1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại trại lợn trần văn tuyên, xã đoàn kết huyện yên thủy tỉnh hòa bình và biện pháp phòng trị bệnh

59 850 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Ở các nưới đang phát triển như Việt Nam bệnh xảy ra hầu như quanh năm, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột lạnh, ẩm, gió lùa kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ KIM ANH

Tên đề tài:

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ TẠI TRẠI LỢN TRẦN VĂN TUYÊN XÃ ĐOÀN KẾT,

HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÕA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú Y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2011 - 2016

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ KIM ANH

Tên đề tài:

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ TẠI TRẠI LỢN TRẦN VĂN TUYÊN XÃ ĐOÀN KẾT,

HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÕA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú Y Lớp: K43 - TY

Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2011 – 2016 Giảng viên hướng dẫn: TS Hồ Thị Bích Ngọc

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi

đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của Trường Đại học Nông Lâm, Khoa Chăn nuôi thú y và trang trại chăn nuôi lợn gia công của công ty Cổ Phần Charoen Pokphand Việt Nam Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, động viên của người thân trong gia đình

Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS

Hồ Thị Bích Ngọc đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện thành

công khóa luận này

Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Công ty Cổ phần chăn nuôi Charoen Pokphand Việt Nam, chủ trang trại cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang trại của gia đình ông Trần Văn Tuyên về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên trước khi ra trường, nhằm giúp sinh viên củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học được, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, thực tiễn sản xuất Qua đó giúp sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững được phương pháp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, tính sáng tạo để sau khi ra trường về cơ sở sản xuất, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp nước ta

Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm

khoa Chăn nuôi - Thú y, sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn TS Hồ Thị Bích Ngọc và sự tiếp nhận của cán bộ công nhân tại trại lợn Trần Văn

Tuyên, xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, tôi đã tiến hành thực

hiện đề tài: “Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp điều trị bệnh tại trại lợn Trần Văn Tuyên, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình” Do thời

gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên khóa luận của tôi còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong được sự đóng góp, phê bình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 4.1 Lịch phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại 28

Bảng 4.2 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 33

Bảng 4.3: Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2014 – 2015 34

Bảng 4.4: Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn con theo mẹ tại trại 34

Bảng 4.5: Kết quả điều tra tình hình bệnh lợn con phân trắng qua các năm 36

Bảng 4.6: Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng ở các tháng theo dõi 37

Bảng 4.7: Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo độ tuổi 39

Bảng 4.8: Kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh trung bình và tỷ lệ khỏi bệnh trung bình của các phác đồ điều trị 42

Bảng 4.9 Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát bệnh phân trắng lợn con 44

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Cơ sở khoa học 3

2.1.1 Đặc điểm sinh lý của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa 3

2.1.2 Hiểu biết về vi khuẩn E.coli 8

2.1.3 Hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con 11

2.1.4 Giới thiệu về thuốc sử dụng trong nghiên cứu 20

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 21

2.2.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con trong nước 21

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 22

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 25

3.3 Nội dung nghiên cứu 25

3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 25

3.4.1 Phương pháp điều tra tình hình 25

3.4.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả của 2 loại thuốc 25

3.4.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu 26

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 27

Trang 8

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Công tác phục vụ sản xuất 28

4.1.1 Công tác phòng và trị bệnh 28

4.1.2 Công tác chăn nuôi tại cơ sở 31

4.2 Kết quả nghiên cứu 33

4.2.1 Tình hình chăn nuôi và thú y của trại 33

4.2.2 Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con của trại qua các năm 36

4.2.3 Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng ở các tháng theo dõi 37

4.2.4 Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo độ tuổi 39

4.2.5 Kết quả sử dụng một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con ởlợn giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi 41

4.2.6 Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát tiêu chảy ở lợn con theo mẹ 43

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Đề nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ Song song với sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau thì ngành chăn nuôi giữ một vị trí rất quan trọng, đóng góp một phần rất lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước Trong đó chăn nuôi lợn là một bộ phận rất quan trọng trong ngành chăn nuôi Hàng năm, ngành chăn nuôi lợn đã cung cấp một khối lượng lớn thịt, mỡ làm thực phẩm cho con người Ngoài

ra, chăn nuôi lợn còn cung cấp một khối lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ của nó là nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến

Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đang hết sức chú ý đến việc phát triển chăn nuôi lợn Đồng thời các nhà khoa học nước ta cũng đã lai tạo đàn lợn nội

và các giống lợn ngoại có tầm vóc lớn, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao Cùng

đó là việc áp dụng phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, mô hình chăn nuôi lợn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tiên tiến, chế biến thức ăn chất lượng cao với các loại thức ăn thay thế, thức ăn bổ sung, phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng

Cùng với việc chăn nuôi được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi Một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản là bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới Ở các nưới đang phát triển như Việt Nam bệnh xảy ra hầu như quanh năm, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ẩm, gió lùa) kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo vệ sinh; lợn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố strees, lợn con sinh ra không được bú sữa kịp thời hoặc do sữa đầu của mẹ thiếu không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng Khi lợn con mắc bệnh nếu điều

Trang 10

trị kém hiệu quả sẽ gây còi cọc chậm lớn ảnh hưởng tới giống cũng như khả năng tăng trọng của chúng, gây tổn thất lớn về kinh tế Do đó, phòng tiêu chảy cho lợn con góp phần làm tăng hiểu quả chăn nuôi lợn sinh sản, đảm bảo cung cấp con giống có chất lượng tốt

Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại trại lợn Trần Văn Tuyên, xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình và biện pháp phòng trị bệnh” 1.2 Mục tiêu của đề tài

Xác định được nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con nuôi tại trại

và đưa ra được phác đồ điều trị có hiệu quả cao

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài xác định một số thông tin có giá trị khoa học bổ sung thêm những hiểu biết về bệnh phân trắng ở lợn con, là cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được bệnh phân trắng ở lợn con, đánh giá hiệu quả điều trị bằng 2 loại thuốc Nova – Amcoli và Nor 100 góp phần phục vụ sản xuất ở trại để kiểm soát và khống chế bệnh phân trắng lợn con nuôi tại cơ sở

