Quy luật phân ly, phân ly độc lập Nội dung kiến thức: Các khái niệm cơ bản : _ Alen: các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen hình thành do các đột biến gen.. VD: Máu khó đông SGK học t
Trang 1BÀI TẬP ÔN TẬP SINH HỌC 12- HK1 Nội dung: Chương 2: Tính quy luật của các hiện tượng di truyền
1 Quy luật phân ly, phân ly độc lập
Nội dung kiến thức:
Các khái niệm cơ bản :
_ Alen: các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen hình thành do các đột biến gen VD: A và a; A1,A2,A3…An
_ Tính trạng: đặc điểm hình thái, sinh lí, cấu tạo riêng của cơ thể dùng để phân biệt với cơ thể khác VD: Hoa đỏ, tím…⇒ tính trạng là cái nhìn thấy bằng mắt còn gen
và alen thì không
_ Cặp tính trạng tương phản: 2 trạng thái đối lập của cùng 1 tính trạng
VD: Tính trạng màu hoa có cặp tính trạng tương phản là hoa đỏ và hoa trắng _ Locut gen: là vị trí của gen trên NST
Cách viết kí hiệu :
_ Alen: chỉ gồm 1 chữ cái hoặc in hoa hoặc thường (vd: a, A, B… )
_ Kiểu gen: gồm 2 chữ cái (vd: AA, Aa…) do 1 kiểu gen do các cặp alen tạo thành
Nội dung quy luật:
_ Điều kiện: (1) Mỗi gen quy định 1 tính trạng; (2) Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau;
_ Phát biểu: SGK 3 ý
_ CÁC DẠNG BÀI TÂP
a) Tính số loại giao tử, kiểu gen, kiểu hình qua các thế hệ:
• 1 tế bào giảm phân⇒luôn cho tối đa 4 giao tử
• CT: bố mẹ đem lai có kiểu gen với n cặp dị hợp:
+ Số loại giao tử: 2n
+ Số kiểu gen đời sau: (AA,Aa,aa)n⇒3n
+ Số kiểu hình đời sau: (A-: aa)n ⇒2n
b) Xác định kết quả bài toán lai thuận- nghịch:
Bài toán cơ sở: Quy luật phân ly (1)P: AA× AA⇒100% AA⇒1 KG,1KH
(2)P: AA× Aa⇒1AA:1Aa ⇒ 2KG, 1KH
(3)P: AA× aa ⇒ 100%Aa ⇒ 1 KG,1KH
(4)P: Aa×Aa⇒……… ⇒KG? KH?
Quy luật phân ly độc lập: Cách làm tương tự và nhân các tích tỉ lệ với nhau VD: (2AA× 1Aa)( 1BB× 2bb)= (2AA×1BB): (2Aa×2bb):……
BTVD:
Bài 1: Viết các loại giao tử tạo thành từ các cơ thể có kiểu gen sau:
Trang 2Bài 2: Viết kết quả của các phép lai trên Biết A quy định màu sắc hoa đỏ, a quy định màu hoa trắng; B quy định hạt vàng, b quy định màu xanh Xác định tỉ lệ KG, KH ở các thế hệ?
a) Aa × aa b) AaBb × aaBb c) aaBb × Aabb d) AaBb × AaBb Câu 3: Cho P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: Hoa đỏ, hạt vàng lai với cây hoa trắng, hạt xanh thu được F1 100% hoa đỏ, hạt xanh Cho cây F1 tiếp tục lai với cây Hoa đỏ hạt xanh thuần chủng thu được tỉ lệ KG,KH ở F2 như thế nào?
_ Gợi Ý:
(1) Xác định tính trạng trội, lặn và quy ước kiểu gen, kiểu hình
(2) Viết kiểu gen từ P đến F1, các loại giao tử tạo thành và phép lai giữa F1 với cây hoa đỏ hạt xanh
→ thuần chủng suy ra kiểu gen như thế nào?
(3) Viết sơ đồ lai: KG, KH ở F2
Câu 4: Gen quy định nhóm máu ở người do 3 len (IA, IB, IO) nằm trên các NST thường quy định hình thành 4 nhóm máu là A, B, O, AB Theo đó: nhóm máu AB gồm 2 alen IA
và IB; Nhóm máu B chỉ cần có 1 alen IB, Nhóm máu A chỉ cần 1 alen IA và nhóm máu O cần 2 alen IO
(1) Viết các kiểu gen tạo thành các nhóm máu trên?
(2) Bố nhóm máu AB và mẹ nhóm máu O có thể sinh ra con có nhóm máu gì?
(3) Bố mẹ có nhóm máu A và B có thể sinh ra con có nhóm máu AB hoặc O không?
