Quy trình và kỹ thuật, thiết kế, câu hỏi thi trắc nghiệm, khách quan
Trang 1Quy trình và kỹ thuật thiết kế câu hỏi thi trắc nghiệm
khách quan
Câu hỏi thi trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng câu hỏi: đúng sai, điền khuyết, ghép hợp, đa lựa chọn trong đó trắc nghiệm đa lựa chọn được sử dụng nhiều nhất, đòi hỏi các kỹ thuật thiết kế phức tạp hơn cả
Loại câu hỏi: đúng – sai: Là loại câu hỏi đưa ra một phát biểu để học sinh đánh
giá là đúng hay sai, hoặc dưới dạng câu hỏi để được trả lời có hay không
Loại câu đúng – sai thích hợp để gợi nhớ lại kiến thức với một khối lượng kiến thức đáng kể trong một khoảng thời gian nhanh chóng Tuy nhiên câu dẫn của loại câu hỏi này phải hoàn toàn rõ ràng để có thể trả lời dứt khoát là có hay không Điều này tạo
ra sự khó khăn khi áp dụng loại câu hỏi này để kiểm tra trình độ hiểu biết cao hơn Nó không tạo cho học sinh phân biệt được những sắc thái khác nhau của ý nghĩa Câu hỏi đúng sai còn có hạn chế là xác xuất đoán mò rất cao (50%)
Ví dụ câu đúng – sai: Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu được cho là đúng,
và vào chữ S nếu câu đó là sai:
Hydrogen Sulphit
Loại câu hỏi điền khuyết(điền vào chỗ trống): Loại câu này đòi hỏi học sinh cung
cấp câu trả lời một hay một ít từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ Ưu điểm của loại câu này là khó tạo điều kiện để học sinh đoán mò vì học sinh phải nhớ lại hoặc nghĩ ra câu trả lời Tuy nhiên loại câu điền có thể khó xây dựng cho rõ ràng Có thể sẽ có nhiều câu trả lời có giá trị như nhau để điền vào một chỗ trống Điều
đó gây khó khăn cho khâu chấm điểm
Ví dụ câu điền vào chỗ trống:
1 Tên của một dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là gì? ………
2 Con nhím biển thuộc loài ………
Loại câu hỏi ghép hợp hay ghép đôi
Loại câu này thường có hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp Chúng cần được ghép lại với nhau theo kiểu tương ứng một – một Hai dãy thông tin này không nên có số câu bằng nhau để cho cặp ghép cuối cùng không chỉ đơn giản là kết quả của sự loại trừ liên tiếp
Loại câu này dễ viết và dễ dùng Tuy nhiên nếu soạn những câu đo mức độ kiến
Trang 2thức cao đòi hỏi phải mất nhiều công phu Nếu có nhiều thông tin trong mỗi cột thì người làm test sẽ phải mất nhiều thời gian đọc và lựa chọn tìm câu ghép đôi
Bài trắc nghiệm khách quan với các câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn: là một
hình thức đánh giá rất linh hoạt có thể được sử dụng để đánh giá các kiến thức, kỹ năng, khả năng ở các cấp độ tư duy của học sinh… Thông thường, một bài test dạng này thường bao gồm một số các câu hỏi yêu cầu học sinh phải lựa chọn một đáp án đúng từ các phương án đã cho và mỗi câu hỏi luôn có một phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án sai/ phương án nhiễu
Bài kiểm tra, bài thi với các câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn có thể được sử dụng với nhiều mục đích giáo dục khác nhau, mặc dù chúng được sử dụng thường xuyên trên lớp học để đánh giá thành tích học tập và xếp loại học sinh Các mục đích khác của dạng bài này là cung cấp thông tin phản hồi về sức học, thành tích học tập tới học sinh, thông tin phản hồi về giảng dạy tới giáo viên, chẩn đoán những nhận thức sai lệch của học sinh và một số vấn đề khác
Mô tả về dạng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn
Một bài test có nhiều lựa chọn thường được cấu thành nên từ các câu hỏi (item) có nhiều lựa chọn bao gồm 2 phần (gồm câu dẫn thường là một câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề cần giải quyết vàcác phương án trả lời Đôi khi có thể là 3 phần, phần thức ba này
có thể là một biểu đồ hoặc bảng số liệu, hình vẽ, tranh chứa thông tin liên quan đến câu dẫn, phương án trả lời
VD 1: An cao hơn Bình, Long cao hơn Nam, Toàn cao hơn Huệ, nếu Toàn thấp hơn Bình
và Long thấp hơn Huệ thì thứ tự từ cao đến thấp sẽ là?