Những khuyến cáo từ kết quả của đề tài giúp cho người chăn nuôi hạn chế được những thiệt hại do bệnh gây ra

Trang 11

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Đặc điểm sinh lý của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa

2.1.1.1.Đặc điểm về sinh trưởng, phát triển của lợn con

Đối với chăn nuôi lợn con nói riêng và gia súc nói chung, thời kỳ gia súc mẹ mang thai được chăm sóc chu đáo, bào thai sẽ phát triển tốt sinh con khỏe mạnh

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [10] so với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp

4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần

Lợn con bú sữa sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm dần Có sự giảm này

là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng Hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm Thời gian bị giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con Chúng ta hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách cho ăn sớm Do lợn con sinh trưởng nhanh nên quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng mạnh

Ví dụ: Lợn con sau 3 tuần tuổi mỗi ngày có thể tích lũy được 9 - 14 gam protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích lũy được 0,3 - 0,4 gam protein/1 kg khối lượng cơ thể

Hơn nữa, để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng nghĩa là tiêu tốn năng lượng ít hơn lợn trưởng thành Vì vậy, cơ thể của lợn con chủ yếu là nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để tạo ra 1 kg mỡ

Trang 12

2.1.1.2 Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa

Đặc điểm chung về giải phẫu cơ quan tiêu hóa của lợn: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn

Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh, các tuyến tiêu hóa phát triển chưa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hóa còn nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần

Dung tích bộ máy tiêu hóa tăng nhanh trong 60 ngày đầu: Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần so với lúc sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít) Dung tích ruột non lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,12 lít) Còn dung tích ruột già lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh

Sự tăng về kích thước cơ quan tiêu hóa giúp lợn con tích lũy được nhiều thức

ăn và tăng khả năng tiêu hóa các chất

Mặc dù vậy, ở lợn con, các cơ quan chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh Do đó, lợn con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố tác động lên chúng Do chưa thành thục nên cơ quan tiêu hóa của lợn con cũng rất dễ mắc bệnh, dễ rối loạn tiêu hóa

Một đặc điểm cần lưu ý ở lợn con là có giai đoạn không có axit HCl trong dạ dày Giai đoạn này được coi như một tình trạng thích ứng tự nhiên Nhờ vậy nó tạo được khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của lợn mẹ Trong giai đoạn này dịch vị không có khả năng phân giải protein mà chỉ có khả năng làm vón sữa đầu và sữa Còn huyết thanh chứa albumin và globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu

Ở lợn con từ 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu axit HCl ở dạ dày không còn gọi là trạng thái bình thường nữa Việc tập cho lợn con ăn sớm có tác dụng thúc đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn

Trang 13

thiện Vì thế sẽ rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl Bởi vì khi được bổ sung thức ăn thì thức ăn sẽ kích thích tế bào vách dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng cường phản xạ tiết dịch vị (giai đoạn con non khác với con trưởng thành là chỉ tiết dịch vị khi thức ăn vào dạ dày)

Hoàng Toàn Thắng và cs (2005) [15] cho rằng: Lợn con dưới 1 tháng tuổi, dịch vị không có HCl tự do, lúc này lượng axit tiết ra rất ít và nhanh chóng kết hợp với dịch nhày của dạ dày, hiện tượng này gọi là hypohydric Do dịch vị chưa có HCl tự do nên men pepsin trong dạ dày lợn chưa có khả năng tiêu hóa portein của thức ăn Vì HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pepsinnogen không hoạt động thành men pepsin hoạt động và men này mới có khả năng tiêu hóa protein

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [10] vì thiếu HCl tự do nên vi sinh vật có điều kiện dễ dàng phát triển gây bệnh đường tiêu hóa, điển hình là bệnh phân trắng lợn con Do đó để hạn chế bệnh đường tiêu hóa có thể kích thích vách tế bào dạ dày tiết ra HCl tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con Nếu tập ăn sớm cho lợn con vào lúc 5 - 7 ngày tuổi thì HCl tự do

có thể tiết ra từ 14 ngày tuổi

Enzym trong dịch vị dạ dày lợn con đã có từ lúc mới đẻ, tuy nhiên lợn trước 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hóa thực tế của dịch vị có enzym,

sự tiêu hao của dịch vị tăng theo tuổi một cách rõ rệt khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau, thức ăn hạt kích thích tiết ra dịch vị mạnh Hơn nữa dịch vị thu được khi cho thức ăn hạt kích thích HCl nhiều hơn và sự tiêu hóa nhanh hơn dịch vị thu được khi cho uống sữa Đây là cơ sở cho việc bổ sung sớm thức ăn và cai sữasớm cho lợn con

Thực nghiệm còn xác nhận rằng nhiều loại vi khuẩn đường ruột đã sinh ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi trùng gây bệnh, khi lợn con sinh ra hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển đầy đủ số lượng vi

Trang 14

khuẩn có lợi, chưa có khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh đường tiêu hóa Vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn, vi khuẩn gây thối rữa ở lợn con mới sinh

2.1.1.3 Đặc điểm cơ năng điều tiết thân nhiệt

Theo nhóm tác giả Hội chăn nuôi Việt Nam (2000) [7] ở lợn con sơ sinh,

tỷ lệ nước trong cơ thể chiếm 82% Vì có nhiều nước, nhiệt độ cơ thể giảm nhanh, 30 phút sau khi sinh lượng nước giảm 1,5 - 2 % kèm theo giảm thân nhiệt 5 - 100C, lợn con bị lạnh, các chức năng hoạt động bị rối loạn dẫn đến dễ

bị chết non

Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh vì vỏ đại não của lợn con chưa phát triển hoàn thiện Do đó việc điều tiết thân nhiệt và năng

lực phản ứng kém, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường (nhiệt độ, độ ẩm)

Theo Từ Quang Hiển và cs (1995) [5] ở lợn con, khả năng sinh trưởng

và phát triển nhanh, yêu cầu về dinh dưỡng ngày càng tăng cao Trong khi đó sản lượng sữa của lợn mẹ tăng dần đến 2 tuần sau khi đẻ và sau đó giảm dần

cả về chất và lượng Đây là mâu thuẫn giữa nhu cầu dinh dưỡng của lợn con

và khả năng cung cấp sữa của lợn mẹ Nếu không kịp thời bổ sung thức ăn cho lợn con thì lợn thiếu dinh dưỡng dẫn đến sức đề kháng yếu, lợn con gầy còm, nhiều lợn con mắc bệnh Vì vậy nên tiến hành cho lợn con tập ăn sớm để khắc phục tình trạng khủng hoảng trong thời kỳ 3 tuần tuổi và giai đoạn sau cai sữa

