1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Để cây hoàng mai huế trổ hoa đúng vào dịp tết

12 2,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 93,54 KB

Nội dung

Để cây hoàng mai Huế trổ hoa đúng vào dịp TếtNhà vườn trồng cây mai vàng ở Thừa Thiên Huế mất mùa nhiều năm liên tiếp, người trồng mai cho rằng nguyên nhân mất mùa là do thiế

Trang 1

Để cây hoàng mai Huế trổ hoa đúng vào dịp Tết

Nhà vườn trồng cây mai vàng ở Thừa Thiên Huế mất mùa nhiều năm liên tiếp, người trồng mai cho rằng nguyên nhân mất mùa là do thiếu kinh nghiệm chăm sóc cây mai trong điều kiện thời tiết có nhiều biến động Những năm qua, ở Thừa Thiên Huế, hiện tượng nắng nóng có xu hướng kéo dài

và gay gắt hơn kết hợp lượng mưa có xu hướng giảm vào những tháng mùa hè và tăng vào mùa mưa Hiện tượng rét đậm, rét hại kéo dài và có tính thất thường vào những tháng cuối năm âm lịch

Do đó, việc chăm sóc cây mai trổ hoa đúng vào dịp Tết gặp nhiều khó khăn Nhằm giúp người trồng mai giải quyết vấn đề trên, bài viết này, chia sẽ một số kinh nghiệm chăm sóc mai trổ hoa đúng vào dịp Tết

Để có chậu hoàng mai nở hoa đúng dịp Tết, Người trồng mai, ngoài việc chăm sóc cây mai phát triển khỏe mạnh, có nhiều nụ hoa, đến đầu tháng 11 âm lịch, nhà vườn cần chú ý đến 4 vấn đề sau

để quyết định ngày trảy lá mai và có chế độ chăm sóc điều khiển cây mai phù hợp:

- Thứ nhất: Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh cây hoàng mai trổ hoa

- Thứ hai: Quan sát tình trạng phát triển cây mai thông qua bộ lá mai

- Thứ ba: Quan sát tuổi nụ hoa mai

- Thứ tư: Theo dõi dự báo thời tiết cuối tháng 11 và tháng 12 âm lịch

* Điều kiện ngoại cảnh cây hoàng mai trổ hoa:

- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng càng mạnh thì quá trình trổ hoa càng nhanh và ngược lại

- Nhiệt độ: Cây hoàng mai chỉ trổ hoa khi nhiệt độ không khí trên 20oc

+ Nhiệt độ dưới 18oc, kết hợp cường độ chiếu sáng yếu cây hoàng mai không trổ

+ Nhiệt độ 22- 28oc, cường độ chiếu sáng bình thường (tương đương ánh sáng mặt trời 500.000 -700.000 lux ), hoa nở sau 10-12 ngày nụ cái bong vỏ trấu

+ Nhiệt độ trên 28oc, kết hợp cường độ ánh sáng mạnh, hoa nở sau 6-8 ngày nụ cái bong vỏ trấu

- Độ ẩm: Độ ẩm đất thích hợp và không khí cao thì quá trình trổ hoa diễn ra nhanh và ngược lại Độ ẩm đất thích hợp là từ 70-75%

- Yếu tố dinh dưỡng: Các yếu tố dinh dưỡng đạm, lân, kali cân đối kết hợp yếu tố ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp thì quá trình trổ hoa diễn ra bình thường Trong trường hợp, cây mai dư đạm thì quá trình trổ hoa diễn ra chậm lại

* Quan sát tình trạng phát triển cây mai qua bộ lá mai

- Trường hợp bộ lá mai còn xanh, nụ còn nhỏ (nụ hơi dài và nhọn) là hiện tượng trong chậu cây còn dư phân đạm hoặc cây mai đã được trảy lá vào thời điểm giữa năm Trường hợp này, người trồng mai cần tiến hành quan sát nụ, trảy lá mai sớm hơn so với bình thường Chậu mai cần được đặt những vị trí có điều kiện ánh sáng mặt trời tốt nhất Bón bổ sung phân NPK loại 10-30-30 hoặc loại 6-30-30 khoảng 7- 10 ngày/lần để nuôi nụ hoa bằng cách phun qua lá và hòa tưới vào chậu cây theo hướng dẫn trên bao bì Lưu ý tránh bón phân cho cây vào những ngày mưa và rét