A- An, Bình, Long, Nam, Toàn, Huệ
B- Huệ, Long, Nam, An, Bình, Toàn
C- An, Long, Nam,Bình, Toàn, Huệ
D- An, Bình, Toàn, Huệ, Long, Nam
VD 2: “Máy của chiếc xe này ở trong tình trạng xấu đến nỗi không đáng để sửa chữa nó”.
Câu nào dưới đây có khả năng gần sự thật nhất?
A- Tiền công sửa chữa máy cũ sẽ đắt hơn tiền mua máy mới
B- Dù cố gắng cũng không thể sửa được vì không có phụ tùng thay thế
C- Sửa máy cũ sẽ không làm tăng giá trị của chiếc xe
D- Chiếc xe này không có giá trị gì nữa
VD 3: Cách tốt nhất để phát hiện về bản thân và thế giới xung quanh là:
Trang 3A- Luôn tích cực và có tinh thần trách nhiệm trong các công việc được giao B- Thường xuyên trò chuyện với những người hiểu biết hơn mình
C- Tích cực hoạt động và cố gắng thử sức mình qua nhiều tình huống thực tiễn D- Tìm đọc thật nhiều sách báo và tạp chí
Câu dẫn của một câu hỏi (item) có nhiều phương án lựa chọn thường là một câu
hỏi hay tình huống sơ đồ, biểu đồ,yêu cầu học sinh phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó
Câu dẫn đặt ra câu hỏi, đưa ra một vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết
Các phương án là những lựa chọn mà từ đó học sinh sẽ chọn ra được một đáp án
đúng Có hai dạng phương án: “phương án đúng”/”đáp án” là phương án lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất/đúng nhất/phù hợp nhất ; “phương án nhiễu” là những lựa chọn sai,
thiếu chính xác hoặc gần đúng
Những tranh cãi về dạng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn
Nhiều người cho rằng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn là câu hỏi khách quan Tuy nhiên chúng cũng có thể “chủ quan” giống như bất kỳ một câu hỏi tự luận nào nếu được viết một cách cẩu thả, kém chất lượng Thực ra một câu hỏi tự luận có chất lượng
và một bản hướng dẫn cách chấm điểm chi tiết có thể khách quan hơn một số câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn Tính chất chủ quan/khách quan không nằm trong các dạng câu hỏi mà phụ thuộc nhiều hơn vào cách viết câu hỏi và cách chấm điểm học sinh, vì vậy phải có kế hoạch đưa tính khách quan vào câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn trước khi bắt tay vào viết những câu hỏi này (Dwyer, 1993)
Một số người khác cho rằng các câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn chỉ đánh giá được những kiến thức bề nổi (VD: nhận biết, thông hiểu) Điều này có thể do giáo viên chưa hiểu và chưa có kỹ năng viết được những câu hỏi có chất lượng Các bài trắc nghiệm đánh giá trí tuệ (IQ, CQ, EQ…) do các nhà tâm lý học viết ra thường dùng các câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các thành viên
có trình độ cao đẳng, họ không viết được những câu hỏi có chất lượng (Guthrie, 1992; Lederhouse và Lower, 1974; Mc Dougall, 1997), phần lớn các câu hỏi có nhiều phương