Lợn con dưới 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt chưa ổn định, nghĩa là sự thải nhiệt và sinh nhiệt chưa cân bằng

Khi còn là bào thai, các chất dinh dưỡng được mẹ cung cấp qua nhau thai, điều kiện sống tương đối ổn định Lợn con sơ sinh gặp điều kiện sống hoàn toàn mới, nếu chăm sóc không tốt rất dễ mắc bệnh còi cọc và chết

Trang 15

Ngoài ra lớp mỡ dưới da của lợn con còn mỏng, lượng mỡ glycogen dự trữ trong cơ thể lợn còn thấp, trên cơ thể lợn con lông còn thưa, mặt khác diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng cơ thể chênh lệch tương đối cao nên lợn con dễ bị mất nhiệt và khả năng cung cấp nhiệt cho lợn con chống rét còn thấp dẫn đến lợn con rất dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi

Ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao gây ra hiện tượng tăng tỏa nhiệt ở lợn con bằng phương thức bức xạ Vì thế ở nước ta vào cuối mùa đông đầu mùa xuân, khí hậu lạnh và ẩm, lợn con sẽ bị toả nhiệt theo phương thức này, làm cho nhiệt lượng cơ thể mất đi, lợn bị lạnh Đây là điều kiện thuận lợi dẫn đến phát sinh bệnh tật, nhất là bệnh đường tiêu hoá

2.1.1.4 Đặc điểm về khả năng miễn dịch

Phản ứng miễn dịch là khả năng đáp ứng của cơ thể Phần lớn các chất

lạ là mầm bệnh Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn con tương đối dễ dàng,

do chức năng của các tuyến chưa hoàn chỉnh Ở lợn con lượng enzym tiêu hoá

và lượng HCl tiết ra còn ít, chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây rối loạn trao đổi chất, dẫn tới khả năng tiêu hoá kém, hấp thu kém Trong giai

đoạn này mầm bệnh (Salmonella spp, E.coli…) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể

qua đường tiêu hoá và gây bệnh

Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể Lượng kháng thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [10] trong sữa đầu của lợn mẹ hàm lượng protein rất cao Những ngày đầu mới đẻ, hàm lượng protein trong sữa chiếm 18 - 19%, trong đó lượng- globulin chiếm số lượng khá lớn (30 - 35%) Nó có tác dụng tạo sức đề kháng Cho nên sữa đầu có vai trò quan

Trang 16

trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con Lợn con hấp thu lượng  - globulin bằng con đường ẩm bào Quá trình hấp thu nguyên vẹn nguyên tử  - globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian Nó chỉ có khả năng hấp thu qua ruột non của lợn con rất tốt trong 24 giờ đầu sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu

có kháng men antitripsin làm mất hoạt lực của men tripsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách tế bào vách ruột của lợn con khá rộng Cho nên 24 giờ sau khi được bú sữa đầu, hàm lượng  - globulin trong máu lợn con đạt tới 20,3mg/100ml máu Sau 24 giờ, lượng kháng men trong sữa đầu giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con hẹp dần, nên sự hấp thu  - globulin kém hơn, hàm lượng  - globulin trong máu lợn con tăng lên chậm hơn Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng 24mg/100ml máu (máu bình thường của lợn trưởng thành có khoảng 65 mg/100ml máu) Do đó lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể Do đó những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao

2.1.2 Hiểu biết về vi khuẩn E.coli

Trực khuẩn ruột già Escherichia coli (E.coli) còn có tên khác là

Bacterium coli commune, Bacillus communis, do Escherich phân lập năm

1885 từ phân trẻ em E.coli thường sinh sống ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ

dày hay phần trước ruột của các loài gia súc, gia cầm và cả người

- Đặc điểm hình thái

E.coli là một trực khuẩn hình gậy kích thước từ 2 - 3 x 0,6 µm, trong cơ

thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn Trong canh rùng gà, vi khuẩn dài 4 - 8 µm

Phần lớn E.coli di động do có lông ở xung quanh thân, nhưng một số

không di động Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô

Trang 17

- Đặc tính nuôi cấy

E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể phát triển ở

nhiệt độ 5 - 400C, nhiệt độ thích hợp là 370C, pH thích hợp 7,2 - 7,4; vi khuẩn phát triển được ở pH 5,5 - 8

E.coli phát triển dễ dàng trong các môi trường nuôi cấy thông thường:

- Trong môi trường nước thịt: Vi khuẩn phát triển thấp, môi trường rất đục có máu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có mùi phân thối

- Trên môi trường thạch thường: Sau 24 giờ nuôi cấy hình thành nên khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, có đường kính 2 - 3 mm Nuôi lâu khuẩn lạc trở thành gần như nâu nhạt và mọc rộng ra

Có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R và khuẩn lạc dạng M

- Môi trường Istrati: Khuẩn lạc có màu vàng tươi

- Môi trường Maconkey: Khuẩn lạc có màu đỏ hồng

- Môi trường Brilliiant - Gren - Ager: Khuẩn lạc có màu vàng chanh

- Môi trường EMB (Eosin - Methylen - Blue): Khuẩn lạc có màu đen tím

- Môi trường Muller Kauffman: Vi khuẩn không mọc

- Môi trường thạch SS (Salmonella - Shigella): E.coli có khuẩn lạc màu đỏ

- Môi trường Endo: E.coli có khuẩn lạc màu đỏ

- Đặc tính sinh hóa: E.coli lên men sinh hơi từ các loại đường fructoze,

glucoze, galactoze, lactoze, mannit, dextroze Lên men không chắc chắn các loại đường dulcitol, saccharose

Các phản ứng khác: H2S, VP, urea: âm tính

MR, Indol: Dương tính

Sữa đông sau 24 - 72 giờ ở 370

C

Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông

E.coli có khả năng khử Nitrat thành Nitrit, khử Cacbocyl trong môi

trường Lysinedecacboxylase

Trang 18

bị phá huỷ bởi formol 0,5%

+ Kháng nguyên H:

Kháng nguyên được cấu tạo bởi thành phần lông của vi khuẩn, có bản chất

là protein giống như chất myosin trong cơ, nó có đặc tính sau: Bị phá huỷ ở 600

C trong 1 giờ, bị cồn 500

và các enzym phân giải protein phá huỷ, bền vững với formol 0,5%

+ Kháng nguyên K:

Kháng nguyên K hay còn gọi là kháng nguyên bề mặt Chúng bao quanh tế bào vi khuẩn có bản chất là polysaccharide Có ý kiến cho rằng kháng nguyên K có ý nghĩa về độc lực vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trước các yếu tố phòng bệnh của vi khuẩn

- Độc tố

Vi trùng E.coli tạo ra 2 loại độc tố đó là nội độc tố và ngoại độc tố

Ngoại độc tố: Là một chất không chịu được nhiệt dễ bị phá huỷ ở 560

C trong vòng 10h30 phút dưới tác dụng của formol và nhiệt, ngoại độc tố chuyển thành giải độc tố, ngoại độc tố có hướng thần kinh và gây hoại tử

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [2] hiện nay việc chiết xuất ngoại độc tố chưa thành công mà chỉ phát hiện trong canh trùng của chúng mới phân lập được khả năng tạo độc tố sẽ mất đi khi các chủng được giữ lâu dài hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi trường dinh dưỡng

Trang 19

+ Nội độc tố: Là các yếu tố gây độc chủ yếu của trực khuẩn đường ruột

E.coli, chúng có trong tế bào vi trùng và gắn vào vi trùng rất chặt chẽ, nội độc

tố có thể chiết xuất bằng nhiều phương pháp: Phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học

hoặc chiết suất bằng phenol dưới tác dụng của enzym

2.1.3 Hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con

2.1.3.1 Nguyên nhân

Do bộ máy tiêu hóa của lợn con chưa hoàn thiện nên ở giai đoạn sau thời kỳ bú sữa đầu, lợn con có thể mắc nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh phân trắng - một bệnh khá phổ biết thường gặp ở lợn con theo mẹ

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [2] bệnh lợn con ỉa phân trắng do

trực khuẩnE.coli gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở dạng nhiễm trùng

huyết hoặc nhiễm độc đường ruột, viêm ruột ở lợn con, nhất là sau khi sinh, thậm chí chỉ vài giờ Có đến 48% trường hợp bị tiêu chảy ở lợn con là do

E.coli gây ra

E.coli là loại phổ biến nhất trong đường ruột, nó xuất hiện và sống

trong đường ruột của động vật chỉ vài giờ sau khi sinh Khi điều kiện chăm

sóc, nuôi dưỡng kém sức đề kháng của con vật giảm thì E.coli cường độc và

có khả năng gây bệnh, chúng sản sinh ra độc tố (enterotoxin) phá hủy tổ chức thành ruột làm thay đổi cân bằng quá trình thay đổi nước, điện giải Nước không được hấp thu từ ruột vào mà bị rút từ cơ thể vào ruột dẫn đến gây bệnh tiêu chảy

Những nguyên nhân khác làm tăng mức độ nhiễm E.coli là vệ sinh

chuồng trại kém, bầu vú lợn mẹ bị nhiễm khuẩn, thức ăn nước uống không

hợp vệ sinh, E.coli xâm nhập theo đường miệng vào cơ thể Ngoài ra, trong

dịch vị thiếu HCl tự do cũng là nguyên nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa

Lợn con không được bú sữa đầu dẫn đến sức đề kháng yếu làm tăng khả năng cảm nhiễm bệnh, thời tiết nóng, lạnh đột ngột, độ ẩm môi trường cao cũng làm lợn con dễ mắc bệnh phân trắng lợn con

Trang 20

Sử An Ninh và cs (1981) [8] cho biết: Nguồn gốc sinh bệnh lợn con phân trắng có liên quan đến phản ứng thích nghi của cơ thể lợn với yếu tố stress, biểu hiện thông qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu: Đường huyết, cholesteron, kẽm, kali, natri

Chăm sóc lợn mẹ (đặc biệt là thời gian mang thai) không đúng kỹ thuật: Thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, khẩu phần không đủ dinh dưỡng, thiếu các yếu tố đa lượng, vi lượng làm cho lợn con sinh ra còi cọc, thiếu sắt, Vitamin B12 khiến cơ thể lợn suy yếu do thiếu máu, khả năng chống đỡ với các môi trường kém nên dễ mắc bệnh

Theo Trịnh Văn Thịnh (1995) [16] sắt là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho sinh trưởng và khă năng chống đỡ bệnh tật, ở động vật 1/2 lượng sắt cho

cơ thể nằm ở hemoglobin, một lượng ít nằm ở myoglobin và một số enzym Trong quá trình mang thai hoặc sữa đầu của lợn mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu về sắt dễ sinh bần huyết ở lợn con, dẫn đến cơ thể suy nhược, không hấp thu được dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh

Mặt khác, lượng sữa mẹ giảm dần và đến ngày thứ 20 giảm đột ngột, trong khi đó nhu cầu về dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng cao Đến ngày thứ 20 nếu dinh dưỡng của lợn mẹ không đảm bảo, lợn con càng thiếu sữa, chúng gặm, la liếm nền chuồng và thành chuồng nên dễ phát sinh bệnh đường tiêu hóa

2.1.3.2 Đặc điểm dịch tễ của bệnh

Động vật cảm nhiễm: Thường chỉ thấy lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến khi cai sữa, cơ năng tiêu hóa của lợn kém, dễ bị bệnh khi có sự tác dụng của vi khuẩn E.coli gây bệnh Thành phần dinh dưỡng và phẩm chất của sữa lợn mẹ kém cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của lợn con nên lợn con dễ bị bệnh

Điều kiện chăn nuôi: Bệnh thường xảy ra ở những nơi vệ sinh chăm sóc kém, không chống ẩm, chống lạnh đầy đủ vì trong những điều kiện đó lợn con

bị stress làm cho sức đề kháng của lợn con giảm nên các tác nhân gây bệnh phát triển và làm phát sinh bệnh

