuấy
I.2.2 Dụng cụ
Kính hiển vi, lam kính, lamen, dao lam, ống nghiệm, đèn cồn, giá kẹp ốngnghiệm
TN1: Nhận biết đường đơn và đường đôi:
Phản ứng Benedict đặc trưng cho tính khử của monosaccarit và 1 số disaccarit
- O1: 1ml glucozo 1% + 1ml Benedict -> đun sôi 5’
- O2: 1ml saccarozo 1% + 1ml Benedict
- O3: 1ml saccarozo đun sôi + 1ml Benedict
Quan sát và giải thích
- O1: Có màu đỏ gạch do glucozo có tính khử, sẽ phản ứng với Benedict
- O2: Màu của saccarozo do saccarozo không có tính khử nên không phảnứng với Benedict
- O3: Có màu đỏ gạch nhưng hơi nhạt , do saccarozo bị thủy phân thànhglucozo và fuctozo -> 2 chất này đều có tính khử , sẽ phản ứng vớiBenedict
Trang 8- Bước 2: Lấy một giọt dung dịch cho lên lam kính, đậy lamen lại và quan
sát trên KHV Quan sát hình dạng các hạt tinh bột
- Bước 3: Lấy 1ml dịch chiết cho vào ống nghiệm 1 và 2, 1ml hồ tinh bột
cho vào ống nghiệm 3 và 4
Nhỏ 1-2 giọt thuốc thử Lugol vào ống nghiệm 1 và 3, quan sát sự thay đổimàu và giải thích
Nhỏ 1ml thuốc thử Benedict vào ống nghiệm 2 và 4, đun nóng, ghi lạimàu sắc dung dịch và kết luận
- Bước 4: Đun sôi cách thủy 5ml tinh bột với 1ml dung dịch HCl trong 15
phút Để nguội rồi trung hòa bằng NaOH Chia dung dịch làm 2 phần cho vàohai ống nghiệm 5 và 6, nhỏ vào ống 5 vài giọt thuốc thử Lugol, còn ống 6 cho
1 ml thuốc thử Benedict rồi đun nóng
Quan sát và giải thích
- Ống 1 và 3 : có màu xanh tím đặc trưng -> chứng tỏ ống có chứa tinh bột
- Ống 2 và 4 : không có sự thay đổi màu
- Ống 5 có màu của thuốc thử Lugol
- Ống 6: có kết tủa đỏ gạch do tinh bột đã bị phân hủy thành glucozo và khicho Benedict thì đã khử Cu2+thành Cu+ -> đỏ gạch
Trả lời câu hỏi:
1.Giải thích về cơ chế tạo màu giữa iod và tinh bột ?
TL:
- Là do amylozo tạo một cấu trúc ( cấu dạng ) hình xoắn ốc và Iod bị giữtrong đó -> tạo phức xanh dương.Khi đun nóng thì cấu trúc xoắn phá hủy do đó
Trang 9chúng không còn màu xanh.Nhưng khi để nguội thì chúng lại quay trở lại quátrình ban đầu
2.Giải thích về hình dạng phiến gờ của hạt tinh bột ?
TL:
- Do cấu trúc tinh bột được cấu tạo bởi nhiều lớp đồng tâm sắp xếp chungquanh 1 điểm gọi là rốn hạt.Các lớp này tạo nên theo nhiều giải thuyết do chu kỳngày đêm,nhịp sinh học, cơ chế vật lý kéo theo sự hình thành các lớp dần ở phíangoài.Phía ngoài thường là lớp amilopectin có màu sẫm
- Các hạt tinh bột hình thành các gờ hay nhẫn giúp tăng cường khả năngchống ăn mòn và enzym ( Bài báo của Hiệp hội các nhà Thưc vật Mỹ )
II. Nhận biết Lipid
II.1 Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
- Dầu thực vật, Hạt lạc hoặc một số mẫu chứa hàm lượng lipid cao như cùidừa, mỡ động vật
- Thuốc thử Sudan III: hòa tan 0,2 g sudan III trong 100ml cồn 70%nóng.Khấy cho tan hết rồi lọc.(Sudan III là hợp chất thuộc nhóm azo ,màuvàng cam, được sử dụng làm thuốc nhuộm các hợp chất triaxylglycerol )
- Cồn 70%
- Kính hiển vi , lam kính ,lamen , dao lam , ống nghiệm
II.2 Các bước tiến hành thí nghiệm
- Lấy 2 ống nghiệm: O1 : 1ml, O2: 1ml dầu thực vật -> nhỏ vào mỗi ốngnghiệm 3 giọt thuốc thử Sudan III
- Nghiền nhỏ một vài hạt lạc trong cối sứ rồi cho thêm 5ml ethanol, lắcmạnh.Lọc dịch nghiền rồi lấy 2ml dịch lọc cho vào một ống nghiệm cósẵn 2ml nước
Quan sát và giải thích
- O1: không tan do Lipid có bản chất là gốc triaxylglycerol nên không tantrong nước
- O2: dầu thực vật tan dần vào Sudan III -> Sudan III là 1 dung môi hữu cơ
sẽ phản ứng với Lipid có trong dầu thực vật
- O3 : ống nghiệm có màu trắng đục, sau khi lắc mạnh thì thấy tan được 1phần Do hạt lạc có chứa nhiều lipid nên tan trong alcol ethanol
Trang 101. Vì sao lipid tan trong cồn mà không tan trong nước ?