Trang 2

- Trường hợp bộ lá mai đã già và chuyển vàng, nụ mai khá to và tròn, chậu mai cần được giảm ánh sáng bằng cách che lưới đen ( loại giảm 30- 50 % cường độ ánh sáng) hoặc đặt ở những vị trí dim mát Chậu mai cần được tưới nước đầy đủ ngày nắng nóng và chống úng trong điều kiện thời tiết mưa nhiều Bón phân loại NPK 30 – 30 – 30, 7-10 ngày/lần theo hướng dẫn, để dưỡng bộ lá cho xanh lại và lâu rụng; trảy lá muộn hơn so với bình thường

- Trường hợp lá mai đã già, nhưng vẫn còn xanh, nụ mai lớn vừa có dạng hình trứng, cây mai chỉ cần được chăm sóc bình thường: đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ không khí 24-28oC, tưới nước lên cây và chậu đủ ẩm (70-75%) và đợi đến ngày trảy lá đúng như bình thường

* Quan sát tuổi nụ hoa và quyết định ngày trảy lá mai

Trong điều kiện thời tiết bình thường, hoàng mai Huế thường được trảy lá trước Tết khoảng 40-45 ngày khi nu lớn và có dạng tròn.

- Trường hợp bộ lá mai còn xanh đậm, nụ đã lớn, tiến hành trảy lá vào khoảng ngày 15-20 tháng 11 âm lịch.

- Trường hợp nụ lớn, lá già vàng và bắt đầu rụng, tiến hành trảy lá vào ngày 25- 30 tháng 11

âm lịch.

- Trường hợp lá mai già xanh bình thường, nụ vừa, tiến hành trảy lá ngày 20-25 tháng 11 âm lịch.

* Theo dõi thời tiết và chăm sóc chậu mai sau trảy lá

Cây mai sau trảy lá cần được chăm sóc, điều khiển để đảm bảo nụ hoa cái bong vỏ trấu vào ngày 18-20 tháng 12 và bắt đầu trổ vào ngày 28-30 tháng 12 âm lịch.

- Trường hợp điều kiện thời tiết bình thường: Đảm bảo điều kiện ánh sáng bình thường, nhiệt độ 24-28 o c, tưới đủ ẩm hoa mai sẽ trổ đúng dịp Tết

- Trường hợp thời tiết nắng và có nhiệt độ cao trên 30 o c: Trường hợp này mai sẽ trổ sớm Chậu mai cần giảm ánh sáng bằng che lưới đen hoặc đưa chậu mai vào nhà, giảm nhiệt độ không khí xuống 24-26 o c, hạn chế tưới nước lên thân, nụ hoa

- Trường hợp thời tiết lạnh rét: Hoàng mai sẽ trổ hoa muộn so với dịp Tết nên cần tăng cường độ và thời gian chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời kết hợp thắp đèn sợi đốt 4-6m 2 /bóng loại 50 - 75w, cách ngon cây 40-60cm; tưới nước ấm 30-32 o c, 4-6 lần/ngày lên thân và nụ hoa Nếu trời quá rét, mưa nhiều, chậu mai cần chăm sóc trong nhà kính được xây dụng bằng tre và ni lông màu trong suốt, kết hợp thắp đèn sợi đốt, phun nước ấm và đặt thêm quạt sưởi ấm.

Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc và điều khiển cây hoàng mai trổ hoa đúng vào dịp Tết Chúc bà con áp dụng thành công.