Trang 21

2.1.3.3 Đường truyền bệnh

Đường nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn uống Khi bị nhiễm, E.coli phát

triển nhanh trong đường ruột, chúng tự huỷ hoại và giải phóng ra các độc

tố, độc tố này xâm nhập vào dòng limpho, do đó máu bị nhiễm độc và con vật chết

Từ khi mới sinh, hệ sinh vật ở đường tiêu hoá rất đa dạng, tỷ lệ, số lượng vi trùng rất khác nhau ở các đoạn ruột khác nhau

Mầm bệnh cũng có thể được truyền trực tiếp từ lợn mẹ bị nhiễm E.coli sang lợn con khi còn là bào thai Thực tế đã chứng minh, bệnh do E.coli không những xuất hiện vào những ngày đầu tiên mới đẻ mà thậm chí vào những giờ đầu tiên sau khi sinh Điều đó cho thấy đã có sự nhiễm bệnh của bào thai ngay từ khi còn trong bụng mẹ, do đó con vật đẻ ra đã là con vật bệnh Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc kịp thời đề xuất những biện pháp nhằm phòng trừ có hiệu quả ngay từ khi con vật trong bụng mẹ (theo Đào Trọng Đạt và cs, 1995)[2]

2.1.3.4 Quá trình sinh bệnh

Theo Lê Văn Tạo và cs (1993) [14], nghiên cứu chế tạo VaccineE.coli

uống phòng bệnh lợn con phân trắng

Vi khuẩn E.coli xâm nhập trực tiếp hay gián tiếp vào đường ruột của con vật Trong ruột khi có đủ điều kiện thuận lợi, vi khuẩn colizin V, yếu tố

này tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khác, đặc biệt là vi khuẩn có lợi và trở thành vi khuẩn có số lượng lớn trong đường ruột, tràn lên ruột non, tại đây nhờ kháng nguyên bám dính, vi khuẩn bám vào lớp biểu mô nhung mao ruột Sau đó vi khuẩn xâm nhập vào trong lớp tế bào biểu

mô, trong lớp tế bào biểu mô vi khuẩn phát triển nhân lên làm phá hủy lớp tế bào này gây viêm ruột Cũng tại đây vi khuẩn sản sinh độc tố đường ruột, độc

tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối và nước Nước và chất điện giải không hấp thu được từ ruột vào cơ thể, ngược lại thấm xuất từ cơ thể

Trang 22

vào ruột Nước tập trung vào ruột làm cho ruột căng lên Sức căng của ruột và quá trình viêm ruột kích thích vào hệ thần kinh thực vật tạo nên những cơn nhu động ruột mạnh, đẩy nước và phân ra ngoài gây hiện tượng tiêu chảy

Sau khi gây ra tiêu chảy và thay đổi về tổ chức bệnh lý ở hệ thống tiêu hóa thì tùy khả năng gây bệnh của vi khuẩn và sức đề kháng của vật chủ mà

vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn gây dung huyết lợn bị sốt cao, hay vào cơ quan nội tạng gây bệnh toàn thân hoặc chỉ cư trú tại ruột gây bệnh ở đường tiêu hóa

Ngoài ra việc bú sữa đầu không kịp thời, chất lượng sữa đầu kém, thiếu

yếu tố γ - Globulin miễn dịch, cũng là điều kiện để phát sinh bệnh Như vậy

để sinh bệnh rõ ràng phải có mặt chủng E.coli cường độc Hầu hết chủng

E.coli cường độc đều sinh ra một số yếu tố bám dính màng, các chất này làm

trung gian cho các cảm thụ quan đặc hiệu bám dính lên tế bào biểu bì của màng niêm mạc

2.1.3.5 Triệu chứng lâm sàng

Lứa tuổi mắc bệnh thường gặp ở lợn con từ 10 - 21 ngày tuổi Thời gian

ủ bệnh từ vài giờ đến một ngày Phân trắng ở lợn con sơ sinh có thể quan sát được 2 - 3 giờ sau khi sinh, có ở từng cá thể hay toàn đàn Phần lớn lợn con trong đàn bị ảnh hưởng và có thể tử vong rất cao trong những ngày đầu tiên

Lợn con nhiễm E.coli chậm chạp, bỏ bú, thân nhiệt ít tăng cao, trường

hợp cá biệt nhiệt độ cơ thể có khi lên tới 40,5 - 41oC, nhưng chỉ vài giờ hoặc một vài ngày sau sẽ hạ sốt Lợn ỉa nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu trắng như vôi, trắng xám màu xi măng hoặc màu nâu hơi vàng, phân có mùi tanh đặc biệt, bụng tóp lại, da nhăn nheo, lông xù quanh hậu môn dính phân, 2 chân sau chụm lại

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân, khi độ ẩm môi trường cao

Trang 23

Khi lợn con mắc thì thường có một số thể sau:

- Thể cấp tính: Những lợn từ 4 - 15 ngày tuổi thường hay mắc thể này Sau 1 - 2 ngày đi ỉa phân trắng lợn gầy sút nhanh, ủ rũ và bỏ bú, đi đứng siêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bốn chân lạnh Phân lúc đầu nát, sau loãng, tiếp

đó lợn rặn khó khăn như đi kiết, số lần đi ỉa tăng từ 1 - 2 lần đến 4 - 6 lần/ngày Màu phân từ xanh đen dần chuyển sang màu trắng đục, mùi tanh khắm, phân dính bết ở hậu môn, bệnh kéo dài 2 - 4 ngày, tỷ lệ chết cao 50% - 80% số con/đàn

- Thể mãn tính: thường lợn lớn hơn 20 ngày tuổi hay mắc bệnh thể này Lợn bú kém, kéo dài 7 - 10 ngày Phân màu trắng đục hoặc trắng hơi vàng Có con mắt có dử mắt, mắt quầng thâm, niêm mạc nhợt nhạt Tỷ lệ chết thấp 10 - 30% trong đàn Những lợn đã đến 40 - 60 ngày tuổi thì khi ỉa phân trắng nhưng vẫn hoạt động bình thường Phân thường đặc hoặc nát với màu trắng xám, từ đó có thể tự khỏi Nhưng nếu kéo dài, lợn gầy sút và sau này còi cọc chậm lớn