án lựa chọn do họ biên soạn chỉ tập trung kiểm tra học sinh ở cấp độ ghi nhớ và thông hiểu (Crooks, 1988: Shifflett.Phibbs & Sage 1997)
Một số người khác cho rằng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn chỉ được sử dụng cho việc xếp loại Ý kiến này xuất phát từ sự hiểu lầm khi cho rằng đánh giá và giảng dạy là hai giai đoạn riêng biệt của quá trình học tập Thực chất, không thể giảng dạy mà không có đánh giá, và quan trọng hơn, cả hai hoạt động này đều là những yếu tố
giúp cho việc học diễn ra Đa số giáo viên: “Đã tập trung quá nhiều vào chức năng xếp loại của đánh giá, đã bỏ qua vai trò của đánh giá là giúp đỡ học sinh trong học tập” Có
Trang 4nhiều cách để thiết kế và sử dụng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn với mục đích khuyến khích và tinh lọc việc học, cung cấp thông tin và giảng dạy cũng như xếp loại, phân lớp học sinh
Quy trình thiết kế câu hỏi thi trắc nghiệm khách quan (có nhiều phương án lựa chọn)
Trong đánh giá kiến thức, kỹ năng, giáo viên nên định hướng mục đích vào việc tìm
ra nội dung nào học sinh đã nắm vững, nội dung nào học sinh còn mơ hồ và mức độ nhận thức của chúng đến đâu Điểm số bài kiểm tra của học sinh cần phản ánh rõ điều này Như vậy về cơ bản, nguyên tắc của việc biên soạn bài test có câu hỏi với nhiều phương
án lựa chọn sẽ hoạt động theo hai cách: tối đa hoá khả năng của học sinh trong việc thể hiện những gì chúng biết về nội dung và tối thiểu hoá khả năng ảnh hưởng của các nhân
tố bên ngoài tới điểm số của bài kiểm tra Cần hạn chế tối đa các nhân tố ảnh hưởng tới
khả năng tư duy của học sinh như câu hỏi quá dài, trúc trắc quá khó đọc, tình huống vòng
vo gây mệt mỏi khi đọc Trong các câu hỏi trắc nghiệm, cần loại bỏ các câu hỏi “đoán mò” và “đánh lừa”
Dưới đây là quy trình thiết kế bài trắc nghiệm khách quan có nhiều phương án lựa chọn:
Bước 1 Lập bảng ma trận nội dung chi tiết cho bài test
Một vấn đề quan trọng trong giai đoạn này đó là việc tạo ra sự phù hợp giữa nội dung giảng dạy và các chuẩn chương trình, giữa nội dung kiểm tra và nội dung giảng dạy
để đảm bảo rằng chương trình sẽ được giảng dạy và những nội dung giảng dạy sẽ được đánh giá Điều này về cơ bản là một vấn đề về sự công bằng cũng như sự phù hợp giữa dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh Có rất nhiều ý kiến phàn nàn về việc kiểm tra đánh giá xuất phát từ sự thiếu cân đối giữa hai vấn đề này Chẳng hạn học sinh phàn nàn rằng chúng em không hiểu bài kiểm tra này yêu cầu điều gì, những điều này chưa bao giờ được nhắc đến trên lớp học Một bản mô tả chi tiết các các nội dung cần kiểm tra là một công cụ hữu ích cho thiết kế bài test và cả hoạt động giảng dạy
Một bảng ma trận chi tiết (Gronlund và Linn, 1990) là một bản mô tả chi tiết về
các nội dung, yêu cầu kiến thức, kỹ năng, các cấp độ đánh giá Bảng này thường bắt đầu với một cột chứa đựng các phạm vi nội dung của bài kiểm tra có thể được liệt kê theo chủ