Cách bón phân, cách chăm sóc hoa mai

Việc chăm sóc mai đầu tiên lại là xuống tay khá "tàn nhẫn": cắt bỏ hết những chùm hoa đang nở lẫn nụ hoa chưa kịp nở Tuy nhiên, chỉ nên cắt giữa cuống hoa hoặc cuống nụ hoa, giữ lại cọng đài hoa vì chỗ này có thể sẽ cho nhiều chồi mới

Trang 3

Nếu là cây mai đang mọc ở ngoài vườn thì có thể cắt bỏ ngay nụ và hoa như cách làm trên, còn nếu cây mai đang ở trong nhà thì cần mang ra ngoài trời nơi có nắng sớm chiếu vào Khoảng một tuần sau khi cây quen dần với thời tiết bên ngoài mới bắt đầu cắt nụ, cắt hoa còn lại

Để chỉnh sửa dáng cây, thường dùng cọc cắm, lạt chẻ từ tre non hoăc dây kim loại mềm để uốn nắn cành Uốn chừng ba tháng có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo lằn không đẹp trên vỏ cành Việc

kế tiếp là cắt bỏ bớt nhánh quá dài và những chỗ nhánh quá dày để tạo dáng hài hòa

Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ để phần giữ lại của các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khỏang 5mm Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới

Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, như vậy phải chờ cả hai tháng nữa hạt mai mới già, khiến cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt Lúc ấy muốn chỉnh sửa, cắt tỉa tạo dáng mai thì đã muộn Nên lấy hạt giống ở những cây mai còn trẻ trung, hoa nở sung mãn

Nếu muốn tạo dáng mai gốc to chóp nhỏ dạng hình tháp thì nên cắt bỏ một phần thân trên Trước khi cắt nên xem kỹ để chọn một chồi khỏe mạnh thay thế phần thân cắt bỏ, hoặc một nút lá có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn Điểm cắt bỏ phải cách chồi hoặc nút lá thay thế khỏang 5 - 10 mm Khỏang chừa này để dùng lạt buộc ép cái chồi sẽ thay thế ngọn vào cho xuôi chiều đứng của ngọn

Nếu chỉ là nút lá chưa mọc thành chồi thì phải chờ cho nút lá đâm chồi mọc ra 4 - 5 lá khỏe mạnh rồi mới dùng lạt cột ép vào phần thân để hướng ngọn lên trên Không buộc ép kịp thời thì chồi thay thế sẽ đâm chỉa ra ngòai khó coi Phần chừa của thân gần ngọn thay thế sẽ được cắt bỏ sau khi ngọn mới đã cứng cáp

Xong các công đọan uốn tỉa, cắt sửa là đến việc phun thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới Dùng lọai Atonic hoặc Mega 9.1.1 để phun lá là hiệu nghiệm nhất Phun thuốc này 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày Có thể dùng phân vi sinh hữu cơ hòa tan với nước tưới vào gốc cho chồi mau phát Cần hạn chế tối đa các lọai phân vô cơ

Việc chăm sóc mai sau tết còn bao gồm cả công đoạn thường xuyên theo dõi sâu bọ và những con ong nhỏ cắn lá Trong thời kỳ chồi đang mọc lá non cần thường xuyên phun thuốc trừ sâu

Có thể thay ngay đất bạc màu hoặc thay chậu đối với những gốc mai chỉ cắt tỉa sơ Còn đối với những cây mai cắt tỉa nhiều thì nên chờ hơn một tháng sau mới thay đất hoặc chậu Các công đoạn chăm sóc mai cần xong xuôi trước rằm tháng ba âm lịch để tránh tiết trời oi bức những ngày cuối xuân, giữ cho mai không bị khô héo

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây mai (12-10-2012)

88

Mai vàng có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam Mai thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna

integerima, là cây đa niên, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen Ngoài thiên nhiên, cây mai tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân Do đó, ông cha chúng ta đả lảy hết lá vào tháng chạp âm lịch, để kích thích ho cây mai ra hoa rộ vào dịp tết Nguyên đán

