9 1.1.1.2 Nghiên cứu tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị ..... 43 Sơ đồ 3.1 Quy
Trang 1LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2016
VÕ THU PHỤNG
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC
VIỆT NAM
Trang 2NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN THỊ GIANG TÂN
Tp Hồ Chí Minh –Năm 2016
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC
VIỆT NAM
Chuyên ngành Kế toán
Mã số: 62.34.03.01
VÕ THU PHỤNG
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
VÕ THU PHỤNG
Trang 4với bao niềm vui và thử thách đối với tôi, luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự động viên, hướng dẫn và hỗ trợ của người thân, cá nhân và tổ chức
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý Thầy Cô thuộc Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Từ năm đầu nhập môn với ‘Phương pháp nghiên cứu khoa học’ của Thầy Nguyễn Đình Thọ, ‘Anh văn’ với Thầy Võ Đình Phước, đặc biệt là Thầy Võ Văn Nhị cùng các Thầy Cô Khoa Kế toán - Kiểm toán đã tận tình giảng dạy hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần thuộc chương trình đào tạo tiến sĩ của nhà trường Qua đó, đã giúp tôi có những kiến thức, những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện luận án này Đồng thời, tôi cảm ơn Viện đào tạo Sau đại học đã
hỗ trợ tạo điều kiện tốt cho tôi thực hiện chương trình nghiên cứu sinh
Kế đến, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Trần Thị Giang Tân, người hướng dẫn khoa học của tôi và Thầy Vũ Hữu Đức Trong suốt 5 năm qua, Thầy Cô đã tận tình động viên tôi đi qua từng khó khăn trong quá trình thực hiện luận án Những nhận xét, đánh giá của Thầy Cô, đặc biệt là những gợi ý
về hướng giải quyết vấn đề của luận án hết sức quý báu đối với tôi
Luận án này cũng không thể hoàn thành nếu thiếu sự giúp đỡ của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Thành Duy cùng tập thể lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực TP.HCM, Tổng công ty miền Bắc, Tổng công ty miền Trung và cơ quan chủ quản EVN đã luôn hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án
Cuối cùng, tôi luôn biết ơn người mẹ quá cố của tôi, người đã sinh thành dưỡng dục tôi, luôn mong ước tôi tiếp tục con đường học vấn và tất cả những người thân của tôi đã luôn bên cạnh tôi trong những năm tháng tôi viết luận án này
Trang 5Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp mới của luận án 5
7 Cấu trúc luận án 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NHÂN TỐ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ 1.1 Các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố của kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến tính hiệu quả hoạt động của đơn vị 9
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 9
1.1.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động 9
1.1.1.2 Nghiên cứu tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị 13
Trang 61.1.1.5 Các nghiên cứu liên quan đến cách thức đánh giá kiểm soát nội bộ 18
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến kiểm soát nội bộ 19
1.2 Các báo cáo về kiểm soát nội bộ của các quốc gia trên thế giới 20
12.1 Báo cáo COSO và báo cáo COSO trong lĩnh vực công 20
1.2.1.1 Báo cáo COSO 21
1.2.1.2 Báo cáo COSO vận dụng trong lĩnh vực công 22
1.2.2 Báo cáo Turnbull 1999 24
1.2.3 Báo cáo COCO (criteria of Control committee) của Canada 25
1.2.4 Tiêu chuẩn MBNQA (The Malcoln Baldrige National Quality ward) 26
1.3 Kết quả đạt được và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu 28
1.3.1 Kết quả đạt được 28
13.2 Các vấn đề tiếp tục nghiên cứu 29
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ 30
2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ 30
2.1.2 Các khái niệm 31
2.1.2.1 Kiểm soát nội bộ 31
2.1.2.2 Hiệu quả hoạt động 34
2.1.3 Báo cáo COSO 2013 36
2.1.3.1 Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 2013 37
2.1.3.2 Công cụ đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 2013 39
2.2 Lý thuyết nền tảng về kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ 39
2.2.1 Lý thuyết Chaos 39
2.2.2 Lý thuyết ủy nhiệm 40
Trang 72.3 Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước 44
2.3.1 Đặc điểm DNNN Việt Nam 45
2.3.2 Đặc điểm doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công ích Hoa Kỳ 47
2.3.3 Đặc điểm DNNN Trung Quốc và hiệu quả hoạt động tại các DNNN Trung Quốc 48
2.3.4 Thực trạng về hiệu quả hoạt động của DNNN Việt Nam 49
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu 53
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 53
3.1.2 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu 55
3.1.2.1 Nguồn dữ liệu 55
3.1.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 56
3.2 Quy trình phân tích dữ liệu 56
3.2.1 Quy trình phân tích dữ liệu định tính 56
3.2.2 Quy trình phân tích dữ liệu định lượng 57
3.3 Quy trình nghiên cứu và mô hình nghiên cứu lý thuyết 61
3.3.1 Quy trình nghiên cứu 61
3.3.2 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 63
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng về hiệu quả hoạt động và về kiểm soát nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam 67
4.1.1 Giới thiệu về EVN 67
Trang 84.1.3 Thực trạng về kiểm soát nội bộ của EVN 71
4.1.3.1 Môi trường kiểm soát 72
4.1.3.2 Đánh giá rủi ro 75
4.1.3.3 Hoạt động kiểm soát 79
4.1.3.4 Thông tin và truyền thông 80
4.1.3.5 Giám sát 82
4.2 Khám phá các nhân tố thuộc kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của EVN 83
4.2.1 Nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn 83
4.2.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu (định tính) 88
4.2.3 Kết quả khảo sát và thảo luận các phát hiện trong nghiên cứu định lượng 96 4.2.3.1 Kết quả thống kê đo lường các nhân tố tác động 96
4.2.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo (khảo sát sơ bộ) 99
4.2.3.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 99
4.2.3.2.2 Phân tích EFA 105
4.2.3.3 Nghiên cứu chính thức định lượng 110
4.2.3.3.1 Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình 112
4.2.3.3.2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của EVN 121
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA EVN 5.1 Kết quả chính và ý nghĩa của nghiên cứu 125
5.1.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 125
5.1.2 Ý nghĩa của nghiên cứu 129
Trang 95.2.2 Định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của EVN 132
5.2.2.1 Định hướng hoàn thiện môi trường kiểm soát 132
5.2.2.2 Định hướng hoàn thiện cơ chế đánh giá và đối phó rủi ro 135
5.2.2.3 Định hướng về hoạt động kiểm soát 136
5.2.2.4 Định hướng về thông tin và truyền thông 137
5.2.2.5 Định hướng cho hoạt động giám sát 138
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 138
5.4 Kết luận 138
Danh mục công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 10BCTC Báo cáo tài chính
ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam _Vietnam Electricity EVN CPC Tổng công ty Điện lực miền Trung
EVN HCMPC Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh EVN NPC Tổng công ty Điện lực miền Bắc
EVN SPC Tổng công ty Điện lực miền Nam
TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nước
Trang 11CFA Confirmatory Factor Analysis
CICA Canadian Institute of Chartered Accountants
COCO Criteria of Control committee
COSO The National Commission on Fraudulent Financial
Reporting hay còn gọi là Treadway Commission
CSRC China Securities Regulatory Commission
FEI Financial Executives Institute
IIA Institute of Internal Auditors
IMA Institute of Management Accountants
INTOSAI International Organization of Supreme Audit
Institutions
MBNQA The Malcoln Baldrige National Quality ward
NIST The National Institute of Standards and Technology OPEC Organization of Petroleum Exporting Countries P.E.S.T Political.Economis Sociocultrural.Technological
SASAC State-owned Assets Supervision and Administration
Commission of the State Council SEC U.S Securities and Exchange Commission
Trang 13Bảng 4.2 Kết quả khảo sát về MTKS tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam 72
Bảng 4.3 Kết quả khảo sát việc đánh giá rủi ro tại EVN 76
