Kĩ năng : Học sinh biết bài hát Ca-chiu-sa là một bài hát nổi tiếng được phổ biến rộng rãi ở Liên Xô cũ và nhiều nước trên thế giới.. Kiến thức : Học sinh hát đúng giai điệu và lời
Trang 1Ngày soạn : / / Tuần 26 Ngày dạy : / / Tiết 26
Học hát : CA - CHIU - SA
I MỤC TIÊU.
Kĩ năng : Học sinh biết bài hát Ca-chiu-sa là một bài hát nổi tiếng được phổ biến rộng
rãi ở Liên Xô ( cũ) và nhiều nước trên thế giới
Kiến thức : Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát, biết thể hiện tiết tấu nghịch
phách
Thái độ : Cảm nhận được nét âm nhạc mang màu sắc âm nhạc Nga, vai trò âm nhạc trong
cuộc sống bài Ca-chiu-sa đã khích lệ tinh thần chiến đấu, lòng yêu nước của Hồng quân
Liên Xô Từ đó các em càng thêm yêu nền âm nhạc của nước Nga
II GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.
+ Nhạc cụ quen dùng
+ Máy và băng đĩa bài hát “ Ca-chiu-sa”.
+ Bảng phụ chép bài hát và những bản phụ cần thiết khác
+ Một số hình ảnh về nước Nga, các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô ( cũ), tên lửa Ca-chiu-sa
+ Một số bài hát Nga phổ biến ở Việt Nam : Nụ cười, Đôi bờ, Chiều ngoại ô Matxcơva + Đàn và hát thành thạo bài hát “ Ca-chiu-sa”.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1 Ổn định lớp: ( 1’)
Lớp 71 :
Lớp 72 :
Lớp 73 :
2 Bài cũ :
3 Bài mới :
25’ I Nội dung 1
Học hát
CA-CHIU-SA
1 Giới thiệu bài hát:
Người Việt Nam ai cũng biết rằng đã từ lâu,
nước Nga – một nước có những con người
đôn hậu và những bài ca tuyệt diệu Chúng
ta yêu mến nước Nga và những bài hát của
họ Hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em
một bài hát Nga, bài hát mang tên thân mật
của những cô gái Nga – Đó là bài
Ca-chiu-sa.
GV giới thiệu thêm :
GV ghi bảng
GV giới thiệu
HS ghi bài
HS nghe
Trang 2Bài Ca-chiu-sa được phổ biến vào Việt Nam
từ những năm 1955-1956 thanh thiếu niên
rất yêu thích Trong cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ II những người yêu nước Tây
Ban Nha đã dùng bài Ca-chiu-sa làm bài hát
chính thức của tổ chức du kích chống phát
xít Đức
GV treo tranh các chiến sĩ Hồng quân Liên
xô và tên lửa Ca-chiu-sa cho HS xem
GV cho HS đọc phần giới thiệu trang 53
GV có thể cho HS nghe một vài bài hát Nga
2 Tìm hiểu bài hát :
+ Tác giả : GV hỏi tác giả và người dịch
sang tiếng Việt bài hát Ca- chiu- sa ?
GV treo tranh Nhạc sĩ Blante và nhạc sĩ
Phạm Tuyên cho HS xem
+ Bài hát :GV treo bảng phụ bài hát
Ca-chiu-sa và hỏi HS :
- Bài hát viết ở nhịp mấy ? ( Nhịp 2/4 )
- Hãy giải thích nhịp 2/4 ? ( Nhịp 2/4 là nhịp
mà trong mỗi ô nhịp có 2 phách, giá trị mỗi
phách bằng một nốt đen, phách 1 mạnh,
phách 2 nhẹ)
- Trong bài có những kí hiệu nào ? (Lặng
đơn, luyến, dấu nhắc lại)
(U, E, {} )
GV treo bảng tóm tắt phần nhận xét bài hát
và yêu cầu HS nhắc lại
GV hướng dẫn HS chia đoạn, chia câu
Bài hát chia thành hai đoạn :
+ Đoạn I : Gồm có 2 câu, mỗi câu có 4 ô
nhịp, câu 1 & 2 có nét nhạc giống nhau
+ Đoạn b : Gồm có 2 câu ( giống nhau ) mỗi
câu có 4 ô nhịp Đầu câu 2 – đoạn b xuất
hiện nghịch phách
( E q È)
GV cho một vài HS đọc lời bài hát
3 Cho HS nghe bài hát qua băng mẫu hoặc
GV tự trình bày
4 GV cho HS khởi động giọng 1-2 phút
GV thực hiện
GV chỉ định
GV hỏi
GV điều khiển
GV thực hiện
GV thực hiện
GV hỏi
GV yêu cầu
GV thực hiện
GV cho 1-2 HS đọc
GV điều khiển
GV hướng dẫn
HS theo dõi 1-2 HS đọc
HS trả lời
HS nghe
HS xem tranh
HS theo dõi
HS trả lời
HS nhắc lại
HS theo dõi
HS nghe& nhắc lại
1-2 HS đọc
HS nghe
HS luyện thanh
Trang 3==d==!