TL: lipid có công thức tổng quá ROOR’ khi cho tác dụng với nước hoặc cồn thì
có điều ta nhận thấy được rằng liên kết OH trong nước và rượu khác nhau ( mứcphá vỡ năng lượng liên kết cao hơn ở nước ) nên lipid sẽ ưu tiên phản ứng vớialcol trước.Và thực tế không phải hầu hết lipid không tan trong nước có 1 số loạivẫn tan trong nước nhưng chậm
2. Vì sao khi ăn các thức ăn chứa nhiều lipid tiêu hóa tốt hơn khi uống thêmcác thức uống có ga ?
TL: Khi uống thức uống có ga mà phần lớn chứa nồng độ CO2 cao Khi vào cơthể, CO2 mang nguồn năng lượng, kích thích các phản ứng oxi hóa diễn tra trongdạy dày -> lipid được tiêu hóa.Đồng thời ,CO2 vào trong dạ dày sẽ lơ lửng trong
đó, làm chúng ta có cảm giác mau no và chướng hơi -> ợ và hiện tượng no giả.III. Nhận biết protein
Nguyên tắc: Trong môi trường kiềm mạnh, các liên kết peptit phản ứng vớiCuSO4 tạo thành phức chất màu
III.1 Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
- Hạt đậu tương , đậu cô ve , dung dịch lòng trắng , sữa
- Dung dịch CuSO4 5%
- Dung dịch NaOH 10%
- Kính hiển vi , lam kính , lamen , dao lam, ống nghiệm
III.2 Các bước tiến hành thí nghiệm
- Bước 1: Lấy 1 thìa nhỏ bột đậu, thêm vào 1ml NaOH rồi cho thêm vàigiọt CuSO4 1%, lắc đều -> ống 1
- Bước 2: Cho 1ml sữa hoặc 1ml dung dịch lòng trắng trứng 1% vào mộtống nghiệm, thêm vào 1ml NaOH 10% rồi cho thêm vài giọt CuSO4 1%,lắc đều -.> ống 2
Quan sát và giải thích
Trang 11- Ống 1: có màu tím nhưng nhạt hơn so với ống 2 -> do trong bột đầu chứa
protein với tỉ lệ thấp hơn sẽ phản ứng màu biuret tạo thành dung dịch màu tím
- Ống 2: có màu tím đậm do trong lòng trắng trứng chứa hàm lượng protein
rất cao sẽ phản ứng màu biuret tạo thành dung dịch màu tím
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3:
QUAN SÁT CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO TẾ BÀO, ĐẾM SỐ LƯỢNG
TẾ BÀO, SỰ VẬN CHUYỂN QUA MÀNG
I. Quan sát nhân và các bào quan trong tế bào
Trang 12Thí nghiệm 1: Quan sát lục lạp
- Bước 1: Lấy một lá rong mái chèo còn tươi và lành lặn.Dùng đầu kim mũi
mác bóc lấy 1 lớp biểu bì ngoài cùng hoặc có thể cuốn một lá vào đầu ngón tay trỏ và dùng lưỡi dao lam tách lấy một lớp biểu bì của lá
- Bước 2: Đặt mẫu lá lên lam kính , nhỏ 1 giọt nước cất lên trên.Đậy lamen và
quan sát trên kính hiển vi ở vật kính 10x, 40x
Nhận xét: lục lạp có dạng hình cầu hoặc giống đế giày, số lượng nhiều,
phân bố nhiều trên biểu bì, có sự di chuyển dần đều để các lục lạp đều có cơ hội nhận được ánh sáng như nhau, kích thước tương đối lớn so với kích thước các bào quan
Thí nghiệm 2: Quan sát sắc lạp của quả ớt ngọt chín
- Bước 1: Dùng dao lam cắt một lớp mỏng biểu bì bên ngoài quả ớt
- Bước 2: Đặt lên lam kính, nhỏ một giọt nước lên , đậy lamen lại và quan sát
Nhận xét: màu vàng, xuất hiện như chấm chấm, có mặt chủ yếu ở tế bào đã
chín hoặc tế bào đã ngừng sinh sản, sinh trường chuyển sang cho sản phẩm
chín hoặc ngủ đông
Thí nghiệm 3: Quan sát nhân của tế bào củ hành tây
- Bước 1: Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào biểu bì củ hành.
- Bước 2: Đặt miếng biểu bì lên lam kính, nhỏ 1 giọt xanh metylen lên trên
mẫu vật, đậy lamen và quan sát
Nhận xét: nhân phân bố chủ yếu ở vùng ngoại biên, gần với màng tế bào.
II. Đếm số lượng tế bào bằng buồng đếm hồng cầu
- Cho mẫu vào buồng đếm và đếm : Buồng đếm được làm sạch và sấy khô Đậy lamelle lên 2 khu vực có kẻ ô đếm.Đưa buồng đém lên kính hiển vi, dùng thị kính 10 và vật kính 10 điều chỉnh để tìm ô đếm.Đặt buồng đếm lên