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát hoạt động kiểm soát tại EVN 79
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát hoạt động thông tin & truyền thông tại EVN 80
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát hoạt động giám sát tại EVN 82
Bảng 4.7 Các biến phát hiện từ phân tích tài liệu, BCTC, phỏng vấn sâu chuyên gia 87
Bảng 4.8 Tổng hợp các biến quan sát thuộc môi trường kiểm soát 89
Bảng 4.9 Tổng hợp các biến quan sát thuộc hoạt động đánh giá rủi ro 91
Bảng 4.10 Tổng hợp các biến quan sát thuộc hoạt động kiểm soát 92
Bảng 4.11 Tổng hợp các biến quan sát thuộc Thông tin và truyền thông 93
Bảng 4.12 Tổng hợp các biến quan sát thuộc hoạt động giám sát 94
Bảng 4.13 Đo lường hiệu quả hoạt động tại EVN 94
Bảng 4.14 Tổng hợp các biến đo lường từ nghiên cứu định tính 96
Bảng 4.15 Thang đo các nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại EVN 96
Bảng 4.16 Đặc điểm mẫu khảo sát sơ bộ 99
Bảng 4.17 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá chất lượng thang đo 101
Bảng 4.18 Kết quả phân tích EFA 107
Bảng 4.19 Bảng tổng hợp các nhân tố tham gia vào nghiên cứu định lượng chính thức 111
Bảng 4.20 Đặc điểm mẫu khảo sát chính thức 111
Bảng 4.21 Kết quả tương quan (MTKS) 113
Bảng 4.22 Kết quả tương quan (ĐGRR) 114
Bảng 4.23 Kết quả tương quan (HĐKS) 114
Trang 14Bảng 4.27 Tổng kết mô hình 116
Bảng 4.28 Bảng phân tích ANOVAa 116
Bảng 4.29 Bảng tổng kết các trọng số hồi quy 117
Bảng 4.30 Bảng kết quả kiểm định Spearman 119
Bảng 4.31 Các giá trị Eigenvalues 120
Bảng 4.32 Bảng phân tích Wilks' Lambda 120
Bảng 4.33 Bảng đánh giá khả năng phân biệt của hàm Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients 120
Bảng 4.34 Ký hiệu và ý nghĩa các biến độc lập trong mô hình hồi quy 121
Bảng 4.35 Bảng phân tích ANOVAa 122
Bảng 4.36 Bảng tổng kết các trọng số hồi quy 122
Trang 15Hình 2.1 Tam giác Sierpinski 33
Mô hình 2.1 FIVE FORCES và PEST 43
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hiệu quả hoạt động của EVN 62
Mô hình 3.1 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 64
Mô hình 4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án 95
Mô hình 4.2 Mô hình nghiên cứu của luận án 110
Trang 16PHẦN MỞ ĐẦU
1 Vấn đề nghiên cứu
Mọi tổ chức không kể quy mô, không kể lĩnh vực hoạt động, để tồn tại và phát triển luôn phải xác định mục tiêu và thiết lập các biện pháp để đạt được mục tiêu Ba mục tiêu chính mà một tổ chức cần đạt được, đó là: tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, báo cáo tài chính đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và các quy định
Một tổ chức luôn gồm nhiều bộ phận, quá trình hoạt động của tổ chức cũng chính là quá trình gắn kết tất cả các bộ phận thành một khối thống nhất để thực hiện mục tiêu chung cho toàn đơn vị cũng như mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng
bộ phận Trong quá trình hoạt động, luôn tiềm ẩn rủi ro có những yếu kém hoặc sai phạm do các nhà quản lý, nhân viên hay do bên thứ ba thực hiện gây ra thiệt hại hay làm giảm hiệu quả hoạt động của tổ chức Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ
là một trong những biện pháp rất quan trọng vì chúng giúp ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm và yếu kém nhằm giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu Hệ thống kiểm soát nội bộ là một quá trình do các nhà quản
lý và mọi nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu nêu trên
Chủ đề KSNB và ảnh hưởng KSNB đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động
đã được quan tâm rất sớm, hàng loạt các nghiên cứu trên thế giới về đặc điểm chung của các doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém và ảnh hưởng của chúng đến giá trị doanh nghiệp, như nghiên cứu của Ge và McVay (2005), Doyle (2005), Ashbough-Skaife cùng cộng sự (2006), Bryan và Lilien (2005), Lin và Wu (2006), Shenkir và Walker (2006), Hammersley (2007) Nghiên cứu tác động của từng nhân
tố đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, như nghiên cứu của Hooks cùng cộng
sự (1994), Ezzamel cùng cộng sự (1997), Lannoye (1996), Lannoye (1999), Walker (1999), Steihoff (2001), Cohen (2002), Springer (2004)và Hevesi (2005) Tại Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể ở các ngành
Trang 17được nhiều tác giả quan tâm, như: Công trình của Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004) với đề tài cấp bộ “ Xây dựng hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài
chính tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Bính Ngọ (2011), với đề tài “Tổ chức KSNB trong các đơn vị dự toán thuộc Bộ Quốc phòng”; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài, “Hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng
công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt
Nam” và khá nhiều luận văn thạc sĩ khác bàn về KSNB trong các doanh nghiệp cụ thể
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Việt Nam hiện nay là mô hình tổ chức kinh doanh trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo, còn có thêm nhiệm vụ thực hiện các chính sách của nhà nước, đảm bảo phúc lợi chung cho toàn xã hội Hình thức quan trọng nhất của DNNN là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước Tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN), tổng công ty nhà nước (TCTNN) đều rất lớn, có vốn và tài sản riêng được nhà nước giao từ hàng chục đến hàng ngàn tỷ đồng Đặc điểm cơ bản của các TĐKTNN, TCTNN là quyền sở hữu tài sản thuộc về sở hữu toàn dân
và thực hiện nhiệm vụ chính trị do nhà nước giao phó
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong mười tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu của Việt Nam, với nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh điện năng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng Đặc điểm hoạt động của ngành điện liên quan đến thiên nhiên và môi trường, liên quan đến an sinh xã hội, cần có nguồn tài chính cũng như các khoản đầu tư cơ bản rất lớn Để thực hiện nhiệm vụ này, EVN đã được giao nguồn vốn kinh doanh rất lớn, tính đến ngày 01.01.2015, tổng tài sản của EVN lên đến 576.088 tỷ đồng1
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa xứng tầm với số vốn được đầu tư, kết quả kinh doanh, chi phí sản xuất điện cao dẫn đến giá bán điện cao Bên cạnh đó, khá nhiều sai phạm đã được phát hiện như sử dụng vốn chưa đúng hiệu quả, kiểm soát còn lõng lẽo, đầu tư dàn trải, lãng phí,
1
Báo cáo Thường niên của EVN năm 2014-2015
Trang 18nhiều hoạt động rủi ro cao nhưng chưa được phòng ngừa như rủi ro về tỷ giá, rủi ro
về lãi suất, rủi ro trong quy hoạch dài dạn, rủi ro do rã lưới hệ thống… Bất cập nêu trên tại EVN nói riêng và DNNN nói chung, theo nghiên cứu của các tác giả như Trần Ngọc Thơ (2011), Vũ Thành Tự Anh (2012), Ngô Ngọc Trai (2013), là do yếu kém quản trị doanh nghiệp, do lợi ích nhóm
Dù đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân đưa đến các bất cập trong DNNN như đã nêu trên, nhưng các nghiên cứu trước tại Việt Nam chỉ dừng lại ở nguyên nhân là từ quản trị công ty, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến nguyên nhân là do yếu kém từ hệ thống KSNB Trong khi đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị mà các nghiên cứu trên thế giới
đã chứng minh Đây có thể xem là khoảng trống trong nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện như EVN Bên cạnh đó, tính đến nay, chưa có
nghiên cứu đầy đủ về KSNB tại EVN, chưa phát hiện các nhân tố nào là nhân tố chủ chốt thuộc hệ thống KSNB tác động đến tính hiệu quả hoạt động tại EVN Do
đó, người viết đã chọn đề tài này để tập trung nghiên cứu về các nhân tố thuộc hệ thống KSNB tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
- Khám phá các nhân tố thuộc hệ thống KSNB và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được hai mục tiêu nghiên cứu nêu trên, những câu hỏi nghiên cứu sau giúp xác lập quy trình nghiên cứu của luận án:
Trang 19Câu hỏi 1: Thực trạng về hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 2: Nhân tố nào thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam?
Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này đến tính hiệu quả của hoạt động của EVN như thế nào?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là các nhân tố thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng tính hiệu quả của hoạt động tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng tính hiệu quả của hoạt động tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam Không nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu báo cáo tài chính và tuân thủ các quy định (ba mục tiêu cơ bản của KSNB là: tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, BCTC và tuân thủ các quy định) hay hoạt động khác của đơn vị
Nghiên cứu này được thực hiện tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bao gồm các Tổng công ty phân phối điện Bắc, Trung, Nam, Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh và các đơn vị trực thuộc các tổng công ty Đối tượng khảo sát là nhà quản lý cấp cao, các chuyên viên cao cấp Ngoài ra, luận án còn tiến hành khảo sát hệ thống văn bản
và phỏng vấn các các chuyên gia trong ngành để nắm bắt tình hình thực tế về hệ thống KSNB và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại EVN
Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, với mô hình thiết kế hỗn hợp khám phá Trong đó, phương pháp định tính nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động tại EVN và phương pháp định lượng nhằm kiểm định các nhân tố đã được xác định Cụ thể là: Phương pháp định tính được tiến hành qua việc kết hợp ba phương pháp thu thập dữ liệu: (1) phân tích các quy định của nhà nước về quy chế hoạt động của doanh nghiệp nói chung, điều lệ tổ
Trang 20chức hoạt động của EVN nói riêng, các văn bản và báo cáo của EVN; (2) tham khảo
ý kiến chuyên gia kinh tế (qua tài liệu thứ cấp), phân tích báo cáo tài chính của EVN qua 6 năm (2009-2014); (3) phỏng vấn sâu các chuyên gia tại EVN Các nhân
tố được xác định trong bước nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng trong bước nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình này
Để đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến hiệu quả hoạt động của EVN, tác giả thực hiện qua phỏng vấn trực tiếp và gởi khảo sát qua mail, phương pháp chọn mẫu phi xác suất được lựa chọn Bảng khảo sát dựa trên bảng câu hỏi từ công cụ đánh giá KSNB (evaluation tools) của COSO 2013 được điều chỉnh (nghiên cứu định tính) cho phù hợp môi trường kinh doanh Việt Nam
Quá trình khảo sát sẽ được thực hiện qua hai bước, ở bước khảo sát sơ bộ nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA), sau bước này tác giả điều chỉnh lại thang đo, và tiến hành khảo sát chính thức
Phương pháp kiểm định với mục tiêu khám phá nhân tố nên phương pháp bình phương nhỏ nhất với mô hình từng bước (STEPWISE) được sử dụng qua phần mềm xử lý thống kê SPSS 16.0 để lựa chọn mô hình xác định và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố thuộc hệ thống KSNB đến tính hiệu quả hoạt động của EVN
là phù hợp nhất Tác giả kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua hệ số R2
6 Đóng góp mới của luận án:
- Về mặt lý thuyết
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết, những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về lĩnh vực kiểm soát nội bộ (KSNB) bao gồm: các khái niệm về kiểm soát nội bộ, về hiệu quả hoạt động, về đặc điểm chung của doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém, về tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến giá trị doanh nghiệp, đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Và tổng kết các báo cáo về KSNB của các quốc gia trên thế giới đang sử dụng
Thứ hai, bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp với thiết kế hỗn hợp khám phá, luận án đã góp phần vào việc xây dựng các nhóm nhân tố thuộc hệ thống kiểm
Trang 21soát nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Điều này có thể giúp cho các nhà nghiên cứu tiếp tục bổ sung vào hệ thống thang đo sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo trong các giai đoạn hoặc hoàn cảnh khác nhau
- Về phương diện ứng dụng:
Thứ nhất, phát hiện quan trọng nhất qua nghiên cứu định tính là đã khám phá
20 yếu tố thuộc kiểm soát nội bộ mới ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của EVN Đây cũng chính là các bất cập thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ làm cho hoạt động của EVN kém hiệu quả Hai mươi yếu tố này kết hợp với 29 yếu tố thuộc Báo cáo COSO được xác định có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của EVN, hình thành nên bộ thang đo các biến đo lường về các nhân tố thuộc kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Thứ hai, qua kiểm định đã phát hiện được 49 biến đo lường thuộc 10 nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dựa trên kết quả kiểm định này, luận án xây dựng mô hình về các nhân tố đặc thù thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và quan trọng hơn là luận án đã xác định được các nhân tố thuộc thành phần đánh giá rủi ro và giám sát chưa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam thiết kế và thực hiện Điều này đã dẫn đến hoạt động kiểm soát của Tập đoàn Điện lực Việt Nam chưa được thiết kế đầy đủ, chưa giúp Hội đồng thành viên và nhà quản lý đạt được hiệu quả kinh doanh như mong đợi
Cuối cùng là, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc kiểm soát nội bộ tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Trong đó, nhân tố “Vai trò và quyền hạn của hội đồng thành viên” đóng vai trò quan trọng nhất, kế đến là, nhân tố “Người quản lý chịu trách nhiệm nhận định và phân tích rủi ro” và nhân tố “Truyền thông bên ngoài của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” là các nhân tố có xu hướng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Kết quả nghiên cứu này sẽ gợi ý cho hội đồng thành viên, các nhà quản lý Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhận diện các bất
Trang 22cập trong điều hành Dựa vào đó, EVN có định hướng rõ ràng trong việc điều chỉnh các khiếm khuyết trong hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị và lựa chọn xây dựng chiến lược phát triển dựa trên các nguồn lực sẳn có một cách phù hợp
7 Cấu trúc của luận án:
Luận án gồm năm chương, được trình bày theo thứ tự và nội dung chính như sau:
Phần giới thiệu: Trình bày về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố của KSNB ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động của đơn vị
Chương này tập trung giới thiệu về các nghiên cứu trước trên thế giới và ở Việt Nam, kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Từ đó, chỉ ra khoảng trống lý thuyết mà luận án sẽ tập trung giải quyết
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Đầu tiên, tác giả trình bày tổng quan về KSNB và mối quan hệ giữa KSNB
và tính hiệu quả hoạt động của đơn vị Các lý thuyết nền tảng về KSNB và hệ thống KSNB (Lý thuyết Chaos, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết quyền biến, lý thuyết doanh nghiệp, lý thuyết các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan)