==T==D==C=!
=b=)
Mi mi i á Mi mi i à
5 Tập hát từng câu: Dịch giọng -3
a) Đoạn a :
GV đàn mỗi câu khoảng 3 lần nhắc HS nghe
và nhẩm theo
GV đàn giai điệu câu 1 và bắt nhịp để HS
hát hòa theo tiếng đàn
GV cho HS hát từ 2-3 lần theo nhóm, dãy,
cá nhân
Câu 2: GV tiến hành dạy theo cách tương tư
như dạy ở câu 1
GV cho HS hát câu 2 khoảng 2-3 lần Sau đó
cho HS hát nối liền hai câu với nhau hát
khoảng 2-3 lần
* Lưu ý : Cuối câu có dấu lặng đơn cần hát
chính xác Câu 1 & 2 có nét nhạc giống
nhau nhưng câu 2 cao hơn câu 1 quãng 2
trưởng
b) Đoạn b :GV tiến hành các bước dạy giống
như dạy ở đoạn a
GV cho HS hát đoạn b khoảng 2-3 lần
* GV lưu ý nghịch phách cuối câu 3 đầu câu
4, HS cần hát chính xác Từ “ Ca-chiu-sa” bị
cưỡng âm
GV cho HS hát lời 1 của bài yêu cầu HS hát
lại câu 3 & 4 thêm lần nữa
GV đàn giai điệu HS tự hát lời 2 của bài hát
6 Hát đầy đủ cả bài
GV đệm đàn cho HS hát cả bài từ 2-3 lần
GV lưu ý : HS cần thể hiện sắc thái tha
thiết, hát mềm mại nhưng không yếu đuối
Rhythm : Pasodoble – Tempo : 110
Transpose -2
- GV chia lớp thành 2 nhóm :
a) Đoạn a:
GV hướng dẫn
GV thực hiện
GV đàn
GV đàn và yêu cầu
GV hướng dẫn
GV yêu cầu
GV lưu ý cho HS
GV hướng dẫn
GV đàn
GV lưu ý
GV điều khiển
GV đàn
GV đệm đàn hoặc cho HS hát theo bộ nhớ của đàn phím điện tử
GV điều khiển
HS tập hát
HS nghe & nhẩm theo
HS hát
HS thực hiện
HS tập hát
HS thực hiện
HS sửa sai và hát cho chính xác
HS tập hát
HS thực hiện
HS sửa sai
HS thực hiện
HS hát lời 2
HS hát
HS tập hát
Trang 48’
+ Lời 1 : Nhóm I câu1 – Nhóm II câu 2
+ Lời 2 : Nhóm II câu1 – Nhóm I câu 2
b) Đoạn b : Cả hai nhóm, sau đó đổi lại
- GV tập cho HS hát theo lối lĩnh xướng, đối
đáp, hòa giọng
+ Lĩnh xướng 1 : Câu 1
+ Lĩnh xướng 2 : Câu 2
+ Cả lớp : Hòa giọng đoạn b
GV lưu ý sửa sai cho HS
* GV giáo dục tư tưởng : Âm nhạc không
những thể hiện những cung bậc tình cảm của
con người mà nó còn là vũ khí lợi hại trong
các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc
II Nội dung 2
Bài đọc thêm
BẢN HÀNH KHÚC CÁCH MẠNG
GV cho một vài HS đọc bài
GV đặt câu hỏi:
-Vì sao nhạc sĩ Rossini rời khỏi thành phố
được ?
-Vì sao người dân lại kéo đến và cùng hát
hòa theo ?
* Trò chơi : GV cho HS chơi trò chơi Ô
chữ : GV chia HS thành 2 đội , mỗi đội
khoảng 5 người Thể lệ : Mỗi đội chọn một
ô chữ, GV đàn và nhận biết tên bài hát,
TĐN, ÂNTT Trả lời đúng 10 điểm, không
đúng 0 điểm Đội bổ sung được 5 điểm Đội
nào nhiều điểm sẽ chiến thắng
GV tập hát cho HS
GV lưu ý sửa sai
GV thực hiện
GV yêu cầu
GV hỏi
GV điềi khiển
HS tập hát
HS sửa sai
HS chú ý lắng nghe
HS đọc
HS trả lời
HS thực hiện trò chơi
4 Củng cố – Dặn dò : ( 4’)
- HS hát lại bài hát
-Về nhà học thuộc bài hát, chuẩn bị tập thêm lời mới
- Trả lời hai câu hỏi SGK Âm nhạc 7 trang 53
5 Nhận xét tiết học.
6 Rút kinh nghiệm.