2.1.3.6 Bệnh tích

-Lợn con chết do bị mất nước nghiêm trọng, ruột non đầy hơi và bị viêm cata cấp tính, mạch máu màng treo ruột sưng, mềm, đỏ tấy sung huyết Niêm mạc dạ dày đỏ, dày lên, phủ chất nhớt và ruột già sưng Trong ruột non

có dịch lỏng, vàng nhạt hay nâu nhạt, có khi lẫn thức ăn không tiêu, có lẫn bọt Màng treo ruột đỏ thẫm, gan bị thoái hóa màu đất sét, túi mật căng và dài

ra do chứa nhiều dịch mật Chất chứa trong đường ruột lỏng, có màu vàng, xác lợn gầy, bụng thóp, niêm mạc mắt vàng

- Trong dạ dày, manh tràng chứa đầy sữa đông vón hoặc thức ăn không tiêu

- Phổi bị xuất huyết

- Dạ dày giãn rộng, đường cong lớn bị chảy máu (xuất huyết)

Trang 24

- Tim sưng to, cơ tim nhão

- Niêm mạc hậu môn đỏ

2.1.3.7 Chẩn đoán

Việc chẩn đoán lợn con phân trắng chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng cũng dễ phát hiện Trong đàn lợn thường quan sát thấy các loại phân lúc đầu

là táo, sau là lỏng hoặc sền sệt mầu vàng hoặc mầu trắng Quan sát hậu môn

có thể phát hiện những con mắc bệnh có phân dính ở hậu môn hoặc dính cả ở vùng mông, khoeo, nhìn thấy ướt Lợn bỏ bú hoặc bú ít, xù lông, tím tai, tím mõm Thường nằm ở góc chuồng khi nặng thì run rẩy, co giật nằm chân bơi trong không khí

Bệnh đường ruột do E.coli gây ra ở lợn con có những khác biệt với

những bệnh do nhóm các tác nhân gây tiêu chảy khác như: vi rút, cầu trùng

Cơ sở của việc chuẩn đoán là xác định độ PH của phân: nguyên nhân do

E.Coli gây ra thì phân có pH nghiêng về Bazơ, nguyên nhân do virut, cầu

trùng thì phân có pH nghiêng về axit, có thể phân lập vi khuẩn ở lớp niêm mạc ruột non

2.1.3.8 Phòng bệnh

Bệnh phân trắng lợn con được gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân phức tạp Do đó cũng phải có nhiều biện pháp giải quyết các vấn đề ờ trên từng khía cạnh của bệnh phân trắng cùng áp dụng đồng bộ, mới có thể hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bệnh gây ra

* Phòng bệnh bằng Vaccine

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Vaccine để phòng bệnh tiêu chảy ở lợn do vi khuẩn là chủ yếu, do đó các nghiên cứu đã tập

trung chế tạo Vaccine từ vi khuẩn E coli và Salmonella

Sử dụng Vaccine cho lợn nái mang thai bằng cách tiêm hoặc cho uống trước khi đẻ 4 – 6 tuần để kích thích lợn mẹ đáp ứng miễn dịch, sản sinh kháng thể đặc hiệu trong máu, truyền qua sữa đầu, cung cấp cho lợn con sau khi bú sữa (Nguyễn Thị Nội và cs, 1989 ), [9]

Trang 25

Sử dụng Vaccine trực tiếp cho lợn con uống để tạo ra các globulin miễn

dịch tiết tại đường ruột, nhằm mục đích bảo vệ bề mặt niêm mạc của ruột, chống vi khuẩn bám dính xâm nhập, sản sinh độc tố gây bệnh

Gần đây một số nhà nghiên cứu còn dùng hỗn hợp vi khuẩn đường ruột

E.Coli và Salmonella phân lập được từ cơ sở chăn nuôi để chế Vaccine với

mục đích ngăn cản sự xâm hại của hai loại vi khuẩn này Kết quả cho thấy Vaccine đã chế tạo được có khả năng ngăn cản sự bám dính và xâm nhập của

E.coli và Salmonella vào các tế bào biểu mô ruột

Hiệu lực miễn dịch của Vaccine này tương đương với hiệu lực của

Vaccine sống, cao hơn Vaccine chết hoặc Vaccinelipopolixacchorid chiết

xuất Năm 1989, Nguyễn Thị Nội và cs đã tiến hành nghiên cứu Vaccine hỗn

hợp salsco, được chế tạo từ các chủng vi khuẩn E.coli, salmonella,

streptococus để phòng tiêu chảy cho lợn

* Phòng bệnh bằng các chế phẩm sinh học

Dùng các vi khuẩn có lợi để phòng và điều trị tiêu chảy ở lợn là biện pháp hữu hiệu, đã có nhiều chế phẩm được nghiên cứu và áp dụng Các nhóm vi

khuẩn thường dùng là Bacillus Subtilis, Colibacterium, Các vi khuẩn này khi

được đưa vào đường tiêu hoá của lợn sẽ có vai trò cải thiện thức ăn, lập lại cân bằng vi sinh vật trong đường ruột ức chế và khống chế các vi khuẩn có hại

Gần đây Nhật Bản đã giới thiệu chế phẩm EM (Effective

Micoorganims) là một chế phẩm sinh học có nhiều lạo vi khuẩn có lợi, có khả

năng phòng trị bệnh tiêu chảy cho nhiều loại gia súc và gia cầm và còn có khả năng khử mùi hôi cho phân thải, chuồng trại

* Phòng bệnh bằng thuốc hoá học trị liệu

Lợn con bú sữa mẹ thường thiếu sắt vì sữa mẹ không cung cấp đủ do

đó lợn con thướng rối loạn tiêu hoá và ỉa chảy Để giải quyết vấn đề này, các

nhà chăn nuôi đã nghiên cứu chế phẩm Dextran-Fe để tiêm bổ sung cho lợn

phòng bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng và các bệnh đường ruột, tăng sức đề kháng cho lợn

Trang 26

Để diệt vi khuẩn gây bệnh trong thức ăn và trong đường tiêu hoá, trong một thời gian dài các nhà chăn nuôi thú y đã chủ trương cho kháng sinh vào thức ăn, nước uống háng ngày của lợn để phòng tiêu chảy