Kế đến, luận án trình bày tổng quan về DNNN, về đặc điểm doanh nghiệp nhà nước ở một số quốc gia, ở Việt Nam
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Chương này, trình bày phương pháp nghiên cứu, trong đó mô tả nguồn dữ liệu, quy trình ghi chép và phân tích dữ liệu cho từng bước nghiên cứu (định tính và định lượng) Sau đó, thiết kế quy trình nghiên cứu của luận án và trình bày mô hình nghiên cứu lý thuyết của luận án
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Trang 23Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu trong bước nghiên cứu định tính
và bước nghiên cứu định lượng
Chương 5: Kết luận và các định hướng hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động của EVN Cuối cùng nêu rõ ý nghĩa, hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 24CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ CÁC NHÂN
TỐ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ
1.1 Các nghiên cứu về các nhân tố của KSNB ảnh hưởng đến tính hiệu quả hoạt động của đơn vị
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Chủ đề KSNB và ảnh hưởng KSNB đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động nói chung và tính hiệu quả hoạt động của đơn vị nói riêng đã được quan tâm rất sớm, và được thực hiện thông qua rất nhiều nghiên cứu (Phụ lục 1_Tóm tắt các nghiên cứu trước trên thế giới về KSNB) Các dòng nghiên cứu tiêu biểu có thể kể
ra bao gồm:
- Ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả của hoạt động;
- Tác động của từng nhân tố đến tính hiệu quả của hoạt động;
- Đặc điểm chung của các doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém;
- Ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến giá trị doanh nghiệp;
- Cách thức đánh giá KSNB
1.1.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động
Ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu như sau:
Kết quả nghiên cứu của Fadzil cùng các cộng sự (2005) cho rằng KSNB hữu hiệu tác động tích cực đến doanh thu Trong đó, tính hữu hiệu của KSNB phải xem xét trên các phương diện như thông tin tài chính đáng tin cậy, đơn vị có chính sách bảo vệ tài sản, nhân viên phải tuân thủ các chính sách, thủ tục và các quy định của pháp luật hiện hành
Brown cùng các cộng sự (2008), cho rằng có quan hệ thuận chiều giữa cơ chế KSNB đối với thu nhập của doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế)
Mawanda (2008) nghiên cứu tác động của hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính tại Uganda Trong nghiên cứu này ông xem xét mối quan hệ giữa hệ
Trang 25thống KSNB và hiệu quả hoạt động tài chính thông qua nghiên cứu hồ sơ của các
bộ phận kiểm toán nội bộ Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ thuận chiều giữa tính hữu hiệu của hệ thống KSNB với hiệu quả hoạt động, KSNB được xem xét dựa trên các nhân tố như môi trường kiểm soát, kiểm toán nội bộ và các hoạt động kiểm soát, và hiệu quả hoạt động được đo lường bằng chỉ số tài chính như tỷ
số thanh khoản, và các biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động tài chính
Kuo và Ho (2008) sử dụng kỹ thuật phân tích SFA (SFA_stochastic frontier analysis) để đo lường tác động KSNB đến hiệu quả sử dụng quỹ (UFO_university operation fund system) của 34 trường đại học công tại Đài Loan (1992-2000) Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố KSNB với hiệu quả hoạt động
Nghiên cứu của Kakucha (2009) đánh giá mức độ hiệu quả của KSNB và ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính, sử dụng một mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp nhỏ Kết quả nghiên cứu cho thấy KSNB có ảnh hưởng thuận chiều với hiệu quả hoạt động và có quan hệ nghịch chiều với thời gian thành lập
Nghiên cứu của França cùng các cộng sự (2010), đánh giá tác động của thông tin truyền thông (thông tin bất cân xứng) đến hiệu quả hoạt động của 30 trường đại học tại Brazil, ông sử dụng hai mô hình DEA (DEA_data envelopment analysis và phân tích hồi quy OLS để đánh giá) khác nhau nhưng bổ sung cho nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa KSNB với hiệu quả hoạt động Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cơ sở chính của trường đại học phải cải thiện cơ chế kiểm soát để nâng cao hiệu quả hoạt động
Dechow cùng các cộng sự (2011), đã nghiên cứu đặc điểm của các doanh nghiệp mà BCTC không trung thực thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đều thấp Ông đi đến kết luận KSNB yếu kém ảnh hưởng hiệu quả hoạt động, đồng thời dẫn đến hành vi chi phối thu nhập và tất nhiên đưa đến việc giảm thị giá cổ phiếu
Muraleetharan (2011) tiến hành nghiên cứu tại Jaffna, nhằm xem xét mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động của các công ty Trong đó, các
Trang 26nhân tố của KSNB được đo lường bằng môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát và hiệu quả tài chính được đo bằng lợi nhuận và tính thanh khoản Tác giả sử dụng bảng câu hỏi, quan sát và phỏng vấn với mẫu nghiên cứu là 181 người làm việc trong các công ty, sử dụng kiểm định bằng hồi quy_ để đo lường ảnh hưởng KSNB đến hiệu quả hoạt động Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng KSNB
có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty
Ndungu (2013) nghiên cứu về ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động, trường hợp của công ty dịch vụ thuộc đại học Nairobi (UNES), trong đó, hiệu quả hoạt động được đo lường bằng ROI – tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư Tác giả sử dụng mô hình KSNB theo báo cáo COSO và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định mối quan hệ này Kết quả nghiên cứu cho thấy KSNB hữu hiệu góp phần tăng hiệu qua hoạt động và tăng doanh thu cho UNES
Nyakundi, Nyamita và Tinega (2014) về tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Kenya, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để đo lường mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc hệ thống KSNB và lợi nhuận trên vốn đầu tư (Return On Investment_ ROI) Dữ liệu thu thập
là dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn và dữ liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được lấy mẫu Dữ liệu được phân tích bằng thống kê mô tả, kết quả cho thấy có ảnh hưởng đáng kể giữa hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Wambugu (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Kenya Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa tính hữu hiệu KSNB với hiệu qua hoạt động
Nghiên cứu của Zipporah (2015) để đo lường tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp tại Nairobi, Kenya Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp là các Báo cáo thường niên của 35 doanh nghiệp giai đoạn (2013-2014), thông qua phân tích hồi quy đa biến, với biến phụ thuộc là lợi nhuận trên tài sản (ROA_Return On Asset) và các biến độc lập là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám Kết quả