đề, theo chương trình hoặc các cách phân chia khác Một cột khác là sự phân loại của các cách mà bạn muốn học sinh mình thể hiện chứng tỏ chúng hiểu biết về nội dung Cách phân loại này có thể là một cách truyền thống như thang Bloom [4 cấp độ tư duy: nhận biết; thông hiểu; vận dụng; đánh giá) hoặc theo cách phân loại của riêng bạn Cuối cùng,
Trang 5mỗi ô trong bảng có phân định tỷ trọng tương ứng với mỗi nội dung và mỗi cách thể hiện
sự hiểu biết của học sinh ứng với nội dung đó
Ví dụ về bảng ma trận chi tiết của bài kiểm tra khoá học mở đầu môn vật lý (tổng điểm 50) Ví dụ này cho thấy tỉ lệ % điểm số cho mỗi chủ đề và cấp độ tư duy Có tổng cộng 50 câu hỏi trong bài kiểm tra
Chủ
đề
Cấp độ tư duy
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng:
mức độ thấp
Vận dụng:
mức độ cao
Công 2/50 = 4% 1/50 = 2% 0/50 = 0% 1/50 = 2% 4/50 = 8%
Năng
lượng
2/50 = 4% 3/50 = 6% 5/50 = 10% 2/50 = 4% 12/50 = 24%
Thế
năng
2/50 = 4% 2/50 = 4% 2/50 = 4% 0/50 = 0% 6/50 = 12%
Động
năng
1/50 = 2% 2/50 = 4% 1/50 = 2% 1/50 = 2% 5/50 = 10%
Cơ
năng
1/50 = 2% 10/50 = 20% 5/50 = 10% 2/50 = 4% 18/50 = 36%
Điện
năng
2/50 = 2% 1/50 = 2% 2/50 = 4% 0/50 = 0% 5/50 = 10%
Tổng
cộng
10/50 = 20% 19/50 = 38% 15/50 = 30% 6/50 = 12% Tổng điểm=50
Một khi đã xây dựng được một bảng ma trận kiểm tra chi tiết, bạn có thể sử dụng
nó để lập kế hoạch cho việc giảng dạy cũng như biên soạn các câu hỏi kiểm tra của mình
Sở dĩ bảng ma trận chi tiết này có ích trong việc lập kế hoạch giảng dạy bởi nó ghi lại tất
cả những nội dung mà bạn thấy quan trọng nhất và cách thức mà bạn mong muốn học sinh của mình thể hiện sự hiểu biết của chúng về những nội dung đó Đồng thời nó cũng cung cấp các quyết định liên quan tới kế hoạch giảng dạy của bạn Còn vì mục đích khác
là tạo ra sự phù hợp giữa giảng dạy, kiểm tra kết quả học tập, những nội dung được nhấn mạnh trong giảng dạy cũng được nhấn mạnh trong đánh giá Do đó, một bản mô tả chi tiết sẽ là một cách thức hiệu quả để thống nhất giảng dạy và đánh giá (Nitko, 2001)
Bước 2: Viết câu hỏi
Vấn đề đáng quan tâm đầu tiên trong bước này là giáo viên sẽ tự viết các câu hỏi hay sử dụng các câu hỏi đã có sẵn trong các ngân hàng câu hỏi đi kèm với sách giáo
Trang 6khoa Giáo viên có thể gặp phải một số rủi ro khi sử dụng các ngân hàng câu hỏi đã được xuất bản rộng rãi Trước hết, đó là sự khác biệt giữa bảng ma trận kiểm tra chi tiết của giáo viên và của ngân hàng câu hỏi Giáo viên cần phải đảm bảo rằng những nội dung cần nhấn mạnh trong bài kiểm tra vẫn được giữ nguyên Thứ hai, không thể chắc chắn được rằng các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi đã được thử nghiệm và đều là những câu hỏi đúng, có chất lượng cao, phù hợp với học sinh Vì vậy nên hạn chế hoặc ít nhất phải xem xét kỹ lưỡng khi sử dụng các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi
a) Các nguyên tắc chung của việc ra đề thi trắc nghiệm khách quan:
• Xác định tổng số câu hỏi mà bạn muốn viết Vấn đề cần quan tâm ở đây là:
phạm vi kiến thức mà bạn muốn đánh giá qua bài test, mức độ đánh giá, mức
độ phức tạp của câu hỏi và thời gian làm bài kiểm tra Thường thì một phút một câu hỏi hoặc có thể nhiều hơn một phút nếu câu hỏi phức tạp (Gronlund,
1988, Oosterhof, 2001)
• Sử dụng bảng ma trận kiểm tra chi tiết để xác định số lượng câu hỏi bạn cần viết trong mỗi ô
• Tránh đưa ra câu hỏi có nội dung quá chung chung hoặc quá chi tiết Điều này,
về một khía cạnh nào đó, phụ thuộc vào các chuẩn kiến thức, kỹ năng nhưng không nên hỏi về các vấn đề quá rộng lớn hoặc quá vụn vặt
• Đảm bảo rằng mỗi câu hỏi kiển tra một và chỉ một khái niệm/vấn đề Nếu câu hỏi kiểm tra hai hoặc nhiều khái niệm, bạn sẽ không biết chắc được học sinh thực sự hiểu khái niệm nào nếu chúng đưa ra đáp án đúng
• Quyết định xem các câu hỏi đã bao quát hết các phạm vi kiến thức kỹ năng cốt lõi cần đánh giá
b) Các nguyên tắc viết câu dẫn cho câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn:
• Đưa “ý chính” của câu hỏi vào câu dẫn, không nên đưa vào các phương án lựa chọn
• Sắp xếp câu dẫn hợp lý để tránh các ngôn ngữ/cách diễn đạt mới lạ, không hợp
lý nhưng cũng cố gắng để đưa được nhiều hơn ý của chủ đề vào câu dẫn và đưa
ra những phương án lựa chọn ngắn gọn hơn
• Tránh các từ ngữ mang tính chất phủ định như “ngoại trừ”, “không” Nếu sử dụng những từ ngữ này, bạn phải làm nổi bật chúng bằng cách in nghiêng, in
đậm hoặc gạch chân Đánh dấu các từ ngữ quan trọng như “không”, “chỉ có”,
Trang 7“ngoại trừ” nếu sử dụng chúng trong câu hỏi.
c) Nguyên tắc viết phương án lựa chọn cho các câu hỏi có nhiều lựa chọn:
• Câu hỏi khách quan đa lựa chọn có từ 3-5 phương án,thông thường nên có bốn phương án lựa chọn trong đó có một phương án đúng/đúng nhất Các phương
án sai/ nhiễu là một phương án gần đúng và những lỗi thường gặp ở học sinh Tuy nhiên ba phương án lựa chọn có chất lượng cho một câu hỏi có thể tốt hơn bốn phương án nếu trong đó có một phương án nhiễu kém chất lượng (học sinh
dễ nhận ra)
• Các phương án lựa chọn nên có độ dài tương xứng Một phương án dài hơn hoặc ngắn hơn một cách thái quá có thể thu hút sự chú ý của học sinh vì chúng
nổi bật và có thể dễ dàng nhận thấy
• Các phương án lựa chọn phải phù hợp với câu dẫn về mặt ngữ pháp
• Tránh đưa ra các phương án lựa chọn chồng chéo, có sự trùng lặp, nối tiếp với nhau
VD:
Câu hỏi có chất lượng kém:
1 Ở khoảng nhiệt độ nào, nước sẽ là chất lỏng?
a) giữa 0 và 50 b) giữa 50 và 100 c) giữa -50 và 0 d) giữa 100 và 150
(Lưu ý: cả phương án avà b đều có 0; cả phương án a và c đềucó 100)
Câu hỏi viết lại có chất lượng tốt hơn:
2 Ở khoảng nhiệt độ nào nước sẽ là chất lỏng?