Trang 4

Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa (vỏ trấu) bọc bên ngoài Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở Trong chùm hoa này, hoa to nở trước hoa nhỏ nở sau, đến vài ba ngày mới nở hết Mỗi hoa bên ngoài có 5 đài màu xanh, bên trong có 5 cánh màu vàng, ở giữa là một chùm nhụy mang phấn màu xậm hơn Thường hoa nở 3 ngày thì tàn Ngày thứ nhất, 5 cánh và chùm nhụy xoè thẳng ra rất đẹp! Ngày thứ hai, 5 cánh vảnh lên và chùm nhụy dụm lại Qua đến ngày thứ ba, 5 cánh bắt đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn Hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt Hạt non màu xanh, hạt già màu đen, hạt chín rụng xuống đất, mọc lên cây con Cây con vài ba năm sau mới ra hoa bói lần đầu tiên và cứ thế tiếp tục, mỗi năm mỗi ra hoa.

Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 - tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Qúy là nở hoa quanh năm Hiện nay nhờ kỹ thuật lai tạo giống, các nghệ nhân đã tạo ra được các giống mai có nhiều cánh, cánh xếp nhiều tầng như mai Huỳnh Tỷ, mai Giảo, mai Cúc, mai Cửu Long…và đa dạng về màu sắc như Bạch Mai, mai Miến Điện, mai Bến Tre, mai Tứ Quý…

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai không phức tạp Tuy nhiên để có một cây mai theo ý muốn của nguời chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số điểm sau:

1- Chuẩn bị đất:

Với những vùng đất thấp cần lên líp rộng 1 - 1,2m, có rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập khi mưa hay nước ngầm dâng cao làm thối rễ mai Xới đất cho tơi xốp, nhặt hết cỏ dại và gạch đá.

2- Bón lót:

Đất Dinh dưỡng chuyên trồng mai Better 3 - 5kg trộn phân hữu cơ sinh học Better HG01 với lượng 0,3- 0,5 kg cho mỗi hố trồng Nếu trồng mai trong chậu cần trộn đất với phân theo tỷ lệ

3 - 4 phần đất, 1 phần phân hữu cơ Rải một phần phân hữu cơ xuống hố, đặt cây, rải tiếp phân hữu cơ quanh gốc rồi lấp đất, lèn chặt.

Trang 5

3- Tưới nước:

Mùa nắng nên tưới hàng ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô Mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới nhiều lần hơn

so với mai trồng trong đất Chỉ tưới vào sáng sớm hay chiều mát, không nên tưới quá đẫm vào chiều tối vì dễ phát sinh sâu bệnh do độ ẩm quá cao vào ban đêm.

4- Bón phân thúc:

Sau trồng 15 - 20 ngày, rễ mai đã ăn ra lớp đất mới, cần tưới phân thúc bằng cách hòa 15 - 25gam phân Better NPK 16-12-8-11+TE/10 lít nước tưới vào gốc nhằm thúc cho bộ rễ mai phát triển mạnh ngay từ đầu Bón thúc bằng cách rải phân Better NPK 16-12-8-11+TE hoặc NPK 12-12-17-9+TE quanh gốc với lượng 20 - 30 gam/cây Kết hợp xới đất để vùi lấp phân nhằm giảm bớt thất thoát phân do bay hơi, rửa trôi ngày/lần Sau 3 - 4 tháng từ khi trồng, bón 0,5 - 1 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01/cây Cuối tháng 10 âm lịch cần giảm lượng phân và nước tưới để hạn chế tăng trưởng thân lá, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa Phun phân bón lá Better KNO3 định kỳ 7-10 ngày/lần pha 50-100g/bình 16 lít nước nhằm kích thích mai phân hóa mầm hoa tốt.

5- Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết:

Cần áp dụng đồng bộ: Bón phân - Xiết nước - Tuốt lá Từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm (N) cao Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá Từ 7 - 10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18 - 20 tháng Chạp Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13 - 16 tháng Chạp Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4 - 6 ngày Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2 - 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá Better KNO3 Đúng "tết ông Táo", nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết; Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên cần xiết nước

Trang 6

(ngưng tưới), đem phơi ngoài nắng (nếu trồng chậu) sau vài ngày thì tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45 - 50 độ C) đồng thời phun phân bón lá Better KNO3 để kích thích mai nở sớm cho đúng tết Nếu hoa cái đã bung vỏ lụa trước "tết Ông Táo" thì mai sẽ nở trước tết nên cần phải hòa 10 - 20 gam phân Better NPK 12-12-17-9+TE/10 lít nước để tưới Đồng thời cần tưới bằng nước lạnh (có thể cho một ít nước đá vào) và dùng lưới bạt che nắng để hãm mai nhằm giúp hoa nở đúng tết Đối với những năm nhuận, thường mai sẽ nở sớm hơn nên cần kéo dài thời gian bón phân thúc và tưới nước so với những năm thường để thời gian tăng trưởng thân lá lâu hơn, giúp mai nở đúng tết Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa.

6- Chưng mai trong những ngày tết:

Chậu mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm mai mất nước nhiều rụng hoa và cả nụ sớm Không nên để mai chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho mai quang hợp, chồi sẽ vươn dài, lá ra nhanh, hoa rụng sớm Nên tránh để mai gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm mai nở nhanh, chóng tàn Nếu là cành mai cắm trong bình cần phải thui gốc ngay sau khi cắt để giữ nhựa và hạn chế vi khuẩn gây thối cành Thay nước sạch nhiều lần hoặc cho mỗi lít nước 1 viên Aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa.

7- Chăm sóc mai sau tết:

Sau tết, mai rất mất sức nên cần chuyển mai từ chậu ra trồng trong đất Nếu vẫn trồng trong chậu cần phải thay đất mới bằng cách bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu, thay bằng đất trồng mai Better mới Hòa 15 - 25 gam phân Better NPK 16-12-8-11+TE trong 10 lít nước, tưới đều vào gốc mai Tiếp tục bón thúc và tưới nước, phun phân bón lá Better KNO3 theo chu kỳ mới như đã nêu ở trên

8- Phòng trừ sâu bệnh:

Các đối tượng thường xuyên gây hại trên cây mai có thể kể đến:

Trang 7

a Bọ trĩ (Thrips sp.)

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu như sau: Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; Admire 050EC; Regent 5SC, Vimite 10ND; Bifentox 30ND; Virigent

800WG…

b Nhện đỏ (Tetranychus sp.)

Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây có thể dùng một trong các loại thuốc: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC;

Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC…

c Rệp sáp (Dysmiccocus sp)

Có thể dùng tay giết rệp hoặc khi cần thiết thì sử dụng một trong các loại thuốc: Pyrinex, Supracide, Polytrin, Monster…

d Sâu ăn lá (Delias aglaia)

Có thể sử dụng thuốc trừ sâu như: SecSaigon 5EC hoặc 10EC; Diaphos 5EC; Sagothion 50EC; Padan 95SP; Fastac 5EC,…

đ Bệnh mốc cam (do nấm Coniothyrium fuckelli)

Nên định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành bị gẫy hoặc bị bệnh Sau khi tỉa cành phun thuốc Daconil, Zineb, hoặc thuốc gốc đồng,…

e Bệnh gỉ sắt (do nấm Phragmidium mucronatum)

Tỉa bỏ các cành lá bệnh rồi tập trung tiêu huỷ Bón Phân Hữu cơ sinh học Better HG01 và Better 12-12-17-9+TE để tăng sức chống bệnh cho cây Chỉ tưới nước vừa phải Phun thuốc Bayfidan, Score, Anvil, Zineb, Carbendazim,…

f Bệnh cháy lá (do nấm Pestalotia funereal)

Bón phân đầy đủ, ngắt bỏ lá già, lá bệnh, định kỳ phun thuốc gốc đồng và phân bón lá Better KNO3 cho cây.