Trang 27nghiên cứu cho thấy các thành phần môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền của hệ thống KSNB có tác động tích cực đối với ROA, trong khi giám sát lại có tác động ngược chiều với ROA
Một số nghiên cứu khác cũng tiến hành tương tự, nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động với các nhân tố kiểm soát nội bộ và kiểm định, bằng phương trình hồi quy về mối quan hệ này [Ahn cùng các cộng sự (1988); Athanassopoulos và Shale (1997); Avkiran 2001; Abbot và Doucouliagos (2003); Bougnol và Dulá 2006; França cùng các cộng sự (2010)] Các nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ câu hỏi khảo sát, tiến hành phân tích dữ liệu (DEA_data envelopment analysis và phân tích hồi quy OLS để đánh giá) Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của danh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều giữa KSNB và các nhân tố KSNB
Tóm lại, các nghiên cứu trên đều cho thấy rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa KSNB và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng lợi nhuận, doanh thu, tính thanh khoản, ROI, ROA [Beeler cùng các cộng sự (1999), Jensen (2003), Ittner (2003), Fadzil cùng các cộng sự (2005), Kenyon và Tilton (2006), Brown cùng các cộng sự (2008), Mawanda (2008), Ndungu (2013), Nyakundi cùng các cộng sự (2014) Zipporah (2015)] Sự yếu kém hay thiếu sót của hệ thống KSNB đều ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các yếu kém chung về KSNB như đơn vị không thiết kế biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động, không phân tích rủi ro, thiếu thông tin thích hợp, và có vấn đề ủy nhiệm trong tổ chức [Kakucha (2009), França cùng các cộng sự (2010), Muraleetharan (2011), Dechow cùng các cộng sự (2011)]
1.1.1.2 Nghiên cứu tác động của từng nhân tố đến tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn
vị
Một số dòng nghiên cứu khác đi sâu vào chủ đề ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu và hiệu quả của KSNB nói chung vì không thể tách bạch tính hữu hiệu và hiệu quả trong một số trường hợp Các nghiên cứu tiêu biểu như là:
Trang 28Nghiên cứu của Hooks cùng các cộng sự (1994) mô tả môi trường kiểm soát như là một phần của văn hoá tổ chức Nghiên cứu này tập trung kiểm tra tác động của từng yếu tố của các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của đơn vị Hiệu quả được xem là biến phụ thuộc, biến độc lập là các nhân tố của hệ thống KSNB Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường kiểm soát là nhân tố quan trọng nhất, tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng, yếu kém trong các thành phần của môi trường kiểm soát đều dẫn đến thất bại về tài chính của các công ty trong hai thập kỷ qua, trong đó nhân tố
về đạo đức và phong cách điều hành đóng vai trò quan trọng nhất Từ đó, ông đưa
ra kết luận rằng cần có sự thay đổi trong phong cách điều hành vì chính nó sẽ là động lực và tác động đến hành vi của nhân viên
Lannoye (1996), cho rằng phương pháp tiếp cận có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp nhưng nhìn chung cần có các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp dựa trên nền tảng sự đảm bảo hợp lý, cân đối giữa chi phí - lợi ích Lannoye (1999), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức Đánh giá rủi ro là một quá trình nhằm phát hiện các điều kiện và các sự kiện bất lợi có thể xảy ra, đánh giá khả năng thiệt hại (về tài chính và phi tài chính) Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là doanh nghiệp phải có các mục tiêu rõ ràng, phù hợp KSNB cung cấp cho doanh nghiệp cách thức đánh giá những rủi ro
từ bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp như:
+ Xác định rủi ro;
+ Phân tích rủi ro;
+ Ước tính những nguy cơ;
+ Đánh giá tần suất xảy ra;
+ Xem xét cách thức để quản lý rủi ro
Nghiên cứu của Ezzamel cùng các cộng sự (1997), dựa trên các cuộc phỏng vấn một mẫu nhỏ các nhân viên và người quản lý đơn vị của các công ty tại Vương quốc Anh, đã đưa ra kết quả rằng môi trường kiểm soát tốt giúp cho tổ chức tăng
Trang 29trách nhiệm tự chủ, phân cấp kiểm soát tốt hơn, không tập trung quyền hạn và trách nhiệm vào một số người, tăng cường kiểm tra đối chiếu giữa các bộ phận
Nghiên cứu của Lannoye (1999), cho rằng các nhân tố như: quy tắc ứng xử, các chính sách đạo đức, cơ cấu tổ chức là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính hữu hiệu và hiệu quả của KSNB Đơn vị cần có cấu trúc thích hợp, không bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân và phải được giám sát một cách hiệu quả bởi ban giám đốc, ban kiểm toán và hội đồng quản trị Nhà quản lý cần phải thường xuyên truyền đạt cho nhân viên về tầm quan trọng của KSNB để nâng cao trình độ hiểu biết của nhân viên về cách thức kiểm soát Nếu môi trường kiểm soát tốt, sẽ ảnh hưởng đến các nhân tố còn lại và nâng cao tính hữu hiệu của KSNB
Nghiên cứu của Walker (1999) cho rằng quản lý rủi ro cần được thiết kế để ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro, nhà quản lý theo dõi các thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp, để đảm bảo mỗi rủi ro được quản lý liên tục khi có bất k sự thay đổi nào Nhà quản lý nên thông báo cho nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp liên quan đến sự thay đổi đó để có cách thức ph hợp để quản trị rủi ro Nhà quản lý nên giám sát liên tục các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ có thể tạo ra những rủi ro mới Hoạt động kiểm soát xảy ra ở tất cả các cấp, bao gồm các hoạt động đa dạng như: sự chuẩn y, ủy quyền, kiểm tra soát xét, đối chiếu, kiểm soát vật chất, kiểm soát quá trình xử lý thông tin
Cohen (2002) cho rằng môi trường kiểm soát là nhân tố quan trọng nhất, trong đó nhấn mạnh quan điểm của nhà quản lý và ảnh hưởng của chúng đến hành
vi của nhân viên
Steihoff (2001) và Hevesi (2005) cho thấy thông tin và truyền thông là nhân
tố quan trọng ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB Thông tin phải được xác định đáng tin cậy, phải truyền từ bên trong ra bên ngoài doanh nghiệp và ngược lại, được xử lý bởi người có thẩm quyền một cách kịp thời Thông tin truyền thông phải được truyền đạt bởi HĐQT, người quản lý và nhân viên để các cá nhân có thể thực hiện trách nhiệm của mình Hệ thống thông tin truyền thông cho phép tất cả nhân viên hiểu rõ vai trò của họ trong hệ thống kiểm soát, và những người có liên quan
Trang 30Bên cạnh thông tin hoạt động, các doanh nghiệp phải chuẩn bị thông tin về BCTC, bao gồm cả các báo cáo tạm thời để báo cáo cho ban giám đốc và quản lý để thực hiện đầy đủ trách nhiệm ra quyết định một cách kịp thời Do đó, cần thiết phải có bản mô tả công việc cho tất cả các cấp trong doanh nghiệp
Nghiên cứu của Springer (2004) chứng minh rằng giám sát là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, có hai cách thực hiện, đánh giá liên tục hoặc đánh giá định k Mục đích của việc giám sát là nhằm thúc đẩy KSNB được thực hiện đúng, đầy đủ và hiệu quả đạt được mục tiêu của đơn vị
