Thực trạng sử dụng bao b ì nhựa• Theo Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TPHCM, hàng năm, các nhà sản xuất trên địa bàn đã làm ra 762.300 tấn bao bì nhựa để phục vụ nhu cầu của
Trang 1Trường đại học Nông Lâm TP.HỒ CHÍ MINH
Bộ môn công nghệ hóa học
*****☺*****
Môn học: Công nghệ hóa sinh ứng dụng.
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thùy Anh.
Nhóm 11 :
Nguyễn Thanh Thùy 14139204 Nguyễn Thanh Luân 14139109 Trần Tường Khoa 14139083
Tạ Thị Đông 14139040 Lại Đức Nam 14139117
Trang 2Đề tài: Trình bày mối liên hệ giữa bao bì nhựa và
vấn đề ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người
Biện pháp giảm thiểu vấn đề này.
Trang 3Nội dung trình bày:
I:Thực trạng:
1.Tình trạng ô nhiễm môi trường
2.Thực trạng sử dụng bao bì nhựa.
II:Nội dung:
1.Khái niệm về bao bì nhựa.
2.Thành phần cấu tạo của bao bì nhựa.
3.Ảnh hưởng của bao bì nhựa đến môi trường và đời sống của con người
III:Biện pháp khắc phục:
Trang 4Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thế nào là ô nhiễm môi trường?
• Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm
bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác.
Trang 5Thực trạng ô nhiễm môi trường
• Các vật liệu polymer từ hóa dầu là mối nguy hại tiềm ẩn cho môi trường sinh thái vì nó không thể tự phân hủy chỉ có những tác động về cơ học và nhiệt mới
có thể phá hủy nó, nhưng lại tạo ra nhiều chất độc hại hơn và đòi hỏi chi phí khổng lồ
• Ô nhiễm môi trường sinh thái ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai
• Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà
máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.
• Ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là
nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép
Trang 6Thực trạng sử dụng bao b ì nhựa
• Theo Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TPHCM, hàng năm, các nhà sản xuất trên địa bàn đã làm ra 762.300 tấn bao bì nhựa để phục vụ nhu cầu của con người và số đó ngày càng tăng theo đà tăng dân số và đời sống Một người Việt Nam sử dụng khoảng 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa Từ năm
2005 đến nay, con số lên tới 35 kg/người/năm
Trang 7Thực trạng sử dụng bao bì nhựa
Thói quen sử dụng một lần rồi bỏ các loại bao bì từ nhựa của người tiêu
dùng đã làm gia tăng khối lượng bao bì, theoTiến sĩ Phan Hồng Nhật,
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TPHCM mỗi bao bì nhựa đã thải ra môi trường sẽ phải mất 400 năm trong điều kiện tự nhiên mới tiêu hủy hết.
Trang 8Bao bì nhựa
Bao bì nhựa là gì?
• Bao bì nhựa là loại bao bì được làm bằng nhựa dẻo (plastic) là một chất ko có sẵn trong tự nhiên mà người ta phải chế tạo ra Đặc tính của bao bì nhựa là nhẹ, không thấm nước và khá bền, rất thuận tiện trong phân phối, chuyên chở.
Trang 9Bao bì nhựa
Vậy plastic là gì?
•Plastic là loại polymer chứa 5000 10.000 monomer, có nguồn gốc từ chữ
"Plastiko" của và formaldehyd, Hy Lạp mang nghĩa là "đúc hình“ - Leo Hendirk Backerland đã chế tạo ra plastic từ phenol và tung ra thị trường lần đầu tiên -
Ngày nay, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra plastic là nguồn hydrocarbon từ dầu hỏa, được tách trong quá trình lọc dầu, có vài loại được lấy từ gỗ, than và chất khí
tự nhiên.