g Bện vàng lá do tác nhân bệnh sinh lý

Bón đầy đủ phân khi có hiện tượng vàng hlá, nên kết hợp phun tưới chế phẩm vi lượng tổng hợp Better chuyên dung cho hoa, cây sẽ mau hết bệnh.

h Bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia palmarum)

Dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp như: mật độ trồng thích hợp để cây mai được thông thoáng, vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa thu gom lá bị bệnh tiêu huỷ để tránh lây lan, bón phân cân đối, cần tăng cường bón thêm phân hữu cơ sinh học Better HG01 và Better NPK 12-12-17-9+TE giúp cây kháng bệnh Khi cây bệnh có thể dùng thuốc hoá học: Viben C BTN, phun ướt đều cả hai mặt lá, cần lập lại 2 3 lần, sau 5 7 ngày để trị bệnh Hoặc có thể phun từ 10

-15 ngày/ lần để phòng trừ bệnh.

i Bệnh đốm đồng tiền do tác nhân địa y

Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn quá dày, quá gần nhau, dưới tán lá và gốc cây cần nhận đủ ánh sáng mặt trời Cần để vườn mai thông thoáng, khô ráo Thiết kế mặt liếp để trồng mai (hoặc để đặt chậu mai) theo hình mai rùa, xẻ rãnh thoát nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa để vườn luôn được khô ráo.

Đối với những gốc mai đã bị đốm bệnh xuất hiện nhiều, dày đặc, có thể dùng bàn chải cọ rửa sạch những đốm bệnh trên thân, cành.

Dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Bordeaux 1% quét lên thân cây vào đầu màu mưa, cũng

Trang 8

có tác dụng ngăn chặn bệnh xâm nhập và lây lan Ngoài ra bạn có thể dùng một số loại thuốc gốc đồng như Copper – B, Coc 85; Copper – Zinc hoặc Zinccopper… xịt ngừa lên chỗ thường hay bị bệnh trên thân, cành.

Những kinh nghiệm cần lưu ý:

* Đầu vụ cần làm tốt để không ảnh hưởng cả một vụ mai như dọn cỏ, bón phân, thay đất, tỉa cành, tạo dáng cây cần có tay nghề cao mới làm được.

* Cuối vụ lặt lá mai đúng lúc là khâu rất quan trọng Cần dựa vào tình trạng sinh trưởng, đất trồng, nước tưới, độ tuổi của cây, điều kiện thời tiết khí hậu, mai trồng trong chậu hay trong vườn…

* Những năm thời tiết không thay đổi, thường lặt lá mai vào rằm tháng 12 âm lịch Nhưng nếu thời tiết có sự thay đổi thì tùy theo mức độ nắng nóng hoặc lạnh có thể tiến hành lặt lá mai như sau:

- Có nắng nóng nhiều hoặc có gió chướng mạnh thì mai sẽ nở sớm hơn vì thế nên lặt lá mai trễ hơn Tùy theo kích thước của nụ mai mà có thể lặt lá mai vào khoảng từ ngày 17 - 20 tháng chạp.

- Năm mưa nhiều và chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều, ít gió chướng thì mai sẽ nở trễ hơn, vì thế nên lặt lá mai vào trước ngày rằm tháng chạp, khoảng từ ngày 10 - 13 tháng chạp tùy theo kích thước nụ mai đã lớn hay nhỏ.

- Những năm có tháng nhuận hoặc những năm lập xuân sớm thì mai sẽ nở sớm, năm đó nên lặt lá mai trễ hơn, ngược lại năm lập xuân trễ thì mai sẽ nở muộn hơn, năm đó nên lặt lá sớm hơn.

* Sau tết nguyên đán: nên chăm sóc ngay để cây phục hồi nhanh.

* Trong mùa nắng nên tưới mỗi ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô Có thể tưới tràn, tưới phun lên cả thân lá hay tưới rãnh, tưới nhỏ giọt Mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới nhiều lần hơn so với mai trồng trong đất Chỉ nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát (khi trời không quá nắng) Không nên tưới quá đẫm vào buổi chiều tối vì rất dễ phát sinh sâu bệnh do ẩm độ ban đêm rất cao.