1.1.1.3 Nghiên cứu đặc điểm chung của các doanh nghiệp có hệ thống
KSNB yếu kém
Bên cạnh các dòng nghiên cứu trên, khá nhiều nghiên cứu đi theo hướng tìm kiếm các đặc điểm chung của các doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém Các đặc điểm chính được phát hiện như là: các doanh nghiệp này có mô hình kinh doanh phức tạp, quy mô lớn, khả năng sinh lời không cao…
Liu Xinmin (2005) nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ chế kiểm soát công ty với cách thức chọn lựa phương án đổi mới Ông sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 585 công ty ở Trung Quốc, nhằm kiểm định mô hình được thiết kế Kết quả nghiên cứu cho thấy tính hữu hiệu của KSNB có mối liên hệ cùng chiều với đổi mới toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhưng lại có quan hệ ngược chiều với việc đổi mới từng phần, từng bộ phận trong doanh nghiệp
Ge và McVay (2005) nghiên cứu Báo cáo tài chính của 261 công ty niêm yết, kết quả cho thấy rằng các các công ty có hệ thống KSNB yếu kém thì thường
có mô hình kinh doanh phức tạp, có quy mô lớn và khả năng sinh lời không cao Và các công ty này thiếu các chính sách nhận dạng thu nhập (deficient revenue), thiếu
sự tách bạch trong phân công nhiệm vụ, thiếu sót trong đối chiếu tài khoản ở báo cáo cuối k Doyle cùng các cộng sự (2007b) khẳng định kết quả của Ge và McVay
Rittenberg cùng các cộng sự (2005) cho rằng môi trường kiểm soát, bắt đầu với Hội đồng quản trị và ban giám đốc, là nhân tố nền tảng của một tổ chức thông
Trang 31qua việc thiết lập các chính sách, các hành vi và quản trị công ty Nếu nhà quản lý không nhấn mạnh đến các nhân tố trên, gian lận có thể phát sinh
Nghiên cứu của Hevesi (2005) cho thấy môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến thái độ và ý thức của nhà quản lý và nhân viên của tổ chức Đó là sản phẩm của quản trị doanh nghiệp, là triết lý, là giá trị đạo đức của tất cả mọi người trong tổ chức Môi trường kiểm soát đặt nền tảng cho tổ chức, ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát và là nền tảng cho hệ thống KSNB hiệu quả Môi trường kiểm soát cũng cung cấp tính kỷ luật và cơ cấu tổ chức giúp đạt được mục tiêu chính của KSNB Ông kết luận rằng, các đơn vị có môi trường KSNB tốt, tính hữu hiệu của KSNB sẽ tăng lên
Sarens và De Beelde (2006) nhận định rằng môi trường kiểm soát đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao nhận thức kiểm soát, trách nhiệm quản lý rủi ro,
và kiểm toán nội bộ có vai trò phát hiện gian lận trong tổ chức
Tương tự như trên, kết quả nghiên cứu của Ashbaugh-Skaife cùng các cộng
sự (2006) cho thấy, những công ty hoạt động phức tạp, có nhiều sự thay đổi trong
cơ cấu tổ chức, thiếu hụt nhân sự đầu tư cho KSNB thì hệ thống kiểm soát nội bộ thường yếu kém Lin và Wu (2006) và Shenkir và Walker (2006) cho rằng cần đánh giá hệ thống KSNB một cách đầy đủ, kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng các công
ty bộc lộ yếu kém về KSNB thường là các công ty có hoạt động phức tạp, qui mô nhỏ và ít lợi nhuận hơn những công ty có KSNB tốt
Nghiên cứu của Cheh cùng các cộng sự (2006), bằng phương pháp tiếp cận (trail and error - dựa vào việc thử và các sai sót) là sử dụng các cách kết hợp các biến khác nhau, cuối c ng ông đã xác định được 23 biến đo lường có thể đưa ra mức dự đoán cao nhất cho các yếu kém KSNB Trong khi đó, nghiên cứu của Doyle cùng các cộng sự (2007) sử dụng phương pháp truyền thống là dựa trên lý thuyết hóa tình huống để đưa các biến ở lý thuyết vào nghiên cứu Ông sử dụng mẫu nghiên cứu của 779 công ty có BCTC tiết lộ có yếu kém về KSNB (trong giai đoạn
từ 2002-2005) và đã xác định được 11 biến có ảnh hưởng làm cho hệ thống KSNB của doanh nghiệp đó yếu kém, mục tiêu của nghiên cứu này là xác định đặc điểm của doanh nghiệp có KSNB yếu kém Cuối cùng, là nghiên cứu của Ogneva cùng
Trang 32các cộng sự (2007), mục tiêu nghiên cứu của ông là tìm mối liên hệ giữa chi phí sử dụng vốn và doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém, ông đã cho thấy rằng chất lượng của thành phần thông tin và truyền thông thuộc hệ thống KSNB yếu kém sẽ ảnh hưởng đến chi phí vốn chủ sở hữu, và ông đã xác định được 10 biến đo lường đại diện cho đặc điểm của doanh nghiệp có KSNB yếu kém
1.1.1.4 Ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến giá trị doanh nghiệp
Khá nhiều nghiên cứu đã chứng minh KSNB có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hay thị giá cổ phiếu
Theo mô hình Ohlson (2001) sửa đổi (mô hình xác định giá trị còn lại của Ohlson 1992), các doanh nghiệp có KSNB yếu kém thì thị giá cổ phiếu thường thấp hơn giá sổ sách
Nghiên cứu của Doyle cùng các cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp mà báo cáo của kiểm toán về tính hữu hiệu của KSNB cho thấy nhược điểm
về kiểm soát nội bộ, thì thường đó là doanh nghiệp có tốc độ tăng doanh thu chậm
và thị giá cổ phiếu sẽ giảm sau khi nhận được ý kiến này
Nghiên cứu của De Franco cùng các cộng sự (2005), Beneish cùng các cộng
sự (2006) cho rằng doanh nghiệp có yếu kém về hệ thống KSNB thì thị trường sẽ phản ứng tiêu cực về đầu tư vào các công ty này Nghiên cứu của Hammersley (2007) thông qua khảo sát thực nghiệm một mẫu bao gồm 102 công ty mà trong đó, báo cáo kiểm toán có đưa ra các yếu điểm trong hệ thống KSNB, kết quả cho thấy phản ứng của thị trường là các nhà đầu tư giảm sút niềm tin đối với các công ty này,
và giá cổ phiếu bị sụt giảm Kết quả này cũng xác nhận lại kết quả của Ge và McVay Ông khẳng định có mối liên hệ giữa hệ thống KSNB yếu kém với sự sụt giảm thị giá cổ phiếu doanh nghiệp
Từ nghiên cứu của Cheh cùng các cộng sự (2006), Doyle cùng các cộng sự (2007) và Ogneva cùng các cộng sự (2007) về đặc điểm của các công ty có KSNB yếu kém, nghiên cứu này kế thừa kết quả của 3 nghiên cứu trên để kiểm tra việc khắc phục KSNB yếu kém ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp trong và ngoài nước, Li cùng các cộng sự (2008); Tang và Xu (2008) nghiên cứu hình thức tổ chức
Trang 33sở hữu nào thì làm cho KSNB yếu kém và mối quan hệ giữa lợi nhuận và KSNB yếu kém; Kim cùng các cộng sự (2009) cũng vận dụng 3 nghiên cứu trên để đo lường sự yếu kém của KSNB ảnh hưởng đến hợp đồng vay
1.1.1.5 Nghiên cứu liên quan đến cách thức đánh giá KSNB
Hầu hết các nghiên cứu về cách thức đánh giá KSNB thường liên quan đến nghề nghiệp kiểm toán nhằm giúp kiểm toán viên (KTV) đánh giá KSNB và giúp hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán Emby (1994) đã xây dựng phương pháp tiếp cận kiểm toán là dựa vào các yếu kém KSNB thông qua đánh giá các chu trình cụ thể, như chu trình hàng tồn kho, bán hàng
Louwers (2002) cho rằng phương pháp đánh giá ph hợp nhất là phương pháp dựa vào 5 thành phần của báo cáo COSO, quan điểm này đã được đưa vào chuẩn mực kiểm toán