a) giữa 1 và 50 b) giữa 51 và 99 c) giữa -50 và 0 d) giữa 100 và 150
• Tránh đưa ra phương án “tất cả các phương án trên đều đúng”
- Nguyên tắc viết phương án lựa chọn của câu hỏi có nhiều lựa chọn: “bí kíp” viết các phương án đúng/đáp án
Trang 8• Đảm bảo rằng các đáp án đúng được viết dựa vào chủ đề/đoạn văn và /hoặc sự phù hợp/nhất trí về nội dung kiểm tra (những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cốt lõi được giảng dạy trên lớp học cần đánh giá)
• Tránh các câu hỏi “gợi ý” hoặc “kết nối”, đáp án của câu này được tìm thấy hoặc phụ thuộc vào câu khác Vấn đề này thường gặp khi tập hợp các câu hỏi
để tạo thành một bài test hoàn chỉnh hoặc khi bạn viết câu hỏi cho một vài lớp học
- Nguyên tắc viết phương án lựa chọn cho câu hỏi có nhiều lựa chọn: “bí kíp” viết các
phương án nhiễu
• Phương án nhiễu được đưa ra nhằm “thu hút” những học sinh không hoàn toàn nắm vững nội dung/kiến thức Đây không phải là “thủ đoạn” hay “đánh lừa” hoặc “không công bằng” Nó xuất phát từ “tiền đề’ rằng mục tiêu của kiểm tra đánh giá là tìm ra những học sinh đã hiểu bài và những học sinh không hiểu bài Học sinh đã học và nắm vững kiến thức sẽ chọn được đáp án đúng và ngược lại những học sinh không học, không hiểu bài sẽ không chọn được đáp
án đúng
• Tất cả các phương án nhiễu phải có tính hợp lý Đó thường là những hiểu lầm những sai sót học sinh thường mắc Sử dụng kiến thức, hiểu biết của giáo viên
về các lỗi thông thường mà học sinh hay mắc phải để viết phương án nhiễu là cách làm khôn ngoan nhất Ví dụ, nếu giáo viên biết rằng, học sinh thường bỏ qua một bước hoặc nhầm lẫn trong quá trình tính toán nào đó, hãy đưa ra một phương án nhiễu là kết quả của thiếu sót/ nhầm lẫn đó Cũng có rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra những dẫn chứng về nhận thức sai thông thường trong các khái niệm khoa học Bạn có thể đưa những nhận thức sai này vào các phương án nhiễu (Sadler, 1998)
Bước 3 Xây dựng bài trắc nghiệm khách quan:
Dưới đây là những hướng dẫn giúp xây dựng, hoàn chỉnh một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan:
• Đưa ra bản hướng dẫn rõ ràng Nếu bạn sử dụng nhiều dạng câu hỏi khách
quan, hãy viết các hướng dẫn riêng cho từng dạng câu hỏi
• Sắp xếp các câu hỏi theo nội dung, dạng câu hỏi, sau đó là sự tăng dần của mức độ khó (Gronlund, 1998) Quy luật này được đưa ra dựa trên nguyên tắc
xử lý thông tin Sẽ dễ dàng hơn cho học sinh khi chúng trả lời tất cả các câu
Trang 9hỏi về một nội dung trước khi chuyển sang nội dung khác Học sinh cũng thực hiện các nhiệm vụ trí óc tương tự với các câu hỏi tương tự trước khi chuyển sang nhiệm vụ và các dạng câu hỏi khác Cuối cùng, hãy xếp các câu dễ trước các câu khó để học sinh có thể đạt được một số điểm nhất định, có thêm tự tin khi làm bài test
• Đảm bảo rằng học sinh sử dụng sự hiểu biết, hạn chế tối đa sự “đoán mò” khi làm bài kiểm tra Nếu bài trắc nghiệm có nhiều câu, đa số học sinh phải đoán
mò, lúc đó điểm số của chúng không phản ánh những điều chúng biết mà là khả năng đoán mò, kỹ năng làm bài kiểm tra
• Không tập hợp nhiều câu hỏi trong một trang
• Tránh sử dụng hai mặt giấy vì học sinh có thể bỏ qua trang sau
• Viết các dòng hướng dẫn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
Bước 4 Chấm điểm:
Bạn có thể sử dụng mẫu ghi chép đầy đủ (a full-credit model) để ghi lại tất cả những câu trả lời đúng hoặc sai của học sinh Bạn cũng có thể sử dụng mẫu ghi chép không đầy đủ (a partial credit model) để ghi lại toàn bộ những đáp án đúng của học sinh