* Những cây mai trồng ở nơi có đất tốt, phát triển tốt thường nở hoa trễ hơn so với những cây mai trồng ở nơi đất xấu, còi cọc, vì thế chúng phải được lẩy lá sớm hơn.

Trang 9

* Những giống mai có nhiều cánh (12 cánh trở lên) thường nở hoa trễ hơn giống mai vàng 5 cánh khoảng 5 - 7 ngày, vì thế phải lẩy lá sớm hơn.

Theo kinh nghiệm dân gian người ta thường canh ngày lẩy lá mai làm sao để đến ngày 23 tháng chạp nụ hoa bung vỏ lụa (búp vỏ trấu), khi đó hoa sẽ nở đúng vào Tết Nếu đến ngày

23 tháng chạp nụ hoa chưa bung vỏ lụa thì cần tìm cách “đưa” cây mai ra chỗ nắng (nếu có thể được), tưới nước vào buổi trưa hoặc tưới nước nóng âm ấm tay Ngược lại nếu nụ hoa đã bung vỏ lụa trước ngày 23 tháng chạp thì tìm cách đưa cây mai vào chỗ râm mát, tưới nước vào sáng sớm.

Trên đây là một vài kinh nghiệm cơ bản nên áp dụng và rút tỉa dần kinh nghiệm để giúp cho những cây mai nở hoa vào đúng dịp Tết

Kính chúc bà con và các bạn thành công!

Tổng số bình luận: 9

Trần Hữu Long

17-12-2013 09:08:25

Tôi chỉ trồng vài cây mai vàng để chơi, nên cần tìm hiểu kỹ thuật trồng mai, xin hỏi: - Về thời gian áp dụng kỹ thuật trồng mai đề nghị cho biết rõ là theo lịch âm hay lịch dương - Theo hướng dẫn của bài viết thì mua những loại phân BETTER NPK ở đâu, có thể dùng loại phân nào thay thế nếu không mua được các loại phân theo hướng dẫn của bài viết trên?

Trả lời: Bạn liên hệ Anh Tài số 0913403610 ở Đà Nẵng nhé! Chào bạn!

nguyen Thanh Minh

22-04-2013 15:25:16

Tôi có bứng một cây mai vàng trồng cách nay khoảng 4 tháng nhưng đến nay chưa có đâm chồi non, thân, cành cây khi càu vào thì thấy còn tươi, xin hỏi có phân hay cách xử lý để cho cây ra chồi xin cám ơn

Trả lời!

Thường khi bứng gốc mai thường phải cắt bớt các rễ già và kích rễ non phát triển, anh kiểm tra xem rễ non có phát triển không? anh nên bón phân hữu cơ để kích rễ phát triển đồng thời bón thêm phân NPK Better 16-12-8-11+TE để kích cho việc đâm chồi và ra lá

Chúc anh thành công!

Trương Văn Tú

16-03-2013 10:29:42

Tôi có 5 cây mai: 1 tứ quý; 2 bonsai; 2 Bình định (có một cây mai thơm) Sau tết (từ ngày 9-12 tháng Giêng Al), ngoại trừ mai tứ quý tôi không vặt trụi lá mà chỉ cắt cành; các c6ay còn lại tôi bỏ hết lá (mặc dù ra lá nhiều nhưng non và yếu) Sau đó, tôi đem ra ngoài trời, xới đất lại, phun ure theo liếu lượng 4g/20l nước, phun dung dịch kích thích rễ, cành theo liều lượng 4cc/1L nước Tuy nhiên, đến nay cây tứ quý và 1 cây mai 16 cánh Bình định đều cho lá và nhánh rất tốt Còn các cây còn lại đều không ra lá được Nếu có ra chồi non thì bị héo khô ngay Xin cho tôi hỏi tôi

Trang 10

còn có thể giữ lại các chậu mai không mọc lá này trồng tiếp được không (mặc dù chúng tôi đã trồng chúng 3 năm rồi Hiện tôi thấy các nhánh cây của chúng vẫn còn tươi chưa bị khô Hằng ngày tôi vẫn tưới nước đều đặn 2 lần vì tôi trồng trên sân thượng Xin giải đáp giúp tôi, chân thành cám ơn

Trả lời!