Gợi ý: Viết kiểu gen của bố mẹ, sau đó xác định tổ hợp kiểu gen nhóm máu ở con theo quy luật phân ly: Bố cho 1 alen, mẹ cho 1 alen → kiểu gen của con Tính tỉ lệ KG của cơ thể con (nếu có thể)
2 Quy luật tương tác gen và gen đa hiệu
NỘI DUNG KIẾN THỨC:
Khái niệm:
_ Tương tác gen là:
………
………
⇒các gen trong tế bào không nằm 1 mình, nó tác động qua lại trong 1 thể thống nhất _ Gen đa hiệu là: 1 gen chi phối sự biểu hiện nhiều tính trạng
VD: Máu khó đông SGK học thuộc
_ Tương tác cộng gộp là:
………
………
⇒các gen phân ly độc lập, mỗi gen góp 1 phần vai trò như nhau trong sự biểu hiện hình thành tính trạng
VD: màu da người …SGK (học thuộc)
Kí hiệu: Giống phân ly độc lập
Nội dung quy luật:
Điều kiện:
• Mỗi gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng và phân ly độc lập với nhau
⇒Tạo giao tử giống hệt như quy luật phân ly độc lập.
Trang 3• Các gen chi phối lẫn nhau trong quá trình biểu hiện thành tính trạng:
Các tỉ lệ: 9:3:3:1; 9:6:1; 9:7; 15:1 hình thành khi nào? SGK
Các dạng bài tập: cho kiểu hình của P và F1, tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2 Yêu cầu xác
định quy luật di truyền và viết SĐL
BTVD
Bài 1: Cho P thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản: Hoa đỏ lai với cây
hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ, hạt xanh Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ
lệ KH 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng Xác định quy luật di truyền và giải thích?
Gợi ý:
_ (1) Xác định trội- lặn và quy ước KG,KH.
_ (2) P khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản cho F2 có 16 tổ hợp (9+7) với tỉ lệ
kiểu hình 9:7→ Quy luật di truyền là…………
_ (3) Giải thích: Làm theo 3 bước: Xác định trội lặn và quy ước KG,KH.
Viết SĐL: Giống với bài toán phân ly độc lập khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản(giao
tử, tỉ lệ KG là giống nhau Chỉ khác khi biểu hiện thành tính trạng: Có A-B- thì tính trạng biểu hiện là:…… ; KG chỉ có A-(A-bb) hoặc chỉ có B-(aaB-) thì tính trạng là………
và có aabb tính trạng là………
3 Quy luật liên kết gen và hoán vị gen
Nội dung kiến thức:
Khái niệm:
_ Liên kết gen là sự di truyền cùng nhau của các gen nằm trên cùng NST
Nguyên nhân: Trên 1 NST có chứa rất nhiều gen quy định tính trạng khác nhau
⇒Nằm trên cùng 1 chiếc NST thường di truyền cùng nhau trong quá trình tạo giao tử _ Hoán vị gen: là sự trao đổi các gen nằm trên các cặp NST tương đồng cho nhau Trên cùng 1 chiếc NST, khoảng cách giữa 2 gen càng xa thì tần số hoán vị gen (HVG) càng lớn
⇒Nguyên nhân: do bắt cặp và trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng trong kì đầu của GP I
_ Ý nghĩa của liên kết gen và HVG:
• Liên kết gen làm giảm sự đa dạng loài nhưng lại duy trì được các gen quý di truyền cùng nhau
• HVG: tăng số giao tử ⇒tăng biến dị tổ hợp⇒tăng độ đa dạng loài
Kí hiệu :
Nhiều gen nằm trên cùng 1 NST: GIAO TỬ: AB; ab, Abde
KIỂU GEN: AB; Ade
Ab aDE
Nội dung quy luật :
Trang 4_ Các gen cùng nằm trên 1 NST có xu hướng di truyền liên kết với nhau trong quá trình hình thành giao tử: liên kết gen.⇒giao tử tạo thành là giao tử liên kết gen
_ Trong quá trình giảm phân có xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng ⇒ có hoán vị gen Khi đó 1 tế bào giảm phân sẽ cho 2 nhóm giao tử: 1 nhóm giao tử liên kết gen và 1 nhóm giao tử có hoán vị gen
VD: Cơ thể có kiểu gen Ade có giao tử liên kết là: Ade, aDe Giao tử hoán vị là: Ade,