và một số phương án nhiễu mà học sinh đã chọn
Biến đổi linh hoạt dạng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn
Đây thực sự là một trong những điểm mạnh của câu hỏi có nhiều lựa chọn Một số biến đổi hữu ích khiến câu hỏi đa lựa chọn trở thành dạng câu hỏi vô cùng linh hoạt
VD: Sự đa dạng về đáp án đúng:
- Đáp án rõ ràng đúng và phương án nhiễu rõ ràng sai
- Đáp án là lựa chọn tốt nhất/ gần đúng nhất, trong khi các phương án nhiễu, cũng “gần đúng”
VD: sự liên kết một chuỗi các câu hỏi từ các dữ liệu “tạo nguồn” Chẳng hạn, sử dụng một đoạn văn/ một câu chuyện, một đồ thị/ một bảng biểu thống kê…rồi đưa ra liên tiếp những câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn Dạng bài này đặc biệt có tác dụng trong việc cùng kiểm tra một số kỹ năng tư duy khác nhau
Xử lý phân tích câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn
Về cơ bản có hai sự phân tích có thể tiến hành đối với các câu hỏi có nhiều lựa chọn:
Trang 10- Dạng phân tích thứ nhất là phân tích hình thức chấm điểm-liên quan tới việc chấm điểm bài kiểm tra để xác định thành tích học tập của học sinh
- Dạng phân tích thứ hai là phân tích câu hỏi- liên quan tới việc phân tích chức năng của câu hỏi
Phân tích các cách chấm điểm
Có một số cách thức chấm điểm học sinh đối với dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn Dưới đây là hai cách:
- Một là cách ghi chép đầy đủ – ghi lại tất cả các câu trả lời của học sinh dù đúng hay sai Tổng điểm của học sinh sau đó là tổng của các câu trả lời đúng
- Hai là ghi chép một phần - ghi lại toàn bộ các câu trả lời đúng của học sinh và một số phương án nhiễu mà học sinh đó lựa chọn Cách chấm điểm này sẽ phát huy tác dụng tối đa đối với các câu hỏi có “đáp án chính xác nhất” hoặc những câu hỏi mà học sinh có thể chọn “hơn một” đáp án Ví dụ, bạn có thể cho điểm học sinh khi học sinh đó
đã chọn đáp án đúng nhưng không phải là đáp án đúng nhất, chính xác nhất
Vấn đề cuối cùng trong việc chấm điểm đó là “trọng số của câu hỏi” Cách tiếp cận dễ dàng nhất là cho 01 điểm cho tất cả các câu hỏi để chúng có cùng “trọng lượng” Tuy nhiên, dựa vào bảng ma trận kiểm tra chi tiết hoặc các yếu tố khác, giáo viên có thể quyết định tập trung vào một số câu hỏi hơn những câu khác và tăng điểm của chúng trong tổng điểm bài kiểm tra
Phân tích câu hỏi
Khi biên soạn đề thi và tiến hành kiểm tra, giáo viên có thể thực hiện một số phân tích để đảm bảo chất lượng của câu hỏi trong cả lần thi hiện tại và trong những lần thi tiếp theo
Mức độ khó: Câu hỏi khó hay dễ đối với nhóm học sinh này? Độ khó của từng câu
hỏi được tính theo tỉ lệ học sinh chọn đúng đáp án trên tổng số thí sinh làm bài Mức độ khó thường dao động từ 0.00 đến 1.00 Tốt nhất nên có sự hài hoà/pha trộn về mức độ khó: một vài câu khó cho các học sinh khá giỏi, xuất sắc; một vài câu dễ cho các học sinh yếu kém và một số câu có mức độ khó trung bình Mức độ khó trung bình của cả bài kiểm tra với hầu hết các dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn là từ 0.6 đến 0.7 (Gronlund và Linn, 1990)
Mức độ phân biệt: Câu hỏi thể hiện sự khác biệt thế nào giữa học sinh nắm vững
kiến thức và học sinh chưa nắm vững kiến thức? Mức độ phân biệt này được tính như
một hệ số tương quan giữa điểm số của một câu hỏi và tổng điểm hoặc như sự khác nhau