Anh liên hệ đại lý mua thử phân Better NPK 16-12-8-11+TE để về hòa nước và tưới lại, vì đôi lúc anh chỉ bón ure thì không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây đây cũng là nguyên nhân Đồng thời anh kiểm tra lại bộ rễ các cây mai đó xem nó có bị khô không, trong quá trình xới xáo anh nên bón thêm phân hữu cơ để giúp bộ rễ ra rễ non từ đó cây mới hấp thu dinh dưỡng được Đất trồng Mai Better của Hiếu Giang cũng có bán trên thị trường, anh có thể dùng để trộn thêm hoặc thay đất trong chậu mai của mình

Chúc anh thành công!

Nguyen Thanh MinhGhép cây là tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây c

27-02-2013 10:43:00

tôi có gốc mai phát triển bình thường, gần đây thấy xuất hiện hiện cháy phân nữa lá rồi rụng, xin cho biết cách phòng trị Xin hỏi thêm thời gian nào thì bứng dời mai thích hợp (cây mai lâu năm), cách bứng sao cho an toàn

Trả Lời!

*Mai bị cháy lá có nhiều nguyên nhân như: nắng nhiều, bón thừa đạm, đất trồng không thích hợp, bộ rễ bị hư, hoặc cây bị nấm Vì vậy anh cần phải xem lại nguyên nhân rồi đưa ra cách xử lý thích hơp Nếu do quá trình chăm sóc dẫn đến vàng lá thì cần phải điều chỉnh lại, phân bón cần bón hợp lý và đúng liều lượng, đất trồng thì cần tơi xốp và giàu chất hữu cơ Còn nếu mai vàng lá do nấm gây ra thì anh sử dụng thuốc Kasusan, Bardo và Anvil phun, cách nhau 10-15 ngày phun một lần

* Một cây mai dưới đất cần đưa lên chậu, hoặc di chuyển cây tới vị trí khác cần có những kỹ thuật khi bứng cây mai, vẫn tuân thủ như bứng cây khác, nhưng do đặc điểm sinh học khó tính, với mai lại là việc khó khăn

Cây mai cũng như các loài cây khác đề có các giai đoạn phát triển khác nhau trong từng mùa khí hậu Có giai đoạn cây phát triển mạnh mẽ, ra chồi lá non, mọc rễ mới; có giai đoạn cây nghỉ ngơi, ít phát triển, không mọc lá non, lá hầu hết mầu sẫm bánh tẻ, chọn giai đoạn này làm thời gian bứng và đánh bầu cây mai gốc lớn an toàn nhất thường vào các tháng giáp tết Do đặc điểm giai đoạn này - khi cắt rễ, cắt cành, cây sẽ ít bị sốc, vì toàn bộ dinh dưỡng của cây đều được “rút về” dự trữ trong thân Điều kiêng kỵ là không nên bứng khi cây đang ra lộc, lá non

Bạn chuẩn bị một cưa lá liễu nhỏ, thật sắt (bạn cũng có thể dùng dao bén, hoặc kìm cắt cây cảnh bén, kéo bén), cuốc, xẻng, bay thợ hồ, xà beng bảng lớn

Cắt tất cả các nhánh, chỉ giữ lại phần mà mình muốn giữ dáng cho cây Dùng dao sắc hoặc kéo sắc cắt các cành vươn ko cần đến, cắt lá (chỉ để 1/10 của lá hoặc chỉ để cuộng lá) Việc này sẽ làm giảm thoát nước của cây, tốt cho cây bị bứng

Nên giữ lại bầu đất nhiều nhưng cũng không qua lớn sẽ dễ bị bể bầu (nếu cây lớn giữ bầu đất

Ngày đăng: 14/12/2016, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w