•Đặc điểm: Trọng lượng bao gói nhẹ - Sức bền kém và chịu lực kém hơn kim
loại - Ít bể hơn thủy tinh - Chịu ăn mòn hóa học tốt - Cho phép thấm khí, thấm mùi, độ ẩm , ánh sáng và vi sinh vật - Không có tính chất quang học như thủy
tinh: truyền sáng, khúc xạ, phản chiếu - Dẫn nhiệt kém, chịu nhiệt kém - Có thể đóng bao, niêm phong bằng phương pháp gia nhiệt - Có thể sản xuất mọi nơi
Trang 10Bao bì nhựa
Để sản xuất ra các bao bì nhựa người ta sử dụng nhiều loại hạt nhựa tinh khiết được tinh chế từ dầu hỏa Để đúc khuôn tạo dáng cho các bao bì này người ta phải thêm chất hóa dẻo (plasticizer) là các hóa chất có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm gọi là các “dẫn chất phtalat” như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP),
benzylbutyl phtalat (BZBP), monomethyl phtalat (MMP),
Một số lọai bao bì nhựa được sử dụng phổ biến như:
Nhựa PE
Nhựa PET Nhựa PET
Nhựa PET
Trang 11Ảnh hưởng của bao b ì nhựa đến môi trường
• Bao bì nhựa gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất bao bì nhựa cần phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu - những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người Do đó trong quá trình sản
xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu
toàn cầu, mực nước biển dâng cao, nắng nóng gay gắt, bão lụt, hạn hán,
→
Trang 12Vì bao bì nhựa được làm
từ những chất khó phân hủy
nên sự tồn tại của nó trong môi
trường đất sẽ gây ảnh hưởng
rất nghiêm trọng
Xói mòn đất đai: Do bao bì nhựa sẽ lẫn vào đất làm cản
trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, sẽ ngăn cản oxi đi qua đất, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai
Tàn phá hệ sinh thái: túi ni-lông nằm trong đất khiến
cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng trên đó chậm tăng trưởng và không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái
Ô nhiễm môi trường đất: nhiều loại bao bì nhựa được
làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất
sẽ làm ô nhiễm tới môi trường đất
Ảnh hưởng của bao b ì nhựa đến môi trường
Trang 13Ảnh hưởng của bao b ì nhựa đến môi trường
• Đặc biệt trong một số loại bao bì nhựa có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành acid Sunfuric (H2SO4) dưới dạng các cơn mưa axit rất
có hại cho môi trường đất và không khí
Trang 14Ảnh hưởng của bao bì nhựa đến môi trường
Bao bì nhựa kẹt sâu trong cống rãnh,
kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ
đọng nước thải và ngập úng, hôi thối, ô
nhiễm môi trường
Bên cạnh đó sự lạm dụng các sản phẩm
bao bì nhựa cùng với sự bừa bãi, vô ý
thức của con người khiến cho bao bì
nhựa trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi
lúc đó nó sẽ làm ảnh hưởng tới mỹ
quan đường phố,và cảnh quan thiên
nhiên
Trang 15Ảnh hưởng của bao bì nhựa đến môi trường
Bao bì nhựa còn hủy hoại sinh vật, bao bì
ni-lông bị trôi xuống hồ, xuống biển làm chết
các vi sinh vật khi chúng nuốt phải rùa biển,
cá thường nhầm tưởng những chiếc túi
ni-lông tưởng như vô hại này là những con sứa
ngon lành nên ăn phải và bị chết những loài
động vật khác thường vô tình bị những bao
bì nhựa quấn quanh cổ và làm cho ngạt thở
nhưng vì đặc tính không phân hủy nên sau
khi rùa biển ăn phải và chết, bao bì nhựa lại
một lần nữa thải ra môi trường.
Trang 16Ảnh hưởng đến con người
mẽ
Bao bì nhựa còn làmột đồ vật rất tiệnlợi trong cuộc sốngsinh hoạt hàng ngàycủa con người
Bao bì nhựa đảm bảo an toàn cho hàng hóa
Trang 17Ảnh hưởng đến con người
Tiêu cực
Các chất phụ gia được thêm vào để làm cho plastic mềm, dẻo, dai nhưng đồng thời cũng rất độc hại:
1.Chất TOCP (triorthocréylphosphat) :gây thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống.