Ví dụ: Dùng Biovit80, Biovit40, Xitn70, hay trộn tiamulin,

tetracyclin, vào thức ăn Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh đó đã để lại

nhiều hậu quả không tốt như gây tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, sữa, làm tăng số lượng vi khuẩn kháng thuốc, nhờn thuốc nên đến nay các nước đã cấm sử dụng kháng sinh tràn lan, do đó biện pháp này đã được hạn chế đi nhiều

2.1.3.9 Trị bệnh

Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về điều trị bệnh Do nguyên nhân gây bệnh phức tạp và đặc biệt là khă năng kháng thuốc của vi khuẩn là rất lớn và nhanh nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn Để có hiệu quả việc điều trị phải tiến hành sớm khi bệnh mới phát sinh bằng nhiều biện pháp Tổng hợp để vừa diệt căn nguyên, vừa điều trị triệu chứng

* Dùng kháng sinh

Khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh nên tuân thủ đúng liệu trình từ 3-

5 ngày Song song với việc dùng kháng sinh thì việc cần thiết là phải tập trung giải quyết vấn đề môi trường, nhiệt độ chuồng nuôi, cần duy trì ở 30 – 34oC đối với lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa là 29,5o

C

Có thể điều trị kháng sinh kết hợp với việc sử dụng các chất điện giải cho uống Trong một số trường hợp, đối với những đàn có nguy cơ mắc bệnh cao, việc sử dụng kháng sinh điều trị dự phòng có thể bắt đầu sớm và nên áp dụng trên toàn đàn Nên áp dụng biện pháp cách ly con vật bị bệnh với những con khác vì khi lợn bị tiêu chảy đều được coi đã có sự nhiễm khuẩn

Trịnh Văn Thịnh (1985) [16] đã dùng Strepptomycin với liều: 1,2 – 1,8

triệu UI/con trong 1 ngày, sau 5 ngày, tỷ lệ chữa khỏi 60 – 80%

Trang 27

Trong thực tế, nên sử dụng kháng sinh phổ rộng ngay từ đầu trong khi chờ có kết quả chính thức của kháng sinh đồ Các nhà chuyên môn khuyến

cáo nên sử dụng phối hợp Ampicillin, Trimethoprim và Sulphamethoazole hoặc Cephalothin

Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý rằng: hiệu quả sử dụng các loại kháng sinh để điều trị hội chứng tiêu chảy xê dịch trong một thời gian khác nhau đáng kể, tuỳ thuộc vào từng địa phương và trong cung một địa phương thì hiệu quả sử dụng thuốc giảm dần theo thời gian Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do tính đa dạng phức tạp của căn nguyên và tính kháng thuốc cao của các vi khuẩn gây bệnh Vì vậy để điều trị có hiệu quả cao cần phải

dùng kháng sinh đúng nguyên tắc đặc biệt với E.Coli một loại vi khuẩn rất

nhanh hình thành tính kháng thuốc, đồng thời cũng là một trong những tác nhân làm lây truyền tính kháng thuốc rộng rãi trong giới sinh vật (Phạm Khắc Hiếu và cs,1996) [6]

* Dùng chất bổ trợ:

Việc dùng chất bổ trợ điều trị là rất quan trọng Khi lợn con tiêu chảy kéo dài thường dẫn đến tình trạng mất nước và có biểu hiện rối loạn nghiêm trọng các chất điện giải Do đó, kết hợp với điều trị bằng thuốc nên bổ sung

đường ( Glucoze, Fructose), tăng cường vitamin đặc biệt là các vitamin nhóm

B Nên trợ tim cho lợn con bằng Cafein 2% (Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1996) [2]

Một số dung dịch hay dùng như Ringenlactac CLRS dung dịch Dxtrose 5% Sodium Clorit (NaCl) 0,9% Ptasium Clorit (KCl) 15%; Siodium Cacbonat (NaHCO 3 ) 8,4% Để tiêm truyền tĩnh mạch : Nacl 10%, Gleeconat canxi

10% tiêm tĩnh mạch hoặc cho uống để bổ sung Ion Na+

, K+, Cl+ Một số vitamin như B1, B12, C, PP cũng có vai trò quan trọng có thể cho uống, tiêm tuỳ dạng bào chế khác nhau

Trang 28

- Điều trị bằng chế phẩm sinh học và khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột của lợn bị tiêu chảy

Ngoài ra 1 số chế phẩm sinh học do 1 số tác giả nghiên cứu ra để điều trị bệnh phân trắng lợn con 1 cách hiệu quả như: chế phẩm sinh học EM, chế

phẩm Subcolac cho uống, Biolactyl dạng đông khô, canh trùng Bacilus

Fubtilif, các loại men vi sinh…Vì chúng có khả năng khôi phục hệ vi sinh vật

có lợi trong đường ruột, khống chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, lấy lại cân bằng của khu vi sinh vật đường ruột

* Điều trị triệu chứng

Lợn con bị tiêu chảy thường dẫn đến tình trạng mất nước và có biểu hiện rối loạn nghiêm trọng các chất điện giải do đó điều trị bằng thuốc cần phải kịp thời chống mất nước và chất điện giải cho lợn con đồng thời lên trợ tim cho lợn con bằng cafein 20% bổ sung đường glucose, tăng cường các vitamin đặc biệt vitamin nhóm B

* Khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột

Khôi phục và ổn định trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột

sẽ có hiệu quả tốt đến hiệu quả điều trị sử dung chế phẩm biosubtyl để điều

trị tiêu chảy cho lợn con trước và sau cai sữa cho tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy giảm, khả năng tăng trọng tốt

2.1.4 Giới thiệu về thuốc sử dụng trong nghiên cứu

* Nova - Amcoli

- Thành phần: Trong 100ml: Ampicillin (as Trihydrate) 10000mg Colistin Sulfate 25000000UI

- Đặc trị các bệnh nhiễm trùng trên gia cầm

Lợn: Phù đầu, viêm ruột tiêu chảy, viêm phổi, tụ huyết trùng, viêm vú, viêm tử cung, hội chứng MMA

Chó, mèo: Viêm ruột tiêu chảy, viêm phổi, viêm tử cưng, nhiễm trùng vết thương

Trang 29

Gia cầm: Sưng phù đầu, tụ huyết trùng, thương hàn

- Cách dùng:

Lợn con, chó, mèo, gia cầm: 1ml/ 5 kg thể trọng

Lợn thịt, lợn giống, dê cừu, bê, nghé: 1ml/ 5 kg thể trọng

Trâu, bò: 1ml/ 12-15 kg thể trọng

Tiêm thuốc sâu vào bắc thịt, ngày 1 lần trong 5 ngày

* Nor 100

- Thành phần: Trong 100 ml chứa Norfloxacin 10000 mg

- Cách dùng: Chuyên trị tiêu chảy, viêm ruột, thương hàn, tụ huyết trùng, viêm vú, viêm tử cung, viêm phổi, viêm xoang mũi, viêm khớp

- Cách dùng và liều lượng:

Tiêm bắp thịt ngày 1 lần

Gia súc nhỏ: 1 ml/ 5-10 kg thể trọng

Gia súc lớn: 1 ml/ 10-12 kg thể trọng

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con trong nước

Bệnh phân trắng xuất hiện khắp trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh và chết cao, đặc biệt là gia súc non, cho nên nhiều nước đã nghiên cứu tìm ra biện pháp ngăn chăn bệnh phân trắng Cho đến ngày nay, các nhà khoa học nước ta

đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định trong chăn nuôi lợn bệnh phân trắng là một nan giải và gây thiệt hại kinh tế từ trước đến nay

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1991) [2], bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng của gia súc non, chủ yếu do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân bên ngoài như: Sự thay đổi đột ngột về thời tiết, thức ăn của lợn mẹ kém phẩm chất hoặc bị thay đổi đột ngột, chuồng trại ẩm ướt, lạnh, tác động vào cơ thể lợn con gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa Ở nước ta tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng rất phổ biến Trong các cơ sở chăn nuôi, tỷ lệ lợn

Ngày đăng: 16/12/2016, 11:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Xuân Bình (2000), “Xác định vai trò của vi khuẩn Escherchia coli và Clostridium perfringens đối với bệnh ỉa chảy ở lợn con giai đoạn 1 -35 ngày tuổi, bước đầu nghiên cứu và chế tạo một số sinh phẩm phòng bệnh”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định vai trò của vi khuẩn Escherchia coli và Clostridium perfringens đối với bệnh ỉa chảy ở lợn con giai đoạn 1 -35 ngày tuổi, bước đầu nghiên cứu và chế tạo một số sinh phẩm phòng bệnh
Tác giả: Đặng Xuân Bình
Năm: 2000
3. Lê Thanh Hải, Nguyễn Thi ̣ Viễn , Trần Thu Hằng , Nguyễn Hữu Thao, (1995) “Nghiên cư ́ u xác đi ̣nh tổ hợp lai ba máu để sản xuất heo con nuôi thi ̣t đa ̣t tỷ lê ̣ na ̣c trên 52%”, Hội nghi ̣ KH Chăn Nuôi -Thú Y.Trang: 143-160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứ u xác đi ̣nh tổ hợp lai ba máu để sản xuất heo con nuôi thi ̣t đa ̣t tỷ lê ̣ na ̣c trên 52%
4. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002),”Chế tạo thử nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con do E.coli và Cl.pefringen”. Tạp chí KHKT thú y, IV(1), trang 19 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2002),”"Chế tạo thử nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con do "E.coli "và Cl.pefringe"n
Tác giả: Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình
Năm: 2002
5. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (1995), “Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc gia cầm’’, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc gia cầm’’
Tác giả: Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
6. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc ,(1996), Stress trong đời sống người và vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội- 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress trong đời sống người và vật nuôi
Tác giả: Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
7. Hội chăn nuôi Việt Nam (2000), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm , tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm
Tác giả: Hội chăn nuôi Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
8. Sử An Ninh (1981), Kết quả tìm hiểu bước đầu nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong phòng bệnh lợn con phân trắng, Kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả tìm hiểu bước đầu nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong phòng bệnh lợn con phân trắng
Tác giả: Sử An Ninh
Năm: 1981
9. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú (1989), Vacxin hỗn hợp salsco, được chế tạo từ các chủ vi khuẩn E.coli, Salmonella, Streptococus để phòng tiêu chảy cho lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y số Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú (1989), Vacxin hỗn hợp salsco, được chế tạo từ các chủ vi khuẩn E.coli, Salmonella, Streptococus để phòng tiêu chảy cho lợn”
Tác giả: Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú
Năm: 1989
10. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn
Tác giả: Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2004
11. Luther (1993). “Tiêu chảy ở lợn sơ sinh”. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiêu chảy ở lợn sơ sinh”
Tác giả: Luther
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1993
12. Laval A, 1997) „„Incidence des Enterites pore‟‟, Báo cáo tại: “Hội thảo Thú y về bệnh lợn” do Cục Thú y tại Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo Thú y về bệnh lợn
13. Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên (1993), “Giáo trình chăn nuôi lợn’’, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn’’
Tác giả: Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên
Năm: 1993
14. Lê Văn Tạo (1993),"Nghiên cứu chế tạo vacxin E.coli uống phòng bệnh cho lợn con phân trắng",Tạp chí KHNN và CNTP, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chế tạo vacxin E.coli uống phòng bệnh cho lợn con phân trắng
Tác giả: Lê Văn Tạo
Năm: 1993
15. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2005), Giáo trình sinh lý học động vật, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý học động vật
Tác giả: Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2005
16. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh lợn ở Việt Nam , Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.2. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lợn ở Việt Nam
Tác giả: Trịnh Văn Thịnh
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1985
20. Smith. R. A. và Nagy Band Feket Pzs, “The transmissible nature of the genetic factor in E.coli that controls hemolysin production”, J. Gen.Microbiol. 47, pp. 153 – 161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The transmissible nature of the genetic factor in E.coli that controls hemolysin production”, "J. Gen. "Microbiol
2. Đào Trọng Đạt và cs (1991), “Bệnh ở lợn nái và lợn con‟‟, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Khác
19. Jones (1976), Role of the K88 antigen in the pathogenic of neonatal diarrhea caused by Eschrichia coli in piglets, Infection and Immunity 6, pp. 918 – 927 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w