O’Leary, Conor (2004) nghiên cứu về mô hình đánh giá KSNB ICE (Internal Control Evaluation), tác giả tiến hành thông qua phỏng vấn chín mươi bốn kiểm toán viên của năm công ty kiểm toán Úc về phương pháp của họ sử dụng để đánh giá hệ thống KSNB Kết quả nghiên cứu đã giúp tác giả xây dựng mô hình chuẩn để đánh giá KSNB Mô hình ICE đề xuất khi đánh giá hệ thống KSNB, cần dựa vào 7 nhân tố thuộc 3 thành phần (Phụ lục 2_Các khoản mục được KTV sử dụng để đánh giá 7 nhân tố KSNB): Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát, chi tiết như sau:
(1) Triết lý quản lý và phong cách điều hành;
(2) Cơ cấu tổ chức;
(3) Việc chuyển giao quyền và trách nhiệm;
(4) Kiểm toán nội bộ;
(5) Việc sử dụng công nghệ thông tin;
(6) Nguồn nhân lực;
(7) Ủy ban kiểm toán
Mô hình mô tả các nghiên cứu của nước ngoài được vận dụng vào luận án được trình bày ở Phụ lục 12
Trang 341.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến KSNB
Tại Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể
ở các ngành đã được nhiều tác giả quan tâm Có thể kể đến như công trình của Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004) với đề tài cấp bộ “ Xây dựng hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam”
Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Bính Ngọ (2011), với đề tài “Tổ chức
KSNB trong các đơn vị dự toán thuộc Bộ Quốc phòng” Từ lý luận cơ bản về hệ thống KSNB và đặc thù quản lý tài chính trong lĩnh vực quốc phòng, luận án đề xuất mô hình tổ chức hệ thống KSNB áp dụng trong các đơn vị dự toán trực thuộc
Bộ Quốc phòng Kết quả nghiên cứu tác giả đã khẳng định trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam tồn tại dấu hiệu cơ bản của hệ thống KSNB với ba bộ phận cấu thành là: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát, chưa tổ chức đầy đủ và chặt chẽ do thiếu cơ sở pháp lý và năng lực thực hiện liên quan đến việc quản lý và kiểm soát các nghiệp vụ tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động Bộ Quốc phòng
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài, “Hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam” cũng đã có những đóng góp về mặt học thuật, lý luận và thực tiễn như:
Hệ thống hóa và phân tích rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ quản trị doanh nghiệp Trên cơ sở phân tích nhiệm vụ hoạch định và kiểm soát, các loại kiểm soát trong quản trị doanh nghiệp, luận án đã làm rõ bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ, các nhân tố ảnh hưởng tới việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ, các nhân tố cơ bản cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ, trách nhiệm của nhà quản trị các cấp và nhân viên trong doanh nghiệp đối với việc thiết kế và vận hành các nhân
tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc điểm hệ thống kiểm soát nội bộ trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin;
Trang 35Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải: “Hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam” đã có những đóng góp về mặt học thuật và lý luận như: Từ lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ và đặc thù của các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, luận án đã khẳng định những yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ ứng dụng trong các doanh nghiệp may mặc (may gia công xuất khẩu) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như: Mục tiêu kiểm soát hàng đầu trong điều kiện kinh doanh theo chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
là đảm bảo hiệu quả kinh doanh trên cơ sở đạt được tiết kiệm trong mua sắm các yếu tố đầu vào, kiểm soát chi phí sản xuất theo định mức, hạn chế thấp nhất thiệt hại trong quá trình sản xuất, nâng cao sức sản xuất trong sử dụng lao động, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán với khách hàng; Ngoài việc đảm bảo các mục tiêu truyền thống, hệ thống kiểm soát nội bộ cần hướng đến việc thực hiện giá trị đạo đức của doanh nghiệp liên quan đến trách nhiệm xã hội, đặc biệt là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động
Ngoài ra, còn có khá nhiều luận văn Thạc sĩ với các đề tài về “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp cụ thể”
Nhìn chung, các luận án, luận văn được nêu trên dựa vào các yếu tố của báo cáo COSO, khảo sát đơn vị để đề xuất các kiến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB Do
đó, mục tiêu nghiên cứu của các luận án được liệt kê không c ng hướng nghiên cứu với mục tiêu nghiên cứu của luận án này
1.2 Các báo cáo về KSNB của các quốc gia trên thế giới
1.2.1 Báo cáo COSO và báo cáo COSO trong lĩnh vực công
COSO là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa k về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính (The National Commission on Fraudulent Financial Reporting hay còn gọi là Treadway Commission) Hội đồng quốc gia này được thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức là:
Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa k (AICPA- Amerrican Institute
of Certified Public Accoutants)
Hiệp hội Kế toán Hoa K (AAA – American Accounting Association)
Trang 36 Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI – Financial Executives Institute)
Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA – Institute of Management
Accountants)
Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA – Institute of Internal Auditors)
1.2.1.1 Báo cáo COSO
Sự ra đời của tổ chức COSO xuất phát từ các sự cố về kinh tế và chính trị ở Hoa K (Watergate, 1973), với mục tiêu tăng cường kiểm soát, chống gian lận khi lập và trình bày Báo cáo tài chính Ủy ban COSO được thành lập vào năm 1985, sau
5 năm làm việc, đến năm 1992 Ủy ban ban hành báo cáo COSO đầu tiên Đây là tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra định nghĩa và các nhân tố tạo thành kiểm soát nội
bộ một cách đầy đủ và có hệ thống Đặc điểm nổi bật của báo cáo này là cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó kiểm soát nội bộ không chỉ còn
là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở rộng ra cho cả các phương diện hoạt động và tuân thủ Báo cáo này đã thiết lập khuôn mẫu chung giúp đơn vị đạt được mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động Hệ thống KSNB bao gồm 5 bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông và Giám sát
Do môi trường hoạt động trong những năm đầu thế kỷ 21 đã có nhiều thay đổi, ngày càng trở nên phức tạp cùng với sự phát triển công nghệ quy mô toàn cầu,
gian lận ngày càng tăng cao, đặc biệt là sự tham gia ngày càng nhiều của các bên có liên quan Do vậy, Báo cáo COSO 1992 đã không còn phù hợp Năm 2013, COSO
đã cập nhật Báo cáo giúp tổ chức thiết kế và phát triển hệ thống KSNB Khuôn mẫu báo cáo COSO 2013 không thay thế những khái niệm cốt lõi đã được trình bày trong báo cáo 1992 mà chỉ cập nhật, bổ sung các đặc điểm mới cho phù hợp với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh
Báo cáo COSO 2013 gồm ba phần: phần một trình bày tổng quan về KSNB
ở mức độ tóm tắt dành cho ban giám đốc, giám đốc điều hành và các nhà quản lý; Phần thứ hai là khuôn mẫu KSNB, mô tả các thành phần của KSNB bao gồm các