2.Chất BzBP (benzyl-butyl-phthalate) :ngộ độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm
sinh nếu thường xuyên tiếp xúc
3.Hợp chất cadimi: được sử dụng làm ổn định chất nhựa gây ngộ độc cấp nếu có thai thì bị
dị dạng thai
4.Chất PCB (polychlorinatbiphenyl) khi tiếp xúc với mô sống tạo ra chất careinogen (tác
nhân gây ung thư)
5.DOP (dioctin phatalat) là một chất cực độc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam Nếu bị
nhiễm chất này lâu dài, trẻ em có thể bị ảnh hưởng về giới tính, các bé trai có thể bị nữ tính hoá, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm
6.Ngoài ra các dẫn chất phtalat làm đảo lộn quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng không có lợi
đến hệ hô hấp, gây xơ cứng mô, xơ cứng động mạch, đầu độc các nơron thần kinh dẫn đến bệnh Parkinson, nhưng tác hại lớn nhất vẫn là làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết
Trang 18Ảnh hưởng đến con người
PE là sản phấm chống ấm kém dễ đế không khí lọt qua và dầu mỡ thấm qua nên khi sử sụng
PE làm bao bì bao gói sản phẩm dễ làm oxi hóa các chất béo trong thực phẩm gây mùi ôi khét tạo các chất độc gây biến tính sản phẩm ,ảnh hưởng đến sức khỏe của nguời tiêu dùng
Nếu sử dụng bao bì nhựa để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà
muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong bao bì nhựa sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm có thể gây ung thư
Bao bì nhựa bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa, từ đó sẽ làm cho muỗi và các
vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển lúc đó các bệnh truyền nhiễm sẽ xuất hiện
→
Trang 19Biện pháp khắc phục
Giải pháp 3R
• 3R là viết tắt của các từ tiếng Anh: Reduce – Reuse – Recycle, Chúng có nghĩa tiếng
Việt là Tiết giảm – Tái sử dụng –Tái chế nên còn được gọi là 3T Đây là một giải pháp quen thuộc của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc bảo vệ môi trường
Trang 20Biện pháp khắc phục
Reduce (tiết giảm) là việc giảm lượng chất thải phát sinh bằng việc thay đổi lối sống,
cách tiêu dùng, cải tiến quy trình sản xuất…Đây là sự tối ưu hóa quá trình sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường, tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất, sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên và thải ra lượng thải thấp nhất
Thay đối thói quen sử dụng plastic của người tiêu dùng
Trang 21Biện pháp khắc phục
Reuse (tái sử dụng) là việc sử dụng lại sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính
mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần đến khi hết tuổi thọ của nó
Giá đỡ đt khi sạc bằng
Trang 22Biện pháp khắc phục
Recycle (tái chế) là sử dụng rác thải, vật liệu thải để làm ra các vật chất, sản phẩm mới
có ích
Một nhà máy ở thị trấn Teresa, thuộc tỉnh Rizal của Philippines, đã tìm ra phương
pháp mới để tái sinh nhựa thải Quy trình làm gạch bằng nhựa bao gồm nghiền nhựa thành bột rồi trộn với sỏi Gạch làm bằng nhựa không chịu được sức nặng nên chủ yếu dùng để xây tường rào, lan can, hoặc làm chậu cây
Trang 23Biện pháp khắc phục
Ngoài ra còn có một số biện pháp gián tiếp khác như:
Đánh thuế môi trường đối với bao bì nhựa
Tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc sử dụng bao bì nhựa đối với môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại lẫn tương lai sau này
Trang 24Biện pháp khắc phục
Tìm kiếm sản phẩm thay thế
• Tại Việt Nam, một nhóm nghiên cứu của
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ
Chí Minh đã nghiên cứu sản phẩm nhựa có
khả năng phân hủy sinh học trên cơ sở phối
trộn nhựa thông thường với tinh bột với hàm
lượng 30% và 60% khối lượng
• Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hóa học
Công nghiệp Việt nam đã chế tạo thành
công loại vật liệu polyme có khả năng tự
phân hủy Đây là sản phẩm dựa trên sự kết
hợp giữa nhựa polyetylen tỷ trọng thấp cùng
một số loại tinh bột và hóa chất tạo thành
vật liệu polyme tự phân hủy (còn gọi là vật
liệu polyme phân hủy sinh học)
Trang 25Phần trình bày của nhóm 11 xin hết cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe ^^