aDE ( giả sử có hoán vị gen xảy ra giữa gen A và D) _ Tần số hoán vị gen f= số cá thể con có kiểu hình khác bố mẹ/ tổng số cá thể con 0<f<50% CÁC DẠNG BÀI TẬP: 1 Tính tần số hóa vị gen: 2 Viết các loại giao tử, kết quả phép lai khi đã biết quy luật di truyền( bài toán thuận) 3 Cho thông tin về tỉ lệ KG, KH Ở F2 yêu cầu xác định quy luật di truyền và viết SĐL BTVD: Bài 1: 1000 tế bào tham gia giảm phân tạo giao tử có 400 tế bào có hoán vị gen tính tần số hoán vị gen? Gợi ý: _ 1 tế bào giảm phân cho số giao tử là: … →1000 tế bào giảm phân cho số giao tử là………
_ 400 tế bào giảm phân có hoán vị gen: cho 2 nhóm giao tử có hoán vị và giao tử liên kết + số giao tử liên kết là:………
+ số giao tử hoán vị là:………
⇒tần số HVG = số giao tử hoán vị của 400 tế bào/ tổng số giao tử của 1000 tế bào ………
Bài 2: Viết các loại giao tử được tạo thành từ các cơ thể có kiểu gen sau: a) Aa/BB b) Aa/Bb c) aa/bb d) aa/Bb TH1: Gen liên kết hoàn toàn: ………
………
TH2: Có xảy ra HVG: ( GỢI Ý: Viết giao tử liên kết và giao tử hoán vị riêng) ………
………
………
………
TH3: Có hoán vị gen với tần số 20% ( GY: Viết các loại giao tử rồi xác định tỉ lệ của 2 nhóm giao tử) ………
………
………
………
4 Quy luật di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân
Trang 5 Khái niệm:
_ NST giới tính mang gen quy định tính trạng giới tính và tính trạng thường
_ Đặc điểm:
+ Cặp NST giới tính ở người, ruồi giấm:……… + ở côn trùng:
………
_ trên X và Y có những vùng tương đồng (vùng trên X và Y đều có các gen quy định các tính trạng giống nhau) và vùng không tương đồng (chỉ mang gen có trên X mà không có trên Y- gọi là vùng không tương đồng trên X, và tương tự vùng không tương đồng trên Y là……….)
_ Di truyền ngoài nhân hay di truyền tế bào chất: là sự di truyền mà con lai luôn luôn biểu kiểu hình giống với cơ thể mẹ⇒DI TRUYỀN THEO DÒNG MẸ
Nguyên nhân: trong quá trình giao tử tổ hợp lại thành hợp tử, giao tử đực hầu như CHỈ CHO NHÂN mà Không truyền TẾ BÀO CHẤT⇒ gen trong tế bào chất ( ở lục lạp và ti thể) của hợp tử hoàn toàn lấy từ cơ thể mẹ⇒giống mẹ
Kí hiệu:
Gen trên X: XA; Xa….⇒kiểu gen con cái: XA XA; XA Xa; Xa Xa
Con đực: XaY; XAY
Gen trên Y: YA, Ya….⇒ Kiểu gen X YA; X Ya
Nội dung quy luật :
Tính tỉ lệ: sinh con trai= con gái= nhân ½ ( do quy ước giới tính; không quy ước thì không nhân)
Sự di truyền các gen trên X: Nguyên tắc truyền chéo: Mẹ→ con trai
Nguyên nhân: Bệnh do gen lặn trên X quy đinh nếu là con gái cần phải ở dạng đồng hợp
Xa Xa mới biểu hiện còn ở nam chỉ cần 1 chiếc XaY đã biểu hiện thành bệnh
F1: 1 XA Xa: 1 XaY
Ko bệnh: có bệnh
→ Gen lặn trên X phải ở dạng đồng hợp mới bị bệnh, còn gen trội chỉ cần 1 alen đã bị bệnh
Sự di truyền các gen trên Y: Nguyên tắc truyền thẳng và chỉ biểu hiện ở nam giới.
Nguyên nhân: do gen bệnh chỉ có trên NST Y mà không có trên vùng tương đồng của X
Có bệnh F1: 1XX: 1 X Ya ⇒ cứ con trai là bị bệnh
Các dạng bài tập:
(1) Tính tỉ lệ con lai mắc bệnh di truyền liên kết giới tính khi gen nằm trên X hoặc trên Y.( sử dụng sơ đồ phả hệ)
BTVD:
Trang 6Bài 1: Bệnh mù màu đỏ- xanh lục do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định Xác định tỉ lệ người con đầu mắc bệnh này là bao nhiêu nếu:
a) Bố mắc bệnh và mẹ mắc bệnh?
Biểu diễn dạng sơ đồ phả hệ:
Nữ bị bệnh
Nam bình thường
b) Bố không bị bệnh và mẹ bị bệnh?
P:
Gợi ý:
_ Gen trên X → các alen là XA và Xa
_ Ở nữ, các kiểu gen: XA Xa, XA XA: không bị bệnh; KG: Xa Xa: bị bệnh
_ Ở nam: XaY: bị bệnh; XAY: không bệnh
_ Viết kiểu gen của bố, mẹ; viết giao tử và xác định kiểu gen của con