Trang 37nguyên tắc và các thuộc tính, hướng dẫn các cấp quản lý thiết kế, triển khai, thực hiện đánh giá hệ thống KSNB; Phần thứ ba là công cụ đánh giá hệ thống KSNB, đưa ra các hướng dẫn gợi ý thiết thực cho việc đánh giá hệ thống KSNB Báo cáo COSO 2013 đã hệ thống hoá thành các nguyên tắc (17 nguyên tắc) hỗ trợ cho năm thành phần của KSNB
Ngoài ra, báo cáo COSO cũng đã mở rộng mục tiêu báo cáo là trình bày không chỉ cho người bên trong, mà còn cho người bên ngoài cũng như mở rộng mục tiêu phi tài chính
1.2.1.2 Báo cáo COSO vận dụng trong lĩnh vực công
Do nguồn lực trong khu vực công là tài sản của quốc gia, việc bảo vệ nguồn tài nguyên trong khu vực công đòi hỏi phải được giám sát nhằm đảm bảo việc mua sắm, sử dụng và bố trí nguồn lực được hợp lý
Do vậy, để duy trì hệ thống KSNB hiệu quả trong khu vực công INTOSAI1 (International Organization of Supreme Audit Institutions) ban hành báo cáo kiểm soát nội bộ trong khu vực công vào năm 2001 Thực chất bao cáo cho khu vực công của INTOSAI là sự tích hợp khuôn mẫu Báo cáo COSO 1992 vào tiêu chuẩn của INTOSAI Trong báo cáo này, INTOSAI đã bổ sung, thay đổi một số định nghĩa và đưa ra hướng dẫn nhằm mục đích phòng ngừa và phát hiện gian lận và tham nhũng trong khu vực công, trong đó đạo đức được đưa vào các mục tiêu KSNB, được xem
là điều kiện tiên quyết để củng cố niềm tin công chúng và quyết định việc quản trị hiệu quả
Các nhân tố thuộc KSNB của khu vực công cũng bao gồm năm thành phần: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát
Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ hệ thống KSNB, cung cấp
cấu trúc và ảnh hưởng đến tổng thể của KSNB trong việc thiết lập chiến lược và
1 INTOSAI được thành lập vào năm 1953, là tổ chức quốc tế về cơ quan kiểm toán tối cao, mà thành viên là các quốc gia thuộc Liên hợp quốc
Trang 38mục tiêu hoạt động của một tổ chức Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát bao gồm:
- Thiết lập và tuân thủ các giá trị đạo đức;
- Cam kết thực hiện đúng thẩm quyền;
- Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý;
- Cơ cấu tổ chức (phân chia quyền hạn và trách nhiệm, trách nhiệm giải trình, cung cấp báo cáo);
- Chính sách thực tiễn đối với nguồn nhân lực
Đánh giá rủi ro mà thực thể phải đối mặt và ứng phó với các rủi ro Chiến
lược chính để giảm thiểu rủi ro là thông qua hoạt động KSNB, bao gồm các nhân tố:
- Xác định nguy cơ (liên quan đến tổ chức bao gồm cả bên trong và bên ngoài);
- Đánh giá rủi ro (ước tính và đánh giá khả năng xảy ra);
- Chọn lựa phản ứng với rủi ro (né tránh rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro và chấp nhận rủi ro)
Hoạt động kiểm soát là biện pháp kiểm soát nhằm phòng ngừa, phát hiện
giúp thực thể đạt được mục tiêu Khi thiết lập hoạt động kiểm soát cần xem xét đến
hiệu quả so với chi phí bỏ ra Các hoạt động kiểm soát tiêu biểu bao gồm:
- Thủ tục ủy quyền và xét duyệt;
- Phân công trách nhiệm hợp lý;
- Kiểm soát việc tiếp cận các hồ sơ, các nguồn lực;
- Xác minh;
- Đối chiếu;
- Đánh giá hiệu quả các hoạt động;
- Đánh giá tuân thủ các quy trình, các hoạt động;
- Giám sát (phân công, xem xét và phê duyệt, hướng dẫn và đào tạo);
Thông tin và truyền thông giúp tổ chức đạt được mục tiêu vì nhà quản lý
cần có thông tin đáng tin cậy, kịp thời liên quan đến nội bộ cũng như các sự kiện
bên ngoài để có thể ra quyết định Các biện pháp kiểm soát thông tin bao gồm:
Trang 39- Kiểm soát chung (an ninh, kiểm soát truy cập, bảo trì, kiểm soát hệ thống phần mềm, phân chia nhiệm vụ, liên tục);
Giám sát của hệ thống KSNB nhằm giúp tổ chức thích ứng với những thay
đổi liên tục với những rủi ro phải đối mặt, đảm bảo KSNB luôn tồn tại và điều chỉnh kiểm soát phù hợp với các thay đổi của mục tiêu, môi trường, nguồn lực và rủi ro Giám sát được thực hiện thông qua giám sát thường xuyên, giám sát định k
hoặc kết hợp cả hai
1.2.2 Báo cáo Turnbull 1999
Năm 1999, tại Vương quốc Anh, Ủy ban Cadbury đã ban hành một tài liệu kiểm soát nội bộ cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính cho các công ty niêm yết có tên là Báo cáo Turnbull Báo cáo này tương tự như Báo cáo COSO về định nghĩa và mục tiêu của KSNB Theo quy định của Anh, các công ty có giao dịch chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán London, báo cáo tài chính năm phải được xác nhận là đã tuân thủ tiêu chuẩn của bộ Luật Cadbury (bộ luật ban hành năm
1992, một phiên bản của Ủy ban Treadway áp dụng tại Anh) Theo Báo cáo Turnbull, hệ thống KSNB bao gồm hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát liên tục sự hữu hiệu của KSNB, với bốn tiêu chí: (1) Thừa nhận trách nhiệm của KSNB, (2) Chấp nhận KSNB là chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm tránh những sai sót trọng yếu hoặc mất mát tài sản, (3) Thiết kế những thủ tục quan trọng nhằm kiểm soát tài chính hiệu quả và (4) Đảm bảo rằng các giám đốc đã xem xét hiệu quả tài chính của KSNB
1.2.3 Báo cáo CoCo (Criteria of Control committe) của Canada
Vào 1995, tại Canada, Viện kế toán viên công chứng Canada (CICA – Canadian Institute of Chartered Accountants) đã ban hành báo cáo CoCo - “Hướng
Trang 40dẫn về kiểm soát” dựa trên hướng dẫn của Ủy ban MacDonald vào năm 1988 Báo cáo CoCo được xây dựng dựa trên các tiêu chí vừa tương tự Báo cáo COSO, vừa kết hợp với tiêu chuẩn MBNQA Điểm nổi bật của Báo cáo CoCo là tập trung vào các nhân tố làm nền tảng cho sự tồn tại và thành công của một tổ chức, trong đó tập trung vào lập kế hoạch chiến lược, đánh giá và đối phó rủi ro Vào thời điểm này, CICA không sử dụng toàn bộ Báo cáo của COSO Tuy nhiên, những năm gần đây, CoCo đã hiệu đính báo cáo dựa trên khuôn mẫu của COSO, các nhân tố của báo cáo CoCo cũng giống như COSO nhấn mạnh quan điểm cân nhắc giữa lợi ích và chi phí khi thiết kế hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu, đồng thời tránh được sai phạm của con người hoặc do việc quản lý chồng chéo
CoCo đưa ra định nghĩa về kiểm soát nội bộ là: ’Các chính sách, thủ tục nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu Mức độ kiểm soát chỉ là cung cấp sự đảm bảo hợp lý’
Theo báo cáo này, KSNB bao gồm bốn yếu tố:
Mục tiêu: Bao gồm việc phổ biến các mục tiêu của tổ chức, nhận dạng và
đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện, xây dựng các chính sách thực hiện mục tiêu
Cam kết: Bao gồm các giá trị đạo đức, các chính sách nhân sự, phân chia
quyền hạn và trách nhiệm, sự trung thực
Năng lực: Bao gồm kiến thức và kỹ năng, quy trình truyền thông và sự phối
hợp ra quyết định
Giám sát và học hỏi: Bao gồm sự nhận thức về các nhân tố ảnh hưởng đến
các mục đích hiện tại và tương lai, giám sát việc thực hiện các mục tiêu, định k đánh giá sự hữu hiệu của KSNB
Các biện pháp kiểm soát mà CoCo tập trung xem xét là: Nguồn lực, hệ thống, qui trình, văn hoá, cấu trúc và nhiệm vụ Các yếu tố này kết hợp hài hòa sẽ
hỗ trợ đạt được mục tiêu của tổ chức